PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri


Trả lời: (tại công văn số 482/BNN-KH ngày 3/3/2008)



tải về 3.72 Mb.
trang13/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   48
Trả lời: (tại công văn số 482/BNN-KH ngày 3/3/2008)

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Trong 3 năm qua, cùng với sự nỗ lực của địa phương trong việc huy động nguồn lực, Trung ương (bằng nhiều nguồn vốn khác nhau) đã hỗ trợ cho Tỉnh khoảng 300 tỷ đồng để nâng cấp những đoạn đê biển xung yếu. Đến nay, những đoạn đê xung yếu nhất đã được củng cố, nâng cấp, từng bước hoàn chỉnh hệ thống đê biển của Tỉnh. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã bố trí 35 tỷ đồng trong kế hoạch năm 2008 và 247 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ADB để đầu tư hệ thống đê biển các huyện Hải Hậu và Giao Thuỷ (Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005). Đề nghị Tỉnh chủ động sử dụng nguồn vốn đã được phân bổ để đầu tư cho các đoạn đê cấp bách, bảo đảm an toàn phòng chống lụt bão trước mắt và lâu dài.

Đối với việc xử lý sạt lở đê, kè biển đoạn Đông và Tây cống Thanh Niên huyện Giao Thuỷ: Chính phủ đã hỗ trợ 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2007 để xử lý sạt lở cấp bách. Việc tiếp tục xử lý đoạn đê trên như đề nghị của cử tri để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, tính mạng, tài sản của nhân dân, của nhà nước là cần thiết. Trước mắt, tỉnh cần chủ động rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, thi công trước những đoạn trọng điểm xung yếu. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí để đầu tư khi cân đối được nguồn vốn.



40/ Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: “Kiến nghị Chính phủ nên xem lại qui định thi công, đầu tư công trình thủy lợi đê bao khép kín tuyến Ô Môn-Xà No. Hiện nay phù sa không vào được ruộng, mùa khô nước không đưa được vào nội đồng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của nông dân. Cử tri kiến nghị Chính phủ khi đầu tư vào bất cứ một công trình trọng điểm nào của quốc gia nên xem xét vấn đề tác động môi trường, thổ nhưỡng có phù hợp hay không, có lợi cho dân hay không, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân hay không ?”.

Trả lời: (tại công văn số 688/BNN-KH ngày 20/3/2008)

Tiểu dự án Ô Môn-Xà No là một trong ba tiểu dự án thuộc Dự án Phát triển thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án WB.2), sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng trong nước. Tiểu dự án có nhiệm vụ: kiểm soát lũ, đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định, bảo vệ vườn cây ăn trái, cơ sở hạ tầng trong vùng dự án khỏi bị ngập lụt; hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu, xổ phèn, ngăn mặn và lấy phù sa cải tạo đồng ruộng; kết hợp giao thông thuỷ bộ, cải tạo môi trường và cấp nước sạch nông thôn.

Đây là tiểu dự án dự án thủy lợi rất phức tạp. Vùng dự án nằm trong vùng ngập lũ, đồng thời chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông (chế độ bán nhật triều, có biên độ cao) và thuỷ triều biển Tây (chế độ nhật triều và biên độ nhỏ), bị xâm nhập mặn từ cả 2 phía biển Đông và biển Tây. Cũng chính vì vậy, trong quá trình chuẩn bị đầu tư lập dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với Ngân hàng Thế giới cho tiến hành các nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường; nghiên cứu giám sát di cư đàn cá; giám sát chất lượng nước và dòng chảy; nghiên cứu phát triển mô hình lúa-cá; đánh giá các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật;… có sự tham gia của các đơn vị trong và ngoài nước. Trong quá trình xây dựng và thiết kế dự án, các cơ quan chuyên môn đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các cấp chính quyền địa phương, thống nhất với UBND các tỉnh về qui mô, số lượng và vị trí công trình, một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu.

Tại Hội thảo đánh giá tiểu dự án Ô Môn-Xà No tổ chức tại Cần Thơ tháng 6/2007 (có sự tham gia của các nhà khoa học và quản lý) các đại biểu đã đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của dự án, các giải pháp thủy lợi kiểm soát lũ và tưới tiêu là phù hợp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, việc thi công các cống phải đắp đê quây ở 2 đầu kênh đã có ảnh hưởng đến giao thông thuỷ và môi trường (mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giảm thiểu ảnh hưởng bằng biện pháp thi công các cống so le về thời gian và giảm bớt thời gian thi công cống). Mặc khác, chính hệ thống kênh cấp II qua thời gian dài không được nạo vét đã là nguyên nhân chủ yếu hạn chế lượng phù sa đưa vào đồng ruộng cũng như ảnh hưởng nhiều đến việc đưa nước vào đồng trong mùa khô như phản ảnh của cử tri.

Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi tiểu dự án Ô Môn – Xà No vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Thời gian tới, cần phải xem xét bổ sung thêm một số cống cấp II để khép kín dự án và nạo vét các kênh cấp II để phát huy cao hiệu quả đầu tư. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng UBND các tỉnh vùng dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị hỗ trợ vốn để tiếp tục đầu tư trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, trong đó có tỉnh Hậu Giang, nghiên cứu các giải pháp phát huy hiệu quả tổng hợp của dự án như: quản lý vận hành các cửa cống trên cơ sở qui trình quản lý, vận hành toàn hệ thống; xây dựng mô hình phát triển tôm-cá và bảo tồn nguồn thủy sản tự nhiên trong vùng dự án;…



41/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Đề nghị Trung ương sớm triển khai thi công hoàn thành các hạng mục công trình thuộc dự án thủy lợi Nam Măng Thít đi qua các huyện Càng Long, Trà Cú, Tiểu Cần để phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Trả lời: (tại công văn số239 /BNN-KH ngày 28/1/2008)

Dự án Phát triển thủy lợi ĐBSCL vay vốn WB (WB.2), trong đó có tiểu dự án Nam Măng Thít, với tổng vốn đầu tư gần 2.700 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thành vào 31/12/2007. Vốn đầu tư của dự án WB.2 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gần 1.100 tỷ đồng, chiếm 90% vốn đầu tư của tiểu dự án Nam Măng Thít. Một số công trình có qui mô lớn nhất ĐBSCL được xây dựng ở Trà Vinh như: cống Láng Thé (huyện Tiểu Cần, chiều rộng thông nước: 100m); cống Cần Chông (huyện Tiểu Cần, 80m); cống Cái Hóp (huyện Càng Long, 70m);…

Dự án Các kênh cấp 2 còn lại vùng Nam Măng Thít do UBND tỉnh Trà Vinh quản lý đầu tư, đã được Thủ tướng Chính phủ ghi vào danh mục đầu tư ở ĐBSCL giai đoạn 2006-2010, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đề nghị Tỉnh đẩy nhanh tiến độ các dự án này để phát huy đầy đủ hiệu quả đầu tư của dự án WB.2.

42/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước ban hành chính sách phát triển vùng cát ven biển Quảng Nam cũng như các tỉnh miền Trung như các vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện dự án sắp xếp dân cư phòng chống thiên tai ven biển…tạo điều kiện cho nhân dân vùng cát phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống”.

Trả lời: (tại công văn số 658/BNN-KH ngày 17/3/2008)

1. Về chính sách phát triển vùng cát ven biển Quảng Nam cũng như các tỉnh miền Trung như các vùng đặc biệt khó khăn khác:

Ngày 11 tháng 6 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg phê duyệt danh sách 157 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được Nhà nước hỗ trợ đầu tư như các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, trong đó tỉnh Quảng Nam có 13 xã, chiếm 8,3% của cả nước.

2. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện dự án sắp xếp dân cư phòng chống thiên tai ven biển... tạo điều kiện cho nhân dân vùng cát phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống



a. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó tỉnh Quáng Nam và các tỉnh miền Trung.

Định hướng trong thời gian tới: Thực hiện nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương; hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn", trong đó đề xuất định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như sau:

+ Giao thông nông thôn: Đến năm 2010 bảo đảm có đường ô tô đi lại 4 mùa đến trung tâm xã, cụm xã; đảm bảo 30% mặt đường được bê tông hoá, 70% đường GTNT đi lại được quanh năm, xoá bỏ 80% cầu khỉ ở ĐBSCL. Nơi có địa hình khó khăn cần mở đường cho xe ngựa thồ, sau đó mở rộng tiếp cho xe ô tô. Tới năm 2020, đề xuất kinh phí đầu tư giao thông nông thôn khoảng 30 ngàn tỷ đồng. Trong đó chú trọng hơn đến việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông nhằm phát triển bền vững.

+ Phát triển thủy lợi: Phấn đấu đến 2020, cấp đủ nước để khai thác 9,4 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 6,7 triệu ha cây hàng năm (riêng đất lúa 4,1 triệu ha); 3,2 triệu ha cây lâu năm; cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản 0,65 triệu ha, trong đó 80% diện tích nuôi trồng được cấp nước chủ động; 100% cư dân nông thôn có nước sạch và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; đảm bảo đủ nước cho phát triển công nghiệp với mức cấp từ 50-100 m3/ha xây dựng, nước cho dịch vụ. Đến năm 2020, đề xuất kinh phí đầu tư thuỷ lợi 150 ngàn tỷ đồng.

+ Công trình hạ tầng nông thôn khác:

- Đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học. Đảm bảo đến năm 2010 không còn lớp học tranh, tre, nứa lá, lớp học 3 ca, kiên cố hóa một số trường lớp học cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Nâng cấp hoàn chỉnh các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện. Phấn đấu đến năm 2015 có đủ cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Với các định hướng trên, các chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng sẽ dành tỷ lệ cao hơn cho các vùng khó khăn, trong đó có Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.

b. Thực hiện dự án sắp xếp dân cư phòng chống thiên tai ven biển... tạo điều kiện cho nhân dân vùng cát phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống:

- Căn cứ tờ trình của UBND tỉnh Quảng Nam, ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, ngày 28/12/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 2019/TTg-NN về việc " Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam"; trong đó Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến "Đồng ý UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển" và giao UBND Tỉnh tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành để bổ sung, hoàn chỉnh nội dung và phê duyệt Dự án tổng thể; lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo quy định. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND Tỉnh sớm phê duyệt Dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho nhân dân vùng thiên tai phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

- Về chính sách thực hiện dự án bố trí sắp xếp vùng thiên tai nói chung, vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam nói riêng: hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn chỉnh dự thảo Quyết định Phê duyệt một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để trình thủ tướng Chính phủ ban hành và cho áp dụng thực hiện ngay trong năm nay.

43/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: “Hiện nay, cao trình các tuyến đê trên địa bàn tỉnh được thiết kế trên cơ sở cao trình lũ trên từng tuyến sông riêng lẻ. Thực tế cho thấy, cao trình các tuyến đê chỉ đảm bảo chống lũ khi xảy ra trên từng hệ thống sông. Khi có lũ xảy ra trên diện rộng, trên tất cả các hệ thống sông thì cao trình nhiều tuyến đê không bảo đảm chống lũ, bị tràn, gây ngập lụt cho vùng nội đê. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm giải quyết“.

Trả lời: (tại công văn số 389/BNN-KH ngày 21/2/2008)

Khoản 2 Điều 11 và Khoản 3 Điều 17 Luật Đê điều quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết và đê điều của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 2979/BNN-ĐĐ ngày 29/10/2007 gửi UBND các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh về việc lập quy hoạch phòng chống lũ, đê điều. Việc củng cố hệ thống đê điều, đảm bảo an toàn chống lũ như ý kiến của cử tri là cần thiết. UBND tỉnh Thanh Hoá cần chỉ đạo các cơ quan liên quan của tỉnh sớm hoàn thành quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều từng tuyến sông có đê thuộc địa bàn Tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc đầu tư củng cố hệ thống đê điều của địa phương. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với UBND Tỉnh chỉ đạo công tác lập và tổ chức từng bước thực hiện quy hoạch được duyệt.



44/ Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong lĩnh vực này, vì với phương thức quản lý như hiện nay thì sẽ dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi và thất thoát tài nguyên rừng rất lớn, việc hạn chế thẩm quyền quản lý rừng của cấp tỉnh, huyện và xã như những năm qua đã cho thấy thực tế chỉ có cấp cơ sở mới quản lý chính xác được hiện trạng của rừng khu vực có rừng, xác định chính xác khu vực có thể khai thác cũng như cách thức quản lý, bảo vệ và phát triển đối với khu vực có rừng.

Trả lời: (tại công văn số 662/BNN-KH ngày 17/3/2008)

Bộ Nông nghiệp và PTNT nhất trí cao với chủ trương phân cấp mạnh cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Trong hệ thống văn bản hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng đã có một số Văn bản quy định về việc phân cấp cho địa phương: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004 Quốc hội 11, kỳ họp thứ 6 đã dành 1 chương (chương II) nói về bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

Tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã nêu rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của các cấp như sau: (i) Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (ii) Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện; (iii) Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, đã quy định về thẩm quyền cho phép khai thác như sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng hạn mức khai thác hàng năm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo sản lượng khai thác hàng năm, hướng dẫn các địa phương quản lý cụ thể sản lượng khai thác.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mở rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và cho Ủy ban nhân dân cấp huyện theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Ngoài các Văn bản được quy định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 02 Thông tư hướng dẫn:

- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 25/2007/TT-BNN ngày 13/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 99/2006/TT- BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là một số Văn bản quy định việc phân cấp trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các biện pháp cụ thể để đẩy mạnh thực hiện chủ trương này. Bộ xin báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn để trả lời cử tri trong tỉnh.



45/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Hiện kết quả rà soát 3 loại rừng đã được triển khai và hoàn thành. Tuy nhiên, việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với từng loại rừng sau khi rà soát là chưa có. Đề nghị Nhà nước cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể về chế độ, chính sách đối với từng loại rừng để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện”.

Trả lời: (tại công văn số 620/BNN-KH ngày 13/3/2008)

Việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Chính phủ được triển khai nhằm phân định lại 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) làm cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển của từng loại rừng. Ngày 20/8/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Tờ trình số 2301/TTr-BNN-LN đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang rừng sản xuất sau rà soát, quy hoạch 3 loại rừng.

Việc triển khai thực hiện chính sách đối với từng loại rừng đã được quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006, Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

Bên cạnh các Văn bản đã được ban hành, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính biên soạn Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.



46/ Cử tri tỉnh Hà Tây kiến nghị:Cử tri huyện Ba Vì đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét và ban hành cơ chế cho nhân dân 7 xã khu vực sườn Tây Vườn Quốc gia Ba Vì được chăm sóc, bảo vệ rừng trên cốt 100 để bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Trả lời: (tại công văn số 918/BNN-KH ngày 9/4/2008)

Vườn quốc gia Ba vì thành lập theo Quyết định 17/CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tổng diện tích là 7.377 ha, được chia thành 03 phân khu chức năng chính.

Trong đó: (i) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt từ độ cao 400 m trở lên có diện tích là 2.140 ha, (ii) Phân khu phục hồi sinh thái và dịch vụ hành chính có diện tích là 5.237 ha.

Theo quy định tại Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ qui định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ vể việc ban hành Qui chế quản lý rừng.

Việc quản lý Vườn Quốc gia Ba vì được thực hiện như sau:

- Đối với diện tích rừng ở độ cao trên 400 m, thuộc phân khu bảo vệ rừng nghiệm ngặt với mục tiêu quản lý chặt chẽ để theo dõi diễn biến của rừng tự nhiên, tính đa dạng sinh học: Do không có hộ dân nào sinh sống, Vườn không thể giao khoán cho các hộ sống ngoài phạm vi quản lý của Vườn và sử dụng lực lượng kiểm lâm trực tiếp quản lý bảo vệ.

- Đối với diện tích ở độ cao từ 100 m đến 400 m, thuộc phân khu phục hồi sinh thái: Vườn đã căn cứ vào năng lực và nhu cầu của địa phương giao khoán cho các tổ chức và 119 hộ gia đình với diện tích 3.691 ha, trong đó:

- 98 hộ dân thuộc 7 xã vùng đệm với diện tích 1.870 ha.

- 23 hộ ở nơi khác với diện tích 886.6 ha.

- 8 đơn vị thuê môi trường để phát triển du lịch sinh thái với diện tích 933,6 ha.

Bên cạnh đó, Vườn cũng đã triển khai một số dự án hỗ trợ người dân vùng đệm: (i) Dự án định canh định cư cho người dân xã Ba Vì (năm 1990-1991); (ii) Dự án xây dựng 3 hồ môi sinh Suối Ổi, Suối Cả, Suối Mít cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã Vân Hòa và Khánh Thượng; (iii) Dự án nông lâm kết hợp xã Ba Vì.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo tiến hành quy hoạch phát triển Vườn Quốc gia Ba Vì giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến 2020; và tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý các khu rừng đặc dụng trong đó có Vườn Quốc gia Ba Vì. Sau khi quy hoạch được duyệt, có nguồn vốn đầu tư của nhà nước Vườn sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu và năng lực của địa phương sẽ tiếp tục cân nhắc các hình thức giao khoán, phối kết hợp với người dân địa phương đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng, nâng cao đời sống người dân.



47/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:Hiện nay nhà nước mới chỉ giao quản lý rừng, đất đai, còn diện tích rừng núi đá chưa giao cho chủ thể nào quản lý. Đề nghị sớm có quy định về vấn đề này”.

Trả lời: (tại công văn số 619/BNN-KH ngày 13/3/2008)

Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004 Quốc hội khoá 11; Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 và các văn bản pháp lý liên quan đều có những quy định cụ thể về quản lý 3 loại rừng. Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tại các Điều 69, Điều 70, Điều 71. Quyết định 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng cũng đã dành 1 chương (chương II) nói về Quản lý rừng đặc dụng. Diện tích rừng trên núi đá của các địa phương đang được xếp vào loại rừng nào (phòng hộ, đặc dụng hay sản xuất) thì có thể vận dụng các quy định về quản lý phù hợp với loại rừng đó.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai 01 dự án Điều tra cơ bản về tình hình quản lý và sử dụng rừng núi đá. Trên cơ sở kết quả của dự án này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm xây dựng các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng núi đá trong phạm vi cả nước.

48/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Hiện nay, việc thực hiện Quyết định 304 của Thủ tướng Chính phủ về giao khoán rừng cho nhân dân ở địa phương gặp nhiều vướng mắc như việc cấp gạo, kinh phí đo đạc, giao đất rừng, nguồn kinh phí cấp hạn chế và chậm- Chính phủ duyệt 41,9 tỷ đồng nhưng mới cấp được 4 tỷ đồng…Đề nghị Bộ phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để sớm hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trên, nhất là về kinh phí thực hiện mỗi năm là 10 tỷ để đảm bảo hiệu quả thực hiện“.

Trả lời: (tại công văn số 751/BNN-KH ngày 23/3/2008)

Theo phương án giao rừng khoán bảo vệ rừng theo Quyết định số 304, nhu cầu vốn của tỉnh là: 15.429,0 triệu đồng; tuy nhiên, sau khi bóc tách các nhu cầu thuộc nguồn vốn 132, 134, 661... (khai hoang đồng ruộng, nước sạch, làm nhà ở, hỗ trợ chăn nuôi, việc làm, hỗ trợ cây giống...), số còn lại, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để đề nghị Thủ tướng Chính phủ cấp cho nhu cầu của tỉnh là: 12.249,0 triệu đồng, đến nay đã được cấp 4 tỷ đồng; trong đó, năm 2006: là 2,0 tỷ đồng, năm 2007 là 2 tỷ đồng (không phải là Chính phủ duyệt 49 tỷ đồng và mới cấp được 4 tỷ đồng như ý kiến phản ánh của cử tri).

Tại văn bản số 303/TTg-NN ngày 27/2/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: từ năm 2008, các địa phương phải chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ tiền gạo, tiền công khoán bảo vệ rừng theo quy định hiện hành, trường hợp ngân sách địa phương không cân đối được thì báo cáo Bộ Tài chính giải quyết theo quy định. Mặt khác, trong Quyết định số 304, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối kinh phí đảm bảo việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng ở các tỉnh Tây Nguyên hoàn thành đúng tiến độ, theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.

49/ Cử tri tỉnh Bình Định, Bình Phước kiến nghị: “Trong những năm qua, Chính phủ đã chú trọng giải quyết nước sạch, nước sinh hoạt cho nông thôn. Tuy nhiên, kết quả còn thấp so với yêu cầu, nhất là trong tình hình hạn hán ngày càng khắc nghiệt và kéo dài trên diện rộng ở miền Trung. Đề nghị Chính phủ quan tâm tăng kinh phí đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn 2006-2010”.

Trả lời: (tại công văn số 657/BNN-KH ngày 17/3/2008)

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị Chính phủ đảm bảo ngân sách hỗ trợ từ ngân sách TW theo đúng Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị này đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đồng ý và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, cân đối (Văn bản số 279/VPCP-NN ngày 14/01/2008).

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho Chính phủ nâng mức hỗ trợ ngân sách TW cho những tỉnh thường xuyên bị hạn hán. Đồng thời, Bộ cũng đã tích cực vận động các nhà tài trợ quốc tế viện trợ cho Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn. Hiện nay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã dự kiến hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án khả thi sử dụng vốn vay với lãi suất thấp để thực hiện các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn vùng duyên hải miền Trung.

50/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Chính phủ cần dành kinh phí cho việc quy hoạch, ổn định dân di cư tự do đến địa bàn tỉnh Đắk Nông“.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương