Iii. SỰ ĐÓng góp của giáo sĩ francesco buzomi (1615-1622)



tải về 30.58 Kb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2022
Kích30.58 Kb.
#51602
  1   2   3   4   5   6   7   8
Tài Liệu khảo cứu về Lịch Sử GP Đà Nẵng


III. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO SĨ FRANCESCO BUZOMI (1615-1622)

Điều hướng trang này:



  • IV. QUỐC THƯ CỦA CHÚA TRỊNH TRÁNG (1627)

  • V. TÂM THƯ CỦA GIÁO HỮU ĐÀNG NGOÀI (1630)

  • VI. DI NGÔN CỦA THẦY GIẢNG ANRÊ PHÚ YÊN (1644)

  • VII. CÔNG THỨC RỬA TỘI (1645)

  • VIII. THƯ CỦA BENTO THIỆN VÀ IGESSIO VĂN TÍN GỞI CHO GIÁO SĨ FILIPPO DE MARINI (1659).


III. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO SĨ FRANCESCO BUZOMI (1615-1622)

Sự hình thành của ngôn ngữ Công giáo bước sang một giai đoạn mới với sự đóng góp của giáo sĩ Dòng Tên Francesco Buzomi, Bề Trên phái đoàn truyền giáo Đàng Trong.

Như đã nói ở đoạn trên, tấn hài kịch chế giễu người theo đạo Công giáo diễn ra năm 1615, lúc giáo sĩ Buzomi mới đặt chân đến Đàng Trong. Giáo sĩ nhận thấy câu hỏi của người thông ngôn lập lại trong hài kịch là ngớ ngẩn sai lầm nên đã thay đổi thành một câu có ý nghĩa hơn: Muon bau dau Christiam chiam? (phiên diễn theo chính tả ngày nay là: Muốn vào đạo Christiam chăng?)[9].

Trong bút tích của giáo sĩ Francesco Buzomi, chắc có những di tích ngôn ngữ Công giáo do giáo sĩ hiệu chính hay sáng chế. Theo sự khảo cứu của linh mục Nguyễn Khắc Xuyên[10], trong một văn kiện đề ngày 20-5-1622 tại Nước Mặn (Qui Nhơn) hiện lưu trữ trong Viện Bảo Tàng Dòng Tên ở Rôma dưới ký hiệu ARSI Jap. Sin. 68a ff 1-4 và 6-10, danh sách từ Hán Việt Thiên chủ đã được phiên âm là Thienchu viết liền nhau, không có dấu mũ (^) và dấu hỏi ( ).

Qua hai văn liệu ngắn ngủi trên đây, chúng ta có thể phỏng đoán mà không sai lầm bao nhiêu là giáo sĩ Buzomi đang do dự giữa hai phương thế làm giàu ngôn ngữ Công giáo Việt Nam.

Phương thế thứ nhất là phiên âm hay dùng chính danh từ Âu Châu ghép vào tiếng Việt như trường hợp đạo Christiam. Kết quả là chúng ta có những từ ngữ lai Việt lai Âu, không thích hợp với thanh vận và nhạc điệu cố hữu của tiếng Việt.

Phương thế thứ hai là nhập tịch những danh từ gốc Hán, tạo nên những danh từ Hán Việt như trường hợp Thiên chủ. Kết quả là chúng ta có những từ ngữ cấu tạo theo lề lối tự nhiên của Việt ngữ, không làm cho những người thấm nhuần nho học phải bỡ ngỡ mất công tìm hiểu như trường hợp những danh từ nguyên lai ở các ngôn ngữ Tây phương.


tải về 30.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương