NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè



tải về 2.99 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17



Sự phát triển của công nghệ thông tin như Web, mail cũng giúp các nhà xuất khẩu liên lạc, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng. Một số giám đốc đièu hành của các công ty xuất khẩu cho biết họ thường liên lực với khách hàng nước ngoài qua email.
Khó khăn cho các nhà xuất khẩu là (i) giá cả và nhu cầu thị trường không ổn định, có thể thấy rõ tình trạng này năm 2003; (ii) thiếu vốn; (iii) cạnh tranh gay gắt; (iv) Chất lượng chè không đều và khách mua từ chối; (v) nguyên liệu đầu vào không đồng đều.
3.6 Các thành phần khác

VITAS
VITAS là một tổ chức do các thành viên lập ra bao gồm tất cả các tác nhân trong ngành chè nhằm phát triển ngành chè Việt nam.
Theo báo cáo của ADB (2000), vốn của tổ chức là từ phí đóng góp hàng năm, của 67 thành viên trong đó 41% là của VINATEA, 45% từ các công ty cấp tỉnh và 14% từ các hội nông dân. Nôgn dân có diện tích trồng chè dưới 5 ha có thể gia nhập hiệp hội miễn phí nhưng tiến độ gia nhập rất chậm chạp. Nghiên cứu của ADB chỉ ra các thành viên của hiệp hội là các doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu uỷ ban đại diện lớn hơn để có thể góp phần đáng kể trong việc nuôi dưỡng và phát triển các hình thức kinh doanh mới hoặc những cải tiến trong kênh phân phối (trang 4).
Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) là một trong những hiệp hội đầu tiên ở Việt Nam, thành lập ngày 25/1/1998. Khởi đầu với 16 thành viên, VITAS hiện có 102 thành viên đặt tại 10 địa điểm và 25 tỉnh trồng chè. Chức năng chính của VITAS gồm 5 nhóm sau:

  • Các hoạt động dịch vụ: gồm nhiều dịch vụ đa dạng, khuyến khích sản xuất, chuyển giao công nghệ, trao đổi và xúc tiến thương mại, đấu giá và đào tạo.

  • Hoạt động tư vấn: tư vấn cho chính phủ về các quy định, chính sách phát triển chè; tư vấn cho các đơn vị địa phương quy hoạch thành thị và nông thông, các chiến lược phát triển chè, tư vấn cho các doanh nghiệp tất cả các nghiệp vụ kinh doanh, marketing và sản xuất chè.

  • Các hoạt động văn hoá chè: giới thiệu và quảng bá văn hoá chè Việt Nam, tổ chức các lễ hội, hội chợ triển lãm để tăng cường các hoạt động kinh doanh.

  • Thiết lập các mô hình tiêu chuẩn: xây dựng và mở rộng các mô hình phát triển bền vững, các vườn giống quốc gia, phối hợp sản xuất…

  • Các hoạt động thông tin: thiết lập mạng lưới thông tin bao trùm mở rộng ở cả phạm vi trong ngành và thế giới, nghiên cứu và phổ biến các kiến thức khoa học, kỹ thuật, quản lý và văn hoá của ngành.

Để hỗ trợ và thực hiện các chức năng trên, VITAS có 4 trung tâm: Trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm công nghệ cao và thiết bị tiên tiến, trung tâm đào tạo và tư vấn và đầu tư cho trung tâm phát triển các giống chè.

Tuy nhiên, hiện nay vai trò của hiệp hội vẫn còn thấp và chưa đủ sức hỗ trợ cho các công ty thành viên cũng như các hộ sản xuất. Từ năm 2000, hỗ trợ của VITAS cho các thành vêin trong tìm kiếm và mở rộng thị trường được chú trọng bằng việc tổ chức các chuyến đi thực tế tìm hiểu hội trợ, triển lãm ở nước ngoài. Nhưng nhìn chung, cần phải nâng cao vai trò của VITAS hơn nữa để hỗ trợ nhiều hơn cho các đơn vị thành viên và tư vấn cho các nhà quản lý, lãnh đạo trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược đối với ngành chè.



Dịch vụ khuyến nông
Các dịch vụ khuyến nông dành cho nông dân trồng chè do VINATEA và các nhà máy cung cấp hoặc do các sở nông nghiệp tỉnh cung cấp cho các hộ quy mô nhỏ không liên kết. Phân tích các dịch vụ này, ADB (2000) kết luận: “Hiệu qủa của các cán bộ khuyến nông còn hạn ché vì lương thấp và họ phải tự trang bị phương tiện đi lại. Việc đào tạo, huấn luỵên của các cán bộ khuyên nông chỉ ở mức sơ dẳng do thiếu vốn và thực hành. Các dịch vụ khuyến nông chủ yếu tập trung vào kỹ thuật canh tác chứ chưa mở rộng sang chế biến và marketing". Ngược lại, nông dân ở các nông trường được nhận sự quan tâm nhiều hơn trong việc đáp ứng mọi nhu cầu của họ.
Tuy nhiên, do nông dân trồng chè đặc biệt là các hộ nghèo có trình độ học vấn thấp nên cán bộ khuyến nông gặp khó khăn khi phổ biến các công nghệ mới, giống chè mới…

VINATEA giao cho Viện nghiên cứu chè (TRI) tiến hành nghiên cứu về canh tác, chế biến và cung cấp các dịch vụ khuyến nông, đào tạo. Trong số 400 nhân viên của Viện, 105 là chuyên viên nghiên cứu (ADB 2000, trang 3). Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, nên các hoạt động nghiên cứu hay đào tạo của Viện còn chưa được triển khai mạnh. Theo báo cáo của ADB (2000), Viện nghiên cứu chè chưa có nhiều nghiên cứu mới trong vài năm qua trừ việc tạo ra 4 dòng vô tính mới và một số dịch vụ khuyến nông đối với chè Shan. ADB kiến nghị TRI nên tập trung vào việc đánh giá phân tích các thông tin đã có sẵn hơn là thực hiện các nghiên cứu mới.


3.7 Cơ chế tham gia chuỗi giá trị của các nhà sản xuất
Chuỗi giá trị cây chè của Việt Nam có thể chia thành 3 mảng chính nối tiếp nhau là sản xuất, chế biến và thương mại. Như đã thảo luận ở trên, trong mỗi một bước của chuỗi giá trị có nhiều tác nhân tham gia với những mối quan hệ phức tạp về sự khác nhau của quy mô, thành phần. Nhìn chung, có 2 kênh chính về tiêu thụ các sản phẩm của chè: (i), các nhà máy đóng tại các đồi chè lớn, đây là kênh chính thống trước thời đổi mới và (ii), các hộ nông dân quy mô nhỏ, tự phát và phát triển mạnh trong những năm gần đây, hay còn gọi là thị trường tự do. Trong một số trường hợp cũng không có sự tách bạch rạch ròi giữa hai kênh tiêu thụ trên. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy hai kênh tiêu thụ vẫn còn khá tách biệt dù rằng không bằng trước đây vì các nông trường lớn và các công ty tư nhân nhỏ hơn bắt đầu thu hút nguồn chè từ các hộ sản xuất nhỏ.
Kênh phân phối giữa công nhân nông trường, nông dân có hợp đồng và nhà máy
Kênh đầu tiên là đầu mối trung tâm tại các nhà máy sản xuất chè trực tiếp xuất khẩu, có thể thông qua Tổng công ty chè hoặc các công ty quốc doanh, công ty liên doanh. Trong các trường hợp này, hầu hết chè búp đều do nông trường viên hoặc nông dân có hợp đồng sản xuất ra. Công nhân nông trường được chia đất sử dụng trong vòng 50 năm với điều kiện phải trồng chè và bán toàn bộ cho công ty trong khi nông dân có hợp đồng có đất riêng nhưng ký hợp đồng bán một phần hoặc toàn bộ chè cho nhà máy. Các nhà máy cung cấp vật tư trả sau và hỗ trợ kỹ thuật nên chè thường có chất lượng cao hơn so với chè của các hộ sản xuất quy mô nhỏ không có sự liên kết. Nhiều hộ còn trồng lúa hoặc nuôi gia súc nhưng phần lớn sản xuất của họ đều tập trung vào cây chè.
Kênh tiêu thụ này do các nhà máy chế biến lớn kiểm soát và liên quan tới các doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp nhà nước trước đây nay chuyển thành công ty liên doanh hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức ràng buộc với công nhân nông trường rất chặt chẽ. Ngoài ra, công nhân nông trường, nông dân có hợp đồng cũng bán sản phẩm cho thương nhân và người thu mua, song đây là mối quan hệ có phần lỏng lẻo hơn và không chính thống .28 Trong năm 2003 khi ngành chè gặp nhiều khó khăn và công ty trả giá thấp hơn giá thị trường thì nhiều công nhân nông trường, đặc biệt nông dân ký hợp đồng bán nhiều cho thương nhân ở ngoài thị trường tự do.
Công nhân nông trường
Trước năm 1995, công nhân nông trường làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và hưởng chế độ như người công nhân công nghiệp. Vào thời điểm đó, họ được trả lương hàng tháng và được hưởng các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, nghỉ hưu và cho đi nghỉ mát. Họ có thể là dân địa phương ở các vùng mà doanh nghiệp nhà nước đóng hoặc di cư từ các nơi khác đến. Toàn bộ đất trồng chè là của nhà nước và công ty đóng vai trò đại diện thay mặt nhà nước.

Sau nghị định 01 của chính phủ năm 199529, các doanh nghiệp nhà nước giao đất cho công nhân và họ trở thành công nhân nông trường.30 Với cơ chế này, công nhân phải ký một hợp đồng với công ty theo đó họ có quyền sử dụng đất của công ty trong vòng 50 năm và ngược lại họ có nghĩa vụ bán sản phẩm cho công ty. Điểm đáng lưu ý là hợp đồng này không bao gồm các điều khoản liên quan tới giá chè mà công ty sẽ trả cho công nhân nông trường. Các điều khoản cam kết khác là cố định và trong một thời gian dài trong khi giá chè lá thay đổi thường xuyên. Nội dung hợp đồng giữa công nhân nông trường và công ty đề cập chủ yếu tới các quy định về sử dụng đất và thanh toán bảo hiểm xã hội, trong khi không có những yếu tố thị trường nào được đề cập.


Hộp 3-12- Những nội dung của nghị định 01 của chính phủ ban hành ngày 1/1/1995

Khoản 1:

- Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao khoán đất trong Quy định này gồm: Nông trường quốc doanh, Lâm trường quốc doanh, Công ty, Xí nghiệp, Trung tâm, Trạm, Trại trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp cũng thực hiện giao khoán đất.


Khoản 2: Các loại đất được giao khoán

- Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm

- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đất lâm nghiệp

- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
Khoản 3: Bên nhận khoán nói trong quy định này gồm các đối tượng theo thứ tự ưu tiên sau:

- Hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc cho Bên giao khoán. Trong trường hợp do yêu cầu quản lý sản xuất của Bên giao khoán thì có thể giao khoán cho một hộ gia đình;

- Hộ gia đình, cá nhân đã làm việc cho doanh nghiệp, nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp và thành viên trong gia đình họ đến tuổi lao động có nhu cầu nhận khoán;

- Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khác có vốn đầu tư vào sản xuất theo quy hoạch của Bên giao khoán.
Nguồn: Nghị đinh 01 của chính phủ ban hành ngày 1/1/1995.


Về vấn đề đất đai, cần lưu ý rằng có sự khác biệt giữa công nhân nông trường với những nông dân khác. Thứ nhất, công nhân nông trường không có sổ đỏ trong khi nông dân trồng chè tự do lại có. Chính quyền địa phương chỉ giao chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ đất mà công ty đang sử dụng chứ không cho từng lô của người công nhân nông trường.Như vậy, tuy công nhân được quyền nhượng lại đất trồng chè nhưng họ không được sử dụng nó làm tài sản thế chấp để vay tiền của ngân hàng.31. Thứ hai, công ty quy định công nhân chỉ được phép trồng chè trên diện tích đất mà công ty giao khoán và không được trồng một cây gì khác, nên công nhân không có quyền quyết định trồng cây gì như những nông dân khác.


Công nhân ràng buộc với công ty bằng một hợp đồng quy định chặt chẽ trong đó quy định công ty sẽ cung cấp vật tư và mua chè của công nhân. Kết quả điều tra thực tế ở Công ty Phú Đa, Phú Thọ, công ty Sông Cầu Thái nguyên và công ty Phú Bền ở Phú Thọ cho thấy, công nhân nông trường đều nói rằng công ty yêu cầu họ phải bán toàn bộ sản phẩm hoặc một lượng quy định cho công ty và chỉ được phép trồng chè trên diện tích đất giao khoán. Những điều khoản này được quy định trong hợp đồng. Khi công nhân không thực hiện đúng cam kết, công ty doạ sẽ thu hồi lại đất32. Thảo luận với công nhân nông trường cũng cho thấy chưa một công ty nào thực hiện việc thu hồi đất, tuy nhiên công nhân nông trường vẫn có ý lo ngại điều này có thể xảy ra. Ví dụ, năm 2003, công ty Sông cầu trả cho công nhân nhà máy 1.800 đồng/kg chè trong khi giá chè trên thị trường là 2.500 đồng/kg nhưng công nhân vẫn phải bán chè cho công ty và không dám ván công khai ra thị trường tự do.
Thị trường xuất khẩu ổn định trong thời gian trước năm 2003 giúp các công ty Nhà nước, trong đó có Sông Cầu mua chè của công nhân với giá phù hợp, công nhân cảm thấy hài lòng33. Tuy nhiên, những biến động bất thường gần đây khiến cho mối quan hệ giữa công nhân và nhà máy yếu đi. Đặc biệt là đối với những công ty phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu34. Trước năm 2003, công ty Sông Cầu mua khoảng 5000 tấn chè lá mỗi năm, phần lớn số chè này cuối cùng được xuất khẩu thông qua VINATEA. Thị trường xuất khẩu của VINATEA sụt giảm đáng kể năm 2003 khiến công ty Sông Cầu phải giảm lượng thu mua. Năm 2003, công ty chỉ mua khoảng 2900 tấn chè lá với giá thấp hơn giá trên thị trường. Điều này cho thấy rõ việc phụ thuộc thị trường có ảnh hưởng tiêu cực thế nào tới người sản xuất.
Hình 3-7 - Giá chè xanh thu mua của công ty và giá thị trường lân cận năm 2003 (đồng/kg)




Chú ý: So sánh giá ở đây chỉ có tính chất tham khảo vì chất lượng của chè bán cho công ty và bán ra thị trường không giống nhau. Tuy nhiên, thường thì chất lượng chè mà công nhân nhà máy thường tốt hơn của nông dân tự do.

Nguồn: Kết quả điều tra tại Phú Thọ tháng 4 và Thái Nguyên tháng 5/2004.
Phản ứng trước những biến động của thị trường, nông trường viên nỗ lực chuyển đổi các hoạt động kinh tế để tăng thu nhập. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Chẳng hạn, họ tìm cách bán chui ra thị trường tự do để có thu nhập cao hơn. Theo điều tra của chúng tôi tại Phú Thọ, 7% người chế biến của xã Văn Miếu mua chè của công nhân công ty Phú Đa.
Khảo sát xung quanh địa bàn công ty Sông Cầu, Thái Nguyên cũng cho thấy công nhân sống ở vùng sâu vùng xa không tiện đường sá, ít tiếp cận thị trường nên không phản ứng nhanh nhạy với diễn biến của thị trường và vẫn bán chè cho công ty. Cơ hội tăng thu nhập rất hiếm. Ngược lại, những người sống ở vùng giao thông thuận tiện gần thị trường hơn thường bán chè chui cho thương nhân hoặc đầu tư vào máy chế biến để bán chè khô.
Hộp 3-13 - Biến động thị trường và mối quan hệ giữa công nhân và công ty

Chị M năm nay 46 tuổi, là công nhân của đội 9, công ty Sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên. Đội 9 không có ruộng, chỉ có chè và công nhân trong đội phụ thuộc hoàn toàn vào việc trồng chè. Hiện tại, chị sống với con trai và gia đình thuộc diện nghèo khó. Là dân di cư từ Thái bình lên và trở thành nông trường viên của công ty Sông Cầu. Năm 1997, chị mua 2400 m2 đất của công ty (theo Nghị định 01) với giá 2,6 triệu đồng. Hợp đồng ký kết với công ty theo Nghị định 01 quy định phải bán toàn bộ chè cho công ty. Ngược lại công ty cung cấp vật tư và cam kết mua toàn bộ sản phẩm. Trước năm 2003, sản lượng chè của gia đình chị bình quân đạt 2 tấn một năm và chị bán được với giá 3000 đồng/kg, thu nhập đủ sống cho gia đình. Ngoài khoản thu nhập này, chị phải trả phí bảo hiểm 2 triệu đồng mỗi năm.



Tuy nhiên, năm 2003, giá chè giảm mạnh khiến công ty trả giá thấp hơn cho công nhân, bình quân còn khoảng 1500 đồng/kg so với 2000 đồng/kg của năm 2002. Thậm chí có tháng giá chè chỉ còn 800 đồng/kg nên chị Mùi gặp nhiều khó khăn. Nếu chị bán toàn bộ chè búp cho công ty thì thu nhập từ chè không đủ trang trải cho chi tiêu tối thiểu của gia đình hay đóng phí bảo hiểm. Để tăng thu nhập, chị sử dụng máy chế biến để tạo ra lượng chè xanh lớn hơn. Chị cho biết, chị thu mua chè búp từ thị trường và chế bến thành chè xanh. Mỗi tháng, chị gửi 20 cân chè xanh cho họ hàng ở Thái Bình để tiêu thụ. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình chị năm 2003. Tổng thu nhập của gia đình chị Mùi từ chè bán cho công ty là 1,2 triệu đồng và 2 triệu từ việc bán chè cho người quen ở Thái Bình.
Nguồn: Phỏng vấn nông trường viên ở Thái Nguyên, tháng 4, 2004






Nông dân hợp đồng
Có hai dạng nông dân có hợp đồng. Một là là những người mua đất của công ty theo Nghị định 01 và ký hợp đồng với công ty. Những nông dân ở dạng này khác với nông trường viên vì họ không đóng bảo hiểm xã hội. Hai là những người có đất và ký hợp đồng với công ty, thông thường phổ biến sau khi có quyết định 80 của Chính phủ năm 2002
Dạng nông dân có hợp đồng thứ hai xuất hiện kể từ khi có Nghị định 01. Dạng này không phổ biến. Trong số 5 công ty nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát, chỉ có công ty Sông Cầu có loại hợp đồng này. Nếu sau thời gian khoán, đất được để lại cho nông trường viên, nông dân có cơ hội mua đất của công ty. Năm 1997, công ty Sông Cầu bán một phần đất cho nông dân sống ở gần công ty và di cư từ nơi khác đến, tất cả những người ký hợp đồng được nhận đất từ công ty và phải bán toàn bộ chè cho công ty. Đây chỉ là hợp đồng với công ty chứ không phải là chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền địa phương. Giống như công nhân nông trường, toàn bộ đất của công ty chỉ có một giấy chứng nhận duy nhất từ chính quyền địa phương và giấy chứng nhận này do công ty cầm. Do đó, họ không thể sử dụng đất giao khoán làm tài sản thế chấp vay tiền ngân hàng.
Dạng nông dân có hợp đồng thứ nhất xuất hiện theo Nghị định 01. Dạng này không phổ biến. Trong số 5 công ty nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát, chỉ có công ty Sông Cầu có loại hợp đồng này. Nếu sau thời gian khoán, đất được để lại cho nông trường viên, nông dân có cơ hội mua đất của công ty. Năm 1997, công ty Sông Cầu bán một phần đất cho nông dân sống ở gần công ty và di cư từ nơi khác đến, tất cả những người ký hợp đồng được nhận đất từ công ty và phải bán toàn bộ chè cho công ty. Đây chỉ là hợp đồng với công ty chứ không phải là chứng nhận quyền sử dụng đất của chính quyền địa phương. Giống như công nhân nông trường, toàn bộ đất của công ty chỉ có một giấy chứng nhận duy nhất từ chính quyền địa phương và giấy chứng nhận này do công ty cầm. Do đó, họ không thể sử dụng đất giao khoán làm tài sản thế chấp vay tiền ngân hàng.
Hộp 3-14 – Quá trình trở thành một nông dân có hợp đồng, công ty Sông Cầu

Ông Trần Ngọc Vũ năm nay 50 tuổi sống với vợ và 3 con gái. Gia đình ông thuộc diện nghèo, chỉ có một chiếc ti vi, không có xe máy và sống trong một ngôi nhà gạch nhỏ bé. Gia đình ông di cư từ huyện Phú Bình lên vào cuối thập niên 90 do không có việc làm và đất. Năm 1997, ông đến xã Hoá Trung và mua đất của công ty Sông Cầu theo nghị định 01. Điều đó có nghĩa là ông đã ký một hợp đồng với công ty, đồng ý trả 5,2 triệu đồng để có được quyền sử dụng mảnh đất đó trong 50 năm. Tổng diện tích đất trồng chè vào khoảng 9000m2 cho sản lượng 9 tấn mỗi năm. Là một nông dân có hợp dồng, ông phải bán toàn bộ chè búp cho công ty. Là một người di cư đến và không có đất, ông Vũ cho biết mua đất của công ty là một cơ hội tốt để gia đình ông cải thiện cuộc sống. Ông hy vọng có thể sẽ mua được một chiếc xe máy trong nay mai.


Nguồn: Điều tra tại Thái Nguyên, tháng 5/2004.

Mối quan hệ giữa công ty và nông dân có hợp đồng loại này này khá chặt chẽ. Theo kết quả thảo luận nhóm với nông dân có hợp đồng với công ty Sông Cầu ở xã Hoá Trung, tỉnh Thái Nguyên, mọi người nói rằng 80% chè búp sẽ được bán cho công ty và 20% được chế biến thành chè khô và bán ra thị trường tự do35.


Chúng tôi đã phỏng vấn một vài nông dân có hợp đồng ở công ty Sông Cầu và hầu hết cho rằng tất cả sản phẩm của họ đều được bán cho công ty và họ cũng phàn nàn rằng công ty trả giá thấp hơn so với giá thị trường. Điểm đáng chú ý ở đây là những nông dân có hợp đồng này sống ở vùng xa đường, ít tiếp cận với thị trường. Tuy nhiên, tương tự như nông trường viên, họ tin tưởng vào những cam kết trong hợp đồng.
Dạng nông dân có hợp đồng thứ hai xuất hiện từ năm 2002 khi chính phủ ban hành Quyết định 80 "khuyến khích mua nông sản qua hợp đồng" (Hộp 12). Sáng kiến này của chính phủ nhằm đẩy mạnh mối quan hệ giữa nông dân và các nhà chế biến.
Trong ngành chè, một số doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài thường sử dụng hệ thống hợp đồng này để phát triển và ổn định nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, hình thức này khó bền vững trước tác động mạnh của những biến động thị trường và tình trạng kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, từ năm 1994-2004, công ty Sông Cầu đã ký được hợp đồng với một công ty Nhật bản sản xuất chè chất lượng cao đặc biệt cho thị trường này. Để tăng nguồn nguyên liệu, Sông Cầu đã mua chè chất lượng cao của những nông dân xung quanh và bắt đầu năm 2002, công ty ký hợp đồng thời hạn một năm với những nông dân này. Nhưng khi giá chè giảm mạnh trong năm 2003 và công ty Nhật bản rút khỏi tỉnh Sơn La năm 2004, công ty Sông Cầu đã trả giá chè búp cho nông dân ký hợp đồng thấp hơn giá thị trường và hình thức hợp đồng loại này cũng không được thực hiện tiếp tục.
Hộp 3-15 - Nghị định 80 của chính phủ khuyến khích việc mua bán nông sản thông qua hợp đồng (Tóm tắt)




  1. Chính phủ khuyến khích các công ty chế biến mua nông sản thông qua việc ký các hợp đồng nông sản với các hợp tác xã và các hộ nông dân (các nhà sản xuất).

  2. Hợp đồng phải được ký khi bắt đầu vụ thu hoạch

Hợp đồng có thể bao gồm các điều khoản quy định việc cấp vốn, vật tư và hỗ trợ của công ty và ngược lại nông dân cung cấp nguyên liệu sản xuất ra.

  1. Các chính sách hỗ trợ hệ thống hợp đồng nông sản

    • Công ty sẽ được ưu tiên thuê đất từ chính quyền địa phương hỗ trợ thêm việc phát triển cơ sở hạ tầng cho khu nông nghiệp

    • Ngân hàng sẽ cấp vốn đủ cho các nhà sản xuất và công ty chế biến thông qua các thoả thuận giữa Ngân hàng và người vay vốn.

    • Chính phủ sẽ hỗ trợ thêm vốn để công ty chế biến và các nhà sản xuất theo kịp công nghệ mới.

    • Xúc tiến thương mại: Chính phủ Việt Nam sẽ ưu tiên cho cácc công ty chế biến ký hợp đồng nông sản tham gia vào các hợp đồng xuất giữa chính phủ với chính phủ.

Nguồn: Nghị định 80 của chính phủ ban hành ngày 24/6/2002, khuyến khích việc mua bán nông sản qua hợp đồng

Trường hợp khác là công ty chè Thái Nguyên. Trước năm 2003, công ty sản xuất 1000 tấn chè đen và giống như công ty Sông Cầu, gần 95% chè chế biến của công ty được xuất khẩu qua VINATEA. Năm 2003, công ty ký hợp đồng với 300 nông dân với giá từ 1.800-2.200 đồng/kg. Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu suy giảm, VINATEA chỉ mua 100 tấn chè của Công ty Thái Nguyên. Kết quả là công ty chỉ trả cho nông dân ký hợp đồng 800 đồng/kg chè tươi. Công ty đã không thực hiện đúng với cam kết và nông dân phải bán ra thị trường tự do hoặc chế biến thành chè xanh. Kết quả là hợp đồng không được thựuc hiện trên thực tế.
Trường hợp ở công ty chè Phú Bền thì ngược lại (Hộp 3-16). Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua rất tốt. Công ty thường thu mua khoảng 50% chè của công nhân nông trường và phần còn lại mua ngoài thị trường. Để ổn định nguồn cung, bắt đầu từ tháng 2/2003 công ty ký hợp đồng với nông dân. Theo hợp đồng ký kết, công ty sẽ cung cấp phân bón cho nông dân và ngược lại nông dân sẽ bán toàn bộ chè cho công ty. Hiện tại, nhu cầu mua nguyên liệu của công ty Phú Bền rất lớn trong khi hợp đồng ký với nông dân chỉ đáp ứng khoảng 60%. Do đó, công ty phải cạnh tranh với nhà thu mua khác để có đủ nguyên liệu. Năm 2003, giá mua của công ty thường cao hơn 100-200 đồng/kg so với giá thị trường .
Hộp 3-16 – Làm thế nào để công ty Phú Bền quản lý sản xuất của nông dân ký hợp đồng




  • Tại mỗi huyện, công ty có một người giám sát được trả lương hàng tháng 75.000 đồng.

  • Nhiệm vụ của người giám sát là :

    • Giám sát các hoạt động trồng và chăm sóc chè của nông dân có hợp đồng

    • Làm việc với nhân viên kỹ thuật của công ty để phổ biến kỹ thuật trồng chè cho nông dân.

    • Làm việc với công ty để ấn định giá mua

    • Giúp công ty chọn lựa nông dân ký hợp đồng

    • Tham dự các cuộc họp hàng tháng để báo cáo tình hình và thảo luận các vấn đề mới.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Sang, đội trưởng đội 1 nhà máy chè ĐoanH ùng, công ty Phú Bền, Phú Thọ, tháng 4/2004.



Hộ sản xuất tự do không liên kết

Kênh tiêu thụ thứ hai bao gồm phần lớn các nông dân, những hộ sản xuất nhỏ không liên kết, và hoạt động sản xuất chè cùng với các loại cây trồng khác và chăn nuôi. Đối với các hộ này, một số lượng chè tươi được bán cho những người thu gom hoặc chế biến, phần còn lại - nhất là tỉnh Thái Nguyên - chế biến chè tại nhà sau đó giữ lại để tiêu thụ trong nước và/hoặc bán cho tư thương. Những hộ sản xuất nhỏ có đất riêng và thường không tham gia vào bất kỳ mối quan hệ hợp đồng nào với khách mua. Một lượng nhỏ các hộ sản xuất tổ chức thành các hợp tác xã tuy nhiên cho tới nay hoạt động của các hợp tác xã này còn yếu.


Nông dân tự do
Đối với những nông dân không chịu sự ràng buộc cố định nào, công cuộc cải cách theo hướng thị trường của Việt Nam đã tạo ra những cơ hội lớn để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Trước năm 1988, không hề có thị trường tự do chính thức nào cho mặt hàng chè. Ngành chè hoàn toàn do các doanh nghiệp nhà nước chi phối. Bên cạnh hệ thống quốc doanh, chỉ có một số lượng nhỏ nông dân trồng chè chủ yếu tự cung tự cấp mặc dù họ cũng bán chui một lượng nhỏ chè ra thị trường. Trong hơn 10 năm qua, hệ thống này đã thay đổi vì 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, những cải tổ trong năm 1988 cho phép nông dân bán chè ra thị trường tự do, để họ chủ động đầu tư và mở rộng các đồi chè. Thứ hai, sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân và các nhà chế biến cũng như những cải tiến về công nghệ và cơ sở hạ tầng đã khuyến khích người nông dân mở rộng sản xuất.
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thực sự có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Trước hết, nhiều người mua sẽ khiến cho thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Sự xuất hiện của nhiều nhà thu gom, nhiều thương nhân lớn và các công ty chế biến giúp nông dân có nhiều lựa chọn hơn. Thứ hai, thị trường chè không còn bó hẹp trong phạm vi địa phương. Hiện nay, các thương nhân dùng ô tô để vận chuyển chè và dùng điện thoại di động để tiếp cận thông tin vì thế thị trường ngày càng hội nhập. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, tại các khu vực trồng chè mới như xã Võ Miếu, Phú Thọ, sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân, chế biến cùng với những cải tiến trong vận chuyển và thông tin liên lạc đã kết nối thị trường địa phương với các thị trường khác ở các tỉnh phía Bắc như Thai Nguyen and Vinh Phuc.36 Ngoài ra, sự khác biệt về giá giữa xã Võ Miếu và các thị trường khác đã giảm đi đáng kể.
Mối liên hệ chính của người trồng chè phụ thuộc vào loại chè và cơ cấu thị trường. Ví dụ, ở xã Vo Miếu, tỉnh Phú Thọ, nông dân vẫn phải bán chè búp và tại đó có rất nhiều các nhà chế biến và tư thương lớn. Khoảng 40% chè được bán cho các cơ sở chế biến tư nhân nhỏ, 20% bán cho người thu gom, 20% bán cho các tư thương lớn và gần 20% bán cho các hộ chế biến (Hình 3-8)37. Từ năm 2003, khi giá chè búp giảm mạnh, một số nông dân tự chế biến chè và bán cho người thu gom.
Hình 3-8 – Chuỗi phân phối của nông dân không có mối liên hệ ở xã Võ Miếu, tỉnh Phú Thọ


Ghi chú: Chè lá

Chè xanh

Chè đen

Các cơ sở chế biến gồm Đại Lộc, Hoàng Long, và Thành Long ở Sóc Sơn và một số công ty ở Vĩnh Phúc.



Nguồn: Điều tra của ICARD-ADB tại Thanh Sơn, Phú Thọ, 2004
Cần lưu ý rằng ở đây đã hình thành mối quan hệ vượt ra khỏi phạm vi của địa phương. Tương tự như vậy, theo nghiên cứu của IFPRI (2003) ở vùng núi phía Bắc phỏng vấn 90 thương nhân kết luận: "Về vai trò của các thương nhân, có ít hoặc gần như không có sự "hợp tác dọc" một cách chặt chẽ giữa nông dân và khách mua. Nông dân bán ra thị trường và hầu như không theo bất kỳ sự chỉ dẫn hay khống chế nào từ phía khách mua. Nói cách khác, nông dân nhìn chung tự chọn lựa khách mua và tin rằng giá mà họ nhận được là công bằng hợp lý. Rất ít bằng chứng cho thấy nông dân cảm thấy bị thua thiệt thậm chí là ở những vùng sâu, vùng xa".
Điều tra ở tỉnh Phú Thọ cho thấy hầu hết chè tươi do nông dân sản xuất được bán cho tư thương hoặc các cơ sở chế biến nhỏ. Mỗi xã có 1-2 cơ sở chế biến lớn. Văn Miếu có 2 hộ chế biến có đăng ký kinh doanh, mua chè tươi trực tiếp từ các hộ sản xuất trong xã hoặc những người thu gom. Các hộ sản xuất ở gần đều vận chuyển chè bán cho các cơ sở chế biến. Sự xuất hiện của các công ty chế biến tư nhân ở các vùng nguyên liệu giai đoạn 1999-2000 giúp cho các hộ sản xuất tự do lựa chọn người mua. Khoảng cách bình quân từ cơ sở chế biến tới vùng nguyên liệu chỉ vào khoảng 500 m đến 2km.
Hình 3-9 – Các vùng trồng chè và các cơ sơ chế biến tư nhân ở xã Võ Miếu, tỉnh Phú Thọ


Tan Binh

Nguồn: Thảo luận nhóm với các hộ sản xuất nhỏ, xã Văn Miếu, tháng 5/2004.
Một số lượng lớn các nhà chế biến quy mô nhỏ mua chè sơ chế hoặc đã chế biến từ các hộ sản xuất và tư thương. Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi không một công ty liên doanh hay TNHH nào mua chè khô. Nguyên nhân là do họ thích chế biến chè để có sản phẩm giá trị cao hơn, tiêu chuẩn tốt hơn vì sử dụng công nghệ tiên tiến và họ chủ yếu chế biến chè đen trong khi các nhà chế biến nhỏ hoặc tư thương chỉ cung cấp chè xanh khô.
Bảng 3-18 – Các nhà chế biến mua chè sơ chế

Loại hình

Mua chè chế biến rồi

Không mua chè đã chế biến

Tổng

Phú Thọ







 

Hộ không đăng ký

12

88

100

Hộ có đăng ký

29

71

100

Công ty tư nhân

40

60

100

 










Thái Nguyên










Hộ không đăng ký

25

75

100

Công ty tư nhân

86

14

100

Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu ở Phú Thọ, Thái Nguyên, 2004
Ngược lại, ở Thái Nguyên, một số công ty lớn đặt hàng chè khô đặc biệt từ các hộ sản xuất. Chẳng hạn, công ty TNHH Hoàng Bình (thành phố Thái Nguyên) không chỉ mua 750 tấn chè tươi mà còn mua khoảng 30 tấn chè xanh loại đặc biệt từ các hộ sản xuất xã Phúc Trìu. Chè khô mua từ các hộ này có chất lượng cao và công ty tiến hành đóng gói, và xuất khẩu trực tiếp cho các khách mua nước ngoài (gồm Đức, Cộng hoà Séc và Slovakia) hoặc bán cho các khách mua nội địa.
Sau khi chế biến, các sản phẩm chè được bán cho người bán lẻ hoặc các công ty xuất khẩu. Tại Phú Thọ, các hộ đăng ký và không đăng ký đều bán chè chế biến cho tư thương trong khi các công ty tư nhân bán cho các nhà xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp (Bảng 3-19). Tuy nhiên, tại Thái Nguyên, 40% hộ không đăng ký bán chè cho các nhà bán lẻ. Phần lớn chè của các công ty tư nhân (60%) được xuất khẩu chè trực tiếp, phần còn lại được bán cho các công ty xuất khẩu.
Bảng 3-19 – Doanh số bán cho các tác nhân mua khác nhau theo hợp đồng (%)

 

Tư thương

Người bán lẻ

Công ty/Nhà xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp

Phú Thọ










 

Hộ không đăng ký

99

1

0

0

Hộ có đăng ký

80

0

20

0

Công ty tư nhân

13

0

57

30

Thái Nguyên







 

Hộ không đăng ký

60

40

0

0

Công ty tư nhân

0

0

40

60

Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu tại Phú Thọ, Thái Nguyên 2004
Khách mua chính của các hộ chế biến không đăng ký là các nhà bán buôn, hầu hết là người địa phương có cửa hàng ở trung tâm. Tại Phú Thọ, các nhà bán buôn chè đóng vai trò quan trọng trong việc mua chè chế biến hơn là phân phối trên cả nước. Các hộ chế biến không đăng ký sản xuất chè xanh khô chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa do đó họ gần như bán toàn bộ sản phẩm cho thương nhân buôn chè khô.
Các hộ đăng ký bán chè khô cho các nhà bán buôn tại các chợ (khoảng 75% sản lượng) và các nàh máy hoặc các công ty xuất khẩu (chè xanh và chè đen). Trong trường hợp thứ hai, khách mua có thể chế biến lại chè để đạt tiêu chuẩn cao hơn phục vụ xuất khẩu. Chất lượng chè của các cơ sở này thường thấp và không đồng đều vì (i) nguyên liệu đầu vào không đồng nấht do các doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu riêng, chủ yếu là mua của nông dân với phẩm cấp khác nhau, ii) thiết bị chế biến đơn giản, lạc hậu.
Đối với các công ty liên doanh/TNHH, các khách mua chủ yếu là các công ty xuất khẩu và nhiều công ty cũng có thể xuất khẩu trực tiếp. Theo điều tra của chúng tôi, hơn một nửa sản phẩm của các công ty TNHH và các công ty liên doanh được bán cho các nhà máy hoặc các nhà xuất khẩu trong khi một nửa bán cho các nhà bán lẻ trong nước.
Hộp 3-17. Một số điểm trong luật Hợp tác xã



Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
2. Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã;
3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã;


4. Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Quốc hội, Luật HTX Số 18/2003 26/11/2003


Một số nông dân đã chọn việc thành lập một hợp tác xã để nâng cao khả năng đàm phán với khách mua. Hầu hết các hợp tác xã chè đều ở tỉnh Thái Nguyên, thành lập với sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ CECI38. Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết từ năm 2003 khi giá chè giảm mạnh.


Kể từ năm 2002, CECI đã hỗ trợ thành lập 6 hợp tác xã ở Thái Nguyên. Đối với Phú Thọ, mặc dù một số nông dân được phỏng vấn cho biết có tham gia câu lạc bộ IPM và quan tâm tới việc thành lập hợp tác xã nhưng cho tới nay chưa có một hợp tác xã nào được thành lập39. Khảo sát thực tế ở Thái Nguyên cho thấy các hợp tác xã vẫn chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Phạm vi hoạt động của các hợp tác xã chè chỉ mới tập trung vào việc cung cấp vật tư chứ chưa mạnh về kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã còn gặp khó khăn về ngân sách để tăng cường đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Qua phỏng vấn của chúng tôi, ba hợp tác xã được phỏng vấn có ngân sách là 8 triệu đồng (Tân Hương), 10 triệu đồng (Hương Thịnh) và 20 triệu (Thiên Hoàng). Ngân sách này là do các thành viên đóng góp. Với tài chính hạn hẹp như vậy, chi tiêu của các hợp tác xã hiện chỉ đủ để mua đồ đạc và trang trải các chi phí vận hành.
Thông thường, hợp tác xã ký một hợp đồng với khách hàng sau đó sẽ huy động chè khô từ các thành viên40. Cho tới nay, các hợp đồng giữa các hợp tác xã và các khách hàng vẫn còn nhỏ và các thành viên phải tự tìm khách hàng. Hầu hết họ vẫn bán chè ra thị trường tự do. Chẳng hạn như năm 2003, doanh số bán của Hợp tác xã Tân Hương là 5 tấn chè chế biến. Ở hợp tác xã Thiên Hoàng, tổng khối lượng chè khô sản xuất ra là 10 tấn, trong đó khối lượng chè được cấp chứng nhận là chè hữu cơ chỉ là 1 tấn. Chè được bán ra thị trường tự do với mức chiết khấu đáng kể41. Hợp tác xã Hương Thịnh là một ví dụ khác. Năm 2003, doanh số bán của hợp tác xã là 5 tấn chè khô, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng chè khô sản xuất ra, 95% còn lại phải đem bán ra thị trường tự do.
Hộp 3-18 – Hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng

Hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng được thành lập tháng 6/2001 với sự tham gia của 11 hộ gia đình. Hiện nay số thành viên của hợp tác xã đã lên tới 24 hộ. Sản lượng chè chủ yếu mà hợp tác xã sản xuất ra là chè hữu cơ. Hiện nay, tổng diện tích chè là 10 ha do chính các thành viên trong hợp tác xã quản lý.


Ban chủ nhiệm hợp tác xã gồm 4 người: một chủ nhiệm, một kế toán, một thủ quỹ và một người giám sát. Mọi người trong ban chủ nhiệm đều chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, giám sát các thành viên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng chè, chăm sóc và thu hái chè.
Tổng ngân sách của Hợp tác xã Thiên Hoàng là 20 triệu đồng, lấy từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất là do các thành viên đóng góp (theo quy định, mỗi thành viên muốn tham gia vào hợp tác xã phải đóng 200.000 đồng). Nguồn thu thứ hai là 20% từ việc bán chè. Ngân sách của hợp tác xã được dùng vào việc mua máy móc, thiết bị chế biến, bàn ghế và chi cho lãnh đạo tham gia một số hội chợ thương mại.
Nguồn: Phỏng vấn sâu, Thái Nguyên, tháng 4/2004.

Hình 3-10 – Chuỗi marketing của hợp tác xã Hương Thịnh, Thái Nguyên



Nguồn: Thảo luận nhóm ở Thái Nguyên

Phân tích của chúng tôi cho thấy có rất nhiều trở ngại đối với người sản xuất nghèo như: thiếu đất, thiếu vốn đầu tư cải tiến các giống chè hay đầu tư vào thiết bị chế biến, vật tư đầu vào, nhân công, tưới tiêu (đặc biệt là lợi nhuận từ sản xuất vụ khô) và đào tạo kỹ thuật.
Mặc dù Chính phủ đã có các chương trình cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo, tuy nhiên vẫn chưa đủ. Hơn nữa, hầu hết nông dân trồng chè nghèo không dám vay tiền đầu tư vào vườn chè vì lo ngại thị trường sụt giảm sẽ khiến họ không đủ khả năng trả nợ. Kết quả là đầu tư vào cây chè rất ít, rải rác, khi giá chè giảm thấp, nhiều nông dân thậm chí bỏ bê các vườn chè trong khi những năm giá cao, những nông dân giàu hơn lại giành hết lợi nhuận do đầu tư liên tục. Nhìn chung, nông dân trồng chè đặc biệt là nông dân nghèo ít có khả năng thương lượng giá do thiếu thông tin và phương tiện vận chuyển. Họ hầu như phải phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương và các nhà máy về thông tin giá và trong bất cứ hoàn cảnh nào, do lá chè bắt đầu biến chất sau 4-6 tiếng thu hái nên cơ hội lựa chọn người mua của nông dân càng thấp. Cuối cùng, có một thực tế là đa số người sản xuất đều tạo ra sản phẩm chất lượng thấp không đồng điều nên khả năng thương lượng giá càng ít vì các nhà thu gom luôn ép giá.
Kết quả mà chúng tôi tìm thấy là phần lớn lợi nhuận từ sản xuất và xuất khẩu chè đều rơi và những hộ nông dân không liên kết hoặc các nông dân có mối quan hệ với các công ty ngoài quốc doanh. Trong khi đó, người nghèo lại phải hứng chịu thiệt hại do thị trường suy giảm vì những thay đổi của giá chè được thông tin nội bộ và họ không có đủ khả năng chịu đựng những cú sốc.

Hộp 3-19 – Buôn bán chè xanh ở Thái Nguyên

Xã Phúc Trìu tỉnh Thái Nguyên là vùng trồng chè có tiếng. Tất cả nông dân trong xã thường tự chế biến thành chè khô và bán cho người thu gom (khoảng 95%). 5% còn lại bán dưới dạng chè tươi cho nông dân trong xã.


Mặc dù toàn bộ diện tích trồng chè được tưới đầy đủ song chỉ có một số hộ giàu có đủ điều kiện để mua phân bón và thuốc trừ sâu. Vì thế, sản phẩm của họ tốt hơn và bán được với giá cao hơn, khoảng 35.000 đồng/kg. Trong khi đó, những hộ nghèo chỉ có thể bán chè khô với giá 18.000-20.000 đồng/kg vì họ không đủ tiền mua phân bón và thuốc trừ sâu. Cho dù các hộ nghèo đầu tư nhiều hơn vào kỹ thuật trồng chè thì những người thu gom cũng không trả giá cao hơn cho họ vì không tin tưởng. Điều này dẫn tới trường hợp hộ nghèo nhờ hộ giàu bán hộ và sau đó trả hoa hồng. Chẳng hạn, một hộ giàu bán 1 kg chè khô với giá 20.000 đồng/kg thì tiền hoa hồng là 2.000 đồng.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ở tỉnh Thái Nguyên, tháng 4/2004

Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương