NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè



tải về 2.99 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

CHƯƠNG 4 – CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Chương này xem xét việc quản trị chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam, đặc biệt là tại sao chuỗi giá trị lại có cấu trúc như vậy và có tác động gì tới người sản xuất nghèo. Chúng tôi đi sâu vào hai loại hình liên kết giữa người sản xuất nghèo với chuỗi giá trị mô tả ở chương trước sử dụng mô hình phát triển của Gereffi, Humphrey và Sturgeon (2003). Nó cho phép chúng tôi xem xét được cả cấu trúc hiện thời của chuỗi giá trị đồng thời dự kiến chuỗi giá trị sẽ ra sao trong vài năm tới.

Gereffi và các cộng sự đề xuất một cấu trúc quản trị gồm 5 tầng dựa trên 3 biến chính: sự phức tạp của các giao dịch, khả năng hệ thống hoá các giao dịch và năng lực cung (Bảng 1). Họ nhấn mạnh đây là các tiêu chí phân tích chứ không phải là tiêu chí nền và đại diện cho các ý tưởng, do đó chỉ như một bộ lọc hữu ích làm sáng tỏ những gì mà chúng tôi khám phá được.

Bảng 4-1- Các hình thức quản trị chuỗi giá trị thế giới



Hình thức quản lý

Tính phức tạp của các giao dịch

Khả năng hệ thống hoá các giao dịch

Năng lực cung

Thị trường

Thấp

Cao

Cao

Điều chỉnh

Cao

Cao

Cao

Quan hệ

Cao

Thấp

Cao

Kìm chế

Cao

Cao

Thấp

Tổng giám mục

Cao

Thấp

Thấp

Nguồn: Gereffi et al. (2003), p. 14-15.

Tính phức tạp của các giao dịch đề cập tới khối lượng thông tin có thể được trao đổi từ ngườii mua tới người cung cấp liên quan tới sản phẩm và các đặc tính. Khả năng hệ thống hoá các giao dịch cũng nói tới các thông tin này và trao đổi nhận thức một cách có hiệu quả. Năng lực cung là khả năng của nhà cung ứng sản xuất các vật tư đầu vào.

Đối với chuỗi giá trị của chúng tôi, thông tin được trao đổi gắn liền với kỹ thuật và các vật tư cho sản xuất chè lá. Khả năng hệ thống hoó các giao dịch là làm sao để các thông tin này được trao đổi hiệu quả tới các nhà sản xuất. Năng lực cung là khả nưang các nhà sản xuất cung cấp chè lá cho các khách mua có nhu cầu.

Hai loại hình quản lý đề xuất áp dụng cho ngành chè Việt nam là quản lý thị trường và “kìm chế”. Hình thức đầu tiên áp dụng phần lớn với những nông dân không liên kết bán chè (tươi hoặc khô) ra thị trường. Nhìn chung, họ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng thấp đòi hỏi ít vật tư đầu vào. Các nhà cung ứng có thể hiểu được nhu cầu của các khách hàng và có khả năng đáp ứng những nhu cầu này một cách cao nhất. Một đặc trưng quan trọng của cơ chế này là ‘’giao dịch phụ thuộc’’ nghĩa là chi phí của việc chuyển sang đối tác mới thấp với cả hai bên - người cung ứng chè tươi và khách mua.

Loại hình quản lý thứ hai là ‘’kìm chế’’ trong đó mức độ phức tạp của các giao dịch nhiều hơn, đòi hỏi về chè lá cao hơn trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà cung ứng thấp. Yêu cầu gắn kết với công ty để theo kịp những kỹ thuật cần thiết và có thể được nhận vật tư thích hợp cho nhu cầu sản xuất. Trong mối quan hệ này, các nhà cung cấp nhỏ phụ thuộc vào các khách mua lớn do chi phí chuyển đổi lớn và họ trở nên ‘’phụ thuộc’’. Khách mua lớn không phụ thuộc vào các nhà cung ứng cá thể nhưng vẫn phải phụ thuộc vào tổng cung.

Gereffi và các công sự cho rằng theo thời gian, khả năng sẽ phát triển lên dựa vào cung – theo lý thuyết - dẫn tới sự chuyển đổi từ các hình thức quản lý tổng giám mục và ‘’kìm chế’’ sang các hình thức quản lý thị trường/quan hệ/điều chỉnh.

Chúng tôi cũng cho rằng ở đây có một điểm khác trong ngành chè Việt nam. Giai đoạn thị trường có thể là điểm khởi đầu của tiến trình quản trị chứ không phải là điểm cuối. Điều này phù hợp với trường hợp cầu là các sản phẩm có chất lượng thấp và có thể dễ sản xuất, dễ chuyển đổi thông qua quan hệ tay dài. Nhưng vì khách hàng ngày càng đòi hỏi vật tư đầu vào chất lượng cao hơn, các hình thức hội nhập ngày càng phát triển, nông dân không đủ khả năng hoặc vật tư đầu vào không được hỗ trợ nên để đầu tư vào vật tư và có thêm thời gian, họ cần một thị trường đầu ra ổn định.

Do đó, do có những tác nhân kìm chế lợi nhuận thu được từ sản xuất chè có giá trị cao, họ có xu hướng thiết lập quan hệ với nông dân để đạt đươợ điều đó. Thực tế là có các nhà cung ứng tiềm năng và rất ít khách hàng lớn cố hướng tới mối quan hệ gắn kết theo chiều dọc. Tuy vậy, sản xuất chè không phải là một công việc phức tạp một khi các vật tư cần được cung cấp đầy đủ, điều này có nghĩa là hội nhập theo chiều dọc sẽ không xuất hiện vì các thông tin cần thiees được hệ thống hoá một cách dễ dàng.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng quản lý sẽ chuyển từ dựa vào thị trường sang hình thức kìm chế nhiều hơn vì cac khách mua luôn tìm kiếm vật tư đầu vào chất lượng cao hơn. Để đạt được nguồn cung, họ cần có quan hệ mật thiết theo chiều dọc với các nhà cung cấp. Vì ngfanh chè đang ngày càng phát triển và nông dân trồng chè ngày càng nắm rõ các kỹ thuật trồng chè nên có thể chuyển sang hình thức quản lý thị trường hoặc/và quan hệ. Nhưng cho tới thời điểm này ngành chè Việt Nam chưa đạt được điều đó và giả định rằng phân phối nguồn lực cân bằng hơn và những hộ không liên kết tiếp cận vật tư đầu vào dễ dàng hơn hiện nay

Tóm lại, cần phải xem xét trước tiên chuỗi giá trị ngành chè có kết cấu ra sao - trội về các mối quan hệ trên cơ sở thị trường vì chè lá có sẵn, không khác biệt mấy về chất lượng đối với sản phẩm chất lượng thấp. Do đó, các nhà chế biến không cần phải buộc tham gia vào các mối quan hệ với nông dân để đảm bảo nguồn cung ổn định. Tuy nhiên, các nhà máy lớn, đặc biệt là các công ty tư nhân tìm cách thâm nhập thị trường nước ngoài có giá trị cao hơn, cùng lúc có cả công nhân nông trường hoặc ký hợp đồng với nông dân không liên kết. Phần vì do các nhân tố lịch sử (đặc biệt là trường hợp của các doanh nghiệp nhà nước) nhưng ngày càng do nhu cầu sản xuất chè chất lượng cao hơn của các nhà chế biến, được lợi từ mối quan hệ hợp tác mật thiết với nông dân để đảm bảo rằng họ trồng những giống chè phù hợp, sử dụng vật tư đầu vào cần thiết và áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, cung cấp cho họ một thị trường đầu ra ổn định.



CHƯƠNG 5– CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ LỢI NHUẬN


Đối với các thành phần tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Chương này sẽ đề cập tới chi phí sản xuất, lợi nhuận và thặng dư của các tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị với những hình thức khác nhau (Phú Thọ so với Thái Nguyên, công nhân nông trường với nông dân không liên kết, nông dân hợp tác xã, sản xuất phục vụ thị trường nội địa so với xuất khẩu và người sản xuất chè lá so với chè khô), tập trung vào lợi nhuận của người sản xuất. Phân tích này có thể cho thấy một số hình thức liên kết nào đó có thể để đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nông dân nghèo.


5.1 Chí phí sản xuất của chuỗi giá trị ngành chè
Hộ trồng chè
Theo một khảo sát của Viện nghiên cứu chè 2003, chí phí sản xuất của các chộ sản xuất của nông trường chè Phú Hộ có công suất 10.000 tấn chè mỗi ngày (sản xuất cả chè xanh và chè đen) vào khoảng 1.300 đồng/kg.

Bảng 5-1 – chi phí sản xuất chè của công nhân nông trường chè Phú Hộ năm 2003 (1000 m2)

STT

Khoản mục

Đơn vị

Số lượng

Giá (đồng)

Tổng chi phí (đồng)

Tỉ lệ (%)

A

Chi phí
















1

Chi phí lao động










770000

58,6




Làm cỏ

Ngày công

12

14000

168000

12,8




Phun thuốc

Ngày công

2

14000

28000

2,1




Bón phân

Ngày công

0,5

14000

7000

0,5




Hái chè

Ngày công

40

14000

560000

42,6




Cắt tỉa

Ngày công

0,5

14000

7000

0,5

2

Nguyên liệu










409250

31,1




Urê

Kg

65

3450

224250

17,1




Kali

Kg

25

3300

82500

6,3




Phốt pho

Kg

25

1300

32500

2,5




Thuốc trừ sâu

Kg




70000

70000

5,3

3

Khác










135000

10,3




Thuế nông nghiệp

đồng




40000

40000

3,0




Bảo hiểm

đồng




40000

40000

3,0




Khấu hao vườn chè

đồng




10000

10000

0,8




Phí quản lý

đồng




45000

45000

3,4

B

Tổng chi phí

đồng/1000m2







1314250

100,0

C

Năng suất

đồng/1000m2







1000




D

Chi phí sản xuất

đồng/kg







1314




E

Giá

đồng/kg







1500




F

Doanh thu

đồng/1000m2







1500




G

Lợi nhuận

đồng/kg







186




Nguồn: Đặng Văn Thu, 2003.

Trong tổng chi phí, lao động chiếm gần 60%. Riêng công lao động hái chè chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 43% tổng chi phí. Chi phí mua thuốc trừ sâu và phân bón cũng quan trọng không kém, chiếm hơn 30% tổng chi phí.



Nhìn vào chi phí sản xuất chè, chúng tôi thấy có một sự khác biệt lớn giữa các hộ nông trường viên (những đối tượng thường được đào tạo nhiều hơn về kỹ thuật chăm sóc chè và sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu) và các hộ nông dân nhỏ. Chi phí sản xuất chè tươi của các hộ nông dân nhỏ trên 1000 m2 ở xã Võ Miếu, tỉnh Phú Thọ ước khoảng 1160 ngàn đồng, vẫn cao hơn chi phí của các hộ nông trường viên. Lý do là các hộ nông dân không phải đóng thuế, vườn chè xuống cấp, phí quản lý hay phí an ninh. Thêm vào đó, các hộ nông trường viên ở Phú Hộ thâm canh chè nhiều hơn, đòi hỏi đầu tư và lao động và phân bón lớn hơn
Tuy nhiên, do thâm canh chè nhiều hơn và kỹ năng tốt hơn, các nông trường viên có năng suất chè cao hơn (trung bình đạt 10 tấn/ha ở nông trường Phú Hộ), trong khi năng suất chè trung bình của các hộ nông dân nhỏ là 8 tấn/ha. Do đó, chi phí sản xuất chè của các hộ nông trường viên chỉ đạt trung bình 1.314 đồng/kg chè tươi, thấp hơn chi phí sản phẩm của các hộ nông dân cá thể là 1.450 đồng/kg chè tươi.
Bảng 5-2- Chi phí sản xuất chè của các hộ nông dân ở xã Võ Miếu năm 2003 (1000m2)

STT

Hoạt động

Đơn vị

Tổng chi phí

Tỉ lệ trong tổng chi phí

1

Lao động

Nghìn đồng

680

58,6

2

Phân bón

Nghìn đồng

350

33,6

3

Thuốc trừ sâu

Nghìn đồng

80

4,3

4

Khấu hao vườn chè

Nghìn đồng

30

2,6

5

Nguyên vật liệu khác

Nghìn đồng

20

0,9

6

Tổng chi phí

Nghìn đồng

1160

100

7

Năng suất

Kg/1000m2

800




8

Chi phí sản xuất

đồng/kg chè tươi

1450




9

Giá bán

đồng/kg chè tươi

1500




10

Doanh thu

Nghìn đồng/1000m2

1200




11

Lợi nhuận

Nghìn đồng/1000m2

40,0




12

Lợi nhuận

đồng/kg

50,0

 

Nguồn: Tính toán theo số liệu thu thập của nhóm nghiên cứu, 2004.

Đối với các nông hộ nhỏ, chi phí lao động cũng chiếm khoảng 60% tổng chi phí sản xuất, chi phí dành cho phân bón và thuốc trừ sâu cùng chiếm gần 40%. Chi phí cao dành cho phân bón và thuốc trừ sâu giải thích tại sao khi giá chè xuống thấp, một số nông dân đã bỏ bê vườn chè. Việc làm này thường kéo theo sự bất ổn về giá bởi vì khi nhu cầu trở lại bình thường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt cung – như đã từng xảy ra đầu vụ chè 2004. Do đó, cạnh tranh giữa các nhà máy quốc doanh, các công ty tư nhân và thương nhân sẽ làm tăng nhu cầu và giá chè tươi sản xuất bởi các hộ nông dân.


Hình 5-1 – Biến động giá chè giai đoạn 2001-2004 (đồng/kg chè tươi) ở Phú Thọ

Nguồn: Viện nghiên cứu chè


Tuy nhiên, giá chè bán ra cũng thỉnh thoảng biến động, trở thành một vấn đề lớn đối với các hộ sản xuất và bán chè tươi. Ví dụ, trong một vài tháng năm 2003, giá bán chè của các hộ nông dân ở xã Văn Miếu và Võ Miếu, tỉnh Phú Thọ đã giảm xuống dưới 1.000 đồng/kg chè tươi. Ở mức này, các hộ nông dân vẫn phải thu hoạch chè để bán mặc dù giá này chỉ cao hơn chút ít so với công hái chè. Sở dĩ có điều này là bởi vì nếu người sản xuất không hái chè đúng vụ, cả vườn chè của họ sẽ bị ảnh hưởng, năng suất và chất lượng chè sẽ giảm trong các năm tiếp theo.

So sánh chi phí sản xuất của các hộ nông dân ở Phú Thọ và Thái Nguyên ta thấy chi phí của các hộ sản xuất ở Thái Nguyên cao hơn. Có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là nông dân ở Thái Nguyên thường thâm canh chè, đòi hỏi nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hơn. Bên cạnh đó, ở Thái Nguyên, việc hái chè rất phổ biến và chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc chi phí thuê hái chè cũng cao hơn. Bình thường, các hộ trồng chè trả 1.000 đồng cho công hái 1 kg chè tươi, và tiền công của người hái chè chiếm gần 40% tổng chi phí.


Với những chi phí này và một mức giá chè tươi từ 1.500 – 1.600 đồng/kg trong năm 2003, những người sản xuất chè ở Thái Nguyên thường bị thua lỗ khi bán chè. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, phần lớn người sản xuất chè ở Thái Nguyên tự chế biến chè tại nhà và bán chè khô ra thị trường nên họ có thể vẫn có lợi nhuận ròng. Những hộ bán chè tươi thường không tính chi phí lao động gia đình. Do đó, họ có thể tin rằng họ đang kinh doanh có lãi trong khi trên thực tế, tổng chi phí sản xuất chè lá của họ vẫn vượt giá trị thực42.
Bảng 5-3 – Chi phí sản xuất chè tươi ở Thái Nguyên năm 2003 (1000m2)


Khoản mục

Khối lượng (kg)

Giá (đồng)

Tổng chi phí (đồng)

Tỉ lệ trong tổng chi phí

Urê

120,0

3000

360000

14,4

Phốt phát

60,0

1300

78000

3,1

Kali

60

2500

150000

6,0

NPK

50,0

1500

75000

3,0

Tổng chi phí phân bón







663000

26,6

Thuốc trừ sâu







150000

6,0

Lao động







780000

32,3

Chi phí hái chè







900000

36,1

Tổng chi phí







2493000

100,0

Năng suất







1000




Đơn vị giá thành

đồng/kg




2493




Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu

Nhìn chung, nông dân không liên kết có chi phí sản xuất cao hơn chút ít và giá bán thấp hơn so với công nhân nông trường/nông dân hợp đồng. Năm 2003, khi giá chè giảm mạnh, lợi nhuận của các nhà sản xuất chè bao gồm cả nông dân không liên kết, nông dân hợp đồng, công nhân nông trường và nông dân hợp tác xã rất nhỏ. Thậm chí nhiều lúc ở một số nơi ở Phú Thọ, giá chè tươi chỉ còn 500-600 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá như năm 2004, lợi nhuậ của nông dân cao hơn và nhu cầu về chè tươi đầu năm 2004 tăng cao khiến hộ chế biến tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn trong thu mua chè của nông dân. Nông dân cảm thấy hài lòng với mức giá như vậy và vì thế quan tâm hơn tới việc chăm sóc các vườn chè.


Hình 5-2-So sánh giữa nông dân không liên kết và công nhân/nông dân hợp đồng ở Phú Thọ (đồng/kg chè tươi)

Nguồn: Khảo sát thị trường


Tương tự, so hộ nghèo và không nghèo ở Phú Thọ có thể thấy, nhìn chung sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và lợi nhuận không lớn mặc dù hộ không nghèo được hưởng lợi nhiều hơn đôi chút. Chẳng hạn, với giá bán năm 2003, lợi nhuận mà hộ không nghèo và nghèo bình quân gần như tương đương, khoảng 50 đồng/kg. Với mức giá cao như đầu năm 2004, hộ không nghèo thu lời khoảng 350 đồng/kg chè tươi, cao hơn hộ nghèo (300 đồng/kg). Điều này cho thấy sự tham gia khá bình đẳng giữa hộ nghèo và không nghèo vào chuỗi giá trị.
Hình 5-3-Chi phí sản xuất, lợi nhuận giữa các hộ nghèo và hộ không nghèo ở Phú Thọ (đồng/kg chè tươi)


Nguồn: Khảo sát thị trường
Người thu gom và thương gia chè lá
Trong kênh tiêu thụ chè, người thu gom và thương nhân chè tươi đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nông dân và người chế biến. Công việc chính của người thu gom là thu mua chè từ các hộ cá thể và bán lại cho thương nhân43 . Do đó, chi phí của người thu gom chỉ bao gồm mua chè tươi, nhiên liệu cho vận chuyển và lao động. Trong tổng chi phí, chè tươi chiếm tỉ lệ lớn nhất, gần 96%. Với giá chè trung bình 1.600 đồng/kg, người thu gom chè tươi thường lãi 100 đồng/kg. Với khối lượng bán ra trung bình 150 – 200 kg/ngày, người thu gom có thể thu lãi từ 15.000 – 20.000 đồng/ngày.44

Đối với thương gia chè tươi, chi phí sản xuất cũng tương tự. Với một mức giá bán trung bình 1.710 đồng/kg, thương gia chè tươi thường lãi 50 đồng/kg. Như chúng tôi đã trình bày rõ trong chương 3, tư thương hoạt động với quy mô nhỏ hơn nhiều so với người thu gom, do đó ngay cả khi lợi nhuận trên một đơn vị giá thành giảm, tổng lợi nhuận vẫn cao hơn.


Bảng 5-4 – Chi phí và giá bán của người thu gom chè tươi ở xã Văn Miếu, tỉnh Phú Thọ 2003

STT

Khoản mục

Giá (đồng/kg)

Tỉ lệ (%)

1

Chè tươi

1500

96.46

2

Nhiên liệu

25

1.61

3

Lao động

30

1.93

4

Chi phí

1555

100

5

Giá bán

1600




6

Lãi ròng

45




Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu
Bảng 5-5 – Chi phí và giá bán của thương nhân chè tươi ở xã Văn Miếu, Phú Thọ


STT

Khoản mục

Giá (VND/kg)

Tỷ lệ (%)

1

Chè tươi

1600

96.4

2

Nhiên liệu

25

1.51

3

Lao động

25

1.51

4

Các chi phí khác

10

0.60

5

Tổng chi phí

1660

100

6

Giá bán

1710




7

Lãi

50




Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu
Trong các khoản chi phí của người thu gom chè tươi và tư thương, khấu hao phương tiện vận chuyển cũng quan trọng và nên tính vào tổng chi phí. Nhưng trên thực tế, rất khó tính chi phí này, nhất là khi phần lớn thương nhân sử dụng chính phương tiện vận chuyển đó cho các hoạt động khác và các hình thức kinh doanh khác bên cạnh chè (như sắn, gạo). Lưu ý rằng thương nhân và người thu gom không phải đóng thuế.
Hộ chế biến
Ở Thái Nguyên, các hộ chế biến và bán chè khô có lợi nhuận cao hơn các hộ ở Phú Thọ cũng như các tỉnh khác trong cả nước do Thái Nguyên nổi tiếng với sản phẩm chè ngon. Mặc dù chi phí sản xuất chè khô ở Thái Nguyên cao hơn tương đối so với ở Phú Thọ, ước tính khoảng 17.000 đồng/kg so với 10.400 đồng/kg.
Khác biệt chủ yếu trong chi phí sản xuất giữa các hộ ở hai tỉnh này thể hiện qua giá chè tươi. Ví dụ, đầu năm 2004, giá chè tươi ở mức 1.800 đồng/kg ở Phú Thọ và 2.100 đồng ở Thái Nguyên. Do chi phí cao, chè tươi chiếm trên 75% tổng chi phí sản xuất ở Thái Nguyên, trong khi tỉ lệ này chỉ là 63% ở Phú Thọ. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cao, các hộ sản xuất ở Thái Nguyên có thể chào bán với giá cao hơn nên thu về lợi nhuận cao hơn các hộ sản xuất ở Phú Thọ. Lãi bán chè khô của các hộ ở Thái Nguyên là 4.400 đồng/kg so với chỉ có gần 1.500 đồng/kg ở Phú Thọ
Bảng 5-6 – Chi phí chế biến chè xanh sấy khô của các hộ ở Phú Thọ và Thái Nguyên (đồng/kg), 2003

Khoản mục

Thái Nguyên (đồng)

Tỉ lệ (%)

Phú Thọ (đồng)

Tỉ lệ (%)

Chè lá

12.750

75,39

6.559

63,0

Lao động

1436

8,49

2.003

19,2

Đóng gói

150

0,89

139

1,3

Than

946

5,59

874

8,4

Điện

552,5

3,27

461

4,4

Khác

876,5

5,18

175

1,7

Khấu hao

200

1,18

200

1,9

Tổng chi phí

16.911

100

10.413

100,00

Giá bán

21.300




11.910




Giá trị gia tăng

4.389




1.497




Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu năm 2004


Các công ty chế biến tư nhân
Trong kênh marketing, các nhà chế biến rõ ràng đóng một vai trò nòng cốt. Theo khảo sát của chúng tôi ở Phú Thọ, chi phí sản xuất chè xanh sấy khô trung bình của các hộ có đăng ký kinh doanh khoảng 11.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất chè xanh của các công ty tư nhân thấp hơn chút ít, 10.380 đồng/kg.

Bảng 5-7 – Chi phí sản xuất chè xanh sấy khô của các nhà chế biến ở Phú Thọ và Thái Nguyên


Khoản mục

Hộ đăng ký ở Phú Thọ

Công ty tư nhân ở Phú Thọ

Công ty tư nhân Thái Nguyên

Chi phí (đ/kg)

Tỉ lệ (%)

Chi phí (đ/kg)

Tỉ lệ (%)

Chi phí (đ/kg)

Tỉ lệ (%)

Chè lá

8033

72,9

6500

62,6

9343

76,7

Lao động

1733

15,7

2300

22,2

1700

11,4

Đóng gói

133

1,2

200

1,9

436

3,6

Than

433

3,9

700

6,7

379

3,1

Điện

300

2,7

300

2,9

247

2,0

Giảm giá

320

2,9

300

2,9

350

2,9

Chi phí khác

67

0,6

80

0,8

45

0,4

Tổng chi phí

11019

100

10380

100,0

12500

100,0

Giá bán

13000

 

11500

 

15226

 

Lãi

1981

 

1120

 

2726

 

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu
Ở Thái Nguyên không có các hộ chế biến có đăng ký kinh doanh nên chúng tôi chỉ tìm hiểu chi phí sản xuất của các công ty tư nhân. Chi phí sản xuất chè xanh sấy khô của loại hình công ty này cũng cao hơn các công ty tư nhân ở Phú Thọ, hơn 12.000 đồng/kg, nguyên nhân là do chênh lệch giá chè tươi.
Hình 5-4 – Chi phí và lợi nhuận của các hộ có đăng ký kinh doanh và các công ty tư nhân tại Phú Thọ và Thái Nguyên

Nguồn: Khảo sát thị trường


Nhìn vào chi phí sản xuất chè xanh ở Thái Nguyên, chúng tôi cũng thấy một sự khác biệt lớn giữa các hộ và các công ty tư nhân. Chi phí sản xuất của các hộ trung bình ở mức 16.900 đồng/kg (xem Bảng 5-6), , trong khi chỉ là 12.186 đồng/kg đối với các công ty tư nhân. Khác biệt này có thể giải thích như sau:

  1. Do các hộ chủ yếu sử dụng chè tươi tự sản xuất để chế biến, chi phí sản xuất chè khô bao gồm chi phí công lao động gia đình và thường cao hơn giá chè xanh. Nhưng khi các công ty chế biến chè, họ phải mua chè tươi từ các hộ với giá thấp hơn tổng chi phí thực mà nông dân đầu tư vào sản xuất.

  2. Do khác biệt về quy mô vốn. Với thiết bị hiện đại và quy mô lớn, chi phí lao động và điện trung bình trên một kg đối với các công ty tư nhân thấp hơn nên đơn vị giá thành cũng sẽ thấp hơn.

So sánh với chè xanh sấy khô, chi phí sản xuất chè đen thấp hơn chút ít. Nguyên nhân là do chi phí mua chè tươi: chất lượng chè tươi để chế biến thành chè đen không đòi hỏi phải tốt bằng chè tươi để chế biến thành chè xanh.
Giống như chè xanh sấy khô, chi phí sản xuất chè đen ở Thái Nguyên cũng cao hơn ở Phú Thọ. Điều này một lần nữa là do khác biệt về chi phí mua lá chè. Và do giá cao hơn nên lợi nhuận mà các công ty tư nhân Thái Nguyên thu được từ chè đen cũng cao hơn các hộ đăng ký và công ty chế biến tư nhân của Phú Thọ (tính bình quân).
Bảng 5-8 – Chi phí sản xuất chè đen năm 2003(đồng/kg)


Khoản mục

Hộ đăng ký ở Phú Thọ

Công ty tư nhân ở Phú Thọ

Công ty tư nhân Thái Nguyên

Chi phí (đ/kg)

Tỉ lệ (%)

Chi phí (đ/kg)

Tỉ lệ (%)

Chi phí (đ/kg)

Tỉ lệ (%)

Chè lá

5533

69,8

5560

71,2

7383,3

79,8

Lao động

1250

15,8

1260

16,1

1080

4,0

Đóng gói

87

1,1

140

1,8

200

2,2

Than

443

5,6

400

5,1

400

4,3

Điện

260

3,3

360

4,6

333,3

3,6

Khấu hao

260,6

3,3

280

3,6

300

3,2

Chi phí khác

93

1,2

93

1,2

70

6,1

Tổng chi phí

7926,6

100,0

7813

100

9766,6

100,0

Giá bán

8543




8620




12,000




Lãi

616,4




807




2233




Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu, 2004

Các nhà máy lớn
Trong lĩnh vực chế biến chè, có một số công ty quốc doanh là thành viên của VINATEA. Các công ty này chỉ chế biến chè, sau đó bán lại cho VINATEA để xuất khẩu. Các công ty này thường phụ thuộc nhiều vào VINATEA đặc biệt về đầu ra cho chè đen.

Một ví dụ điển hình là trường hợp công ty Long Phú ở tỉnh Hà Tây. Trong năm năm gần đây, công ty đã bán 90% tổng sản lượng chè đen cho VINATEA. Chi phí chế biến một kg chè đen của Công ty là 11.000 đồng. Với giá trung bình hơn 12.000 đồng/kg, Công ty thu lãi 1.000 đồng/kg chè đen năm 2003.


Bảng 5-9 – Chi phí sản xuất của công ty Long Phú năm 2003

Khoản mục

Chi phí (VND/kg)

Tỷ lệ(%)

Chè tươi

7500

67.7

Lao động

1728

15.6

Chi phí quản lý

648

5.8

Khấu hao

216

1.9

Nguyên nhiên liệu

700

6.3

Sửa chữa

43.2

0.4

Thuế

50

0.5

Lãi suất

51

0.5

Chi phí khác

150

1.4

Tổng chi phí

11086

100

Giá bán

12086




Lợi nhuận

1000




Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu


Các nhà xuất khẩu
Như đã đề cập ở phần trên, một số công ty xuất khẩu cũng tham gia chế biến và loại hình thứ hai là các công ty chỉ chuyên xuất khẩu.
Công ty chè Kim Anh là một công ty cổ phần thuộc thành viên của VINATEA vừa chế biến và xuất khẩu chè xanh và chè đen. Chi phí trung bình chế biến và xuất khẩu chè đen và chè xanh tương ứng là 11.760 đồng/kg và 15.700 đồng/kg.45 Với giá bán trung bình là 13.092 đồng và 19.250 đồng, lãi của Công ty vào khoảng 1.300 đồng/kg chè đen và 3.600 đồng/kg chè xanh năm 2003.46
Bảng 10 thể hiện chi phí sản xuất của Công ty, cao hơn so với các hộ chế biến có đăng ký kinh doanh và các công ty tư nhân. Điều này một phần là do chi phí chè tươi cao. Nhưng một lý do khác là do tính cả chi phí quản lý.
So với công ty Long Phú (chỉ chế biến chè và bán cho VINATEA), có thể thấy lợi nhuận mà công ty Kim Anh thu được từ chế biến và kinh doanh chè cao hơn.
Bảng 5-10 – Chi phí và giá bán chè của công ty Kim Anh (VND/kg)

Khoản mục

Chè đen

Chè xanh

đ/kg

Tỷ lệ (%)

đ/kg

Tỷ lệ (%)

Chè tươi

9885

84.1

10695

68.1

Lao động

449.02

3.8

485.7

3.1

Nguyên nhiên liệu

824.8

7.0

2925

18.6

Chi phí quản lý

348.4

3.0

712.8

4.5

Khấu hao tài sản cố định

422.4

3.6

864

5.5

Sửa chữa lớn

33

.3

67.5

.4

Các chi phí khác

102.58

.9

209.8

1.3

Thuế

26

.2

53.1

.3

VAT được khấu trừ

-331.98

-2.8

-302.5

-1.9

Chi phí sản xuất

11759.3

100.0

15710.5

100.0

Giá bán

13092




19250




Lợi nhuận

1332




3539




Nguồn: Báo cáo của công ty Kim Anh
Theo các báo cáo của VINATEA và các cuộc phỏng vấn nhà xuất khẩu, chúng tôi ước tính chi phí xuất khẩu chè đen của các công ty quốc doanh và tư nhân. Chi phí chè chế biến chiếm trên 90%. Tiếp đến là chi phí vận chuyển, chỉ chiếm 3,5%. Cuối cùng là một vài khoản mục bổ sung như chi phí quản lý, đóng gói và các nguyên vật liệu khác.

Bảng 5-11: Chi phí và giá bán chè đen ước tính của các nhà xuất khẩu năm 2003

Khoản mục

Giá (đồng/kg)

Tỉ lệ (%)

Chè chế biến

13000

91,9

Lao động

244

1,7

Vận chuyển

500

3,5

Đóng gói, nguyên vật liệu khác

100

0,7

Phí quản lý

150

1,1

Chi phí khác

150

1,1

Tổng chi phí

14144

100,0

Giá xuất khẩu

17000




Lãi

2856

 

Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu.
5.2 Chi phí marketing and lợi nhuận trong chuỗi giá trị chè

Qua điều tra và các cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện với các thành phần tham gia trong kênh marketing, bây giờ chúng tôi có thể ước tính chi phí marketing và phân bổ lợi nhuận trong chuỗi giá trị chè.

Chúng tôi trình bày ước tính cho hai kênh khác nhau – chè xanh trên thị trường nội địa và chè đen trên thị trường xuất khẩu.
Trong kênh nội địa đối với chè xanh ở Phú Thọ, có 5 tác nhân chính tham gia vào gồm người trồng chè, người thu gom chè tươi/thương nhân, người chế biến, thương nhân chè xanh và người bán lẻ. Trong kênh này, chi phí marketing của người sản xuất cao nhất, chiếm gần 40% giá bán lẻ. Tương tự, phần của nông dân trong một đơn vị giá thành cũng cao nhất, khoảng 54,6%. Tuy nhiên, phần mà nông dân nhận được trên tổng lợi nhuận chỉ là 13%-nhỏ nhất. Ngược lại, tỷ lệ đóng góp của người bán lẻ trong một đơn vị giá thành chỉ chiếm khoảng 7,8% nhưng lại được hưởng phần lớn lợi nhuận, trên 26%. Người chế biến được hưởng lợi nhuận cao nhất, trên 30%.

Ở Thái Nguyên, chúng tôi tập trung vào kênh marketing của hộ chế biến làm chè để tiêu thụ trên thị trường nội địa (kênh này có sự tham gia khoảng 70% hộ sản xuất chè). Trong kênh này, có 4 tác nhân chính tham gia vào là hộ chế biến, người thu gom chè xanh, thương nhân chè xanh và người bán lẻ chè xanh. Trong trường hợp này, phần đóng góp của hộ chế biến vẫn cao nhất, trên 85%. Tuy nhiên, phần lợi nhuận mà các hộ sản xuất chè được hưởng cao hơn so với người sản xuất chè Phú Thọ - họ chỉ bán chè tươi, khoảng hơn 31%. Người bán lẻ cũng thu được phần lợi nhuận cao nhất, 45%.

Bảng 5-12 – Chi phí sản xuất và chi phí marketing của chè xanh sấy khô trên thị trường nội địa 2003.

 

 Tỉnh


 

Đại lý marketing

Đơn vị giá thành

Chi phí marketing

Đơn vị lợi nhuận

đồng/kg

% của

giá bán lẻ



đồng/kg

% của

giá bán lẻ



đồng/kg

% của

giá bán lẻ



 

Phú Thọ


 

 

 



 

Người bán lẻ

1000

7,8

2000

12,0

1000

26.1

Thương nhân chè xanh

1666

13,0

2200

13,2

534

13.9

Nhà chế biến

2150

16,8

3450

20,7

1300

33.9

Thương nhân/ thu gom chè tươi

1000

7,8

1500

9,0

500

13.0

Nông dân

7000

54,6

7500

45,0

500

13.0

Tổng cộng

12816

100

16650

100

3834

100

Thái Nguyên

Người bán lẻ

1000

5,15

4000

15,4

3000

45.5

Thương nhân/thu gom chè xanh

1500

7,73

3000

11,5

1500

22.8

Hộ chế biến

16911

87,12

19000

73,1

2089

31.7

Tổng

19411

100,00

26000

100

6589

100.0

Nguồn: Ước tính từ điều tra và phỏng vấn của nhóm nghiên cứu.
Trong kênh xuất khẩu chè đen, tìm hiểu nông dân không tham gia liên kết ở Phú Thọ và Thá Nguyên, phần của người sản xuất trong một đơn vị giá thành nhỏ hơn so với kênh tiêu thụ nội địa, gần 55%. Trong kênh xuất khẩu, thương gia và nhà chế biến chè có lợi nhuận cao nhất, mỗi đối tượng chiếm 29% trong tổng lợi nhuận. Các nhà xuất khẩu kiếm được 26% lợi nhuận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số liệu này là của năm 2003 khi thị trường xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn và giá chè xuất khẩu xuống thấp. Ước tính với giá xuất khẩu trung bình trong năm 2001-2002, lợi nhuận từ kinh doanh chè tăng lên không chỉ làm lợi cho các nhà xuất khẩu mà còn cho cả nông dân, thương gia và nhà chế biến chè. Với giá xuất khẩu 19.500 đồng/kg năm 2002, tổng đơn vị lợi nhuận từ xuất khẩu chè là 5.800 đồng/kg, và vì thế mỗi tác nhân trong kênh xuất khẩu sẽ được hưởng phần nhiều hơn.

Bảng 5-13 – Giá thành và chi phí marketing của chè đen xuất khẩu năm 2003

Đại lý marketing

Đơn vị giá thành

Chi phí Marketing

Đơn vị lợi nhuận

đ/kg

% Chi phí

XK


đ/kg

% of

Giá XK


đ/kg

% lợi nhuận

Nhà xuất khẩu

2144

8,6

3000

17,6

856

25,5

Thương gia

500

2,0

1500

8,8

1000

29,8

Nhà chế biến

4500

18,0

5500

32,4

1000

29,8

Nông dân

6500

26,0

7000

41,2

500

14,9

Tổng cộng

13644

54,6

17000

100,0

3356

100,0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Tóm lại, qua phân tích cho thấy sản xuất chè không đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân đặc biệt là trong năm 2003 - thời điểm giá chè giảm mạnh. Nhìn chung, công nhân nông trường và nông dân hợp đồng có thị trường đầu ra ổn định hơn là nông dân không liên kết. Với chức năng của mình, các hợp tác xã có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vật tư, tìm đầu ra và hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện tại, vai trò của các hợp tác xã trong việc giúp đỡ nông dân tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Hợp tác xã là tổ chức quan trọng của người nông dân nhưng tính hiệu quả chưa xứng với tiềm năng.
Những người sản xuất chế biến chè tại nhà có thể thu được lời cao hơn so với nông dân - những người chỉ bán chè tươi. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp tỉnh Thái Nguyên - vùng đất nổi tiếng về chè xanh và được khách hàng tin tưởng về chất lượng.
Chuỗi giá trị chè Việt Nam khá phức tạp với sự hiện diện của nhiều tác nhân theo các mối quan hệ khác nhau, rất đa dạng. Nhìn chung, người chế biến, thương nhân và xuất khẩu dành được lợi nhuận cao hơn nông dân. Dù là chè đen hay chè xanh, kênh tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, người nông dân cũng phải góp nhiều nhất cho chi phí song lại nhận về phần lợi nhuận nhỏ nhất.

Hộp 5-1- Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị



Một trong những vấn đề rất quan trọng của phương pháp phân tích chuỗi giá trị là phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi. Việc đánh giá khả năng thu lợi nhuận của các tác nhân trong kênh rất hữu ích để cho chúng ta thấy các vấn đề về cơ chế liên kết, sự phát triển và sự phân chia trong chuỗi đề từ đó có thể đưa ra những gợi ý chính sách thích hợp. Kaplinsky và Morris (2001 đưa ra công thức đo lường lợi nhuận trong chuỗi được tích trên khoản thu của tài sản có, và được xác định như sau:


Lợi nhuận= Tổng tài sản có (tổng vốn + lợi nhuận tái đầu tư+ thu chưa đòi)

- các khoản nợ (Vay ngắn hạn+ Vay dài hạn+ Nợ chưa trả).
Chỉ tiêu thứ hai là họ thường nghiên cứu chuỗi giá trị, phân tích lợi nhuận, chi phí dựa trên số liệu khảo sát điều tra (ví dụ, Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế, 2002a, b). Kaplinsky and Morris (2001) cũng cho biết lợi nhuận thực chất không phải là chỉ tiêu lý tưởng vì giá trị doanh thu không phản ánh đầy đủ khả năng lợi nhuận có thể của mỗi tác nhân là bao nhiêu. Tuy nhiên đối với khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển số liệu về lợi nhuận và thua nỗ không có, nhất là ở cấp hộ. Hơn nữa, ở cấp công ty cũng rất khó có thể có những thông tin này vì những công ty không muốn khai báo có thể họ ngại liên quan đến vấn đề thuế hay có thể bị các đối thủ khác biết về tình hình kinh doanh của mình.
Cách tính toán lợi nhuận, chi phí, sử dụng các chi phí từng phần, được minh hoạ dưới đây. Số liệu chi phí gồm tất cả các thông tin về lao động, vật tư đầu vào, nhiên liệu, khấu hao và chi phí khác. Một điều cần chu ý là các chỉ tiêu về chi phí, lợi nhuận, giá đều phải tính quy đổi cho một loại sản phẩm (ví dụ đối với gạo, nên quy đổi về chung một giá trị là lúa). Ví dụ:


Tác nhân

Chi phí


Doanh thu

lợi nhuận

Khoản giá trị tăng lên (margin)




Chi phí đơn vị

Chi phí tăng thêm *

% Chi phí tăng thêm

Giá dơn vị

lợi nhuận

% lợi nhuận

Margin

% giá bán lẻ

Hộ sản xuất

A

--

A/F

G

G-A

(G-A)/

(K-F)


G

G/K

Thu gom

G+B

B

B/F

H

H-B-G

(H-B-G)/

(K-F)


H-G

(H-G)/K

Chế biến

H+C

C

C/F

I

I-C-H

(I-C-H)/

(K-F)


I-H

(I-H)/K

Buôn bán

I+D

D

D/F

J

J-D-I

(J-D-I)/

(K-F)



J-I

(J-I)/K

Bán lẻ

J+E

E

E/F

K

K-E-J

(K-E-J)/

(K-F)


K-J

(K-J)/K

Tổng




F=A+ B+C+D+E

100




K-F

100

K

100

Tuy nhiên, lợi nhuận trong chuỗi giá trị cũng phân bổ cho cả các các tác nhân bên ngoài như những nhà nhập khẩu, nhà phân phối và cả các nhà bán lẻ tại thị trường bên ngoài. Hạn chế về số liệu như chi phí lợi nhuận không cho phép chúng tôi có thể phân tích lợi nhuận mà các tác nhân bên ngoài nhận được. Tuy nhiên, một số những sản phẩm ( ví dụ như sắn), quá trình chế biến sắn tới nhiều sản phẩm khác trước khi đến tay người sử dụng cuối cùng ở bên thị trường ngoài nước làm cho việc ước lượng, tính toán các chỉ tiêu trên là không thể.


Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể dựa trên một số thông tin về thị trường bên ngoài để có thể ước lượng “giá trị gia tăng” mà các nhà nhập khẩu, phân phối nước ngoài thu được. Để tính toán chỉ tiêu này đối với chè, chúng tôi đã thu thập thông tin về giá bán theo kênh của siêu thị Tesco ở Anh. Tại trang web Tesco (http://www.tesco.com/pricecheck) chúng ta có thể so sánh giá bán của Tesco và giá của 3 đối thủ chính (Asda, Sainsbury, and Morrison’s). Chúng ta có thể thu thập giá của 66 loại chè khác nhau tuỳ thuộc vào chất lượng, nhãn. Giá chè tại Tesco có từ mức thấp nhất là $1,49/kg (£0.25 cho túi 300 g ) của Công ty OL Budget Rich tới mức cao là gần $100/kg (£2.19 cho túi 40 g của Công ty PG Tips Tea Granules). Để tiện so sánh, chúng tôi chọn 2 loại OL: Own Label và Twinings, và chúng tôi giả sử cơ cấu về lợi nhuận như trong Bảng 5-13, chúng ta có thể có một bức tranh rất rõ về giá trị gia tăng trong sản phẩm chè do các tác nhân bên ngoài thu được, và cũng khẳng định các kết quả mà các nghiên cứu trước (ví dụ, Oxfam, 2002) đã đề cập:

Tất nhiên, có một điều không chắc chắn là liệu các sản phẩm chè này có bắn nguồn từ Việt Nam hay không. Tuy nhiên các kết quả này cũng cho thấy lượng “giá trị gia tăng” do các tác nhân bên ngoài thu được, nhất là đối với chè Twinings do có thương hiệu riêng. Điều này cũng gợi ý cho chúng ta là cần phải phát triển thương hiệu hơn nữa, dù có thể sẽ không làm thay đổi cơ cấu về chi phí lợi nhuận nhưng có thể it nhất là sẽ tăng giá trị tạo ra do các nhà sản xuất chè của Việt Nam.
Nguồn: Rich (2004), Tesco website http://www.tesco.com/pricecheck




Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương