NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè


CHƯƠNG 7 – ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CHÈ



tải về 2.99 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

CHƯƠNG 7 – ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CHÈ

Chương này sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị chè đối với người sản xuất nghèo cả mặt định tính và định lượng. Phân tích định lượng sẽ chỉ ra những kinh nghiệm thu thập được từ các nhà sản xuất và số liệu đồng nhất ở các vùng nghiên cứu. Còn những thông tin phân tích định tính sẽ bao gồm những thông tin rút ra từ các cuộc phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm và PRA tiến hành ở hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ. Như đã mô tả trước đó, phỏng vấn sâu của chúng tôi tập trung vào các loại hình liên kết khác nhau, do đó chúng tôi nhằm vào 4 đối tượng sau:




  • Những người sản xuất chè ở các nông trường của các công ty (được gọi là công nhân nông trường)

  • Những người sản xuất ký hợp đồng với các công ty (sau đây gọi là nông dân có hợp đồng).

  • những người sản xuất tham gia vào các hợp tác xã (gọi là nông dân hợp tác xã)

  • những người không tham gia vào mối liên kết nào (gọi chung là nông dân không liên kết)

Phần 1 so sánh các đặc trưng kinh tế xã hội của nông dân trồng chè với mức bình quân của vùng sau đó xem xét những điểm khác biệt giữa 4 nhóm đối tượng. Bốn phần tiếp theo đưa ra những nét đặc trưng chung của từng nhóm đối tượng, từ đó phân tích những nhân tố quyết định tham gia vào từng mối liên kết và ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị. Phần cuối cùng tóm tắt lại ảnh hưởng của các loại hình liên kết khác nhau đối với người sản xuất nghèo.


7.1 Thông tin cơ bản
Mặc dù lợi nhuận thu được từ sản xuất chè khá thấp nhưng nông dân trồng chè vẫn có đời sống cao hơn so với nông dân trồng lúa. Số liệu thu thập từ những nhà sản xuất chè trong nghiên cứu cho thấy điều kiện sống của họ cũng cao hơn mức bình quân trong vùng.
Thông thường, ở một vài xã, nông dân cho biết thu nhập của họ tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu trồng chè trong khi một lãnh đạo xã cho nhóm nghiên cứu biết thu nhập hàng tháng từ chè trong xã của anh bằng với thu nhập hàng năm từ trồng lúa. Thảo luận nhóm ở xã Minh Lập cho thấy đời sống của các tác nhân ở các hộ khác nhau được xếp theo thứ tự sau: (i) hộ kinh doanh, (ii) hộ chuyên sản xuất chè, (iii) hộ trồng chè ít và trồng lúa nhiều.
Theo kết quả thảo luận nhóm tại xã Phúc Trìu, tỉnh Thái Nguyên, thứ tự sắp xếp như sau: (i) nông dân có hợp đồng, (ii) nông dân hợp tác xã, (iii) nông dân không liên kết.

7.2 Công nhân nông trường



Phương pháp nghiên cứu
Phần nào dựa trên điều tra khảo sát thực tế tại 3 nông trường và công ty chế biến chè: công ty chè Phú Bền, Phú Đà ở Phú Thọ và công ty Sông Cầu ở Thái Nguyên. Như đề cập tới ở chương 1, công ty chè Phú Bền là công ty 100% vốn nước ngoài. Công ty Phú Đa là công ty liên doanh giữa Việt nam và đối tác Irắc, vốn của Việt nam là từ nhà nước. Công ty Sông Cầu là doanh nghiệp quốc doanh. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm và PRA quy mô rộng với công nhân nông trường và nhân viên của các công ty trên.
Đặc điểm chung
Công nhân nông trường thường là ở các hộ chuyên trồng chè. Một số trường hợp nhưng công ty chè Phú Đa và Phú Bền, mỗi hộ phải có ít nhất 3000-5000 m2 đất trồng chè trước thuộc nông trường để đăng ký trở thành thành viên, một nông trường viên. Một số hộ nông trường viên có thể có vườn chè riêng, không thuộc sở hữu của công ty nhưng những trường hợp này không phổ biến. Sản xuất chè đem lại phần lớn thu nhập (ít nhất là 70%) của các hộ nông trường viên. Ngoài ra, họ còn nuôi gà, vịt, lợn quy mô nhỏ tự cung tự cấp. Trừ một số hộ thuê đất của xã, hầu hết nông trường viên phải mua lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Các hộ công nhân nông trường, đặc biệt là của công ty chè Phú Bền và Long Phú cũng làm một số việc phi nông nghiệp (như thợ xây, lao động mùa vụ, buôn bán...).
Bảng 7-1 – Những nét đặc trưng của công nhân nông trường công ty chè Sông Cầu chia theo mức thu nhập

Tiêu chí

Giàu

Trung bình

Nghèo

Nhà ở

Nhà máy bằng

Nhà lợp prô xi măng

Nhà tranh vách đất

Số con

1-2 con

1-2 con

1-2 con

Sức khoẻ

Lao động ở độ tuổi thanh niên, có sức khoẻ

Đủ khả năng lao động

Đau ốm, thiếu lao động

Học vấn

Học hết cấp hai và cấp 3

Học hết cấp hai

Học hết cấp 2

Vốn

Tích luỹ cao, nhiều tài sản và dễ vay ngân hàng

Tích luỹ cao, nhiều tài sản, dễ vay các khoản tiền lớn của ngân hàng

Tích luỹ thấp, ít tài sản, khó vay các khoản tiền lớn của ngân hàng.

Đất trồng chè

Diện tích trồng chè lớn

Diện tích trồng chè ở mức trung bình

Diện tích trồng chè trung bình nhưng năng suất thấp do thiếu vốn

Phương tiện

Xe máy Trung Quốc

Xe máy Trung Quốc

Xe đạp

Thiết bị chế biến chè

Máy chề biến chè nhỏ

Máy chế biến chè nhỏ

Máy chế biến chè nhỏ

Nguồn: PRA trên 20 nông trường viên, đội 19, công ty Sông Cầu, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tiỉH Thái Nguyên, chiều ngày 20/5/2004
Bảng 7-2 – Đặc trưng của công nhân nông trường công ty chè Phú Bền

Tiêu chí

Giàu

Trung bình

Nghèo

Nhà ở

Nhà mái bằng

Nhà gạch hoặc nhà gỗ

Nhà tranh vách đất

Số con

1-2

1-2

1-2

Sức khoẻ

Lao động có sức khoẻ tốt

Đủ lao động sản xuất chè

Đau ốm, thiếu lao động

Làm thêm

Các công việc ngoài sản xuất nông nghiệp

Không

Chỉ sản xuất chè

Vốn

Tích luỹ cao, không cần vay ngân hàng

Vay vốn 5 triệu của ngân hàng và thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vay vốn 2-3 triệu của ngaâ hàng với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.

Diện tích trồng chè

Hơn 0,5 ha

Hơn 0,5 ha

Hơn 0,5 ha

Phương tiện đi lại

Xe máy

Xe đạp

Xe đạp

Nguồn: PRA trên 20 nông trường viên, đội 26, công ty Phú Bền, làng 12, xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, chiều ngaà 3/6/2004.
Tỷ lệ hộ nghèo của công nhân nông trường thấp. Chẳng hạn, chỉ có khoảng 2 trên tổng số 40 công nhân nông trường đội 19, công ty Sông Cầu thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn đánh giá MOLISA. Tại công ty Long Phú, tỉnh Hà Tây, 10% nông trường viên thuộc diện nghèo. Công ty chè Phú Bền và Phú Đa, rất khó tìm thấy hộ nông trường viên thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn đánh giá MOLISA. Quả thật, báo cáo điều tra cho thấy không có hộ công nhân nông trường nào rơi vào tình trạng đói, thiếu ăn. Các hộ được coi là hộ nghèo do thiếu tiền mặt trả bảo hiểm xã hội, y tế và chi tiêu cho con em.
Đất thuộc sở hữu của công ty được phân chia công bằng cho công nhân nông trường54. Khác biệt về thu nhập nói chung giữa các hộ không lớn do sản xuất chè chiếm phần lớn tổng thu nhập của các hộ. Các hộ nghèo chủ yếu là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt, bệnh tật, đau ốm thường xuyên.
Bảng 1 và 2 mô tả những nét đặc trưng của hộ công nhân nông trường có mức thu nhập khác nhau, trên cơ sở PRA công nhân nông trường đội 19, công ty Sông Cầu và đội 26 công ty Phú Bền. Cần lưu ý rằng, tại công ty Sông Cầu, thu nhập của công nhân nông trường phụ thuộc nhiều vào sản xuất chè, khả năng tiếp cận vốn, lao động có sẵn và quy mô vườn chè là những nét khác biệt chính giữa hộ giàu và hộ nghèo. Trong khi đó, diện tích trồng chè là khá tương đồng tại công ty Phú Bền. Trong trường hợp này có thể thấy, mặc dù sản xuất chè đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của công nhân nông trường nhưng nhân tố quyết dịnh sự khác biệt giữa hộ giàu và các hộ khác là khả năng lao động tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Ngoài ra, trong số nông trường viên của công ty chè Phú Bền, chỉ có hộ giàu với tỷ lệ tích luỹ cao mới có thể mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp như dịch vụ vận chuyển, xây dựng.

Thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm cho thấy các nguyên nhân dẫn tới tnghèo của công nhân nông trường là



(i) đau ốm kinh niên; (ii) thiếu lao động trưởng thành ; (iii) thiếu vốn tiết kiệm và khó tiếp cận các khoản vay của ngân hàng (iv) thiếu kinh nghiệm làm ăn và do dự trong việc đầu tư vào diện tích chè nhằm cải tiến năng suất (v) cao tuổi và phản ứng chạm trước những biến động của thị trường

Các nhân tố quyết định trở thành công nhân nông trường
Vì đặc quyền đặc lợi của thành phần này nên việc thảo luận về các nhân tố quyết định sự tham gia chuỗi giá trị chè như một công nhân nông trường được đảm bảo. Bảng 3,4 và 5 cho thấy nhận thức của công nhân nông trường công ty Phú Đa, công ty Sông Cầu và công ty Phú Bền về các yếu tô quyết định tham gia chuỗi giá trị với vị trí là công nhân nông trường và tầm quan tọng. Nhìn chung, các yếu tố mang tính lịch sử góp phần quan trọng trong việc trở thành công nhân nông trường. Mặc dù công nhân nông trường ở cả 3 công ty này xếp yếu tố lịch sử ở mức quan trọng trung bình (Công nhân nông trường trước làm cho nông trường quốc doanh và con em họ), nhưng rõ ràng hoàn cảnh lịch sử là yếu tố tiên quyết quyết định sự tham gia của họ trong chuỗi giá trị.
Do nguồn cung đất trồng chè của các công ty không mấy khi thay đổi, chỉ công nhân trước đây là người của các nông trường quốc doanh mới được quyền ưu tiên nhận những diện tích đất này. Rất ít trường hợp chuyển nhượng cho hàng xóm để trở thành công nhân nông trường công ty Sông Cầu và Phú Đa. Chỉ ở công ty Phú Bền, yêu cầu về sản lượng của công ty rất cao và công ty hoạt động dưới công suất nên một số nông dân lân cận trở thành công nhân nông trường nếu diện tích trồng chè của họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn của công ty và họ sẵn sàng trả phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Mặc dù ở công ty Phú Đa và Phú Bền, là một trong số nghĩa vụ đầu tiên để trở thành công nhân nông trường. Tuy nhiên đây lại không phải là yêu cầu đầu tiên ở công ty Sông Cầu. Nguyên nhân là vì công nhân nông trường ở công ty Phú Bền và Phú Đa được công ty phân đất năm 1998 để tạo dựng các đồi chè cho công ty. Những người trẻ tuổi muốn trở thành công nhân nông trường phải nhận ít nhất 3000m2 đất trồng chè của công ty (trường hợp công ty Phú Đà) hoặc 5000m2 (công ty chè Phú Bền). Kết quả là chỉ có con em của công nhân nông trường có được quyền này.
Trong khi đó, công nhân nông trường công ty Sông Cầu phải thuê đất của công ty theo quyết định 01 của chính phủ 1998 về quyền sử dụng đất trong vòng 50 năm đối với công nhân nông trường thuộc các nông trường quốc doanh trước đây. Tuy nhiên, để trở thành công nhân nông trường, họ phải trả phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Nếu không họ chỉ có thể trở thành nông dân có hợp đồng. Như lời giải thích của công nhân nông trươờn công ty Sông Cầu, công nhân trước đây ở các nông trường quốc doanh cũ có thể đăng ký trở thành công nhân nông trường công ty Sông Cầu nếu họ trả phí bảo hiểm xã hội và y tế liên tục từ năm 1990-1997 mặc dù giá chè giảm mạnh và thu nhập của họ giảm đi đáng kể. Ngược lại, trả phí bảo hiểm xếp vị trí quan trọng thấp hơn trong các nhân tố quyết định tham gia chuỗi giá trị ngành chè với tư cách là công nhân nông trường ở công ty chè Phú Bền do việc phân chia đất khác với công ty sông Cầu.
Bảng 7-3 – Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị ở công ty Phú Đa

Các yếu tố quyết định

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Có hơn 3000m2 đất trồng chè của công ty

H

M

H

Lao động trẻ có sức khoẻ

H

H

H

Tuyển người mới có độ tuổi 18-35

H

M

H

Hơn 2 năm kinh nghiệp ký hợp đồng tạm thời là công nhân nông trường

M

H

M

Ý thức làm việc

M

M

M

Công nhân nông trường quốc doanh trước đây hoặc con em

M

H

M

Kinh nghiệm trồng chè

M

M

M

Học vấn

L

L

L

Tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo sản xuất

L

L

L

Dân tộc Kinh

L

L

L

Quan hệ với lãnh đạo công ty

L

L

L

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Nguồn: PRA trên 20 công nhân nông trường chi nhánh Thanh Niên, công ty Phu Da, xã Văn Miếu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, sáng 3/5/2004.



Bảng 7-4 – Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị ở công ty Sông Cầu

Các yếu tố quyết định

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Tỷ lệ (%)

Công nhân nông trường quốc doanh trước đây, trả phí bảo hiễm xã hội, y tế từ 1990-1997

H

H

H

21.8

Kỹ thuật trồng chè

H

H

H

19.9

Lao động trẻ có sức khoẻ

H

H

H

19.9

Khả năng vốn

M

M

M

12.2

Công nhân nông trường quốc doanh trước đây hoặc con em

M

M

M

6.6

Quan hệ thân thiết với lãnh đạo công ty

M

M

M

6.2

Học vấn

L

L

L

9.4

Tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo sản xuất

L

L

L

3.6

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Nguồn: PRA trên 20 công nhân nông trường đội 19, công ty Sông Cầu, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chiều ngày 20/5/2004.


Sản xuất chè là một công việc nặng nhọc, vì thế không ngạc nhiên khi thấy công nhân nông trường của 3 công ty coi “”lao động trẻ có sức khoẻ”” là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc tham gia. Đánh giá về mặt tỷ trọng cũng khẳng định kết luận này. Công nhân nông trường phải làm việc vất vả hơn những nông dân trồng chè khác vì công ty yêu cầu sản lượng cao hơn và giao đúng hẹn. Chẳng hạn, công nhân nông trường phàn nàn rằng thậm chí họ phải hái chè dưới trời mưa to để có sản phẩm giao đúng hẹn. Yêu cầu của công ty cũng lý giải tại sao công nhân nông trường đều ở độ tuổi trẻ (tuổi từ 18-35 hoặc tuổi từ 18 đến 32) và nhân tố này có tầm quan trọng cao và trung bình trong công tác tuyển dụng công nhân của công ty chè Phú Đa và Phú Bền. Ngoài ra, công nhân nông trường của công ty Phú Đa xếp “”ý thức làm việc” có tầm quan trọng ở mức trung bình vì phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của công ty về chất lượng và số lượng chè giao.
Bảng 7-5 – Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị ở công ty Phú Bền

Các yếu tố quyết định

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Mức độ

Tỷ lệ

Mức độ

Tỷ lệ

Mức độ

Tỷ lệ

Có hơn 3000m2 đất trồng chè của công ty

H

44.3

H

47.2

H

41.4

Lao động trẻ có sức khoẻ

H

25.8

H

23.2

H

28.4

Kinh nghiệm sản xuất chè

M

14.0

M

11.6

M

16.4

Tuyển dụng mới tuổi 18-32 (nam giới); 18-30 (nữ giới)

M

7.1

M

9.2

L

5.0

Trả phí bảo hiểm xã hội và y tế từ năm 1990

L

5.6

L

4.8

M

6.4

Tốt nghiệp cấp 2

L

3.2

L

4.0

L

2.4

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: trung bình; L: thấp

Nguồn: PRA trên 20 công nhân nông trường, đội 26, công ty Phú Bền, làng 12, xã Tây Cốc, Huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ, ngày 3/6/2004.

Công nhân nông trường ở 3 công ty trên đánh giá cao vai trò của kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất chè, quan trọng ở mức trung bình ở công ty Phú Đa và Phú Bền, mức cao ở công ty Sông Cầu. Mặc dù không bắt buộc nhưng kinh nghiệm kỹ thuật có ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân nông trường. Chỉ những công nhân nông trường có kỹ thuật tốt mới có thể đạt năng suất cao và chất lượng, cho phép họ đáp ứng mọi yêu cầu về sản lượng của công ty. Cả ba công ty đều có tổ chức các khoá đào tạo về kỹ thuật trồng chè. Công nhân nông trường phải tham dự một cuộc thi tay nghề hàng năm, điều này có ảnh hưởng tới mức lương hưu. Lưu ý rằng công nhân nông trường công ty Phú Bền và Sông Cầu coi “học vấn” hay “trình độ giao dục” như một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho việc tham gia chuỗi giá trị dù nhân tố này có tầm quan trọng ở mức thấp. Thực tế, “học vấn” hay “trình độ giáo dục” liên quan tới khả năng học và thực hành các kỹ thuật sản xuất chè.
Công nhân nông trường công ty Sông Cầu xếp nhân tố vốn ở mức quan trọng trung bình trong khi công nhân của công ty Phú Bền và Phú Đa lại không đề cập tới nhân tố này. Nguyên nhân là do công nhân nông trường công ty Phú đa và Phú Bền được bồi thường bằng việc đóng góp diện tích đất trồng chè, phân bổ theo nghị định 01, cho các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài mới thành lập, các công ty này thuê ngay chính những chủ đất với khoản thanh toán một lần cho 20-50 năm. 55 Do đó, khoản thanh toán một lần dạng này không đòi hỏi phải có tiếp kiệm lớn để thuê đất. Ngược lại, theo Nghị định 01, công ty Sông Cầu yêu cầu phaả thanh toán toàn bộ giá trị đất sử dụng trong vòng 1 năm, đối với đất trồng chè có chất lượng tốt. 56
Thông thường, công nhân nông trường thuê loại đất phân bổ cho các nông trường chè mới thành lập của công ty và tất nhiên, họ phải có đủ khoản tiết kiệm để thuê được. Những nông dân khác có thể thuê phần đất ít màu mỡ với giá thấp hơn và thời hạn thanh toán lâu hơn và họ thường trở thành nông dân có hợp đồng của công ty.

Các nhân tố xã hội như “Dân tộc Kinh”,’’có quan hệ gần với lãnh đạo công ty’’ hay ‘’tin tưởng vào các nhà lãnh đạo đội sản xuất’’ được xếp vào tầm quan trọng mức thấp trong số các nhân tố quyết định.


Đối với công nhân nông trường, không có sự khác biệt nào đáng kể giữa nhóm người nghèo và không nghèo trong việc sắp xếp tầm quan trọng của các nhân tố. Điều này liên quan tới sự bình đẳng trong phân đất và thu nhập. Nhóm nghèo và không nghèo ở công ty sông Cầu và Phú Bền gần như xếp tầm quan trọng của các nhân tố giống nhau còn ở công ty Phú Đa, các nhân tố xã hội có tầm quan trọng ở mức thấp.
Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ giữa nhóm người nghèo và không nghèo trong việc sắp xếp tầm quan trọng của các nhân tố ở công ty Phú đa và Phú Bền. Ở công ty Phú Đa, công nhân nông trường nghèo đánh giá cao vai trò của các nhân tố lịch sử như “hai năm kinh nghiệm làm việc như công nhân nông trường tạm thời’’ hay ‘’công nhân nông trường quốc doanh cũ hoặc con em họ’’ trong khi nhóm không nghèo lại xếp các nhân tố này ở mức quan trọng trung bình. Ngược lại, nhóm không nghèo xếp “”có hơn 3000m2 đất trồng chè của công ty’’ và ‘’tuổi từ 18-35’’ có tầm quan trọng ở mức cao còn nhóm nghèo xếp ở mức trung bình. Nhân tố ‘’độ tuổi’’ có ảnh hưởng tới sự khác biệt này giữa nhóm nghèo và không nghèo. Người trẻ tuổi thường theo kịp với những thay đổi của thị trường nhanh hơn, tiếp thu công nghệ mới tốt hơn và do đó công việc làm ăn kinh doanh tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Do đó, người trẻ tuổi thường nằm trong nhóm không nghèo và các nhân tố như có đất và sức trẻ có tầm quan trọng cao hơn đối với việc tham gia chuỗi giá trị chè của họ. Nhóm nghèo thường bao gồm những người lao động cao tuổi nên đánh giá cao yếu tố lịch sử. Và đó cũng là bởi phần lớn thu nhập của nông trường viên là từ sản xuất chè.
Trường hợp công ty chè Phú Bền, nơi nhân tố quyết định sự khác biệt giữa công nhân nông trường giàu và nghèo là mức độ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, khác biệt trong các yếu tố quyết định việc tham gia chuỗi giá trị chè giữa người nghèo và người giàu có thể được lý giải bằng mức độ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp khác nhau. Công nhân nông trường nghèo xếp và đánh giá nhân tố “độ tuổi” có tầm quan trọng trung bình trong khi nhóm không nghèo lại xếp ở mức thấp. Ngược lại, nông trường viên nghèo coi yếu tố lịch sử ‘’trả phí bảo hiểm từ năm 1990’’ có tầm quan trọng thấp, còn nhóm không nghèo xếp ở mức trung bình. Tại công ty Phú bền, công nhân nông trường không nghèo ít phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ sản xuất chè hơn so với nhóm nghèo vì thế trẻ tuổi không được coi là nhân tố quan trọng như “trả phí bảo hiểm kể từ 1990” để trở thành một công nhân nông trường. Ngược lại, công nhân nông trường nghèo xếp nhân tố trẻ tuổi có tầm quan trọng cao hơn vì sản xuất chè đem lại phần lớn thu nhập cho gia đình họ.
Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị chè với tư cách công nhân nông trường
Bảng 7-6,7-7 và 7-8 cho thấy kết quả PRA về ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè của công nhân nông trường công ty Phú Đa, Sông Cầu và Phú Bền. Theo kết quả PRA ở công ty Phú Đa, chúng tôi xếp hạng và đánh giá thực tế theo từng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, tỷ lệ đánh giá được xếp ở cột cuối của Bảng 7-6. Còn tại công ty Sông Cầu và Phú Bền, chúng tôi tiến hành xếp loại các tác động ảnh hưởng tích cực và tiêu cực riêng rẽ còn đánh giá mức độ nhằm xác định cân bằng chung ảnh hưởng của việc tham gia vào liên kết.

Bảng 7-6 – Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị đối với công nhân nông trường công ty Phú Đa

Ảnh hưởng tích cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Mức độ (%)

Thị trường đầu ra ổn định

H

H

H

22.5

Giá ổn định

H

H

H

15.5

Trả lương hưu và bảo hiểm y tế

H

H

H

16.8

Đất trồng chè tốt hơn do đầu tư lớn từ trước

M

M

M

12.0

Điều kiện làm việc an toàn

M

M

M

9.5

Các cuộc họp thường xuyên

L

L

L

8.5

Giá vật tư đầu vào phải chăng

L

L

L

8.3

Cơ sở hạ tầng (đường sá, nhà kho, nhà trẻ)

L

M

L

7.0

Ảnh hưởng tiêu cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Mức độ (%)

sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

H

H

H

34.0

Tỷ lệ trừ nước cao

H

H

H

33.8

Công việc nặng nhọc

H

M

H

25.5

Giá thu mua thấp

M

M

M

0.0

Kiểm soát chất lượng chặt

M

M

M

1.8

Thiếu thông tin thị trường

L

L

L

5.0

Thanh toán chậm

L

L

L

0.0

chú ý: Mức độ quan trọng- H: Cao; M: Trung bình; L: thấp.

Nguồn: PRA trên 20 công nhân chi nhánh Thanh Niên công ty Phú Đa, xã Văn Miếu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú THọ, 3/5/2004.


Trước tiên, công nhân nông trường của cả 3 công ty đều đánh giá cao sự ổn định của thu nhập và giá đầu ra cũng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của công ty. Công nhân nông trường phải trả phần khá lớn phí bảo hiểm y tế, xã hội, khoảng hơn 100.000 đồng/tháng để về sau có lương hưu và bảo hiểm y tế. Chè mà công nhân nông trường sản xuất ra thường được công ty ưu tiên thu mua trước cho dù vào thời điểm đó nhu cầu nguyên liệu của công ty thấp. Ưu tiên này do 2 nguyên nhân: (i) năng suất và chất lượng chè lá của công nhân nông trường cao hơn vì được trồng ở vùng đất tốt hơn thuộc sở hữu của công ty; (ii) công nhân nông trường phải thiết lập mối quan hệ vững chắc với công ty; chẳng hạn công nhân nông trường của công ty Sông Cầu và Phú Đa hiện nay vẫn đồng ý trả phí bảo hiểm xã hội và y tế theo quy định trước đây của nông trường quốc doanh cũ thay vì bỏ việc từ naưm 1990-1997 khi ngành chè lâm vào khủng hoảng.
Bảng 7-7 – Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị chè của công nhân nông trường công ty Sông Cầu

Ảnh hưởng tích cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Lương hưu

H

H

H

Thanh toán bảo hiểm y tế

H

H

H

Sử dụng vốn đầu tư trước đây cho tưới tiêu và khai hoang đất

H

H

H

Chăm sóc sức khoẻ thường xuyên

H

H

H

Vật tư trả sau

M

M

M

Thưởng khi vượt quá khối lượng ký kết trong hợp đồng

M

M

M

thị trường đầu ra ổn định

M

M

M

Đất trồng chè chất lượng tốt hơn

M

M

L

Đào tạo kỹ thuật

L

L

L

Nghỉ lễ và thăm quan du lịch

L

L

L

Hỗ trợ trong trường hợp gặp thiên tai

L

L

L

Họp mặt thường xuyên

L

L

L

Ảnh hưởng tiêu cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Tiếp cận thị trường tự do hạn chế

H

H

H

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

H

H

H

Giá đầu ra thấp

H

H

M

Khó khăn trong sản xuất chề vào mùa khô

M

M

H

tỷ lệ trừ nước cao

M

L

M

Không được phun thuốc trừ sâu của người khác ngoài công ty

M

M

L

Kiếm soát chất lượng chặt

M

M

L

Khó tiếp cận các khoản vốn vay của ngân hàng vì thiếu tài sản thế chấp do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng chè

L

L

M

Các cuộc họp tốn thời gian

L

L

L

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: Trung bình; L:Thấp

Nguồn: PRA trên 20 công nhân nông trường, đội 19, công ty Sông Cầu, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chiều 20/5/2004.


Giá đầu ra và công tác thu mua ổn định được xem là một trong những ảnh hưởng tích cự quan trọng nhất đối với công nhân nông trường công ty Phú Đa và Phú Bền, nhưng các ảnh hưởng này lại không đáng kể ở công ty Sông Cầu. Đó là do 2 nguyên nhân: Trước hết, công ty Phú Đa và đặc biệt là công ty Phú Bền có thể xuất khẩu trực tếp và có nhu cầu ổn định nên khuyến khích việc thu mua ổn định từ công nhân nông trường với giá ổn định. Thứ hai, chất lượng chè lá (nếu chề biến thành chè xanh) do công nhân nông trường Sông Cầu sản xuất ra cao vì thé nếu không ty không thu mua toàn bộ chè lá của công nhân nông trường, họ vẫn có thể chế biến thành chè xanh và đem bán trên thị trường với giá cao hơn. Ngoài ra, công ty Sông Cầu phải xuất khẩu chè chế biến qua VINATEA hoặc bán ra thị trường nội địa, do đó công ty không thể trả giá cao cho chè lá của công nhân nông trường như trường hợp công ty Phú Bền và Phú Đa.
Bảng 7-8 – Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗ giá trị chè đối với công nhân nông trường Phú Bền

Ảnh hưởng tích cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Thị trường đầu ra ổn định

H

H

H

Thanh toán nhanh

H

H

H

Phân bón tốt cho năng suất cao

H

H

H

Vật tư trả sau

M

M

M

Thanh toán bảo hiểm y tế

M

M

M

Chăm sóc sức khoẻ thường xuyên

M

M

M

Lương hưu

M

L

M

Nghỉ lễ và thăm quan du lịch

L

L

L

Họp mặt thường xuyên

L

M

L

Thưởng cho phần dư cao hơn trong hợp đồng

L

L

L

Tập huấn kỹ thuật

L

L

L

Ảnh hưởng tiêu cực

Tổng

Nghèo

Không-Nghèo

Phần đóng bảo hiểm y tế và xã hội cao

H

H

H

Giá đầu ra thấp

H

H

H

Sản lượng ký trong hợp đồng cao

H

H

H

Tỷ lệ trừ nước lớn

M

M

M

Kiểm soát chất lượng chặt

M

M

M

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

M

M

M

Không cấp quần áo bảo hộ lao động

M

L

L

Cấm tham gia thị trường tự do

L

L

M

Hạn chế tiếp cận tín dụng vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng chè nên không có tài sản thế chấp)

L

L

L

Không có ngày nghỉ

L

M

L

Cấm dùng thuốc trừ sâu của người khác ngoài công ty

L

L

L

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Nguồn: PRA trên 20 công nhân nông trường, đội 26, công ty Phú Bền, làng 12, xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, 3/6/2004.


Một lợi ích của công nhân nông trường là đất trồng chè tốt hơn nông dân khác do đầu tư lớn của các nông trường quốc doanh trước đó. Tại công ty Phú Đa và Sông Cầu, công nhân nông trường cho biết nông trường của công ty có hệ thống tưới tiêu tốt, bằng phẳng và màu mỡ hơn các khu đất khác trong vùng và cây chè được trồng theo đúng cách thức. Kết quả là sản lượng chè của nông trường công ty thường cao hơn hẳng các nông trường khác, làm tăng thu nhập của công nhân nông trường. Tại công ty Phú Đa, do cây chè đã trồng lâu năm theo giống cũ nên đang thoái hoá. Tuy nhiên, năng suất chè vẫn cao hơn các nông trường lân cận vì công nhân nông trường sử dụng loại phân bón đặc biệt của công ty. Hơn nữa, công ty Phú Đa đang khuyến khích, trợ cấp cho việc trồng thay thế các giống chè truyền thống bằng những giống mới. Do đó, dự kiến năng suất và chất lượng chè của công ty sẽ được cải thiện trong nay mai.

Ảnh hưởng tích cực của việc cấp vật tư trả sau (phân bón, thuốc trừ sâu) được xếp ở cấp độ trung bình. Trong đánh giá mức độ, tầm quan trọng của ảnh hưởng này thấp hơn các lợi ích khác như bảo hiểm y tế, lương hưu ở công ty Phú Đa và Sông Cầu hay thị trường đầu ra ổn dịnh và giá cả ổn định ở công ty Phú Đa và Phú Bền. Thực tế, việc cấp vật tư trả sau đảm bảo chất lượng chè lá cung cấp cho công ty. Thông thường, các công ty đặt mua phân bón và thuốc trừ sâu đặc biệt không có bán phổ biến trên thị trường và họ yêu cầu công nhân nông trường sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dù biết rằng chúng có hại. Hơn nữa, các đại lý phân bón và thuốc trừ sâu cũng cung cấp vật tư trả sau dễ dàng cho nông dân trồng chè. Nên rõ ràng là các hộ không nghèo có thể dễ dàng tiếp cận vật tư trả sau từ các đại lý khác.

Những ảnh hưởng tích cực khác, không trực tiếp liên quan đến cải thiện thu nhập trong ngắn hạn, được xếp ở cấp độ thấp ở cả 3 công ty, chẳng hạn như tập huấn kỹ thuật, nghỉ lễ, thăm quan, phúc lợi, trợ cấp trong trường hợp gặp thiên tai và hội họp thường xuyên. Có lẽ, ở cấp độ quan trọng thấp, công nhân nông trường không mấy chú ý tới những ích lợi phi kinh tế. Không có sự khác biệt nào lớn giữa công nhân nông trường nghèo và không nghèo trong việc xếp hạng và đánh giá mức độ ảnh hưởng tích cực của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè.

Về các ảnh hưởng tiêu cực, lưu ý rằng việc sử dụng vượt quá lượng thuốc trừ sâu đều bị coi là ở mức độ cao đối với cả nhóm nghèo và không nghèo ở công ty Phú Đa và Sông Cầu. Nông dân phun thuốc thường bị đau đầu sau khi phun thuốc. Ngoài ra, có hiện tượng gia súc chất do ăn phải chè của công ty, thuốc trừ sâu làm xám da và làm giảm độ tuổi nghỉ hưu ở các doanh nghiệp nhà nước do sức khoẻ giảm, đau ốm vì sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Khả năng sinh lời từ các thị trường bất ổn, thu nhập thấp cũng là nguyên do khuyến khích công nhân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu. Ngược lại, công nhân nông trường Phú Bền không phàn nàn nhiều về mức độ sử dụng thuốc trừ sâu. Công ty Phú Bền rất chú trọng tới vấn đề môi trường và sức khoẻ do hầu hết sản phẩm của công ty xuất khẩu sang các thị trường châu Âu có thu nhập cao, kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt.

Công nhân nông trường ở cả ba công ty phàn nàn rằng các công ty áp đặt tỷ lệ nước cao và kiểm soát chất lượng chặt. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của những ảnh hưởng tiêu cực này khác nhau giữa các công ty. Ỏ công ty Phú Đa, ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ nước ở mức cao nhất, công nhân nông trường cho biết công ty yêu cầu nhân viên thu mua áp đặt tiêu chuẩn cao đối với chè giao của công nhân nông trường nhằm giảm bớt chi phí sản xuất khi phải đối diện với những khó khăn của thị trường đầu ra.

Ngoài ra, công nhân nông trường ở công ty Phú Đa không được phép sử dụng các kênh phân phối bên ngoài và chè lá nếu được chế biến thành chè xanh cũng không thể bán với giá cao vì vị không ngon. Kết quả là, công ty Phú Đa gần như là khách mua duy nhất chè lá của công nhân nông trường. Trong khi đó, ở công ty Phú Bền, công nhân xếp ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ nước ở mức thấp nhất so với hai công ty còn lại vì nhu cầu đầu ra của công ty cao và công ty vẫn hoạt động dưới công suất. Công nhân nông trường công ty Sông Cầu xếp tỷ lệ nước ở mức cao hơn so với công nhân công ty Phú Bền vì công ty Sông Cầu còn gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ nước mà công nhân công ty Sông cầu xếp hạng vẫn thấp hơn so với công ty Phú Đa do công nhân công ty Sông Cầu có thể chế biến thành chè xanh và bán được với giá cao hơn khi công ty đương đầu với lượng cầu thấp. Vì thế, công nhân nông trường công ty Sông Cầu xếp ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ nước ở mức thấp và đồng thời cũng thấp hơn so với các ảnh hưởng khác như rào cản tiếp cận thị trường tự do, giá đầu ra thấp và không thể sản xuất chè trong mùa khô.

Trong số 3 công ty, chỉ có công nhân nghèo và không nghèo ở công ty Phú Đa xếp ảnh hưởng tiêu cực của việc tham gia chuỗi giá trị giống nhau vì hai nhóm này chuyên sản xuất chè, chiếm tỷ lệ tương đương trong chuỗi marketing của công ty. Ngược lại, có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nghèo và không nghèo ở công ty Sông Cầu và công ty Phú Bền trong việc đánh giá ảnh hưởng tiêu cực của việc tham gia chuỗi giá trị.

Tại công ty Sông Cầu, tiếp cận thị trường tự do dễ hơn là nguyên do chính dẫn tới sự khác biệt giữa nhóm nghèo và không nghèo trong việc xếp hạn các ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn, nhóm nghèo coi giá đầu ra thấp là ảnh hưởng tiêu cực lớn trong khi đối với nhóm không nghèo thì nhân tố này chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra, đối với người nghèo, những hạn chế trong sản xuất chè vào mùa khô được xem là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực ở mức trung bình thì nhóm không nghèo lại cho rằng nhân tố này có mức ảnh hưởng tiêu cực lớn. Hay như nhóm không nghèo xếp tỷ lệ nước và khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng hạn chế ở mức trung bình thì đối với nhóm người nghèo các nhân tố này không mấy ý nghĩa.

Những khác biệt này cho thấy một thực tế là các hộ không nghèo có diện tích trồng chè khá lớn và sản lượng dư thừa do đó họ coi trọng khả năng về vốn đề đầu tư sản xuất chè từ đó có thể bán ra bên ngoài công ty sau khi đã đáp ứng đủ lượng ký kết trong hợp đồng. Thực tế, khó có thê lảnh tránh những nghĩa vụ trong hợp đồng vì công ty có hệ thống giám sát tương đối chặt để ghi lại sản lượng chè lá của từng hộ. Tuy nhiên, các hộ có sản lượng chè dư thừa có thể kiếm thêm thu nhập từ chè thu hoạch trong mùa khô sau khi hoàn thành hợp đồng.

Ở công ty Phú Bền, công nhân nông trường vẫn có thể tiếp cận thị trường tự do vì họ là công nhân trước đây của doanh nghiệp nhà nước Đoan Hùng và công ty không thể áp đặt những kiểm soát chặt trong thu mua. Cần lưu ý rằng công nhân nông trường coi đây là ảnh hưởng tiêu cực nhất trong việc tham gia chuỗi giá trị vì giá đầu ra của công ty thấp hơn giá của thị trường tự do. Ngoài ra, họ xếp sản lượng cần thiết để hoàn thành các hợp đồng đã ký kết ở mức cao. Trong đánh giá về tỷ trọng, hai ảnh hưởng tiêu cực này được công nhân nghèo coi trọng hơn công nhân thuộc nhóm không nghèo vì thu nhập của người nghèo phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất chè. Điều này cũng giải thích tại sao người nghèo lại coi trọng ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ nước và kiếm soát chất lượng chặt hơn so với nhóm không nghèo.


Bảng 7-9 – Cân bằng chung của những ảnh hưởng khi tham gia vào chuỗi giá trị của công nhân nông trường công ty Phú Đa

STT

Ảnh hưởng tích cực

Tỷ lệ (%)

Ảnh hưởng tiêu cực

Tỷ lệ (%)

1

Thị trường đầu ra ổn định

17.9

Tỷ lệ nước cao

11.5

2

Đất trồng chè tốt hơn do được đầu tư từ trước

13.5

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

7.1

3

Lương hưu và bảo hiểm y tế

10.7

Làm việc nặng nhọc

6.4

4

Giá đầu ra ổn định

5.3

Giá đầu ra thấp

4.4

5

Cơ sở hạ tâần (đường sá, nhà kho, nhà trẻ)

5.3

Thiếu thông tin thị trường

2.8

6

Họp thường xuyên

5.1

Quản lý chất lượng chặt

1.8

7

Giá vật tư hợp lý

4.3

Thanh toán chậm

0.0

8

Điều kiện làm việc an toàn

4.1










Tổng

66.0




34.0




Ảnh hưởng ròng

+ 22.0







Nguồn: PRA 20 công nhân chi nhánh Thanh Niên, công ty Phú Đa, xã Văn Miếu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, sáng ngày 3/5/2004
Bảng 7-9, 7-10 và 7-11 cho thấy cân bằng chung giữa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc tham gia chuỗi giá trị chè của công nhân nông trường ơ cả 3 công ty. Công nhân nông trường công ty Phú Đa có đời sống khấm khá hơn nông dân trong vùng trong khi công nhân công ty Sông Cầu cho biết đời sống của họ kém hơn. Điều này có thể lý giải do 3 nhân tố. Thứ nhất, công ty Phú Đa hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai, hầu hết chè của công ty Phú Đa được chế biến thành chè đen vì chè của công nhân không thể chế biến thành chè xanh đặc sản giống nưh chè lá của công nhân công ty Sông Cầu. Do đó, việc bán chè lá cho công ty Phú Đa là kênh tiêu thụ chính của công nhân nông trường công ty này. Khó có thể tìm thấy chè xanh tự chế biến của công nhân công ty Phú Đa. Cuối cùng, chè lá của công nhân côgn ty Sông Cầu có thể chế biến thành chè xanh và bán được với giá cao hơn. Kết quả là, công nhân có thể nhận thấy không có lợi so với nông dân khác nếu họ phải giao toàn bộ chè lá cho công ty.
Bảng 7-10 – Cân bằng chung của các ảnh hưởng khi tham gia vào chuỗi giá trị của công nhân công ty Sông Cầu

STT

Ảnh hưởng tích cực

Tỷ lệ (%)

Ảnh hưởng tiêu cực

Tỷ lệ (%)

1

Lương hưu

14.6

Không có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng chè)

15.7

2

Thanh toán bảo hiểm y tế

7.1

Tỷ lệ nước cao

8.7

3

Chăm sóc sức khoẻ thường xuyên

4.9

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

7.5

4

Thị trường đầu ra ổn định

4.5

Giá đầu ra thấp

7.2

5

Vật tư trả sau

4.0

Kiểm soát chất lượng chặt

4.1

6

Trợ cấp trong trường hợp thiên tai

3.3

Hạn chế việc tham gia thị trường tự do

3.5

7

Thưởng cho phần sản lượng dư thừa so với hợp đồng

3.2

Hạn chế việc sản xuất chè trong mùa khô

2.2

8

Sử dụng vốn đầu tư từ trước cho thủy lợi và khai hoang

2.8

Hạn chế việc phun thuốc trừ sâu của các nhà cung cấp khác ngoài công ty

1.2

9

Nghỉ lễ và thăm quan du lịch

1.8

Những cuộc họp tốn thời gian

0.9

10

Đất trồng chè chất lượng cao hơn

1.5







11

Đào tạo kỹ thuật

1.0







12

Hội họp thường xuyên

0.3










Tổng

49.0




51.0




Ảnh hưởng ròng







- 2.0

Nguồn: PRA 20 công nhân nông trường, đội 19, công ty Sông Cầu, thị trấn Sông Cầu, huyện Đôồn Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chiều ngày 20/5/2004.
Cần thận trọng khi xem xét ảnh hưởng tiêu cực của việc tham gia chuỗi giá trị của công nhân nông trường Phú Bền. Trước tiên, khảo sát thực địa của chúng tôi không tiêu biểu cho công nhân nông trường công ty Phú Bền vì họ mới sát nhập từ doanh nghiệp nhà nước Đoan Hùng. Công nhân nông trownfg và công ty chưa đi đến thống nhất về quyền sử dụng đất và sản lượng ký hợp đồng. Thứ hai, một số ảnh hưởng tiêu cực mà công nhân Phú Bền đưa ra dựa trên việc so sánh hiện trạng của họ với công nhân chế biến chứ không phải so sánh với nông dân khác trong vùng (chẳng hạn như không được trang bị quần áo bảo hộ lao động, không có ngày nghỉ, phí bảo hiểm xã hội và y tế cao). Do đó, nếu những ảnh hưởng này được tách ra, ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè của công nhân công ty Phú Bền sẽ là tích cực và ít nhất là tương đương với công nhân của công ty Phú Đa vì hai lý do: (i) Công ty Phú Bền có thị trường đầu ra ổn định nhất và công ty hoạt động hiệu quả nhất trong số 3 công ty; (ii) công nhân nông trường công ty Phú Bền ít phải chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng phân bón so với công nhân công ty Phú Đa và công ty Sông Cầu.
Bảng 7-11 – Cần bằng chung của những ảnh hưởng khi tham gia vào chuỗi giá trị của công nhân công ty Phú Bền

STT

Ảnh hưởng tích cực

Tổng

Nhóm nghèo

Nhóm không nghèo

1

Thị trường đầu ra ổn định

13.9

16.4

11.4

2

Thanh toán ngay

9.9

10.8

9.0

3

Phân bón tốt cho năng suất cao

6.8

9.2

4.4

4

Vật tư trả sau

3.3

2.0

4.6

5

bảo hiểm y tế

6.5

6.4

6.6

6

Chăm sóc sức khoẻ thường xuyên

0.6

1.2

0.0

7

Lương hưu

1.7

0.0

3.4

8

Thăm quan du lịch

1.7

0.0

3.4

9

Hội họp thường xuyên

2.0

0.0

4.0

10

thưởng cho phần sản lượng dư ra so với hợp đồng

1.8

0.0

3.6

11

Đào tạo kỹ thuật

1.2

0.8

1.6




Tổng

49.4

46.8

52.0




Ảnh hưởng tiêu cực

Tổng

Nghèo

Không-Nghèo

1

Phí bảo hiễm y tế và bảo hiểm xã hội cao

7.8

9.6

6.0

2

Giá đầu ra thấp

10.7

12.0

9.4

3

Sản lượng theo hợp đồng lớn

9.1

11.6

6.6

4

Tỷ lệ trừ nước cao

7.5

9.6

5.4

5

Kiểm soát chất lượng chặt

4.1

4.8

3.4

6

Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu

0.8

0.0

1.6

7

Không được trang bị quẩn áo bảo hộ lao động

1.9

1.2

2.6

8

Ngăn cản việc thâm nhập thị trường tự do

1.9

0.4

3.4

9

Khó vay vốn ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp vì không có giấy chứnh nhận quyền sử dụng đất trồng chè

3.2

2.8

3.6

10

Không có ngày nghỉ

2.6

1.2

4.0

11

Không được phép sử dụng thuốc trừ sâu của các nhà cung cấp khác ngoài công ty

1.0

0.0

2.0




Tổng

50.6

53.2

48.0




Ảnh hưởng ròng

-1.2

-6.4

+4.0

Nguồn: PRA 20 công nhân nông trường, đội 26, công ty Phú Bền, xóm 12, xã Tây Cốc, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, 3/6/2004.

Kết luận
Tóm lại, công nhân nông trường có đời sống khấm khá hơn so với nông dân trồng chè khác. Họ được lợi nhiều hơn vì (i) thu mua đầu ra ổn định (ii) giá đầu ra ổn định; (iii) có lương hưu và bảo hiểm khi ốm đau và (iv) đất trồng chè tốt hơn, cho năng suất cao hơn và thu nhập khá hơn.

Với xu thế hướng tới mở rộng xuất khẩu của ngành chè Việt nam, nếu các công ty có thể xuất khẩu trực tiếp và có thị trường đầu ra ổn định, công nhân nông trường sẽ được hưởng lợi nhiều hơn và ít phải hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc tham gia chuỗi giá trị. Chẳng hạn, công nhân nông trường công ty Phú Bền và Phú Đa cho biết sự ổn định của việc thu mua chè và giá cả hợp lý có ảnh hưởng tích cực lớn tới đời sống của gia đình. Bên cạnh đó, nếu các công ty có cầu ổn định, họ sẽ không áp đặt những tiêu chuẩn khắt khe như tỷ lệ trừ nước cao hay kiếm soát chất lượng chặt chẽ đối với chè giao của công nhân nông trường. Hơn nữa, công nhân nông trường của công ty Phú Bền có thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu vì công ty xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường có thu nhập và tiêu chuẩn chất lượng cao của châu Âu.

Với các doanh nghiệp nhà nước, xuất khẩu chè qua VINATEA (chẳng hạn như công ty Sông Cầu), công nhân nông trường nhận được lợi ích ít hơn từ việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè. Giá mua của công ty thường biến động, tỷ lệ trừ nước cao và kiểm soát chất lượng chè thu mua khắt khe hơn do đó công nhân có thu nhập thấp hơn. Ngoài ra, do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu nên có hại tới sức khoẻ của công nhân. Cùng với việc nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị, công ty Sông Cầu cần chú ý tới việc phát triển sản xuất chè xanh đáp ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt là trong mùa khô.

Công nhân nông trường nghèo do (i) đau ốm kinh niên; (ii) thiếu lao động trẻ khoẻ (iii) thiếu vốn và khó vay vốn ngân hàng; (iv) thiếu kinh nghiệm làm ăn kinh doanh và do dự trong việc đầu tư cải tiến năng suất; (v) cây chè già tuổi, không theo kịp những thay đổi của thị trường. Không có sự khác biệt lớn về những ảnh hưởng tích cực khi tham gia chuỗi giá trị của nhóm công nhân nông trường nghèo và không nghèo.

Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực từ việc tham gia lại khá cách biệt giữa hai nhóm này. Việc sử dụng tràn lan thuốc trà sâu gây hại và làm thiếu hụt lớn lao động có sức khoẻ ở những hộ sản xuất nghèo. Tỷ lệ trừ nước cao và kiểm soát chất lượng chặt cũng cũng gây bất lợi cho người sản xuất nghèo, đặc biệt là trường hợp công ty Sông Cầu vì người nghèo thường có ít sản lượng chè dư thừa và phải giao nộp toàn bộ sản lượng chè thu hoạch cho công ty. Kết quả là người nghèo không có nhiều cơ hội trồng chè trong mùa khô để tăng thu nhập giống như những hộ không nghèo. Hơn nữa, giá thu mua thấp cũng có ảnh hưởng tiêu cực lớn đối với người nghèo trong trường hợp công ty Phú bền vì hầu hết thu nhập của các hộ nghèo là từ sản xuất chè. Cuối cùng, thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng chè nên tạo ra những thua thiệt lớn cho công nhân nông trường nghèo vì họ không có tài sản có giá trị từ đất trồng chè để có thể làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngược lại, thiếu vốn ngăn cản họ truyền đổi sang trồng các giống chè mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Do đó, cùng với những giải pháp cải thiện đời sống của công nhân nông trường nói chung, cần phải chú trọng tới nhóm người nghèo những người luôn tụt lại phía sau cho dù giá trị gia tăng của công ty ngày càng cao.



Tuy nhiên, rất khó cho những nông dân trồng chè khác trở thành công nhân nông trường vì những lý do mang tính lịch sử và hạn chề về quy mô diện tích trồng chè của công ty. Chỉ có công ty Phú bền - hiện còn hoạt động dưới công suất và có cầu đầu ra lớn, nông dân trồng chè khác có cơ hội trở thành công nhân nông trường. Tuy nhiên, những đòi hỏi tiên quyết khác cho việc tham gia như sức khoẻ tốt, trẻ trung, có trình độ kỹ thuật, học vấn và khả năng về vốn gây không ít khó khăn trở ngại cho nông dân nghèo muốn trở thành công nhân nôngn trường. Kết quả là, khó có thể tìm ra một giải pháp khả thi và đáng tin cậy để gắn kết người nghèo với chuỗi giá trị của các công ty. Về lâu dài, loại hình liên kết dọc có thể được thiết lập nếu được đầu tư lớn để mở rộng quy mô các nhà máy chế biến và các nông trường chè.
7.3 Nông dân có hợp đồng
Phương pháp nghiên cứu
Phần này dựa trên các điều tra khảo sát thực hiện với nông dân có hợp đồng ở công ty Phú Bền và công ty Sông Cầu. Công ty Phú Đa không có hợp đồng mua chè lá từ các hộ sản xuất khác ngoài công nhân nông trường. Phương pháp sử dụng là phỏng vấn nhóm các hộ sản xuất có hợp đồng ở hai công ty. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành các cuộc thảo luận nhóm và PRA với nông dân hợp đồng ở xóm 13 và xóm Mới, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đặc trưng của các hộ sản xuất có hợp đồng
Nông dân hợp đồng cũng chuyên sản xuất chè song họ cũng dành phần lớn diện tích đất trồng lúa và tham gia vào các hoạt động khác như trồng cây ăn quả, chăn nuôi nhiều hơn công nhân nông trường. Sản xuất chè chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của hộ, những nông dân hợp đồng giàu có hơn thường có nhiều đất trồng chè hơn.
Bảng 7-12 – Đặc trưng của nông dân hợp đồng ở công ty Sông Cầu

Tiêu chí

Giàu

Trung bình

Nghèo

Nhà ở

Nhà mái bằng

Nhà xây lợp prô xi măng

Nhà tranh vách đất

Số con

1-2

1-2

2 con nhỏ

Sức khoẻ

Lao động trẻ có sức khoẻ

Lao động trẻ có sức khoẻ

Thiếu lao động, ốm yếu

Nguồn thu nhập

Lương và thu nhập từ nông nghiệp

Chỉ thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

từ sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp

Vốn

Không cần vay vốn của ngân hàng

Vay một lượng vốn nhỏ từ NH nông nghiệp

Nợ ngân hàng Nông nghiệp

Diện tích đất/sử dụng

Diện tích đất trồng cèh lớn thuê của công ty và phần đất gia đình tự khai hoang

Diện tích trồng lúa và chè quy mô trung bình

Diện tích trồng chè nhỏ thuê của công ty và không có đất trồng lúa

Phương tiện đi lại

Xe máy Nhật bản hoặc liên doanh

Xe máy Trung Quốc

Xe đạp

Tài sản

Ti vi màu và tủ lạnh

Ti vi màu, không có tủ lạnh

Không có ti vi hay tủ lạnh

Nguồn: Thảo luận nhóm với 10 nông dân hợp đồng ở công ty sông Cầu, xóm 13, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chiều 16/5/2004.
Đất trồng chè được phân bổ không đều giữa công nhân nông trường và nông dân có hợp đồng, Mỗi hộ có khoảng 3-4 ha đất trồng cèh thuê của công ty Sông Cầu và những hộ chỉ có 0,1 ha đất thuê của công ty phải tự khai hoang phần đất còn lại. Theo Bảng 7-12, khác biệt về thu nhập giữa nông dân có hợp đồng cũng tương đối lớn. Nhìn chung, họ không cần phải mượn tiền. Họ chủ yếu trồng chè và dùng tiền mặt để mua lương thực hàng ngày. Trong khi đó, những nông dân hợp đồng có thu nhập trung bình có cả đất trồng chè và trồng lúa và họ thường sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Họ chỉ vay mượn một khoản tiền nhỏ của ngân hàng. Còn nông dân có hợp đồng nghèo chỉ có diện tích đất trồng rất nhỏ và thường phải tìm việc làm thêm. Những nông dân có hợp đồng nghèo này thường hay ốm đau và lâm vào tình cảnh nợ nần.

Nông dân hợp đồng giàu có ở công ty Phú bền có diện tích trồng chè lớn, nhiều tài sản và có thể vay tiền nếu cần. Không những thế họ lại có sức khoẻ và dễ theo kịp với công nghệ mới. Ngược lại, nông dân hợp đồng nghèo chỉ có diện tích đất trồng chè rất nhỏ và mức tích luỹ thấp vì thế họ thường gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng. Hơn nữa, người nghèo không có lao động trẻ khoẻ và thiếu vốn vì thế khó có thể mở rộng sản xuất.



Kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, chúng tôi có thể phác hoạ một số đặc trưng của nông dân hợp đồng nghèo như sau: (i) ít đất trồng chè; (ii) ốm đau và thiếu lao động trẻ khoẻ; (iii) khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè vì thiếu vốn đầu tư vào sản xuất; (iv) khó vay vốn của ngân hàng.
Yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị của nông dân hợp đồng
Bảng 7-13 là kết quả phỏng vấn đánh giá nhanh PRA về các yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị chè của nông dân hợp đồng công ty Sông Cầu. PRA được thực hiện với 20 nông dân hợp đồng trong đó 10 nông dân nghèo và 10 không nghèo. Chúng tôi đánh giá kết quả xếp hạng và mức độ riêng thành hai nhóm.
Bảng 7-13 – Các yếu tố quyết định sự tham gia của nông dân hợp đồng, công ty Sông Cầu

Nhân tố

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Hạng

Tỷ lệ (%)

Hạng

Tỷ lệ (%)

Hạng

Tỷ lệ (%)

Khả năng về vốn

H

16.6

H

16.5

H

16.7

Lao động trẻ khoẻ

H

17.7

H

12.5

H

23.0

Diện tích đất khai hoang ít

H

17.4

H

22.9

H

11.7

Trình độ kỹ thuật trong sản xuất chè

M

14.8

M

15.5

M

14.0

Diện tích trồng chè thuê của công ty lớn

M

6.3

M

4.0

M

8.6

Là công nhân của các nông trường quốc doanh trước đây

M

5.6

M

9.9

M

1.2

Rủi ro khi tham gia sản xuất chè

M

18.3

M

18.1

M

18.5

Học vấn

L

0.6

L

0.0

L

1.2

Quan hệ với lãnh đạo công ty

L

2.4

L

0.0

L

4.9

Quan hệ với đội trưởng đội sản xuất

L

0.0

L

0.0

L

0.0

Dân tộc Kinh

L

0.3

L

0.6

L

0.0

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Nguồn: PRA 20 nông dân hợp đồng của công ty Sông Cầu, xóm 13 và xóm Mới, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, sáng 17/5/2004.


Tại Công ty Sông Cầu, mặc dù xếp hạng trung bình và tỷ lệ đánh giá cho thấy rủi ro trong sản xuất chè được xem là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho việc tham gia của nông dân hợp đồng. Điều này phản ánh sự bất ổn của thị trường chè, đặc biệt là giai đoạn 1997-1998 khi nông dân hợp đồng quyết định ký hợp đồng với công ty Sông Cầu. Số tiền phải trả thuê đất cũng không nhỏ 57 vì thế nông dân hợp đồng phải xem xét cẩn thận trước khi ký vào thời điểm giá chè đang giảm và chè bị sâu bệnh nặng. Thêm vào đó, việc thanh toán tiền thue đất phải được hoàn tất trong 3 năm để tránh phải trả lãi suất nặng.

Cùng với nhân tố rủi ro lớn trong sản xuất chè, nông dân hợp đồng xếp trình độ kỹ thuật trong sản xuất chè ở mức trung bình trong khi tỷ lệ đánh giá cho thấy nhân tố này có ý nghĩa quyết định đáng kể cho việc tham gia chuỗi giá trị.

Nông dân hợp đồng của công ty Sông Cầu xếp khả năng về vốn có tầm quan trọng lớn. Thực tế, công ty Sông Cầu chỉ đưa ra các hợp đồng cố định để mua chè lá từ các hộ sản xuất thuê đất của công ty. Nông dân khác không thuế đất của công ty cũng có thể ký hợp đồng với công ty nhưng hiệu lực thực hiện hợp đồng không lớn vì những hợp đồng này không quy dịnh rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Vì thế, công ty Sông Cầu thường ưu tiên mua chè lá của nông dân hợp đồng thuê đất của công ty sau công nhân nông trường. Cũng có quy định chỉ nông dân thuê đất của công ty mới đủ tư cách thích hợp cho các hợp đồng cố định theo đó công ty sẽ cung cấp vật tư đầu vào trả sau và nông dân có hợp đồng phải giao nộp một phần sản lượng chè lá cho công ty. Công ty cảnh báo rằng nếu trả lại đất của công ty, nông dân có hợp đồng có thể bán chè lá ra thị trường tự do. Các nhân tố xã hội như học vấn, số dân là người Kinh, quan hệ với công ty hoặc đội trưởng đội sản xuất - không được xem là các yếu tố quan trọng quyết định sự tham gia chuỗi giá trị của nông dân hợp đồng.
Có khác biệt lớn giữa nông dân có hợp đồng nghèo và không nghèo trong việc xếp hạng và tỷ lệ đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố tham gia chuỗi giá trị ngành chè. Người nghèo phải tham gia hợp đồng với công ty vì họ có ít diện tích đất khai hoang58. Điều này giống với trường hợp các công nhân cũ của các nông trường quốc doanh trước đây. Ngược lại, nhóm nông dân hợp đồng không nghèo được trời phú cho sức khoẻ có hể thuê diện tích đất trồng chè lớn của công ty. Vì thế, họ xem yếu tố lao động có sức khoẻ và quan hệ với lãnh đạo công ty tương đối quan trọng.
Ở công ty Phú Bền, nông dân hợp đồng tụ hợp thành nhóm ký kết hợp đồng với công ty. Công ty có những nhân viên khuyến nông người địa phương giám sát nông dân hợp đồng. Đất trồng chè theo hợp đồng thuộc về nông dân hợp đồng và vì thế các hợp đồng này không cố định như trường hợp công ty Sông Cầu. Kết quả là, nông dân hợp đồng có thể bán chè lá ra thị trường tự do và công ty Phú bền không khiển trách. Công ty chỉ có thể yêu cầu nông dân có hợp đồng cung cấp một lượng chè lá nhất định trả cho phần vật tư mà công ty ứng trước.

Phỏng vấn các nhân viên khuyến nông địa phương có thể rút ra các yếu tố quyết định sự tham gia của nông dân hợp đồng của công ty Phú Bền như sau:




  • Có ít nhất 1000m2 đất trồng chè có chất lượng tốt

  • Trình độ kỹ thuật trong sản xuất chè hoặc các thành viên trong nhóm quan tâm tới kỹ thuật trồng chè

  • Không cần mức tích lũy vốn cao nhưng không nợ nần lớn

  • Quan hệ tốt với nhân viên khuyến nông địa phương mà công ty thuê giám sát nông dân hợp đồng.

Ở công ty Phú bền, không một nông dân hợp đồng nào thuộc nhóm nghèo. Thông thường, chỉ có hộ giàu hoặc thu nhập trung bình khác ký hợp đồng với công ty. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hộ nghèo và hộ giàu trong việc trở thành nông dân hợp đồng. Kết quả là nhìn chung không có khó khăn vì trong việc trở thành nông dân hợp đồng của công ty Phú Bền trừ trường hợp là hộ quá nghèo nếu công ty vẫn giữ ý định mở rộng sản xuất và thu mua.


Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị đối với đời sống của nông dân có hợp đồng

Ở đây chúng tôi phân tích các kết quả PRA thực hiện với nông dân hợp đồng của công ty Sông Cầu. Đối với công ty Phú Bền, chúng tôi đưa ra một số chỉ dẫn chỉ khi không thể sắp xếp kết quả phỏng vấn đánh giá nhanh nông dân hợp đồng của công ty.


Bảng 7-14 - Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè với đời sống của nông dân hợp đồng, công ty Sông Cầu

Ảnh hưởng tích cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Thu mua ổn định

H

H

H

Diện tích trồng chè tốt hơn nhờ đầu tư lớn từ trước

H

H

H

Vật tư ứng trước

M

M

M

Đào tạo kỹ thuật

M

M

M

Trợ cấp khi gặp thiên tai

M

M

M

Thưởng cho phần sản lượng thừa so với hợp đồng ký kết

L

L

L

Du lịch thăm quan

L

L

L

Ảnh hưởng tiêu cực

Tổng

Nghèo

Không-Nghèo

Giá thu mua không ổn định

H

H

H

Khó vay vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

H

M

H

Ngăn cản việc tham gia thị trường tự do

M

H

L

Kiểm soát chất lượng chặt chẽ

M

M

M

Tỷ lệ trừ nước cao

M

M

L

Thuế cao

L

L

M

Hạn chế sản xuất chè trong mùa khô

L

L

M

Thiếu thông tin thị trường

L

L

L

Chú ý: Mức độ quan trọng - H: Cao; M: Trung bình; L: Thấp

Nguồn: PRA 20 nông dân hợp đồng của công ty Sông Cầu, xóm 13 và xóm Mới, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, sáng 17/5/2004.


Ở công ty Sông Cầu, nông dân hợp đồng đánh giá cao ảnh hưởng tích cực của thu mua ổn định. Họ cho rằng họ không thể bán một khối lượng chè lớn nếu chỉ thông qua thị trường tự do. Hơn nữa, họ sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm có tính thời vụ nếu nguồn cung chè quá lớn.

Bên cạnh đó, nông dân hợp đồng xếp ảnh hưởng tích cực của "đất trồng chè tốt" thuê của công ty ở mức cao. Nông dân hợp đồng thuộc nhóm không nghèo thuê nhiều đất của công ty vì thế họ đánh giá cao vai trò của nhân tố này hơn nông dân nghèo mặc dù ảnh hưởng của yếu tố này tương đối thấp so với yếu tố thu mua ổn định.

Nông dân hợp đồng không đánh giá cao vai trò tích cực của việc cung ứng vật tư trả sau và đào tạo kỹ thuật. Thực tế, các đại lý phân bón và thuốc trừ sâu cũng cung cấp vật tư trả sau với điều kiện tương tự. Nông dân có hợp đồng cũng có thể tham gia vào các khoá đào tạo kỹ thuật được các đơn vị nhà nước tổ chức miễn phí. Cuối cùng, ảnh hưởng tích cực như hỗ trợ trong trường hợp thiên tai, thưởng khi sản lượng vượt quá lượng ký kết trong hợp đồng, thăm quan du lịch không được coi trọng nhiều. Điều này cho thấy thu nhập của nông dân hợp đồng nhìn chung thấp nên không quan tâm nhiều tới các lợi ích này.

Về ảnh hưởng tiêu cực, nông dân hợp đồng nghèo và không nghèo đều cho rằng ảnh hưởng tiêu cực nhất là sự không ổn định của giá thu mua. Như đề cập ở phần 1, biến động của thị trường đầu ra và giá tại công ty Sông Cầu là nguyên nhân gây ra thua thiệt lớn không chỉ cho công nhân nông trường mà cho cả những nông dân hợp đồng.

Nông dân hợp đồng xếp hạng các ảnh hưởng tiêu cực như kiểm soát chất lượng chặt, tỷ lệ trừ nước cao ở mức quan trọng trung bình và nông dân thuộc nhóm không nghèo xem những ảnh hưởng tiêu cực này có tầm quan trọng cao hơn so với nhóm nghèo vì nông dân thuộc nhóm không nghèo có sản lượng chè thu mua lớn hơn.

Nhóm nghèo và không nghèo xếp ảnh hưởng tiêu cực trong việc tiếp cận các khoản vay của ngân hàng (do thiếu tài sản thế chấp vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chè của công ty) ở mức trung bình và cao. Nhóm không nghèo xem nhân tố này có ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn nhóm nghèo vì họ quan tâm tới vốn đầu tư.

Cần lưu ý rằng nông dân hợp đồng nghèo quan tâm tới việc bán chè ra thị trường tự do. Có lẽ đây là giải pháp để tối đa hoá thu nhập với sản lượng thấp hơn. Trong khi đó, nông dân hợp đồng ở nhóm không nghèo quan tâm tới yếu tố tiêu cực thuế cao do họ thuê nhiều đất của công ty. Điều này cho thấy nông dân có hợp đồng được miễn thuế ít hơn công nhân nông trường.

Về cân bằng chung của những ảnh hưởng khi tham gia chuỗi giá trị chè, nông dân hợp đồng tự nhận là ở tình thế bất lợi hơn nông dân khác. Điều này chủ yếu là do giá thu mua thấp và không ổn định, kiểm soát chất lượng chặt và tỷ lệ trừ nước cao. Nông dân có hợp đồng thuộc diện không nghèo có ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn, gần như là gấp đôi nhóm nghèo. Ở đây cần lưu ý rằng nông dân hợp đồng giàu có hơn thường có chất lượng chè cao hơn vì thế họ có thể chế biến và bán sản phẩm với giá cao dễ hơn nông dân nghèo.



Ở công ty Phú Bền, nông dân hợp đồng cho biết họ có đời sống khấm khá hơn nông dân khác vì hai nguyên do: được đào tạo kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng chè, (ii) vật tư ứng trước đặc biệt là những loại phân bón đặc biệt không có sẵn ở mọi nơi. Tuy nhiên, nôgn dân hợp đồng công ty Phú bền tự đánh giá đời sống thấp hơn công nhân nông trowngf vì công nhân nông trường có được đất trồng chè tốt hơn. Nông dân có hợp đồng và công nhân nông trường có cùng chung đánh giá về các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khác như thu mua ổn định hay giá thu mua thấp, tỷ lệ trừ nước cao và kiếm soát chất lượng chặt.
Bảng 7-15 – Cân bằng chung của các ảnh hưởng khi tham gia vào chuỗi giá trị của nông dân hợp đồng công ty Sông Cầu

Ảnh hưởng tích cực

Tổng

Nghèo

Không nghèo

Thu mua ổn định

23.2

30.0

16.4

Đất trồng chè tốt hơn nhờ đầu tư lớn từ trước

3.8

1.6

6.0

Trợ cấp trong TH gặp thiên tai

3.8

3.8

3.8

Đào tạo kỹ thuật

2.2

1.8

2.6

Vật tư ứng trước

2.0

2.6

1.4

Tổ chức thăm quan

1.4

0.8

2.0

Thưởng cho phần sản lượng dôi ra

0.4

0.8

0.0

Tổng

36.8

41.4

32.2

Ảnh hưởng tiêu cực

Tổng

Nghèo

Không-Nghèo

Giá thu mua thấp và không ổn định

29.4

28.8

30.0

Kiếm soát chất lượng chặt

7.4

6.2

8.6

Tỷ lệ trừ nước cao

6.4

2.8

10.0

Khó vay vốn của ngân hàng do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng chè

6.2

6.4

6.0

Thuế cao

4.6

3.2

6.0

Thiếu thông tin thị trường

3.7

3.4

4.0

Hạn chế việc tham gia thị trường tự do

3.5

4.8

2.2

Hạn chế trong sản xuất vụ khô

2.0

3.0

1.0

tổng

63.2

58.6

67.8

Ảnh hưởng ròng

-26.4

-17.2

-35.6

Nguồn: PRA 20 nông dân hợp đồng ở công ty Sôgn Cầu, xóm 13 và xóm Mới, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, sáng 17/5/2004.

Kết luận
Tóm lại, nông dân hợp đồng có đời sống khấm khá hơn nông dân không liên kết vì (i) thu mua ổn định; (ii) có được đất trồng chè tốt từ công ty nhờ đầu tư lớn từ trước, chẳng hạn như trường hợp công ty Sông Cầu; (iii) đào tạo kỹ thuật; (iv) vật tư trả sau. Nông dân có hợp đồng ở công ty Phú Bền cũng có đời sống khá hơn nông dân hợp đồng ở công ty Sông Cầu.

Ngoài khác biệt về quyền sử dụng đất, nguyên do chính dẫn tới sự khác biệt giữa 2 công ty trên là nông dân có hợp đồng ở công ty Sông Cầu chịu sức ép lớn từ các ảnh hưởng tiêu cực như giá thu mua thấp và không ổn định, kiểm soát chất lượng chặt và tỷ lệ trừ nước cao. Những ảnh hưởng tiêu cực này phần nhiều cũng là do khó khăn về thị trường xuất khẩu dưới sự quản lý của VINATEA - người mua chính của công ty Sông Cầu. Hoạt động hiệu quả hơn và trực tiếp xuất khẩu giúp công ty Phú bền nâng cao lợi ích cho nông dân hợp đồng. Tuy nhiên, nông dân hợp đồng ở công ty Phú Bền sẽ còn có đời sống khá hơn nếu giá thu mua ổn định hơn.

Để trở thành nông dân hợp đồng dường như đơn giản hơn trở thành công nhân nông trường công ty Sông Cầu. Hai yếu tố quyết định căn bản là khả năng vốn để có thể thuê đất của công ty và trình độ kỹ thuật. Nếu công ty Sông Cầu có đựoc thị trường đầu ra ổn định, việc mở rộng diện tích đất trồng cho nông dân hợp đồng cũng không khó khăn gì.

Và để trở thành nông dân hợp đồng của công ty Phú Bền cũng khá dễ nếu công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và vùng thu mua. Thủ tục hợp đồng của công ty Phú bền có thể được coi là ví dụ điển hình khuyến khích sự tham gia của nông dân nghèo không liên kết, khác với công ty Sông Cầu. Trước hết, nông dân không liên kết có thể tụ hội thành nhóm dể ký hợp đồng thuê đất và giao nộp sản phẩm cho công ty. Công ty có thể cho phép những nông dân tự do này thuê đất trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, người nghèo cũng được tham gia các khoá đào tạo, tập huấn kỹ thuật của công ty.

Các doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu qua VINATEA như công ty Sông Cầu đem lại ích lợi ít hơn cho nông dân hợp đồng cũng như công nhân nông trường. Giá thu mua của công ty thường xuyên biến động, tỷ lệ trừ nước cao hơn và kiểm soát chất lượng chặt hơn khiến thu nhập của người sản xuất thấp, nhất là với người sản xuất nghèo.

Những ảnh hưởng tiêu cực của việc tham gia chuỗi giá trị không mấy khác biệt giữa nhóm nghèo và không nghèo và thậm chí nghiêng về phía nhóm không nghèo. Vì thế, các giải pháp ổn định thị trường đầu ra, nâng cao giá thu mua và mở rộng diện tích trồng chè cho nông dân hợp đồng là rất quan trọng nhất là đối với các hộ nông dân nghèo tự do ký hợp đồng với công ty từ đó giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống.



7.4 Nông dân hợp tác xã
Phương pháp nghiên cứu
Phần này dựa trên kết quả khảo sát thực địa với các thành viên của 3 hợp tác xã chè ở tỉnh Thái Nguyên. Tại Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy không có hợp tác xã nào chuyên về chè. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu chủ nhiệm và thành viên của hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng (ở xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), hợp tác xã Hương Thịnh (xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) và hợp tác xã chè Tân Hương (xã phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) và tiến hành thảo luận nhóm với các thành viên của hợp tác xã Thiên Hoàng và Hương Thịnh.
Đặc trưng của các hộ sản xuất
Các hợp tác xã được thành lập từ các câu lạc bộ chè IPM do các tổ chức quốc tế tài trợ như CIDSE và CECI. Một tiêu chí tham gia các câu lạc bộ này là nghèo - thực tế là 70% thành viên tham gia là những nông dân ngèho và 60% là phụ nữ. Do đó, nông dân hợp tác xã hầu hết là người nghèo có diện tích trồng chè nhỏ (mỗi hộ chỉ có khoảng 3-4 sào). Tuy nhiên, với hoạt động hiệu quả của hợp tác xã như Tân hương, nông dân hợp tác xã cũng có đời sống khấm khá hơn trước. Tỷ lệ nghèo của các nông dân hợp tác xã Tân Hương hiện thấp hơn nông dân khác vì Tân Hương là HTX nằm trong thành phố, tiếp cận thị trường dễ hơn và có lâu năm kinh nghiệm trong thương trường.
Ngoài cây chè, các thành viên hợp tác xã còn trồng lúa và tăng thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Tuy nhiên, phần lớn thu nhập của họ vẫn là từ cây chè.

Thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các thành viên hợp tác xã chỉ ra 4 đặc trưng chính của các hộ sản xuất này là: (i) thiếu đất trồng chè; (ii) đau ốm và thiếu lao động trẻ khoẻ; (iii) chậm tiếp thu công nghệ mới và các phương pháp kinh doanh và (iv) thiếu vốn.


Các yếu tố quyết định sự tham gia chuỗi giá trị của nông dân hợp tác xã
Theo khảo sát điều tra của chúng tôi, có 4 yếu tố chính:

  • Là thành viên của các câu lạc bộ IPM. Theo quy định của hợp tác xã, tất cả các thành viên phải áp dụng các quy trình kỹ thuạt trong phun thuốc trừ sâu, bón phân dể sản xuất chè sạch. Trường hợp hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng, nông dân phải tạo lập một vùng đệm 2 m giữa vườn chè hữu cơ và đất trồng những cây khác.

  • Có khả năng đóng phí thành viên. Ở hợp tác xã Thiên Hoàng, mức phí tối thiểu là 200.000 đồng/người. Ở Hương Thịnh và Tân Hương, khoảng 100.000 đồng/người.

  • Ưu tiên tưới tiêu cho sản xuất chè

  • Ưu tiên những nông dân có diện tích chè liền kề để đơn giản hoá quy trình kỹ thuật và sử dụng hiệu quả kinh tế theo quy mô. Thông thường, chè sạch được trồng ở những vùng đất riêng biệt so với chè thường để tránh nhiễm sâu bệnh. Ngoài ra, các diện tích trồng chè hữu cơ liền kề nhau giúp các hợp tác xã cung cấp vật tư và các dịch vụ tưới tiêu dễ dàng hơn.

Các yếu tố xã hội như dân tộc, trình độ học vấn không đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành nông dân hợp tác xã. Việc mở rộng tư cách thành viên do các thành viên của hợp tác xã bỏ phiếu quyết định trong các cuộc họp định kỳ.
Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè đối với đời sống của nông dân hợp tác xã
Hầu hết các hợp tác xã mới thành lập gần đây, từ năm 2002, vì thế khó có thể đánh giá cụ thể ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị ngành chè đối với đời sống của các nông dân hợp tác xã. Doanh số bán chè của các thành viên qua hợp tác xã vẫn còn rất nhỏ. Tân Hương, hợp tác xã được coi là hoạt động hiệu quả nhất cũng chỉ bán được 20% sản lượng chè của các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên hợp tác xã vẫn nhận được nhiều ích lợi từ việc tham gia, như:

  • Được tập huấn thường xuyên về kỹ thuật sản xuất chè sạch và chè hữu cơ. Các hợp tác xã mà chúng tôi thăm quan đều được các tổ chức quốc tế tài trợ. Vì thế nông dân hợp tác xã có thể tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật miễn thuế.

  • Chè sạch và chè hữu cơ không chỉ giúp người sản xuất tránh được những ảnh hửong có hại do sử dụng thuốc trừ sâu đồng thời giảm suy thoái đất trồng. Trong 5 năm đầu tiên, sản lượng chè hữu cơ và chè sạch có thể thấp nhưng sau đó sẽ tăng đáng kể sau 3-5 năm. Sử dụng phân bón hữu cơ cũng có phần tăng độ phì nhiêu cho đất.

  • Vật tư trả trước có giá thấp hơn mua từ các đại lý

  • Có thể vay vốn của hợp tác xã

  • Hợp đồng bán một lượng chè nhất định. Hợp đồng này rất quan trọng với nông dân nghèo nếu hợp tác xã hoạt động thông suốt vì các nhà thu gom thường hạ giá trả cho nông dân nghèo nếu mua riêng lẻ59.

  • lợi tức được chia theo tỷ lẹ đóng góp vào hợp tác xã



Ảnh hưởng tiêu cực từ việc tham gia:


  • Năng suất chè giảm trong vài năm đầu tiên khi áp dụng kỹ thuật trồng chè sách và chè hữu cơ. Đặc biệt là ở hợp tác xã chè hữu cơ Thiên Hoàng, nông dân hợp tác xã đã không thu hoạch được chè lá trong một vài năm do thiệt hại bởi sâu bệnh. Vì thế, hầu hết nông dân hợp tác xã chỉ trồng thử nghiệm chè hữu cơ.

  • Đối với chè hữu cơ, cần phải tìm được khách hàng sẵn sàng trả giá cao. Rất khó có thể bán chè hữu cơ ra thị trường tự do và giá vẫn còn rất thấp (khoảng một nửa giá chè thường).

  • Việc thu mua chè của hợp tác xã không ổn định và việc bán chè qua hợp tác xã phụ thuộc nhiều vào khả năng của chủ nhiệm hợp tác xã.

  • Sản phẩm bán qua hợp tác xã được trả sau do vốn hoạt động của hợp tác xã còn nhỏ.

Nhìn chung, nông dân hợp tác xã cho rằng hợp tác xã có thể sẽ đem lại lợi ích lâu dài mặc dù trong ngắn hạn ích lợi chưa rõ. Việc hợp tác giữa các thành viên trong hợp tác xã còn dè dặt. Thêm vào đó, chưa có cơ chế điều phối đủ mạnh giữa các hợp tác xã và chính quyền địa phương. Vì thế, một số thành viên tỏ ra hoài nghi về tính bền vững của hợp tác xã.

Nhu cầu chè hữu cơ thấp đã kìm hàm việc mở rộng sản xuất trong khi chất lượng của chè hữu cơ sản xuất ra chưa thật đồng đều khiến việc tiêu thụ càng trở nên khó khăn. Hơn nữa, Việt Nam chưa có luật hữu cơ nên việc kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn còn thị trường xuất khẩu còn nhỏ hẹp.
Kết luận đối với nông dân hợp tác xã
Tóm lại, các hợp tác xã chè được thành lập nhằm hỗ trợ người nghèo, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường tự nhiên. Nông dân có thể dễ dàng đáp ứng các yêu cầu trở thành thành viên của hợp tác xã. Về lâu dài, việc tham gia hợp tác xã có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên nói chung và người nghèo nói riêng nếu doanh số bán của hợp tác xã được nâng lên.

Tuy nhiên, do mới thành lập nên các hợp tác xã chỉ mới hoạt động ước lệ. Vốn hoạt động của hợp tác xã còn rất nhỏ và các hợp tác xã không có những tài sản có giá trị để thế chấp vay ngân hàng. Khối lượng chè bán qua hợp tác xã chưa nhiều.

Việc mở rộg doanh số bán chè qua các hợp tác xã là mục tiêu giúp cho ảnh hưởng tích cực của hợp tác xã với các thành viên được tăng cường. Ngược lại, điều này đòi hỏi nông dân phải sản xuất chè có chất lượng đồng đều hơn. Do đó, cần phải xem xét cẩn thận cân bằng giữa hiệu quả của hợp tác xã với việc hỗ trợ người nghèo. Trong tương lai, sẽ càng khó khăn cho nông dân nghèo tham gia vào các hợp tác xã nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài.

Hướng trồng chè hữu cơ của hợp tác xã Thiên Hoàng được xem là một sự cách tân trong công nghệ sản xuất chè. Tuy nhiên, nếu không có hợp đồng có định với khách hàng, sản xuất chè hữu cơ sẽ vẫn chỉ là thử nghiệm với quy mô nhỏ.


7.5 Hộ nông dân tự do
Phương pháp nghiên cứu
Phần này dựa trên kết quả khảo sát của chúng tôi ở xã Văn Miếu và Võ Miếu (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ), xã Minh Lập (Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), xã Phúc trìu (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Số liệu thu thập hầu hết từ các cuộc phỏng vấn sâu nông dân không liên kết. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã cố gắng phỏng vấn nông dân không liên kết theo từng mức thu nhập. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành thảo luận nhóm với nông dân IPM (ở xã Võ Miếu, huyện Thanh ba, Phú Thọ), nông dân nghèo dân tộc thiểu số (ở làng La Ria, xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) và nông dân nghèo không liên kết (xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).
Đặc trưng của hộ sản xuất

Nông dân không liên kết là nhóm có nhiều đặc trưng nên khó có thể tổng hợp lại đồng thời có sự khác biệt lớn về thu nhập. Một số nông dân không liên kết chuyên sản xuất chè, mốt số trồng chè cùng các cây lương thực khác hay cây ăn quả, trong khi một số lại tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp tạm thời.


Bảng 7-16 – Đặc trưng của nông dân tự do xã Minh Lập

Giàu

Thu nhập trung bình

Nghèo

Nhà mái bằng

Nhà mái ngói

Nhà tranh vách đất

1-2 con

1-2 con

2 con nhỏ

Hầu hết là người dân tộc Kinh

Dân tộc kinh và một số là dân tộc thiểu số

hầu hết là dân tộc thiểu số

Lao động trẻ khoẻ

Lao động trẻ khoẻ

Thường xuyên đau ốm, thiếu lao động

Lương, kinh doanh và thu nhập từ nông nghiệp

Chỉ thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các công việc tạm thời phi nông nghiệp

Có thể vay vốn lớn của ngân hàng do có tài sản thế chấp lớn

Vay những khoản vốn nhỏ của ngân hàng vì ít quan tâm tới đầu tư

Vay vốn của ngân hàng nhưng nhỏ do thiếu vốn

Diện tích đất trồng chè và lúa đều lớn

Diện tích trồng lúa lớn nhưng trồng chè ở mức trung bình

Diện tích đất trồng chè và trồng lúa đều nhỏ

Xe máy Nhật hoặc liên doanh

Xe máy Trung Quốc hoặc liên doanh

Xe đạp

Ti vi màu và tủ lạnh

Ti vi màu, không có tủ lạnh

Không có ti vi hay tủ lạnh

Nguồn: Thảo luận nhóm với 10 nông dân không liên kết ở xóm La Ria, xã Minh Lập, huỵen Đồng Hỷ, tính Thái Nguyên chiều 18/5/2004.
Bảng 7-16 mô tả đặc trang của nông dân không liên kết có mức thu nhập khác nhau. Đây chủ yếu là những người dân tộc thiểu số ở làng La Ria, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Hộ giàu thu được lợi nhiều hơn từ sản xuất nông nghiệp và họ có thể vay vốn lớn của ngân hàng nhờ có tài sản thế chấp. Hộ có thu nhập trung bình sản xuất lúa nhiều hơn và ít được lọi hơn từ sản xuất nông nghiệp, họ cũng có thể vay vốn của ngân hàng với quy mô nhỏ hơn vì ít quan tâm mở rộng sản xuất hơn. Hộ nghèo có diện tích đất trồng chè rất nhro do đó họ phải tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp khác, làm thuê thời vụ. Do không có nhiều tích luỹ nên các hộ nghèo không thể vay vốn đầu tư vào sản xuất chè.
Sự khác biệt về thu nhập của các nông dân không liên kết trong xã Minh Lập chủ yếu là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất, các hộ người Kinh có kinh nghiệm hơn trong làm ăn kinh doanh và tiếp cận với thông tin thị trường nhiều hơn, họ có đời sống khấm khá hơn. Thứ hai, hộ sống ở gần nguồn nước - hầu như phần lớn là người Kinh - có năng suất cao hơn và chất lượng chè tốt hơn. Nước cũng là yếu tố quan trọng trong mùa khô. Thứ ba, các hộ giàu có hơn có phần tích luỹ nhiều hơn nên có thể đầu tư vào phân bón và thuốc trừ sâu để sản xuất ra chè chất lượng cao hơn. 60 Cuối cùng, nông dân không liên kết, những người trước đây là công nhân nông trường hoặc con em họ, trồng chè tốt và có kỹ thuật chế biến tốt hơn. Chè lá và chè xanh của họ thường đẹp hơn, và họ có thể bán sản phẩm một cách dễ dàng với giá cao hơn những nông dân không liên kết khác.
Thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với nông dân tự do cho thấy có 7 đặc trưng chính của nông dân nghèo không liên kết là: (i) ít đất trồng chè, (ii) thiếu nước cho sản xuất, (iii) đau ốm và thiêu lao động trẻ có sức khoẻ, (iv) khó khăn trong tiêu thụ vì chất lượng thấp, (v) thiếu vốn, (vi) kỹ thuật trồng chè thấp và khó tham gia vào các khoá đào tạo kxy thuật, (vii) thiếu kinh nghiệm kinh doanh và thông tin thị trường.
Yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị với tư cách là nông dân không liên kết
Khả năng tham gia chuỗi giá trị với tư cách là nông dân không liên kết trong chuỗi giá trị chè phụ thuộc nhiều vào những người thu gom và các cơ sở chế biến tư nhân. Cùng địa bàn với nhiều cơ sở chế biến tư nhân, việc bán chè lá khá dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà thu gom chè thường phân biệt chè của hộ giàu và hộ nghè vì họ thường tin tưởng hộ giàu hơn trong khi hộ nghèo bị trả giá thấp và khả năng thương lượng giá yếu.
Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị đối với đời sống của nông dân không liên kết
Rõ ràng là nông dân không liên kết có toàn quyền quyết định về sản lượng chè sản xuất ra, đây là lợi thế so với những nông dân tham gia liên kết khác. Chẳng hạn, nông dân tự do có thể trồng chè trong mùa khô, bán chè bất cứ nơi đâu và khi nào họ muốn, có thể quyết định hàm lượng bón phân và phun thuốc trừ sâu là bao nhiêu, và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có thể làm tài sản thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, những lợi thế này chỉ có thể sử dụng nếu nông dân tự do tiếp cận được với các nguồn lực như vốn, công nghệ kỹ thuật trồng và nước tưới.
Nông dân nghèo không liên kết không có đủ điều kiện cần thiết để hưởng lợi từ việc tham gia chuỗi giá trị chè. Điều này có thể thấy rõ trong một đánh giá về hạn chế của việc mở rộng sản xuất. Hộ không liên kết giàu gặp hai trở ngại chính: (i) thiếu kỹ thuật cần thiết để chuyển sagn trồng các giống mới năng suát cao và (ii) giá chè thấp vào chính vụ trong khi đầu tư lớn cả năm. Điều này cho thấy hộ giàu xem xét trở ngại cầu để tự do hoá thương mại hơn nữa và làm ra lợi nhuận nhiều hơn nữa thay vì xem xét trở ngại về phía cung trong sản xuất chè.
Bảng 7-17 chỉ ra những khó khăn lớn nhất của nông dân nghèo không liên kết, chủ yếu về phía cung như thiếu vốn, giá vật tư cao hạn chế đầu tư vào chè, thiếu nước tưới làm giảm năng suất và khó sản xuất trong mùa khô, phương tiện thiết bị chế biến lạc hậu làm chất lượng chè chế biến thấp.
Bảng 7-17 – Những khó khăn mà nông dân không liên kết phải đối mặt, xã Minh Lập

Khó khăn

Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn

20.6

Giá vật tư cao

13.6

Thiếu nước tưới

13.0

Thiết bị chế biến lạc hậu

10.6

Giá đầu ra giảm

10.4

Giá chè bất ổn

5.8

Sâu bệnh tấn công

5.0

Ô nhiễm

4.8

Thiếu lao động

3.8

Khó khăn trong bảo quản

3.4

Giống cũ, chất lượng thấp

3.2

Suy thoái đất do dùng phân bón tràn lan

3.0

Thiếu thông tin thị trường

2.6

Nguồn: Thảo luận nhóm 10 nông dân không liên kết là người dân tộc thiểu số ở làng La Ria, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chiều 18/5//2004.
Kết luận

Tóm lại, nông dân không liên kết thường là những hộ sản xuất nghèo và khoảng cách đói nghèo cao hơn so với nông dân trồng chè có liên kết như nông dân hợp tác xã, nông dân hợp đồng. Do phải đối diện với tình trạng thiếu vật tư để sản xuất chè chất lượng cao hơn, nên nông dân giàu hơn thường được hưởng lợi nhiều hơn từ các cơ hội mà thị trường chè mang lại. Ngoài ra, các nhà chế biến, thu gom cũng thích ký hợp đồng với những hộ sản xuất tự do giàu có hơn vì họ có khối lượng chè lá lớn, chất lượng tốt. Điều này cho thấy cần phải có sự phối hợp sâu hơn trong toàn hệ thống đồng thời có những liên kết theo chiều ngang như các hợp tác xã để giúp họ thâm nhập vào thị trường.


7.6 Kết luận về những người sản xuất nghèo
Chúng tôi xem xét ảnh hưởng của việc trồng chè đối với công nhân nông trường, nông dân hợp đồng và nông dân hợp tác với những người khác qua hợp tác xã. Trong số 4 loại hình này, công nhân nông trường và nông dân hợp đồng có đời sống khấm khá hơn cả. Đói nghèo tập trung vào những nông dân không liên kết, gồm cả những người thuộc hợp tác xã và nghèo đói càng trở nên tồi tệ hơn. Câu hỏi về nguyên nhân và ảnh hưởng vẫn còn để mở do có khá nhiều nông dân có thể đáp ứng yêu cầu trở thành công nhân nông trường hay nông dân hợp đồng. Tuy nhiên, rõ ràng là họ vẫn tiếp tục được hưởng lợi theo nhiều cách từ vị trí hiện tại.
Bảng 7-18 và 7-19 tổng hợp những yếu tố quyết định và ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị đối với các thành phần káhc nhau. Như đã nói từ trên, không dễ cho nhiều nông dân trở thành công nhân nông trường. Tuy nhiên, người nghèo có thể tham gia vào các liên kết khác dễ dàng (như nông dân hợp đồng và/hoặc thành viên của hợp tác xã). Hơn nữa, các thị trường cạnh tranh chủ yếu có lợi cho những hộ không liên kết giàu có hơn hay nông dân có hợp đồng và nông dân hợp tác xã song không có mấy khác biệt giữa hộ giàu và hộ nghèo về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khi tham gia chuỗi giá trị. Do đó, cái cần là phải xem xét người sản xuất nghèo không kiên kết tham gia như thế nào vào chuỗi giá trị với tư cách là nông dân hợp đồng hay nông dân hợp tác xã? Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này vào chương cuối.
Bảng 7-18 – Yếu tố quyết định tham gia chuỗi giá trị ngành chè

Loại hình liên kết

Các yếu tố quyết định sự tham gia

Đặc trưng của người nghèo
Công nhân nông trường

  • Là công nhân của các nông trường quốc doanh cũ (trả phí bảo hiểm y tế và xã hội từ 1990-1997) hoặc con em

  • Được cấp một phần đất trồng chè của công ty

  • Lao động trẻ có sức khoẻ

  • Tuổi từ 18-35 do là những lao động mới tuyển dụng

  • Có kinh nghiệm trong sản xuất chè

  • Có vốn




  • Đau ốm kinh niên

  • Thiếu lao động có sức khoẻ

  • Ít tích luỹ và khó vay vốn ngân hàng

  • Thiếu kinh nghiệm kinh doanh và do dự trong đầu tư nâng cao năng suất chất lượng

  • Nhiều tuổi và chậm bắt kịp những thay đổi của thị trường

Nông dân hợp đồng

- Chấp nhận rủi ro trong sản xuất chè

  • Có trình độ kỹ thuật trong sản xuất chè

  • Có vốn

  • Được phân một phần đất trồng cèh của công ty chất lượng tương đối

  • Ưu tiên giành cho những công nhân của các nôgn trường trước đây hoặc con em họ




  • Thiếu đất trồng cèh

  • Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng chè do đó không khuyến khích vay vốn ngân hàng để đầu tư

  • Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vì chất lượng thấp

  • Ốm đau và thiếu lao động


Nông dân hợp đồng

  • Tham gia vào các nhóm/câu lạc bộ IPM từ trước

  • Nộp phí thành viên

  • Ưu tiên các hộ có điều kiện tưới tốt hơn

  • Ưu tiên những hộ có diện tích trồng chè gần nhau

  • Ít đất trồng chè

- Ốm đau và thiếu lao động

  • Khả năng tiếp thu chậm

  • Thiếu vốn



Nông dân không liên kết

  • Được phân đất

  • Phụ thuộc vào người thu gom và chế biến

  • Ưu tiên dành cho các hộ giàu




  • Thiếu đất trồng chè

  • Thiếu nguồn nước cho sản xuất chè

  • Ốm đau và thiếu lao động

  • Khó khăn trong tiêu thụ do chất lượng thấp

  • Thiếu vốn

  • thiếu kinh nghiệm và khả năng tiếp thu kỹ thuật kém

  • Thiếu kinh nghiệm kinh doanh và thông tin thị trường

  • Nhiều người là dân tộc thiểu số

Bảng 7-19 - Ảnh hưởng của việc tham gia chuỗi giá trị



Loại

Công nhân nông trường

Nông dân hợp đồng

Nông dân hợp tác xã

Nông dân không liên kết

Tích cực













Kinh tế

  • Thu mua ổn định

  • Giá đầu ra ổn định

  • Được phân đất tốt hơn do đó có năng suất cao hơn

  • Sử dụng phân bón loại đặc biệt cho năng suất cao




  • Thu mua ổn định

  • Giá đầu ra ổn định

  • Sử dụng phân bón loại đặc biệt cho năng suất cao

Bán ra thị trường tự do nếu có sản lượng lớn hơn

tự do trồng chè trong mùa khô

Giá bán của hợp tác xã cao

Tự do chế biến chè xanh

Kiếm soát chất lượng dễ hơn

Tỷ lệ trừ nước thấp

Chia lãi


có sản lượng lớn hơn

tự do trồng chè trong mùa khô

Giá bán của hợp tác xã cao

Tự do chế biến chè xanh

Kiếm soát chất lượng dễ hơn

Tỷ lệ trừ nước thấp



Tài sản

  • Dùng kết quả đầu tư cho thuỷ lợi và khai hoang đất từ trước

  • Vật tư trả sau

  • Vật tư trả sau

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có thể vay vốn dễ dàng

Vật tư trả sau

Có thể mượn vốn của hợp tác xã


Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có thể vay vốn dễ dàng


Ảnh hưởng về mặt xã hội

  • Lương hưu

  • Bảo hiểm y tế

  • Nghỉ lễ và thăm quan du lịchq

  • trợ cấp khi thiên tai

Thưởng cho phần dôi ra

  • Hội họp thường xuyên

  • Thăm quan du lịch

  • Thưởng cho phần dôi ra

  • Trợ cấp khi thiên tai

  • Hội họp thường xuyên







Tiếp thu công nghệ và thông tin thị trường

  • Đao tạo kỹ thuật thường xuyên




  • Đao tạo kỹ thuật miễn phí thường xuyên




Tập huấn kỹ thuật IPM do các đơn vị khuyến nông và các tổ chức quốc tế tài trợ

Dễ thu thập thông tin thị trường



Được các đơn vị khuyến nông tập huấn kỹ thuật


Co sở hạ tầng

  • hệ thống giao thông tốt hơn

  • Có nhà kho

  • Có vườn trẻ










Môi trường







Sử dụng thuốc trừ sâu ít và ít có hại cho sức khoẻ




Tiêu cực













Kinh tế

  • Giá thu mua thấp

  • Hạn chế tiếp cận thị trường tự do

  • Hạn chế trong sản xuất chè xanh khô

  • Hạn chế sản xuất chè trong mùa khô

  • Tỷ lệ trừ nước cao

  • Kiểm soát chất lượng chặt

  • Trả phí bảo hiểm y tế và xã hội

  • Giá thu mua thấp

  • Tỷ lệ trừ nước cao

  • Kiểm soát chất lượng chặt

  • Hạn chế tiếp cận thị trường tự do

  • Hạn chế trong sản xuất chè xanh khô

  • Hạn chế sản xuất chè trong mùa khô



Đầu ra và giá đầu ra không ổn định

Thanh toán chậm

Năng suất thấp khi bắt đầu sản xuất chè hữu cơ và chè sạch


Đầu ra và giá đầu ra không ổn định

Chỉ được các đơn vị kinh doanh tư nhân ứng trước vật tư khi tin tưởng




Tài sản

  • Khó vay vốn vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất




  • Khó vay vốn vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ TH Công ty Sông cầu)




Chất lượng đất trồng chè thấp



Hạn chế trong tiếp cận vật tư trả sau vì mức độ tin cậy thấp

Chất lượng đất trồng chè thấp





ảnh hưởng xã hội

  • Điều kiện làm việc vất vả




  • Điều kiện làm việc vất vả

Không có lương hưu

  • Không bảo hiểm y tế

Không có lương hưu

Không bảo hiểm y tế

Không được trợ cấp trong TH thiên tai


Không có lương hưu

Không bảo hiểm y tế

Không được trợ cấp trong TH thiên tai



Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương