NHÌn lạI “BÁo cáo vắn tắt về tiếng an nam hay đÔng kinh” CỦa alexandre de rhodes về VẤN ĐỀ chữ VÀ VẦN


TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG TIẾN TRÌNH DU NHẬP CHỮ QUỐC NGỮ



tải về 0.96 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.96 Mb.
#9892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG TIẾN TRÌNH DU NHẬP CHỮ QUỐC NGỮ

(BINH DINH PROVINCE IN PROGRESS INTRODUCTION VIETNAMESE ROMAN ALPHABET)

Đỗ Cao Phúc74*
Bình Định là một trong những tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Với địa thế đặc biệt quan trọng như: có hệ thống cảng biển nội địa và quốc tế do đó là nơi giao lưu, thông thương với các quốc gia ở khu vực và quốc tế, đồng thời có trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc - Nam. Do có yếu tố thuận lợi về vị trí về địa lý, trong lịch sử hình thành thì Bình Định được xem là địa danh có sự du nhập sớm, nơi có chủng viện đông đảo và có cơ sở in ấn chữ quốc ngữ đầu tiên ở khu vực ven biển miền Trung.

  1. Khái quát về vị trí địa lý tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, với lãnh thổ theo hướng Bắc - Nam trải dài 110 km, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn75. Bình Định cách thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686 km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km, do có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế  - xã hội nơi đây được xem là 1 trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.

Với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường biển (với chiều dài bờ biển 134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2); các hệ thống cảng biển lớn như: cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi; cảng biển quốc tế Quy Nhơn và cảng nội địa Thị Nại nên quá trình giao lưu buôn bán, thông thương hàng hóa từ các tỉnh miền Nam, miền Bắc hay các tàu biển quốc tế đều tập trung tại đây.

Với sự phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự lãnh đạo của Thành phố đã tạo cho Bình Định có điểm nhấn để vựt dậy nền kinh tế của tỉnh, do đó Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 4 năm 2009, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020, xác định Bình Định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

  1. Sơ lược về lịch sử hình thành vùng đất Bình Định

Qua các đợt khai quật khảo cổ học người ta đã xác định được cách đây trên 2000 năm trên, Bình Định đã có cư dân văn hóa Sa Huỳnh sinh sống. Đời nhà Tần xứ này là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận, đời nhà Hán là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, Năm 137, Khu Liên đã giết viên huyện lệnh chiếm đất và tự phong là Lâm Ấp vương. Trên thực tế, tên gọi Chămpa xuất hiện vào thế kỉ VII và được xây dựng trên một nền tảng văn hóa hết sức rực rỡ, kế thừa những thành tựu của nền văn hóa Sa Huỳnh trước đó, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ76, Trung Hoa cùng xen kẽ của các nền văn hóa khác trong khu vực.

Như vậy, xác định Bình Định trước đây thuộc lãnh thổ của Champa và vương quốc này tồn tại từ thế kỉ II đến năm 1832. Theo  Ðồ Bàn thành ký của Nguyễn Văn Hiển, thì năm 982 vua Lê Đại Hành đánh chiếm thành Địa Rí, vua Chiêm thành là Yangpuku Vijaya (Ngô Nhật Hoan) chạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Ðồ Bàn. Nhờ có vị thế sông núi hiểm trở, thành trì được xây dựng vững chắc, nhân dân Chiêm Thành giữ nước được gần 5 thế kỷ như: năm 1284, quân Chiêm Thành đã đánh lui 10 vạn hùng binh của nhà Nguyên do Toa Ðô thống lĩnh và kéo từ Trung quốc theo đường thủy vào cửa Thị Nại, năm 1376 vua Trần Duệ Tông cử 12 vạn quân đánh vào kinh thàng Ðồ Bàn. Chế Bồng Nga làm cừ sắt ngoài thành, vua nhà Trần hi sinh và làm tan rã cả quân thủy bộ.

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đánh phá Chiêm Thành tới núi Thạch Bi, sau đó chia vùng này thành 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn của phủ Hoài Nhơn thuộc thừa tuyên Quảng Nam. Đến năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn thuộc dinh trấn Quảng Nam. Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần, đã đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay là xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn).

Năm 1802, sau khi lên ngôi vua ở Huế, Nguyễn Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu Thủ, Cai Bộ, Ký Lục. Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định. Năm 1814, vua Gia Long cho xây dựng lại thành Bình Định mới, ngày nay ở thị trấn Bình Định, nằm về phía đông nam và cách thành cũ khoảng 5km ở phía gần sông Côn. Sau khi xây xong cho chuyển toàn bộ nhà cửa về thành mới này. Năm 1825 đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủ Hoài Nhơn. Năm 1832 tách huyện Tuy Viễn thành hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước, tách huyện Phù Ly thành hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đồng thời Bình Định và Phú Yên thành liên tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này. Năm 1888 đặt huyện Bình Khê. Vào năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ởTrung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai - Kon Tum còn thuộc về Bình Định.

Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Đến năm 1899, Phú Yên tách ra khỏi Bình Phú. Ngày 4 tháng 7 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương Jean Beau ra nghị định thành lập tỉnh tự trị Pleikou Derr, tỉnh lỵ đặt tại làng Pleikan Derr của dân tộc Gia Lai. Địa bàn tỉnh Pleikou Derr bao gồm các vùng cư trú của đồng bào thiểu số Xơ đăng, Bana, Gialai tách từ tỉnh Bình Định ra. Ngày 25 tháng 4 năm 1907 xoá bỏ tỉnh Pleikou Derr. Toàn bộ đất đai của tỉnh này chia làm hai phần: một là Đại lý Kontum cho sát nhập trở lại tỉnh Bình Định và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định; một gọi là Đại lý Cheo Reo, cho sát nhập vào tỉnh Phú Yên và đặt dưới sự cai trị của Công sứ Phú Yên. Năm 1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú và thành lập tỉnh Kontum làm tỉnh riêng; địa bàn tỉnh Kontum bao gồm Đại lý Kontum tách từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắc Lắc. Ngày 28 tháng 3 năm 1917 cắt tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc cao nguyên An Khê, tỉnh Bình Định, sát nhập vào tỉnh Kontum. Năm 1921, thực dân Pháp cắt tỉnh Phú Yên ra khỏi tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm1945. Thời Việt Nam Cộng hòa đổi các huyện thành quận, tỉnh Bình Định có 11 quận, 1 thị xã, trong đó có 4 quận miền núi.

Năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Năm 1981, chia huyện Hoài Ân thành 2 huyện: Hoài Ân và An Lão; chia huyện Phước Vân thành 2 huyện: Tuy Phước và Vân Canh; chia huyện Tây Sơn thành 2 huyện: Tây Sơn và Vĩnh Thạnh77. Năm 1986, chuyển thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn78. Năm 1989, Bình Định tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình để tái lập lại tỉnh và kéo dài như vậy cho đến nay.  Khi tách ra, tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính gồm: thành phố Quy Nhơn (tỉnh lị) và 10 huyện: An Lão, An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Năm 2011, chuyển huyện An Nhơn thành thị xã An Nhơn. Năm 2014, chuyển huyện Hoài Nhơn thành thị xã Hoài Nhơn.



  1. Bình Định trong tiến trình du nhập chữ quốc ngữ:

Trong lịch sử từ sau khi trở thành vùng đất của Đại Việt thì Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Quy Ninh hay còn gọi là Pulucambi, là địa danh qua các thời kỳ của tỉnh Bình Định ngày nay - vùng đất có nhiều gắn bó với việc ra đời và phát triển chữ Quốc ngữ. Điểm độc đáo nhất đã tồn tại là một trong ba cơ sở in chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam - đó là nhà in “Làng Sông” thuộc chủng viện Làng Sông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay.  

Xét về mặt bản chất, sự ra đời của chữ quốc ngữ gắn với quá trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, là giai đoạn thai nghén cho quá trình truyền giáo cũng đồng nghĩa với manh nha cho sự ra đời chữ quốc ngữ. Danh từ “Đàng Trong”, “Đàng Ngoài” có thể bắt đầu có trong thập niên 1620, hoặc trước hoặc ngay sau khi nổ ra xung đột Trịnh Nguyễn. Từ điển của Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 có chứa đựng cả hai từ này79.

Tại Đàng Trong, đặc biệt là Bình Định – nơi đây có những yếu tố thuận lợi về địa lý và trở thành địa điểm hội tụ, tập trung của các giáo sĩ, cơ sở truyền giáo phương Tây để phục vụ cho mục đích truyền giáo. Lịch sử hình thành chữ quốc ngữ tính từ lúc giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ Gia Định báo (嘉定報) là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ) được ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó. Theo các công trình nghiên cứu trước cho thấy, vào năm 1516 đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Turon80, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mã Lai). Còn ở Đàng Ngoài thì muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đã chiếm làm thuộc địa. Theo tài liệu của Lê Thành Khôi về Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế giữa thế kỉ XX có đề cập đến sự kiện ngày 18 tháng 1 năm 1615, hai tu sĩ dòng Tên: Buzomi (Ý), Carvalho (Bồ Đào Nha) tới Đà Nẵng81. Tuy nhiên, theo nguồn tư liệu của Đỗ Quang Chính trong cuốn Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, thì cho rằng có ba nhà truyền đạo thuộc Dòng Tên: Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và thầy Antonio Dias (Bồ Đào Nha), từ Áo Môn đến Cửa Hàn (Đàng Trong)82. Tiếp đó là cuốn Olga Dror, Keith Weller Taylor (2006) viết về “Views of Seventeenth-century Vietnam: Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin” thì cho rằng có thêm hai giáo sĩ người Nhật cùng đến Hội An83 (năm 1616 Carvalho trở lại Nhật và mất tại đó năm 1624). Tuy nhiên điểm cung của các công trình trên cho rằng các giáo sĩ này đến Hội An với mục đích đầu tiên của họ là giúp đỡ giáo hữu Nhật về mặt tôn giáo và nhóm người nay đã thiết lập tạo Hội An địa điểm truyền giáo xứ Đàng Trong.

Thời gian đầu, địa điểm truyền giáo này, chủ yếu các thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha và người Ý. Sau khi vào Hội An – nơi tập trung đông đúc các cơ sở buôn bán của thương nhân người Nhật và Hoa, họ muốn tìm thêm một số địa phương để phục vụ cho việc truyền giáo. Trên thực tế, từ xa xưa từ Đà Nẵng muốn vào Bình Định có hai con đường: một là theo đường biển, hai là theo đường biển để vào. Theo các nguồn sử liệu, trước đây vùng đất này đã tồn tại một thương cảng Thị Nại – nổi tiếng của vương quốc Champa. Đến thời kì các chúa Nguyễn, nó được đặt tên lại thành thương cảng Nước Mặn – nơi tập trung đông dân cư và nơi buôn bán của các thương nhân ở trong và ngoài nước, do đó cần phải xây dựng các cơ sở hoạt động để truyền giáo. Từ Viện đại học Phaolô ở Macao, các giáo sĩ Borri và Marques được tiếp tục cử đi xuống Đàng Trong theo đường biển để hỗ trợ cho các giáo sĩ đã đến trước đó.

Nếu đề cập đến các giáo sĩ đã đến Pulucambi để truyền giáo thì rất có nhiều, tuy nhiên gắn bó với vùng đất này thì chỉ có vài giáo sĩ được đề cập đến. Vào tháng 7 năm 1618, các linh mục Dòng Tên như: Francesco Buzomi, Francisco de Pina (Bồ Đào Nha), Cristoforo Borri  (Ý) và tu huynh António Dias (Bồ Đào Nha), (Marques thì ở lại Hội An để tiếp tục công việc giảng đạo) theo đường biển, đã lập ra cơ sở truyền giáo thứ hai ở Nước Mặn84 theo lời mời của Cống quận công Trần Đức Hòa85 (người huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định), Khám lý phủ Hoài Nhơn. Như vậy, Cristoforo Borri tới đây vào được 4 năm (1618 đến 1622), cùng với là tác giả của bản tường thuật được in đầu tiên về nước này. Ông ca ngợi sự giàu có của đất nước này và những đức tính của người dân ở đây, theo ông “vượt trội hơn người Trung Quốc về tinh thần và lòng dũng cảm”, bản tính dễ mến và lòng hiếu khách của họ.

Khi nói về mối quan hệ giữa Francisco de Pina và Cristoforo Borri, thì theo tài liệu nghiên cứu cho thấy năm 1605 tại Macao hai người đã gặp và quen biết nhau. Francisco de Pina được xem là nhân vật đến Đàng trong từ năm 1617 và ông là người đã có sáng tạo ra một ngôn ngữ bằng chữ latinh để giao tiếp với người dân bản địa, chính Alexandre de Rhodes và cả Borri là người được Pina dạy học tiếng Việt. Đến năm 1620 các nhà truyền giáo đã soạn được sách giáo lý bằng tiếng nói Đàng Trong. Francisco de Pina được xem là người nói thạo được tiếng Việt và đã phiên âm những sách đó ra chữ quốc ngữ và các thầy giảng khác phiên âm ra chữ Nôm. Andrew of Phú Yên86 (1624-1644) được nhắc đến trong tài liệu của các nhà truyền giáo như là người thông dịch cho cha Marques ở Dinh Chiêm Quảng Nam sau khi được Alexandre de Rhodes làm lễ xưng tội tại quê nhà. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, năm 1622 Francisco de Pina đã soạn được một tập nhỏ ghi âm tiếng nói Việt Nam bằng mẫu tự La tinh với các dấu để phân biệt thanh âm.

Như chúng ta đã biết, Alexandre de Rhodes không phải là người châu Âu học tiếng Việt, cũng không phải là người đầu tiên, sáng tác chữ quốc ngữ, cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, trong giai đoạn sơ khai chữ quốc ngữ, Alexandre de Rhodes chỉ góp phần biên soạn sưu tập sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên. Vì trước đó, đã có nhiều thừa sai đã nghiên cứu và viết bằng bản viết tay trong việc định hình chữ quốc ngữ như: João Roiz; Gaspar Luis, Critoforo Borri, Antonio de Fontes, Francesco Buzomi. Trên những nền tảng của những công trình có trước, Alexandre de Rhodes đã chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đến năm 1651 thì ông đã cho xuất bản 2 cuốn sách: Dictionarium Cathechismus tại Roma.

Địa danh Pulucambi (Bình Định) đã được đề cập ở các công trình nước ngoài khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII. Chính nơi đây, giáo sĩ Francisco de Pina và Francesco Buzomi là những người có những gắn bó sâu sắc với vùng đất này, từ lúc Pina đến đây cũng như sáng tạo ra một ngôn ngữ mới để giao tiếp với người dân bản địa theo mẫu chữ latinh là những tiền đề quan trọng để phát triển chữ quốc ngữ sau này. Nhờ có được thành tựu đó, mà Bình Định tiếp tục phát triển và trong lịch sử đã chứng minh là cho sự ra đời cơ sở in ấn – một trong ba cơ sở in ấn ở Việt Nam. Xét về những yếu tố đã tạo nên nhân tố cho Bình Định một nét văn hóa truyền thống về nơi thai nghén về chữ quốc ngữ, do dó tác giả đã đưa ra một số nhận định sau:



Thứ nhất, thương cảng Nước Mặn đây là nơi đầu tiên mà Công giáo đặt chân đến ở Bình Định. Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621, Cristophoro Borri kể lại chuyện ông được một viên quan trấn thủ Qui Nhơn tiếp đón nồng hậu, cho phép và hỗ trợ tối đa về việc xây dựng nhà thờ để truyền đạo. Quá trình truyền giáo đến Bình Định tuy không sớm nhưng cũng không muộn. Dấu ấn mà nó để lại trên đất này bên cạnh nhưng vấn đề như tôn giáo, triết học, khoa học, kỹ thuật, điều dễ thấy nhất là những công tình mang đậm dấu ấn kiến trúc châu Âu. Từ năm 1622, Pina đã việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự La tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt Nam. Kết quả đó, ông đã đạt được một cách vất vả, với sự trợ giúp của một số học sinh Việt Nam.

Thứ hai, vùng đất này sớm xây dựng được các cơ sở để truyền đạo, nên ta thấy hiện nay tại Bình Định có Giáo phận Qui Nhơn được xem là hoạt động mạnh và có thể được xem một trong 2 giáo phận có lịch sử hoạt động lâu đời. Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Tòa Thánh đã thành lập hai giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong trên phần lãnh thổ tương ứng với 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia ngày nay. Giáo phận Đàng Trong tương ứng vùng đất Đàng Trong và Cao Miên bấy giờ, được giao cho Giám mục hiệu tòa Berytus Lambert de la Motte làm Đại diện Tông tòa, lấy Quy Nhơn làm trung tâm truyền giáo ở Đàng Trong. Giáo phận này tương ứng địa bàn 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, với tòa Giám mục đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tính đến hết năm 2014, Giáo phận Qui Nhơn có diện tích 16.200 km², với 71.615 giáo dân (chiếm khoảng 1.9% dân số), 99 linh mục và 50 giáo xứ.

Thứ ba, với sự phát triển như vậy, chủng viện “Làng sông” được thành lập nhằm phục vụ cho công việc truyền bá. Nhà in “Làng sông” được ra đời và được xem  là một trong ba nơi có cơ sở in sách Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, đó là: Nhà in Tân Định - Sài Gòn - Nhà in của giáo phận Tây Đàng Trong; nhà in Ninh Phú - Tây Đàng Ngoài (Hà Nội); nhà in của giáo phận Đông Đàng Trong được đặt ở Tiểu chủng viện Làng Sông87. Tiểu chủng viện Làng Sông xây dựng vào thập niên 40 ở thế kỷ XIX. Tòa giám mục và Nhà in của địa phận Đông Đàng Trong (từ Quảng Nam đến Bình Thuận và Tây Nguyên) cũng được xây dựng tại chủng viện này. Như vậy có thể tin rằng, sự phát triển của chữ Quốc ngữ có phần đóng góp của các nhà in này rất lớn. Cả ba cơ sở in ấn đó đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển chữ Quốc ngữ và văn học Quốc ngữ hậu bán thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày nay, người ta biết đến Tiểu chủng viện Làng Sông phần lớn là ở góc độ là nơi có công trình kiến trúc đẹp, lâu đời. Nơi đây từng tồn tại một nhà in có nhiều đóng góp cho sự phát triển của chữ Quốc ngữ, có một đoạn rất dài đi cùng kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

  1. Kết luận

Bình Định được xem là một trong những nơi phôi thai của chữ quốc ngữ. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất này đã chứa đựng nhiều yếu tố lịch sự. Có thương cảng Nước Mặn nổi tiếng là nơi mà các giáo sĩ truyền giáo đặt các chủng viện và nay trở trung tâm của giáo phận ở miền Trung và trước đây từng là một trong những nơi mà in chữ quốc ngữ đầu tiên. Do đó, bề dày lịch sử của vùng đất này đã minh chứng cho địa thế, con người nơi đây chịu khó, cần cù. Hiện nay, vai trò của tỉnh Bình Định đã có những đóng góp cho sự phát triển ở các tỉnh Nam Trung Bộ mà còn góp phần vào sự phát triển, thúc đẩy cho sự phát triển của nước nhà.
Tàu liệu tham khảo

  1. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX, Nxb Thế giới, Hà Nội.

  2. Cao Huy Thuần (2014), Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857 - 1914), Nxb Hồng Đức, Hà Nội

  3. Nguyễn Văn Trung (2015), Hồ sơ về lục châu học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

  4. Cristophoro Borri, Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị (dịch) (1988), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

  5. Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Nxb Đuốc Sáng, Sài Gòn.

  6. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (2005), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  7. Olga Dror, Keith Weller Taylor (2006), Views of Seventeenth-century Vietnam: Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin, Southeast Asia Program Publications, Cornell University, New York

  8. Donald F.Lach and Edwin J.Van Kley (1993), Asia in the Making of Europe, Volume III: A Century of Advance. Book 3, University of Chicago Press, Chicago and London.

  9. Jonh Pinkerton (1811), A general collection of the best and most interesting voyages and travels, Printed for Longman, Hurt, Rees, Orme, and Brown, Paternoster-row: and Cadell and Davies, in the Strand, London

  10. Quyết định 41-HĐBT năm 1981 về việc thành lập một số huyện thuộc tỉnh Nghĩa Bình do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  11. Quyết định 81-HĐBT năm 1986 về việc mở rộng và đổi tên thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  12. Phan Quang (2007), Quá trình hình thành chữ Quốc ngữ, đăng báo Người lao động, ngày 4 tháng 3 năm 2007, nguồn: http://nld.com.vn/181894P0C1020/qua-trinh-hinh-thanh-chu-quoc-ngu.htm

  13. Cổng thông tin điện tử của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Định, nguồn truy cập: http://www.binhdinh.gov.vn/inetcloud/portal/main/page/home.ivt


 

Bản đồ vùng đất Qui Nhơn ở thế kỉ XVII



Nguồn: Olga Dror, Keith Weller Taylor (2006), Views of Seventeenth-century Vietnam: Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin, Southeast Asia Program Publications, Cornell University, New York.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:

Họ tên: ThS. NCS Đỗ Cao Phúc

Đơn vị công tác: Khoa Sư phạm Khoa học xã hội

Trường Đại học Sài Gòn

273 An Dương Vương, P.3, Q.5, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 093.7728.969

Email: caophucdo@gmail.com

CẢNG THỊ NƯỚC MẶN VÀ

SỰ HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ
TS.Nguyễn Thị Thanh Hương

Trường Đại học Quy Nhơn

1. Bối cảnh thế kỷ XVI-XVII tạo điều kiện cho sự ra đời của chữ quốc ngữ.

Từ thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, vì thế có nhu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa. Các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan lần lượt vượt đại dương tìm kiếm những vùng đất mới để đáp ứng nhu cầu của mình. Sau những cuộc phát kiến địa lý, họ đã khám phá ra con đường đi vòng quanh thế giới và từ đó thị trường thế giới được mở rộng. Thương nhân buôn bán bằng đường biển đi từ quốc gia này đến quốc gia khác thuộc các châu lục khác nhau đã thúc đẩy giao lưu thương mại phát triển.

Cũng trong thời kỳ này, đạo Thiên Chúa ngày càng phổ cập và giữ vai trò thống trị trong đời sống tâm linh của người Châu Âu. Vào thế kỷ XVI-XVII, khi các nước Châu Âu tìm ra con đường đi vòng quanh thế giới, con đường từ phương Tây sang phương Đông, bắt đầu trao đổi, buôn bán và chinh phục các vùng đất mới thì Thiên Chúa Giáo cũng trở thành một phương tiện thâm nhập hết sức quan trọng của họ. Các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo thuộc nhiều dòng tu khác nhau đã đi theo các thuyền buôn của thương nhân thâm nhập vào hầu hết các nước Châu Á trong đó có cả Đại Việt.

Những nhà truyền giáo đến Đại Việt vào giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII đúng vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia cắt thành 2 đàng : Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ở nước Đại Việt thời kỳ này, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài có điều kiện phát triển mạnh, mở rộng hơn các thế kỷ trước. Bên cạnh những thương nhân láng giềng quen thuộc (Trung Quốc, Xiêm, Gia Va) còn có thêm thương nhân từ Nhật Bản và các thuyền buôn phương Tây: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan… Mặc dù các thuyền buôn của phương Tây chưa nhiều, đều đặn và liên tục nhưng đã đánh dấu thế kỷ Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế.

Chủ trương mở cửa quan hệ buôn bán với bên ngoài của các chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của công thương nghiệp trong nước, mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết và ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa người Việt. Sự khởi sắc của kinh tế hàng hóa trong bối cảnh xã hội Đại Việt thế kỷ XVI – XVII đã làm cho nền kinh tế Đại Việt bớt đi tính chất tự cấp tự túc, nông nghiệp thuần túy và địa phương chủ nghĩa. Công thương nghiệp trong nước phát triển đã dần hình thành một số tụ điểm buôn bán có tính chất địa phương như Vân Đồn, Đông Triều (Quảng Ninh), Phố Hiến (Hưng Yên), Vị Hoàng (Nam Định), Phú Xuân (Thừa Thiên), Thanh Hà (Thừa Thiên), Hội An (Quảng Nam – Đà Nẵng), Nước Mặn (Bình Định), Bến Nghé (Gia Định), Hà Tiên…Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây cũng đã dẫn đến sự chuyển biến về ý thức hệ của nhân dân Đại Việt. Ngoài các tôn giáo cổ truyền: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… thì từ thế kỷ XVII, Thiên Chúa Giáo đã thâm nhập vào Đại Việt thông qua con đường truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây. Các giáo sĩ của Hội truyền giáo Bồ Đào Nha, của dòng Tên ( Jesuites) lần lượt thâm nhập vào Đại Việt để truyền đạo.Trong công cuộc truyền đạo, muốn truyền bá và giảng đạo đòi hỏi các nhà truyền giáo phải hiểu con người, phong tục, tập quán, đặc biệt phải học tiếng Việt.

Khi các nhà truyền giáo phương Tây đến Đại Việt, thì người Việt đã có hai chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán vào nước ta theo con đường giao lưu văn hóa từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Để thực hiện công cuộc đô hộ và đồng hóa dân tộc ta nên nhà Hán đẩy mạnh việc phổ biến chữ Hán. Từ thế kỷ VII- X, chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Do bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc Trung Quốc hơn một ngàn năm nên chữ Hán có ảnh hưởng to lớn đến nền văn hóa nước Việt. Từ thế kỷ X, tuy nước ta giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa Việt Nam. Chữ Nôm là một văn tự xây dựng trên cơ sở chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ đầu sau Công nguyên và rõ nét nhất vào thế kỷ VI.Từ thời Lý (thế kỷ XI) đến thời Trần (thế kỷ XIV) thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh.Đến thế kỷ XVIII-XIX, chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán.

Vậy tại sao khi các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam mặc dù ở Việt Nam đã có sẵn hai chữ viết rồi mà họ không sử dụng ? Vì sao họ lại chế tác ra một loại chữ mới - chữ quốc ngữ ? Có người cho rằng: cả hai loại chữ Hán và chữ Nôm đều rất khó học nên các nhà truyền giáo phải nghĩ đến việc chế tác ra một loại chữ viết mới.Nhưng nguyên nhân này chưa thuyết phục lắm.Có thể có các lý do khác như: chữ Hán và chữ Nôm chỉ được truyền bá, phát triển trong bộ phận quan lại và tầng lớp trên của xã hội, chỉ có một thiểu số trí thức, nho sĩ mới có khả năng sử dụng thông thạo, chứ cả hai loại chữ này đều không được phổ cập rộng rãi trong nhân dân. Do vậy cách duy nhất để các giáo sĩ truyền đạo cho số đông dân mù chữ là phải trực tiếp diễn giảng mà không thể thông qua bất cứ hình thức văn bản, kinh sách nào. Hoặc mục đích của các nhà truyền giáo không chỉ để giao tiếp được với người dân bản xứ, mà còn muốn thông qua các văn bản, qua phát hành kinh sách để truyền bá giáo lý của họ rộng rãi trong nhân dân. Vì thế, họ thấy cần chế tác ra một loại chữ viết mới và đã dùng mẫu tự Latinh để chế tác loại chữ mới.Đó là nguyên nhân ra đời chữ quốc ngữ, mục đích chính là các nhà truyền giáo học tiếng Việt để truyền đạo. Như vậy, chữ quốc ngữ ra đời là một tất yếu

2. Cảng thị Nước Mặn (Bình Định) - vùng đất “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” gắn với sự hình thành chữ quốc ngữ.

Cảng thị Nước Mặn nằm trong vùng đất Thuận Quảng – vùng đất mà chúa Nguyễn đã đặt nền móng xây dựng cơ nghiệp từ thế kỷ XVI. Đến đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên, vùng đất Thuận Quảng được mở rộng và kéo dài từ đèo Ngang đến đèo Cù Mông ( từ Quảng Bình đến Phú Yên).

Chúa Nguyễn Hoàng khi cai quản vùng Thuận Quảng đã rất quan tâm đến vùng đất Quảng Nam, ông cho rằng nơi đó “Đất tốt, dân đông, sản vật giàu có” [1]. Năm 1602, Nguyễn Hoàng giao cho con là chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ dinh Quảng Nam. Trong thời gian trấn thủ ở Quảng Nam, chúa Nguyễn Phúc Nguyên kế thừa di sản chính trị của cha và đề ra những chính sách cải cách mạnh mẽ, sáng suốt nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội ở vùng Thuận Quảng. Một trong những cải cách đó là chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở, sẵn sàng tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Vì thế hoạt động buôn bán ở vùng đất Thuận Quảng sôi nổi hẳn lên.Các thương cảng Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên), Nước Mặn (Bình Định)… ngày càng sầm uất.

Vào thế kỷ XVII, Bình Định dần trở thành một trung tâm giao dịch, một mạng lưới vận chuyển nối liền Thuận Quảng, khu trung tâm của Đàng Trong với đồng bằng Cửu Long. Bình Định có vị trí thuận lợi: là ngã ba của đường về phía Tây, rồi đường ra Bắc đến Thuận Quảng và đường vào Nam đến đồng bằng Cửu Long. Cảng thị Nước Mặn - đã từng là trung tâm buôn bán xuất nhập khẩu không chỉ cho Phủ Quy Nhơn mà còn cho cả vùng Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ ngày nay.

Thuở phồn vinh của Cảng thị Nước Mặn là từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Cảng thị Nước Mặn ngày xưa bao gồm các thôn An Hòa, thôn Lương Giang, xã Phước Quang và thôn Kim Xuyên thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước ngày nay. Trong thời kỳ này, Nước Mặn nổi lên như một thương cảng quan trọng ở Đàng Trong. Những tường thuật về Đàng Trong của các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam vào thế kỷ XVII, XVIII đều đánh giá Nước Mặn như một trong những cảng thị quan trọng và phồn thịnh của Đàng Trong thủơ ấy. Tháng 7/1618, khi Crisptophoro Borri – một giáo sĩ phương Tây đến Nước Mặn, ông đã cho rằng Nước Mặn là một thành phố đàng hoàng “Chúng tôi leo lên lưng voi và lên đường với một đoàn tùy tùng lớn đi thành phố Nước Mặn”. Ông cũng nói đến quy mô của Cảng thị Nước Mặn “thành phố trải dài 5 dặm và rộng 0,5 dặm” [2]. Vào thế kỷ XVIII, khi Poivre đến vùng đất Đàng Trong, ông cũng đã đánh giá rất cao về thương cảng Nước Mặn. Trong tập hồi ký của mình, Poivre viết: “Tại tỉnh Quy Nhơn có một thương cảng khác gọi là Nước Mặn là một cảng tốt, an toàn, được thương nhân lui tới nhiều” [3].Thời Chămpa, Nước Mặn chỉ là vệ tinh của Thị Nại. Trong bối cảnh giao thương Đông-Tây diễn ra sôi nổi bấy giờ, Nước Mặn được xây dựng theo chủ trương của chúa Nguyễn, cho nên từ một tiểu cảng thị phụ cận, người Việt đã xây dựng Nước Mặn thành một cảng thị lớn ở vùng Bình Định, Phú Yên. Vào thời kỳ hưng thịnh, Nước Mặn có phố phường đông đúc, ngoài người Việt, người Hoa còn có nhiều thương gia nước ngoài tới buôn bán.

Theo các tài liệu lưu trữ của dòng Tên, từ năm 1615 đến năm 1618 đã có nhiều nhà truyền giáo đến Đàng Trong và đến Nước Mặn. Có thể nói Nước Mặn là vùng đất ngoài yếu tố “Thiên thời, địa lợi” còn có yếu tố “ nhân hòa” cho sự ra đời của chữ quốc ngữ. Người Nước Mặn (Bình Định) vừa có những phẩm chất quý của người Việt Nam cần cù, nhân ái, kiên cường, vừa có sắc thái riêng. Đó là tính khẳng khái, hào hiệp, xả thân vì nghĩa lớn. Mặc dù người Nước Mặn là dân của một thương cảng lớn, đô thị nhưng họ vẫn giữ được bản tính chân thành, thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong khó khăn, trọng nghĩa tình trong đối nhân xử thế, quý trọng khách, biết mở rộng giao lưu, tiếp nhận cái mới…. Đó chính là vùng đất “nhân hòa”, điều kiện thuận lợi cho sự hình thành chữ quốc ngữ, trong đó tiêu biểu là Quan Khám lý Trần Đức Hòa, tri phủ Hoài Nhơn.

Năm 1617, chúa Nguyễn ra lệnh trục xuất các giáo sĩ ở cư sở Hội An, họ buộc phải quay về Áo Môn. Nhưng vì tàu gặp gió ngược, giáo sĩ Francesco Buzomi không đi được phải quay vào nương náu ở bãi biển, và lại lâm bệnh. Cũng vào năm 1617, Francesco de Pina vừa từ Bồ Đào Nha đến Hội An lần đầu, phải liều lẩn trốn ở nhà các Nhật Kiều tại Hội An. Nhân lúc quan Khám lý phủ Hoài Nhơn - Trần Đức Hòa ra kinh đô Đàng Trong đã gặp giáo sĩ Buzomi bị nạn và trên đường trở về Quy Nhơn, ông đã rước các giáo sĩ Francesco Buzomi, Francesco de Pina, Cristophoro Borri đưa vào Quy Nhơn.



Vài nét về Trần Đức Hòa : Trần Đức Hòa người xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn ( nay là thôn Hy Văn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Ông là bề tôi trung tín của Chúa Nguyễn Hoàng (1600-1613) và Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635). Các Chúa Nguyễn rất hài lòng về tầm nhìn, tài năng, đức độ của quan Khám lý Phủ Hoài Nhơn (tương đương chức quan đầu tỉnh Bình Định sau này) và Chúa rất yên tâm khi giao trọng trách cai quản Phủ Hoài Nhơn cho ông.Với tài năng của mình, ông không những biết vỗ yên dân chúng, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm hậu phương về phía Nam mà còn tham mưu cùng chúa Nguyễn Phúc Nguyên mưu tính đại sự cho nghiệp vương bá. Vì vậy, sử nhà Nguyễn đã hết lời ca ngợi ông “Trong thì vỗ yên dân chúng, ngoài thi cung cấp quân lương, phủ chúa rất trông cậy”[4]. Nhà Nguyễn đã phong ông là “Đệ nhất đẳng khai quốc công thần”.

Trong tác phẩm “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong ” của Cristophoro Borri- một trong những nhà truyền giáo được quan Khám lý Trần Đức Hòa rước về Nước Mặn năm 1617 đã dành hẳn hai chương ( 9 và 10) viết về vị quan nhân đức này. Giáo sĩ Borri viết:“ Chúng tôi bỏ Hội An, cha Buzomi, cha Đe Pina và tôi, để đi Quy Nhơn theo quan trấn thủ của tỉnh đó. Suốt cuộc hành trình , ông đối đãi với chúng tôi rất lịch sự và tỏ ra hết sức tử tế.Ông cho chúng tôi ở cùng đoàn, dành riêng cho chúng tôi và người thông dịch một chiếc thuyền…Suốt 12 ngày lênh đênh trên biển bằng đường thủy…cập bến các hải cảng ở cạnh những thành phố đẹp thuộc tỉnh Quảng Ngãi…cứ thế rồi chúng tôi tới tỉnh Quy Nhơn, nhưng còn mất mấy ngày đường trước khi tới dinh quan trấn thủ…sau những cuộc vui và cỗ bàn trong cuộc hành trình, chúng tôi được đón tiếp rất trịnh trọng và đặc biệt…Qua tám ngày, chúng tôi giãi bày mong muốn ở thị trấn để dễ truyền đạo hơn ở tư dinh… ông đã theo điều chúng tôi sở nguyện và truyền cho người ta xây cho chúng tôi một ngôi nhà tiện nghi trong thị trấn Nước Mặn…” [5]. Trần Đức Hòa đã dùng voi đưa các linh mục tới nhà mới, từ đó các linh mục có cơ sở hoạt động và được dân chúng kính nể. Cũng năm đó, Thánh đường được làm sẵn và dựng lên ở phố Nước Mặn trong vòng một ngày trước sự ngỡ ngàng, thán phục của các nhà truyền giáo.Trần Đức Hòa còn lệnh cho người mỗi tháng đem đến món tiền khá lớn cho các linh mục và đưa tới thịt, cá, thóc gạo đảm bảo cho cuộc sống của họ khi còn ở Nước Mặn.

Qua đó cho thấy quan Khám lý Phủ Hoài Nhơn - Trần Đức Hòa là một người hào hiệp. Ông đã giúp đỡ, cưu mang, bảo hộ và che chở các nhà truyền giáo với nhiều đặc ân: khi họ gặp nạn đã mời về Quy Nhơn, tiếp đãi lịch sự và tử tế, dựng cho trụ sở và nhà thờ tại Nước Mặn, trợ cấp tiền để sống và hoạt động truyền đạo. Không chỉ giúp đỡ các giáo sĩ về vật chất mà Trần Đức Hòa còn tìm cách để cho các giáo sĩ được tự do hành đạo.Vì vậy, phải thấy rằng các nhà truyền giáo sáng chế ra chữ quốc ngữ tại cơ sở Nước Mặn là nhờ có sự giúp đỡ của dân vùng Nước Mặn, đặc biệt có sự đóng góp mang tính “quyết định” của quan Khám lý Trần Đức Hòa. Vì nếu không có sự cưu mang của ông thì chắc chắn các nhà truyền giáo ngoại quốc này đã bị trục xuất khỏi Đàng Trong vào năm 1617 theo lệnh cấm đạo của Chúa Nguyễn.

Với điều kiện thuận lợi như vậy nên trong thời gian hoạt động truyền giáo ở Nước Mặn, giáo sĩ Crisptohoro Borri đã viết tác phẩm “ Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong ”. Tác phẩm này được viết từ năm 1618-1622 khi ông hoạt động truyền giáo ở Nước Mặn cùng với hai linh mục là F. Buzomi và F.de Pina. Tác phẩm gồm 231 trang khổ 9cm x12cm viết bằng tiếng Ý và được xuất bản vào năm 1631 tại Roma. Đây là tác phẩm đầu tiên của một tác giả Châu Âu viết về Đàng Trong, ca ngợi con người, đất nước Việt Nam và phần nhiều viết về Nước Mặn. Sau đó, tác phẩm này được dịch sang nhiều thứ tiếng như: tiếng Pháp, Latinh, Anh, Hà Lan, Đức và được in nhiều lần trên thế giới vào những năm 1631-1633. Trong tác phẩm này đã có sử dụng một số chữ quốc ngữ thời kỳ phôi thai. Chữ quốc ngữ thời kỳ phôi thai còn rất “thô sơ”, thường là những từ riêng lẻ và chỉ các vật dụng thông thường, tên người, tên đất. Một số chữ quốc ngữ mà C. Borri sử dụng trong bản Tường trình như: Nuocman ( Nước Mặn) ; Chiuua(Chúa) ; Chiampa ( Champa) ; doij ( đói ); chià (trà) ; Quignin (Qui Nhơn) ; Quamguya/ Quanghia (Quảng Nghĩa); sayc chiu ( sách chữ ) ; sayc kim ( sách kinh); omgne ( Ông nghè)… Ngoài những từ riêng lẻ, Borri đã viết thành câu, và có 2 câu như sau: Con gnoo muon bau tlom laom Hoalaom chiam?”( Con nhỏ muốn vào trong long Hoa Lang chăng ?) và Muon bau dau christiam chiam ?( Muốn vào đạo christiam chăng?). Đây là những câu chữ tiếng Việt đầu tiên của các nhà truyền giáo trong quá trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Như vậy, với tác phẩm “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong ” cho chúng ta biết đã có một khởi đầu hình thành chữ quốc ngữ ở cơ sở truyền giáo Nước Mặn.

Như vậy, với những luận chứng trên, Cảng thị Nước Mặn (Bình Định) chính là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho sự phôi thai sáng tạo chữ quốc ngữ.

Nhiều nghiên cứu cho rằng cơ sở Nước Mặn của các thừa sai dòng Tên chẳng những là một trung tâm truyền giáo mà còn là nơi các thừa sai dòng Tên nghiên cứu và sáng chế chữ quốc ngữ trong giai đoạn thô sơ nhất. Trong đó có cha Crisptohoro Borri đã đến Nước Mặn từ năm 1618 và đến khi ra khỏi Đàng Trong là vào năm 1622. Ngoài ra cơ sở Nước Mặn còn là “ trường quốc ngữ” đầu tiên cho các thừa sai đến sau như linh mục Emmanuel Borges (năm 1622) và các linh mục Gaspar Luis, Giolamo Majerica ( năm 1624).

Theo tài liệu “Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659)” [6], từ đầu thế kỷ XVII, các giáo sĩ dòng Tên của công giáo từ phương Tây đến nước ta truyền đạo đã nghĩ đến việc dùng mẫu tự latinh ký âm tiếng Việt để tiện cho đôi bên học hỏi ngôn ngữ của nhau, thuận lợi cho sự vụ truyền đạo của mình. Từ 1620 – 1626, nền móng “ngôi nhà” quốc ngữ đã đặt được những viên đá tảng cơ bản, bởi các giáo sĩ dòng Tên chỉ mới đặt chân đến đất Quảng Nam (xứ Đàng Trong) vào năm 1615, trải qua nhiều lao đao trong việc lập cư sở truyền đạo, từ cư sở Hội An năm 1615, rồi đến các cư sở Nước Mặn (Bình Định) vào năm 1618 và cư sở Thanh Chiêm (1623), với nỗ lực học tiếng Việt bền bỉ, các giáo sĩ ở đây đã từng bước latinh hóa được một số từ tiếng Việt về tên đất, tên người cùng những danh từ bản xứ với chiều hướng ngày càng tiến bộ.

Có thể nói ba nơi chủ yếu của các vị thừa sai dòng Tên ở và hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong là Hội An, Thanh Chiêm (Quảng Nam) và Nước Mặn (Bình Định). Trong đó, Nước Mặn là nơi đóng bản doanh của giáo đoàn các tu sĩ dòng Tên. Tại Nước Mặn, Cha bề trên Buzomi và các linh mục F.de Pina, C.Borri đã sinh sống, hoạt động truyền giáo và sáng chế chữ quốc ngữ. Linh mục Francisco de Pina sang Việt Nam năm 1617 nhưng vào đúng thời điểm các giáo sĩ bị trục xuất, ông phải ở cùng các giáo dân Nhật ở Hội An, khó có điều kiện tiếp xúc với người Việt và học tiếng Việt. Chỉ đến khi quan Khám lý Trần Đức Hòa đưa ông cùng linh mục F.Buzomi, C. Borri về ở tại Nước Mặn thì ông mới có điều kiện học tiếng Việt. Như vậy, có thể nhận định: các giáo sĩ dòng Tên đi tiên phong trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ thời gian đầu sinh sống, hoạt động truyền giáo và học tập, nghiên cứu phiên âm chữ quốc ngữ đều ở Nước Mặn. Do đó có thể coi Nước Mặn là nơi phôi thai, điểm khởi đầu của chữ quốc ngữ.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương