NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè



tải về 2.99 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

Nguồn: ICARD
Xem xét các nguồn phát triển thu nhập chè ở vùng núi phía Bắc từ 1993 đến 1998 (số liệu của VLSS), IFPRI (2003), tốc độ tăng trưởng 17% phần lớn là nhờ tăng năng suất (54%) và phần nhỏ là nhờ mở rộng diện tích (5%). Giá chè lại có ảnh hưởng ngược lại (-17%).
Theo điều tra của IFPRI, chè được coi là nguồn thu nhập mới của nông dân, 14% theo đuổi việc trồng chè trong khi chỉ có 1% từ bỏ ( trang 112). 8% hộ coi chè là nguồn thu nhập chính kể từ năm 1994 và tỷ lệ này tăng lên 20% vào năm 2002 (trang 114). 17% hộ gia đình thu nhập từ chè càng trở nên quan trọng trong khi chỉ có 2% số hộ cho rằng thu nhập từ chè giảm (trang 115). 27% người được hỏi cho rằng chè là cây trồng quan trọng nhất (trang 117). Thu nhập từ chè cao hơn bất kỳ một loại cây nào - chẳng hạn như vải – cây có tầm quan trọng tiếp theo chỉ chiếm 18% (chủ yếu tập trung ở những hộ giàu có). Cuối cùng, khi được hỏi loại cây nào sẽ giúp họ tăng thu nhập, 8% cho rằng đó là chè (trang 120).
Vùng núi phía Bắc là vùng nghèo nhất nước, an ninh lương thực luôn được đặc biệt coi trọng. Điều này làm nảy sinh câu hỏi liệu nông dân có hy sinh an ninh lương thực để trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao hơn. Rất may là điều này không diễn ra: diện tích trồng chè gần như không đổi từ năm 1995 đến năm 2000 và thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất chè tăng khoảng 5% mỗi năm nhờ tăng năng suất (trang 27-28). Theo báo cáo của IFPRI (2003): “Nông dân không từ bỏ trồng lúa để đa dạng hoá các loại cây trồng giá trị cao hơn. Thay vào đó họ dần tự cung tự cấp lúa gạo dựa vào tăng năng suất trong khi những vùng đất mới được phân dùng để trồng các loại cây có giá trị cao hơn như trồng rau, cây ăn quả và chè” (trang 28).
Tại Phú Thọ hoặc Thái Nguyên, những người trồng chè có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè, đặc biệt là kể từ sau cải tổ 2000, nhiều hộ chuyển sang trồng các loại cây mới và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nhưng sản xuất chè vẫn giữ vai trò quan trọng15. Ở một số vùng trồng chè tập trung, chè chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập. Điều tra ở bốn địa bàn, chúng tôi đã thu thập những thông tin sau, thu nhập từ chè chiếm khoảng 40-60% tổng thu nhập (theo báo cáo của xã hoặc thảo luận với lãnh đạo địa phương).16
Nhìn chung, quy mô hộ trồng chè của Việt Nam còn nhỏ, với gần 3/4 hộ có diện tích chè nhỏ hơn 0,2 ha (xem Bảng 3-1, Hình 3-5). Như bảng 1, tỷ lệ hộ trồng chè ở Phú Thọ đặc biệt cao và các hộ nông dân ở Thái Nguyên có diện tích trồng chè nhỏ hơn. Rất hiếm hộ có diện tích trồng chè hơn 1ha. Quả thật, thiếu đất để mở rộng diện tích trồng chè thường được các nhà sản xuất coi là nguyên nhân chính gây trở ngại, kìm hãm mở rộng sản xuất. Kết quả là, tăng mật độ canh tác, cải tiến chất lượng và năng suát là rất quan trọng trong việc phát triển ngành chè một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, có khác biệt đáng kể về quy mô sản xuất chè giữa các vùng, các tỉnh và các xã. Theo khảo sát điều tra của chúng tôi, chúng tôi thu thập các thông tin định lượng từ các tác nhân theo PRAs và đưa ra ước tính quy mô bình quân cho các xã khác nhau (Bảng 3-2) và tình trạng nghèo đói (Bảng 3-3).

Hình 3-5 - Số hộ trồng chè theo quy mô năm 2001



Nguồn: Tổng cục thống kê (2003), trang 216-219.


Bảng 3-1 – Quy mô diện tích chè của hộ năm 2001 (%)

Quy mô

Cả nước

Đông bắc

Thái Nguyên

Phú Thọ

Số hộ trồng chè

100

100

100

100

Dưới 0,2 ha

71,7

75,4

78,9

85,2

Từ 0,2 đến 0,5 ha

17,8

16,1

18,1

10,5

Từ 0.5 đến 1 ha

7,1

5,4

2,7

3,1

Từ 1 đến dưới 2 ha

2,9

2,6

0,4

1,0

Từ 2 đến dưới 3 ha

0,4

0,4

0,0

0,1

Từ 3 đến dưới 5 ha

0,1

0,1

0,0

0,1

Từ 5 đến dưới 10 ha

0,0

0,0

0,0

0,0

Source: GSO (2003), page 216-223.
Bảng 3-2 – Diện tích chè bình quân hộ gia đình (m2)



Trung bình (m2)

Hộ lớn nhất

Hộ nhỏ nhất

Hóa Trung

4676

8280

1656

Minh Lập

1368

3600

360

Sông Cầu

4279

9936

828

Phúc Trìu

1157

1800

720

Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu tháng 5/2004.
Bảng 3-3 – Tương quan diện tích đất và tình trạng hộ

Loại hộ

Diện tích đất bình quân(m2)

Nghèo

2787

Trung bình

3826

Giàu

4140

Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu tháng 5/2004.

Trong báo cáo này để có thể nghiên cứu sự tham gia của các nhóm hộ khác nhau trong chuỗi giá trị, các hộ sản xuất chè được chia theo 4 nhóm:



  • Công nhân nông trường (nông trường viên): chủ yếu là công nhân ở các lâm trường quốc doanh hoặc các công ty. Hiện nay, họ được phân đất sử dụng trong vòng 50 năm với điều kiện sản xuất chè theo yêu cầu của công ty.

  • Nông dân hợp đồng: là nông dân trồng chè có đất riêng nhưng ký hợp đồng với công ty bán một phần hay toàn bộ sản lượng cho công ty.

  • Nông dân hợp tác xã: những người sản xuất tham gia vào các hợp tác

  • Và nông dân tự do (nông dân không liên kết): chiếm phần lớn hộ sản xuất chè. Họ sản xuất chè và phải tự tìm cách tiêu thụ sản phẩm.

Mỗi một dạng chúng tôi sẽ đề cập tới trong việ tham gia chuỗi marketing cùng các điều kiện tham gia chuỗi giá trị cụ thể hơn trong Phần 3.7 và Chương 7.





Giống chè
Sau khi chiếm đóng Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu sản xuất chè để xuất khẩu sang châu Âu. Từ lúc độc lập đến thập kỷ 1980, Trung Quốc và Nga đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong phát triển ngành chè. Trong nhiều năm qua, người trồng chè Việt Nam đã áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, đưa vào gieo trồng các giống chè mới và phát triển công nghệ chế biến chè. Sau thời kỳ đổi mới cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, sản xuất chè đã có phát triển mạnh.

Chất lượng chè được quyết định bởi nhiều yếu tố: điều kiện sinh thái nông nghiệp (khí hậu, đất, độ cao so với mặt nước biển), phương pháp trồng và hái chè, công nghệ và trang thiết bị chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Khoảng một nửa chất lượng chè do các hoạt động như chọn giống, canh tác, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch quyết định và một nửa là do chế biến quyết định. Chất lượng của giống được coi là quan trọng hơn cả.17


Các vùng núi cao chủ yếu trồng giống chè Shan, vùng thấp chủ yếu trồng giống chè Trung du, (những giống chè này người ta gọi là giống quần thể địa phương). Cây chè thường cho năng suất ổn định từ tuổi thứ 7 đến tuổi thứ 30, sau thời gian này năng suất bắt đầu giảm dần. Độ tuổi bình quân của cây chè Việt Nam là 20-30 năm. Do đó có thể đánh giá chính xác khi nào cần phải thay thế các cây chè cũ. Trong bất cứ trường hợp nào, các giống quần thể địa phương thường cho năng suất thấp, đồng thời chất lượng cũng không đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm của thị trường hiện nay. Trong những năm của thập niên 1980 và 1990, Viện nghiên cứu chè đã chọn tạo và trồng trên diện tích lớn một số giống chè mới (PH1, IRI777) cho năng suất và chất lượng cao hơn để chế biến thành chè đen theo công nghệ orthodox.
Trước đây, cây chè được nhân giống bằng hạt cho năng suất thấp và không ổn định. Năm 1959, đồn điền chè Phú Hộ lần đầu tiên nghiên cứu kỹ thuật giâm cành bằng nhánh chè giống PH-1.
Sau Phú Hộ, trung tâm nghiên cứu chè Lâm Đồng đã phát triển phương pháp giâm cành sử dụng các nhánh chè cho các giống khác như LD-97 và chè Shan. Việc mở rộng thực nghiệm trong các nông trường quốc doanh đã chứng tỏ công nghệ này có thể áp dụng tốt tại Việt Nam. Từ đó kỹ thuật này được áp dụng để nhân nhanh các giống mới bởi tính ưu việt của nó: hệ số nhân giống cao, quần thể nương chè đồng đều và giữ được tính ổn định về gen. Vì vậy mà năng suất và chất lượng chè đã được cải thiện rõ rệt. Tính đến năm 2000, chè trồng theo phương pháp này đã có diện tích 5.750 ha, bằng 7,5 diện tích chè cả nước (tính cả các nông trường lớn và diện tích chè của các hộ sản xuất nhỏ).
Từ năm 2000 đến nay, nhờ các chương trình phát triển chè của quốc gia và địa phương, đặc biệt là Dự án phát triển chè của Bộ Nông nghiệp & PTNT (MARD), nhiều giống chè mới năng suất và chất lượng cao đã được chọn tạo, nhân giống và phát triển bởi Viện nghiên cứu chè (như giống LDP1, LDP21A, PH1.777…)
Sau thời kỳ đổi mới, các công ty của Đài Loan và Nhật Bản đã phát triển thêm các giống chè mới ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu một số giống chè năng suất cao và chất lượng tốt hơn với mục đích thay thế dần các vườn chè cũ đã xuống cấp. Kể từ năm 1994, Việt Nam đã nhập khẩu 33 giống mới, trong đó có 9 giống từ Đài Loan, 15 giống từ Trung Quốc, 7 giống từ Nhật Bản và 2 từ Ấn Độ. Hai giống chè nhập từ Trung Quốc là Kim Tuyến và Ngọc Thuý chiếm 470 ha, tiếp theo là giống D4 (10,5 ha) và Bát Tiên (8,1 ha) từ Đài Loan 18 Trong năm 2000, chính phủ Việt Nam đã cho phép Vinatea nhập 2 triệu hạt giống chè, trong đó có 9 giống phù hợp với chế biến chè xanh và 3 giống thích hợp cho sản xuất chè đen.
Những giống chè mới cho năng suất cao, một số giống khác thì năng suất không cao nhưng cho chất lượng rất tốt. Ví dụ như giống LPH1 cho năng suất 10 tấn búp tươi/ha với giá bình quân 2000đ/kg (đầu năm 2004). Trong khi đó một số giống khác như KimTuyên, Ngọc Thuý cho năng suất thấp hơn, khoảng 7tấn/ha nhưng giống chất lượng cao, giá bán 6000đ/kg. Trong khi đó giống chè Trung Du cũ của Việt Nam chỉ đạt bình quân 5-6 tấn/ha, giá chỉ đạt 1700đ/kg đến 2000 đ/kg.
Bảng 3-4 – Năng suất trung bình của một số giống chè

Giống

Năng suất trung bình (tấn búp tươi/ha)

Nguồn gốc

Sản phẩm chế biến

Giá chè búp bq Từ Tháng 1- Tháng 6, 2004 (VND/kg )

Phú Thọ

Thái Nguyên

LDP1

8-10

Việt Nam

Cả chè đen và chè xanh

2.000

3.500

LDP2

8-10

Việt Nam

Cả chè đen và chè xanh

2.000

3.500

PH1

7-9

Việt Nam

chè đen

1.700

2.000

Trung Du

5-6

Việt Nam

Cả chè đen và chè xanh

1.700

2.000

1A

8-10

Việt Nam

Chè đặc sản

2.000

---

Shan

10-15

Việt Nam

Chè đặc sản

--

----

Kim Tuyên

6-8

Trung Quốc

Chè xanh

6.000

--

Ngọc Thúy

6-8

Trung Quốc

Chè xanh

6.100

--

Đại Bạch Trà

5.5

Trung Quốc

chè đen và chè xanh

--

--

Chè Ấn Độ

8-10

India

chè đen

--

--

Nguồn: Điều tra thực địa và phỏng vấn chuyên gia Viện nghiên cứu chè.

Với những nỗ lực này, cơ cấu giống chè đã thay đổi theo hướng có lợi; các giống chè mới hiện chiếm gần 20% tổng diện tích chè so với chỉ có 12% trước năm 2000. Các giống chè này có năng suất cao hơn (7 – 10 tấn/ha) và đều có chất lượng tốt hơn.


Bảng 3-5 – Cơ cấu giống chè tại các tỉnh – 2003

Tỉnh

Chè Trung Du (%)

Chè Shan (%)

Giống mới (%)

Thái Nguyên

75

0

25

Hà Giang

0

98,5

1,5

Yên Bái

55

25

20

Tuyên Quang

82

6,5

11,5

Lâm Đồng

80

6,0

14,

Phú Thọ

50

2,5

47,5

Nguồn: Viện nghiên cứu chè
Giữa các tỉnh có một số khác biệt trong việc đưa vào gieo trồng các giống mới. Phú Thọ tìm cách tăng tỉ lệ các giống chè mới để thay thế diện tích chè Trung du đã xuống cấp, đến nay đạt gần 50%. Tương tự như vậy, diện tích trồng giống mới ở Thái Nguyên đã tăng từ chỉ có 5% trong năm 2001 lên 25% năm 2003. Diện tích còn lại vẫn trồng chủ yếu các giống chè truyền thống. Để cải thiện chất lượng chè Việt Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cần phải có một chiến lược quan trọng để thay đổi cơ cấu giống chè.
Một số giống chè mới cho năng suất cao trong khi một số khác cho chất lượng tốt khi so sánh với các giống chè cũ. Ví dụ, năng suất trung bình của chè LDP1 là hơn 10 tấn/ha và chè lá được bán ra với giá 2,000 đồng/kg; trong khi đó, chè Trung du chỉ cho năng suất khoảng 5 tấn/ha, giá bán ra là 1,700 đồng/kg chè tươi. Giống Kim Tuyến và Ngọc Thuý có năng suất thấp, khoảng 7 tấn/ha nhưng giá chè tươi bán ra ở mức 6,000 đồng/kg.
Hiện nay, các hộ trồng chè biết rõ ưu thế của các giống chè mới song họ vẫn không thể nhanh chóng đưa vào gieo trồng và thay thế các giống chè cũ do chi phí mua giống mới rất cao. Để trồng 1 ha chè Trung du hay PH1 cần 500 kg hạt giống với chi phí khoảng 250.000 đồng. Song, để trồng 1 ha chè LDP1, LDP2 hay 1A cần 20.000.000 cây con với giá trung bình 300 đồng/cây. Chính vì thế, chi phí để trồng 1 ha chè LDP1, LDP2 hay 1A vào khoảng 6 triệu đồng. Đối với chè Kim Tuyến và Ngọc Thuý, chi phí còn cao hơn nhiều, khoảng 800 đồng/cây con. Do đó, chi phí giống cho 1 ha chè Kim Tuyến và Ngọc Thúy lên tới 16 triệu đồng/ha.

Phương pháp canh tác
Cùng với phương pháp canh tác, các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè cũng dần được cải tiến. Trước đây, người trồng chè thường sản xuất chè theo phương pháp thủ công từ lâu đời để lại là trồng bằng hạt và chờ đợi thu hoạch lá. Họ không biết sử dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất. Cắt bỏ các bụi chè cũ hàng năm đã làm cho cây chè đạt năng suất cao hơn (những cành tăm hương, cành không có hiệu quả và/hoặc có mầm mống sâu bệnh được đốn bỏ để tạo cho cây chè một bộ khung tán mới khoẻ hơn và năng suất hơn). Thu hoạch chè lá nhiều đợt (hình thức hái san chật) cũng là một cách để tăng năng suất và thúc đẩy cây chè tăng trưởng tốt hơn. Người hái chè cũng nên hái hai lá và một búp thay vì hái cả để tăng sản lượng (Ali et all 1997 trang 41). Gần đây, máy đốn và máy hái đang được nghiên cứu phát triển và phương pháp này hiện đang áp dụng ở các nương chè lớn (nông trường).
Chè thường được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, từ niên vụ 1995/96, nhiều hộ trồng chè ở Thái Nguyên đã áp dụng kỹ thuật làm chè vụ đông để sản xuất sản phẩm chè giá trị cao, có lợi hơn chè vụ khô. Để làm được điều này, họ phải đốn chè từ tháng 6 hoặc tháng 7 thay vì cuối năm như bình thường. Điều này cũng có nghĩa là phải từ bỏ thời gian thu hoạch thích hợp nhưng có thể sản xuất quanh năm. Song để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải chủ động nguồn nước. HIện nay, trong các tỉnh trồng chè chỉ có Thái Nguyên là có tỉ lệ nương chè được tưới cao nhất. Các hộ sản xuất chè ở Thái Nguyên có hiệu quả cao nên các hộ tích cực đầu tư thủy lợi hơn nhiều so với các tỉnh khác.
Bên cạnh một số thay đổi trên, trồng các cây lớn như hoa hoè và cajuput để làm cây che bóng và bảo vệ đất cũng là một tiến bộ kỹ thuật mới giúp tăng năng suất chè. Đây là một biện pháp được người trồng chè ở Phú Thọ và Thái Nguyên áp dụng sau khi thực nghiệm trên cây chè được tiến hành năm 1997-1998 cho phép cây chè phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn, đặc biệt là công nghệ IPM và sản xuất chè hữu cơ.
Tưới tiêu
Bên cạnh phương pháp canh tác và giống, nước cũng là nhân tố tương đối quan trọng đối với cây chè trong một số giai đoạn, đặc biệt khi cây chè còn non và được trồng bằng cây con. Ở Việt Nam, phần lớn chè được tưới bằng nước mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm rất có ích cho cây chè nhưng lại không được phân bổ theo đúng nhu cầu của các vùng trồng chè và không đồng đều trong năm. Do đó, thiếu nước tưới là một hạn chế đối với việc sản xuất chè trong mùa khô. Dự kiến, chỉ có khoảng 10% diện tích chè của Việt Nam được tưới nước đầy đủ. Ở Thái Nguyên, hơn 60% diện tích chè được tưới trong khi con số này ở tỉnh Phú Thọ thấp hơn 10%. 19
Các hộ sản xuất thường lấy nước từ giếng hoặc bất cứ nơi nào có thể (Tân Cương), nông dân lấy nước từ sông, suối, hồ hoặc bể chứa nước nhân tạo. Ở Phú Thọ, chè được trồng chủ yếu ở các đồi cao trong khi chè ở Thái Nguyên được trồng trên các đồi thấp. Do đó, người trồng chè ở Thái Nguyên thuận tiện hơn trong việc đào giếng sâu. Hơn nữa, sản xuất chè ở Thái Nguyên mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất nên họ có động lực đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi nhiều hơn. Tổng chi phí lắp đặt hệ thống thuỷ lợi như đào giếng, lắp máy bơm và đường ống dẫn nước khoảng 4 – 5 triệu đồng, đây là một trở ngại nữa đối với nông dân nghèo.
Phân bón
Nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp thâm canh cao và nặng về sử dụng phân bón. Trong vài năm trở lại đây, việc sử dụng phân bón càng tăng. Tuy nhiên, theo dự kiến của các chuyên gia, hiện nay chỉ có khoảng 30% diện tích chè của Việt Nam sử dụng nhiều phân bón (Accenture 2000).
Hiện nay, sản xuất phân bón trong nước chỉ đủ đáp ứng hơn 10% nhu cầu và phần lớn nguyên liệu thô phải nhập khẩu. Do đó, giá phân bón tương đối cao so với giá thế giới. Điều này ảnh hưởng nhiều tới nông dân và đôi lúc trở thành gánh nặng đối với nông dân nghèo khi thâm canh.

Sau khi giảm sút trong giai đoạn 1995-2000, giá phân bón đã tăng trở lại trong vài năm gần đây. Thậm chí, giá phân urê và NPK vào đầu năm 2004 đã cao hơn 30% so với năm 2003.20



Trước đây, người trồng chè không quan tâm tới việc sử dụng lượng phân bón bao nhiêu cho phù hợp và tỷ lệ sử dụng được phép cho các loại phân bón khác nhau. Hiẹn nay, thông qua các khoá đào tạo, người trồng chè nhìn chung đã nhật thức được ích lợi và thành phần thích hợp của phân bón (ví dụ 3:1:1 đối với NPK). Tại một số nương chè của các công ty lớn, như công ty chè Phú Bền vốn đầu tư của Bỉ, nhân viên công ty đã thử nghiệm trên mẫu đất vớ mỗi một hộ sản xuất để quyết định loại phân bón phù hợp nhất. Công ty cũng xây dựng tiêu chuẩn phun thuốc trừ sâu cho công nhan nông trường và nông dân có hợp đồng. Để phổ biến kỹ thuật cho nông dân, công ty phát hành các đĩa CD về kỹ thuật canh tác chè, kỹ thuật chăm sóc, hái chè và tổ chức các cuộc họp và thao diễn cho nông dân.
Tuy nhiên, nhận xét về việc sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân, phần lớn các nhà nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam đều khẳng định rằng nông dân đang lạm dụng nitơ trong khi lại bón P2O5 và K2O thiếu cân bằng tỉ lệ N:P:K dựa trên nhu cầu phân bón của mỗi loại cây trồng. Có một vài ý kiến phàn nàn về việc lạm dụng nitơ ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp như lãng phí, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi trường. Điều này đã xảy ra đối với một số người trồng chè.
Loại phân bón chính mà nông dân thường sử dụng cho chè là NPK, chiếm khoảng 40-45% tổng lượng phân bón cho chè. Ngoài ra họ còn sử dụng những loại phân bón đặc chủng như ure, phốt phát và nitrogen. Bên cạnh đó, người trồng chè còn phun phân bón cho lá chè.
Viện Nghiên cứu Chè cố gắng đưa ra những chỉ dẫn cho hộ trồng chè về lượng phân bón sử dụng tối ưu.Theo chỉ dẫn của các nhà nghiên cứu, đối với 1 tấn chè tươi thì chỉ cần bón khoảng 24-25 kg đạm nguyên chất. Bên cạnh đạm, hộ nên bón thêm lân và kali. Tỷ lệ hợp lý nhất là 2 đạm, 1 kali, 1 lân. Vì vậy, lượng lân và kali cho 1 tấn chè tươi là vào khoảng 12.5 kg. Tuy nhiên, hầu hết các hộ nông dân không áp dụng đúng công thức này, và tỷ lệ họ thường áp dụng là 3 đạm:1lân:1kali. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các hộ công nhân nông trường sử dụng khoảng 115kg cho 1 tấn chè, trong đó 65kg là đạm, và lân, kali là 25 kg (xem Chương V), tỷ lệ là 2.6:1:1.
Thuốc trừ sâu
Hiện tại, phần lớn nguyên liệu thuốc trừ sâu sử dụng đều phải nhập khẩu. Một số công ty ở Việt Nam chỉ làm công việc chế biến, đóng chai và tiêu thụ hoặc hợp tác với công ty nước ngoài thành lập các công ty liên doanh. Những loại thuốc trừ sâu sử dụng phổ biến là Monster, Bestos, Admire và Confidor. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trừ sâu mà người sản xuất chè sử dụng không có nhãn mác. Hầu hết số thuốc này nhập khẩu từ Trung Quốc. Thậm chí, nông dân vẫn đang sử dụng những loại thuốc trừ sâu mà chính phủ cấm như Monitor (của Trung Quốc).
Việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu cũng là do thiếu hiểu biết của nông dân về vấn đề phòng trừ sâu bệnh với sự tin tưởng vào khả năng chống chịu sâu bệnh tấn công cây trồng. Nông dân thường phun thuốc thường xuyên với liều lượng chất hoá học cao và trên mức cần thiết. Và tất nhiên điều này đã dẫn tới tình trạng kháng thuốc ở nhiều loại sâu hại và thuốc trừ sâu dần trở nên kém hiệu quả.
Trong vài năm gần đây, việc lạm dụng thuốc trừ sâu đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với cây chè nói riêng đã trở thành một vấn đề lớn ở nhiều nước với rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ con người đã thúc đẩy các nước hướng tới sản xuất chè “sạch” hay còn gọi là kết hợp phòng trừ bệnh hại (IPM). Ở Phú Thọ, từ năm 1999, các chương trình IPM trên chè đã được tiến hành với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế như CIDSE và đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, ở Phú Thọ có 33 xã tham gia chương trình IPM; mỗi xã đều có câu lạc bộ IPM gồm từ 30 – 100 người tham gia.21
Thông qua tham gia vào các câu lạc bộ IPM, học viên đã được học cách phòng trừ bệnh hại an toàn. Một số ít nông dân thuộc 5 xã đã bắt đầu sản xuất chè hữu cơ như xã Đại An (huyện Thanh Ba), Thái Ninh (huyện Thanh Ba), Minh Tiến (huyện Đoan Hùng) và xã Võ Miếu, Văn Miếu (huyện Thanh Sơn). Song, sản xuất chè hữu cơ ở Phú Thọ chưa thực sự phổ biến, hiện có rất ít nông dân đang trồng chè hữu cơ trên một diện tích nhỏ (500-700 m2/hộ gia đình). Ở Thái Nguyên, chỉ có một hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ là hợp tác xã Thiên Hoàng nhưng họ hiện vẫn đang gặp phải nhiêu khó khăn trong tiêu thụ. Chẳng hạn như năm 2003, hợp tác xã này chỉ có thể giúp các thành viên bán được 5% tổng sản lượng sản xuất ra.
Tổng kết các khó khăn của hộ trồng chè
Những phân tích trên cho thấy các hộ trồng chè cũng gặp nhiềukhó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (xem Hộp 3-1).
Hộp 3-1: Các khó khăn của hộ trồng chè trong chuỗi giá trị




  • Giá chè và nhu cầu không ổn địnd

  • Chi phí giống chè mới cao

  • Điều kiện tưới kém, hạn chế tăng năng suất và sản xuất chè vụ đông

  • Sử dụng phân bón chưa hiệu quả

  • Sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều ở một số vùng

  • Thiếu các thông tin về thị trường

  • Cơ sở hạ tầng yếu kém

3.2 Nhà chế biến


Cùng với sự phát triển của thị trường và công nghệ, hoạt động chế biến chè cũng phát triển mạnh. Hiện nay, Việt Nam có gần 600 cơ sở chế biến chè với công suất từ 3 – 7 tấn chè tươi/ngày và trên 10.000 lò chế biến thủ công tại gia đình22.
Bảng 3-6-Một vài nét đặc trưng của các hộ chế biến, 2003

Loại hình sở hữu

Công nhân lâu năm

Công nhân tạm thời

Công suất

Số tháng làm việc trong năm

Average Number

Average

Salary (000D mỗi tháng)



Average number

Average salary (000D)

tấn khô/năm

Hộ không đăng ký

2-3

415.5

1-2

430

15

6.65

Hộ không đăng ký

6.4

550

27*

512

240

6.85

Công ty tư nhân

22

570

46

662

480

8

Doanh nghiệp nhà nước

140

600

--

--

1580

8.5

Công ty liên doanh/nước ngoài**

400

700

--

--

4000

8.5

Chú ý: * chỉ đề cập tới tỉnh Phú Thọ

** Số liệu trên lấy đại diện ở 2 công ty liên doanh: Phú Bền và Phú Đa

Số liệu về hộ điều tra tại hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ

Nguồn: Điều tra thị trường của nhóm nghiên cứu


Bảng 3-7 – Khối lượng chế biến chè tươi bình quân của từng cơ sở chế biến Phú Thọ và Thái Nguyên (tấn/năm)


Loại hình

Phú Thọ

Thái Nguyên










Hộ không đăng ký

27

100

Hộ có đăng ký

430

--

Công ty tư nhan

1236

1287

Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu

Chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại hình cơ sở chế biến


Hộ chế biến không đăng ký kinh doanh
Hộ chế biến không đăng ký kinh doanh, sử dụng nguyên liệu của gia đình và một phần của các hộ khác, rất phổ biến ở các vùng sản xuất chè, đặc biệt ở khu vực Trung du Bắc bộ. Đây là những hộ sản xuất chè và tự chế biến tại nhà từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất hoặc thu mua từ các nhà sản xuất khác. Nhìn chung, công suất của các hộ chế biến này chỉ đạt từ 100 – 200 kg chè tươi/ngày. Tất cả các hộ này đều chế biến chè xanh bằng lò quay tay hoặc có môtơ.

Gần đây, số hộ chế biến sản xuất chè tại nhà tăng mạnh (Bảng 8). Tại Phú Thọ, tỷ lệ hộ tham gia vào chế biến chè tăng từ 10% năm 1998 lên hơn 20% năm 2003. Ở Thái Nguyên, tính đến năm 2003, tỉnh đã có hơn 54.400 hộ chế biến chè, chiếm 67% tổng số hộ trồng chè và gần 64% sản lượng. Trong khi đó, ở các vùng chè khác như Lâm Đồng, phần lớn người trồng chè bán chè tươi cho các công ty và không tự chế biến tại nhà.



Bảng 3-8 – Tỉ lệ chế biến chè trong các hộ (%)

Tỉnh

Tỉ lệ người sản xuất chế biến chè

Thái Nguyên

67

Phú Thọ

20

Nguồn: Sở Khoa học & Công nghệ Thái Nguyên, trang 4, số liệu về Phú Thọ của Đặng Văn Thu, 2003.
Khảo sát thực địa được chúng tôi thực hiện tại Phú Thọ cũng cho thấy có một số lượng nhỏ các hộ chế biến không đăng ký kinh doanh với công suất từ 20 – 25 tấn chè tươi/ngày (có 2 hộ sản xuất nhỏ ở thị xã Phú Thọ). Họ sản xuất một lượng nhỏ chè tươi và mua phần lớn chè lá của các hộ sản xuất (trên 80% nguồn cung). Thiết bị chế biến chủ yếu vẫn là các lò quay nhỏ để chế biến chè xanh.

Quá trình chế biến chè xanh gồm các bước sau: (Zeiss and den Braber 2001, trang 245):



  1. Hái chè búp tươi

  2. Diệt men



  3. Sấy ở nhiệt độ cao

  4. Sấy ở nhiệt độ thấp (có thể ướp hương liệu)

  5. Phân loại

  6. Sao lần cuối

  7. Đóng gói và dán nhãn

Đầu tiên lá chè được hơ nóng để ngăn lên men (công đoạn này khác với chè đen), quá trình ngăn enzyme hoạt động làm thay đổi phản ứng hóa học, giúp chè giữ được màu xanh và hàm lượng hợp chất trong lá. Công đoạn này được làm càng sớm càng tốt sau khi hái. Mục đích của công đoạn vò là để lá chè vỡ mở những đường rãnh bên trong do đó hàm lượng chất trong lá sẽ phân huỷ dưới nước nóng và làm giảm kích cỡ. Sấy khô là rất cần thiết để hoàn thành cả quy trình.


Mỗi công đoạn có thể tiến hành theo các phương pháp khác nhau. Ví dụ như, trước đây, để diệt men, các hộ nhỏ thường phơi chè lá ra ngoài ánh nắng mặt trời hoặc đánh mốc bằng chảo. Thông thường, công đoạn vò được thực hiện bằng tay hoặc chân. Với phương pháp thô sơ như vậy, chất lượng chè rất thấp: nước đỏ, ngoại hình xấu, thời gian bảo quản ngắn và công suất chế biến thấp. Người sản xuất chỉ có thể sao 3 kg chè tươi một mẻ (do lò nhỏ) và thời gian sao trung bình ít nhất 4 tiếng/kg chè khô.
Khảo sát của chúng tôi cho thấy trước năm 1995, số lượng các hộ chế biến thủ công rất ít, phần lớn người sản xuất chỉ bán chè tươi. Tuy nhiên, năm 1996, các doanh nghiệp tại Thái Nguyên đã phát triển một công nghệ mới hỗ trợ công tác chế biến tại hộ, gồm 1 lò quay bằng tôn để diệt men và sao sấy khô và 1 cối vò. Phiên bản đầu tiên của thiết bị này được vận hành bằng tay, song vào năm 1998, lò quay có gắn môtơ đã xuất hiện. Mỗi hộ chế biến trung bình có 2 lò quay và 1 cối vò. Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều hộ sản xuất sử dụng thiết bị này và chất lượng chè của họ đã cải thiện rõ rệt: chè được diệt men tốt hơn và màu nước cũng hấp dẫn hơn. Hơn nữa, thiết bị này cũng giúp các hộ sản xuất sử dụng lao động một cách hiệu quả, giảm ô nhiễm và nâng cao công suất chế biến. Với lò quay bằng tôn, các hộ có thể sao sấy 5 kg chè tươi một mẻ và chỉ mất từ 50 phút đến 1 tiếng đồng hồ để chế biến 2 kg chè khô.

Năm 2004, số hộ chế biến chè đang có xu hướng tăng lên, một phần là do giá chè giảm mạnh vào năm 2003, nhưng chủ yếu là do chi phí sản xuất giảm và sự ra đời của thiết bị chế biến mới, lò quay bằng tôn. Do sự phát triển rộng rãi của các cơ sở sản xuất thiết bị chế biến chè, giá lò tôn đã giảm xuống chỉ còn 800.000 đồng/chiếc, còn loại lò có môtơ chỉ còn 1,5 triệu đồng/chiếc, thấp hơn nhiều so với 3,5 triệu đồng/chiếc năm 1998.


Chi phí sản xuất chè tươi nhờ đó cũng giảm đáng kể. Trước đây nếu chế biến bằng phương pháp cũ (sử dụng chảo sấy), chi phí tiền công và củi lên tới 3500 – 4000 đồng/kg chè khô. Hiện nay, với một lò tôn, chi phí công lao động, điện và củi chỉ khoảng 2500 – 3500 đồng/kg chè khô (với lò quay không có môtơ)23.
Hộ chế biến có đăng ký kinh doanh và các công ty tư nhân
Một điểm khác biệt giữa Thái Nguyên và Phú Thọ là các hộ chế biến có đăng ký kinh doanh. Mô hình này phổ biến hơn ở Phú Thọ. Các hộ có đăng ký kinh doanh là các cơ sở chế biến chè tư nhân có con dấu riêng và tài khoản ở ngân hàng, và họ phải đóng thuế kinh doanh. Quy mô của các hộ chế biến có đăng ký lớn hơn nhiều so với các hộ không đăng ký kinh doanh nhưng lại rất ít khi so sánh với các hộ không đăng ký kinh doanh (dưới 1%). Thái Nguyên không có các hộ có đăng ký kinh doanh song số lượng các công ty tư nhân tham gia chế biến và thương mại chè lên tới 21 trong số 29 công ty ở Thái Nguyên.
Chỉ có thể tìm thấy hộ chế biến có đăng ký kinh doanh ở Phú Thọ còn Thái Nguyên thì không. Quy mô của các hộ này lớn hơn các hộ chế biến không đăng ký, có con dấu riêng và tài khoản ở ngân hàng. Tuy nhiên, có rất ít hộ đăng ký kinh doanh khi so sánh với số hộ không đăng ký (dưới 1%). Ở Thái Nguyên, các cơ sở nhỏ thích đăng ký kinh doanh với tư cách một công ty hơn là hộ gia đình. Nguyên nhân đầu tiên là do họ có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác ngoài chè và đăng ký dưới dạng công ty dễ làm ăn kinh doanh hơn. Thứ hai, do có quá nhiều hộ chế biến chè tại nhà ở Thái Nguyên nên các công ty phải đầu tư thiết bị hiện đại lớn hơn mới đảm bảo nguồn cung chè tươi. Ngược lại, tại Phú Thọ, các nhà giám đốc của một số cơ sở chế biến có đăng ký kinh doanh cho biết họ không thích trở thành công ty tư nhân vì điều này giúp họ tránh được sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Các công ty TNHH được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có tài khoản ngân hàng và con dấu riêng. Họ có thể tham gia vào các hoạt động khác ngoài chè. Bên cạnh đó, một số công ty chỉ chế biến chè đen và chè xanh để bán cho các công ty xuất khẩu, trong khi một số khác lại liên kết trực tiếp với các công ty xuất khẩu hoặc trực tiếp xuất khẩu chè khô.
Theo điều tra của chúng tôi, các nhà chế biến có đăng ký lớn hơn các nhà chế biến quy mô họ về quy mô, công suát, thiết bị và lao động sử dụng. Họ chế biến cả chè xanh và chè đen orthodox, sử dụng nguyên liệu mua từ các thương nhân và các hộ sản xuất. Bình quân, các nhà chế biến này sản xuất khoảng 400 tấn chè khô mỗi năm.
Quy trình chế biến chè đen khác với quy trình chế biến mô tả ở trên theo đó chè được phép lên men khoảng 2 tiếng đồng hồ sau công đoạn vò. Toàn bộ quy trình được mô tả theo Zeiss and den Braber 2001, trang 254):

  1. Hái chè

  2. Làm héo cho đến khi hàm lượng nước trong chè đạt 45 – 55% hoặc quạt gió (mất từ 6 – 14 tiếng)

  3. Vò hoặc cuộn (đôi khi dùng cối vò)

  4. Diệt men (mất 2 tiếng trong lò diệt men)

  5. Sao và sấy (để diệt men và sấy chè cho đến khi hàm lượng nước chỉ còn 4%)

  6. Phân loại

  7. Đóng gói và dán nhãn

Trước đây, để tiết kiệm các hộ sản xuất thường thực hiện khâu làm héo bằng cách phơi nắng, khi sấy khô cũng vậy nên chất lượng chè thường không cao. Với đòi hỏi khắt khe của thị trường hiện nay, các nhà chế biến phải chú ý hơn đến chất lượng sản phẩm, họ thường sao sấy chè bằng hộp làm héo.


Khi sản xuất chè xanh sấy khô, các nhà chế biến thường sử dụng máy diệt men để diệt men của chè lá, phơi khô và đánh mốc chè đã chế biến. Với dây chuyền đơn giản như vậy chất lượng chè vẫn còn nhiều hạn chế. Ngày nay, một số xưởng chế biến đã lắp đặt dây chuyền tiên tiến hơn gồm một máy diệt men - cối vò – máy sấy – máy sàng phân loại . Nhờ đó, chất lượng chè xanh đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên chỉ có một tỉ lệ nhỏ các cơ sở chế biến có đăng ký lớn và các công ty sử dụng phương pháp này do chi phí còn tương đối cao, từ 300 triệu đồng đến trên 1 tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với đầu tư của các hộ chế biến sử dụng phương pháp thủ công.
Hộp 3-2 – Công ty Bắc Sông Cầu

Đây là một công ty tư nhân thành lập tháng 11/2000. Công ty không có đất trồng chè nhưng lại mua chè tươi từ nông dân và tư thương. Công ty cũng đã ký hợp đồng với người trồng chè theo Nghị định 80 của chính phủ Việt nam.

Mỗi năm công ty mua khoảng 2.000 tấn chè tươi trong đó 1.600 tấn (80%) được chế biến thành chè đen và 400 tấn (20%) chế biến thành chè xanh. Chè đen được chế biến theo công nghệ của Nga sản xuất tại Việt Nam. Còn chè xanh được chế biến theo công ty sản xuất ở Việt Nam và Trung Quốc.

Công ty bán khoảng 400 tấn chè với phẩm cấp khác nhau. Khách hàng chủ yếu là:




  • Tổng công ty chè Việt Nam

  • Công ty chè Hải Phòng

  • Công ty chè Trung Nguyên

Có sự cạnh tranh giữa các công ty do cơ chế thị trường, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là công ty chè Sông Cầu.

Hiện nay công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như:

  • Thiếu thông tin về giá cả và khách mua. Trước đây, công ty phải tự tìm khách hàng và thông qua bạn bè giới thiệu. Ngoài ra, do mối quan hệ ca nhân trước kia (Giám đốc của công ty trước đây làm việc ở công ty xuất nhập khẩu Hà Nội) nên giám đốc cũng quen biết một số khách hàng.

  • Thiếu vốn cho hoạt động và phát triển

  • Chưa chủ động về nguồn nguyên liệu trong khi nhà máy chế biến lại đặt ở vùng xa, đường sá giao thông không thuận tiện, gây khó khăn cho việc chuyên chở chè.

  • Ngoài ra, các văn bản pháp luật của nhà nước đối với ngành chè chưa rõ ràng và chưa thực sự phù hợp.



Hộp 3-3 – Sự xuất hiện của Hà Trường và mối quan hệ của công ty này với các nhà máy lớn ngoài vùng



Hà Trường là một công ty tư nhân ở xã Văn Miếu. Công ty thành lập năm 2001 với công suất hoạt động 6 tấn chè lá một ngày. Năm 2003, công ty nâng công suất lên 18 tân một ngày. Bình quân, công ty hoạt động 8-9 tháng một năm, thuê 50 công nhân. Công ty đã mua 800 tấn chè lá năm 2003. Hà Trường là một trong số ít các công ty tư nhân tạo dựng được thị trường lớn cho chè, có khả năng cạnh tranh và ổn định cao. Công việc kinh doanh của Hà Trường không chỉ với các thương nhân trong vùng mà còn với nhiều thương nhân ngoài vùng. Năm 2003, chè của công ty được bán cho VINATEA (10%), công ty chè Kim Anh (80%) và công ty xuất khẩu Hoà Bình (10%), những công ty này đều nằm ở Hà Nội. Hà Trường có thể tìm khách mua bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân và sự năng động của các nhà quản lý trong hoạt động marketing.
Nguồn: Phỏng vấn, tại Phú Thọ, tháng 4/2004.


Các doanh nghiệp quốc doanh
Lâu nay, các doanh nghiệp nàh nước chiếm vị trí chủ đạo trong ngành chè, đặc biệt là trong chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung, công suất của các doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ, số doanh nghiệp nhà nước có công suất dưới 500 tấn chè khô mỗi năm chiếm hơn 40%. Chỉ có 2,4% trên tổng số các doanh nghiệp nhà nước hoạt động với công suất trên 5000 tấn chè khô mỗi năm.
Bảng 3-9-Tỷ lệ các doanh nghiệp nước tính theo công suất và lao động

TT

Công suất của các DNNN (tấn chè khô/năm)

Tỷ lệ

%

Lao động


Tỷ lệ %


1

<500 tấn

41,5

<50 công nhân

36,6

2

500-1000 tấm

9,8

50-100 công nhân

14,6

3

1000-2000 tấn

24,4

100-150 công nhân

14,6

4

2000-3000 tấn

9,8

150-200 công nhân

12,2

5

3000-4000 tấn

12,2

200-250 công nhân

7,3

7

>5000 tấn

2,4

>250 công nhân

14,6

Nguồn: VITAS
Tất cả các DNNN đều bán chè chế biến và sơ chế cho VINATEA xuất khẩu mãi cho tới giữa thập niên 90. Quá trình này được tiến hành như sau. Đầu năm, các công ty sẽ trình kế hoạch sản xuất cho VINATEA. VINATEA sẽ lập kế hoạch sản xuất và khối lượng chè sẽ mua của từng đơn vị thành viên. Các công ty hoàn toàn phụ thuộc vào Tổng công ty về thị trường và sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào kế hoạch của Tổng công ty.
Tuy nhiên, theo số liệu của năm 1998, VINATEA chỉ mua một phần sản lượng của các công ty so với kế hoạch (Bảng 3-10). Song một phần lớn sản lượng của các công ty vẫn phải bán trực tiếp thông qua VINATEA. Điều này cho thấy sự phụ thuộc vào Tổng công ty của các công ty thành viên là rất lớn.
Bảng 3-10 – Khối lượng chè bán cho VINATEA trên tổng sản lượng chè đen 1997 và 1998

Tên của các công ty thành viên

Phần bán cho VINATEA trên tổng sản lượng năm 1997 (%)

Phần bán cho VINATEA trên tổng sản lượng năm 1998 (%)

Tỷ lệ trên tổng sản lượg theo kế hoạch

Công ty Trần Phú

69

73

100

Công ty Nghĩa Lộ

74

71

100

Công ty Yên Bái

55

54

100

Công ty Phú Sơn

83

90

100

Quan Chu

68

77

100

Thái Nguyên

45

41

100

Long Phú

86

74

100

Nguồn: VITAS
Sau cuộc khủng hoảng năm 2003 do thị trường Irắc sụp đổ, các công ty thành viên không còn phải đệ trình kế hoạch sản xuất lên Tổng công ty và được khuyến khích tự tìm kiếm khách hàng nước ngoài để xuất khẩu trực tiếp.24 Ngoài VINATEA, sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước được tiêu thụ qua 2 con đường: xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu thông qua các công ty tư nhân. Các doanh nghiệp quốc doanh thiếu kinh nghiệm làm ăn kinh doanh thường chọn cách tiêu thụ thứ hai. Các công ty tư nhân có khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhưng không có vùng nguyên liệu hoặc thiết bị chế biến nên phải mua sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước. 25
Hộp 3-4 - Giá phụ thuộc vào một khách mua

Công ty chè Long Phú, một thành viên của VINATEA, sản xuất khoảng 100 tấn chè khô mỗi năm. Năm 2003, gần 85-90% sản lượng của công ty được bán cho Tổng công ty trong khi chỉ có khoảng 10-15% bán cho các công ty xuất khẩu tư nhân. Vì thế, Long Phú gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Tổng công ty trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường. Cuộc khủng hoảng năm 2003 khiến VINATEA đánh mất thị trường nước ngoài và không thể thu mua một lượng lớn chè từ các công ty thành viên để xuất khẩu như mọi năm. Kết quả là Long Phú mất thị trường xuất khẩu chủ đạo, buộc phải để phần lớn sản phẩm chưa bán được trong kho của Tổng công ty. Tình trạng mà Long Phú gặp phải cũng diễn ra tương tự ở các công ty thành viên khác của VINATEA. Tháng 3/2003, VINATEA tổ chức một cuộc họp giữa các thành viên ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Tại đây, hội nghị tuyên bố kể từ nay các công ty thành viên sẽ phải tự tìm thị trường thay vì chỉ bán qua VINATEA (đây được gọi là sự kiện Đồ Sơn). Qua đó bộc lộ những hạn chế, yếu kém của lề lối kinh doanh kế hoạch hoá tập trung trong nền kinh tế định hướng thị trường hiện nay.
Nguồn: Phỏng vấn sâu công ty chè Long Phú, tháng 4/2004.



Công ty liên doanh/nước ngoài

Các công ty liên doanh và nước ngoài chỉ mới tham gia vào ngành chè cuối thập niên 90. Tính đến năm 2003, ở miền Bắc, có hai công ty dạng này là công ty chè Phú Đa (liên doanh với Irắc) và Phú Bền (công ty 100% vốn của Bỉ) ở tỉnh Phú Thọ. Còn ở miền Nam có 11 công ty của Đài Loan. Các công ty này thuê công nhân và ký hợp đồng với nông dân. Thị trường xuất khẩu của các công ty liên doanh thường ổn định do được sự trợ giúp từ phía đối nước nước ngoài. Chẳng hạn, hầu hết sản phẩm của công ty chè Phú Đa được xuất khẩu sang Irắc.

Về các công ty liên doanh, có hai công ty lớn là Phú Bền (nhưng từ năm 2004 công ty này chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài) và công ty Phú Đa đặt tại miền Bắc, tỉnh Phú Thọ. Công suất chế biến của hai công ty là hơn 800 tấn chè khô mỗi năm. Ở Miền Nam, cũng có một số công ty liên doanh.

Bảng 3-11- Các công ty liên doanh lớn và công ty 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam



Tên công ty

Hình thức sở hữu

Số lao động thường xuyên

Công suất (tấn chè khô/năm)

Phú Bền

100% vốn nước ngoài

400

4000

Phú Đa

Liên doanh

450

5000

Lâm Đồng-Suzuki

Liên doanh

---

200

Haiyih

100% vốn nước ngoài

43

65

Fusheng

100% vốn nước ngoài

65

50

Jun Hong

100% vốn nước ngoài

28

50

Kinh WanChen

100% vốn nước ngoài

24

70

Sun How Lavi

Liên doanh

80

150

Kinh Lo

100% vốn nước ngoài

60

180

Nguồn: Đặng Văn Thụ, 2004. Viện nghiên cứu chè; và http://www.lamdong.gov.vn.

Sản phẩm chủ yếu của các công ty in Phu Thọ là chè đen sử dụng công nghệ chế biến orthodox và một số nhà máy lớn 26 áp dụng công nghệ CTC (crush-tear-curl), vắt cuộn nhiều hơn là vò. Chè được tán và nghiền vụn để sản xuất thành sản phẩm cuối cùng dạng hột nhỏ. Phương pháp này cho ra sản phẩm có giá trị cao hơn so với chè orthodox vì năng suất chè là gấp đôi với cùng một lượng lá, thích hợp với sản phẩm dạng túi.


Các công ty liên doanh và công ty nước noài ở Lâm Đồng chủ yếu sản xuất chè đặc sản có giá trị cao. Như đã nói ở trên, công suất của họ không lớn, chỉ khoảng 70-100 tấn chè khô/năm.
Hiện nay, công nghệ chế biến chà tại các nhà máy quốc doanh còn rất lạc hậu. Trong khi đó một số công ty tư nhân gần đây đã mạnh dạ nhập khẩu công nghệ chế biến hiện đại từ Italy, Đài Loan và Nhật Bản để đảm bảo chất lượng chè cao hơn. Công tác bảo quản cũng rất quan trọng. Theo truyền thống, sau khi chế biến, chè khô được cho các túi nilông giữ trong khoảng thời gian từ 3-4 tháng (Sau đó cần phải đem làm khô lại). Tuy nhiên hiện nay một số nhà máy đã có thiết bị đóng gói chân không nên có thể bảo quản chè trong thời gian khoảng 1 năm.
Trong quá trình khảo sát chúng tôi hỏi các cơ sở chế biến về công nghệ hộ sử dụng. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các Bảng 3-12, 3-13 và 3-14. Trong các công ty chế biến tư nhân, nhìn các công ty ở Thái Nguyên có trang thiết bị hiện đại hơn so với Phú Thọ. Điều này cho thấy quy mô của các công ty tư nhân Thai Nguyên là lớn hơn so với Phú Thọ. Hầu hết các cơ sở chế biến đầu nâng cấp trang thiết bị của mình trong quá trình hoạt động. Và lý do phổ biến nhất cho sự nâng cấp này là các cơ sở đều muốn mở rộng quy mô, một số ít thì muốn nâng cao chất lượng thiết bị (Bảng 3-14) .

Bảng 3-12- Giá trị trang thiết bị của cơ sở chế biến (000 Đ)

Loại cơ sở

Phú Thọ

Thái Nguyên

Hộ gia đình không đăng ký

3.500

1.985

Hộ đăng ký

135.243




Công ty tư nhân

686.000

2.054.286

Nguồn: Khảo sát thị trường

Bảng 3-13- Tỷ lệ cơ sở nâng cấp trang thiết bị (%)

Loại cơ sở

Nâng cấp

Không nâng cấp

Tổng

Hộ gia đình không đăng ký

64,81

35,19

100

Hộ đăng ký

100

0

100

Công ty tư nhân

75

25

100

Trung bình

69,33

30,67

100

Nguồn: Khảo sát thị trường
Bảng 3-14- Lý do nâng cấp trang thiết bị (% co sở cho biết)

Loại cơ sở

Thiết bị lạc hậu

Mở rộng quy mô

Cạnh tranh cao

Khác

Tổng

Hộ gia đình không đăng ký

16,67

61,11

5,56

16,67

100

Hộ đăng ký

28,57

42,86

28,57

0

100

Công ty tư nhân

0

77,78

0

22,22

100

Trung bình

15,09

62,26

7,55

15,09

100

Nguồn: Khảo sát thị trường

Khó khăn đối với cơ sở chế biến
Hộp 3-5- Khó khăn đối với cơ sở chế biến trong chuỗi giá trị




  • Chất lượng nguyên liệu thấp, không đồng đều

  • Mức cung không ổn định từ người sản xuất và buôn bán

  • Thiếu thông tin thị trường (cầu, giá)

  • Vốn nâng cấp trang thiết bị và mua nguyên liệu hạn chế

  • Thị trường không đa dạng, nhất là với các công ty Nhà nước

  • Cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí đầu vào

  • Chính sách còn có sự ưu tiên đối khu vực Nhà nước




3.3 Người buôn bán

Buôn bán và người thu gom chè tươi
Việc hình thành ngày càng nhiều cơ sở chế biến và các công ty tư nhân thời gian gần đây với nhu cầu lớn về chè tươi đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của đội ngũ những người thu gom và tư thương. Tại các vùng chè Phú Thọ và Thái Nguyên, các nhà thu gom chè lá đi mua chè tươi của các hộ sản xuất bằng xe máy hoặc xe đạp. Các nhà thu gom mua chè trong vùng sau đó bán cho các cơ sở chế biến trong xã hoặc bán cho các tư thương. Do chè lá bắt đầu biến chất sau 4-6 tiếng nên phải thu gom ngay và vận chuyển tới nơi chế biến.
Như đã đề cập ở trên, có sự khác biệt lớn giữa phần đóng góp của người sản xuất chè Thái Nguyên và Phú Thọ khi chế biến tại nhà. Ở Thái Nguyên, tỷ lệ hộ chế biến cao hơn ở Phú Thọ vì thế chè do người trồng sản xuất chủ yếu được chế biến tại hộ. Do đó, khối lượng chè mà người sản xuất bán cho tư thương và người thu gom nhỏ hơn ở Phú Thọ. Ngoài ra, ở Thái Nguyên, số người thu gom chè tươi cũng nhỏ hơn ở Phú Thọ.
Khác biệt lớn nhất giữa người thu gom và tư thương ở quy mô hoạt động. Thông thường, tư thương có nhiều vốn và khả năng huy động vốn cao hơn, sử dụng ô tô hoặc xe tải nhiều hơn là xe máy, ngoài ra họ cũng có nhiều kinh nghiệm làm ăn hơn. Mạng lưới kinh doanh của các tư thương rộng hơn các nhà thu gom: họ chủ yếu bán chè tươi cho các cơ sở chế biến ở huyện khác, thậm chí có thể vận chuyển sang tỉnh khác. Theo điều tra của chúng tôi, các nhà chế biến lớn thích mua chè tươi của các thương nhân quy mô lớn vì cho phép họ thu gom được lượng chè nhiều hơn với chi phí thấp hơn so với mua chè của cá nhân hộ. Một số công ty còn ký hợp đồng với các thương nhân để đảm bảo nguồn cung.

Bảng 3-15– Một số đặc điểm của những người thu gom chè và tư thương ở xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn


Tiêu chí

Người thu gom

Tư thương

Khối lượng thu mua

100-200kg/ngày

2-3 tấn/ngày

Vốn

5-10 triệu VND

50-60 triệu VND

Phương tiện vận chuyển

Ô tô, xe máy

Xe tải nhỏ

Nhân công

Gia đình

3-4 lao động

Người cung cấp

Nông dân

Người thu gom, nông dân

Khách hàng

Tư thương

Các nhà chế biến, các công ty

Địa bàn

Tại cổng trại

Tại cổng trại, các cơ sở thu mua

Mạng lưới kinh doanh

2-5 km

50-100 km

Rủi ro

Thấp

Cao hơn

Nguồn: Điều tra ở xã Văn Miếu, tháng 5/2004.
Nông dân ở một số vùng tỉnh Phú Thọ còn cho biết họ nhận được giá cao hơn khi bán cho người thu gom so với giá bán cho các nhà chế biến địa phương. Ngược lại, tại Thái Nguyên, một thương nhân cho biết mặc dù các công ty trả giá thấp hơn các công ty thu mua nhưng nhiều hộ vẫn thích bán cho tư thương vì công ty thường yêu cầu chất lượng chặt hơn, hệ thống thanh toán và giao hàng phức tạp. Thường tư thương bán chè cho các nhà chế biến tư nhân quy mô lớn hoặc các doanh nghiệp quốc doanh. Và một số thích bán cho các công ty tư nhân hơn cả vì số lượng các công ty này nhiều, hệ thống thanh toán không phức tạp và ký hợp đồng dễ dàng hơn.
Thật không dễ dàng cho các nhà chế biến thu mua chè trực tiếp từ những hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa. Việc mua chè từ tư thương giúp các nhà chế biến có cơ hội tiếp cận nguồn cung này tốt hơn. Hơn 80% khối lượng chè tươi được chuyển từ các hộ trồng chè tới các cơ sở chế biến không đăng ký. Đối với hộ chế biến quy mô lớn hơn (các hộ có đăng ký, các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần), khoảng 40% chè tươi do những người thu gom và tư thương thu mua.
Bảng 3-16 - Mua chè tươi ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (%)

Loại hình cơ sở chế biến

Người cung cấp

Nông dân

Nông trường viên

Người thu gom/Tư thương

Tổng cộng

Hộ không đăng ký

81

4

15

100

Hộ có đăng ký

55

0

45

100

Công ty TNHH/công ty cổ phần

60

0

40

100

Nguồn: Điều tra của ICARD-ADB ở Thanh Sơn, Phú Thọ, 2004.
Hộp 3-6 - Anh Thuật, tư thương mua bán chè tươi ở xã Võ Miếu

Đối với hầu hết những người trồng chè ở Võ Miếu thì cái tên Thuật được nhắc tới như một ông lớn. Hiện nay, anh Thuật 35 tuổi. Một điều thú vị là anh thuật không phải người địa phương mà từ nơi khác chuyển tới khi kết hôn với con gái ông Thắng. Ông Thắng là một người trồng chè lớn ở xã Võ Miếu. Thuật trở thành người buôn chè từ năm 1999. Đầu tiên, anh dùng xe đạp để chuyển chè xanh đem bán ở các vùng xung quanh Võ Miếu. Về sau, anh đầu tư mua một chiếc xe máy để chuyển chè xanh đi xa hơn. Sau một vài năm, anh huy động vốn từ bạn bè và ngân hàng mua một chiếc ô tô. Bước đột phá này làm thay đổi mọi hoạt động kinh doanh của anh Thuật, anh có thể thu gom và bán 500-600 tấn chè tươi mỗi năm. Trong thời gian này, anh cũng nhận thấy rằng nhu cầu chè búp ở các nơi khác lớn hơn nên dã quyết định chở chè búp từ địa phương mình tới các công ty chế biến ở các tỉnh khác như Cẩm khê (xa hơn 70 km) và Bắc Sơn, Thái Nguyên (130 km). Anh nói: "Việc làm ăn của tôi thay đổi rất nhanh, trước đây tôi chỉ đi xung quanh những vùng lân cận, nay tôi có thể cung cấp chè cho các công ty chế biến cách xa nhà tôi hàng trăm km. Ngoài ra, giá chè búp ở Võ Miếu tương đương với những vùng khác vì tôi có thể sử dụng điện thoại để biết được giá trong vòng 3 phút". Anh có vẻ rất hạnh phúc vì hiện nay gia đình anh đang xây một ngôi nhà 3 tầng.

Trong số chè tươi thu gom có khoảng 50% là của các hộ sản xuất, và 50% là từ những người thu gom (mua trực tiếp của các hộ sau đó vận chuyển bằng xa đạp hoặc xe máy). Anh thu gom chè tươi là các hộ sản xuất từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn với tỷ lệ gần như bằng nhau. Tuy nhiên, các hộ nhỏ chỉ bán khoảng 10-20% tổng sản lượng chè của các nhà sản xuất. Anh cho biét chất lượng chè của các hộ sản xuất lớn hơn thường tốt hơn vì họ sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Anh Thuật thuê 4-5 công nhân giúp anh những công việc như bốc xếp, phân loại và thu mua. Anh trả công cho những công nhân này khoảng 400-500.000 đồng/tháng.



Nguồn: Dựa vào bài phỏng vấn trong chuyến khảo sát thực tế ngày, xã Võ Miếu 2/5/2004.

Bên cạnh việc thu mua chè tươi từ những người thu gom, một số tư thương cũng tham gia chế biến chè tươi và chè xanh. Theo điều tra của chúng tôi, một số hộ chế biến nhỏ và các công ty tư nhân cũng mua chè khô27.


Thương nhân chè khô
Mối liên hệ rất quan trọng giữa hộ chế biến với các nhà máy/đơn vị xuất khẩu hoặc người bán lẻ là kinh doanh chè khô. Họ mua chè khô từ hộ sản xuất và bán cho các nhà máy/đơn vị xuất khẩu ở trong tỉnh hoặc các tỉnh ngoài. Mạng lưới hoạt động của thương gia chè khô khá lớn. Họ có thể bán cho các công ty/các nhà máy trong tỉnh song cũng tiêu thụ ra khắp các tỉnh trên cả nước. Họ bán chè cho tư thương để những người này bán ra các tỉnh ngoài.
Hình 3-6-Chuỗi marketing đơn gián hoá về thương nhân chè khô


So với các thương nhân chè tươi, kết quả điều tra ở Thái Nguyên và Phú Thọ cho thấy các thương nhân chè khô đòi hỏi phải có vốn lớn hơn các thương nhân chè tươi. Ngoài ra, mạng lưới tiêu thụ của thương nhân chè khô cũng rộng hơn. Khách hàng chính của các thương nhân chè khô là các công ty và thương nhân ở các tỉnh khác.
Bảng 3-17-Một số đặc trưng của thương nhân chè khô

Tiêu chí

Phú Thọ

Thái Nguyên

Khối lượng chè khô kinh doanh bình quân

20-30 tấn

30- 50 tấn

Sản phẩm chính

Chè xanh

Chè xanh

Vốn (triệu đồng)

100 -150

400-500

Phương tiện chuyên chỏ

Xe máy, ô tô

Xe máy, ô tô

Lao động

1-2 người giúp việc thường xuyên và người giúp việc tạm thời

Chủ yếu là giúp việc tạm thời

Nhà cung cấp chính

Hộ chế biến

Hộ chế biến

Khách hàng chính

Thương nhân ở các tỉnh khác, các công ty

Thương nhân ở các tỉnh khác, các công ty

Địa điểm thu mua

Tại nhà

Chợ

Mạng lưới tiêu thụ

20-400 km

5- 1000 km

Rủi ro

Trung bình

Trung bình

Nguồn: Điều tra thị trường

Hộp 3-7 – Một người bán buôn chè xanh khô


Chị Thúy là một người bán buôn chè xanh ở Thái Nguyên. Chị bắt đầu công việc này từ năm 1993. Nguồn thu nhập chính của gia đình chị là từ việc buôn bán chè. Chị thường mua chè khô của người sản xuất từ chợ huyện Đồng Hỷ, cách nhà khoảng 15-20 km. Bình quân mỗi tháng chị mua khoảng 3 tấn chè. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, chị mua 3 loại chè khác nhau - ngon nhất, khá và khá tới trung bình. Việc phân loại chè chỉ dựa vào cảm quan, hương vị và kinh nghiệm cá nhân. Chị sấy khô lại và đóng gói trước khi chở bằng xe máy tới khách hàng ở Hà nội, Hải phòng, Thanh Hoá, Quảng Ninh và Hải Dương. Người mua nhiều nhất cũng mua tới 5 tấn mỗi năm và khách hàng nhỏ nhất là 50 cân một năm. Chị bán cho những khách hàng này 12-15 năm nay nên quan hệ tương đối tốt. Thường thường, chè khô được mua bán không hề có hợp đồng. Nếu khách hàng yêu cầu mua một lượng chè lớn, chị Thúy sẽ ra chợ và mua với khối lượng lớn hơn để đáp ứng nhu cầu. Khách mua thường trả tiền sau. Vì thế đôi khi chị Thúy cũng bị mất vốn vì người mua chuyển đi nới khác hoặc không mua chè nữa nhưng chưa thanh toán hết nợ (dù rằng trường hợp này hiếm khi xảy ra). Vì chè Thái Nguyên nổi tiếng về chất lượng và uy tín nên chè của chị thường được khách mua lựa chọn. Chưa ai phàn nàn về chè của chị.

Nguồn: Phỏng vấn sâu, xã Minh Lập, tháng 5/2004.

Trong kinh doanh chè, thương nhân chè khô thường gặp nhiều khó khăn như giá cả biến động, không có dự trữ, kiểm soát của công an trên đường vận chuyển, thiếu vốn. Bên cạnh đó, những món nợ mà khách mua không trả cũng đem lại rủi ro lớn cho các thương nhân chè khô.


Bên cạnh việc phát triển công nghệ chế biến, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng như điện thoại và Internet cũng như những phương thức vận chuyển cải tiến cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Theo điều tra khảo sát của chúng tôi, hầu hết các tư thương ký hợp đồng với khách hàng và thoả thuận mua bán qua điện thoại.
Khó khăn đối với thương gia

Hộp 3-8 tổng kết những khó khăn chủ yếu đối với các thương gia chè trong chuỗi giá trị từ kết quả khảo sát nghiên cứu


Hộp 3-8: Khó khăn chủ yếu đối với các thương gia chè trong chuỗi giá trị

  • Thiếu trang thiết bị lưu kho chè khô

  • Thiếu chè thu mua chè

  • Chất lượng chè thu mua không đồng đều

  • Giá cả biến động

  • Rủi ro trong quá trình vận chuyển (kiểm tra, cơ sở hạ tầng yếu kém)

  • Rủi ro trong buôn bán, do nợ của người mua


3.4 Những người bán lẻ nội địa
Trước thập niên 90, thói quen uống chè phổ biến ở các gia đình là chè xanh, đặc biệt là chè Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, thị trường chè Việt Nam đã có thay đổi đáng kể, nhất là ở các thành phố lớn

Về phía cung, các công ty lớn của nước ngoài như Dilmah và Lipton đã thâm nhập thị trường nội địa bằng các loại chè đen nhiều hương vị. Do đó, các công ty trong nước như Kim Anh, Hồng trà và Cozy cũng buộc phải tìm tòi, cho ra nhiều sản phẩm, mở rộng lựa chọn của khách hàng. Bên cạnh đó, các chiến dịch quảng cáo và sự xuất hiện của nhiều quán trà cũng làm thay đổi thói quen và hành vi tiêu dùng của giới trẻ, với sở thích đa dạng.



Về phía cầu, thu nhập cao hơn và lối sống bận rộng hơn ở những khu vực thành thị cũng tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với chè uống liền hoặc chè túi lọc.
Hiện nay ở thành phố có 4 dạng bán lẻ: các quán chè nhỏ (quán cóc), các quầy bar, các nhà bán lẻ chè truyền thống và các siêu thị. Các quán chè nhỏ có lịch sử rất lâu đời, họ bán chè xanh cùng bánh, kẹo và hoa quả. Hầu hết đều không có cửa hàng, nằm ở các khu vực đông đúc như gần trường học, gần các công ty và các chợ. Đa số người bán chè chai đều nghèo và không có công ăn việc làm hoặc nghỉ hưu. Chè được bán bằng những cốc nhỏ, khoảng 500 đồng/cốc. Thu nhập của những người chè chai vào khoảng 1 triệu đồng/tháng. Khách uống chè thường là những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, một số quán chè cũng gặp phải khó khăn do phải cạnh tranh với các loại chè khác và với sự hình thành ngày càng nhiều các cửa hiệu và thói quen thay đổi của người tiêu dùng.
Những người bán lẻ truyền thống bán chè khô và người cung cấp chè cho họ hầu như đều đến từ các vùng trồng chè nổi tiếng như Thái Nguyên. Những người tham gia vào bán lẻ chè đã tham gia công việc này trong một thời gian dài nên họ có khách quen. Ở các thành phố lớn ở miền bắc, chẳng hạn như Hà nội, trước đây người bán lẻ chè rất phổ biến. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các quán bar và gần đây là các loại chè uống liền đã làm cho số người bán chè dạo giảm xuống. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục công việc kinh doanh này và thu lời nhiều hơn do số người bán ít hơn. Dự kiến trong vài năm tới, những người bán lẻ sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hệ thống siêu thị vì hiện nay nhiều loại chè đặc sản của Thái Nguyên, Hà Giang… đã có mặt ở kênh phân phố này và khách hàng dường như thích mua thực phẩm và đồ uống trong các siêu thị hơn.
Những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2000, giới trẻ ngày càng có xu hướng uống chè tại các quán bar thuộc sở hữu của các đại lý chè. Tại đây, chè được bán cùng với nhiều loại đồ uống khác. Chè tại các quán bar gồm nhiều mùi vị và của các nhãn hiệu nước ngoài nổi tiếng như Dilmah, Lipton hay Nestle. Giá cả của các quán cũng khác nhau, dao động từ 4.000-20.000 đồng/cốc. Ở các thành phố, việc kinh doanh ở các quán bar thường có lãi hơn các quán chè nhỏ và đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể mua chè ở các siêu thị hoặc các đại lý lớn. Hình thức này đang dần thay thể việc mua chè xanh của các nhà bán lẻ phần vì giá cả ở siêu thị rất rõ ràng, công khai, sản phẩm an toàn và việc mua bán cũng thuận tiện cho người tiêu dùng. Hầu hết chè được bán qua kênh này là của nước ngoài. Tuy nhiên một số nhãn hiệu nội địa như Kim anh, Hồng Trà và Cozy cũng đang dần phổ biến. Chè bán mạnh nhất là Lipton, Dilmah và Kim anh. Mặc dù chè xanh Thái Nguyên cũng có mặt ở các gian hàng ở siêu thị song không mấy khách mua. Giá chè ở các siêu thị do công ty đưa ra chứ không phải do siêu thị và các siêu thị có thể thanh toán cho các công ty chè sau khi bán được.
Hộp 3-9 – Người bán lẻ chè lâu năm và làm ăn có lời

Hoàng Hải đã kinh doanh chè 20 năm nay. Cửa hàng chè của Hải nằm ở nơi rất thuận tiện, gần đường phố chính ở Hà nội, vì thế dễ dàng thu hút khách mua và khá nổi tiếng do đã kinh doanh chè lâu năm. Anh mua chè của tư thương Thái Nguyên trong đó có hai người cung cấp thường xuyên và một người thỉnh thoảng mới cung cấp. Những người cung cấp chè này đã làm ăn với Hải từ năm 1986. Việc mua chè khô rất dễ dàng, qua điện thoại vì thế hải không bao giờ thiếu hàng để bán. Hải có thể quyết định loại chè và giá từng loại chè muốn mua. Chè mua được Hải phân thành 3 loại, hai loại dán nhãn "Chè đặc sản Thái Nguyên" và một loại là "Chè đặc sản Tân Cương". Sau khi mua, chè được sàng lọc rất cẩn thận để loại bỏ phần chè chất lượng thấp (chè có tỷ lệ lá gẫy cao) sau đó được đóng gói 100g, 500 g hoặc 1kg. Túi đựng chè được làm bằng nilong trắng, dán nhãn rất đơn giản "Chè đặc sản Thái Nguyên" hoặc "Chè đặc sản Tân Cương" cùng địa chỉ, số điện thoại bên dưới. Mỗi ngày, anh Hải bán được hoảng 10-20 kg chè và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Doanh số bán chè hàng tháng khá đồng nhất và thường tăng mạnh vào dịp lễ tết, nhất là tết cổ truyền.
Nguồn: Phỏng vấn người bán lẻ, tháng 4/2004.


3.5 Các nhà xuất khẩu
Hiện nay, khoảng 80% sản lượng chè được xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu chè chủ yếu qua hai kênh chính:

Theo số liệu thống kê của VITAS năm 2002, hiện nay có khoảng 160 công ty xuất khẩu chè. Con số này cao hơn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và cà phê của Việt Nam. Gần 100 trong số 160 công ty trên chuyên về kinh doanh chè, số còn lại xuất khẩu chè chiếm một phần nhỏ. Chè có thể xuất khẩu qua 3 kênh:




  • Thông qua các doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là thông qua VINATEA)

  • Thông qua các công ty liên doanh và các công ty nước ngoài

  • Thông qua các công ty tư nhân (gồm có công ty TNHH và các công ty cổ phần).

Vai trò của nhà nước giảm mạnh trong vài năm gần đây. Đến năm 2002, các doanh nghiệp nhà nước chiếm chưa đầu một nửa (46%) khối lượng chè xuất khẩu. Trong khi đó khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò lớn trong xuất khẩu chè. Năm 2003, các công ty tư nhân chiếm 12 trên tổng số 19 doanh nghiệp xuất khẩu chè lớn nhất.

Hộp 3-10 – Công ty Thế hệ mới: một doanh nghiệp tư nhân năng động và linh hoạt

Thành lập năm 1996 hiện nay công ty Thế hệ mới có hai nhà máy được trang bị công nghệ thiết bị chế biến và đóng gói hiện đại nhất Việt Nam. Công suất chế biến ở Vĩnh Phú là 5.000 tấn chè khô mỗi năm và chủ yếu được xuất khẩu. Mặc dù thị trường chè lâm vào khủng hoảng năm 2003 nhưng công ty vẫn duy trì được hoạt động và xuất khẩu một cách ổn định. Bình quân, kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2002-2003 là 4-4,5 triêu USD, trở thành một trong 3 công ty xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Điều này cho thấy công ty rất linh hoạt và năng động trong vịêc tìm kiếm thị trường và đối tác. Năm 2003, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải đối diện với nhiều khó khăn do thị trường bất ổn, công ty vẫn giữ được hoạt động kinh doanh vững chắc.

Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của công ty Thế hệ mới là Nga. Đây là một thị trường truyền thống của công ty nhờ mối quan hệ thân thiết từ trước giữa Giám đốc với các khách mua ở Nga. Bình quân, xuất khẩu chè sang Nga chiếm hơn 30% tổng kim ngạch chè xuất khẩu của Thế hệ mới. Công ty cũng mở rộng xuất khẩu chè sang các thị trường khác như Đức, Hàn Quốc. Nhờ sự năng động của các nhà quản lý, công ty có thể tự tìm kiếm khách hàng thông qua hội chợ, triển lãm
Nguồn: Phỏng vấn sâu, tháng 4/ 2004.



Hộp 3-11 – Công ty cổ phần Kim Anh: một ví dụ về chuyển đổi cơ chế trong VINATEA

Công ty Chè Kim Anh là một thành viên của VINATEA thành lập năm 1959. Năm 1999, công ty thực hiện cổ phần hoá với số vốn đăng ký của công ty là 9,2 tỷ USD. Nhà nước chiếm 34% tổng vốn, phần còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông. Công ty có 3 nhà máy: Nhà máy chè Đinh Hoá và nhà máy chè Đại Từ ở Thái Nguyên, nàh máy Ngọc Tahnh ở Vĩnh Phúc. Công ty Chè Kim Anh có nhiều đại lý ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh khác để giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. Công ty chế biến cả chè đen và chè xanh sử dụng công nghệ của Ấn Độ, Trung Quốc, Liên Xô, Đài Loan, Italy và Việt Nam. Công ty không có đất trồng chè nên phải mua chè tươi của nông dân và tư thương. Năm 2003, công ty đã mua khoảng 3.400 tấn chè tươi.

Công ty cũng mua cả chè đã chế biến, khoảng 750 tấn năm 2003 trong đó 350 tấn chè xanh và 375 tấn chè đen. Năm 2004, công ty dự định sẽ mua 750 tấn chè đen và 250 tấn chè xanh. Các nhà cung cấp chè khô cho công ty Kim Anh là công ty chè Yên Bái, công ty Than Uyen, hợp tác xã chè Tu Quan (Thái Nguyên), công ty chè Phú Thọ và công ty chè Trần Phú.



Thị trường chính của công ty Chè Kim Anh vẫn là VINATEA (khoảng 40% tổng sản lượng). Công ty xuất khẩu trực tiếp 36% tổng sản phẩm sang EU như Nga và Đức, bán 24% ra thị trường nội địa. Tuy nhiên, năm 2003, công ty phải tự bán sản phẩm do thị trường sụp đổ. Và công ty mới chỉ bán được 300 tấn. Đến nay, hầu hết chè đã bán hết, tồn kho của công ty chỉ vào khoảng 30tấn chè đen.

Nguồn: Phỏng vấn của nhóm nghiên cứu

Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương