NHÌn lạI “BÁo cáo vắn tắt về tiếng an nam hay đÔng kinh” CỦa alexandre de rhodes về VẤN ĐỀ chữ VÀ VẦN


Chữ Quốc ngữ trong Đông Kinh nghĩa thục



tải về 0.96 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.96 Mb.
#9892
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Chữ Quốc ngữ trong Đông Kinh nghĩa thục

 “Trường nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ/ khắp ba mươi sáu phố Hà thành/gái trai nô nức học hành/ Giáo sư tám lớp học sinh non ngàn”. “Trước hết phải học ngay quốc ngữ/Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau/Chữ ta, ta đã thuộc làuNói ra nên tiếng,viết câu nên bài/Sẵn cơ sở để khai tâm trí”. Các câu ca này cho thấy phổ biến chữ Quốc ngữ là trung tâm hoạt động của Ðông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân.

Cần phải nói là cho đến lúc đó, ở Nam kỳ, với sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền thực dân Pháp, chữ Quốc ngữ đã ra khỏi nhà thờ. Qua hoạt động của chính quyền, hình thức giáo dục cưỡng bức và hoạt động báo chí, chữ Quốc ngữ bắt đầu lan toả trong đời sống xã hội sau thời gian đầu bị các các trí thức yêu nước và dân chúng đi đầu là Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Tri, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiếu, Bùi Hữu Nghĩa…phản kháng kịch liệt vì bị coi là chữ của kẻ thù xâm lược.

Tuy vậy, ngay ở Nam kỳ, chữ Quốc ngữ tuy đã thay thế được chữ Nôm, vẫn ở vị trí sau chữ Pháp và chữ Hán và chưa đến được với đông đảo người dân. Còn ở Trung kỳ và Bắc kỳ, thời gian này, chữ Quốc ngữ chỉ được dạy trong các trường Pháp Việt, chưa được triều Nguyễn chính thức công nhận nên vẫn cón khá xa lạ.

Nhưng Phan Chu Trinh và các đồng chí của mình không khó khăn gì để nhận ra ở chữ Quốc ngữ những ưu thế hiếm có, đặc biệt trong việc thực hiện các mục tiêu cách mạng dân chủ dân quyền của mình. Trước hết là sự tiện lợi, dễ phổ cập, ai cũng có thể biết đọc biết viết chỉ sau một thời gian ngắn học tập. Sau đó, điều này cũng cực kỳ quan trọng, đó là khả năng liên thông trực tiếp với nền văn minh châu Âu, nền văn mình mà các ông đang hướng tới để canh tân đất nước. Với nhận thức đó, dễ hiểu vì sao phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục đã chọn Quốc ngữ là vũ khí văn hoá lợi hại nhất trong cuộc vận động văn hoá lịch sử của họ, cuộc vận động “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Tác phẩm Văn minh tân học sách, được xem là cương lĩnh hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã khẳng định: “Người trong nước đi học lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện để trong một thời gian vài tháng, đàn bà, trẻ em đều biết chữ, và người ta có thể dùng chữ Quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay… Đó thực là bước đầu mở mang trí khôn vậy…”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, dù chỉ tồn tại chưa đến 1 năm, nhưng số học viên trực tiếp học chữ Quốc ngữ tại các chi nhánh của Đông Kinh nghĩa thục đã lên tới hơn 8000 người. Chưa nói đến nội dung học mà những học viên Quốc ngữ này được tiếp nhận qua học Quốc ngữ, chỉ riêng việc có thêm gần vạn người biết chữ Quốc ngữ ở nhiều trình độ, đã là một thành tựu to lớn, đáng tự hào của Đông Kinh nghĩa thục.

Điều rất đáng chú ý là để dạy chữ Quốc ngữ, các vị danh sư trong Đông Kinh nghĩa thục đã phối hợp tự biên soạn ngay các sách giáo khoa về chữ Quốc ngữ. Đó là cuốn Tối tân Quốc văn tập đọc: Quốc văn tập đọc (bài hát yêu nước, bài hát mẹ khuyên con, bài hát vợ khuyên chồng, bài hát răn người ăn thuốc phiện, bài hát răn người uống rượu, bài hát răn người đánh bạc, bài hát răn người mê gái…) do tập thể Đông Kinh Nghĩa thục biên soạn, cuốn Đại Việt địa dư (Thơ lục bát) của Lương Văn Can, cuốn Tỉnh quốc hồn ca (Thơ song thất lục bát) của Phan Châu Trinh,  cuốn Hợp quần doanh sinh thuyết (Thuyết về hợp đoàn thể để mưu sinh) của Nguyễn Thượng Hiền. Bộ phận tu thư của Đông Kinh nghĩa thục cũng biên soạn rất nhiều các bài thơ vè cổ động với thể thơ lục bát truyền thống về nhiều nhiệm vụ duy tân cụ thể, rất dễ đi sâu vào quần chúng, tiêu biểu là các bài Kêu hồn nước, Cáo hủ lậu văn, Giác thể thanh tân, Khuyên học Quốc ngữ, học chuyên môn, học công nghệ, Khuyên đoàn kết, hợp quần….Đông Kinh nghĩa thục cũng đã cho phổ biến rộng rãi bản Hải ngoại huyết thư của chi sĩ Phan Bội Châu do ông Lê Đại dịch ra Quốc ngữ gây chấn động lòng người.

Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu một trong những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ rất nổi tiếng của chủ soái phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục, nhà yêu nước Phan Chu Trinh. Đó là tác phẩm Tỉnh quốc hồn ca. Hiện nay, tác phẩm này có hai phân viết vào hai giai đoạn khác nhau. Tỉnh quốc hồn ca I được viết vào năm 1906, khi Phan Chu Trinh đi Nhật Bản trở về, bắt đầu khởi xướng phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục. Năm 1907, tác phẩm được phổ biến lần đầu tiên trong các nghĩa thục ở Quảng Nam và trong Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, sau đó lan truyền ra nhiều nơi khác. Tỉnh quốc hồn ca II được Phan Chu Trinh viết vào khoảng năm 1922, khi đang lưu vong tại Pháp, trong bối cảnh còn nóng nổi những vấn đề thời sự; như việc giải ngũ và hồi hương những người lính mộ ở Đông Dương, cuộc ngự du sang Pháp của vua Khải Định (tháng 5, 1922)...Ban đầu tác phẩm chỉ được lưu truyền bằng chép tay, mãi đến năm 1925, tờ Việt Nam hồn mới đăng trọn bài, và sau đó được bí mật gửi về nước. Tháng 1 năm 1927, Tỉnh quốc hồn ca II được tờ Tân Thế kỷ cho đăng, nhưng bị sở Kiệm duyệt lúc bấy giờ cắt bỏ chỉ còn 310 câu. Vì phạm vi bài viết, ở đây tôi chỉ xin giới thiệu tác phẩm Tỉnh quốc hồn ca I.

Thời điểm Phan Chu Trinh viết Tỉnh quốc hồn ca I, bản thân ông và một số nhà yêu nước đồng chí hướng cho rằng nhân dân Việt đang ở trong những mê mộng tai hại: mộng khoa cử, mộng quan trường, mộng xôi thịt,...hoặc nói một cách tượng trưng là hồn nước đã bị mê lạc...cho nên cần phải gọi thức dậy để nhận ra và đi theo con đường đúng đắn, con đường độhc lập dân tộc, tự lập, tự cường.... Bởi thế, Tỉnh quốc hồn ca I và các tác phẩm đồng thời của Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phạm Tất Đắc như Đề tỉnh quốc dân ca, Hải ngoại huyết thư, Á Tế Á ca, Chiêu hồn nước, Hợp quần doanh sinh thuyết, v.v...đều ra đời trong mục đích ấy.



Tỉnh quốc hồn ca I gồm 472 câu thơ song thất lục bát, xếp vào 12 đoạn. Trong đoạn đầu, sau khi nêu quá khứ vẻ vang oanh liệt của dân tộc Việt, tác giả đã chỉ trích mạnh mẽ lỗi lầm của người trên kẻ dưới hiện tại đã làm cho nước nhà lụn bại. Từ đó, tác giả đặt vấn đề: phải học tập theo người Âu, người Mỹ trong nội dung của 11 đoạn sau. Trong bài thơ, tác giả đã so sánh nhiều phương diện về dân khí dân trí của các nước văn minh trên thế giới với dân tình của nước Việt đại để như sau:

1.Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2.Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3.Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10.Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là "đầy tớ" của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v...

Nhìn chung, tác phẩm đã bắt các căn bệnh của xã hội Việt Nam như các căn nguyên của sự lạc hậu, lệ thuộc và cổ vũ một sự cách tân xã hội theo chiều hướng dân chủ tư sản, và đối tượng kêu gọi là tầng lớp trung lưu và thượng lưu lúc bấy giờ. Tỉnh quốc hồn ca I là một trong những tác phẩm Quốc ngữ tiêu biểu trong việc phát động lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, canh tân đất nước do phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục khởi xướng vào đầu thế kỷ 20.


CHỮ QUỐC NGỮ

VÀ CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở BÌNH ĐỊNH
Tạ Văn Thông

(PGS. TS, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)


1. Bài viết này nhằm chỉ ra mối quan hệ của chữ Quốc ngữ (QN) với chữ viết các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam, đặc biệt ở Bình Định. Từ đó, hi vọng có được một số đề xuất đối với việc xây dựng, cải tiến và truyền bá, sử dụng với các hệ thống chữ DTTS đã có ở địa phương.

Bình Định là một vùng đất cổ, đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Đây là nơi nổi tiếng với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa với  thành Đồ Bàn và các tháp Chăm, là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ 18 với tên tuổi Nguyễn Huệ; là quê hương của những danh nhân: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Đăng Lâm, Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Đào Duy Từ...

Đây là nơi cư trú lâu đời của nhiều dân tộc. Trong đó, ngoài dân tộc Kinh, còn có các DTTS khác, là Hrê (chủ yếu ở An Lão, Vĩnh Thạnh); Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm, chủ yếu ở Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn); Chăm (nhóm Chăm Hroi, chủ yếu ở Vân Canh).

2. Chữ QN và chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

2.1. Một số đặc điểm của chữ QN

2.1.1. Chữ QN là thứ chữ ghi âm và theo nguyên tắc chính tả ngữ âm học (phiên âm âm tố, không phải ghi âm âm tiết; phát âm thế nào thì viết thế ấy), căn cứ trên mẫu tự La Tinh (abc) có thêm các dấu phụ. Cho đến nay, chữ viết ghi âm vẫn được coi là đơn giản, tiện lợi, dễ học dễ nhớ nhất. Trước đó, ở Việt Nam phổ biến là chữ Hán và chữ Nôm.

2.1.2. Chữ QN ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, gắn liền với lịch sử mở đạo, với vai trò của các giáo sĩ Dòng Tên ở Đàng trong, từ năm 1615. Giai đoạn sơ khởi của chữ này là khoảng 1617 – 1626. Các giáo sĩ được xem như tham gia công việc này chủ yếu truyền đạo ở vùng biển: Cửa Hàn (Đà Nẵng); Hội An – Thanh Chiêm (Quảng Nam) và Nước Mặn (Quy Nhơn – Bình Định). Ba vị được ghi nhận với công việc này, trong các tài liệu hiện có là Francisco de Pina, Cristoforo Bori và Alexandre de Rhodes. “Nhưng sự thật ai làm ra chữ QN vẫn còn là một câu hỏi…” (Hoàng Tuệ, 1993).

2.1.3. Chữ QN là một thứ chữ nhiều ưu điểm, nhưng cũng có không ít nhược điểm hoặc những vấn đề gây tranh cãi. Cụ thể là:

- Chữ QN không căn cứ trên một tiếng địa phương cụ thể nào;

- Chữ QN có nhiều cách ghép chữ cái không theo hệ thống, có trường hợp thừa; nhiều dấu phụ rườm rà;

- Chữ QN có một số cách viết chưa thống nhất, viết thế nào cũng được;

- Chữ QN thiếu một số kí tự phiên chuyển các từ ngữ nước ngoài…

2.1.4. Trong lịch sử, chữ QN đã nhiều lần cải cách, cải tiến:

Một là, những cải cách cải tiến trong giai đoạn sơ khởi và đến khi tương đối hoàn tất (khoảng thời gian gần hai thế kỉ, từ năm 1620 đến 1830), với nhiều tác giả khác nhau. Nếu so sánh chữ qua các chặng đường, có thể thấy hệ thống chữ này dần dần có nhiều đổi khác, thậm chí rất khác:

Thời kì sơ khởi (1620 - 1631): các tài liệu viết tay của Joao Roiz (1621), Gaspar Luis (1621), Francisco de Pina (1623), Alexandre de Rhodes (1625), Francisco Buzomi(1626), Christoforo Borri (1631),…

Thời kì hình thành (1631 - 1648): thư từ và tài liệu của Alexandre de Rhodes (1631, 1636. 1644, 1647), Gaspar de Amaral (1632, 1637), Onofre Borges (1645 – 1648)… Điều đáng chú ý là các tác phẩm Từ điển Việt – Bồ - LaPhép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes được biên soạn trong thời gian này (1630 – 1640).

Thời kì phát triển (hay “trưởng thành”) và hoàn tất (1651 - 1838): từ các tài liệu của Igesico Văn Tín, Bento Thiện (1659) đến  Từ điển Việt – La của Pigneau de Béhaine (1772), Từ điển Việt – La của Taberd (1772). Đặc biệt, đó là chữ trong khoảng 4000 trang tài liệu viết tay của Philiphê Bỉnh (1796 – 1830). Chữ QN hiện nay chủ yếu căn cứ theo Từ điển Việt – La của Taberd.



Hai là, sau đó, từ nửa cuối thế kỉ 19 đến nay, chữ QN đã nhiều lần được đề xuất cải cách cải tiến điểm này điểm khác. Chẳng hạn, từ năm 1868 Le Grand de la Lyraye đề nghị dùng dz thay cho d, d thay cho đ. Aymonier (1886) đề nghị dùng k thay cho cq, dùng c thay cho ch; bỏ h trong gh; thay s bằng sh, thay x bằng xh; dùng aa thay cho a, a thay cho ă, ee thay cho e, e thay cho ê, oo thay cho o, o thay cho ô… Năm 1902, có những ý kiến của “Tiểu ban chữ viết ghi âm” sau Hội nghị quốc tế khảo cứu về Viễn Đông làn thứ nhất họp tại Hà Nội. Vấn đề chữ QN được nêu ra vào năm 1906 trong Hội đồng Cải lương học chính của chính phủ Pháp ở Đông Dương. Năm 1910, Dubois trong cuốn “Tiếng Việt và tiếng Pháp” lại đề cập đến vấn đề cải cách chữ QN. Năm 1928, Trần Trọng Kim trong bài “Sự sửa đổi chữ QN” phàn nàn “chưz QN ngày nay dễ quá”. Năm 1928, trên tờ Trung – Bắc tân văn, Nguyễn Văn Vĩnh hô hào “sửa đổi chữ QN”. Năm 1939, trên tạp chí Tao Đàn, tác giả Nguyễn Triệu Luật cho rằng cần cải cách chữ QN trên cơ sở phân tích ngữ âm tiếng Việt. Sau Cách mạng Tháng tám, trên tạp chí Tiên – phong và trong cuốn “Chữ của dân tộc”, tác giả Ngô Quang châu lại nêu vấn đề này. Năm 1950, trong cuốn “ Cữ và vần Việd khwa họk”, tác giả Nguyễn Bạt Tụy nêu ra nhiều ý kiến cải cách. Tác giả Hồng Giao nêu vấn đề trên Tạp chí Văn – Sử - Địa (1957). Trần Lực có ý kiến trên báo Nhân dân, năm 1960. Năm 1961, tác giả Hoàng Phê viết một chuyên khảo “Vấn đề chữ QN” và sau đó đến năm 1998 đã đăng hàng loạt bài xung quanh vấn đề chữ QN… Cũng không thể không nhắc đến những xoa bỏ bất hợp lí trong chữ QN bằng cách viết “Đường kách mệnh”, “ngiên kứu”, “zữ vững”, “fục tùng”… (1925) của Hồ Chí Minh. Gần đây nhất, có những thảo luận xung quanh vấn đề viết nguyên dạng hay phiên chuyển thế nào đối với các từ ngữ nước ngoài (bằng chữ QN) và vấn đề “i ngắn (i)” – “i dài (y)”…

Kết quả của những “cải cách cải tiến” đó là gì? Có một số thay đổi không cơ bản trong các quy định chính tả hiện nay so với trước kia. Tuy nhiên, về cơ bản thì chữ QN hiện nay vẫn chủ yếu căn cứ theo Từ điển Việt – La của Taberd (1772).



2.1.5. Trong lịch sử, chữ QN đã qua con đường khá dài trong truyền bá và sử dụng:

Trước hết phải nhớ rằng chữ QN thoạt kì thủy ra đời là nhằm mục đích để giúp các giáo sĩ ghi chép tiếng nói để truyền đạo. Sở dĩ nó cần, bởi vì như Alexandre de Rhodes thời ấy đã nhận xét: “Riêng tôi thú nhận rằng khi mới đến Đàng Trong nghe những người bản xứ nói chuyện với nhau, nhất là nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót líu lo và tôi đâm mất hết hi vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được thứ tiếng đó”.

Sau khi xâm lược nước ta, chính quyền Pháp đã nhận thấy chữ QN dễ học hơn chữ Hán và chữ Nôm Việt (các hệ chữ có trước khi có chữ QN ở Việt Nam) rất nhiều, có thể giúp các quan cai trị và dân bản xứ dễ giao tiếp với nhau hơn, nên khuyến khích dạy và học chữ này. Năm 1878, có một nghị định về việc chuẩn bị điều kiện để dùng chữ này làm chữ viết chính thức ghi tiếng Việt. Năm 1910, có thông tri của thống sứ Bắc Kì về việc dùng chữ QN trong các công văn, giấy tờ hành chính và sổ sinh tử giá thú. Cần biết thêm rằng thoạt đầu các nhà nho Việt Nam rất phản đối thứ chữ của “bọn mắt xanh mũi lõ” này, nhưng rồi sau chính họ nhận thức được vai trò của chữ QN trong nâng cao dân trí và canh tân đất nước, bắt đầu hô hào học và phổ biến chữ QN trong phong trào Đông kinh nghĩa thục.

Từ khi ra đời, Đảng cộng sản rất chú ý đến việc truyền bá chữ QN. Sau Cách mạng Tháng Tám, chữ QN đã trở thành chữ viết chính thức duy nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.



2.2. Một số đặc điểm của chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Tình hình chữ viết của các dân tộc ở nước ta khá đa dạng, phong phú, xét về nguồn gốc, sự hình thành, tự dạng. Nhiều dân tộc đã có chữ viết, một số dân tộc có nhiều hơn một hệ thống chữ viết, một số dân tộc lại chưa có chữ. Một số hệ chữ viết có lịch sử trên dưới nghìn năm. Chữ Thái cổ, Chăm cổ, Khơ Me dựa trên tự dạng Sanskrit. Chữ cổ của người Tày, Nùng, Cao Lan, Ngạn, Dao… thuộc dạng chữ vuông, bắt nguồn từ chữ Hán, có truyền thống vài thế kỉ. Nhiều hệ chữ viết khác, được chế tác gần đây, dựa trên tự dạng La Tinh.

Có thể phân biệt chữ viết các dân tộc ở nước ta thành 2 loại:  

- Các hệ thống chữ viết cổ truyền: Đây là các hệ thống chữ viết đã có lịch sử nhiều thế kỉ: chữ Chăm cổ truyền, chữ Khơ Me, chữ Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Ngạn, Nôm Dao, Nôm Sán Chí, Nôm Sán Dìu, chữ Lự, chữ Thái cổ Đó là các hệ chữ viết của dân tộc Khơ Me, Thái, Chăm, Tày, Nùng, Dao.... Chữ Thái cổ, Chăm cổ, Khơ Me dựa trên tự dạng Sanskrit. Chữ cổ của người Tày, Nùng, Cao Lan, Ngạn, Dao (và chữ “Nôm” của người Kinh) thuộc dạng chữ vuông, bắt nguồn từ chữ Hán, có truyền thống vài thế kỉ. - có tự dạng Hán. Đó có thể là chữ ghi âm, gồm hệ thống các kí hiệu (tự dạng Sanskrit) để ghi phụ âm, nguyên âm như chữ Chăm cổ, chữ Khơ Me, các hệ chữ Thái cổ, chữ Lự.  Đó cũng có thể là chữ viết tượng hình, như chữ Hán, hoặc chữ viết kết hợp tượng hình + biểu  âm như chữ Nôm Tày, Nôm Dao, Nôm Ngạn.

- Các hệ thống chữ viết “mới” (còn gọi là: các chữ viết từ dạng La Tinh): Đây là các hệ thống chữ viết có lịch sử không dài, được chế tác trên cơ sở các kí hiệu của chữ La Tinh – có tự dạng La Tinh: chữ Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho), Pa Cô - Ta Ôi, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Ra Glai, Tày – Nùng, Mường, Thái, Ba Na, Hrê, Chăm (Hroi)… Các hệ chữ viết tự dạng La Tinh của các dân tộc thiểu số ở nước ta ra đời trong những thời kì khác nhau. Một số bộ chữ ra đời trước năm 1945 (Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho); phần lớn hệ thống chữ ghi âm, căn cứ trên các kí hiệu chữ La Tinh, được chế tác sau năm 1960.

Các điều kiện xã hội ngôn ngữ và mức độ phổ biến của các hệ chữ viết DTTS rất khác nhau. Có những bộ chữ một thời được đồng bào tiếp nhận rất nồng nhiệt, từng được phổ biến ở nhiều vùng, nhưng sau đó, việc sử dụng các hệ chữ viết này bị giảm sút và gần như kết thúc. Hiện nay, việc dạy học tiếng, chữ cho học sinh DTTS đang dần dần được khôi phục trở lại. Một số địa phương tiến hành dạy và học chữ viết các DTTS, một số nơi không có chủ trương này. Một số nơi chỉ dạy và học chữ cổ truyền, một số nơi khác lại có chủ trương chỉ học chữ La Tinh…



Sau đây là các hệ thống chữ DTTS đã có ở Việt Nam:



STT

Dân tộc

Chữ

1

Tày

Chữ Nôm Tày; chữ Tày - Nùng tự dạng La Tinh (1961)

2

Thái

Các dạng chữ Thái cổ tự dạng Sanskrit; phương án chữ Thái La Tinh hoá

3

Hoa

Chữ viết ghi ý, tự dạng Hán (chữ “vuông”)

4

Khơ Me

Chữ viết tự dạng Sanskrit

5

Nùng

Chữ Nôm Nùng, tự dạng Hán; chữ Tày - Nùng tự dạng La Tinh (1961)

6

Hmông

Chữ tự dạng La Tinh (1961)

7

Gia Rai

Chữ tự dạng La Tinh

8

Ê - Đê

Chữ tự dạng La Tinh

9

Ba Na

Chữ tự dạng La Tinh.

10

Chăm

Chữ Chăm cổ tự dạng Sanskrit, chữ Chăm Bini tự dạng A Rập; chữ Chăm Jawi tự dạng A Rập; các phương án chữ tự dạng La Tinh

11

Xơ Đăng

Chữ tự dạng La Tinh

12

Hrê

Chữ tự dạng La Tinh

13

Cơ Ho

Chữ tự dạng La Tinh

14

Ra Glai

Chữ tự dạng La Tinh

15

Mnông

Chữ tự dạng La Tinh

16

Stiêng

Chữ tự dạng La Tinh

17

Bru-Vân Kiều

Chữ tự dạng La Tinh

18

Cơ Tu

Chữ tự dạng La Tinh

19

Lô Lô

Chữ Di (Lô Lô) cổ tự dạng “que”

20

Giẻ -Triêng

Chữ tự dạng La Tinh

21

Ta Ôi

Chữ tự dạng La Tinh  

22

Mạ

Chữ tự dạng La Tinh

23

Co

Chữ tự dạng La Tinh

24

Chơ Ro

Chữ tự dạng La Tinh

25

Chu Ru

Chữ tự dạng La Tinh

26

Lào

Chữ tự dạng Sanskrit

27

Lự

Chữ tự dạng Sanskrit

28

Dao

Chữ Nôm Dao , tự dạng Hán

29

Cao Lan - Sán Chí

Chữ Nôm Cao Lan, tự dạng Hán; chữ Hán

30

Ngái

Chữ Hán

31

Sán Dìu

Chữ Hán

32

Mường

Các phương án chữ tự dạng La Tinh

33

Thổ

Chưa có chữ viết

34

Khơ Mú

Chưa có chữ viết

35

Giáy

Chưa có chữ viết

36

La Chí

Chưa có chữ viết

37

Phù Lá

Chưa có chữ viết

38

La Hủ

Chưa có chữ viết

39

Kháng

Chưa có chữ viết

40

Pa Thẻn

Chưa có chữ viết

41

Chứt

Chưa có chữ viết

42

Mảng

Chưa có chữ viết

43

Ơ Đu

Chưa có chữ viết

44

Cơ Lao

Chưa có chữ viết

45

Bố Y

Chưa có chữ viết

46

La Ha

Chưa có chữ viết

47

Cống

Chưa có chữ viết

48

Si La

Chưa có chữ viết

49

Pu Péo

Chưa có chữ viết

50

Rơ Măm

Chưa có chữ viết

51

Brâu

Chưa có chữ viết

52

Hà Nhì

Chưa có chữ viết

53

Xinh Mun

Chưa có chữ viết

Nhìn chung, trừ chữ QN, các hệ thống chữ DTTS nói trên chưa được phổ biến và sử dụng rộng rãi. Hiện nay ở nhiều dân tộc, có rất ít người biết về chữ của dân tộc mình và ít gặp các ấn phẩm bằng các chữ này. Nhiều khi, cách ghi tiếng mẹ đẻ của nhiều dân tộc rất tùy tiện, mỗi người một cách.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương