PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang12/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   48

Trả lời (tại công văn số 300/BNN-KH ngày 1/2/2008):

Vùng Tây Bắc nói riêng, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung là một trong số 4 vùng khó khăn nhất trong cả nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách có tính đặc thù (Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001; Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003, đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị và Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tỉnh trong vùng khai thác, phát huy lợi thế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với cả nước và các vùng khác.

Thực hiện các chính sách trên, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vùng chuyển biến rõ rệt: liên tục tăng trưởng cả về tốc độ, qui mô và tỷ suất nông sản hàng hoá. Tuy vậy, do xuất phát điểm thấp nên tình hình kinh tế vùng cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn. So với mục tiêu Nghị quyết 37 đề ra, năm 2008 và cả những năm tiếp theo, các tỉnh trong vùng phải tiếp tục những nỗ lực lớn hơn, phải tạo được chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc và toàn diện hơn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực cả về nguồn lực và cơ chế, chính sách của các Bộ, ngành Trung ương để đạt tới mục tiêu phát triển của vùng có vai trò hết sức quan trọng.

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ các đề án/dự án cùng với các chính sách sau:

1. Đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ:

(1) Dự án Quy hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt – Lào" với những chính sách cụ thể hỗ trợ các hộ gia đình lập bản mới, ổn định nơi ở, khai hoang, xây dựng đồng ruộng; chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ rừng; chuyển đổi cơ cấu sản xuất; hỗ trợ cộng đồng về khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp nước sạch sinh hoạt…

(2) Dự án "Bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ lưu vực sông Đà" với các giải pháp về (i) chính sách giao đất, giao rừng đặc dụng, phòng hộ; và (ii) các chính sách đầu tư, cơ chế hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của các chủ rừng…

(3) Đề án "Bảo vệ và phát triển rừng Tây Bắc” với chính sách sử dụng đất nông nghiệp: (i) quy định mức diện tích đất giao để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đồng bào địa phương, dân tộc tại chỗ; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với dân để phát triển rừng, liên kết chế biến lâm sản xuất khẩu…; (ii) chính sách đầu tư và cơ chế hưởng lợi trên cơ sở vận dụng các Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006, Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 và Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

(4) Dự án “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” gồm các chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng tập trung gắn với cơ sở chế biến và xuất khẩu lâm sản.

2. Những cơ chế, chính sách Bộ đang chỉ đạo các cơ quan cập nhật, bổ sung và sớm hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2008 gồm:

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi;

- Chính sách đầu tư phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc và Tây Thanh Hoá, Nghệ An;

- Chính sách đồng bộ hỗ trợ phát triển nông thôn các huyện, xã đặc biệt khó khăn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp cùng các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện; tập trung nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ và có hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản các tỉnh miền núi nói chung và Tây Bắc nói riêng luôn gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cần thúc đẩy các Bộ, ngành ưu tiên đầu tư thoả đáng cho các công tác này.

11/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè chống sạt lở quanh huyện đảo Lý Sơn, nhất là gần 10Km đã và đang bị sóng biển xâm thực, đe doạ nhà cửa, công trình và tính mạng người dân huyện đảo”.

Trả lời (tại công văn số 391/BNN-KH ngày 21/2/2008):

Gần đây thời tiết diễn biến bất thường, hiện tượng xâm thực bờ biển xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt trong các đợt gió mùa đông bắc kết hợp với triều cường. Một số khu vực bị sạt lở đe doạ trực tiếp đến cơ sở hạ tầng, công trình an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Việc đảm bảo an toàn cho công trình di tích lịch sử văn hoá, an ninh, quốc phòng, tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước khu vực đảo Lý Sơn là cần thiết và thuộc thẩm quyền của địa phương. Vì vậy, địa phương và các ngành cần chủ động lập dự án, sắp xếp thứ tự ưu tiên để từng bước đầu tư. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xem xét có ý kiến về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để UBND Tỉnh phê duyệt, phối hợp làm việc với các Bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn để thực hiện.



12/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ xem xét, công nhận đoạn đê biển thuộc huyện Gò Công Đông là đê Quốc gia để có chính sách hỗ trợ đầu tư củng cố, hạn chế thiệt hại do thiên tai từ biển”.

Trả lời (tại công văn số 670 BNN-KH ngày 18/3/2008):

Tuyến đê biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang thời gian qua đã được Nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng; Đến nay, qua nhiều lần củng cố, tuyến đê đã tương đối vững chắc. Tuy nhiên, việc tiếp tục đầu tư để từng bước hoàn thiện, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là cần thiết. Trước mắt, tỉnh cần rà soát, xắp xếp thứ tự ưu tiên để củng cố trước những những đoạn đê trọng điểm xung yếu, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều theo quy định tại mục b, khoản 2, điều 22 Luật Đê điều. Bộ Nông nghiệp và PTNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ có ý kiến về mặt kỹ thuật để tỉnh làm căn cứ phê duyệt dự án và triển khai thực hiện.

Đối với việc phân cấp đê: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam và các đơn vị chức năng hoàn thiện Chương trình củng cố, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đê biển thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc phân cấp tuyến đê biển Gò Công nói riêng và các tuyến đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang nói chung sẽ được xác định trong Chương trình này.

13/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị Bộ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thi công công trình cống ngăn mặn, giữ ngọt Đò Điểm đẩy nhanh tiến độ thi công, đầu tư đồng bộ các hạng mục kênh mương thuộc công trình để công trình sớm hoàn thành và phát huy tốt tác dụng góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế của nhân dân vùng hưởng lợi”.

Trả lời (tại công văn số 298 /BNN-KH ngày 1/2/2008):

1. Công trình cống ngăn mặn, giữ ngọt Đò Điểm được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2000 và duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư tại Quyết định số 2042/QĐ-BNN-KH ngày 17/7/2007 với tổng mức đầu tư là 175 tỷ đồng. Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hiện nay, công trình đã thi công xong cơ bản phần thuỷ công, đang triển khai thi công âu thuyền, lắp đặt phần cơ khí và hoàn thiện công trình. Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý XDCT, Ban Quản lý đầu tư và XDTL 4 khẩn trương làm việc với tỉnh để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công (về bãi vật liệu, chi phí đền bù,…) và đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại, đảm bảo hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng trong năm 2008.

2. Các hạng mục kênh mương của hệ thống Sông Nghèn được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho lập dự án riêng (dự án Hệ thống kênh trục Sông Nghèn và cống Đức Xá). Hiện nay đã cơ bản hoàn thành hồ sơ dự án đầu tư, đang trong quá trình thẩm định. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ sớm phê duyệt dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo để phát huy đồng bộ hiệu quả đầu tư sau khi cống Đò Điểm hoàn thành.

14/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các hồ chứa nước thượng nguồn sông Ba khi xả lũ thì thông báo cho chính quyền địa phương dưới hạ nguồn sông Ba được biết nhằm hạn chế thiệt hại về tài sản và con người, điển hình là trường hợp xả lũ các hồ đầu nguồn trong cơn bão số 2 vừa qua, làm thiệt hại lớn tài sản và hoa màu của nhân dân địa phương”.

Trả lời: (tại công văn số 503 /BNN-KH ngày 4/3/2008)

Việc xả lũ các hồ chứa nước đã được quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý an toàn đập số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007. Cụ thể: Trong trường hợp do vận hành xả lũ hồ chứa, làm dâng đột ngột mực nước tại đoạn sông suối hạ lưu công trình xả lũ, chủ đập phải có biện pháp báo động, thông báo trước để bảo đảm an toàn cho người, tàu, thuyền và phương tiện đi lại, hoạt động trên sông, suối. Hiện nay, đối với một số hồ chứa lớn đang được vận hành trên lưu vực sông Ba như hồ Ayun hạ, hồ thuỷ điện Sông Hinh, quy trình vận hành xả lũ hồ chứa đã được lập và thực hiện trong mùa lũ hàng năm. Khi thực hiện xả lũ, các cơ quan quản lý hồ chứa có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương vùng hạ lưu biết để phối hợp thực hiện.

Nhằm hạn chế thiệt hại do việc xả lũ của các hồ chứa, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có văn bản yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo để bảo đảm các cơ quan quản lý hồ chứa thực hiện đúng quy định của Nghị định.

15/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Bộ, ngành trung ương lập quy hoạch hệ thống chống xói lở sông ngòi và bờ biển tỉnh Phú Yên, để có cơ sở cân đối và bố trí các nguồn lực để khắc phục dứt điểm xói lở bờ sông, bờ biển giúp dân ổn định sản xuất, bảo vệ tài sản và an toàn tính mạng. Cụ thể các công trình:

- Hỗ trợ đầu tư các công trình đê, kè bờ sông, bờ biển với mức hỗ trợ 395 tỷ đồng. Trong đó kè bờ nam sông Đà Rằng (TP Tuy Hoà) 190 tỷ; kè sông Bàn Thạch (huyện Đông Hoà) 100 tỷ; kè chống sạt lở sông Ba (cho 3 xã thuộc huyện Phú Hoà) 20 tỷ; kè chống xói lở sông Ba cho xã Hoà Bình 1 (huyện Tây Hoà) 15 tỷ đồng; kè sông Tam Giang hạ lưu đập Đá Vải (huyện Sông Cầu) 25 tỷ đồng; Kè chống sạt sở bờ sông Kỳ Lộ (huyện Ty An) 30 tỷ đồng; kè chống sạt lở bờ sông Cô (huyện Đồng Xuân) 05 tỷ đồng; Nâng cấp 2km tuyến kè thôn Bình Thạnh, xã Xuân Thọ 2 (huyện Sông Cầu) 10 tỷ đồng.

- Hỗ trợ xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dời dân khu vực triều cường và sạt lở 30 tỷ đồng. Trong đó các khu tái định cư tại xã An Nghiệp, An Chấn, An Dân (huyện Tuy An) 07 tỷ đồng; các khu tái định cư tại thôn Dân Phước - thị trấn Sông Cầu, xã Xuân Hải, xã Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) 08 tỷ đồng; Các khu tái định cư thuộc huyện Sơn Hoà, Đông Hoà, Tây Hoà, Phú Hoà, Đồng Xuân mỗi khu tái định cư 03 tỷ đồng.

Cử tri kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tăng cường hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Phú Yên xây dựng các kè chắn sóng thuộc các xã Xuân Hoà (thôn Hoà An), xã An hoà, xã An Phú (thôn Long Thuỷ), đồng thời xây mới một số đoạn đê ở các điểm xung yếu bị xói lở, xâm thực trên hệ thống sông Ba (tại Bình Ngọc, Hoà Thành) và trên hệ thống sông Kỳ Lộ (thôn Ngân Sơn – Thị trấn Chí Thanh), nhằm khắc phục tình trạng triều cường, sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân vào mùa mưa lũ”.

Trả lời: (tại công văn số 503 /BNN-KH ngày 4/3/2008)

Những năm gần đây do diễn biến bất thường của thời tiết và tác động của con người đến môi trường, hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất, phạm vi và mức độ nguy hiểm. Việc xử lý sạt lở nhằm ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết.

Đối với việc lập quy hoạch xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trong đó quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp: Rà soát và bổ sung quy hoạch dân cư, lập kế hoạch và chỉ đạo di dời dân ở những vùng trũng thấp, sạt lở đất, lũ quét và vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Lồng ghép nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,...Do vậy, việc lập quy hoạch phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển như ý kiến của cử tri thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên.

Về việc hỗ trợ đầu tư kinh phí để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển: Những năm qua cùng với nỗ lực của địa phương trong việc huy động nguồn lực và hỗ trợ của Chính phủ mới chỉ tập trung xử lý sạt lở ở những nơi trọng điểm xung yếu, đe doạ trực tiếp đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, của Nhà nước bằng cả biện pháp phi công trình (xây dựng khu tái định cư sạt lở đất huyện Tuy An) và biện pháp công trình như: Chỉnh trị cửa sông Đà Nông, xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Tam Giang khu vực hạ lưu cầu Đá Vải, kè chống xói lở kết hợp chỉnh trang đô thị khu vực thị trấn sông Cầu,…Việc đầu tư kinh phí xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An); kè chống sạt lở bờ sông Cô (huyện Đồng Xuân); nâng cấp 2 km tuyến kè thôn Bình Thạnh, xã Xuân Thọ 2 (huyện sông Cầu); kè chắn sóng thuộc các xã Xuân Hoà (thôn Hoà An), xã An Hoà, xã An Phú (thôn Long Thuỷ) như đề nghị của cử tri, địa phương cần kiểm tra, rà soát chủ động chỉ đạo việc lập dự án đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có ý kiến về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để tỉnh phê duyệt dự án; đồng thời xác định thứ tự ưu tiên, tập trung thi công trước những đoạn trọng điểm xung yếu.

Đối với việc xây dựng mới một số đoạn đê ở các điểm xung yếu trên hệ thống sông Ba (tại Bình Ngọc, Hoà Thành) và trên hệ thống sông Kỳ Lộ (thôn Ngân Sơn - Thị trấn Chí Thanh): Việc xây dựng mới các tuyến đê cần phải tuân thủ Luật Đê điều, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020,...Trong đó, tại khoản 3, Điều 17 Luật Đê điều quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Do vậy, để có cơ sở thực hiện việc xây dựng mới các tuyến đê theo đề nghị của cử tri nêu trên, trước mắt UBND tỉnh cần chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch đê điều trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dời dân vùng bị sạt lở và ảnh hưởng của triều cường, di dân khỏi vùng có nguy cơ cao về thiên tai là một dự án ưu tiên trong Chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 theo quyết định số 193/2003/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 3 năm (2006-2008), ngân sách Trung ương đã bố trí kế hoạch cho tỉnh Phú Yên 10,1 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ này.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương trong 2 năm (2006-2007) cho Tỉnh 9 tỷ đồng để di dời dân cấp bách ở vùng sạt lở. Đề nghị UBND Tỉnh lồng ghép thêm vốn của các chương trình, dự án hiện có và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để ưu tiên di dân các vùng thực sự nguy hiểm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; đồng thời, báo cáo cụ thể tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn đã hỗ trợ gửi các Bộ, ngành liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

16/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng công ty điện lực Việt Nam sớm triển khai thi công dự án khai thác hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp sau thuỷ điện Sông Ba hạ để khi Nhà máy thuỷ điện sông Ba hạ đi vào hoạt động thì phục vụ được công tác tưới tiêu nông nghiệp”.

Trả lời: (tại công văn số 503 /BNN-KH ngày 4/3/2008)

Dự án công trình thuỷ lợi sử dụng nước lòng hồ thuỷ điện Sông Ba hạ được UBND huyện Sông Hinh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 24/10/2006. Công trình có nhiệm vụ tưới 120 ha, với tổng mức đầu tư 3,76 tỷ đồng. Dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, UBND huyện là cấp quyết định đầu tư đã phê duyệt dự án nên đề nghị tỉnh bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án.



17/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Dự án hồ Đồng Tròn có tổng mức đầu tư 116,9 tỷ đồng, khởi công năm 2001, đến năm 2003 đã thi công xong các công trình đầu mối nhưng chưa xây dựng hệ thống kênh mương. Đề nghị sớm thực hiện triển khai dự án trên”.

Trả lời (tại công văn số 671 /BNN-KH ngày 18/3/2008)

Dự án Hồ chứa nước Đồng Tròn được khởi công năm 2001. Đến năm 2003 đã thi công xong công trình đầu mối nhưng do nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý đầu tư trong những năm vừa qua thấp nhiều so với yêu cầu nên hệ thống kênh mương chưa có vốn để thực hiện.

Năm 2007, dự án đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn là 12 tỷ đồng để thi công hệ thống kênh; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư tại Quyết định số 2165/QĐ-BNN-XD ngày 31/7/2007. Cuối năm 2007, Ban Quản lý đầu tư và XDTL 7 đã tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng, bắt đầu triển khai thi công các gói thầu kênh. Kế hoạch năm 2008, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, trong đó có dự án Hồ chứa nước Đồng Tròn.

18/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị xây dựng hệ thống kênh chính Đông và kênh chính Tây cho dự án sử dụng nước sau thuỷ điện Sông Hinh, dự án này với tổng mức vốn đầu tư 244 tỷ đồng. Công trình có nhiệm vụ sử dụng nguồn nước sau Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh để tưới cho 4.100ha, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, bổ sung nước cho hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam, đảm bảo năng lực tưới cho 19.800ha lúa. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tiếp nước cho sông Bánh Lái - Bàn Thạch góp phần cải tạo cửa Đà Nông, đảm bảo cho trạm bơm Nam Bình hoạt động đủ công suất thiết kế, phục vụ cho khu kinh tế Nam Phú Yên nhưng chưa xây dựng hệ thống kênh chính Đông và kênh chính Tây”.

Trả lời: (tại công văn số 671 /BNN-KH ngày 18/3/2008)

Dự án Thuỷ lợi sử dụng nước sau thuỷ điện Sông Hinh được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt BCNCKT năm 1998, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý và đã thi công xong công trình đầu mối. Hiện nay, hệ thống kênh chính Đông và kênh chính Tây được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nên có điều kiện để đẩy nhanh tiến độ.

Bộ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư tại Quyết định số 1843/QĐ-BNN-XD ngày 27/6/2007. Năm 2007, dự án đã được phân bổ kế hoạch vốn là 25 tỷ đồng. Ban Quản lý đầu tư và XDTL 7 đã ký hợp đồng và bắt đầu triển khai thi công. Năm 2008, dự án được phân bổ tiếp 60 tỷ đồng để tiếp tục thi công các gói thầu kênh đã được Bộ phê duyệt. Đề nghị tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để công trình triển khai thi công đúng tiến độ.

19/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Dự án hồ chứa nước Mỹ Lâm có tổng mức đầu tư 175,7 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trên sông Trong, một nhánh của sông Bánh Lái, thuộc xã Hoà Thịnh, xã miền núi của huyện Tuy Hoà. Công trình có nhiệm vụ tưới 2.500ha, cấp nước cho 800ha nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho 30.000 người; kết hợp chống lũ, giao thông nông thôn, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, du lịch và cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm triển khai dự án”.

Trả lời: (tại công văn số 671 /BNN-KH ngày 18/3/2008)

Dự án hồ chứa nước Mỹ Lâm đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 703/QĐ-BNN-XD ngày 23/3/2004 với tổng mức đầu tư là 175,7 tỷ đồng. Năm 2006 đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hiện nay, Ban Quản lý đầu tư và XDTL 7 đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị kỹ thuật của dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư, lập TKKT-TDT, thí nghiệm mô hình,…). Kế hoạch vốn năm 2008, dự án được phân bổ 10 tỷ đồng với mục tiêu hoàn thành công tác chuẩn bị kỹ thuật để triển khai các bước tiếp theo.



20/ Cử tri tỉnh Hà Tây kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT khẩn trương nghiên cứu, phê duyệt chiến lược tổng thể các biện pháp chủ động phòng tránh bão, lụt, úng bằng biện pháp cứng hoá bề mặt đê, kè chân đê tại các tuyến đê Đại Hà thuộc khu vực trọng điểm trên toàn tuyến đê sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Hà Tây; Có chính sách cụ thể cho nhân dân nằm trong vùng chậm lũ, phân lũ để bảo vệ thủ đô khi có tình huống xấu xảy ra”.

Trả lời (tại công văn số 422 /BNN-KH ngày 26/2/2008):

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Quy hoạch Phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình. Theo quy định tại Luật Đê điều, địa phương có trách nhiệm lập Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết từng tuyến sông trên địa bàn t?nh.

- Về đề nghị cứng hoá mặt đê sông Hồng, sông Đáy: Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND các tỉnh, thành phố: “Có kế hoạch từng bước thực hiện cứng hoá mặt đê kết hợp làm đường giao thông nông thôn ở những nơi có điều kiện để thuận tiện cho việc kiểm tra, cứu hộ đê đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng ven đê, tạo hành lang cơ đê, ưu tiên làm trước ở những vùng có dân”. Thực hiện chỉ đạo trên, những năm qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư gia cố mặt đê tại nhiều khu vực trọng điểm, tập trung dân cư (đây là những đoạn đê đã đủ cao trình thiết kế, chất lượng thân đê đảm bảo); Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có công văn đồng ý chủ trương lập dự án đầu tư củng cố tuyến đê hữu Hồng và hữu sông Đáy trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Hiện nay, đơn vị tư vấn đang nghiên cứu lập dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có ý kiến về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để tỉnh phê duyệt dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo.

- Việc làm kè bảo vệ các trọng điểm đê điều trên tuyến sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Hà Tây: Trong những năm vừa qua Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình sạt lở theo nguyên tắc ưu tiên an toàn đê điều, công trình phòng chống lụt bão và an toàn dân sinh, hiện trên 32Km bờ sông Hồng đã có công trình bảo vệ bờ. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo lập đề án chống sạt lở bờ các sông thuộc hạ du thủy điện Hòa Bình thuộc bốn tỉnh Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và đã có công văn số 117/BNN-ĐĐ ngày 21/01/2008 trình Thủ tướng Chính phủ trong đó giai đoạn từ nay đến 2010 ưu tiên hoàn thành các công trình đang đầu tư dở dang và các khu vực trọng điểm theo nguyên tắc ưu tiên đã nêu trên.

- Về chính sách cho dân nằm trong vùng phân, chậm lũ: Để ổn định và góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong vùng phân, chậm lũ, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 07/02/2002 về việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng phân, chậm lũ hệ thống sông Hồng. Đến hết 2007, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh Hà Tây 540 tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng trong các vùng phân, chậm lũ (đường giao thông, công trình thuỷ lợi, trường học, bệnh xá, trụ sở xã,…). Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục hỗ trợ các địa phương trong thời gian tới để đầu tư dứt điểm các công trình đang thi công dở dang.



21/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo sớm kiểm tra, đánh giá hiệu quả về việc đầu tư xây dựng công trình chỉnh trị sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Đồng thời đề nghị Bộ chỉ đạo khảo sát nghiên cứu đồng bộ, khoa học để có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống kè trên sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang… để chống sạt lở trong các mùa mưa, lũ hàng năm. Nâng cấp các công trình thuỷ lợi đã xuống cấp nghiêm trọng như đập Phú Lộc, Vĩnh Trinh, Thạch Bàn (Duy Xuyên), nâng cấp tuyến kênh hồ Việt An, sớm triển khai thi công hồ Đồng Tiễn (Thăng Bình).

Đề nghị đầu tư nâng cấp các công trình thuỷ lợi đã xuống cấp nghiêm trọng như đập Phú Lộc, Vĩnh Trinh, Thạch Bàn (Duy Xuyên), nâng cấp nối dài tuyến kênh hồ Việt An, sớm triển khai xây dựng hồ Đồng Tiễn (Thăng Bình); khắc phục hư hỏng đập Đại Cường (Đại Lộc); đầu tư ngân sách thích đáng để xây dựng kè trên sông Vu Gia, Thu Bồn, Trường Giang...”.

Trả lời: (tại công văn số 452/BNN-KH ngày 28/2/2008)

- Công trình chỉnh trị sông Quảng Huế (bao gồm cả đập Đại Cường) nhằm mục tiêu chống cắt bãi tạo dòng Quảng Huế mới, bảo đảm tưới cho 10.000 ha; cấp nước cho thành phố Đà Nẵng. Do điều kiện khí tượng thuỷ văn của 2 lưu vực sông Vu Gia và Thu Bồn, điều kiện địa hình, địa chất của khu vực Đại Cường, giải pháp chống cắt bãi rất phức tạp về kỹ thuật và phải thực hiện từng bước. Để có cơ sở đưa ra giải pháp an toàn và hiệu quả chỉnh trị sông Quảng Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu quy hoạch tổng thể 2 lưu vực sông Vu Gia và Thu Bồn, đặt công trình Quảng Huế trong tổng thể quy hoạch lưu vực sông; đang huy động lực lượng đông đảo các chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài nước để tính toán dòng chảy lũ và đề ra giải pháp công trình phù hợp, bảo đảm các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật.

- Về đề nghị chống sạt lở bờ sông, bờ biển: Trong những năm gần đây, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết và các tác động của con người, sạt lở bờ sông, bờ biển đã xảy ra ở nhiều nơi.Việc nghiên cứu để xử lý sạt lở bờ sông trong phạm vi cả nước nói chung và trên các tuyến sông thuộc tỉnh Quảng Nam nói riêng nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là cần thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xây dựng Chương trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, giao cơ quan chức năng nghiên cứu và ban hành hướng dẫn việc xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển (văn bản số 406/ĐĐ ngày 6/10/2004 của Cục Quản lý đê điều và PCLB). Việc khảo sát, nghiên cứu đồng bộ, khoa học để xử lý sạt lở sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang,...theo đề nghị của cử tri là cần thiết và thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND tỉnh.

Đối với việc đầu tư chống sạt lở các sông Thu Bồn, Vu Gia: thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và theo đề nghị của UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến về giải pháp kỹ thuật các dự án chống sạt lở bờ sông như kè Bì Nhai thuộc xã Điện Thọ, kè bảo vệ bờ sông Thu Bồn khu vực xã Duy Vinh và Cẩm Kim, kè bảo vệ bờ sông khu vực xã Cẩm Nam, kè bảo vệ làng gốm Thanh Hà thị xã Hội An, kè bảo vệ bờ sông Thu Bồn thị xã Hội An và các sông thuộc vùng núi cao như kè bờ sông Nước Là khu vực trung tâm thị trấn huyện Trà My, kè bờ sông A Vương huyện tây Giang. Từ năm 2001 đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ hữu quan trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 66 tỷ đồng cho tỉnh xử lý các trọng điểm xung yếu về sạt lở trên các triền sông thuộc tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn, với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay không thể đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ tại tất cả các khu vực sạt lở. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng công trình phòng, chống sạt lở tại các khu vực trọng yếu (ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê điều, thành phố, thị xã, khu dân cư tập trung, công trình quan trọng khác), cần đặc biệt chú trọng các biện pháp phi công trình như chủ động sắp xếp di dời dân cư ra khỏi khu vực sạt lở (hoặc có nguy cơ sạt lở), bạt mái trồng cỏ, trồng cây chống sóng, tăng cường quản lý việc xây dựng ven sông v.v...

- Về đề nghị nâng cấp các công trình thuỷ lợi: Việc nâng cấp các công trình thuỷ lợi đã xuống cấp như hồ Vĩnh Trinh, Phú Lộc, Thạch Bàn, Việt An, đầu tư xây dựng hồ Đồng Tiễn như đề nghị của cử tri là cần thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ để Tỉnh triển khai thực hiện.

22/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước đầu tư nguồn vốn để khởi công công trình thuỷ lợi Đập Tà Pao để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng, nhân dân có điều kiện sản xuất tăng thêm vụ; đồng thời cần cho biết cụ thể kế hoạch di dời dân ở vùng lòng hồ và thời gian thực hiện dự án để nhân dân chủ động, yên tâm sản xuất, ổn định đời sống”.

Trả lời: (tại công văn số 299/BNN-KH ngày 1/2/2008)

Dự án thuỷ lợi Tà Pao là một dự án lớn, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi từ năm 1997. Công trình có nhiệm vụ tưới cho khoảng 20.000ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng.

Trong năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Bộ khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, thẩm định để phê duyệt dự án. Tại văn bản số 7534/VPCP-ĐP ngày 28/12/2007 của Văn phòng Chính phủ Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết các đề nghị của tỉnh Bình Thuận, đối với dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao đã giao “Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm hoàn tất thủ tục đầu tư và phê duyệt dự án theo qui định để triển khai thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn để thực hiện theo tiến độ công trình”. Hiện nay, các đơn vị của Bộ đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục thẩm định để có thể phê duyệt dự án đầu tư trong Quí I năm 2008.

Đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan trong tỉnh chủ động phối hợp với Ban Chuẩn bị đầu tư dự án Nông nghiệp và PTNT (đơn vị được Bộ giao làm Chủ đầu tư giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án) kịp thời bổ sung, hoàn thiện một số thủ tục có liên quan (về đền bù, tái định cư, đất rừng, di tích văn hóa, lịch sử,…bị ảnh hưởng khi xây dựng công trình) để có đủ cơ sở phê duyệt dự án đầu tư.

Riêng Hợp phần đền bù, di dân tái định cư do tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư. Tỉnh đã lập và phê duyệt dự án hợp phần. Đề nghị tỉnh thông báo kế hoạch, tiến độ di dân, tái định cư cho nhân dân vùng ảnh hưởng biết, để nhân dân chủ động, yên tâm sản xuất và ổn định cuộc sống.

23/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ sớm công bố kế hoạch mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc tỉnh Tiền Giang để nhân dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống”.

Trả lời: (tại công văn số 241/BNN-KH ngày 28/1/2008)

Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là thủy lợi. Công trình cải tạo, mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp thuộc tỉnh Tiền Giang và Long An, được Thủ tướng Chính phủ ghi vào danh mục đầu tư ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương đang lập dự án đầu tư và dự kiến triển khai thi công vào cuối năm 2008.



24/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Hàng năm các tỉnh Duyên hải miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão, lụt gây ra. Đề nghị Chính phủ có những giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài nhằm khắc phục tình trạng trên như: tăng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kè chắn sóng, các điểm tránh trú bão an toàn cho ngư dân vùng ven biển, hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác di dời ở vùng ngập lũ”.

Trả lời: (tại công văn số 424 /BNN-KH ngày 26/2/2008)

- Đối với chiến lược lâu dài để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, trong đó quy định nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho từng vùng. Đối với vùng Duyên hải miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng thường xuyên phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão, lũ gây ra, phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là "né tránh và thích nghi". Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các địa phương căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của địa phương, làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

- Về việc cấp kinh phí đầu tư xây dựng kè chắn sóng và hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác di dời vùng ngập lũ: Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh Bình Định 60 tỷ đồng để xử lý sạt lở bờ sông bờ biển (47 tỷ đồng) và di dân khỏi vùng ngập lũ (13 tỷ đồng), từng bước xoá dần các trọng điểm sạt lở, đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng lũ. Việc tiếp tục đầu tư kinh phí để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển theo ý kiến của cử tri là cần thiết. Đề nghị Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc tỉnh lập dự án đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ có ý kiến về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để Tỉnh phê duyệt dự án. Đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên tập trung thi công trước những trọng điểm xung yếu. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Tỉnh và các Bộ hữu quan rà soát trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khi có nguồn vốn.

- Đối với việc xây dựng các khu tránh trú bão cho ngư dân ven biển: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 phê duyệt điều chỉnh khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, tỉnh Bình Định có 03 khu neo đậu: Cửa Tam Quan, đầm Đề Gi và đầm Thị Nại. Riêng dự án Khu neo đậu tránh bão Tam Quan, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1, hiện đang tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 từ năm 2007. Việc đầu tư 02 khu neo đậu tàu thuyền còn lại thuộc thẩm quyền của Tỉnh. Đề nghị Tỉnh chỉ đạo lập dự án đầu tư, thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ hỗ trợ về kỹ thuật theo yêu cầu và phối hợp giải quyết nguồn vốn theo quy định.

25/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét đầu tư thêm kinh phí để tiếp tục hoàn chỉnh chương trình thủy lợi vùng cao kênh 3/2 của huyện Tịnh Biên nhằm tăng diện tích sản xuất nông nghiệp vào mùa khô cho đồng bào Khmer ở các xã còn nhiều khó khăn”.

Trả lời (tại công văn số 282/BNN-KH ngày 31/1/2008):

Dự án Hệ thống trạm bơm 3/2, khu Tịnh Biên-Tri Tôn, tỉnh An Giang, vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2004, trong đó: phần vốn do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý gần 45 tỷ đồng để xây dựng trạm bơm cấp 1, cấp 2, kênh tưới chính, công trình trên kênh và nhà quản lý; phần vốn còn lại, ngân sách địa phương đầu tư để đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kênh tiêu và đường giao thông. Dự án đảm bảo tưới cho gần 2.000 ha đất canh tác từ 1 vụ lúa mùa thành 3 vụ (2 vụ màu + 1 vụ lúa mùa); cấp nước sinh hoạt cho 6.000 đồng bào dân tộc Khmer; kết hợp phát triển giao thông và tạo điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi trong khu vực dự án.

Tuy vậy, tới nay hệ thống kênh nhánh của trạm bơm cấp 2 chưa được đầu tư hoàn chỉnh, nên chưa phát huy cao hiệu quả của công trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ghi nhận để cùng UBND Tỉnh báo cáo Chính phủ bố trí vốn hỗ trợ thời gian tới.

26/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước cần có chính sách hợp lý đối với việc thu giữ gia cầm từ Trung Quốc vào địa bàn các tỉnh biên giới nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tránh việc thu hồi, tiêu huỷ gây lãng phí không cần thiết“.

Trả lời (tại công văn số 192/BNN-KH ngày 22/1/2008):

Việc thu hồi, tiêu huỷ gia súc gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm nhập lậu hoặc lưu hành trong nước không qua kiểm dịch là thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Thú y hiện hành. Đặc biệt trong giai đoạn công bố dịch nhất là dịch cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, việc đẩy mạnh công tác kiểm tra lưu thông sản phẩm và con gia súc gia cầm, kiểm dịch động vật nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác (trong nước) và dịch lây lan từ nước này sang nước khác phải được thực hiện nghiêm.

Để thực hiện theo đề nghị của cử tri nêu ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ giao cho hệ thống Thú y và Chăn nuôi tuyên truyền hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập giống hoặc sản phẩm gia súc, gia cầm phải nắm rõ Pháp lệnh Thú y, các Qui định bắt buộc của Nhà nước về điều kiện nhập khẩu, trước hết phải rõ nguồn gốc, đã được tiêm phòng và kiểm dịch động vật. Nếu thực hiện đầy đủ các qui định trong Pháp lệnh Thú y và các văn bản Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT chắc chắn việc nhập khẩu hay lưu thông sẽ có hiệu quả.

27/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, nghiêm cấm triệt để việc lưu thông buôn bán trên thị trường các loại thức ăn gia súc, bột tăng trọng có chứa những độc tố không phân huỷ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư“.

Trả lời (tại công văn số 192/BNN-KH ngày 22/1/2008):

Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi là nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT được tiến hành Kiểm tra thường xuyên trong các năm. Hiện nay cả nước có 33 nhà máy 100% vốn nước ngoài, 10 nhà máy Liên doanh với nước ngoài và 198 nhà máy do doanh nghiệp trong nước với tổng lượng thức ăn công nghiệp sản xuất là 7,8 triệu tấn. Năm 2007, Bộ đã phối hợp với các ngành, địa phương tiến hành kiểm tra 40 nhà máy (11 nhà máy thuộc Liên doanh và 100% vốn nước ngoài, 29 nhà máy trong nước) chiếm khoảng 30% tổng lượng thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm sản xuất hiện nay. Kết quả kiểm tra cho thấy 100% các nhà máy sản xuất thức ăn đảm bảo đúng yêu cầu diện tích mặt bằng, thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển, 10% trong số các nhà máy này (4 nhà máy) còn có độ bụi cao hơn qui định, các thiết bị kiểm tra nguyên liệu đầu vào còn hạn chế, các thiết bị phân tích (của nhà sản xuất còn đơn giản). Về kết quả kiểm tra các chỉ tiêu kháng sinh, kim loại nặng: 4/116 mẫu thức ăn chăn nuôi (chiếm 3,4%) có hàm lượng Chloramphenicol cao hơn tiêu chuẩn cho phép; các chỉ tiêu như Asen, thuỷ ngân, đồng, kẽm đều được kiểm tra và cho kết quả trong phạm vi cho phép (theo qui định của Bộ).

Kết quả kiểm tra các chất cấm không được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Đoàn kiểm tra đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT 16 tỉnh, thành phố trọng điểm tiến hành kiểm tra tại 40 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi về chất cấm thuộc nhóm ò-Agonist; kết quả: với 570 mẫu (miền Bắc 400 mẫu, miền Nam 170 mẫu) 100% mẫu kiểm tra đều âm tính đối với các chất Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine.

Cũng trong năm 2007 các Tỉnh đã chủ động triển khai kiểm tra 150 cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi (100% đạt điều kiện); kiểm tra 120 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì có 18 cơ sở vi phạm điều kiện kinh doanh (15%).

Về lâu về dài, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai dự án nâng cao năng lực hệ thống kiểm tra chất lượng vật tư (trong đó có thức ăn chăn nuôi), sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, bảo quản kể cả lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất trang thiết bị phân tích đồng thời nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ về chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm và quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành.

28/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Hiện nay, việc triển khai công trình thuỷ lợi Ia Meur (huyện Chư Prông) còn vướng mắc về xác định quy mô tưới nhằm hạn chế thấp nhất diện tích rừng bị mất do ngập lòng hồ. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chuyển vốn của thuỷ lợi Ia Meur sang đầu tư làm thuỷ lợi Ia Tul trước”.

Trả lời (tại công văn số 457 ngày 29/2/2008):

Công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Ia Mơr (Ia Meur) được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 2954 QĐ/BNN-XD ngày 27/10/2005, với tổng mức đầu tư: 1.263 tỷ đồng. Theo Quyết định 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, công trình thuộc danh mục được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Do quy mô diện tích đất rừng phải chuyển đổi mục đích sử dụng, công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Ia Mơr thuộc loại dự án, công trình quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia. Trong khi chờ UBND tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo đầu tư xây dựng trước hợp phần hồ chứa Plei Pai + đập Ia Lốp (thuộc dự án công trình thuỷ lợi Ia Mơr) tưới 1847 ha, vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng và tập trung vốn để hoàn thành các dự án công trình thuỷ lợi đang được đầu tư trên địa bàn tỉnh như hồ chứa nước Ia Mla, Ia Ring nhằm sớm phát huy hiệu quả vốn đầu tư (các công trình này đều tăng vốn do trượt giá và bổ sung đầu tư).

Việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi Ia Tul là cần thiết và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho tiến hành chuẩn bị đầu tư năm 2001. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách hàng năm dành cho Bộ Nông nghiệp và PTNT còn thấp so với yêu cầu nên chưa thể bố trí cho các công trình khởi công mới. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tìm nguồn vốn để triển khai thực hiện. Việc chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dành cho công trình thuỷ lợi Ia Meur sang làm công trình Ia Tul phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.



29/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Các công trình thuỷ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm mất rất nhiều diện tích rừng. Cử tri đề Nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT làm việc với Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam trích kinh phí để trồng lại các rừng đầu nguồn trên địa bàn có công trình thuỷ điện”.

Trả lời (tại công văn số 672/BNN-Kh ngày 18/2/2008):

Việc đầu tư trồng lại rừng thay thế diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp đã được quy định tại Điều 28 và 29 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, các dự án được đầu tư trên diện tích rừng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có báo cáo đánh giá tác động môi trường do chuyển mục đích sử dụng rừng và có phương án đền bù, giải phóng mặt bằng khu rừng được phê duyệt; cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Như vậy, đối với các công trình thuỷ điện được đầu tư trên diện tích đất có rừng, sau khi thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng khu rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc đầu tư trồng rừng mới thuộc trách nhiệm của cơ quan cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh). Bộ Nông nghiệp và PTNT, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng sẽ phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong việc chỉ đạo đầu tư trồng rừng mới, đặc biệt là rừng đầu nguồn phòng hộ các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.

Liên quan đến việc trích kinh phí để trồng rừng đầu nguồn các công trình thuỷ điện, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang thực hiện thí điểm Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm chi trả những đóng góp của người dân làm nghề rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn. Đối tượng phải chi trả là các cơ quan quản lý công trình thuỷ điện sử dụng nguồn nước do rừng đầu nguồn điều tiết. Sau khi thực hiện thí điểm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trình Chính phủ phê duyệt Chính sách này để thực thi trên toàn quốc.



30/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Công trình thuỷ lợi Krông Buk hạ hiện đang gặp khó khăn do phát sinh 70 tỷ đồng đền bù giải toả khu vực đầu mối (ngoài 151 tỷ đồng đã được Chính phủ phê duyệt). Đề nghị trung ương bổ sung số kinh phí phát sinh trong năm 2008 để tỉnh hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thi công công trình phục vụ sản xuất cho nhân dân”.

Trả lời: (tại công văn số 480/BNN-KH ngày 3/3/2008)

Công trình thuỷ lợi Krông Buk hạ được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý đầu tư. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Ban quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 8 làm chủ đầu tư xây dựng phần đầu mối, kênh và công trình trên kênh có diện tích tưới lớn hơn 150 ha và giao tỉnh Đắk Lắk quản lý thực hiện hợp phần đền bù, di dân, tái định cư, kênh và công trình trên kênh có diện tích tưới nhỏ hơn 150ha.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 813/TTg-KTTH ngày 29/5/2006, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển 151 tỷ đồng cho UBND tỉnh Đắk Lắk quản lý để thực hiện hợp phần đền bù, di dân, tái định cư.

Do phát sinh tăng thêm khoảng 71 tỷ đồng vốn đền bù, giải phóng mặt bằng (ngoài 151 tỷ đồng đã được phê duyệt), sau khi kiểm tra tình hình thực hiện hợp phần này và làm việc với các cơ quan liên quan của tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 1811/BNN-XD ngày 5/7/2007, đề nghị UBND tỉnh Đăk Lắk chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung dự toán hợp phần đền bù, di dân tái định cư của dự án Hồ chứa nước Krông Buk hạ. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ điều chỉnh dự án đầu tư và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn để triển khai thực hiện.



31/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Chương trình đầu tư các công trình thuỷ lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, tỉnh đã có đề án gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và năm 2006 đã được trung ương ứng 20 tỷ đồng trong tổng cộng khoảng 150 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ và có kế hoạch đầu tư năm 2008, có kế hoạch xử lý vết nứt đập Ea Súp thượng, đầu tư xây dựng hệ thống kênh chính Đông, bố trí vốn triển khai dự án hồ Ea Rớt, hồ Ea Hleo, hồ Krông Păk thượng”.

Trả lời: (tại công văn số 480/BNN-KH ngày 3/3/2008)

1. Về Chương trình đầu tư các công trình thuỷ lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 6954/VPCP-NN ngày 29/11/2007 đồng ý chủ trương đầu tư phát triển thuỷ lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010; trong đó, giao Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định, phê duyệt tiêu chí lựa chọn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2006-2010 và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn ngân sách hàng năm cân đối bố trí vốn hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên theo các chương trình, mục tiêu để thực hiện đầu tư.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 3604/BNN-TL ngày 31/12/2007 hướng dẫn lựa chọn tiêu chí các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lắk (và các tỉnh Tây Nguyên khác), căn cứ tiêu chí đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, lựa chọn các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ thật sự cấp bách đưa vào kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai đầu tư, và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn hàng năm để thực hiện.

2. Về kế hoạch xử lý vết nứt đập Ea Súp thượng và đầu tư xây dựng hệ thống kênh chính Đông.

Ngay trong năm 2006, sau khi xuất hiện vết nứt dọc theo tim đập dài 300m, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị có biện pháp xử lý tạm thời (vì đập đang ở trạng thái lún cố kết). Để xử lý triệt để hiện tượng nứt đập, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chọn đơn vị tư vấn độc lập (ngoài ngành) để kiểm tra, đánh giá chất lượng đập chính và kiểm tra dung tích hồ chứa. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Công ty Tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 triển khai các bước thiết kế xử lý vết nứt, dự kiến sẽ thi công trong quí I và quí II năm 2008.

Về đầu tư xây dựng hệ thống kênh chính Đông-công trình Ea Súp thượng: Hệ thống kênh chính Đông và kênh cấp 1 có diện tích tưới lớn hơn 150 ha đã được đầu tư hoàn thành và bàn giao vào tháng 6/2006. Theo đánh giá của UBND huyện Ea Súp tại Tờ trình số 70/TTr-UBND ngày 07/6/2007, vụ đông- xuân 2006-2007, công trình đã phục vụ tưới trên 1400 ha, từng bước phát huy hiệu quả của công trình thuỷ lợi Ea Súp thượng. Riêng tuyến kênh N27 (thuộc kênh Đông) có diện tích tưới nhỏ hơn 150 ha, cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho bổ sung vào dự án đầu tư. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục chỉ đạo thi công hệ thống kênh Tây và tuyến kênh N27. Vốn bố trí kế hoạch năm 2008 là 100 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng năm 2009.

3. Về bố trí vốn triển khai dự án hồ Ea Rớt, hồ Ea Hleo và hồ KRông Păk thượng.

Dự án công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Krông Pách thượng (bao gồm hồ Krông Pách thượng và hồ Ea Rớt) sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hiện đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho lập báo cáo đầu tư. Theo báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lắk tại văn bản số 3599/UBND-NL ngày 24/9/2007 (về việc báo cáo số liệu rừng và đất rừng trong phạm vi dự án thuỷ lợi) thì diện tích đất có rừng thuộc vùng ngập công trình Krông Pách thượng là 1052,9 ha, theo quy hoạch trước đây là rừng phòng hộ đầu nguồn. Như vậy, theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội, Dự án công trình thuỷ lợi Krông Pách thượng thuộc loại dự án, công trình quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tổng hợp trình Quốc hội thông qua sau khi Tỉnh hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án công trình thuỷ lợi Ea Hleo đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho tiến hành nghiên cứu chuẩn bị đầu tư năm 2002. Tuy nhiên do nguồn vốn ngân sách hàng năm dành cho Bộ Nông nghiệp và PTNT còn thấp so với yêu cầu nên chưa thể bố trí thực hiện. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tập trung vốn để đầu tư hoàn thành các công trình đang xây dưng trên địa bàn tỉnh như Ea Súp thượng, Krông Buk hạ, Cụm công trình Krông Bông…



32/ Cử tri các tỉnh Bình Định, Lạng Sơn, Nghệ An kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước xem xét nâng mức hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi cho các thôn bản đặc biệt khó khăn”.

Trả lời: (tại công văn số 919/BNN-KH ngày 09/4/2008)

Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư khác từ ngân sách nhà nước, vốn thông qua các chương trình dự án ODA. Chính phủ cũng đã quan tâm hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho các xã, thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn thông qua chương trình 135. Mức hỗ trợ vốn của chương trình theo hướng tăng lên qua các năm từ 1999 đến 2008.

- Từ năm 1999 đến 2002: mức hỗ trợ đầu tư bình quân 400 triệu đồng/xã/năm;

- Từ năm 2003 đến 2005: mức hỗ trợ đầu tư bình quân 500 triệu đồng/xã/năm;

- Năm 2006 và 2007: mức hỗ trợ đầu tư bình quân 700 triệu đồng/xã/năm (theo Quyết định số 1102/QĐ-TTg ngày 18/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 năm 2006);

- Năm 2008: mức hỗ trợ đầu tư bình quân 800 triệu đồng/xã/năm (theo Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 25/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về định mức đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 kế hoạch năm 2007 và năm 2008);

Ngoài ra đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn nằm trên địa bàn các xã vùng II, bắt đầu từ năm 2007, nhà nuớc cũng đã hỗ trợ đầu tư đủ 05 hợp phần như các xã thuộc chương trình 135, trong đó hỗ trợ phát triển hạ tầng là 150 triệu đồng/thôn/năm. Đến thời điểm hiện nay có 3.149 thôn được hỗ trợ theo quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008.

Trong thời gian tới nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng khó khăn thông qua nhiều chương trình dự án khác. Bộ Nông nghiệp và PTNT có chủ trương kiến nghị với Chính phủ tiếp tục đầu tư cao hơn để phát triển cơ sở hạ tầng ở các thôn xã còn nhiều khó khăn làm cơ sở phát triển kinh tế xã hội cải thiện nhanh hơn nữa điều kiện sống của nông dân.



33/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ quan tâm tạo điều kiện đầu tư kinh phí xây dựng đập Khe Cát (xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) vì nó có ý nghĩa lớn trong việc phát triển sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này đồng thời phục vụ đời sống dân sinh ở trên địa bàn”.

Trả lời: (tại công văn số 702/BNN-KH ngày 21/3/2008)

Việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi Khe Cát là cần thiết để tưới cho khoảng 1.000 ha lúa và cây ăn quả, cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.000 ha và cấp nước sinh hoạt. Từ năm 2003, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho tiến hành lập dự án đầu tư công trình hồ Khe Cát.

Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách đầu tư cân đối qua Bộ Nông nghiệp và PTNT trong vài năm gần đây rất thấp, đặc biệt năm 2008 không có nguồn để đầu tư các dự án trong nước đang triển khai, do vậy, chưa có điều kiện để khởi công xây dựng công trình.

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp sẽ phối hợp với UBND Tỉnh đề nghị các Bộ, ngành liên quan bổ sung nguồn vốn, để có cơ sở phê duyệt dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo.



34/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Trong thời quan qua, Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng đập Đầm Hà Động trên địa bàn. Hiện nay công trình đã hoàn thành nhưng cốt kênh mương của đập thấp hơn mặt bằng cánh đồng nên khả năng các kênh mương của đập không thể dẫn nước đến các cánh đồng được. UBND huyện Đầm Hà và Tỉnh đã phối hợp với Ban quản lý dự án đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nâng cốt các kênh mương cho phù hợp nhưng chưa được thực hiện. Đề nghị Chính phủ quan tâm.

Trả lời: (tại công văn số 702/BNN-KH ngày 21/3/2008)

Ban Quản lý dự án II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao làm chủ đầu tư Hợp phần hệ thống kênh mương thuộc dự án hồ chứa nước Đầm Hà Động.

Trong hồ sơ thiết kế hệ thống kênh mương do đơn vị tư vấn lập, có một số đoạn thuộc kênh chính bờ phải, kênh nhánh N1, kênh nhánh N2, cao trình đáy kênh thấp hơn mặt ruộng.

Qua kiểm tra tại hiện trường và tiếp thu ý kiến UBND huyện Đầm Hà, Ban Quản lý dự án II Quảng Ninh đã cho tạm dừng thi công các đoạn kênh trên, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT để điều chỉnh hồ sơ thiết kế. Đến tháng 11 năm 2007, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án II Quảng Ninh) đã phê duyệt điều chỉnh thiết kế (Quyết định số 931 /QĐ-BQLDA II ngày 19/11/2007 phê duyệt điều chỉnh thiết kế kênh chính bờ phải, kênh N1, N2 bờ phải). Những đoạn kênh đã thi công được thiết kế bổ sung, các đoạn chưa thi công được nâng cao trình đáy kênh để bảo đảm diện tích tưới tự chảy như mục tiêu, nhiệm vụ ban đầu của dự án.

Hiện nay, hệ thống kênh đang tiếp tục được thi công theo thiết kế đã được điều chỉnh.

Trong quá trình thi công công trình, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý dự án II Quảng Ninh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Đầm Hà giám sát việc thực hiện để bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả của dự án.



35/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho triển khai đầu tư trong năm 2008 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và thoát nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, sinh hoạt vùng Đông Nam thành phố Việt Trì - Phú Thọ vì đây là dự án đa mục tiêu, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội thành phố Việt Trì”.

Trả lời: (tại công văn số 256 /BNN-KH ngày 29/1/2008)

Việc đầu tư dự án “Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và thoát nước đô thị, nước thải công nghiệp, sinh hoạt vùng Đông Nam Việt Trì” là cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội thành phố Việt Trì. UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt dự án đầu tư tại quyết định số 982 QĐ-UBND ngày 06/4/2006 và phê duyệt điều chỉnh tại quyết định số 1840 /QĐ-UBND ngày 14/7/2007.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cùng với UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất dự án trên vào danh mục công trình thuỷ lợi cấp bách vùng Đồng bằng sông Hồng đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn (2008-2010). Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội xem xét quyết định.

36/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Tuyến kênh thủy lợi Xả Tàu-Sóc Tro đoạn đi ngang xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và tuyến huyện Hàm, tỉnh Cần Thơ hiện nay do tàu thuyền đi lại thường xuyên nên bị sạt lở nghiêm trọng, cử tri đã phản ánh nhiều lần để xin Nhà nước khắc phục tránh thiệt hại cho người dân nhưng vì đây là công trình thuộc quản lý trung ương, mức đầu tư và sửa chữa lớn nên đến nay vẫn chưa được khắc phục”.

Trả lời: (tại công văn số 240 /BNN-KH ngày 28/1/2008)

Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là thủy lợi. Kênh Xả Tàu-Sóc Tro là 1 trong 6 kênh của dự án Kênh nối sông Tiền-sông Hậu (Vĩnh Long - Đồng Tháp), được Thủ tướng Chính phủ ghi vào danh mục đầu tư ở ĐBSCL giai đoạn 2006-2010, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hiện nay, 2 kênh: Cần Thơ-Huyện Hàm và Mương Khai đã hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị triển khai đầu tư. Kênh Xả Tàu-S’;óc Tro và 3 kênh còn lại, đang lập dự án đầu tư và dự kiến triển khai thi công vào cuối năm 2008.



37/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị:Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tăng nguồn vốn để đầu tư các công trình quan trọng như: đê Đông Tây Ô Lâu, đê phá Tam Giang - Cầu Hai, kè chống sạt lở bờ biển Hải Dương - Phú Thuận, kè sông Bồ, sông Hương, công trình chống sạt lở cửa Tư Hiền, đê nội đồng vùng trũng Quảng Điền, Phú Vang; sớm tiến hành các thủ tục ưu tiên cho dự án hồ chứa nước Thủy Yên - Thuỷ Cam”.

Trả lời: (tại công văn số 449/BNN-KH ngày 27/2/2008)

- Từ năm 2001 đến nay, thông qua Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, xử lý cấp bách sạt lở bờ sông, bờ biển, Chính phủ đã hỗ trợ 68 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho Tỉnh để đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, chống sạt lở những khu vực trọng điểm, trong đó: Đê Đông Tây Ô Lâu, đê phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc chương trình củng cố, nâng cấp đê biển: 20 tỷ đồng; kè chống xói lở bờ biển Hải Dương - Phú Thuận, kè sông Bồ, sông Hương thuộc các công trình xử lý sạt lở cấp bách: 48 tỷ đồng. Công trình chống sạt lở cửa Tư Hiền (dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư) tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thiện dự án, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ có ý kiến về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt triển khai các bước tiếp theo.

Việc tiếp tục đầu tư, củng cố, nâng cấp để hoàn thiện các công trình nêu trên theo đề nghị của cử tri là cần thiết. Trước mắt tỉnh cần tập trung rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên và chủ động thi công các đoạn trọng điểm xung yếu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài Chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ tiếp kinh phí cho tỉnh khi có nguồn vốn.

- Đối với đê vùng trũng Quảng Điền, Phú Vang: việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hoá đê điều phải tuân theo Luật Đê điều, Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Tại Khoản 2, Điều 11 của Luật Đê điều quy định "Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương". Do vậy, tỉnh cần chỉ đạo việc lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của tuyến sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc củng cố tuyến đê nêu trên.

- Dự án Hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được Thủ tướng Chính phủ giao “Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lập dự án và trình duyệt theo qui định” (Thông báo số 154/TB-VPCP ngày 17/8/2007 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Dự án đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Hiện nay, Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và PTNT đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư XDCT, trình Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Cục Quản lý XDCT chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch tổ chức thẩm định hồ sơ dự án theo đúng qui định, báo cáo Bộ xem xét phê duyệt dự án để sớm triển khai các bước tiếp theo.



38/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: “Đề nghị Bộ chỉ đạo các ngành chức năng bố trí đủ nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Hồ chứa nước Tả Trạch, vì đây là dự án lớn nhưng tiến độ triển khai chậm; yêu cầu chủ đầu tư tăng cường quản lý, rà soát tiến độ thi công, kiên quyết xử lý đối với các đơn vị thi công vi phạm tiến độ cam kết”.

Trả lời: (tại công văn số 328/BNN-KH ngày 14/2/2008)

Công trình Hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên - Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 28/6/2001. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt (tính theo giá quý II năm 2000) là 1.082 tỷ đồng (chưa kể hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư). Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo Quyết định 171/TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, do công trình phải xử lý kỹ thuật phức tạp, đơn giá, chế độ định mức của Nhà nước từ năm 2000 đến nay thay đổi nhiều nên phải phê duyệt điều chỉnh lại dự án. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị bổ sung nguồn vốn cho công trình và cho phép Bộ được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư để kịp thời triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo tiến độ xây dựng.

Về tiến độ triển khai: hiện nay, Ban Quản lý đầu tư và XDTL 5 đã ký hợp đồng và đang khẩn trương triển khai thi công một số gói thầu công trình đầu mối. Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thiết kế, thẩm định để có thể phê duyệt TKKT-TDT trong quí I năm 2008, sớm đấu thầu và triển khai thi công các gói thầu còn lại của dự án.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã chỉ đạo Cục QLXDCT, Ban Quản lý đầu tư và XDTL 5 tăng cường công tác quản lý, rà soát tiến độ thi công, kiên quyết xử lý đối với các đơn vị thi công vi phạm tiến độ cam kết.

39/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ quan tâm nâng cấp, củng cố các tuyến đê, kè biển xung yếu thuộc tỉnh Nam Định . Đồng thời có hướng đầu tư xây dựng kiên cố tuyến đê biển để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Cụ thể là tuyến đê, kè biển đoạn Đông và Tây cống Thanh Niên - huyện Giao Thuỷ bị sạt lở do triều cường vào giữa tháng 2 và tháng 9 năm 2007. Kinh phí ước tính để khôi phục khoảng 56 tỷ đồng, đến nay tỉnh mới được hỗ trợ 10 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng trung ương năm 2007 theo quyết định 1119 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục bố trí vốn để xử lý dứt điểm, bảo đảm an toàn phòng chống lụt bão”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương