NÂng cao hiệu quả hoạT ĐỘng của thị trưỜng cho ngưỜi nghèo sự tham gia của ngưỜi nghèo trong chuỗi giá trị NÔng nghiệp nghiên cứU ĐỐi với ngành chè


CHƯƠNG 6 – VIỆC LÀM VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG



tải về 2.99 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.99 Mb.
#38489
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

CHƯƠNG 6 – VIỆC LÀM VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG

Đóng góp quan trọng của ngành chè Việt Nam là tạo ra nhiều công ăn việc làm. Ước tính có khoảng 6 triệu người làm việc trong ngành chè. Không những thế, cây chè còn tạo ra nhiều cơ hội về việc làm lâu dài và cả mùa vụ đối với những người lao động không có kỹ năng-đặc biệt là phụ nữ-tham gia vào chế biến và hái chè - những công đoạn sử dụng nhiều lao động. Chương này sẽ đề cập tới đóng góp của ngành chè trong tạo công ăn việc làm, tập trung vào những khía cạnh như việc làm, lương, và điều kiện làm việc của công nhân tham gia chế biến và hái chè.


6.1 Công nhân chế biến
Tại Thái Nguyên, một số doanh nghiệp chế biến quy mô lớn cùng song song tồn tại với một lượng lớn các hộ chế biến. Tại đây, 8 doanh nghiệp nhà nước và 15 doanh nghiệp không thuộc nhà nước có tổng công suất chế biến từ 1.000 đến 4.000 tấn một năm. Tại Phú Thọ, chỉ có 3 nhà máy chế biến quy mô lớn hoạt động với công suất 2000 tấn/năm, ngoài ra còn nhiều cơ sở chế biến nhỏ công suất chỉ từ 100-800 tấn/năm47.
Vài năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm trong ngành chè. Ví dụ như ở Thái Nguyên thập niên 90, 15 doanh nghiệp tư nhân được thành lập, mỗi doanh nghiệp tuyển dụng 30-100 công nhân. Sự phát triển của ngành chế biến cũng làm cho diện tích trồng chè mở rộng do đó tạo ra nhiều việc làm cho những người sản xuất chè. Từ 1994-2003, tổng diện tích trồng chè của Thái Nguyên tăng mạnh từ 8.000 ha lên 15.000 ha. (Hình 6-1)
Hình 6-1 – Số lượng các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh và tổng diện tích trồng chè ở Thái Nguyên

Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến chè của Thái Nguyên, 2004.


Số liệu của Phú Thọ cho thấy số hộ đăng ký và các công ty tư nhân sử dụng hầu hết lao động (Bảng 6-1). Thông thường, công suất chế biến của những thành phần này khá cao và thuê bình quân 30 lao động. Ngược lại, các hộ không đăng ký thuê khoảng 4-5 lao động. Quy mô của các doanh nghiệp tư nhân ở Thái Nguyên lớn hơn với bình quân 100 lao động trong khi quy mô bình quân của các hộ không đăng ký lại thấp hơn (3 lao động). Các công ty tư nhân có quy mô lớn hơn sử dụng lao động tạm thời cũng như lao động lâu dài nhiều hơn, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 thời điểm thu hoạch chè và ở Thái Nguyên48.
Ở Phú Thọ và Thái Nguyên cho thấy thời gian hoạt động liên tục trong sản xuất chè của các hộ đăng ký và các công ty tư nhân khá lớn, khoảng 6-7 tháng/năm. Thống kê cũng cho thấy số hộ không đăng ký sản xuất chè theo hướng sử dụng nhiều lao động. Đối với hộ không đăng ký tại Phú Thọ, một công nhân cần phải sản xuất khoảng 6 tấn chè lá. Ngược lại, các hộ đăng ký và các công ty tư nhân, một công nhân có thể sản xuất 14,3-54,9 tấn.

Bảng 6-1 – Số lao động làm việc trong các loại hình chế biến phân theo chủ sở hữu


Loại hình cơ sở chế biến

Lđ nữ thời vụ

Lđ thời vụ nam

Lđ nam thường xuyên

Lđ nam thường xuyên

Phú Thọ













Hộ không đăng ký

1.4

0.5

1.0

0.7

Hộ có đăng ký

17.6

9.9

3.6

2.9

Công ty tư nhân

14.0

11.2

16.6

15.8

 













Thái Nguyên













Hộ không đăng ký

0.45

0.2

1.25

1.1

Công ty tư nhân

41.7

22.9

18.0

19.9

Nguồn: Nhóm điều tra ở Phú Thọ, Thái Nguyên, 2004

Bảng 6-2 – Sản lượng, lao động sử dụng và cường độ làm việc




Sản lượng chè lá (tấn/năm)

Số lượng lao động

Cường độ làm việc*

Phú Thọ










Hộ không đăng ký

27.4

4.5

6.1

Hộ có đăng ký

430

30

14.3

Công ty tư nhân

1236

22.5

54.9

Thái Nguyên










Hộ không đăng ký

24,8

3,0

8,02

Công ty tư nhân

1287.5

102.4

12.6

Ghi chú: Do đánh giá mức độ thu hút lao động, sản xuất được chia theo số lượng công nhân

Nguồn: Nhóm điều tra tại Phú Thọ, Thái Nguyên, 2004


Trong ngành chè, các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh và nước ngoài là những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất (Hình 6-2). Theo số liệu của VITAS (2004), các doanh nghiệp này thường có công suất hơn 1.000 tấn/năm và thuê khoảng 100 đến 500 công nhân49. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu riêng còn ký hợp đồng lao động với 100-400 công nhân.50 Các công ty tư nhân thường sử dụng ít lao động hơn các doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn như công ty Thế hệ mới, một trong những công ty tư nhân quy mô lớn sản xuất 3.000 tấn chè mỗi năm nhưng chỉ có 85 công nhân.
Hình 6-2 – Công suất và lao động sử dụng ở các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh 2004

Nguồn: VITAS.


Không có sự khác biệt nhiều về vấn đề giới trong chế biến chè. Kết quả điều tra ở Phú Thọ và Thái Nguyên cho thấy cũng không có khác biệt về tiền công theo giới. Công nhân được trả lương từ 380.000 đến 600.000 đồng/tháng tùy theo loại hình doanh nghiệp. Các nhà chế biến quy mô nhỏ ở Phú Thọ trả lương cho lao động tạm thời thấp hơn lao động thường xuyên trong khi các nhà chế biến quy mô lớn hơn lại trả theo hướng ngược lại. Đó là do trong thời kỳ thu hoạch rộ, các công ty tư nhân cần lao động gấp. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở Thái Nguyên chỉ khác là không có khác biệt nào lớn trong lương trả cho hai loại lao động tạm thời và thường xuyên.
Nhìn chung, các doanh nghiệp càng lớn thì trả lương càng cao (Bảng 6-3). Lao động tạm thời làm việc cho các hộ chế biến không đăng ký được trả khoảng 400.000 đồng/tháng/người trong khi làm việc ở các hộ có đăng ký hoặc các công ty tư nhân họ kiếm được trên 500.000 đồng/tháng/người. Công nhân làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh và công ty nước ngoài được trả lương cao hơn. Chẳng hạn như công nhân của công ty Long Phú, tỉnh Hà Tây hay công ty Phú Đa ở Phú Thọ được trả 800.000 đồng/tháng, trong khi công nhân ở công ty chè Phú Bền được trả hơn 1 triệu đồng/tháng.
Bảng 6-3 – Lương của công nhân theo các loại hình doanh nghiệp và loại hình lao động

Loại hình sở hữu

Lao động tạm thời

Lao động thường xuyên

Phú Thọ







Hộ không đăng ký

381,000

429,474

Hộ có đăng ký

512,500

550,000

Công ty tư nhân

700,000

525,100

Thái Nguyên







Hộ không đăng ký

450,000

423000

Công ty tư nhân

625,000

616,667

Nguồn: Điều tra của ICARD-ADB tại Phú Thọ và Thái Nguyên 2004

Hộp 6-1 – Thị trường suy thoái và tiền công của lao động chế biến

Công ty chè Thái Nguyên là một thành viên của VINATEA. Hoạt động chính của công ty là chế biến và bán chè đen cho xuất khẩu và chè xanh tiêu thụ nội địa. Công ty có khoảng 135 công nhân chế biến chè và 15 nhân viên hành chính, kinh doanh. Công suất sản xuất mỗi năm đạt khoảng 1000 tấn chè đen và lương trả cho công nhân là 700.000-1.000.000 đồng/tháng. Một thời gian dài, VINATEA mua toàn bộ chè của công ty để xuất khẩu và dưới sự che chở của VINATEA, công ty chè Thái Nguyên không phải lo lắng về việc kinh doanh hay marketing.

Năm 2003, do thị trường chè Irắc sụp đổ, VINATEA chỉ có thể mua 100 tấn chè đen của công ty. Chuyện này chưa từng xảy ra trước đó và phản ứng của công ty là bán chè xanh ra thị trường nội địa. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể bán 30 tấn chè xanh. Năm 2003, công ty buộc phải cắt giảm lương công nhân xuống còn 350.000 đồng/tháng, chỉ bằng một nửa tiền lương năm trước.


Nguồn: Phỏng vấn ông Khang, Trưởng phòng kế hoạch công ty chè Thái Nguyên, tháng 5/2004.

Về chế biến, theo quan sát của chúng tôi tại Phú Thọ và Thái Nguyên, nhìn chung công nhân cho biết công việc chế biến chè không có ảnh hưởng nguy hại tới sức khoẻ. Nguy cơ có hại cho sức khoẻ là do hít phải khí CO2 và bụi chè. Công nhân chế biến ở các doanh nghiệp quy mô lớn có điều kiện làm việc tốt hơn những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Tại các hộ chế biến không đăng ký ở hai tỉnh và công ty tư nhân ở tỉnh Phú Thọ, công nhân không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tại Thái Nguyên, các công ty tư nhân có làm bảo hiểm cho công nhân.


Thông thường, mỗi cơ sở chế biến có chế độ thưởng cho công nhân vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết. Ở một số công ty tư nhân, công nhân được nhận tiền ăn trưa và khám bệnh thường xuyên. Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh và công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường có điều kiện làm việc tốt hơn. Họ trả bảo hiểm xã hội cho công nhân theo quy định của nhà nước, 51 và cũng trợ cấp tiền ăn trưa, khám bệnh thường xuyên và thưởng nhân dịp lễ tết.
6.2 Hái chè
Sản xuất chè sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là trong thời gian thu hoạc (Bảng 6-4). Công việc hái chè được xem là sử dụng nhiều lao động nhất, khoảng 60%. Bình quân, chè được hái trong thời gian khoảng 8 tháng/năm và vào thời điểm thu hái rộ, công nhân hái chè 3 lần/tháng. Thường thì chè cho thu hoạch khoảng 10 lần/năm. sau khi hái để đảm bảo chất lượng chỉ giữ chè khoảng 13 ngày.
Bảng 6-4 – Lao động ước tính sử dụng trong sản xuất chè

Hoạt động

Lao động ngày/ha

Chặt cây

33

Cắt cỏ

155

Bón phân

24

Phun thuốc trừ sâu

50

Bảo vệ

30

Thu hoạch

404

Tổng

696

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Ở xã Hoá Trung, Thái Nguyên, chúng tôi đã ước tính được số lao động bình quân cần cho thu hoạch 1 ha chè và chi phí. Sử dụng các tính toán sau – trên cơ sở thảo luận nhóm - dự kiến:

7-8 người/ha * 10 ngày/thu hoạch * 5-6 lần thu hoạch/năm = 350-480 người ngày/năm * 15,000 VND/ngày = 525,000-720,000 VND/năm/ha.


Thông thường, số lao động trong gia đình không đủ đáp ứng hết yêu cầu công việc, phải tìm lao động bên ngoài. Hiện nay tồn tại hai loại hệ thống lao động: lao động đổi công và thuê người hái chè.
Kết quả điều tra cho thấy một số vùng như xã Võ Miếu và Văn Miếu ở Phú Thọ và xã Minh Lập, xã Hoá Trung ở Thái Nguyên, hộ nông dân với diện tích đất thông thường (khoảng 0,2-0,5 ha) tiến hành lao động đổi công, hái chè giúp hàng xóm và ngược lại. Nguyên nhân là do lao động trong gia đình không thể đảm đương toàn bộ công việc thu hoạch vào thời điểm rộ và cũng không có sẵn tiền để thuê người khác.
Ở các vườn chè lớn hơn, hơn 0,7 ha hoặc các hộ thiếu người làm họ buộc phải thuê lao động. Điều tra ở Phú Thọ và Thái Nguyên cho thấy mỗi vùng chè có khoảng 10 người hái. Nhìn chung, người hái chè tìm làm công việc này vì là nguồn tạo ra tiền mặt ngay. Đây cũng là nguồn thu nhập quan trọng cho nữ giới ở những gia đình đang gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, những người hái chè thường có ít đất nên phải đi làm thuê những lúc nông nhàn52.
Một số người hái chè chỉ tham gia công việc này 1-2 tháng/năm trong khi các lao động khác có thể hái trong thời gian lâu hơn, khoảng 7 tháng. Đa số những công nhân được hỏi cho biết những người hái chè đến nhà và nhờ họ giúp đỡ nhưng cũng có nhiều người xin làm ở những đồi chè lớn hơn. Một số người hái chè có thể làm cho cùng một chủ hoặc một số lượng nhỏ chủ vườn chè song cũng có nhiều người thay đổi. Song theo họ công việc này chỉ là tạm thời trong khi họ lại mong muốn tìm kiếm công việc ổn định hơn hoặc chờ đợi vườn chè của mình đến giai đoạn thu hoạch. 53 Theo kết quả phỏng vấn của chúng tôi thu nhập từ hái chè-dù ngắn hạn và không ổn định – nhưng cũng chiếm khoảng 35-70% thu nhập của gia đình người hái chè.
Hộp 6-2 – Hái chè tạo cơ hội cho người nghèo có thu nhập

Chị Lan mới lập gia đình. Anh chị chỉ có 600m2 đất. Ngoài chăm sóc ruộng vườn của nhà, chị Lan còn là người hái chè trong khi chồng chị là công nhân phá đá.

Do diện tích đất canh tác nhỏ và vườn chè của nhà còn trẻ, chưa cho thu hoạch, chi Lan có thời gian rỗi để đi hái chè cho nhà khác. Hơn nữa, chị cũng cần có tiền để cải thiện đời sống gia đình. Chị hái chè từ 3-4 năm nay và hy vọng sẽ dừng công việc này trong 5 năm nữa vì khi đó vườn chè của nhà chị cũng cho thu hái.
Chị Lan hái chè khoảng 7 tháng/năm. Ở vùng chị ở thường xuyên có việc. Cơ hội làm việc nhiều và chị có thể hái chè ở đâu cũng được vì hái chè càn nhiều lao động. Trong vùng, có khoảng 6 ngươi cũng là người hái chè thuê như chị, hầu hết họ đều có cuộc sống khó khăn. Những người có vườn chè nhưng lại thiếu lao động và thường muốn thuê những người hái chè như chị. Họ thường đề nghị chị hái chè cho.

Số tiền mà họ nhận được tuỳ thuộc vào chất lượng chè thu hái. Nghĩa là nếu chất lượng chè hái tốt chị là người hái nhanh. Tuỳ vào lượng chè hái được, chị được trả công từ 13.000-20.000 đồng/ngày. Hơn 3 năm qua, mức công tiêu chuẩn đã tăng cao từ 8.000 đồng lên vì chi phí cho cuộc sống tăng cao. Chị Lan cho biết chị và những người hái chè khác phải cố gắng dàn xếp, thương lượng với chủ thuê về tiền lương. Chị thường làm việc cùng với khoảng 3-4 người khác.

Nếu không là người hái chè, chỉ có một cách duy nhất là làm thuê cho các hộ sản xuất lương thực song cơ hội này cũng không nhiều. Thu nhập từ hái chè chiếm khoảng 1/3 tổng thu nhập của gia đình chị.
Nguồn: Phỏng vấn tại xã Minh Lập, tỉnh Thái Nguyên tháng 5/2004.


Tiền công hái chè có thể cố định theo ngày dựa vào số lượng chè thu hái. Ở một số vùng chè Phú Thọ, công nhân được trả khoảng 12.000-15.000 đồng/ngày còn ở Thái Nguyên, tiền công thường được trả dựa vào số lượng lá chè thu hái, khoảng 1.000-1.200 đồng/kg. Những người hái chè ở Thái Nguyên cho biết, hầu hết người hái chè tại đây nhận được 10.000-15.000 đồng/ngày, một số người hái giỏi hơn có thể kiếm được 20.000 đồng/ngày. Bình quân, thu nhập của người hái chè từ 360.000-600.000 đồng/tháng, gần bằng với tiền lương của công nhân làm việc cho các hộ chế biến hoặc các công ty tư nhân quy mô nhỏ.


Tiền công thường cao hơn vào thời điểm thu hái rộ và thay đổi tuỳ theo biến động giá chè lá. Theo điều tra của chúng tôi, nhiều nông dân ở hai tỉnh cho biết giá chè lá giảm xuống 800 đồng/kg năm 2003 nên không thể có lời nếu thuê lao động hái chè. Ở một số vùng, những người hái chè có thể dàn xếp thương lượng với người thuê hái song ở nhiều nơi chủ yếu tiền công được ấn định. Nông dân ở xã Hoá Trung cho chúng tôi biết do giá chè năm 2004 cao hơn năm ngoái nên người hái chè thương lượng được tiền công cao hơn. Tuy nhiên, việc thương lượng hầu như diễn ra ở mức độ cá nhân, giữa một người hái và người thuê hái. Một số phụ nữ cho biết họ không có quyền thương lượng, một người hái chè ở xã Minh Lập cho biết mọi người giống như chị không có quyền đòi hỏi người thuê, họ buộc phải tuân theo những quy định của người thuê.
Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng hái chè là công việc không an toàn và điều kiện làm việc cực nhọc. Trong số 9 phụ nữ mà chúng tôi phỏng vấn, chỉ có 2 người cho rằng hái chè là công việc an toàn vì việc phun thuốc trừ sâu đã được tiến hành 2 tuần trước khi hái. 7 người còn lại cho rằng điều kiện làm việc không có lợi cho sức khoẻ, 5 trong số này cho rằng đó là do hoá chất trong thuốc trừ sâu, 2 người cho rằng vì phải hái chè dưới bất kỳ điều kiện thời tiết nào – mưa to hay nắng gắt



Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1

tải về 2.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương