PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang10/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   48

Trả lời: (tại công văn số 3778/BTC-CST ngày 2/4/2008)

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp thuế tài nguyên theo Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) năm 1998. Khi ban hành mức thuế suất thuế tài nguyên cụ thể đối với từng loại khoáng sản, Bộ Tài chính đã khảo sát thực tế, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để quy định cho phù hợp với khung thuế suất tại Pháp lệnh. Có một số loại tài nguyên khoáng sản đã áp dụng thuế suất theo mức tối đa của khung thuế suất (như khoáng sản kim loại là bạch kim, thiết, Won Fram, bạc, antimoan, than nâu, than mỡ, kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit...). Tuy nhiên, thời gian gần đây hiện tượng khai thác một số loại khoáng sản diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng trong khi mức thuế tài nguyên của những lại khoáng sản còn thấp so với khung của pháp lệnh (như khoáng sản kim loại đen, vàng, chì, kèm, nhôm, bau xít, đồng, niken, khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng thông thường). Vì vậy, để góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả, Bộ tài chính đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương đề nghị tăng thuế tài nguyên dối với các loại khoáng sản (trung bình tăng khoảng 50% so với hiện hành), ví dụ khoáng sản kim loại như chì, kẽm, nhôm, đồng... tăng từ 2% lên 5%, khoáng sản phi kim loại như đất, đá, cát sỏi tăng từ 2% lên 4%... Ngoài việc tăng thuế tài nguyên đối với khoáng sản, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ tăng phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Bên cạnh việc tăng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, để hạn chế xuất khẩu, khuyến khích sử dụng trong nước, Bộ Tài chính cũng tăng thuế xuất khẩu, ví dụ: đối với than thuế xuất khẩu đã tăng từ mức thuế suất 0% lên 10% dự kiến sẽ điều chỉnh tăng lên 15% trong thời gian tới; quạng titan và crôm đã tăng từ 10% lên 20%, cát và đá tự nhiên đã tăng từ 0% lên 7%... Việc tăng thuế trong thời gian qua và tới đây sẽ góp phần vào việc khai thác khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả và hạn chế tổn hại, ô nhiễm môi trường.



39/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Phú Thọ là một tỉnh nghèo, nguồn thu hạn chế, khả năng tăng thu thấp. Đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung kinh phí hàng năm cho tỉnh để thanh toán khoản nợ xây dựng cơ bản, nợ đọng ngân sách xã từ năm 2006 trở về trước”.

Trả lời: (tại công văn số 3775/BTC-ĐT ngày 2/4/2008)

Theo Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP ngày 12/1/2004 của Chính phủ ngày 12/1/2004 thì từ năm 2004, ngân sách trung ương không dành vốn để thanh toán những khoản nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngoài quy hoạch, kế hoạch. Trong các năm qua, Quốc hội và Chính phủ đều có các nghị quyết đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động ưu tiên bố trí ngân sách để thanh toán dứt điẻm nợ xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ mới; do vậy, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ ưu tiên bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thanh toán dứt điểm các khoản nợ xây dựng cơ bản của địa phương.



40/ Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: “Đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí để tỉnh xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu vực làng nghề Đống Cao để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương”.

Trả lời: (tại công văn số 3774/BTC-ĐT) ngày 2/4/2008)

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì dự án trên không nằm trong danh mục cần được xử lý để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường; do vậy, đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư dự án. Trường hợp, dự án trên có liên quan đến các nhiệm vụ xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường, thuộc lĩnh vực nhà nước ưu tiên khuyến khích, hoạt động có hiệu quả thì có thể được thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi về vốn, đất đai, thuế... theo các quy định hiện hành.



41/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Bộ chấp thuận cho Bảo hiểm xã hội thanh toán số kinh phí bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 như 6 tháng cuối năm 2006”.

Trả lời: (tại công văn số 3753/BTC-HCSN ngày 2/4/2008)

Về việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 13731 ngày 23/10/2007, Bộ Y tế đã có công văn số 7770/BYT-BH trả lời UBND tỉnh Gia Lai về việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số (đồng ý với tỉnh), cụ thể:

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT người nghèo, người dân tộc thiểu số trong năm 2007 theo hướng dẫn tại công văn số 2538/BYT-BH ngày 19/4/2007 của Bộ Y tế về việc giải quyết những vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2006.

42/ Cử tri các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội cựu thanh niên xung phong... hiện nay các Hội đều thiếu kinh phí hoạt động”.

Trả lời: (tại công văn số 3754, 3748/BTC-HCSN ngày 2/4/2008)

Hiện nay, việc ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với những hoạt động có gắn với nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 123/2003/TT-BTC ngày 16/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các Hội có những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2, điều 2, Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn phần hoặc một phần kinh phí đối với các hoạt động được Thủ tướng Chính phủ giao (đối với các Hội ở Trung ương), được Chủ tịch UBND các cấp giao (đối với các Hội ở địa phương).

Khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND các cấp giao thực hiện nhiệm vụ nhà nước, các Hội lập đề án (hoặc kế hoạch triển khai) kèm theo dự toán kinh phí thực hiện gửi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cùng cấp thuộc lĩnh vực đó để thẩm định bảo đảm tính khả thi của đề án (hoặc kế hoạch triển khai).

Sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Hội gửi đề án (hoặc kế hoạch triển khai), dự toán kinh phí, ý kiến thẩm định và văn bản giao nhiệm vụ của Thủ tướng hoặc Chủ tịch UBND các cấp đến cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định dự toán kinh phí.

Những năm vừa qua, ngân sách nhà nước luôn bố trí kinh phí hỗ trợ hoạt động thường xuyên cho các tổ chức Hội đã được các cơ quan có thẩm quyền giao biên chế; hỗ trợ những hoạt động gắn với nhiệm vụ nhà nước; hỗ trợ các nhiệm vụ đặc thù: tổ chức đại hội, hội nghị điển hình tiên tiến...

43/ Cử tri các tỉnh, thành phố: Quảng Ngãi, Phú Thọ, Vĩnh Long, Hà Nội, Bình Thuận, Hải Phòng, Sóc Trăng, Yên Bái, Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Ninh kiến nghị: “Đề nghị Bộ xem xét lại cách thức tính việc bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất. Đề nghị bồi thường bằng đất, khi không có đất thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và phải chi trả trong khoảng thời gian ngắn nhất”.

Trả lời: (tại công văn số 4339/BTC-QLCS ngày 14/4/2008)

- Tại khoản 2, Điều 6, Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã quy định cụ thể nguyên tắc bồi thường về đất như sau: Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

- Tại khoản 1, Điều 58, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giả quyết khiếu nại về đất đai đã quy định về việc thực hiện chi trả tiền bồi thường như sau: Sau 05 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người có đất bị thu hồi, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ ủy quyền cho người khác nhận thay thì người được bồi thường phải làm giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- Tại điểm a, khoản 2, điều 9 Nghị định số 197/NĐ-CP quy định trường hợp bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

Như vậy, tại chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện hành đã quy định cụ thể việc bồi thường bằng đất, khi không có đất thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất trong thời gian ngắn nhất; trong trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chi trả tiền bồi thường chậm mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điềm có quyết định thu hồi thì được tính theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì được tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

44/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét lại một số nội dung của Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007, có văn bản hướng dẫn cụ thể những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, cụ thể như sau:

+ Quy định điều kiện cụ thể thế nào là hộ tái định cư hợp pháp được hưởng chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong Quyết định 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 chưa quy định rõ.

+ Hộ là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách, được xác định như hộ dân, chính sách như tái định cư như hộ sản xuất nông nghiệp (trừ hỗ trợ sản xuất).

+ Bồi thường phần nằm ngoài khu, điểm tái định cư để thực hiện các dự án thành phần có liên quan đến các khu, điểm tái định cư (như công trình đường giao thông vào khu, điểm tái định cư...) đề nghị được thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, điều 3 Quyết định 02/2007/QĐ-TTg.

+ Về hỗ trợ mồ mả: Theo quyết định 02/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Sơn La đã thể chế tại khoản 8, điều 14, Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND: hộ tái định cư có mồ, mả phải di chuyển theo mức quy định cụ thể của UBND tỉnh được thanh toán 1 lần bằng tiền. Trong thực tiễn, theo phong tục người dân tộc Thái, mộ người chết không đào, bốc để di chuyển mà chỉ làm thủ tục về mặt tâm linh. Vì vậy, đề nghị cho phép hỗ trợ mức di chuyển (tâm linh) mồ mả như đối với các hộ thực tế có di chuyển.

+ Chính sách san nền nhà cho các hộ tự di chuyển.

+ Hỗ trợ vận chuyển cho các hộ dân tái định cư tự nguyện bằng mức hỗ trợ đối với tái định cư tập trung”.

Trả lời: (tại công văn số 3776/BTC-ĐT ngày 02/4/2008)

1. Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thủy điện Sơn La được ban hành kèm theo Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình thực hiện đã được điều chỉnh, bổ sung tại một số văn bản sau: Quyết định số 1251/QĐ-TTG ngày 23/11/2004, Quyết định số 1007/QĐ-TTg ngày 22/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 857/TTg-NN ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 09/1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ban hành chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư (thuy thế quyết định số 459/QĐ-TTG). Sau đó, quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Thủy điện Sơn La đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 141/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 và Quyết định số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung nhiều lần để phù hợp với thực tế của địa phương.

2. Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La (viết tắt là Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg) áp dụng chung cho các tỉnh trong vùng dự án. Tại một số điều của Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg đã giao UBND các tỉnh căn cứ thực tế của địa phương để quy định cụ thể. Vì vậy, UBND tỉnh căn cứ các quy định hiện hành có liên quan, quy định tại khoản 4, điều 3, Điều 36 và một số điều có liên quan của Quyết định số 02/2007/QĐ-TTG và thực tế của địa phương để quy định cho phù hợp thực tế của địa phương và không trái pháp luật về hộ tái định cư hợp pháp, hộ cán bộ công chức viên chức hưởng lương từ ngân sách, hỗ trợ di chuyển mồ mả.

3. Điều 3 của Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg đã quy định rõ phạm vi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La. Các trường hợp bồi thường khác không áp dụng Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg.

4. Điều 29 của Quyết định số 02/QĐ-TTg quy định hộ tái định cư tự nguyện được hưởng tất các các khoản hỗ trợ như hộ tái định cư khác và giao UBND tỉnh quy định cụ thể các hỗ trợ (bao gồm: hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở theo Điều 23, hỗ trợ di chuyển theo Điều 24, hỗ trợ đời sống theo Điều 25, hỗ trợ sản xuất theo Điều 26, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp theo Điều 27, nếu là hộ chính sách còn được hỗ trợ gia đình chính sách theo quy định tại Điều 28 và các hỗ trợ khác kèm theo Điều 31). Hộ tái định cư tự nguyện không được hỗ trợ san nền nhà ở.



45/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Một số cử tri đề nghị không nên tạo điều kiện, khuyến khích tăng giá trông giữ xe đạp, xe máy vì đây cũng là một hình thức tiếp tay cho tăng giá”.

Trả lời: (tại công văn số 3756/BTC-QLG ngày 2/4/2008)

Theo quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí thì dịch vụ “trông giữ xe” thuộc danh mục thu phí.

Theo danh mục chi tiết, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí thì “phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô” thuộc thẩm quyền quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Để ngăn chặn các đơn vị làm dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tùy tiện tăng phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, Chính phủ đã chỉ đạo đơn vị chức năng rà soát, kiểm tra và xử lý theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Đối với những đơn vị vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/2/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phí, lệ phí.



46/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Hà Nội: “Đề nghị Bộ rà soát, kiểm tra lại giá vật tư xây dựng để trình Chính phủ xem xét ban hành bảng khung giá mới hoặc có cơ chế điều chỉnh giá cho phù hợp với giá thị trường. Hiện nay hầu hết các nhà thầu đều gặp khó khăn về giá vật tư và buộc phải thi công cầm chừng, vừa ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, vừa làm chậm công trình”.

Trả lời: (tại công văn số 3755/BTC-QLG ngày 2/4/2008)

Ngày 13/6/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi tiết đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành ngày 25/7/2007. Tại tiết a, điểm 1, Điều 15 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP đã quy định: “Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình”.

Đồng thời, Điều 33 của Nghị định 99/2007/NĐ-Cp Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng: “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng công trình; phương pháp đo bóc khối lượng công trình; phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công; công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình và các nội dung khác quy định tại Nghị định này”.

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, trong đó tại điểm a.2.2 quy định: “Giá vật liệu đến hiện trường xây dựng , được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng. Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng, ... và đảm bảo tính cạnh tranh”.

Đồng thời tại mục III, điểm 2.2, khoản 2.2.4 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở xây dựng căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư này và tình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu,...”

Do đó, việc thông báo giá vật liệu xây dựng theo cơ chế hiện hành đã bám sát, phù hợp với biến động của giá thị trường và thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để đảm bảo yêu cầu của thực tế.

Đối với một số công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước đấu thầu thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, trong thời gian vừa qua do giá một số nguyên vật liệu và vật liệu xây dựng chủ yếu tăng đột biến ngoài khả năng kiểm soát của nhà thầu, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 164/TTg-CN ngày 29/1/2008 quy định về việc điều chỉnh giá và hợp đồng trọn gói khi có biến động giá vật liệu xây dựng.

47/ Cử tri tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị: “Trong chính sách về đất đai còn có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, thiếu công bằng đối với nhà đầu tư trong nước, cụ thể: nhà đầu tư nước ngoài được trả tiền thuê đất một lần, được Nhà nước thu hồi đất và giao đất... trong khi các doanh nghiệp trong nước không được hưởng những quy định này”.

Trả lời: (tại công văn số 3834/BTC-QLCS ngày 2/4/2008)

Luật Đất đai năm 2003 (Điều 34, Điều 35) quy định có sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất được giao, được thuê để thực hiện dự án đầu tư cụ thể như sau:

Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế trong nước chỉ được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê (không được thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất). Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư trong nước có nhu cầu trả tiền một lần để được sử dụng đất ổn định thì có thể đề nghị được giao đất có thời hạn theo quy định tại Điều 67, Luật Đất đai.

Liên quan đến chính sách của nhà nước khi thu hồi đất và giao đất cho doanh nghiệp:

Luật Đất đai năm 2003 (khoản 2, Điều 41) quy định: “2. Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án đối với trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.

Nghị định số 197/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ (mục c, khoản 1, Điều 3) quy định: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì không phải trả tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư; trường hợp đã chi trả thì được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp”.

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ (khoản 1, Điều 4) quy định: “Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã ứng trước tiền để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thì được trừ số tiền đã bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước; mức trừ không được vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp”.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp nhà nước giao đất đã giải phóng mặt bằng thì không có sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; trong trường hợp nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng thì đều được trừ số tiền này vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho nhà nước.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, những vấn đề bất cập sẽ được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.

48/ Cử tri thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Bộ xem xét việc thực hiện dán tem, giảm thuế khoảng 20 mặt hàng làm thất thu ngân sách hơn 1000 tỷ đồng. Cử tri cho rằng hiện nay nước ta đang thất thu rất lớn”.

Trả lời: (tại công văn số 3829/BTC-TCT ngày 2/4/2008)

Việc dán tem hàng nhập khẩu được thực hiện bắt đầu từ năm 1997 và áp dụng đối với 17 mặt hàng nhập khẩu. Mục đích của việc dán tem hàng nhập khẩu là góp phần chống buôn lậu và gian lận thương mại qua việc phân biệt, kiểm soát hàng nhập khẩu và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển. Dán tem 17 hàng nhập khẩu có tác dụng lớn trong việc thu thuế nhập khẩu, vì vậy nếu nói dán tem làm thất thu NSNN là chưa chính xác.

Từ năm 2007, theo lộ trình Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ÀTA và gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), thực hiện chủ trương cải cách hành chính theo hướng bãi bỏ các thủ tục không cần thiết và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, sau khi trao đổi và được sự thống nhất của các Bộ Công thương (trước kia là Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số Hiệp hội (Hiệp hội xe đạp, xe máy, Hiệp hội gốm sứ xây dựng...), Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 71/2007/QĐ-BTC ngày 6/8/2007 về việc không thực hiện dán tem 16 mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/9/2007.

Việc quản lý hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại, quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường. Do đó, mặc dù các mặt hàng nêu trên khi nhập khẩu không phải dán tem khâu nhập khẩu nhưng khi lưu thông trên thị trường trong nước, nếu cơ quan chức năng kiểm tra thấy không đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì hàng hóa bị xử lý tịch thu và tiêu hủy.

Cơ quan tài chính đã chỉ đạo ngành hàng hải phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, chống buôn lậu, thông qua đó, chống thất thu, trốn lậu thế, việc thất thu thuế ngày càng giảm.

49/ Cử tri tỉnh Đồng Nai, Quảng Bình và thành phố Hà Nội: “Đề nghị Chính phủ có biện pháp và quy định cụ thể về vấn đề quản lý vốn, tài sản nhà nước trước khi thực hiện cổ phần hoá để phòng tránh thất thoát, tiêu cực”.

Trả lời: (tại công văn số 3795/BTC-TCDN ngày 2/4/2008)

Trước khi cổ phần hóa, các công ty nhà nước phải tuân thủ các chế độ quản lý vốn, tài sản nhà nước theo các quy định của nhà nước, cụ thể là tuân thủ theo Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn Nghị định này.

Để tăng cường việc quản lý tài chính các công ty nhà nước, khắc phục bất cập trong việc huy động vốn và đầu tư, Bộ Tài chính đang nghiên cứu trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 theo hướng nâng cao trách nhiệm của công ty nhà nước trong quản lý sử dụng vốn, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về tài chính đối với công ty nhà nước.

Về cổ phần hóa: Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007, theo đó việc xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cũng đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng:

- Đối với tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường, hạch toán vào kết quả kinh doanh.

- Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả thu hồi theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với những tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng văn bản của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thanh lý nhượng bán hoặc điều chuyển tài sản cho đơn vị khác.

Để phòng tránh thất thoát, tiêu cực khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP và Thông tư 146/2007/TT-BTC đã quy định rõ:

- Việc định giá phải do các tổ chức có chức năng định giá tiến hành.

- Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc thị trường.

- Bổ sung các quy định về tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu và giá trị doanh nghiệp.

- Về cơ chế bán cổ phần: giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố chỉ là cơ sở để xác định giá khởi điểm, vốn điều lệ; giá trị thực tế của doanh nghiệp sẽ được thị trường định giá khi bán cổ phần thông qua kết quả đấu giá công khai.

Việc đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa cũng phải do các tổ chức có chức năng bán đấu giá cổ phần thực hiện. Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức thực hiện bán đấu giá công khai các thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa và cuộc đấu giá để các nhà đầu tư và cơ quan quản lý biết để thực hiện và kiểm tra giám sát.

50/ Cử tri tỉnh Phú Yên, Lào Cai kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ khi ban hành chính sách cần nghiên cứu kỹ tình hình thực tế, lấy ý kiến nhân dân”.

Trả lời: (tại công văn số 3882/BTC-PC ngày 2/4/2008)

Chính phủ ban hành chính sách thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, vấn đề cử tri nêu lên là một trong những thủ tục thuộc quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

- Theo quy định tại Điều 26, Điều 61 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002, Chính phủ khi được giao soạn thảo trình Quốc hội ban hành dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ban hành theo thẩm quyền Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ phải tiến hành tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự án, dự thảo; khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo để làm căn cứ cho việc soạn thảo.

- Về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, theo Điều 39 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ căn cứ vào tính chất và nội dung của dự án luật, pháp lệnh để quyết định việc lấy ý kiến nhân dân. Nội dung, phạm vi, thể thức và thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Đối với việc soạn thảo, ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ (Nghị quyết, nghị định của Chính phủ) tại Điều 61 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 cũng quy định cụ thể về việc lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, trong quá trình soạn thảo các văn bản này, Chính phủ phải tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức thích hợp tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo.

Trong thực tiễn các quy định trên, đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì, soạn thảo ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (Chính phủ, Quốc hội), việc tổng kết tình hình thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan luôn được quan tâm thực hiện. Gần đây nhất là việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi nhân dân đối với Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang tiếp tục tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp để việc hoàn thiện trình Quốc hội ban hành các luật này được thuận lợi, phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai việc nghiên cứu tình hình thực tế và tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân theo các hình thức thích hợp khi trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

51/ Cử tri Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp xây dựng đề án phát triển thị trường tài chính trên địa bàn, bao gồm: thị trường vốn trung và dài hạn, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và kể cả thị trường bất động sản. Đồng thời chỉ đạo Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp, làm việc với thành phố Hồ Chí Minh để chấn chỉnh, đầu tư nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất hiện đại để đáp ứng nhu cầu hoạt động của thị trường chứng khoán thành phố. Bên cạnh đó sớm triển khai các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh và bền vững”.

Trả lời: (tại công văn số 3854/BTC-TCNH ngày 2/4/2008)

Nội dung 1:

Chỉ đạo của Chính phủ và phối hợp của các bộ, ngành đối với đề án phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Việc phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để trở thành trung tâm tài chính của đất nước và khu vực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Với những ưu thế và khả năng phát triển, thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đã và đang có những chỉ đạo, giúp đỡ và phối hợp để phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mà trước mắt là tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng “Đề án phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020”.

Về phía Bộ Tài chính, Bộ đã và đang phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát triển thị trường tài chính trên địa bàn dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc họp trao đổi cấp cao với lãnh đạo thành phố, cử lãnh đạo và chuyên gia làm việc trực tiếp với thành phố cũng như có công văn tham gia với thành phố; có thể kể một số việc cụ thể như sau:

- Ngày 8/8/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có cuộc họp trao đổi với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ban ngành của thành phố về việc phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố.

- Ngày 17/10/2007, Bộ Tài chính đã có công văn số 14007/BTC-TCNH tham gia ý kiến của UBND thành phố Hồ Chí Minh về Chương trình phát triển thị trường tài chính trên địa bàn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

- Từ ngày 10 đến 13/12/2007, Bộ Tài chính đã cử cán bộ trực tiếp trao đổi và làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh và các ban, ngành của thành phố chuyên đề về phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố.

- Ngày 09/1/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp làm việc với Đoàn công tác của lãnh đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng thành phố trở thành trung tâm tài chính và việc huy động vốn cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tóm lại, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các thành phố về phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố ; xây dựng thành phố thành trung tâm tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, làm “đầu tầu” thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển và là cửa ngõ thông suốt giữa thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính các nước trong khu vực và trên thế giới.

Về phía thành phố, trước mắt thành phố cần khẩn trương hoàn thiện “Đề án phát triển thị trường tài chính trên địa bàn thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020” theo ý kiến đóng góp của các bộ, ngành; đồng thời, thành phố cần sớm thúc đẩy việc thành lập Ban chỉ đạo cấp cao về Chương trình phát triển thị trường tài chính của thành phố.

Nội dung 2:

Đầu tư nâng cấp trang bị cơ sở vật chất hiện đại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu hoạt động của thị trường chứng khoán.

Trong việc phát triển thị trường chứng khoán, việc phát triển cơ sở hạ tầng thông tin nói chung, hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán nói chung có vai trò rất quan trọng.

Ngay từ khi đi vào hoạt động, hệ thống về hạ tầng thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán đã được quan tâm đầu tư cả về phần cứng (máy móc, thiết bị) và phần mềm.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, hệ thống cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin – giao dịch luôn được đổi mới, nâng cấp và hoàn thiện nhằm đáp ứng quy mô và nhu cầu giao dịch ngày càng gia tăng của thị trường.

Hiện tại, một khoản vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trị giá trên 15 triệu USD cho Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cho việc hiện đại hóa hệ thống giao dịch đang được triển khai thực hiện; dự kiến cuối năm 2009, hệ thống mới này sẽ được vận hành.

Ngoài ra, nhằm nâng cao tính tự chủ của thành phố, trong đó có tự chủ về tài chính, đầu tư trang thiết bị, năm 2007, Chính phủ cũng đã có quyết định chuyển để mô hình hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch chứng khoán hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Đề nghị UBND thành phố tạo điều kiện cấp đất cho Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng hệ thống dự phòng về công nghệ thông tin cho thị trường và cấp đất cho Trung tâm lưu ký chứng khoán để làm trụ sở làm việc và giao dịch với nhà đầu tư.

Nội dung 3:

Các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh:

Về quan điểm, giải pháp phát triển thị trường chứng khoán chỉ thực sự hiệu quả khi nó nằm trong tổng thể các giải pháp vĩ mô và đồng bộ với các giải pháp phát triển các thị trường khác, đặc biệt là thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản.

Thực tế, ngay sau khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động tháng 7/2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010.

Trong thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán tiếp tục được nghiên cứu và ban hành, bao gồm cả giải pháp dài hạn và giải pháp trước mắt; giải pháp vĩ mô, giải pháp điều hòa quan hệ cung - cầu, giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và các định chế trung gian trên thị trường.

Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của TTCK trong 5 năm, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, trong đó có đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán như:

- Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý đối với chứng khoán và TTCK. Trên cơ sở đánh giá một năm thực hiện Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, chỉnh sửa các văn bản pháp luật liên quan nhằm tạo ra hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, ổn định, chặt chẽ, tạo điều kiện cho TTCK phát triển và đảm bảo quản lý của nhà nước.

- Cơ cấu lại TTCK, đặc biệt là thị trường giao dịch cổ phiếu; nghiên cứu đưa hệ thống giao dịch cho các công ty đại chúng chưa niêm yết vào hoạt động; nghiên cứu xây dựng hệ thống giao dịch trái phiếu.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTCK để phát triển hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường; điều hòa IPO đối với các tổ chức phát hành chứng khoán để đảm bảo cung cầu ổn định.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm GDCK Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán. Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức này.

- Tăng cường công tác dự báo; tổ chức kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, giữ cho thị trường công khai, công bằng, minh bạch.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều giải pháp thúc đẩy tiến trình CPH nhằm phát triển TTCK.

Về mặt tổ chức, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 về việc thành lập Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Với biện pháp đồng bộ như vậy, thị trường chứng khoán sẽ phát triển lành mạnh.



52/ Cử tri Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị nâng mức vốn cho vay đối với các doanh nghiệp sử dụng học viên và người sau cai nghiện từ 500 triệu đồng lên tối đa 2 tỷ đồng”.

Trả lời: (tại công văn số 3854/BTC-TCNH ngày 2/4/2008)

Theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy, mức vốn cho vay tối đa đối với các đối tượng này không quá 500 triệu đồng/dự án. Mức vốn cho vay này được xây dựng và đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ từ năm 2006, trên cơ sở nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục vụ đối tượng chính sách nói chung và đảm bảo tương quan với mức cho vay đối với các doanh nghiệp vay vốn giải quyết việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong điều kiện khả năng tài chính của Ngân sách nhà nước còn hạn chế, năng lực tài chính của NHCSXH cũng như Ngân sách các địa phương các cấp còn khó khăn thì quan điểm chỉ đạo của việc xây dựng chính sách tín dụng cho cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng người lao động sau cai nghiện ma túy là Nhà nước sẽ cho vay với lãi suất ưu đãi, mức vốn cho vay hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp. Việc thực hiện các dự án xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cần đảm bảo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước, doanh nghiệp, người lao động là người sau cai nghiện ma túy và gia đình của họ. Mục đích chính là khuyến khích và động viên người sau cai nghiện quay trở lại cộng đồng tham gia lao động tại các cơ sở và doanh nghiệp.

Để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Vụ TCNH đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét, bố trí ngân sách của thành phố để chuyển vốn cho NHCSXH cho vay hoặc bố trí ngân sách để cấp bù cho NHCSXH huy động vốn để cho vay các doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (vì hiện nay thành phố chưa triển khai thực hiện). Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến đề nghị của UBND thành phố Hồ Chí Minh và sẽ tổng hợp báo cáo bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg cùng với việc đánh giá, tổng kết sau 5 năm thực hiện Quyết định này.



53/ Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ tiếp tục giải quyết việc trả lại tài sản vay mượn của dân trong kháng chiến. Vấn đề này đã kết thúc năm 1998 nhưng thực tế đến nay một số người mới tìm thấy được giấy tờ thất lạc trong chiến tranh”.

Trả lời: (tại công văn số số 3833/BTC-HCSN ngày 2/4/2008):

Theo chỉ thị số 108/CT ngày 28/3/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thanh toán các khoản Nhà nước vay dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được Nhà nước thanh toán cho dân bao gồm:

- Công phiếu kháng chiến phát hành trong các năm: 1948, 1949, 1950, 1951, 1952.

- Công trái quốc gia phát hành năm 1951

- Công trái Nam bộ phát hành năm 1947-1948

- Công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964

- Những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân đánh giặc.

Theo quy định trên, trường hợp người dân còn chứng từ chứng minh việc Nhà nước vay mượn của dân trong kháng chiến chưa trả tiền thuộc đối tượng được Nhà nước thanh toán nợ dân

Ngày 11/3/1997, Bộ Tài chính có công văn số 779 TC/HCSN hướng dẫn các địa phương thanh toán nợ dân, trong đó quy định thời gian nhận đơn và xét thanh toán chậm nhất là ngày 31/12/1997. Ngày 9/9/1998, Bộ Tài chính có công văn số 3437 TC/HCSN gia hạn thanh toán nợ dân đến 31/12/1998. Vì vậy, các trường hợp nộp đơn sau thời gian trên mà không có chứng từ gốc, chỉ có giấy xác nhận đều không được xem xét thanh toán. Tuy nhiên, đối với trường hợp người dân còn chứng từ gốc, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Sở Tài chính tiếp tục xem xét từng trường hợp cụ thể, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc tri trả.

Do đó, đối với người dân mới tìm được giấy tờ thất lạc trong chiến tranh, đề nghị mang chứng từ gốc đến Sở Tài chính tại địa phương nơi cư trú để được xem xét thanh toán theo quy định.



54/ Cử tri Thành phố Đà Nẵng kiến nghị: “Đề nghị Bộ xem xét lại mức kinh phí cho công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của ngành kiểm sát, kinh phí về bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn thấp; kinh phí hỗ trợ cho người làm chứng tham gia hoạt động tố tụng chưa được phân bổ”.

Trả lời: (tại công văn số số 3842/BTC-HCSN ngày 2/4/2008):

1. Về kinh phí cho công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành kiểm sát:

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát và dự toán do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, Bộ Tài chih đã bố trí kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức để Viện kiểm sát nhân dân tối coa đảm bảo cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành.

Cụ thể như sau:

- Năm 2006: 6.530 tỷ đồng

- Năm 2007: 6.525 tỷ đồng

- Năm 2008: 8.510 tỷ đồng

2.Về kinh phí bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 của UBTVQH:

a. Về căn cứ pháp lý:

Năm 2006, liên Bộ Tài chính – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Theo đó, người bị oan sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra được bồi thường các khoản sau:



  • Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù được xác định là mỗi ngày bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù được bồi thường ba ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường, mỗi ngày tại ngoại được bồi thường một ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

  • Bồi thường thiệt hại về vật chất:

+ Thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan chết: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị oan trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị oan bị tổn hại về sức khoẻ, gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị oan; chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị oan trong thời gian điều trị; trong trường hợp người bị oan mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị oan và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản bị xâm phạm.

+ Các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự được hoàn trả cho người bị oan hoặc thân nhân của người bị oan; trong trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thi phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trong trường hợp khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị oan hoặc thân nhân của người bị oan cả khoản lãi theo lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

+ Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất của người bị oan: người bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù có thu nhập ổn định nhưng đã bị mất do bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường khoản thu nhập đó.

b. Xác định mức kinh phí bồi thường:

Việc xác định mức kinh phí bồi thường oan sai được tiến hành thông qua việc thương lượng giữa đương sự và cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường (Thi hành án, Viện kiểm sát, Toà án), trong trường hợp thương lượng không thành thì việc quyết định mức bồi thường phải thông qua xét xử của Toà án. Căn cứ biên bản thương lượng thành hoặc quyết định của bản án xét xử (trường hợp thương lượng không thành) cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường lập hồ sơ bồi thường gửi cơ quan tài chính để được cấp kinh phí.

Việc cấp kinh phí bồi thường oan sai của Bộ Tài chính là căn cứ vào mức bồi thường trong hồ sơ bồi thường oan sai do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bồi thường đề nghị; cơ quan thực hiện việc bồi thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức bồi thường phù hợp với các quy định hiện hành và đảm bảo quyền lợi của người được bồi thường.



55/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể tình hình sản xuất ô tô trong nước hiện nay mặc dù hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng chủ yếu vẫn là hình thức lắp ráp linh kiện ô tô nhập khẩu rồi bán với giá cao. Thực tế hiện nay giá xe ô tô tại Việt Nam cao nhất thế giới. Đây là vấn đề Chính phủ cần có giải pháp?”.

Trả lời: (tại công văn số số 3830/BTC-CST ngày 2/4/2008)

Liên quan đến tình hình sản xuất ôtô trong nước, vừa qua Bộ Công thương đã tiến hành đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020; các Bộ ngành có liên quan cũng đều có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đánh giá về ngành công nghiệp ôtô trên giác độ quản lý của mình.

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Công thương và ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 819/VPCP-CN ngày 4/2/2008. Trong đó chỉ đạo các Bộ ngành liên quan tuỳ theo chức năng của mình ban hành các văn bản về chính sách cũng như xây dựng các tiêu chuẩn để phát triển sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô phù hợp với Chiến lược, quy hoạch đã được duyệt.

Như vậy, chủ trương của Chính phủ là vẫn phải thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược. Bộ Công thương được giao nhiệm vụ cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế. Về phía Bộ Tài chính có nhiệm vụ xây dựng chính sách tài chính, trong đó có chính sách thuế để đóng góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá đồng thời góp phần điều tiết thị trường ôtô phù hợp với hạ tầng giao thông trong nước.

Về chính sách thuế, trước khi hình thành ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam, chính sách của Nhà nước đối với ôtô là hạn chế tiêu dùng, hạn chế nhập khẩu. Khi ngành công nghiệp ôtô được hình thành thì chính sách trên vẫn được duy trì và gắn với sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ôtô. Trong hơn 10 năm kể từ năm 1991, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc được quy định ở mức cao (100% đối với xe chở người và xe chở hàng có tổng trọng tải dưới 5 tấn). Trong khi đó thuế suất thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện CKD, IKD để lắp ráp ôtô được quy định ở mức tương đối thấp (3%-25%). Đồng thời với mức thuế cao, nhà nước còn duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu (trên thực tế là cấm nhập vì hầu như không cấp giấy phép cho nhập khẩu). Khi Nhà nước quy định áp dụng thuế TTĐB đối với ôtô từ năm 1999 thì mức thuế TTĐB xe ôtô sản xuất trong nước được ưu đãi giảm 95% mức thuế phải nộp trong 5 năm.

Quy định trên đã có tác dụng tích cực, góp phần hỗ trợ cho nghành công nghiệp ôtô trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập và thực tế điều hành đất nước, trong thời gian 5 năm trở lại đây chính sách của nhà nước đã và đang có nhiều thay đổi theo hướng sớm mở cửa thị trường ôtô nhập khẩu, giảm dần bảo hộ cho ngành công nghiệp ôtô để thúc đẩy ngành này phải có những chuyển biến để nâng cao tính cạnh tranh, cụ thể:

(i) Xoá bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu, cho nhập khẩu tự do đối với các loại xe. Trong đó từ năm 2003 cho phép nhập khẩu xe dưới 9 chỗ loại mới và đến tháng 5/2006 tiếp tục cho nhập khẩu xe dưới 9 chỗ.

(ii) Giảm dần thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, trong đó thuế nhập khẩu ôtô chở người đã được điều chỉnh giảm dần trong năm 2007, cụ thể: giảm từ 90% xuống 80% (tháng 1/2007); giảm từ 80% xuống 70% ( tháng 8/2007) và giảm từ 70% xuống 60% (vào tháng 11/2007). Đối với ôtô cũ, thuế tuyệt đối cũng đã qua 2 lần giảm thuế, mức thuế tuyệt đối hiện đang áp dụng thấp hơn mức 20% so với mức thuế quy định ban đầu. Trong các lần giảm thuế trong năm 2007 thì lần giảm thuế từ 70% xuống 60% là nhằm giảm bớt căng thẳng cung cầu do nhu cầu người dân tăng đột biến, trong nước không đáp ứng kịp, gây bức xúc trong dư luận.

(iii) Đối với phụ tùng, từ năm 2006 đã chuyển từ việc tính thuế theo bộ linh kiện CKD sang tính thuế theo từng linh kiện phụ tùng, trong đó những phụ tùng nào trong nước không sản xuất được quy định mức thuế suất thấp, những mặt hàng nào trong nước đã sản xuất được quy định mức thuế suất bảo hộ hợp lý (15% đến 30% tuỳ từng loại)

(iv) Đối với thuế TTĐB, đã giảm thuế suất từ 80%; 50%; 30% xuống các mức tương đương 50%; 30%; 155 tuỳ theo từng loại xe để mức thuế TTĐB của Việt Nam không cao hơn mức thuế TTĐB đánh vào ôtô của các nước trong khu vực cũng như làm hạ giá xe ôtô. Đồng thời bãi bỏ dần ưu đãi đối với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, cụ thể: từ năm 1999 đến 2003, ưu đãi giảm 95% thuế TTĐB; sang năm 2004 giảm 70%; năm 2005 giảm 50% và năm 2006 áp dụng mức thuế TTĐB thống nhất cho cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước, không ưu đãi giảm thuế cho xe sản xuất trong nước.

Việc giảm dần bảo hộ đã có tác động tích cực đến giá ôtô trong nước, cụ thể: trong các năm 2004, 2005 luôn có tình trạng khi nhà nước điều chỉnh thuế thì các doanh nghiệp tăng giá tương ứng với mức tăng thuế mà không tính đến phương án giảm chi phí sản xuất, giảm giá linh kiện đầu vào. Nhưng sang năm 2006, tình trạng này đã không còn nữa. Khi thuế TTĐB ôtô sản xuất trong nước được điều chỉnh từ 40% lên 50% thì giá xe không tăng mà còn giảm nhẹ vì Nhà nước đã có những biện pháp giảm bảo hộ như đã trình bày ở trên.

Nhu cầu được mua xe giá rẻ của người dân là chính đáng, tuy nhiên trong điều kiện nước ta là nước đang phát triển, trên 70% là nông dân, thu nhập của người dân nói chung là còn thấp. Ôtô không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và chỉ một số nhỏ người tiêu dùng chiếm khoảng 1% dân số tập trung ở các thành phố lớn có khả năng mua ôtô. Vì lẽ đó việc đánh thuế TTĐB với mức như hiện hành là để động viên ngân sách và số tiền thuế ấy sẽ được sử dụng vào các mục đích phục vụ cho đại đa số người dân.

Định hướng về chính sách thuế nhập khẩu ôtô trong thời gian tới: Hiện nay, Bộ Công thương đang nghiên cứu điều chỉnh Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô, căn cứ vào đó Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để xây dựng và công bố lộ trình thuế nhập khẩu ôtô đảm bảo hài hoà các cam kết quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô phải chuyển biến tích cực hơn nữa để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và khả năng cạnh tranh.

56/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị chỉ thu tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư, phần diện tích đất xây dựng các công trình trực tiếp phục vj cho nhà chung cư đề nghị miễn tiền sử dụng đất.”

Trả lời: (tại công văn số 931/BTC-QLCS ngày 22/01/2008):

- Tại Điều 20 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiấu nại về đất đai quy định:

“1- Việc sử dụng đất đối với đất dự án xây dựng khu đô thị (kể cả khu dân cư đô thị), khu dân cư nông thôn và các khu sản xuất, kinh doanh có nhiều phần diện tích đất có mục đích sử dụng khác nhau nhưng không phải là khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thực hiện như sau:

a- Đối với diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng thì Chủ dự án không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...”

- Tiếp đó, theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục V Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Nghị định số 84/2007/NĐ-CP đã hướng dẫn diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng như sau:

“Việc xác định diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng quy định tại Điều 20

1. Diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP bao gồm:

1.1. Đất làm đường giao thông mà đường giao thông có kết nối với các hệ giao thông công cộng và không bị ngăn cách bằng các chắn hoặc bất cứ hình thức gì để hạn chế việc đi lại trong phạm vi công trình, dự án đầu tư;

1.2. Đất sử dụng làm công viên, khu vui chơi giải trí, cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao hoặc dưới các hình thức khác nhưng không nhằm mục đích kinh doanh và được sử dụng chung cho mọi người trong và ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn.

2. Đất sử dụng trong hàng rào hoặc các hình thức ngăn cách khác của khu chung cư, khu nhà biệt thự, khu nhà liền kế, trung tâm thương mại, khu du lịch thì không được xác định là đất sử dụng cho mục đích công cộng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định sốm84/2007/NĐ-CP.”

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì đối với diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng theo hướng dẫn trên đây của dự án xây dựng khu đô thị (trong đó có nhà chung cư) thì chủ dự án không phải trả tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất.



57/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị miễn thuế chuyển mục đích sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn các tỉnh miền núi, vùng dân tộc để tạo điều kiện cho địa phương thu hút đầu tư, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.”

Trả lời (tại công văn số 993/BTC-QLCS ngày 23/01/2008):

Theo quy định hiện hành của pháp luật thì Nhà nước không có sắc thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Thực chất “Thuế chuyển mục đích sử dụng đất” mà các cử tri nêu trong kiến nghị là tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất quy định:

“Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.

1. Đối với tổ chức kinh tế:

a. Chuyển từ đất nông nghiệp, đất khi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất giao sử dụng ổn định lâu dài có thu tiền sử dụng đất thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

b. Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sang giao đất có thời hạn thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.”

Điều 11. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất:

1. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất chỉ được miễn hoặc giảm một lần trong trường hợp: được Nhà nước giao đất để làm nhà ở hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang làm đất ở hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

2. Trong hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng thành viên thành mức giảm chung của cả hộ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức đất ở.

.....

Điều 12. Miễn tiền sử dụng đất



1. Miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư.

......


7. Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 13. Giảm tiền sử dụng đất

1. Giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư.

......


5. Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Chính sách thu tiền sử dụng đất hiện hành chỉ quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 11 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP); không quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối tổ chức.

Do vậy, trường hợp các địa phương thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư (theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) có điều kiện khó khăn cần thu hút đầu tư tạo việc làm tại chỗ cho người lao động thì Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều 12 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu vấn đề này để hoàn thiện chính sách.



58/ Cử tri các tỉnh Vĩnh Long và Bắc Cạn Kiến nghị: “Đề nghị không tính thuế chuyển mục đích sử dụng đất trong hạn mức quy định khi chuyển từ đất thổ quả lên đất thổ cư, chỉ tính thuế khi vượt hạn mức quy định vì điều này phù hợp với xu thế chuyển từ tỉnh lên thành phố của một số đô thị đang phát triển.”

Trả lời (tại công văn số 992/BTC-QLCS ngày 23/01/2008):

Theo quy định hiện hành của pháp luật thì Nhà nước không có sắc thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Thực chất “Thuế chuyển mục đích sử dụng đất” mà các cử tri nêu trong kiến nghị là tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 36 Luật Đất đai năm 2003, khi chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà ở phải nộp tiền sử dụng đất; việc nộp tiền sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất như sau:

“Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất:

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a. Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

b. Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

.....”


Chính sách tài chính hiện hành đã quy định về việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:

- Về miễn tiền sử dụng đất:

+ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 198/2004/NĐ-CP quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với: đất giao để xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà nước; đất để xây dựng nhà ở cho người phải di dời do thiên tai; đất xây dựng nhà ở của đồng bào thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đất xây dựng nhà ở chung cơ cao tầng cho công nhân khu công nghiệp.

+ Khoản 5 Điều 12 Nghị định 198/2004/NĐ-CP quy định miễn tiền sử dụng đất đối với: đất ở trong hạn mức giao đất (bao gồm giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Khoản 6 Điều 12 Nghị định 198/2004/NĐ-CP quy định miễn tiền sử dụng đất đối với: hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đất đó đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 mà còn nợ tiền sử dụng đất.

- Về giảm tiền sử dụng đất:

+ Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP quy định về giảm tiền sử dụng đất đối với: giảm 50% tiền sử dụng đất đối với đất trong hạn mức đất ở được giao của hộ gia đình nghèo.

+ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 198/2004/NĐ-CP quy định về giảm tiền sử dụng đất đối với: đất ở trong hạn mức giao đất (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng) đối với người có công với cách mạng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, khi nộp tiền sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở nếu hộ gia đình, cá nhân chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất thì còn ghi nợ tiền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ nay đã được sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, cụ thể: “Hộ gia đình, cá nhân chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (gọi là Nghị định 17/2006/NĐ-CP) và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà nguyện vọng ghi nợ thì được ghi “nợ tiền sử dụng đất” trên Giấy chứng nhận hoặc Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đát hoặc hồ sơ giao đất tái định cư. Khi thanh toán nợ, người sử dụng đất phải trả theo giá đất tại thời điểm trả nợ và được xóa nợ “nợ tiền sử dụng đất” đã ghi trên Giấy chứng nhận”.

Như vậy, Nhà nước đã có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với những đối tượng là dân nghèo, thuộc vùng khó khăn, diện chính sách....; đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì Nhà nước không thu tiền sử dụng đất, chỉ thu tiền sử dụng đất đối với các hộ được cấp đất sau thời điểm này và cũng được giảm cho một số đối tượng chính sách như vậy là hợp lý.



59/ Cử tri thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây kiến nghị: “Đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tình hình sử dụng xe ô tố công trong các cơ quan nhà nước, có biện pháp xử lý các sai phạm và thông báo công khai kết quả xử lý.”

Trả lời (tại công văn số 1747/BTC-QLCS ngày 15/02/2008):

Thực hiện chương trình của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tạm dừng mua sắm trang bị mới xe ô tô phục vụ công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và công ty nhà nước từ 01/6/2006, các bộ, ngành và địa phương đã cơ bản chấp hành nghiêm túc chủ trương này.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương đến hết năm 2007, trên phạm vi cả nước có 19.203 xe ô tô đang được sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp (không bao gồm xe của các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp nhà nước, xe chuyên dùng), trong đó tại các bộ, ngành, cơ quan trung ương là 6.346 xe, tại các địa phương là 12.857 xe.

Việc mua sắm xe ô tô phục vụ công tác trong năm 2007 chủ yếu được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại phục vụ công tác tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và công ty nhà nước. Trong năm 2007, tổng số xe tăng do mua mới, điều chuyển là 165 xe bằng 24% so với năm 2006 (645 xe) với nguyên giá 133.789 triệu đồng; trong đó: mua mới 75 xe với nguyên giá là 48.401 triệu đồng, điều chuyển là 90 xe với nguyên giá là 85.388 triệu đồng.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của Bộ Tài chính, các bộ, ngành đã thực hiện báo cáo tình hình trang bị, sử dụng, quản lý tài sản thuộc các dự án thuộc phạm vi quản lý, đồng thời đề xuất phương án xử lý tài sản của các dự án đã kết thúc theo quy định. Đối với xe ô tô dự án, trong năm 2007 Bộ Tài chính đã thống nhất phương án xử lý xe ô tô dự án tại một số bộ, ngành như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (điều chuyển 03 xe); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (điều chuyển 10 xe, bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước 11 xe); Ủy ban Thể dục Thể thao (điều chuyển 02 xe); Bộ Giao thông Vận tải (điều chuyển 45 xe, bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước 77 xe)...

Nhìn chung, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007, việc trang bị, mua sắm mới xe ô tô vượt tiêu chuẩn, định mức và sử dụng không đúng quy định hầu như không còn, số xe mua mới chủ yếu thay thế cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe và trang bị cho các đơn vị mới được thành lập. Xe của các dự án kết thúc đã được quản lý, xử lý kịp thời: điều chuyển cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng, bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính cũng phát sinh một số vướng mắc liên quan đến việc trang bị thay thế xe ô tô phục vụ công tác, đặc biệt là đối với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 184/2007/QĐ-TTg ngày 30/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã định kỳ tổ chức thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách đối với nhiều bộ, ngành, địa phương; qua nội dung thanh tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng xe ô tô con phục vụ công tác đã phát hiện tại một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở một số bộ, ngành, địa phương thực hiện mua sắm, trang bị xe ô tô phục vụ công tác vượt quá tiêu chuẩn, định mức cả về giá mua và số lượng theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện xử lý các sai phạm trong mua sắm, trang bị và quản lý sử dụng xe ô tô vượt tiêu chuẩn, định mức tại một số doanh nghiệp nhà nước lớn như: Tổng công ty vật tư nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội...

Hàng năm, theo kế hoạch, chương trình công tác Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách đối với một số bộ, ngành, địa phương; trong đó nội dung thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc mua sắm, quản lý sử dụng xe ô tô phục vụ công tác. Bộ Tài chính đã xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo thẩm quyền:

- Ô tô con mua vượt tiêu chuẩn về mức giá phải thu hồi và giảm trừ vào kinh phí cấp phát hàng năm, số xe vượt tiêu chuẩn, định mức thì thu hồi để điều chuyển hoặc bán nộp vào ngân sách nhà nước.

- Yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương xem xét, xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo đơn vị có sai phạm trong các năm qua và đề nghị xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp tiếp tục sai phạm hoặc không có biện pháp khắc phục sai phạm.

Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với bộ, ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc quản lý tài sản nhà nước nói chung và xe ô tô nói riêng. Rất mong nhận được sự giám sát của các đại biểu Quốc hội và cử tri.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương