Iii. SỰ ĐÓng góp của giáo sĩ francesco buzomi (1615-1622)


V. TÂM THƯ CỦA GIÁO HỮU ĐÀNG NGOÀI (1630)



tải về 30.58 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2022
Kích30.58 Kb.
#51602
1   2   3   4   5   6   7   8
Tài Liệu khảo cứu về Lịch Sử GP Đà Nẵng

V. TÂM THƯ CỦA GIÁO HỮU ĐÀNG NGOÀI (1630)

Sau ba năm làm Bề Trên phái đoàn truyền giáo ở Đàng Ngoài, giáo sĩ Alexandre de Rhodes bị chúa Trịnh trục xuất năm 1630. Các giáo hữu đàng ngoài có nhờ giáo sĩ chuyển dâng Đức Giáo Hoàng Urbain VIII một bức thư tỏ lòng kính mến trung thành. Đồng thời họ cũng nhờ giáo sĩ chuyển trình cha Bề Trên cả Dòng Tên một bức thư khác, “nội dung thư này với thư trên không khác mấy” theo sự nhận xét của Phạm Đình Khiêm[13].

Linh mục Nguyễn Hồng cho biết bức thư sau còn lưu trữ ở Bảo Tàng viện Dòng Tên ở Rôma dưới ký hiệu ARCH, Jap. Sin N 0] 80F. 12 v]-13 r] [14].

Nguyên văn chữ Hán phiên âm như sau:



“An-nam quốc các bổn đạo thần đẳng bái tạ Thiên Địa Chân Chúa thư túc trình Đại Sư Tây phương, Ý đại lị a quốc, sứ tôn sư vãng Đông phương giáo hóa chúng sinh. Hạnh ngộ hữu sự đáo An nam quốc giảng Thiên Chúa thánh đạo. Cố bản quốc hâm mộ bất thăng. Vãn đạo thậm tảo, kế đắc ngũ thiên dư nhân, kỳ dư tin đạo dữ đa. Nhiên bản quốc quân thần thượng vị thông hiểu, phỉ báng bất dĩ tất viết sơ vị hữu kim hà xử đắc lai. Độc bản đạo tâm vô nghi nhị ý đốc kinh nhạ. Vi thử cảm thư túc trình Đại Sư thùy lân mẫn chi chân tình, cứu man di chi tiểu quốc. Hữu hà kế sứ An nam quốc, quý tiện cộng đắc thánh đạo, tận khi tha kỳ, dĩ thoát trầm luân thụ phúc chỉ tắc kỳ tứ hữu dư hỉ.

Thần bổn đạo đẳng, kê thủ đốn thư, túc trình tư thư.

Tự Thiên Chúa giáng sinh chí kim nhất thiên lục bát tam thập niên”.

Bản dịch Việt ngữ:



“Tất cả các bổn đạo nước An nam, đều lạy tạ Chúa thật Trời Đất, cúi mình dâng thư lên Đại Sư ở phương Tây nước Ý đại lị a, xin sai thầy đáng kính sang phương Đông dạy dỗ chúng sinh. Thực là hạnh phúc cho chúng tôi được các thầy đến nước An nam giảng đạo Thánh Chúa Trời. Nước chúng tôi vốn hân hoan mến đạo khôn xiết. Nghe theo đạo rất sớm, kể được hơn năm ngàn người, ngoài ra còn nhiều người nữa muốn tin đạo. Dẫu vua, quan nước chúng tôi chưa hiểu biết đạo nên có nói lời phỉ báng những từ đầu đến nay vẫn chưa lên án đạo. Còn bổn đạo chúng tôi không bao giờ lòng nghi ngờ hai ý, vẫn rất mực tôn kính đạo. Vì thế chúng tôi cả dám kính đệ lá thư này lên Đại Sư, đấng rất chân tình thương xót, xin cứu nước nhỏ man rợ chúng tôi. Xin liệu cách nào sai đấng làm thầy sang nước An nam để chúng tôi, sang hèn tất cả đều được đạo thánh, tỏ hết đàng tà, để thoát khỏi chìm đắm, được phúc lành tức là được ơn thanh nhàn vậy.

Chúng tôi tất cả bổn đạo cùng nhau cúi đầu kính đệ bức thư mọn này.

Từ Thiên Chúa giáng sinh đến nay là một ngàn sáu trăm ba mươi năm.”

Bức thư lịch sử này có lẽ là công trình tập thể của một số tân tòng hay thầy giảng tinh thông nho học và xuất thân từ cửa Phật mà giáo sĩ Đắc Lộ đã nhắc nhở trong các sách ký thuật về việc truyền giáo ở Việt Nam.

Ảnh hưởng của các sách giáo lý chữ Hán do các cha Dòng Tên soạn thảo đã làm cho ngôn ngữ công giáo Việt Nam điêu luyện cao nhã hơn.

Đức Chúa Trời được mệnh danh là Thiên Địa Chân Chúa, đạo Công giáo được gọi là Thiên Chúa thánh đạo Những từ ngữ như bổn đạo, Thiên Chúa giáng sinh còn lưu truyền đến ngày nay.

Một số từ ngữ Phật giáo đã được rửa tội và làm giàu cho ngôn ngữ công giáo: đại sư, tôn sư, giáo hóa, chúng sinh, thoát trầm luân, thụ phúc.

Chúng ta cũng nên ghi nhận rằng chưa có danh từ thỏa đáng để chỉ định các phẩm trật Công giáo. Các danh từ đại sư, tôn sư chưa biểu thị đúng đắn nội dung thánh chức linh mục Công giáo, cũng như danh từ giáo sĩ trong quốc thư của chúa Trịnh Tráng.

Điều quan hệ là ngôn ngữ Công giáo đã nhập vào cộng đồng ngôn ngữ của dân tộc, với những từ ngữ thông dụng nhưng chứa đựng thực chất của đạo Công giáo.


tải về 30.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương