NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè



tải về 2.99 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17


Danh sách các hình





Hình 1–1- Tổng quan phương pháp luận và các hoạt động dự kiến thực hiện 15

Hình 1-2- Bảng hỏi sử dụng cho điều tra PRAs diện rộng (số mẫu = 100) 19

Hình 2-1: Sản lượng và khối lượng chè xuất khẩu của thế giới 1970-2002 (tấn) 26

Hình 2-2 – Tỷ lệ bình quân trong sản xuất chè thế giới 2000-2003 27

Hình 2-3 – Khối lượng và giá trị thương mại chè thế giới giai đoạn từ 1900-2002 29

Hình 2-4 – Tỷ trọng bình quân trong xuất khẩu chè thế giới, 2000-2002 30

Hình 2-5 – Tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu chè ở các nước sản xuất chính, giai đoạn từ 1996-2000 31

Hình 2-6 – Tỷ trọng bình quân nhập khẩu chè thế giới 2000-2002 33

Hình 2-7 – Chuỗi giá trị ngành chè thế giới 34

Hình 2-8 – Sản lượng và diện tích chè của Việt Nam từ 1990-2003 36

Hình 2-9 – Năng suất bình quân của chè Việt Nam, 1990-2003 (kg/ha) 37

Hình 2-10 – Sản lượng và khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 1990-2002 (tấn chè khô) 38

Hình 2-11: Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Việt Nam 38

Hình 2-12 – Nước nhập khẩu chè Việt Nam 1999-2003 39

Hình 2-13– Xuất khẩu chè sang Irắc và các nước khác của Việt Nam (triệu USD) 40

Hình 2-14 – Tỷ lệ xuất khẩu theo loại hình sở hữu công ty 2004 40

Hình 2-15 – Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và giá thế giới 1990-2003 (USD/tấn) 41

Hình 2-16 – Các nước xuất khẩu chè lớn có giá trị và chất lượng 2002 42

Hình 2-17 – Giá trị đơn vị của các nước xuất khẩu chè lớn 2002 42

Hình 2-18 – Tiêu thụ nội địa chè Việt Nam (mt) 45

Hình 2-19 – Chi phí nguồn lực nội địa của chè Việt Nam 1995-2000 46

Hình 2-20 – Chi phí nguồn lực nội địa của các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam 1995-2000 46

Hình 3-1 – Chuỗi giá trị chè của Việt Nam 51

Hình 3-2 – Chuỗi giá trị chè đen của Phú Thọ 52

Hình 3-3 – Chuỗi giá trị chè xanh ở Thái Nguyên 53

Hình 3-4 – Diện tích chè Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 54

Hình 3-5 - Số hộ trồng chè theo quy mô năm 2001 56

Hình 3-6-Chuỗi marketing đơn gián hoá về thương nhân chè khô 74

Hình 3-7 - Giá chè xanh thu mua của công ty và giá thị trường lân cận năm 2003 (đồng/kg) 83

Hình 3-8 – Chuỗi phân phối của nông dân không có mối liên hệ ở xã Võ Miếu, tỉnh Phú Thọ 88

Hình 3-9 – Các vùng trồng chè và các cơ sơ chế biến tư nhân ở xã Võ Miếu, tỉnh Phú Thọ 89

Hình 3-10 – Chuỗi marketing của hợp tác xã Hương Thịnh, Thái Nguyên 93

Hình 5-1 – Biến động giá chè giai đoạn 2001-2004 (đồng/kg chè tươi) ở Phú Thọ 99

Hình 5-2-So sánh giữa nông dân không liên kết và công nhân/nông dân hợp đồng ở Phú Thọ (đồng/kg chè tươi) 100

Hình 5-3-Chi phí sản xuất, lợi nhuận giữa các hộ nghèo và hộ không nghèo ở Phú Thọ (đồng/kg chè tươi) 101

Hình 5-4 – Chi phí và lợi nhuận của các hộ có đăng ký kinh doanh và các công ty tư nhân tại Phú Thọ và Thái Nguyên 104

Hình 6-1 – Số lượng các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh và tổng diện tích trồng chè ở Thái Nguyên 112

Hình 6-2 – Công suất và lao động sử dụng ở các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh 2004 114

Hình 8-1-Cây vấn đề cho nông trường viên 146

Hình 8-2-Cây vấn đề cho nông dân ký hợp đồng 148

Hình 8-3-Cây vấn đề cho xã viên HTX 150

Hình 8-4-Cây vấn đề cho nông dân tự do 151

Hình 9-1- Kiến nghị chung cho chuỗi giá trị 165


Danh sách các hộp





Hộp 1-1- Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên 20

Hộp 1-2- Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ 21

Hộp 2-1 – Các loại chè khác nhau 27

Hộp 3-1: Các khó khăn của hộ trồng chè trong chuỗi giá trị 62

Hộp 3-2 – Công ty Bắc Sông Cầu 66

Hộp 3-3 – Sự xuất hiện của Hà Trường và mối quan hệ của công ty này với các nhà máy lớn ngoài vùng 67

Hộp 3-4 - Giá phụ thuộc vào một khách mua 69

Hộp 3-5- Khó khăn đối với cơ sở chế biến trong chuỗi giá trị 71

Hộp 3-6 - Anh Thuật, tư thương mua bán chè tươi ở xã Võ Miếu 73

Hộp 3-7 – Một người bán buôn chè xanh khô 75

Hộp 3-8: Khó khăn chủ yếu đối với các thương gia chè trong chuỗi giá trị 75

Hộp 3-9 – Người bán lẻ chè lâu năm và làm ăn có lời 76

Hộp 3-10 – Công ty Thế hệ mới: một doanh nghiệp tư nhân năng động và linh hoạt 77

Hộp 3-11 – Công ty cổ phần Kim Anh: một ví dụ về chuyển đổi cơ chế trong VINATEA 78

Hộp 3-12- Những nội dung của nghị định 01 của chính phủ ban hành ngày 1/1/1995 81

Hộp 3-13 - Biến động thị trường và mối quan hệ giữa công nhân và công ty 83

Hộp 3-14 – Quá trình trở thành một nông dân có hợp đồng, công ty Sông Cầu 84

Hộp 3-15 - Nghị định 80 của chính phủ khuyến khích việc mua bán nông sản thông qua hợp đồng (Tóm tắt) 85

Hộp 3-16 – Làm thế nào để công ty Phú Bền quản lý sản xuất của nông dân ký hợp đồng 86

Hộp 3-17. Một số điểm trong luật Hợp tác xã 91

Hộp 3-18 – Hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng 92

Hộp 3-19 – Buôn bán chè xanh ở Thái Nguyên 93

Hộp 5-1- Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị 110

Hộp 6-1 – Thị trường suy thoái và tiền công của lao động chế biến 115

Hộp 6-2 – Hái chè tạo cơ hội cho người nghèo có thu nhập 116

Hộp 9-1- Cải thiện chuỗi giá trị: áp dụng cho khu vực nông nghiệp 166



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


Chương này sẽ nghiên cứu sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị đối với ngành chè Việt Nam. Phần thứ nhất nhằm mục đích thiết lập bối cảnh của nghiên cứu này thông qua những thông tin chung về các chuỗi giá trị khác nhau, phác hoạ chính của chúng tôi để tìm hiểu ngành chè Việt Nam và triển vọng trong việc xoá đói giảm nghèo. Phần thứ hai sẽ đề cập đến đối tượng nghiên cứu cụ thể của dự án này. Phần thứ ba mô tả phương pháp luận và các chuyến khảo sát thực địa đã thực hiện. Cuối cùng, phần bốn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về tổ chức báo cáo.



1.1 Tiếp cận chuỗi giá trị ngành chè
Trước thập kỷ 70, thương mại quốc tế phần lớn được hiểu là sự thông thương giữa công ty và các nước độc lập. Tuy nhiên, trong hơn hai thập kỷ qua, thị trường thế giới đã chứng kiến sự ra đời của một loạt các phương thức mới kết hợp sản xuất và trao đổi được mô tả như các chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động từ sản xuất đến tiêu thụ. Khác với khái niệm thông thường của chuỗi cung, phương pháp này thiết lập một mạng lưới các mối liên kết có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và xác định rõ vai trò nòng cốt của các thành phần tham gia và cơ chế trong việc xác định ai được hưởng lợi và ở mức độ như thế nào.
Chuỗi giá trị nông sản đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong hệ thống lương thực toàn cầu, làm nảy sinh những cơ hội và khó khăn tiềm năng đối với người nghèo. Câu hỏi đặt ra không phải là có tham gia vào chuỗi giá trị hay không mà tham gia như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Khó khăn lớn nhất là người nghèo sẽ bị bỏ rơi bởi sự phát triển của chính những chuỗi giá trị này hoặc thậm chí bị tổn thương; nhưng đồng thời sự tham gia của họ có thể sẽ tạo ra cơ hội để cải thiện lâu bền cuộc sống của mình.
Nghiên cứu những cơ hội và khó khăn đối với người nghèo là trọng tâm của báo cáo này và sẽ được xem xét một cách cụ thể. Từ phía các nhà sản xuất, khó khăn của người nghèo chính là sự phụ thuộc ngày càng tăng vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng nhỏ và có tính cạnh tranh yếu. Đồng thời, sự tham gia vào các chuỗi giá trị đặc biệt là những chuỗi giá trị cao hơn sẽ đòi hỏi phải có kỹ năng mới, nguồn chi phí gia tăng mới và các cơ chế mới.
Lợi ích chủ yếu là có thể giảm bớt sự phức tạp trong buôn bán, giảm chi phí trung gian, cải thiện chất lượng sản phẩm và làm giảm nhu cầu tìm kiếm khách hàng mới. Tất cả những điều này có thể chuyển thành cơ hội nâng cao và ổn định thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc và cải thiện chất lượng cuộc sống của người sản xuất.
Sâu xa hơn nghiên cứu này đưa gợi ý chiến lược tăng sản lượng của các mặt hàng không có sự phân biệt rõ, và vấn đề muôn thủa là sự giảm sút liên tục của giá và tăng năng suất chưa chắc đã được chuyển tải thành tăng sản lượng. Các chiến lược thích hợp nhằm cải thiện tình hình là rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn chưa thể xác định điều gì đang xảy ra trong thực tế trong khi lại có một nhu cầu cấp bách trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị đối với người sản xuất, đặc biệt là những người sản xuất nghèo.
Báo cáo này sẽ tìm hiểu vấn đề này thông qua một nghiên cứu chi tiết về một chuỗi giá trị cụ thể, đó là chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam trên quan điểm nhằm đạt được một bức tranh toàn cảnh về chuỗi giá trị hiện tại, vị trí thích hợp của các thành phần tham gia khác nhau, các cơ quan quản lý và lợi ích của mỗi đối tượng. Sau đó, nghiên cứu sẽ sử dụng thông tin này để xác định các khu vực tiềm năng trong việc cải thiện vị trí của những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Cây chè được lựa chọn cho nghiên cứu này bởi ba lý do. Thứ nhất là, trong bối cảnh giá các mặt hàng nông sản nhiệt đới trên thế giới đang có xu hướng giảm và không ổn định làm nảy sinh một nhu cầu cấp bách là phải tìm ra cách làm tăng giá trị cho người sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam có lợi thế so sánh về sản xuất chè; tuy sản xuất đã phát triển mạnh trong thập kỷ qua, song ngành chè vẫn bị kiểm soát và xuất khẩu của Việt Nam vẫn không có ảnh hưởng lớn tới giá chè thế giới. Cuối cùng, sản xuất chè là một phần trong chuỗi giá trị có tiềm năng lớn trong việc xoá đói giảm nghèo; cây chè chủ yếu được trồng ở những vùng dân tộc thiểu số có tỉ lệ đói nghèo cao, đòi hỏi ít đầu vào và là cây trồng cần nhiều lao động. Ngoài ra, rủi ro thua lỗ là tương đối thấp. Cây chè đóng góp một vai trò quan trọng trong tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm ở các vùng nông thôn Việt nam, đặc biệt là các vùng núi phía Bắc (Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái và Phú Thọ), vùng duyên hải bắc Trung Bộ (tỉnh Nghệ An) và vùng Nam đông bắc (tỉnh Lâm Đồng). Hai vùng trồng chè chính là hai vùng nghèo nhất nước và cây chè là một trong số ít cây nông nghiệp phù hợp với điều kiện canh tác tại đây. Vì thế, phát triển cây chè có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội.
1.2 Đói nghèo ở Việt nam
Tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể sau thời kỳ đổi mới theo cả số liệu ước tính định lượng về tiêu dùng và số liệu định tính về mức sống. Số liệu phong phú nhất về tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam là số liệu của Điều tra mức sống Việt Nam, một cuộc điều tra hộ gia đình quy mô lớn với trên 4500 hộ do Tổng cục thống kê (GSO) thực hiện vào các năm 1992/93, 1997/98 và 2002. Theo số liệu này (xem bảng), chỉ tính riêng từ năm 1993 đến năm 1998, mức tiêu dùng bình quân đầu người đã tăng lên 40%, trong khi tỉ lệ đói nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 29% năm 2002, và tỉ lệ đói nghèo lương thực đã giảm từ 25% xuống chỉ còn 11%.
Sự thay đổi tích cực này cũng được phản ánh trong một loạt bài tập PPA được thực hiện bởi nhiều tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế trong cùng thời gian này (xem Ngân hàng thế giới, 1999, 2004, ActionAid varrious, IFPRI 20003). Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1999) trên hơn 1.000 hộ nghèo ở 3 vùng nông thôn và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy “”một trong những điều ngạc nhiên nhất là đời sống và điều kiện sông của người dân trong vài năm trở lại đây đã được cải thiện đáng kể, khác xa suy nghĩ của chúng tôi”. Trong số 1.000 hộ, có khoảng 10-15% điều kiện sống còn nhiều khó khăn (p.x). Còn theo nghiên cứu của IFPRI tại vùng Trung du Bắc bộ năm 2003 thì trong số 307 hộ được phỏng vấn, chỉ có khoảng 3 hộ cho biết điều kiện sống khó khăn trong giai đoạn 1994-2003 (trang 183).
Những thông tin định lượng khác về đói nghèo cũng cho thấy xu hướng này. Thước đo ‘khoảng cách đói nghèo’ dùng để tính khoảng cách giữa thu nhập của người nghèo và đường đói nghèo đã giảm gần 50%, từ 19% chỉ còn 7%. Thước đo đói nghèo thứ ba, tập trung vào thu nhập của các hộ nghèo đói lương thực đã giảm từ 8% còn 4% trong giai đoạn 1993-1998. Cuối cùng, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Liên hiệp quốc, một thước đo đa chiều về mức sống bao gồm cả thu nhập, tuổi thọ trung bình và trình độ học vấn cho thấy điều kiện sống cũng liên tục tăng từ năm 1985 (0,582) đến năm 2001 (0,688), năm cuối cùng số liệu được công bố. Các con số này đều cho thấy sự cải thiện đáng kể về mức sống, theo mô tả của Ngân hàng thế giới (WB 2004) như là “một trong những thành công lớn nhất của phát triển kinh tế” (trang 1).
Một phân tích chi tiết về các yếu tố quyết định sự thành công không nằm ngoài giới hạn của báo cáo này; song, nguyên nhân chủ yếu là nhờ quá trình tự do hoá nền nông nghiệp (đặc biệt đối với lúa gạo và cà phê) cũng như thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một vài điều cần phải lưu ý để tránh sự tự thoả mãn. Rõ ràng là tăng trưởng đã trở nên kém ổn định trong thập kỷ 90 (xem UNDP 2001, Ngân hàng thế giới 1999, 2004). Đầu tiên ta có thể thấy là tỉ lệ bất bình đẳng tăng lên1 ; hệ số gini về mức phân bổ thu nhập bình quân đã tăng từ 0,33 đến 0,37 trong giai đoạn 1993-2002, (theo UNDP 2001), gần bằng với Trung Quốc ”điều này khiến người ta lo ngại rằng Việt Nam sẽ sớm đạt được mức cân bằng và có mức thu nhập bình quân thấp hơn Trung quốc”.


Một bằng chứng nữa là khoảng cách ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị, chênh lệch giữa hai khu vực này đã tăng gấp đôi từ 30% lên 60% chỉ trong vòng 5 năm từ 1993-1998; ở các vùng nông thôn, bất bình đẳng trên thực tế lại giảm trong cùng kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng như nhau và bất bình đẳng không tăng lên, tỷ lệ đói nghèo sẽ thấp hơn 8 điểm so với mức đói nghèo của năm 1998.
Bên cạnh đó, có một số nhóm và vùng ít được hưởng lợi hơn từ sự tăng trưởng so với các nhóm và vùng khác – đặc biệt là ở nông thôn, tại ba khu vực nghèo nhất nước và các dân tộc thiểu số. 90% người nghèo sống ở khu vực nông thôn và sự đói nghèo của họ càng trầm trọng hơn. Người nghèo phần lớn là nông dân ít được học hành và ít được tiếp cận với thông tin. Theo số liệu năm 1998, 80% người nghèo làm nông nghiệp.
Phân tích tỉ lệ đói nghèo giữa các khu vực có thể thấy rõ là tỉ lệ đói nghèo giảm chậm hơn trong ba vùng nghèo nhất nước – Trung du Bắc bộ, Duyên hải Bắc trung bộ và Tây Nguyên, chiếm gần 70% người nghèo ở Việt Nam. Hơn nữa, tình trạng đói nghèo ở ba vùng này cũng nghiêm trọng hơn so với các vùng khác. Cuối cùng, tỉ lệ đói nghèo của các dân tộc thiểu số cũng giảm song chậm hơn so với tốc độ trung bình cả nước - mặc dù trong năm 1998, các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng đã chiếm tới 29% tỉ lệ người nghèo.
Xu hướng tăng trưởng là chủ điểm của nghiên cứu, đặc biệt chú trọng tới sự cần thiết cho phát triển nông thôn nói chung và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp nói riêng. Do đó nghiên cứu không chỉ dựa trên việc phân tích số liệu định lượng mà còn dựa trên những phân tích định tính liên quan tới người nghèo ở các vùng nông thôn, các tác nhân được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một ưu tiên chính trong đa dạng hoá nông nghiệp và đặc biệt là sự cần thiết phải có những nguồn thu nhập ngoài ngoài nông nghiệp (xem World Bank et al. 1999).2
Bảng 1-1- Tỷ lệ đói nghèo và mức sống một số năm (%)

Thước đo

1985

1990

1993

1998

2001/2002*

Tỷ lệ đói nghèo chung

70




58

37

29

Tỷ lệ đói nghèo lương thực







25

15

11

Tỷ lệ đói nghèo nông thôn







66

45

36

Tỷ lệ đói nghèo thành thị







25

9

7

Khoảng cách đói nghèo







18,5

9,5

6,9

Khoảng cách đói nghèo nông thôn







21,5

11,8

8,7

Khoảng cách đói nghèo thành thị







6,4

1,7

1,3

Mức độ trầm trọng







8

4




Hệ số Gini







0,33

0,35

0,37

Thước đo bất bình đẳng Theil







0,177

0,201




Thước đo nông thôn Theil







0,128

0,126




HDI

0,582

0,603

0,646




0,688

* Số liệu của UNDP năm 2001; tất cả các số liệu khác là năm 2002.

Nguồn: Số liệu tỉ lệ đói nghèo và bất bình đẳng của Ngân hàng thế giới (1999,2003, số liệu về HDI của UNDP (2003).
1.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của dự án này là xác định mức độ người nghèo tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè ở Việt Nam, đánh giá ảnh hưởng của các hình thức liên kết khác nhau đối với người nghèo và xác định các liên kết hiệu quả có thể giúp cải thiện lâu bền cuộc sống của người nghèo.
1.4 Phương pháp luận
Phương pháp tiếp cận chung
Nhiệm vụ chủ yếu của nghiên cứu này là xây dựng một bản đồ toàn diện về chuỗi giá trị ngành chè và chức năng của nó (các mối liên kết, sự tham gia của người nghèo và chính phủ) bên cạnh việc đánh giá ảnh hưởng của nó đối với người sản xuất chè nghèo và lao động làm thuê.
Về chuỗi giá trị, phương pháp tiếp cận của chúng tôi là tìm hiểu trước hết các thành phần tham gia một cách độc lập. Tiếp đến chúng tôi nghiên cứu các chuỗi giá trị cụ thể đối với mỗi thành phần tham gia trước khi sử dụng thông tin này để dựng nên một bức tranh toàn cảnh về chuỗi giá trị tổng quan của ngành chè. Đầu tiên, chúng tôi đã áp dụng một phương pháp tiếp cận kiểu ‘kim tự tháp’ để tìm hiểu thành phần tham gia tập trung vào nhóm đối tượng có ít thành viên nhất – đó là các nhà xuất khẩu lớn – và sau đó tìm ra các mối liên kết ở phía trên bao gồm tư thương, nhà chế biến, nhà sản xuất và người làm thuê.
Do đặc biệt quan tâm tới những mối liên hệ giữa người nghèo với các chuỗi giá trị nên chúng tôi tập trung vào những người trồng chè nghèo và các mối liên kết mà người nghèo tham gia. Do đã có những mối liên kết từ trước, chúng tôi chỉ tiến hành phân tầng nông dân theo mức độ nghèo đói và theo sự liên kết trên cơ sở mối quan hệ theo chiều ngang hoặc chiều dọc. 3Sau đó, chúng tôi làm phép so sánh đặc điểm tiêu biểu và hoàn cảnh của nhóm người sản xuất trong cùng một khu vực, những người tham gia và không tham gia vào các liên kết này (Hình 1).
Chúng tôi tập trung vào các liên kết sau: nông dân tham gia hợp tác xã, nông dân có hợp đồng (theo cá nhân hoặc nhóm hội) và “công nhân nông trường” (công ty cấp đất cho những nông dân này và ký hợp đồng làm việc trên đất thuộc sở hữu của công ty). Ở những vùng có các liên kết này, chúng tôi đã tiến hành điều tra định tính với những người sản xuất có thể tham gia hoặc không tham gia vào chuỗi giá trị để tìm hiểu lý do quyết định sự tham gia của những người sản xuất này và ảnh hưởng của việc tham gia đối với họ - đối với những người tham gia và đối với cộng đồng lớn hơn. Tất cả những tình huống này cung cấp một lượng thông tin bổ ích để hiểu được các liên kết hình thành ra sao, cơ cấu, ảnh hưởng, ưu điểm, nhược điểm và điều gì giúp cho những mối liên kết này bền vững.

Hình 1–1- Tổng quan phương pháp luận và các hoạt động dự kiến thực hiện





Thu thập dữ liệu
Để thực hiện kế hoạch này, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra về mặt định tính và định lượng chi tiết với nhiều thành phần tham gia vào chuỗi giá trị như nhà xuất khẩu, người thu gom và tư thương ở nhiều cấp độ khác nhau, các kiểu nhà chế biến, người bán lẻ, người tiêu dùng, các kiểu nhà sản xuất và người làm thuê chế biến và hái chè. Chúng tôi đã sử dụng công cụ nghiên cứu sau: các cuộc phỏng vấn nhóm, lập thành nhóm, phương pháp đánh giá nhanh (PRA) và điều tra chính thức.
Các cuộc phỏng vấn nhóm được sử dụng trong nghiên cứu đầu tiên để thu thập thông tin chung về ngành chè, sau là để thu thập thông tin bổ sung từ các thành phần tham gia trong nhóm hoặc điều tra người chế biến. Những đối tượng này được chọn để thu thập những thông tin chi tiết nhất hoặc nhạy cảm nhất nổi bật lên trong nhóm, đối với các thành phần tham gia không đồng ý tham gia vào nhóm (như giám đốc các công ty xuất khẩu) hoặc, với các nhà chế biến để tiếp cận các vấn đề theo một cách nào đó khác với các cuộc điều tra trước đây.
Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn đại diện của VITAS và VINATEA, giám đốc các doanh nghiệp, thương nhân, người đứng đầu nhóm các nhà sản xuất, nông dân, công nhân chế biến người hái chè và các thành phần quan trọng khác trong chuỗi giá trị như các cơ quan chính phủ. Trước khi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị một danh sách các câu hỏi và chủ đề với mục đích tạo sự linh hoạt tối đa cho người được phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn cung cấp những thông tin quý giá về ngành chè và hoạt động của ngành, lịch sử của chuỗi giá trị và những ảnh hưởng chủ yếu của sự tham gia đối với các nhóm đối tượng khác nhau, những thách thức và cơ hội đối với chuỗi giá trị trong tương lai. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và thương nhân cũng được hỏi những thông tin định lượng giúp chúng tôi có sự hiểu biết chính xác hơn về chi phí sản xuất, giá và lợi nhuận.
Thứ hai, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ nhằm xây dựng một bức tranh tổng thể về phương thức hoạt động của các cơ sở chế biến và các mối liên kết giữa các kiểu nhà chế biến khác nhau (nhỏ, lớn, nội địa, quốc doanh, liên doanh, nước ngoài) và các nhà sản xuất. Việc tiến hành một cuộc điều tra nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc thu thập số liệu định tính và trong một vài trường hợp là số liệu nhạy cảm. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới các nhà chế biến bởi vì họ đại diện cho mối liên hệ giữa nhà sản xuất chè và người bán lẻ. Thêm vào đó, điều này cũng giúp chúng tôi hiểu rõ hơn sự phát triển mạnh mẽ của các cơ sở chế biến hộ gia đình trong vài năm gần đây tại các vùng được nghiên cứu. Các thông tin về mẫu điều tra cơ sở chế biến được trình bày trong Bảng 1-2.
Tổng số các cơ sở chế biến chè khảo sát là 82, trong đó 56 cơ sở là hộ chế biến không đăng ký, 8 cơ sở chế biến đăng ký, 14 công ty tư nhân, 3 công ty liên doanh/nước ngoài và một cơ sở chế biến Phú Hộ thuộc Viện Nghiên cứu Chè. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng hỏi với nhiều các chỉ tiêu liên quan đến tình hình hoạt động, thu mua chè, chi phí chế biến chè, tieue thụ chè, vấn đề về hợp đồng và trang thiết bị.
Bảng 1-2- Điều tra mẫu các nhà chế biến

Loại hình cơ sở chế biến

Phú Thọ

Thái Nguyên

Tổng

Hộ không đăng ký

36

20

56

Hộ có đăng ký

8

0

8

Các công ty tư nhân

5

9

14

Các công ty liên doanh/nước ngoài

2

1

3

Khác

1

0

1

Tổng

50

30

82

Đối với việc nghiên cứu các nhà sản xuất tại những vùng có các mối liên kết, một cuộc điều tra nhỏ càng trở nên cần thiết hơn để tìm hiểu những người nông dân có hoặc không tham gia vào liên kết để xác định yếu tố quyết định sự tham gia và cũng để xác định ảnh hưởng đối với những đối tượng không tham gia. Người sản xuất liên quan trực tiếp đến các mối liên kết với các nhà chế biến được tách ra độc lập khỏi những người không liên quan trực tiếp. Ở đây, chúng tôi đã sử dụng hai loại hoạt động.


Thứ nhất, việc lập thành nhóm được tiến hành để tìm hiểu những thông tin không mang tính nhạy cảm và thông tin chi tiết từ một nhóm đối tượng gồm từ 7 – 10 cá nhân. Mặc dù hoạt động này không chi tiết bằng các cuộc phỏng vấn nhưng nó cho phép các thành phần tham gia thảo luận một cách sôi nổi nhằm làm nổi bật các quan điểm và nhằm xác định sự tán đồng và không tán đồng giữa các thành viên cộng đồng. Chúng tôi đã tiến hành thảo luận theo nhóm đối với các nhà sản xuất của mỗi xã, nội dung của các cuộc thảo luận được chuẩn bị kỹ càng để giúp chúng tôi dễ dàng so sánh kết luận của mỗi nhóm. Chúng tôi đã tập hợp các nhóm nông dân một cách ngẫu nhiên: 1) nông dân nghèo và không nghèo; 2) chỉ có nông dân nghèo; và/hoặc 3) nông dân có hoặc không tham gia vào một liên kết cụ thể. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi đều quan tâm đến sự tham gia của các thành viên trong gia đình với sản xuất chè là hoạt động chính và khuyến khích sự tham gia của phụ nữ4. Trong nghiên cứu này, Người nghèo không được chứng nhận thuộc diện nghèo theo Ngân hàng thế giới mà do lãnh đạo địa phương, hàng xóm láng giềng và bản thân họ xác nhận.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một loạt những bài tập PRA với người sản xuất để thu thập thông tin không mang tính nhạy cảm thông qua thảo luận với và giữa một số lượng lớn cá nhân. Mỗi nhóm thông thường bao gồm từ 20 – 30 cá nhân, trong đó một nửa là các hộ nghèo. Đầu tiên, mỗi nhóm đều được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi ngắn về các đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế xã hội (Hình 2). Các đặc điểm về nhân khẩu học được thu thập theo hai cách. Cách thứ nhất, hỏi hội thuộc dạng nghèo hay không nghèo đồng thời trả lời thêm một số thông tin để biết được tình trạng nghèo đói ở cấp độ nào trong hình tam giác5. Các câu hỏi được sắp xếp theo hệ thống cho phép họ có thể nối kết với những câu trả lời sau và do đó chúng tôi có thể phân tích các câu trả lời ra sao và liệu khác nhau như thế nào dựa trên tiêu chí tình trạng nghèo đói. Cách thứ hai, thông tin thu thập được giúp chúng tôi so sánh tình hình của những người được phỏng vấn với số liệu thống nhất để biết chính xác tình hình kinh tế xã hội.
Bảng 1-3- Mẫu người trồng chè, chính quyền địa phương trong điều tra định tính

Tỉnh



Hoạt động

Tác nhân

Người nghèo

Phú Thọ

Võ Miếu

- Tập trung nhóm

- Phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn lãnh đạo địa phương


10 nông dân

5 nông dân

lãnh đạo xã


- 5 nghèo

- 3 nghèo



Văn Miếu

- Tập trung nhóm

- Phỏng vấn sâu

- PRA

- - Phỏng vấn lãnh đạo địa phương



10 công nhân nông trường

5 công nhân nông trường

20 công nhân nông trường

lãnh đạo xã



- 4 nghèo

- 2 nghèo

- 10 nghèo


Yên Kiên

- PRA

20 công nhân nông trường

10 nghèo

Thái Nguyên

Hóa Trung

- Tập trung nhóm

- Phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn lãnh đạo địa phương


10 nông dân hợp đồng

5 nông dân hợp đồng

lãnh đạo xã


- 6 nghèo

- 4 nghèo




Minh Lập

- Tập trung nhóm

- Phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn lãnh đạo địa phương


10 nông dân hợp tác xã

6 nông dân người dân tộc thiểu số



- 7 nghèo

- 5 nghèo



Phúc Trìu










Sông Cầu

- Phỏng vấn sâu

- PRA



5 công nhân nông trường

20 công nhân nông trường




- 2 nghèo

- 7 nghèo



Sau đó, mỗi nhóm phải tham gia vào một loạt các bài tập lập bản đồ và xếp loại được thiết kế để xác định các đặc điểm kinh tế xã hội và các đặc điểm khác có liên quan tới sự tham gia vào các mối liên kết nhằm tìm ra lịch sử của mối liên kết hiện tại, qua đó tìm hiểu ảnh hưởng đối với các thành phần tham gia và cả cộng đồng nhằm xác định những khó khăn của hệ thống và các giải pháp tiềm năng.


Các thành viên được hỏi về ranh giới tham gia vào sản xuất và mối liên kết trong cộng đồng của họ. Việc xác định các nhân tố và ảnh hưởng của việc tham gia được sắp xếp và đánh giá thực tế. Đầy tiên các thành phần tham gia được hỏi nói về các nhân tố và sau đó là ảnh hưởng của việc tham gia-với những gợi ý đưa ra ở phần thảo luận nhóm. Sau đó họ phỏng vấn riêng về tầm quan trọng của từng nhân tố theo thứ tự sắp xếp. Cuối cùng, họ sẽ viết các nhân tố ra một mấu giấy và từng người được hỏi sắp xếp thứ tự theo mức độ quan trọng bằng cách sử dụng các hạt ngô. Khi đánh giá các ảnh hưởng khi tham gia liên kết, các thành phần được hỏi tự sắp xếp mức độ quan trọng của các nhân tố. Ảnh hưởng tiêu cực được xem là tích cực (ví dụ giá thấp trở thành giá cao, sức khoẻ yếu thành sức khoẻ tốt) cho phép so sánh cùng một lúc cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Cuối cùng, những ảnh hưởng tiêu cực được xem là một phân tích cây – theo đó các thành phần được hỏi xác định nguyên do dẫn tới các ảnh hưởng tiêu cực và giải pháp tiềm năng.
Trong các nghiên cứu, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn về mặt phương pháp luận trong việc xác định các hộ nghèo nhất trong vùng mà ở đó phần lớn dân số đều được chứng nhận là hộ nghèo theo tiêu chuẩn của chính phủ hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đã giải quyết vấn đề này trước tiên bằng cách hỏi lãnh đạo xã, những người cũng tương đối nghèo và sau đó là bằng cách tiến hành xếp loại mức độ giàu trong các nhóm đối tượng nhằm xác định một bộ phận tiêu biểu cho cả cộng đồng.
Trong phạm vi mỗi vùng, chúng tôi đều tiến hành các hoạt động theo trình tự như sau. Đầu tiên, chúng tôi gặp lãnh đạo xã và lãnh đạo các cộng đồng khác để thu thập thông tin chung. Thứ hai, chúng tôi đã tiến hành lập nhóm với các nhà sản xuất khác nhau theo bài tập PRA, các đối tượng tham gia được phân chia theo sự tham gia trong một liên kết cụ thể. Cuối cùng, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn nông dân nghèo, nông dân tham gia vào các loạt liên kết khác nhau cũng như nông dân tự do (nông dân không tham gia vào bất cứ loại liên kết nào).
Hình 1-2- Bảng hỏi sử dụng cho điều tra PRAs diện rộng (số mẫu = 100)


Đối với điều tra các công ty xuất khẩu, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn khác chẳng hạn như phỏng vấn sâu và phỏng vấn định lượng. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các công ty ở Hà Nội, Thái Nguyên và Phú Thọ. Tuy nhiên, một số thông tin thu thập được từ các công ty xuất khẩu chưa thực sự đầy đủ.
Bảng 1-4- Mẫu khảo sát các nhà xuất khẩu

STT

Số công ty phỏng vấn

Loại hình sở hữu

Địa bàn

1

2

Tư nhân

Hà Nội

2

2

Nhà nước

Hà nội

3

1

Công ty cổ phần hoá

Hà Nội

4

2

Tư nhân

Thái Nguyên

5

2

Liên doanh

Phú Thọ

6

1

Xuất khẩu

Phú Thọ


Lựa chọn địa bàn khảo sát thực địa
Đối với các nhà xuất khẩu, việc khảo sát được tiến hành ở Hà Nội. Đối với các đối tượng khác, do những hạn chế trong nghiên cứu, chúng tôi đã quyết định thực hiện một nghiên cứu chi tiết ở cấp vi mô về chuỗi giá trị chè tại ba xã và thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ và tại bốn xã và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Hai tỉnh này chiếm khoảng 30% sản lượng chè của Việt Nam. Có một số lý do lý giải tại sao lại lựa chọn Thái Nguyên và Phú Thọ là trọng tâm nghiên cứu. Thứ nhât, hộ nông dân ở nhiều vùng của 2 tỉnh chủ yếu sống dựa vào sản xuất chè. Diện tích đất trồng chè ở Phú Thọ và Thái Nguyên chiếm 9% và 14,4% tổng diện tích đất trồng chè. Ngoài ra, hai tỉnh tương đối nghèo, tỷ lệ nghèo gần 50% (năm 1998). Do đó, với sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị việc tập trung nghiên cứu hai tỉnh trên là thích hợp . Hơn nữa, xem xét chuỗi giá trị, hai tỉnh trên đại diện cho các chuỗi giá trị khá khác biệt. Ở Phú Thọ, các nhà máy chế biến chè đen chủ yếu là để xuất khẩu. Ngược lại, ở Thái Nguyên, hầu hết các hộ chế biến chè xanh là để tiêu thụ nội địa.
Tất nhiên, việc lựa chọn các vùng nghiên cứu có thể bị cho là không bao quát hết các vùng núi xa xôi nơi có nhiều người trồng chè nghèo nhất sinh sống. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều quan trọng là nghiên cứu những ảnh hưởng của việc phát triển chuỗi giá trị đối với người nghèo ở các vùng mà tại đó chuỗi giá trị đã phát triển để từ đó là kim chỉ năm hiểu rõ những ảnh hưởng tiềm năng đối với vùng núi, trung du. Phú Thọ và Tây Nguyên là hai tỉnh nằm ở vùng Trung du Bắc bộ (Hình 3).
Hộp 1-1- Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên

Vị trí địa lý:

Nằm ở vùng núi và trung du phía Bắc, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du với diện tích 3.562,82km2 với số dân 1.046.000 người.

Thái Nguyên không phải là một tỉnh lớn, chỉ chiếm 1,13% về diện tích và 1,41% về dân số của cả nước.

Giáp với các tỉnh: Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn và Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà nội về phía Nam. Là một trong những trung tâm kinh tế xã hội chính trị của Việt Bắc nói riêng (khu vực này gồm các tỉnh Cao băng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang) và là một trong những tỉnh thuộc miền núi trung du Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên đươợ coi là cửa ngõ của khu vực này, nối kết giao lưu kinh tế xã hội với vùng đồng bằng Sông Hồng. Giao lưu kinh tế xã hội có thể được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt và cả đường thủy.

Cùng với các tỉnh trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyeê cũng là nơi tập trung nhiều cộng đồng dân tộc với mọi sắc thái văn hoá, là trung tâm giáo dục và hoạt động văn hoá của cả khu vực miền núi phía Bắc.

Các đơn vị hành chính trực thuộc:

Tỉnh Thái Nguyên gồm 7 huyện ( Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đinh Hóa, Đại Từ, Phú Lương), thành phố Thái Nguyên và thị trấn Sông Công.



Toàn tỉnh có 180 xã trong đó có 125 xã nằm ở vùng cao, các xã còn lại là thuộc trung du và đồng bằng.

Nguồn: http:// www. thainguyen.gov.vn


Hộp 1-2- Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ


Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh nằm ở chóp tam giác kinh tế đồng bằng Sông Hồng nối Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai. Thành phố Việt trì là thủ phủ của tỉnh, cách Hà nội 80 km về phía Tây-Bắc và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.465 km2 với 10 đơn vị hành chính trực thuộc: Thành phố Việt trì, Thị xã Phú Thọ và 8 huyện: Phong Châu, Doan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Sông Thao, Tam Thanh, Thanh Sơn và Yên Lập. Dân số năm 1997 là 1.296.178 người trong đó dân số thành thị chiếm 15%, nông thôn chiếm 85%. Mật độ dân số bình quân là 3.706 người/km2 trừ Việt Trì là 21.042 người/km2.

Nguồn: http:// www.vnn.vn/province/phutho

Hầu hết các hộ nông dân ở hai tỉnh sống ở nông thôn và 90% làm nông nghiệp. Tỉ lệ đói nghèo trung bình ở Phú Thọ là 48% và ở Thái Nguyên là 50%, cao hơn chút ít so với tỉ lệ đói nghèo quốc gia là 44% (Minot and Baulch, 2002).6 Hơn thế nữa, hai tỉnh này cũng nằm trong số các tỉnh có mật độ nghèo cao nhất nước. Ở mỗi tỉnh đều có sự dao động đáng kể về tỉ lệ đói nghèo, từ 31% ở những khu vực đô thị tới hơn 65% ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đối với các xã, tỉ lệ đói nghèo dao động còn lớn hơn, từ 1% đối với vùng trung tâm tới gần 90% đối với vùng sâu vùng xa.


Ngoài ra, Thái Nguyên và Phú Thọ đặc trưng cho những địa phương có cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tỷ lệ hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp cao, khoảng 90% (xem bảng 2)
Bảng 1-5- Vài nét đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ




Cả nước

Phú Thọ

Thái Nguyên

Số hộ (2001)

13.906.477

293.705

197.541

Số hộ gia đình ở nông thôn chiếm tỷ lệ (%) (2001)

94

86

94

Hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm (%) (2001)

86

88

90

Tỷ lệ xã có điện (%) (1999)

90

89

91

Tỷ lệ hộ gia đình có điện tại mỗi xã (%) (1999)

79

76

81

Đất tưới (%) (2001)

36

25

27

Số xã có đường ô tô (%) (1999)

94

99

99

Xã có đường làng rải nhựa/xi măng (%) (1999)

33

7

10

Tỷ lệ hộ có điện thoại (%) (1999)

5

2

2

Tỷ lệ nghèo đói (%) (1998)

37

48

49

GDP p/c (2000) (nghìn đồng)




2184

1984

Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) (2003)

21,8

31

39

Tỷ lệ đất trồng lúa trên tổng diện tích đất trồng (%), 2003

43

51

51

Diện tích trồng chè chiếm (%), 2003




6

9

Nguồn: GSO (2001), trừ tỷ lệ đói nghèo và GDP lấy từ Minot and Baulch (2002).

Có một vài điểm khác biệt thú vị khi lựa chọn hai tỉnh này. Thứ nhất là ở Thái Nguyên, 80% chè được chế biến bởi các hộ gia đình trong khi ở Phú Thọ, một lượng chè tương tự lại được chế biến tại các nhà máy. Thái Nguyên hiện đang chiếm lĩnh thị trường chè xanh còn Phú Thọ chủ yếu chế biến chè đen xuất khẩu. Điều này một phần là do chất lượng chè của Thái Nguyên tốt hơn và phù hợp để chế biến chè xanh hơn. Ở Việt Nam, chè xanh phần lớn (95 %) được tiêu thụ trong nước, trong khi đa số chè đen (99%) chỉ dành cho xuất khẩu, việc tập trung nghiên cứu hai khu vực này cho phép xem xét ảnh hưởng của sự tham gia trongcác chuỗi giá trị có liên quan tới các loại chuỗi giá trị riêng biệt như chế biến tại nhà với tiêu thụ nội địa và chế biến tại nhà máy để hướng tới thị trường xuất khẩu.


Tiêu chí lựa chọn các xã trong mỗi tỉnh như sau:

  • Nông thôn (100%, trừ Sông Cầu 100% thành thị)

  • Tham gia sản xuất chè (tỷ lệ đất trồng chè trên diện tích đất nông nghiệp)

  • Tỉ lệ đói nghèo (sử dụng phương pháp tính thu nhập bình quân đầu người)

  • Các dân tộc thiểu số

  • Liên kết thể chế hiện tại (hoặc không có) – như sự có mặt của nhà máy chè, mức độ lâu dài của các mối liên hệ có hợp đồng, kiểu nhà máy (quy mô, loại hình sở hữu)

  • Khoảng cách tới trung tâm tỉnh

  • Kiểu liên kết hiện tại giữa các hộ nông dân

Bảng 1-6 sẽ cho thấy một số đặc điểm của các công ty khảo sát điều tra và Bảng 1-7 trình bày các thông tin chi tiết hơn về đặc điểm của 7 xã điều tra khảo sát.

Bảng 1-6- Một số đặc điểm của các công ty điều tra khảo sát

Công ty

Năm thành lập

Sở hữu

Công suất (tấn khô/năm)

Sản lượng chè xanh (tấn/năm)

năm 2001

Sản lượng chè đen

(tấn/năm)

2001

Số công nhân năm 2003

Quy mô nông trường

(ha)

Khách hàng chính

Công ty chè Sông Cầu

1995

Nhà nước

1000

200

700

350

471

VINATEA

Công ty Quân Chu

2000

Cổ phần

1500

560

770

26

123.7

VINATEA

Công ty Long Phú

1988

Nhà nước

1000

80

720


120

267

VINATEA

Công ty Phú Bền*

1999*

Nước ngoài

4000

0

3408


400

992

Các nước Châu âu

Công ty Phú Đa

1999

Liên Doanh

4200

0

3450


450

1504

Irắc

Công ty Thế Hệ Mới

1996

Tư nhân

5000

1400

3600

300

0

Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Đài Loan, nội tiêu

Công ty Bắc sông Cầu

2000

Tư nhân

400

80

320

55

0

Các nhà xuất khẩu khác

Công ty Hoàng Bình

1994

Tư nhân

400

100

150

60

0

Các nhà xuất khẩu khác

*Chú ý: Trước năm 2004, Phú Bền là liên doanh giữa Việt Nam và Bỉ .

** Số liệu năm 2001



Nguồn: Khảo sát thị trường, Vinatea, “Báo cáo tình hình hoạt động của VINATEA năm 2001”

Bảng 1-7- Các điểm tập trung khảo sát thực địa tại Phú Thọ và Thái Nguyên




Tỉnh



Diện tích (km2)

Khoảng cách đến trung tâm tỉnh (km)

Tỷ lệ chè trong đất nn (%)

Dân số

Tỷ lệ nghèo đói (%)

Số người dân tộc thiểu số(%)

Liên kết dọc

Liên kết ngang

Phú Thọ

Võ Miếu

50

100

14

10,983

62

49

Không

Không




Văn Miếu

53

115

36

5,740

65

77

Công nhân và nông dân có hợp đồng (công ty Phú Đa)

Không




Yên Kiên

47

67

63

6,320

34

20

Công nhân và nông dân hợp đồng (công ty Phú Bền)

Không

Thái Nguyên

Hoá Trung

11

30

42

3,952

40

27

Công nhân và nông dân hợp đồng (công ty Sông Cầu)

Không




Minh Lập

18

20

34

6,089

53

31

Không

Hợp tác xã hữu cơ




Phúc Trìu

21

15

47

4,983

40

58

Không

Hợp tác xã




Sông Cầu

12

20

20

3,113

19

8

Công nhân và nông dân hợp đồng (công ty Sông Cầu)

Không

Nguồn: Số liệu về diện tích, dân số và tỷ lệ dân tộc thiểu số lấy từ Thống kê nhà ở và dân số Viẹt Nam (1999). Tỷ lệ đói nghèo ước tính dựa trên số liệu của Ngân hàng thế giới và từ Minot and Baulch (2002). Thông tin về khoảng cách từ xã tới thủ phủ của tỉnh, liên kết ngang, liên kết theo chiều dọc được đưa ra dựa trên những thông tin thu thập được từ mỗi tỉnh. Thông tin về sản xuất chè trích từ các báo cáo của xã.

Các mẫu phiếu khảo sát thực địa cho các nhóm nghiên cứu sẽ được trình bày trong Phụ lục A và lịch trình làm việc tại địa phương trong quá trình khảo sát tại các tỉnh và ở Hà nội được trình bày trong Phụ lục.

Tất nhiên tính ứng dụng chung của các kết quả của việc khảo sát này sẽ còn hạn chế về mức độ mà nó ảnh hưởng tới nông dân trong 7 xã của hai tỉnh. Mức độ ảnh hưởng rộng hơn có thể được đặt ra. Tuy nhiên, mục đích của việc làm này không phải là xây dựng nên một bức tranh tiêu biểu của ngành chè Việt Nam, mà là tập trung vào nghiên cứu tác động của sự tham gia đối với mỗi cộng đồng nông dân cụ thể, từ đó rút ra một vài điều có thể áp dụng phổ biến trên thế giới.

1.5 Cấu trúc báo cáo
Phần còn lại của báo cáo này gồm những phần sau. Trong phần tiếp theo, báo cáo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về ngành chè của Việt Nam và thế giới. Phần III mô tả những tác nhân trong chuỗi giá trị ngành chè và mối liên kết giữa các tác nhân. Phần IV đề cập tới những vấn đề về quản lý-tại sao chuỗi giá trị lại được tổ chức theo cách đó là điều này có ảnh hưởng thế nào tới người sản xuất nghèo. Trong Phần V, chúng tôi sẽ cố gắng dự kiến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của từng tác nhân liên quan với mức độ khác nhau của chuỗi giá trị và từ đó kiến nghị một số hình thức liên kết có thể đem lại lợi ích cho người nghèo nhiều hơn. Phần VI xem xét khả năng tạo công ăn việc làm của ngành chè, điều kiện làm việc của công nhân chế biến và hái chè. Tiếp đến, Phần VII nêu các yếu tố quyết định tham gia vào các mối liên kết chính và ảnh hưởng đối với các nhóm sản xuất nghèo khác nhau. Phần VIII nêu rõ hơn những khó khăn và giải pháp tiềm năng cho những người sản xuất nghèo. Phần IX đề cập tới những trở ngại chính trong việc tham gia của người nghèo và đề xuất một số giải pháp cho ngành chè.


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương