NHÌn lạI “BÁo cáo vắn tắt về tiếng an nam hay đÔng kinh” CỦa alexandre de rhodes về VẤN ĐỀ chữ VÀ VẦN



tải về 0.96 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.96 Mb.
#9892
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4. Kết luận

Giáo dục là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ nhất của mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ yếu là văn hóa Pháp thông qua kênh ngôn ngữ là chữ quốc ngữ. Với tính tiện lợi, hiệu quả, lại có sức thuyết phục và ít tốn kém, chữ quốc ngữ đã nhanh chóng giành được sự “ưu ái” của nhà cầm quyền Pháp cũng như những sĩ phu Việt Nam yêu nước tiến bộ, từ đó vươn lên trở thành phương tiện ngôn ngữ mới, chính thức trong lĩnh vực giáo dục, thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm, đồng thời chuyển nền giáo dục Nho học ở Việt Nam sang Tây học.



Mặc dù đó là một nền giáo dục thuộc địa và phải chuyển tải những nội dung ca ngợi công ơn “khai hóa” của người Pháp, nhưng trái với mong muốn của chính quyền thực dân, chữ quốc ngữ thực sự đã trở thành công cụ chuyển tải văn minh phương Tây, văn minh thế giới đến với một bộ phận dân chúng Việt Nam, nhất là giới học sinh, sinh viên của hệ thống giáo dục mới. Họ là tầng lớp trí thức Tây học. Một bộ phận trong số họ đã tiếp thu những thành tựu khoa học, những tư tưởng dân chủ tiến bộ từ nền văn minh phương Tây và truyền bá lại cho nhân dân, giúp nhận thức ra sự đối xử bất bình đẳng của người Pháp đối với người dân bản xứ. Từ đó góp phần khơi dậy ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, làm cơ sở cho hoạt động yêu nước và cách mạng. Ngoài ra, nhiều môn học mới cũng được đưa vào nhà trường, không chỉ có khoa học xã hội mà có cả khoa học tự nhiên, kĩ thuật, ngoại ngữ. Số người biết chữ cũng tăng lên, trình độ dân trí của quần chúng cũng dần được cải thiện, lối sống theo văn hoá phương Tây được hình thành ở những đô thị lớn. Tất cả những điều mới mẻ đó được phổ cập đến quần chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng là nhờ vào chữ quốc ngữ, ngôn ngữ mới của giáo dục cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đây là một kết quả “vượt lên hơn hẳn nền giáo dục Nho giáo, đã làm cho bộ mặt xã hội ta thay đổi theo hướng đi lên” [2, tr.235]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Văn học.

  2. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục.

  3. Nguyễn Lân Bình (chủ biên) (2013), Nguyễn Văn Vĩnh là ai?, Nxb Tri thức.

  4. Nguyễn Ang Ca (1959), “Lịch trình tiến triển báo giới Việt Nam từ 1861 đến 1953”, Tạp chí Văn hóa ngày nay, Sài Gòn, số 2/1959, tr.8-14.

  5. Trương Bá Cần (2009), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập I, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

  6. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

  7. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (1998), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập II: Văn học – Báo chí – Giáo dục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

  8. Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp – Việt ở Bắc Kỳ (1884 – 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  9. Trần Viết Nghĩa (2012), Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  10. Hồ Hữu Nhựt (1999), Lịch sử giáo dục Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698 – 1998), Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh.

  11. Ngô Minh Oanh (2008), Tiếp xúc và giao lưu văn minh nhân loại, Nxb Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

  12. Nguyễn Phú Phong (2005), Việt Nam – Chữ viết, ngôn ngữ và xã hội, Nxb Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

  13. Đặng Đức Siêu (1982), Chữ viết trong các nền văn hoá, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

  14. Chương Thâu (2010), Đông Kinh nghĩa thục và văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, tập 1, Nxb Hà Nội.

  15. Cao Huy Thuần (2003), Giáo sĩ Thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857 – 1914), Nguyên Thuận dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.


ThS. Nguyễn Thế Trường

Trường Dự bị Đại học TP.HCM ,

91 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP.HCM

ĐT: 0969.366.388 Email: thetruong18@gmail.com

-------------------------------------------------------------------------------------
Chữ Quốc ngữ năm 1906 ở Bình Định qua tác phẩm Ấu học của Pierre Lục.
Châu Yến Loan

Chữ Quốc ngữ, dùng mẫu tự La Tinh ghi âm tiếng Việt Nam, do các giáo sĩ Tây Phương và những người Việt hợp tác sáng chế ra từ đầu thế kỷ XVII, nhưng suốt một thời gian dài gần ba trăm năm nó chỉ được lưu hành trong phạm vi nhà thờ mãi cho đến đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ mới được phổ biến rộng rãi và được dùng làm văn tự chính thức thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm.

Năm 1906, trong khi các chí sĩ của phong trào Duy tân ra sức hô hào dân chúng học chữ Quốc ngữ để khai dân trí :
Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước ,

Phải đem ra tỉnh trước dân ta ,

Sách Âu, Mỹ, sách Chi Na

Chữ kia chữ nọ dịch ra tinh tường.

... Một người học, muôn người đều biết

Trí ta khôn trăm việc phải hay

Lợi quyền đã nắm trong tay

Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh.”

Khuyến học - Trần Quí Cáp

Thì cũng tại miền Trung, ở giáo phận Đông Đàng Trong đã có cơ sở in ấn những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đó là nhà in Làng Sông.

Tiểu chủng viện Làng Sông tọa lạc ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định được xây dựng năm 1864 theo kiến trúc Gothic cổ kính, trang nghiêm, nằm trong khuôn viên của chủng viện còn có Tòa Giám mục và nhà in Làng Sông,

Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in sách Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, được ra đời trước năm 1872 (Căn cứ vào Báo cáo tình hình giáo phận Đông Đàng Trong năm 1873 của Giám mục Charbonnier viết năm 1872 có ghi: “ Giáo phận có 3 nhà thuốc và 1 nhà in”), đến năm 1885 bị hỏng, được Giám mục Damien Grangeon Mẫn xây dựng lại vào năm 1904 và giao cho Linh mục Paul Matheu, một người rất thông thạo về kỹ thuật in, làm Giám đốc. Với hệ thống máy in hiện đại nhất thời bấy giờ nhà in Làng Sông đã xuất bản được một số lượng sách báo rất lớn.

Ngoài những sách tiếng La Tinh, tiếng Pháp, nhà in Làng Sông đã in nhiều sách Quốc ngữ gồm nhiều thể loại như Giáo lý, Kinh Thánh, Ấu học, Trung học, tiểu thuyết, tạp chí, kịch, tuồng, sách dịch v.v…Trong đó sách Giáo dục chiếm số lượng lớn, nhiều cuốn được tái bản nhiều lần như Phép đánh vần tái bản lần thứ 5, Con nít học nói tái bản lần thứ 3, Ấu học tái bản lần thứ 3.

Ấu học và Trung học là hai cuốn sách Giáo dục của Linh mục Pierre Trần Lục do nhà in Làng Sông ấn hành. Ấu học xuất bản năm 1906 ghi là Qui-Nhon (Annam) Imprimerie de Lang Song còn sách Trung học xuất bản năm 1911 ghi Librairie Imprimerie Qui Nhon (Annam) phía trên có logo LS, như vậy hai tên đó hay tên Imprimerie de Qui Nhơn hay Impriemerie de la Misson de Qui Nhơn đều là những tên gọi nhà in Làng Sông.

Tháng 11 năm 1933 một cơn bão lớn đã phá sập nhà in Làng Sông, năm 1934 giáo phận xây nhà in mới trong khuôn viên chủng viện Quy Nhơn. Sau khi tu sửa, năm 1935 nhà in Làng Sông hoạt động song song với nhà in Quy Nhơn , sau đó sáp nhập vào nhà in Quy Nhơn.




Tiểu chủng viện Làng Sông, nơi có nhà in Làng Sông

Pierre Trần Lục là một Linh mục, nhà Giáo dục, nhà Văn thời chữ Quốc ngữ mới phổ biến đầu thế kỷ XX, ra đời năm 1868 tại thôn Tùng Sơn, địa phận Phú Thượng, xã Hòa Sơn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 13km. Thuở nhỏ ông rất thông minh, lanh lợi nên năm 13 tuổi được vào học trường La Tinh tại Làng Sông- Qui Nhơn. Năm 1885, trường Làng Sông bị phong trào Văn Thân phá hủy, ông được chọn gởi sang học ở Pinang. Năm 1889 ông trở về Việt Nam đi giảng đạo tại Phan Rang, dạy tiếng tại Phan Thiết. Năm 1892 về học Lý đoán tại Làng Sông. Năm 1898 được phong Linh mục

Năm 1904 ông làm việc tại nhà in Làng Sông đến năm 1906. Tại đây ông đã viết sách Ấu học, Trung học. Năm 1911-1914 trở vô Làng Sông dạy Quốc văn và giúp việc cho tòa Giám mục

Ông mất khuya ngày 23 tháng 12 năm 1927 tại bệnh viện Qui Nhơn, an táng tại Làng Sông.

Linh mục Phêro Lục là người thông minh, cương trực, có tài văn chương, giàu lòng thương người.

Ông còn để lại các sách: Ấu học, Trung học, Thánh giáo tự lễ, tiểu thuyết Song nghĩa tự, Đồ của Hời, Hai chị em lưu lạc cùng nhiều sách nhỏ về Đạo lý luân thường, ông đã đặt nhiều kinh văn dễ đọc, dễ hát trong những ngày lễ.

Linh mục Pierre Trần Lục là người rất thiết tha đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Ông nhận thấy trong xã hội đương thời nhiều bậc cha mẹ ít quan tâm đến việc dạy dỗ con cái. Về sách vở thì chưa có cuốn sách nào viết bằng chữ Quốc ngữ để dạy trẻ nhỏ cho có khuôn phép nên ông viết cuốn Ấu học hầu giúp cho trẻ em “tập đọc và sửa tính nết, ăn ở cho theo phong tục, cho có lễ phép”. Như vậy Ấu học được xem là cuốn sách Giáo dục trẻ em bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên tại nước ta*. Sách gồm có lời tựa và 30 đề mục trong đó 4 chương đầu từ chương 1 đến chương 4 nói về đặc điểm và cách dạy trẻ em theo từng lứa tuổi. Từ chương 5 đến chương 30 tác giả kể những câu chuyện thông qua đó răn dạy các đức tính cho trẻ nhỏ như “Phải tập con nít ở thật thà, Con cái phải mến cha mẹ, Con cái phải giúp đỡ cha mẹ khi nghèo nàn, Hãy thương xót kẻ khó khăn, Đừng mê ăn mà chết v.v.. Những mẫu chuyện có tính cách như những tấm gương để trẻ nhỏ tránh xa thói xấu, noi theo việc tốt. Kết thúc câu chuyện là những bài học đạo đức để khắc sâu trong tâm trí của trẻ con : “ Vậy con nít phải biết ơn cha ngãi mẹ sinh dưỡng, từ nhỏ đến lớn; chớ bao giờ dại dột nói mất lòng cha mẹ; cha mẹ kêu phải dạ; cha mẹ sai biểu, phải vưng lời. Phải ở cho khôn như con Ân, thằng Ái”, hay “Vậy trẻ còn nhỏ phải xa lánh sự mê ăn, và xa lánh dịp hiểm nghèo; như đi chơi bời, cờ bạc, coi hát, kẻo ma quỷ hại mà sau mất linh hồn”

Tác giả đã dạy cho trẻ nhỏ những bài học đạo lý không nặng nề, khô khan, mà bằng những câu chuyện gần gũi, sinh động khiến cho trẻ ham thích đọc sách từ đó trở nên “trai lành, gái tốt” như mong muốn của tác giả.

Cách hành văn giản dị, đơn sơ theo cách nói của trẻ em quen nói, dần dần nâng lên cách nói xuôi hơn và có ý tưởng cao hơn cho những trẻ lớn hơn.



Ảnh tư liệu của Châu Yến Loan

Chữ Quốc ngữ trong sách Ấu học được tác giả viết cách đây hơn một trăm năm mà ngày nay đọc lại vẫn rõ ràng, dễ hiểu, không khác mấy với chữ Quốc ngữ hiện đại.

Ở chương 1 : Con nít từ hai tuổi sấp lên . Tác giả viết:

“ Thường con nít nên hai, đà tập nói; ban đầu lấy tay đánh trên miệng, và đánh và la; đứa giữ em kêu cách ấy là va va; lại biểu em rằng: nề em nề, va va, va va; miệng nói còn tay thì vả trên miệng mình cho em ngó thấy mà bắt chước làm theo…

Chương 2: Tính con nít năm sáu tuổi

Thường tính con nít mới có trí khôn thì hay bắt chước; hễ thấy cái gì, thì thường bắt chước theo mà chơi, chẳng luận là hay dở, xấu tốt.

Con trai thấy người ta cỡi ngựa, thì lấy tàu cau, tàu dừa, giả đò ngựa mà cỡi; tay cầm tàu cau, tay cầm roi, chơn chạy miệng kêu ột ột, đặng giả đò ngựa kêu hậu…”

Về từ ngữ : Với chủ trương “ chẳng nói cao kỳ chữ nghĩa chi, chỉ nói đơn sơ, theo thói trẻ nhỏ quen nói, từ ba bốn tuổi sấp lên” nên tác giả dùng những từ ngữ giản dị, gần gũi với cách nói trong đời sống hàng ngày:

“Có đứa thấy người ta gánh đất, đắp nền làm nhà, thì cũng rủ nhau bưng đất, hốt cát, dựng nhà, xây thành, đào hố.

Lũ thì bắt chước bọn săn, đứa làm chó, đứa làm nai, lấy áo , lấy dây làm lưới, rồi đập đuổi la lối om sòm…”

Cũng vì thế mà trong sách tác giả dùng nhiều từ ngữ trong văn phong “nói” mang nặng tính chất địa phương : nề ( này) (nề em nề) mới trúng (mới đúng), giậm chơn (giậm chân), đờn bà (đàn bà, phụ nữ), xiên ngoa (lời nói hay xiên ngoa),vưng lời (vâng lời), lùng bùng ( không dám nói đi nói lại vì sợ đòn, song cũng lùng bùng), tốt hung ( tốt lắm, rất tốt) ơn cha ngãi mẹ (ơn cha nghĩa mẹ), la ngầy (la rầy), nghé! (nghe) (kẻo bể con nghé!, hay kẻo nó ăn hết lúa đi nghé!) , qua (tôi) (qua không đi làm được hay qua không có đạo), hồi đó (khi đó, lúc đó), giỡn hớt (đùa giỡn), nạnh ( đùn đẩy cho nhau) (nạnh lộn nhau), hung (nhiều) ( sao con khóc hung vậy con? ) v.v…

Tác giả dùng nhiều thành ngữ dân gian: đứng xớ rớ, khỏi ít ngày, chong mòng chóc mỏi, ngồi đâu ăn đó, xem trước ngó sau, lửa gần rơm v.v…

Nhiều tiếng tượng thanh: va va, va va ( âm thanh của trẻ em mới tập nói ), ột ột (miệng kêu ột ột, đặng giả đò ngựa kêu), bê bê ( tiếng kêu của con bê) (kêu la bê bê)

Tượng hình: bạc phếu, run lập cập, bước cao bước thấp, xiêu bên nọ, xẹo bên kia, đi lụm cụm…

Dùng cách so sánh ví von: Hai đầu cụng nhau như hai con bò báng lộn, đòi ăn như sáo sáo…

Những biện pháp nghệ thuật đó giúp cho câu văn giàu âm thanh, hình ảnh, dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.
Bình Định là một trong ba nơi có nhà in đầu tiên của nước ta, đó là công cụ tiên tiến tuyệt vời thời bấy giờ để phổ biến chữ Quốc ngữ. Nhờ đó mà Bình Định đã có điều kiện để đóng góp lớn lao trong công cuộc phát triển và hoàn thiện chữ Quốc ngữ.

Tác phẩm Ấu học của Piere Trần Lục có thể xem là quyển sách Giáo dục đầu tiên của Việt Nam viết bằng Quốc ngữ *và cũng là một trong những tác phẩm Quốc ngữ đầu tiên của miền Trung. Ấu học giúp cho chúng ta ngày nay biết được phần nào diện mạo của chữ Quốc ngữ ở Bình Định vào thời kỳ những năm đầu của thế kỷ XX.

Chữ Quốc ngữ trong tác phẩm Ấu học đạt đến trình độ tương đối hoàn chỉnh, có khả năng diễn đạt mọi khía cạnh của cuộc sống, rất gần với chữ Quốc ngữ ngày nay.

Châu Yến Loan

*Pierre Trần Lục

“ Vã lại thuở giờ chưa ai bày sách nào riêng chữ Quốc ngữ, mà dạy trẻ nhỏ cho biết khuôn phép; có một hai ca vãn cao ý, trẻ nhỏ đọc, mà không hiểu; nên nay bày làm một cuốn nhỏ mọn này, hầu giúp trẻ nhỏ tập đọc, và cũng dạy nó sửa tính nết, ăn ở cho theo phong tục, cho có lễ phép.”

(Lời tựa sách Ấu học, tr 3-4)
Tài liệu tham khảo


  1. Ấu học, Pierre Trần Lục, Qui-Nhon (Annam), Imprimerie de Lang-Song, 1906

  2. Làng Sông và câu chuyện về chữ Quốc ngữ, Nguyễn Thanh Quang,

(Baobinhdinh.com)

  1. Tiểu sử cha Phêro Lục ( Trích Memorial de la Mission de Qui Nhơn, Janvier 1928, tr 7-10) Ban Văn Hóa và Truyền thông Giáo phận Qui Nhơn


Địa chỉ liên lạc
Châu Thị Yến Loan

86/6/8A Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình

TP Hồ chí Minh

ĐT: 0949.758.709

Email : dungloan45@yahoo.com

Số tài khoản: 0102528525 Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng


--------------------------------------------------------------------------------------------



Chữ Quốc ngữ

trong phong trào Duy Tân và Đông Kinh nghĩa thục

Tham luận của TS Đặng Ngọc Vân

(Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hoá Dân tộc)
Từ một thứ chữ được các nhà truyền giáo dòng Tên thuộc các quốc tịch Bồ Đào Nha, Italia, Pháp sáng tạo nhằm mục đích truyền giáo trong thế kỷ 17, tồn tại trong các nhà thờ Thiên chúa giáo gần 3 thế kỷ, bị chính quyền thực dân Pháp dùng như một thứ công cụ văn hoá để cai trị nước ta từ cuối thế kỷ 19, trở thành thứ chữ được các trí thức yêu nước nhiệt thành tiếp nhận và truyền bá rộng rãi trong cộng đồng dân tộc rồi chính thức được công nhận là Quốc ngữ của một nước Việt Nam độc lập, chữ Quốc ngữ đã trải qua một hành trình gần 4 thế kỷ. Trong hành trình thăng trầm éo le ấy, phong trào Duy Tân và đỉnh cao của nó là Đông Kinh nghĩa thục những năm đầu thế kỷ 20 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn: thứ chữ của “ngoại đạo”, của “người Tây”, của chính quyền đô hộ ngoại bang đã được các nhà yêu nước Việt Nam coi như một thứ vũ khí hữu hiệu để đấu tranh giành độc lập tự do dân chủ, canh tân đất nước và tìm cách phổ cập nó trong các tầng lớp dân chúng. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ, không thể không đề cập đến giai đoạn ngắn ngủi nhưng hết sức quan trọng này.
Vài nét về phong trào Duy tân và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa thục

Phong trào Duy tân là một vận động dân chủ lớn đầu thế kỷ 20 do nhà yêu nước

Phan Chu Trinh và các chí sĩ đồng hương Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp khởi xướng từ Quảng Nam và các tỉnh Trung Kỳ rồi lan ra tới Bắc kỳ và vào tới cả  Nam kỳ những năm 1906-1908 với khẩu hiệu hành đông đày sức tập hợp sau nhânp và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Theo chủ trương của phong trào Duy tân, Khai dân trí là bỏ lối học giáo điều tầm chương trích cú của Nho học, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...Chấn dân khí là làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự cường dân tộc, hiểu được quyền lợi của mình, dám tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào...Hậu dân sinh là khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập hội buôn và sản xuất hàng nội hóa. Phong trào Duy tân có các hương hành động lớn sau:

1. Tìm tòi, phân tích và đánh giá các nguyên nhân chủ quan, khách quan đang làm yếu hèn giống nòi, trì trệ đất nước.

2. Mở cửa thông ra quốc tế, chọn lọc các tiến bộ bên ngoài và những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam để canh tân đất nước.

3. Phản đối các chính sách ngu dân và phản động. Kêu gọi cải cách dân chủ liên tục, không nóng vội « đốt cháy các giai đoạn lịch sử ».

4. Chú trọng phát triển công nghiệp, thương mại đi đôi với phát triển con người. Ưu tiên thực nghiệp, thực học và phê phán lối học khoa cử giáo điều của nho học.

5. Khởi xướng xã hội hoá giáo dục. Mở các trường tư thục kiểu mới để tự thực hiện chương trình giáo dục với nội dung thực tiễn phù hợp từng lứa tuổi và tầng lớp người, gắn với mục tiêu “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”.

6. Chủ trương tôn trọng pháp quyền và bình đẳng nam nữ. Mưu cầu các thành tựu vật chất, khoa học và nghệ thuật của ta sẽ làm dân tộc trường tồn bất diệt.

7. Phỏ biến lịch sử giành độc lập, bảo vệ và chấn hưng đất nước của tổ tiên và các dân tộc để làm tấm gương noi theo

Để thực hiện hai mục tiêu Khai dân trí và Chấn dân khí, trung tâm chú ý của phong trào Duy Tân là lĩnh vực giáo dục với chủ trương vận động các hào phú doanh nhân kết hợp với đội ngũ trí thức tiến bộ mở trường dạy chữ cho dân để mở mang dân trí và tuyên truyền lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý chí tự lực tự cường. Các trường do phong trào Duy tân vận động thành lập được gọi là Nghĩa thục. Trong năm 1906-1907, đã có tới 40 trường kiểu đó đã mở ra ở Quảng Nam, tiêu biểu là các trường Diên Phong do Trần Quý Cáp tổ chức, trường Phú Lâm (có một lớp dành riêng cho nữ sinh), trường do Lê Cơ (anh em họ với Phan Châu Trinh) thành lập. Ở Quảng Ngãi, có trường do cử nhân Nguyễn Đình Quảng thành lập tại làng Sung Tích (Sơn Tịnh). Ở Phan Thiết, Nguyễn Trọng Lội lập trường tư thục Dục Thanh (1907) rồi giao cho em ruột là Nguyễn Quý Anh làm quản đốc. Ở Bình Thuận, một thư xã (nhà giảng sách) được thành lập (1905) tại đình Phú Tài. Ở Thanh Hóa có Hạc thành thư xã...Đinh cao về giáo dục của phong trào Duy tân là trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập tại Hà Nội tháng 3 năm 1907.

Ðông Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can làm thục trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học với sự tham gia của nhiều văn thân yêu nước nỏi tiếng ở Bắc kỳ thời đó như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Đào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Đặng Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí…Với mục đích mở trường khai trí cho dân, Đông Kinnh nghĩa thụcdạy học không lấy tiền, dạy cả Việt văn, Hán văn, Pháp văn nhưng bỏ lối học từ chương khoa cử mà chú trọng vào thường thức và thực nghiệp. Việc học trò đi học không phải mất tiền là một việc chưa từng có từng có, rất hấp dẫn với đông đảo dân chúng, Nhưng hấp dẫn hơn cả là tên tuổi của các vị giáo sư sẽ giảng dạy ở đây. Điều điều biệt nữa của Đông Kinh nghĩa thục là việ đưa môn kinh tế vào giảng dạy ở nhà trưởng. Những chủ trương phát triển công thương, kỹ nghệ trước hết được đưa vào trong chương trình học của nhà trường. Sách Quốc dân độc bản, một tài liệu giáo khoa quan trọng của trường, có 79 bài thì có tới 24 bài (từ bài 56 đến bài 79) đề cập trực tiếp đến các vấn đề thuộc về kinh tế, kỹ nghệ. Cụ Lương Văn Can, thục trưởng của Đông Kinh nghĩa thục, người được mệnh danh là thầy của giới doanh thương Việt Nam. đã viết hai cuốn sách bàn về việc kinh doanh: Kim cổ cách ngôn và Thương học châm ngôn. Cụ còn có một cuốn sách bàn về đạo đức kinh doanh: “Bí quyết thành công đối với nhà kinh doanh là ở sự trung thực”.

Như có người nhận xét, Đông Kinh Nghĩa Thục chính là cái bắt tay đầu tiên trong lịch sử dân tộc giữ hai thế lực Tân học và Cựu học. Bởi họ đều có chung một lý tưởng là làm thế nào để nâng cao dân khí, mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho quốc gia và góp phần xoá bỏ nền giáo dục khoa cử lạc hậu, xây dựng một nền giáo dục mới, tiến bộ, đưa lại sự tiến hoá cho dân tộc. Nền giáo dục mới mà Đông Kinh nghĩa thục chủ trương trước hết là tạo ra một lớp người hữu dụng. Vì thế, chương trình giảng dạy của các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục, ngoài việc cung cấp kiến thức phổ thông cho người học còn hướng người học vào thực nghiệm. Một đặc sắc nữa của Đông Kinh nghĩa thục là việc đề cao một phương pháp học tập thật văn minh, tiến bộ khi “cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do không phải nề hà, không cần thể cách gì hết”. Nhà trường không khép kín, nhà trường mở ra với những nhiệm vụ và hoạt động cứu nước, chấn hưng văn hoá và xã hội.

Đông Kinh nghĩa thục có hai chương trình. Chương trình tiểu học dạy những người mới biết chữ quốc ngữ, chương trình trung học và đại học dạy những người đã thông chữ Hán hoặc muốn học chữ Pháp. Các môn học có sử ký, địa lý nước nhà, toán, vẽ, một chút khoa học. Ðể có sách dạy, trường thành lập một ban tu thư do Phạm Tư Trực, Dương Bá Trạc, Lương Trúc Ðàm, Phương Sơn (biên soạn) và Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Ðôn Phục, ông cử làng Ðông Tác, Hoàng Tích Phụng (dịch thuật). Lại có một ban khắc in để in ra sách phát cho học sinh. Các loại sách được dịch chủ yếu là “tân thư” như Ðại đồng thư của Khang Hữu Vi, nhất là bộ sách Ẩm Băng Thất tùng thư của Lương Khải Siêu, Mậu Tuất chính biến ký, còn có một số sách có tính cách là những tập vịnh sử, ký sự về tình hình hiện đại của Nhật Bản như Nhật Bản duy tân tam thập niên sử (bản dịch chữ Hán của La Hiếu Cao). Nhiều tập sách nêu những tấm gương chiến đấu của các chí sĩ, các nhà hoạt động chính trị, hoạt động cách mạng của toàn thế giới cũng được các nhà nho đón đọc một cách say sưa. Có tập như Cận thế chi quái kiệt,đề cập đủ loại anh hùng, đều là những người anh hùng có công đổi mới đất nước của họ, dù đó là vua chúa hay tổng thống, giám quốc: Vua Bỉ Ðắc (Pierre le Giand) ở Nga, Hoa Thịnh Ðốn (Washington) ở Mỹ, Nã Phá Luân (Napoléon) ở Pháp, Tỉ Sĩ Mạch (Bismarck) ở Ðức...Tất cả những gì cần thiết cho sự đổi mới, Ðông Kinh nghĩa thục đều muốn đề cập một cách gọn gàng, dễ hiểu trong các chương trình của mình.

Khi mới thành lập được Đông Kinh Nghĩa thục ở Hà Nội, Giám học Nguyễn Quyền từng mong muốn nếu Đông Kinh Nghĩa thục ở Hà Nội thành công thì trong ít lâu, ở mỗi kỳ Trung, Nam, Bắc sẽ có một đại học đường như thế, rồi về sau mỗi tỉnh, mỗi phủ, huyện trong cả nước cũng có một Đông Kinh Nghĩa thục. Nhưng  không cần phải đợi lâu, Đông Kinh Nghĩa thục đã nhanh chóng được hưởng ứng tại nhiều địa phương trong nước.

Ngay trong 1907, ở Hà Đông đã thành lập được ba phân hiệu "Nghĩa thục": Phân hiệu ở Thôn Canh, Phân hiệu ở Tây Mỗ (Hoài Đức), Phân viện ở Tân Hội (Đan Phượng). Ở Bắc Ninh, tại Gia Lâm có địa điểm mở lớp học kiểu Đông Kinh Nghĩa thục. Ở Hưng Yênsong song với việc mở "Nghĩa thục", có cụ Tùng Sơn là anh ruột cụ Phương Sơn, hội viên của Đông Kinh Nghĩa thục đã về đây mở một hiệu buôn hàng nội hoá lấy tên là Hưng Lợi Tế. Ở Hải Dươngdo tiếp thu được tư tưởng duy tân của Đông Kinh Nghĩa thục nhiều nhà nho yêu nước đã đứng lên tuyên truyền cổ động cho chủ trương canh tân đất nước. Tại làng Tạ Xá huyện Nam Sách đã hình thành được một "hội" đọc báo, bình văn thơ yêu nước của Đông Kinh Nghĩa thục, tiến hành hoạt động khá đều đặn. Cho đến nay, sau ngót 100 năm rồi mà ở đây còn lưu truyền khá nhiều bài thơ Đông Kinh Nghĩa thục. Ở Thái Bình, phong trào "Nghĩa thục"  cũng phát triển khá mạnh trên một địa bàn tương đối rộng. Ở các huyện Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ đều có "Nghĩa thục" hoạt động. Các nhà nho yêu nước ở Thái Bình như Nguyễn Hữu Cương, Lý Thoa, Lý Bội, Đặng Xuân Ngãi v.v... đã vận động được nhiều nhóm thân sĩ đứng ra mở các trường dạy chữ quốc ngữ cho thanh thiếu niên ở các độ tuổi khác nhau. Nội dung giảng dạy, học tập cũng giống như của trường Nghĩa thục ở Hà Nội. Đồng thời, cũng hô hào bài trừ hủ tục, tệ nạn hương ẩm v.v... Các nhà nho này cũng tổ chức ra các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp, lấy tiền xây dựng phong trào và ủng hộ cho những người xuất dương du học. Ở nhiều địa phương khác trong tỉnh còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế như: hội dệt vải, hội hiếu, hội hỷ v.v... Hội "Nghĩa thục" của Thái Bình cũng từng cử người đi liên hệ với phong trào chống Pháp của Hoàng Hoa Thám và cam kết ứng viện cho nghĩa quân Yên Thế...

Tuy chỉ tồn tại và hoạt động trong một thời gian ngắn ngủi nhưng phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục đã đi vào lịch sử dân tộc như một cuộc vận động chính trị, một quá trình chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Những kinh nghiệm hoạt động phong phú và đa dạng của phong trào Duy tân và Đông Kinh Nghĩa thục sẽ được các phong trào yêu nước ở giai đoạn sau kế thừa và phát huy, làm phong phú thêm trong nội dung và phương pháp đấu tranh của mình, nhất là ở giai đoạn cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.




Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương