NHÌn lạI “BÁo cáo vắn tắt về tiếng an nam hay đÔng kinh” CỦa alexandre de rhodes về VẤN ĐỀ chữ VÀ VẦN


Một số đặc điểm về sự hình thành chữ quốc ngữ



tải về 0.96 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.96 Mb.
#9892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3. Một số đặc điểm về sự hình thành chữ quốc ngữ

* Chữ quốc ngữ được phôi thai, hình thành ở vùng đất Nước Mặn - Bình Định dựa trên cơ sở bối cảnh thế giới và trong nước có những thay đổi về kinh tế - xã hội.

Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng với sự thống trị của Thiên Chúa Giáo ở các nước phương Tây vào thế kỷ XVI- XVII đã dẫn đến việc mở rộng giao lưu thương mại quốc tế Đông-Tây và truyền bá đạo Thiên Chúa sang các nước châu Á trong đó có Đại Việt. Ở Đại Việt thời kỳ này nhà nước phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài chủ trương mở cửa quan hệ với bên ngoài đã tạo điều kiện cho công thương nghiệp phát triển, nhiều cảng thị được hình thành và hoạt động nhộn nhịp. Cũng do vậy, các giáo sĩ thuộc phái dòng Tên cùng các thương nhân xâm nhập vào và tiến hành hoạt động truyền đạo mới. Để giảng đạo và truyền đạo đòi hỏi các giáo sĩ phải hiểu con người, phong tục, tập quán, đặc biệt phải học tiếng Việt. Vì vậy đã thúc đẩy sự ra đời của chữ quốc ngữ.

Vùng đất có điều kiện thuận lợi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho sự ra đời của chữ quốc ngữ đó chính là cảng thị Nước Mặn( Bình Định). Cảng thị Nước Mặn là một cảng thị sầm uất của xứ Đàng Trong vào thế kỷ XVII-XVIII, nơi đây có nhiều thương thuyền từ các nước Châu Á lân cận và cả những thương thuyền từ Châu Âu đến giao lưu buôn bán. Vào năm 1617, quan Khám lý Phủ Hoài Nhơn - Trần Đức Hòa đã đưa các cha F. Bozomi, F. de Pina, C. Borri về Quy Nhơn và đến Nước Mặn. Tại đây, các giáo sĩ đã được quan và dân Nước Mặn giúp đỡ về vật chất, xây dựng nhà thờ để sinh sống và hoạt động truyền đạo. Cũng trong thời gian ở đây, C.Borri đã viết tác phẩm “ Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong ”. Trong tác phẩm này đã sử dụng một số câu, chữ tiếng Việt đầu tiên trong quá trình sáng tạo chữ quốc ngữ của các nhà truyền giáo. Như vậy, Nước Mặn có thể coi là nơi phôi thai chữ quốc ngữ.

*Chữ quốc ngữ hình thành, phát triển và phổ biến diễn ra trong một thời gian dài trải qua nhiều giai đoạn

Giai đoạn phôi thai sáng tạo (thế kỷ XVI – XVII); giai đoạn cải tiến từ thế kỷ XVII – XVIII; giai đoạn phát triển từ năm 1862 trở về sau. Giai đoạn phôi thai chữ quốc ngữ có thể đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI.Tuynhiên,thời điểm chắc chắn nhất hình thành chữ quốc ngữ là vào những năm 1615 - 1618 và sau đó dần dần phát triển trong những năm 1624 - 1632, rồi tiếp tục bổ sung, cải tiến trong giai đoạn 1636 - 1645. Cho đến giai đoạn 1651 - 1659 thì chữ quốc ngữ có thể xem như hoàn tất chặng đường đầu tiên và đạt đến mức độ hoàn chỉnh tương đối. Thời kỳ này có các tác phẩm được in ấn và xuất bản: Tác phẩm “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong ” của nhà truyền giáo Cristophoro Borri xuất bản năm 1631. Tác phẩm “Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha - Latinh” và “Phép giải Tám ngày” song ngữ bằng tiếng Latinh của Alecxandre de Rhodes được xuất bản năm 1651.

Giai đoạn cải tiến, sau Alecxandre de Rhodes là P. De Béhaine với sự công tác của Hồ Văn Nghi và một số người Việt khác đã hình thành quyển từ điển An Nam – Latinh (1722). Sau đó, J.L. Tabert với sự hợp tác của Phan Văn Minh và nhiều người Việt Nam khác, Tabert đã sử dụng và bổ sung quyển từ điển của Béhaine để hoàn tất hai cuốn từ điển An Nam – Latinh, Latinh – An Nam (1838). Hai cuốn Từ điển này có nhiều từ hơn những cuốn từ điển đã làm trước đó.

Giai đoạn phát triển, cho đến 1862, chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng trong giới truyền giáo, nhưng khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, chữ quốc ngữ đã trở nên phổ thông vì thực dân Pháp đã sử dụng chữ quốc ngữ làm phương tiện cai trị nên ra sức phổ biến chữ quốc ngữ và vì chữ quốc ngữ dễ học hơn so với chữ Nôm và chữ Hán.Từ cuối thế kỷ XIX, đánh dấu giai đoạn phát triển vượt bậc của chữ quốc ngữ với nhiều tác phẩm, báo chí bằng chữ quốc ngữ, tác phẩm Lục Vân Tiên, từ điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký, đặc biệt là quyển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Panlus Của (1895) là quyển từ điển xưa nhất mà hiện nay còn lưu hành với 7537 từ đơn. Các báo Gia Định báo(1865), Nhật trình Nam Kỳ (1883)…Đầu thế kỷ XX, Toàn quyền Paul Beau ra nghị định bắt dân các xã lập trường tiểu học dạy chữ quốc ngữ. Đến năm 1924, Toàn quyền Đông Dương ký quyết định đưa chữ quốc ngữ vào dạy 3 năm đầu tiểu học.Đến năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, nền giáo dục mới hình thành. Tiếng Việt- chữ quốc ngữ trở thành thứ tiếng chính trong các trường phổ thông và đại học .Từ đây tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia.



*Chữ quốc ngữ hình thành và phát triển là công lao của tập thể nhiều người, của cả người châu Âu và người Việt Nam.

Quan điểm phổ biến từng được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận là: chữ quốc ngữ được hoàn thành bước đầu từ công lao của môt số giáo sĩ dòng Tên. Vào năm 1955, trong cuốn sách về “Công trạng của nước Pháp ở Đông Dương”, tác giả Pháp Georges Taboulet cũng đã đưa ra luận điểm như trên khi ông viết: Việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ latinh điểm thêm các dấu quy ước, là công lao tập thể mà sự đóng góp chủ yếu của các linh mục Francisco de Pina, Cristiphoro Borri, Gaspas d’Amaral, Antonio Barbosa, còn linh mục Alexandre de Rhodes thì có công hệ thống hóa, chỉnh lý và phổ biến văn tự này….

Trong những năm gần đây, các học giả đã nhìn nhận: việc sáng chế ra chữ quốc ngữ là cả một quá trình, là công việc tập thể của nhiều giáo sĩ phương Tây giai đoạn đầu phải kể đến sự đóng góp của Pina, Borri, Buzomi, công lao của các giáo sĩ khác như: Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và nhất là Alexandre de Rhodes là ở các giai đoạn sau.

Còn về vai trò của người Việt, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: một số người Việt được ghi nhận đó là những nho sĩ, những sư sãi, những tân tòng – người mới theo đạo (công giáo) mà đặc biệt là những tân tòng sau trở thành thầy giảng đạo như Igesico Văn Tín và Bento Thiện. Nhưng đó là những đóng góp thầm lặng, chìm khuất, ít được các giáo sĩ thời đó nêu danh tính hay ghi chép lại cụ thể. Chỉ có một số ghi chép của các giáo sĩ F.de Pina, A.de Rhodes, C. Borri về công lao của người Việt trong việc bày vẽ cho họ học tiếng bản xứ.



Kết luận: Chữ quốc ngữ được hình thành và phát triển, phổ biến là cả một quá trình dài từ thế kỷ XVI- XX. Sự ra đời của chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu gắn với mục đích truyền đạo của các giáo sĩ dòng Tên từ phương Tây đến Việt Nam để truyền giáo. Họ đã dần latinh hóa tiếng Việt. Vùng đất Bình Định có Cảng thị Nước Mặn được xem là vùng đất “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho sự ra đời của chữ quốc ngữ. Có thể khẳng định rằng Nước Mặn ( Bình Định) chính là nơi phôi thai chữ quốc ngữ.

CHÚ DẪN


[1].Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, T.L Bản dịch ViệnSử học Hà Nội 1962, tr.4

[2],[3 ] Đỗ Bang, Phố Cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII – VIII, Nxb Thuận Hóa, 1996 tr.154-155

[4] Đại Nam thực lục tiền biên, Sử học, Hà Nội 1962,tr.136

[5]Cristophoro Borri, Xứ Đàng trong năm 1621, Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, NXB Tp HCM 1998, tr.94-95.

[6]. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, Ra Khơi, Sài Gòn 1972, tr 92-98.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Xuân Nhân (2002),Cảng thị Nước Mặn thuở phồn vinh, Hội văn học nghệ thuật Bình Định.

[2].Nguyễn Thanh Quang (2015), Nước Mặn- Nơi phôi thai chữ quốc ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 5.

[3]. Lý Toàn Thắng (2004), Đất Quảng trong tiến trình lịch sử chữ quốc ngữ, Tạp chí NCLS số 343.

[4]. Hoàng Xuân Việt (2007) Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, NXB văn hóa thông tin.

[5]. UBND tỉnh Bình Định (2006), Địa chí Bình Định tập Lịch sử, NXB Đà Nẵng ,

[6]. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2002), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.

-------------------------------------------------------------------------------

CHỮ QUỐC NGỮ

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
Dương Hữu Biên

Đại học Đà Lạt

email: biendh@dlu.edu.vn
Tóm tắt

Bài báo tập trung trình bày vai trò và ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ đối với sự phát triển của tiếng Việt từ phía nội tại. Hai điểm chính được chú ý làm rõ là:

(1) Sự ra đời của chữ Quốc ngữ và vấn đề tiếp nhận nó như một tiền đề và cơ sở cho sự phát triển của tiếng Việt;

(2) Chữ Quốc ngữ và sự phát triển nội tại của tiếng Việt trên các cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.



Từ khóa: chữ Quốc ngữ, sự phát triển của tiếng Việt, tiếng Việt.

I. Mở đầu

Khoảng bốn trăm năm kể từ khi chữ Quốc ngữ ra đời cho đến nay, tiếng Việt đã có một bước tiến nhảy vọt cả về chất lẫn về lượng. Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng trình bày vai trò và ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ đối với sự phát triển của tiếng Việt. Dĩ nhiên, sự phát triển của một ngôn ngữ nói chung, của tiếng Việt nói riêng có thể xem xét từ hai phía: phía nội tại và phía ngoại tại. Do dung lượng của một bài báo hội thảo, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến sự phát triển từ phía nội tại. Hai điểm chính được chú ý làm rõ là:

(1) Sự ra đời của chữ Quốc ngữ và vấn đề tiếp nhận nó như là một tiền đề và cơ sở cho sự phát triển của tiếng Việt;

(2) Chữ Quốc ngữ và sự phát triển nội tại của tiếng Việt trên các cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.



II. Chữ Quốc ngữ và sự phát triển của tiếng Việt

II.1 Sơ lược sự hình thành của chữ Quốc ngữ và ảnh hưởng của nó đối với tiếng Việt

Chữ Quốc ngữ là tên gọi hệ thống chữ viết tiếng Việt hiện nay do các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra từ thế kỉ XVII dùng để ghi tiếng nước ta theo bảng mẫu tự Latin. Chữ Quốc ngữ được chế tác năm nào, đến nay vẫn chưa rõ. Theo Đỗ Quang Chính (1972: 24-25), các mảng tài liệu tìm được cho đến nay bước đầu cho thấy chữ Quốc ngữ đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ XVII, qua một vài từ tiếng Việt xuất hiện rải rác trong các bản tường trình hàng năm của Tỉnh Dòng Tên Nhật Bản do một linh mục người Bồ Đào Nha là João Rioz soạn vào khoảng năm 1621. Tiếng Việt được ghi trong những văn kiện tiếng Bồ này đều không có dấu thanh và cách ghi âm chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn: Annam (An nam), Sinoa (Xứ Hóa/Huế), Unsai (Ông sãi), Cacham (Cả chăm), Ungue (Ông nghè), Ontrũ (Ông trùm)…

Cũng khoảng thời gian này, một vị thừa sai trẻ tuổi người Bồ Đào Nha là Francsisco de Pina đến giảng đạo ở Hội An năm 1623. Tại đây, vị giáo sĩ này đã học tiếng Việt, và chẳng bao lâu là có thể giảng đạo bằng tiếng Việt. Vị thừa sai Dòng Tên này đã mở đầu cho thời kì kiện toàn lối viết tiếng Việt bằng chữ cái Latin.

Vào đầu năm 1625, giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến Hội An giảng đạo. Vị thừa sai Dòng Tên người Pháp này cùng vị giáo sĩ người Ý khác là Christoforo Borri đến Việt Nam 1618 trước đó đều là những học giả. Họ chăm chỉ học tiếng Việt và trong vòng mấy tháng là đã “giảng đạo cho người trong xứ bằng tiếng của họ được.” Đấy là những yếu tố con người và hoàn cảnh cần cho sự ra đời một hệ thống chữ viết tiện lợi cho việc soạn sách truyền đạo.

Ròng rã hơn 30 năm liền, chữ Quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, qua những công phu của những nhà truyền giáo người Bồ, chẳng hạn như cha cố Pina. Đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (1651) thì chữ quốc ngữ đã có dạng hoàn chỉnh. Nhìn tổng thể, dạng hoàn chỉnh này có công đóng góp của những giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn, nhiều gốc gác khác nhau: người Ý, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Pháp. Mỗi người sẽ dựa theo bản sắc tiếng nói của họ mà ghi âm tiếng Việt.

Theo Tran Thi Phuong Hoa (2009), sang thế kỷ XX thì chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ Quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910. Thượng thư bộ Học là Cao Xuân Dục (2012: 64) có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng “cả nước cùng học chữ Quốc ngữ La Tinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ Quốc ngữ... Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông.” Năm 1915 thì kỳ thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung Kỳ thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế. Chữ Quốc ngữ từ đó trở thành phương tiện diễn đạt duy nhất của người Việt trong khi địa vị chữ Nho và chữ Nôm càng mờ nhạt tuy chưa mất hẳn nhưng lui dần vào quá khứ.

Trong khi đó cũng có thành phần theo Nho học nhưng hiểu được giá trị của chữ Quốc ngữ và cổ động việc thâu nhận chữ Quốc ngữ như là một cách nâng cao trình độ kiến thức đại chúng, canh tân xã hội, thức tỉnh tinh thần yêu nước và huy động động lực phản kháng của người Việt trước quyền lực của thực dân Pháp. Trong đó có nhóm Đông Kinh nghĩa thục. Việc theo học chữ Quốc ngữ theo đó thì không chỉ là phương tiện đọc và viết mà còn hàm ý vận động chính trị và vận mệnh dân tộc.

Chữ Quốc ngữ qua những tác phẩm biên khảo, phóng sự, bình luận, du ký của Nam Phong Tạp chíĐông Dương Tạp chí, cùng một loạt tiểu thuyết và thơ mới của nhóm Tự lực Văn đoàn với tư tưởng mới, phong cách mới và nhiều tác giả khác đã chứng minh chức năng toàn diện của chữ Quốc ngữ làm văn tự của người Việt.

Nhìn tổng thể, vai trò của chữ Quốc ngữ trong các lĩnh vực giáo dục, báo chí, biên khảo, dịch thuật và văn học đã góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hóa nước nhà. Trải qua hàng ngàn năm, nền văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung quốc. Quảng đại quần chúng sống trong cảnh nghèo khó tối tăm, ít người dám lo nghĩ đến việc học hành, chỉ trừ một số thượng lưu trí thức. Chữ Hán rất khó học và chữ Nôm càng khó hơn vì là do chữ Hán ghép lại để có thể đọc theo quốc âm. Do khiếm khuyết trên mà việc học khó phát triển trong dân chúng. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ đã góp phần nâng cao dân trí, giúp đa số dân chúng thoát cảnh thất học. Thật vậy, chữ Quốc ngữ là một thứ chữ rất tiện lợi và dễ học nên đa số quần chúng học và đọc được những tác phẩm sáng tác bằng chữ Quốc ngữ hay được dịch từ các tác phẩm Hán, Nôm và các tác phẩm phương Tây.

Đúng như Vũ Ngọc Phan (1960: 1A, 2A) nhận định: “Thực dân dự định dùng chữ Quốc ngữ ấy để bành trướng văn hóa và tư tưởng của kẻ thống trị. Họ lại đồng thời dựa vào sự sử dụng chữ Quốc ngữ để làm lan truyền ngôn ngữ Pháp và mở mang nền tảng học vấn hoàn toàn Pháp. Nhưng những nhà văn Việt Nam đã quay ngược được mũi giáo, và lợi dụng chính phương tiện của địch thủ để tạo ra một con đường văn hóa mới.”

II.2 Chữ Quốc ngữ và sự phát triển của tiếng Việt

II.2.1 Sự phát triển ở cấp độ ngữ âm

Về sự phát triển ở cấp độ ngữ âm, có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất là diện mạo tương đối mới lạ so với trước đây của ngữ âm tiếng Việt. Diện mạo tương đối mới lạ ấy được thể hiện ở mấy điểm sau đây:

(i) Do phải phiên âm và dịch các thuật ngữ khoa học nước ngoài sang tiếng Việt, nên từ khi có chữ Quốc ngữ, tiếng Việt đã cố cố gắng khai thác tất cả các tiềm năng trong hệ thống ngữ âm của nó. Cụ thể là nhiều đơn vị âm tiết trước đây trong tiếng Việt mới chỉ ở trong thế tiềm năng, chưa được hoặc ít được dùng đến để cấu tạo từ, nay cũng được huy động, tận dụng tối đa làm vỏ vật chất ngữ âm cho việc đặt tên và cấu tạo các thuật ngữ khoa học. Chẳng hạn: phua (trong sun phua), sun (trong sun phát), gien (trong gien di truyền), véc (trong véc tơ )…

(ii) Khi nghe hay đọc một thông điệp, nhất là thông điệp liên quan đến lĩnh vực khoa học, người ta cảm giác có ấn tượng lạ tai so với truyền thống âm thanh tiếng Việt. Bởi vì ở loại thông điệp này, người ta phải tiếp xúc với những âm thanh được vay mượn từ các ngôn ngữ châu Âu, chưa từng thấy hoặc ít thấy xuất hiện trong giao tiếp bình thường. Thí dụ: pê-ni-xi-lin (penixiline), a-mi-đan (amygdale), áp-xe (abcès), hi-be-bol (hypebol)…

(iii) Trong suốt 150 năm (suốt nửa cuối thế kỷ XVII và cả thế kỷ XVIII), những thay đổi trong cách viết chữ Quốc ngữ, theo đánh giá của Đoàn Thiện Thuật (2007) và Lý Toàn Thắng & Võ Xuân Quế (1999), đều do hai lý do: không gian và thời gian. Về không gian, những tín đồ Thiên chúa giáo, những người ít nhiều cũng biết được tiếng Latin, ngôn ngữ của Thánh kinh, để làm lễ, soạn thảo các thư tín và văn bản trong khi hành đạo. Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và khi dùng chữ Quốc ngữ, “dần dần người viết đã nhận diện được giá trị âm vị học của những vần mà họ nghe được và phản ánh điều đó vào chữ viết.” (Đoàn Thiện Thuật 2007: 435). Về thời gian, những người viết ấy vốn sinh sống ở những địa phương khác nhau. Cách phát âm của họ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cách ghi, cách viết phản ánh qua chữ Quốc ngữ. Điều này dẫn đến hệ quả quan trọng là chữ Quốc ngữ trở thành cơ sở xác định chính âm cho tiếng Việt. Chữ viết có tác dụng gìn giữ và thể hiện sự thống nhất của tiếng Việt, bởi nó tạo ra tâm lý phổ biến cho rằng phát âm phản ánh trên chữ viết là phát âm chuẩn thống nhất của tiếng Việt. Chính tả trở thành cơ sở của chính âm. Do vậy, dần dần người ta càng ý thức hơn khi dựa theo chính tả để uốn nắn, điều chỉnh cách phát âm địa phương của mình cho phù hợp với chữ viết.

II.2.3 Sự phát triển của cấp độ từ vựng

Có lẽ, sự phát triển ở cấp độ từ vựng là sự phát triển ngoạn mục nhất cả về chất lẫn về lượng. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu hai điểm quan trọng:

(i) Sự gia tăng đồ sộ của các đơn vị từ vựng trong vốn từ tiếng Việt:

Trước khi chưa có chữ Quốc ngữ, vốn từ vựng nhìn chung vẫn còn rất nghèo nàn. Về cơ bản chỉ có lớp từ thuần Việt do chính người Việt tạo ra để gọi tên, định danh những sự vật, hiện tượng, phong tục, tập quán, hoạt động… vốn gắn liền gần gũi, thân quen trong đời sống thường ngày của người Việt và lớp từ gốc Hán được vay mượn qua con đường sách vở. Từ khi có chữ Quốc ngữ và tiếp xúc với văn minh châu Âu, do chữ Quốc ngữ được dùng để dịch các tác phẩm khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, văn học bằng tiếng Pháp và các thứ tiếng châu Âu sang tiếng Việt, nên từ vựng tiếng Việt đã gia tăng vũ bão số lượng các đơn vị từ vựng. Ngoài hai vốn từ trước đây, trong thành phần từ vựng hiện giờ có thêm nhiều lớp từ vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Latin, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, và sau này là tiếng Nga, tiếng Anh và từ nhiều ngôn ngữ khác của thế giới. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị từ vựng mới cũng được tạo ra để định danh, biểu thị các khái niệm mới, nhất là các khái niệm khoa học kỹ thuật (ví dụ: Hoàng Xuân Hãn 1948) và kinh tế chính trị, làm cho từ vựng tiếng Việt không chỉ phong phú về thành phần mà còn cực đại về số lượng đơn vị từ vựng.

(ii) Ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng ngày càng chính xác hóa:

Nếu như trước khi chữ Quốc ngữ ra đời, nghĩa từ của tiếng Việt, nhất là lớp từ thuần Việt, luôn có xu hướng cụ thể, giàu tính hình ảnh và sắc thái biểu cảm, thường được dùng trong giao tiếp khẩu ngữ hằng ngày, thì sau khi có chữ Quốc ngữ, và nhất là sự xuất hiện của lớp từ ngữ thuật ngữ khoa học, từ ngữ tiếng Việt có thêm xu hướng vươn tới tính chính xác, tính trừu tượng, tính trung hòa về sắc thái biểu cảm. Bởi lẽ, thuật ngữ là bộ phận từ vựng dùng để biểu đạt những khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một nghành khoa học xác định. Do vậy, yêu cầu về nghĩa, về nội dung của thuật ngữ là phải: (i) có tính chính xác: một thuật ngữ chính xác có nghĩa là nó chỉ biểu đạt được một khái niệm duy nhất mà không gây nhầm lẫn. Muốn vậy, cần làm sao cho hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong một ngành khoa học không xuất hiện hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa hay nhiều nghĩa; (ii) có tính hệ thống: tính hệ thống biểu hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung. Về mặt nội dung, mỗi thuật ngữ tương ứng với một khái niệm nhất định có quan hệ chặt chẽ với các thuật ngữ khác trong hệ thống, và mang một giá trị riêng biệt. Về mặt hình thức, tính hệ thống biểu hiện ở chỗ nhìn vào mặt cấu tạo của thuật ngữ, những người trong chuyên ngành có thể nhận diện được đấy là tên gọi của đối tượng nhóm nào, miền nào trong chuyên ngành ấy nhờ những điểm đồng nhất và đối lập của nó với các đơn vị khác về mặt phương thức cấu tạo hay các yếu tố cấu tạo. Hơn nữa, thuật ngữ là công cụ để nghiên cứu, truyền bá và phổ cập khoa học. Cho nên đòi hỏi người dùng phải nắm chắc nội dung của thuật ngữ khoa học để tránh tình trạng không chỉ sai lầm về nghĩa từ ngữ, mà còn về cả nội dung khoa học. Đó cũng là một biểu hiện của tính chính xác hóa.



II.2.3 Sự phát triển của cấp độ ngữ pháp

Song song với sự phát triển của hệ thống ngữ âm và từ vựng, hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt cũng đã thay đổi khá nhiều để trở thành công cụ giao tiếp ngày càng hiện đại hơn. Quá trình phát triển hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt có thể xét trên ba bình diện sau:

(i) Về phương diện từ pháp:

Điểm nổi bật ở phương diện này là cách cấu tạo các đơn vị từ vựng tiếng Việt, đặc biệt là lớp thuật ngữ khoa học, theo xu hướng song tiết hóa bằng cách ghép hai từ đơn mà thành. Chính học giả người Pháp, Jules Roux, đã nói về điều này như sau: “Ngôn ngữ này [tức tiếng Việt], được viết bằng con chữ La Mã như thế, có chiều hướng trở thành đa âm tiết... Như vậy những từ như tự-do, đồng-bào, tự-lập, bảo-hộ, được ghép bằng hai từ đơn âm hiện nay lập thành, đồng thời cùng với số động từ khác, những từ hai âm tiết chân chính mà sự biến chuyển tự nhiên của quốc ngữ rốt cuộc sẽ bỏ bớt cái gạch nối để trở thành những từ nối liền.” (Dẫn theo Nguyễn Phú Phong). Điều này giải thích tại sao trong tiếng Việt ta hiện nay, lượng từ song tiết rất lớn và tập trung chủ yếu ở lớp thuật ngữ.

(ii) Về phương diện cú pháp:

Phong cách ngôn ngữ khoa học cần đến những kiểu câu có cấu trúc phức hợp để có thể trình bày đầy đủ nội dung nhiều mặt không thể chia cắt được (hoặc không nên chia cắt) của những khái niệm, định lý, những biện luận, suy lý khoa học. Do vậy, từ giữa thế kỉ XIX, tiếng Việt đã phát triển sang giai đoạn tiếng Việt hiện đại. Ở giai đoạn này, tiếng Việt tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của mình để đáp ứng những yêu cầu khác nhau cộng đồng người Việt trong việc sử dụng nó làm công cụ giao tiếp và tư duy. Vào thời kì đầu của giai đoạn này, tiếng Việt có sự tiếp xúc sâu đậm với ngôn ngữ văn học và văn hoá Pháp. Trong điều kiện đó, tiếng Việt một mặt cố gắng tránh những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng Pháp nhưng mặt khác đã chủ động lựa chọn những cái có lợi về mặt cấu trúc ngữ pháp để hoàn thiện mình. Đơn cử trong giai đoạn này, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lớn có ảnh hưởng tới việc cải tiến tiếng Việt. Trong quá trình sáng tác của mình, họ đã có ý thức cải tiến cấu trúc câu tiếng Việt. Kết quả là trong tiếng Việt dần dần hình thành những cách viết, những cấu trúc ngữ pháp gần với các cấu trúc của tiếng Pháp hoặc của các ngôn ngữ châu Âu hơn. Câu văn tiếng Việt, vì thế ngày càng trở nên hiện đại hơn, phức tạp hơn nhờ đó có thể dùng để phân tích những diễn biến tâm lý, các trạng thái khác nhau trong quan hệ tình cảm của các nhân vật cũng như để mô tả các khía cạnh phong phú của cuộc sống con người và xã hội.

Mặt khác, người ta cũng thường bắt gặp trong phong cách ngôn ngữ khoa học những câu phức dùng những cặp liên từ hô ứng, chỉ quan hệ hợp logic (nhân – quả, điều kiện – kết quả, nhượng bộ, tăng tiến như: vì… nên, nếu… thì, tuy… nhưng, càng… càng, chẳng những… mà còn, v.v… ). Ngoài ra, dạng câu khuyết chủ ngữ cũng được dùng rộng rãi trong phong cách này. Nó giúp cho sự trình bày được ngắn gọn, đồng thời bao hàm được nhiều nghĩa: ý nghĩa khái quát, ý nghĩa ra lệnh – yêu cầu, ý nghĩa khách quan… (hãy chứng minh, hãy phân tích, giả định rằng…).

(iii) Về phương diện diễn đạt:

Yêu cầu luôn đặt ra cho mọi người văn bản khoa học là diễn đạt như thế nào để có lượng thông tin cao. Trong cách trình bày văn bản khoa học, người ta luôn luôn hương tới sự ngắn gọn tối đa, hết sức tránh những yếu tố thừa. Mạch trình bày của phong cách khoa học rất coi trọng tính hợp logic và tư duy biện chứng.

Bên cạnh đó, phép chấm câu mà chữ Quốc ngữ du nhập vào tiếng Việt cũng góp phần tích cực vào việc làm cho câu văn viết (hoặc nói) sáng rõ, mạch lạc hơn. Vì như ta biết, chữ Nôm trước đây không có phép chấm câu, ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc nắm bắt và lĩnh hội thông tin. Mặt khác, sự phát triển của các giới từ, các yếu tố ngữ pháp hóa để biểu đạt các quan hệ ngữ nghĩa của các cú, các đoạn trong câu khiến cho câu văn tiếng Việt ngày càng hiện đại, nhưng vẫn giữ được chất tự nhiên, trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày của nhân dân.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương