NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè



tải về 2.99 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17



Chính phủ có xuất bản một cuốn tạp chí mang tên Người làm chè và bán cho nông dân và công nhân trồng chè với giá giảm 50% kể từ tháng 1/2002. Bên cạnh đó, chính phủ cũng ban hành tờ Thông tin thương mại định kỳ hai tháng một lần và phát miễn phí cho nông dân. Tuy nhiên, những tạp chí này chưa thực sự chứa đựng nhiều thông tin thị trường, đặc biệt là giá chè, nhu cầu và dự báo. Và số lượng tạp chí, báo đến với nông dân còn hạn chế.

CHƯƠNG 3 – CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM

Chuỗi giá trị của ngành chè là một chuỗi giá trị phức tạp. Một mặt nó liên quan tới ba hoạt động chính là sản xuất chè lá, chế biến và bán chè khô, tham gia vào mỗi quá trình lại gồm nhiều thành phần khác được phân biệt chủ yếu qua quy mô và loại hình sở hữu. Điều này được mô tả rõ trong hình 1-3 về chuỗi giá trị nói chung và đối với chè đen, chè xanh nói riêng.


Nhìn chung, chuỗi giá trị chè khá phức tạp với sự tham gia và tương tác giữa nhiều tác nhân như người sản xuất, người thu gom/thương nhân chè tươi, người chế biến, người xuất khẩu, thương nhân chè khô, người bán lẻ và người tiêu dùng. Tuy nhiên, mỗi một tác nhân lại được phân thành nhiều dạng. Chẳng hạn như người sản xuất gồm 4 dạng: nông dân không liên kết, nông dân hợp đồng, công nhân nông trường và nông dân hợp tác xã. Tương tự thế, người sản xuất gồm các hộ sản xuất, các nhà sản xuất tư nhân, các công ty liên doanh và các doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, hình 1 sẽ chỉ ra các tác nhân và mối liên hệ rất phức tạp. Hình 2 mô tả chuỗi giá trị chè đen ở Phú Thọ - chuỗi giá trị chính của tỉnh này. Và Hình 3 là sơ đồ chuỗi giá trị chính. Đây là chuỗi giá trị chè xanh ở Thái Nguyên, chiếm lĩnh thị trường chè.
Chương này sẽ đưa ra một cái nhìn toàn diện về cơ cấu, quản lý và hoạt động của chuỗi giá trị chè, đặc biệt tập trung vào cơ chế tham gia của người nghèo. Phần 1 mô tả các thành phần tham gia chính như nhà sản xuất, quá trình chế biến cũng như những hạn chế về kỹ thuật để có thể cải tiến sản xuất. Phần 2 đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành chế biến, bắt đầu với các nhà chế biến quy mô hộ gia đình sau đó chuyển sang các công ty tư nhân và các nhà máy quy mô lớn hơn (doanh nghiệp nhà nước, liên doanh và tư nhân). Phần 3 phác hoạ vai trò liên kết chính của các thương nhân. Còn phần 4, phần 5 tập trung vào các nhà bán lẻ trong nước và các nhà xuất khẩu. Phần 7 đề cập tới hai kênh sản xuất chè chính của Việt Nam, triển vọng của các nhà sản xuất – nông dân có liên quan tới các nông trường, các hộ quy mô nhỏ hoạt động độc lập hoặc thông qua hợp tác xã. Đối với hộ quy mô nhỏ sẽ tiến hành đánh giá các dịch vụ khuyến nông của chính phủ.

3.1 Người sản xuất
Theo Điều tra dân số nông nghiệp mới nhất của GSO năm 2003, Việt Nam hiện có gần 400.000 hộ trồng chè, chủ yếu tập trung ở các vùng sản xuất chính như khu vực Đông bắc (65% người sản xuất), Tây bắc (8%), Bắc Trung bộ (9%) và Tây Nguyên (8%).
Có sự thiếu nhất quán trong số liệu thống kê về chè ở miền Bắc Việt nam. Theo khảo sát của chúng tôi, có ba nguồn dữ liệu cung cấp một số thông tin sơ bộ: số liệu điều tra dân số nông nghiệp GSO, điều tra VLSS và điều tra định tính, định lượng về đa dạng hoá thu nhập ở vùng núi phía Bắc, gồm khoảng 300 hộ và 100 nhân viên chính quyền địa phương (IFPRI 2003).
Theo GSO (2003), diện tích trồng chè của Việt Nam vào khoảng 66,7 nghìn ha năm 1995. Và con số này đã tăng lên 106 nghìn ha vào năm 2002 (Hình 4). Tại Phú Thọ và Thái Nguyên, diện tích trồng chè tương ứng là 6 và 8-9% ( năm 1995 và 2000). Không nơi nào ở các vùng phía Bắc diện tích trồng chè ở cấp tỉnh vượt quá 12% (Yên Bái, 2002). Điều này cho thấy mặc dù đóng vai trò quan trọng trong tạo công ăn việc làm và thu nhập nhưng cây chè vẫn chiếm một vị trí nhỏ trong hệ thống nông nghiệp. Theo Điều tra mức sống hộ gia đình VLSS, năm 2002, thu nhập từ cây nông nghiệp chiếm 38% tổng thu nhập ở Trung du Bắc bộ nhưng chỉ có 7% thu nhập từ cây chè (VLSS, trang 50). Khoảng 20% hộ gia đình tại đây trồng chè song tính bình quân thì sản xuất chè chỉ đóng góp 7% trong tổng thu nhập của hộ (cao nhất sau gạo và ngô). Tỷ trọng này gần như không đổi từ 1993 đến 2002 (trang 64). Trong thời gian này, diện tích trồng chè tăng đáng kể từ 1998-2002 (từ 0,9 đến 7,1%).
Hình 3-1 – Chuỗi giá trị chè của Việt Nam


Nông dân hợp đồng

Công nhân nông trường

Nông dân không liên kết

Nông dân hợp tác xã

Hợp tác xã

Các nhà thu gom chè lá

Trạm thu mua chè lá



Các nhà máy/các công ty

Tư thương mua bán chè lá

Nhà xuất khẩu

Xuất khẩu

Siêu thị

Hình 3-2 – Chuỗi giá trị chè đen của Phú Thọ



Hình 3-3 – Chuỗi giá trị chè xanh ở Thái Nguyên



Nguồn: Khảo sát thị trường, 2004

Hình 3-4 – Diện tích chè Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002



Diện tích trồng chè ở Việt nam 2002 (000ha)

Tỷ lệ thay đổi diện tích trồng chè giữa 2002 và 1995 (%)

Hà Giang



Thái Nguyên

Phú Thọ

Nghệ An

Gia Lai

Lâm Đồng

DT(000ha)







% thay đổi


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương