Iii. SỰ ĐÓng góp của giáo sĩ francesco buzomi (1615-1622)


VIII. THƯ CỦA BENTO THIỆN VÀ IGESSIO VĂN TÍN GỞI CHO GIÁO SĨ FILIPPO DE MARINI (1659)



tải về 30.58 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2022
Kích30.58 Kb.
#51602
1   2   3   4   5   6   7   8
Tài Liệu khảo cứu về Lịch Sử GP Đà Nẵng

VIII. THƯ CỦA BENTO THIỆN VÀ IGESSIO VĂN TÍN GỞI CHO GIÁO SĨ FILIPPO DE MARINI (1659).

Filippo de Marini là một giáo sĩ Dòng Tên đến Đàng Ngoài năm 1647 và bị trục xuất năm 1658.

Theo Hoàng Xuân Hãn trong bài Một vài văn kiện bằng quốc âm tàng trữ ở Âu Châu[24], Viện bảo tàng Dòng Tên ở Rôma còn giữ một bức thơ của Bentô Thiện gởi cho giáo sĩ Filippo de Marini đề năm 1659 và một bức thư của Igessio Văn Tín gởi cho giáo sĩ Filippo de Marini, cuối thư đề (mồng 2 tháng 9 Đức Chúa Trời ra đời 1659” (nguyên văn là: mùng hay thánh chính D.C.J. ra đờy một nghìn sáu mươi nam muoy chính)[25].

Ngoài ra còn có một bài dài kể sử ký địa dư phong tục nước ta mà Hoàng Xuân Hãn cho là “Bentô Thiện làm và gửi cho Filippo de Marini năm 1659 để giáo sĩ này viết sách Historia et relatione del Tunchino năm 1665”.

Đoạn chót của bức thư của Bentô Thiện như sau:

“Ơn đức Chúa Blờy blả caõ cho thầ đờy đờy. Bấ nhieu mlờy tôy chép tháng mươy Igrega mà thư nầ thì ngà Lễ Bà Thánh Davia cũ õn Thánh Miganto tử vì đạo, tôy lại ơn thầ là cha vì thương đến con cũ tôy xin cha chớ quên làm chi.

Từ Đức Chúa Jesu ra đờy cho đến rà một nghìn sáu trăm năm mươy chín năm.

Bento Thiên tôy tá nhà Thầ.”

Trong bức thư của Igessio Văn Tín, với bút pháp cũng giống như của Bentô Thiện, chúng ta gặp từ ngữ sau: thà cả, (thầy cả) bổn đạii (bổn đạo) D.C. Blờy blả co~n cho Thà dờy nà và đờy sau (Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời này và đời sau).

Khuynh hướng trở về với ngôn ngữ Việt Nam thuần túy đã được thắng thế với từ ngữ Đức Chúa Trời thay thế cho Thiên Chủ (năm 1622) Thiên Địa Chân Chúa (năm 1627), Đức Chúa Giêsu ra đời thay thế cho Thiên Chúa giáng sinh (năm 1630).

Lối phô diễn giản dị nhưng thâm thúy mà chúng ta thấy thể hiện trong từ ngữ giữ nghĩa cùng Chúa Giêsu của thầy giảng Anrê là đặc tính bút pháp của Bentô Thiện với từ ngữ tử vì đạo, của Igessio Văn Tín với đoạn: Đức Chúa Trời trả công cho Thày từ đời này và đời sau.

Danh từ bổn đạo xuất hiện năm 1630 đã được thói quen công nhận. Cách xưng hô với linh mục thấm nhuần tình phụ tử, gọi linh mục là Thầy cả, là cha, tự xưng là con. Để tỏ ý khiêm nhường vâng phục, có lúc xưng là tôi tớ nhà Thầy.

Đến giai đoạn này, chúng ta nhận thấy ngôn ngữ Công giáo Việt Nam sống động với tâm tư của giáo hữu nhiệt thành với hình thức thuần túy dân tộc, giản dị chất phác mà vẫn tao nhã đoan trang.

Từ cuốn Đỗ tộc gia phả đến bức thư của Bento Thiện và Igessio Văn Tín, chúng ta vừa nhìn lại tiến trình của ngôn ngữ Công giáo Việt Nam trong khoảng gần 150 năm.

Trước khi các cha Dòng Tên đến truyền giáo, nghĩa là từ năm 1615 trở về trước, chúng ta gặp những từ ngữ, những kiểu nói chưa đủ khả năng diễn đạt thực chất Công giáo. Ngôn từ lúc bấy giờ chưa đi kịp nội dung muốn phô diễn.

Nỗ lực truyền giáo của các Cha Dòng Tên trong tiền bán thế kỷ XVII đã phát động một cuộc tiến hóa vượt bực trong ngôn ngữ Công giáo Việt Nam. Thừa hưởng kinh nghiệm ngôn ngữ Công giáo Trung Hoa, cảm thông sâu sắc với tinh thần Việt ngữ, các thừa sai với căn bản thần học vững vàng và đức tin sống động, đã cùng nhau góp cơng chuyển dịch, sáng chế danh từ, thí nghiệm trau dồi lối phô diễn. Kết quả là có một số danh từ bị đào thải, nhiều danh từ được công nhận. Lối dụng ngữ lai Việt lai Âu hay hoàn toàn chịu ảnh hưởng Hán văn chỉ là biện pháp tạm thời đáp ứng nhu cầu cấp bách[26]. Trong nỗ lực xây dựng ngôn ngữ Công giáo Việt Nam, chúng ta nhận thấy khuynh hướng phát huy công giáo tính và dân tộc tính dần dà thắng thế.

Đó là đường hướng tiến triển mà chúng ta nhận thấy trong những văn liệu giới thiệu trên đây và nhất là trong các tác phẩm chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes.





tải về 30.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương