Iii. SỰ ĐÓng góp của giáo sĩ francesco buzomi (1615-1622)


VII. CÔNG THỨC RỬA TỘI (1645)



tải về 30.58 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2022
Kích30.58 Kb.
#51602
1   2   3   4   5   6   7   8
Tài Liệu khảo cứu về Lịch Sử GP Đà Nẵng

VII. CÔNG THỨC RỬA TỘI (1645)

Năm 1645, theo đề nghị của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, 35 giáo sĩ Dòng Tên truyền giáo tại Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản, nhóm họp dưới quyền chủ tọa của giáo sĩ Cabrol để thảo luận và quyết nghị về công thức rửa tội bằng Việt ngữ.

Theo linh mục Nguyễn Khắc Xuyên, biên bản hội nghị này còn lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Dòng Tên ở Rôma dưới ký hiệu ARSI Jap. Sin 80ff 35-39[20].

Linh mục Thanh Lãng khám phá rằng đó là bản tường trình của giáo sĩ Marini viết năm 1654 gởi cho P.Assislente de Portugal để thuật lại hội nghị năm 1645 “dưới hình thức một biênbản, trang thứ nhất có thể coi là tiểu dẫn (viết năm 1654) để giới thiệu biên bản đã làm năm 1645”[21].

Dù viết năm 1645 hay sau lại năm 1654, văn kiện về công thức rửa tội cũng là một chứng tích về danh từ công giáo năm 1645.

Theo La ngữ, công thức rửa tội là: Ego te baptizo in nomine Patris, et Fillii, et Spiritus sancti. Công thức này không bắt buộc phải đọc bằng La ngữ nên các thừa sai công giáo đã dịch ra tiếng địa phương để dễ hiểu. Nhưng dịch thuật không phải là dễ dàng vì cần phải đạt ý La ngữ và thích ứng với tinh thần và cú pháp tiếng địa phương.

Ở Trung Hoa, việc sử dụng công thức rửa tội trải qua ba giai đoạn: trước là dùng La ngữ, sau là ghép chữ Hán và chữ Bồ: Ngã tẩy nhữ nhân Patêlê, cập Feilio, cập Spiritu santo danh giả, sau cùng là dùng toàn chữ Hán: “Ngã tẩy nhữ nhân Phụ, cập Tử, cập Thánh Thần chi danh”[22].

Ở Việt Nam, công thức được công nhận trong thời kỳ này chỉ còn hai tiếng ngoại lai: (spirito santo): “Tao rửa mầ nhễn Danh Cha và con và Spirito santo”(phiên diễn theo chính tả ngày nay là: Tao rửa mày nhân danh cha và con và Spirito Santo).

Cuộc thảo luận rất sôi nổi về từ ngữ nhân danh và các quan điểm được phát biểu là tài liệu giúp chúng ta hiểu biết về tình hình ngôn ngữ Công giáo lúc bấy giờ.

Đạo Công giáo tin rằng chỉ có một Thiên Chúa nhưng một Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều quan hệ là phải nói thế nào để hiểu rõ là một Thiên Chúa ba ngôi vị, chứ không phải là ba Thiên Chúa.

Những ý kiến đối lập được nêu ra trong cuộc thảo luận liên hệ đến từ ngữ nhân danh.

Có người muốn dùng tiếng Việt thuần túy thay vì tiếng Hán Việt và công thức là: Tau lấy tên Cha và con và Spirito Santo rửa mầy.

Phải chủ trương dùng nhân danh viện lý rằng nhân danh đã gọn và đẹp hơn tau lấy tên lại đã được công nhận ở Trung Hoa nên có thể dùng ở Việt Nam.

Nhưng người ta hồ nghi về số ít hay số nhiều của chữ danh nên có nhiều giải pháp đã nêu ra.

Giải pháp của những người hồ nghi do dự là dùng tiếng La tinh với công thức: In nomine Cha và Con và Spirito Santo hay dùng tiếng Bồ Đào Nha với công thức: In nome Cha và Con và Spirito Santo. Công thức Bồ Đào Nha đã bị chế giễu vì In nome đã bị nhại là in u mê với ý nghĩa u mê trong tiếng Việt.

Giải pháp của những người muốn dịch in nomine ra tiếng Việt cũng khác biệt nhau từ quan điểm của họ về số ít hay số nhiều của chữ danh.

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes thuộc nhóm thiểu số không công nhận từ ngữ nhân danh và chủ trương dùng nhân nhất danh vì sợ rằng danh có nghĩa là nhiều danh, nhiều tên. Trong tự điển Việt Bồ La, giáo sĩ cũng hồ nghi như thế: “Nhin danh Cha (Nhân danh Cha): In nomine Patris est dubium an habeat eum sensum nghĩa là Nhân danh Cha: hồ nghi không biết có phải nghĩa ấy không”.

Một số giáo dân không đồng quan điểm với giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Cha Thanh Lãng có phát giác biên bản ba trang chữ Nôm, bên cạnh chữ Nôm có ghi chú chữ Quốc ngữ và chữ La tinh, nguyên văn phiên diễn như sau:

“Nhin danh Cha và Con và Phirito Santo i nà Annam các bỏn đạo thì tin rằng ra ba danh bí bàng muon í làm một thi phảy nóy nhin nhit danh Cha ecc... tôy là Giu aõ câ (?) Trâm (?) cũ nghi bậ tôy là An re Sen (?) cũ nghi bậ tôy là Ben tô uãn Trien cũ nghi bậ tôi là Phero uãn nhit cũ nghe bậ tôi là An jo uãn Tãu (?) Cũ nghi bạ tôy là Tho me cũ nghi bậ tôy là Si le cũ nghi bậy tôy là Lu i si cũ nghi bậ tôy là Phi-lip cũ nghi bậ toi là Đa Minh cũ nghi bậ tôy là an ton cũ nghi bậ tôy là Giu ão cũ nghi bậ”[23].

Có người đồng quan điểm với giáo sĩ Alexandre de Rhodes nhưng lại dịch nhân nhất danh ra tiếng Việt thuần túy thành ra có công thức: Tao lấy một tên Cha và Con và Spirito Santo rửa mầy.

Cuối cùng chủ trương danh là số ít được nhiều người ủng hộ. Theo Gaspar d’Amaral, tác giả cuốn tự điển Việt Bồ (thất lạc) và Antonio Barbosa, tác giả cuốn tự điển Bồ Việt (thất lạc), không cần thêm chữ nhất hay chữ một để chỉ số ít. Có nhiều trường hợp không cần dùng dung tù chỉ số mà vẫn hiểu là số ít như cát ma (cất mả), cát xác (cất xác). Chỉ khi nào muốn tỏ số nhiều như blai có ba hồn bảy vía (trai có ba hồn bảy vía) hay Chúa blờy ba ngôy (Chúa Trời Ba Ngôi).

Kết quả cuộc thảo luận là các giáo sĩ đã căn cứ vào văn pháp Việt ngữ và uy tín của Chữ Hán để công nhận công thức: Tao rửa mày nhân danh Cha và Con và Spirito Santo.

Dưới biên bản có ghi danh sách những giáo sĩ ủng hộ, phản đối hay trung lập trong quyết nghị chấp thuận công thức này. Kèm theo còn có ghi chức vụ hoặc khả năng Việt ngữ nữa.

Có 31 giáo sĩ chấp thuận trong đó có Cha Cabrol, chủ tọa hội nghị, cha Semedus, phụ trách Trung Hoa, cha Antonio Barbosa với ghi chú thông thạo tiếng (peritus linguae) cha Gaspar d’Amaral với ghi chú rất thạo tiếng (peritisimus linguae).

Có 2 giáo sĩ bỏ phiếu trắng: cha Carolus de Rocha, môn đệ Việt ngữ của cha Alexandre de Rhodes và cha Ascanius.

Có 2 người giáo sĩ phản đối là Cha Alexandre de Rhodes và cha Metellus Saccamus, môn đệ Việt ngữ của cha Alexandre de Rhodes. Biên bản không ghi khả năng Việt ngữ của cha Alexandre de Rhodes mà chỉ phụ chú là : giáo sư thần học, khi xưa làm Bề Trên Truyền giáo phái đoàn Truyền giáo Đàng Trong.

Qua công thức được hội nghị chấp thuận, chúng ta nhận thấy sự thận trọng của các thừa sai trong công việc chuyển dịch ngôn ngữ thần học Âu Châu sang Việt ngữ. Phần đông các ngài đã nỗ lực học hỏi Việt ngữ đến độ nhận định tinh vi ý nghĩa của các danh từ và văn pháp đặc biệt của ngôn ngữ nước ta. Thái độ thận trọng và nỗ lực học hỏi ấy là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của ngôn ngữ Công giáo Việt Nam.

Chủ đích của các giáo sĩ là tạo nên một công thức được mọi người hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa của bí tích rửa tội và tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Về văn từ, các giáo sĩ không ngại dùng một từ ngữ Hán Việt khá phổ thông và gọn gàng thuần nhã.

Danh từ Spirito Santo chưa được phiên dịch ra Việt ngữ có lẽ vì các giáo sĩ chưa tìm ra được một danh từ tương xứng. Phải đợi đến thời kỳ truyền giáo sau mới có danh từ Chúa Thánh Thần với nội dung với tín lý Công giáo. Phương chi, khuynh hướng dùng nguyên văn danh từ ngoại quốc đang thắng thế ở tiền bán thế kỷ XVII.


tải về 30.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương