NHÌn lạI “BÁo cáo vắn tắt về tiếng an nam hay đÔng kinh” CỦa alexandre de rhodes về VẤN ĐỀ chữ VÀ VẦN



tải về 0.96 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.96 Mb.
#9892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

III. Kết luận

Khi đánh giá xã hội phong kiến Việt Nam trong quá khứ, Lương Đức Thiệp (1950: 410) cho rằng “nước Việt Nam ngàn năm văn hiến mà không sản xuất nổi một học thuyết mới lạ nào, một trào lưu tư tưởng hoặc nghệ thuật mạnh mẽ nào… đẳng cấp nho sĩ Việt Nam bị ý thức hệ Nho giáo bảo thủ lung lạc, bị chế độ thi cử chi phối không còn một chút hoạt lực nào, không có được một tính cách cấp tiến nào nữa!” thì sự ra đời của chữ Quốc có thể xem là một phát kiến vĩ đại đối với lịch sử Việt Nam. Dĩ nhiên, công đầu thuộc về tập thể của nhiều linh mục Dòng Tên, với sự cộng tác âm thầm của một số thầy giảng Việt Nam trong thế kỷ XVII, nhưng người có công tập đại thành là Thừa sai Alexandre de Rhodes. Nhờ tính ưu việt hơn hẳn so với chữ Hán và chữ Nôm, “chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ” (Hồ Chí Minh 2002: 2), chữ Quốc ngữ dần dần chiếm ưu thế và qua nhiều lần cải tiến đã được sử dụng phổ biến như ngày nay.

Nhờ có chữ Quốc ngữ, tiếng Việt đã có một bước phát triển nhảy vọt cả về chất lẫn về lượng trên các cấp độ ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, trở thành một ngôn ngữ hiện đại, cho phép người Việt có đủ phương tiện và khả năng để giao tiếp và diễn đạt mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả những lĩnh vực phức tạp nhất của tư duy trừu tượng.
Tài liệu tham khảo

Hồ Chí Minh (2002) Hồ Chí Minh tuyển tập. Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.

Đỗ Quang Chính (1972) Lịch sử chữ quốc ngữ. (1620-1659). Sài Gòn: Tủ sách Ra Khơi.

Cao Xuân Dục (2012) Long Cương văn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.



Hoàng Xuân Hãn (1948) Danh-từ khoa-học (in lần thứ hai). Sài Gòn: Nhà sách Vinh-Bao.

Tran Thi Phuong Hoa (2009) Franco-Vietnamese schools and the transition from Confucian to a new kind of intellectuals in the colonial context of Tonkin. (Tham luận tại The Harvard Graduate Students Conference on East Asia vào tháng 02 năm 2009.)



Alexandre de Rhodes (1651) Dictionatium Annamiticum Lusitanum, et Latinum. (Bản in lại của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991)

Vũ Ngọc Phan (1960) Nhà Văn Hiện Đại. Quyển bốn (tập thượng) (in lần III). Sài Gòn: Nhà xuất bản Thăng Long.

Nguyễn Phú Phong: Việt Nam, Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội. (Nguồn: http://chimviet.free.fr/baivo/nguyenphuphong/vnchuviet/npph00_nhapde.htm#mucluc)

Lý Toàn Thắng & Võ Xuân Quế (1999) Chữ Quốc ngữ từ năm 1687 đến 1770 (Qua một số văn bản viết tay mới sưu tầm được). Ngôn ngữ. Số 1.

Lương Đức Thiệp (1950) Xã hội Việt Nam. Sài Gòn: Nhà xuất bản Liên hiệp.

Đoàn Thiện Thuật (Sưu tầm và chủ biên) (2007) Chữ Quốc ngữ thế kỷ thứ XVIII. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.



Abstract

QUOC NGU WRITING

AND THE DEVELOPMENT OF THE VIETNAMESE LANGUAGE

The article focused on the role and influence of Quoc ngu writing to the development of the Vietnamese language. Two clarified main points are:

(1) Introduct the process of Quoc ngu writing’s formation and the problem of receiving it as a basis for the development of the Vietnamese language;

(2) Quoc ngu writing and the internal development of the Vietnamese language on the levels: phonetic, lexical, grammatical;



Keywords: Quoc ngu writing, the development of the Vietnamese language, the Vietnamese language.

-----------------------------------------------------------------------------------

VAI TRÒ CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN

ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CHỮ QUỐC NGỮ Ở ĐÀNG TRONG

Ths. Nguyễn Thị Hải

Viện Sử học

Trong quá trình đọc tài liệu về chữ quốc ngữ có hai câu hỏi đặt ra cho tôi đó là: Tại sao Thiên chúa giáo lại ra đời và phát triển mạnh ở Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII-XVIII? và Tại sao Chữ quốc ngữ lại ra đời ở Đàng Trong và Việt Nam là nước được các giáo sĩ phương Tây La tinh hoá tiếng Việt trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước Thiên chúa giáo thâm nhập vào sớm và thời gian hoạt động ở đây tương đối lâu lại không bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ này (Người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản và Trung Quốc từ những năm đầu thế kỷ XVI và đến những năm 30 của thế kỷ XVII mới bị các nước này thi hành chính sách cấm đạo). Bài tham luận dưới đây, hy vọng bước đầu lý có thể lý giải vấn đề nêu trên.



1. Chúa Nguyễn và chính sách mở cửa đối với đạo thiên chúa

Tiên chúa Nguyễn Hoàng chính thức vào Đàng Trong năm 1600 sau những biến loạn trong nội bộ chính quyền Đại Việt, với mong muốn tìm một mảnh đất "dung thân" khỏi những tranh chấp về quyền bính và nghi kỵ lẫn nhau, vùng đất Thuận Quảng được xem là điểm đến mang lại nhiều kỳ vọng cho chúa Nguyễn. Khác với chính quyền Đàng Ngoài khi đã có cơ sở phát triển của một nhà nước quân chủ ra đời từ những thế kỷ trước, vùng đất Thuận Quảng vào thời điểm này được xem là vùng ô châu ác địa, là vùng biên viễn xa xôi, vì thế để có thể sống yên ổn và thành lập một chính quyền mới các chúa Nguyễn cần phải có những chính sách, những biện pháp cụ thể để trấn an dân chúng, để phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Chính quyền chúa Nguyễn được thành lập đúng thời đúng buổi của một thời đại thương nghiệp vào thế kỷ XVII, cùng với đó là giáo hội ở các nước phương Tây đang phát triển đến đỉnh cao. Để có thể nhanh chóng đưa nền kinh tế trong vùng cai quản phát triển, để sớm có nguồn thu cho ngân sách nhà nước phục vụ cho mục đích cát cứ lâu dài, cũng như có thể đoàn kết các tầng lớp tộc người trong một chính quyền thống nhất, các chúa Nguyễn đã biết chớp thời cơ của thời đại mới trong việc phát triển nước nhà, đó là thực hiện chính sách mở cửa đối với tất cả các nước khi đến Đàng Trong. Giáo sĩ C. Borri cho biết "chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc"88. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thuyền buôn và các nhà truyền giáo khi đến Đàng Trong. Ngay từ thời tiên chúa Nguyễn Hoàng và đặc biệt dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, các giáo sĩ cũng như thương nhân phương Tây đến Đàng Trong không chỉ được tạo điều kiện thuận lợi khi vào các thương cảng mà còn được Chúa tiếp đón nồng nhiệt, giáo sĩ Bandinoti cũng cho biết thêm "chúa tiếp đãi chúng tôi rất niềm nở, khoản đãi chúng tôi một bữa tiệc có nhiều món ăn, lại hứa với chúng tôi là khi cần đến, Chúa sẽ hết sức giúp đỡ"89.

Trong khi Nhật Bản, Trung Quốc và cả chính quyền Đàng Ngoài đều ra sức thực hiện chính sách cấm đạo một cách gắt gao thì chính quyền Đàng Trong lại sẵn sàng dành cho những giáo sĩ, những giáo dân theo đạo một mảnh đất để sống. Sau khi chính sách cấm đạo ở Nhật được ban hành dưới triều đại Tokugawa năm 1612, 1613 và trở nên gay gắt thành chính sách tỏa quốc đối với các tàu buôn và giáo sĩ phương Tây vào năm 163890. Chính sách đó đã gây ảnh hưởng lớn đến giáo hội phương Tây, không chỉ các nhà truyền giáo phương Tây bị trục suất mà những con chiên theo đạo người Nhật cũng bị khủng bố, không ít các thuyền phương Tây đã chuyển hướng sang Đại Việt đưa các giáo sĩ đến truyền giảng ở vùng đất mới, và những giáo dân người Nhật vì không muốn từ bỏ đạo Cơ đốc (Thiên chúa giáo) cũng tìm đến quốc gia này. Tuy nhiên, sự tồn tại của hai thế chế chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đã có những thái độ khác nhau đối với đạo Thiên chúa: trong khi chính quyền Đàng Ngoài ra sức thực hiện chính sách cấm đạo, các vụ truy nã xảy ra nhiều lần vào các năm 1712,1721,1737,1745,1773, đặc biệt trong các năm 1723, 1737 đã có những thày dòng Tên bị xử trảm;Năm 1745, 1773có những Thày dòng Dominicain bị xiềng xích và kết tội tử hình91. Chính quyền Đàng Trong lại hết sức cởi mở cho phép họ được lập một khu phố riêng tại Hội An: chúa cho phép người Nhật người Tàu được chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán, thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một của người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố đều có quan cai trị riêng, có luật lệ và phong tục riêng92. Trong một bức thư của cha Chauseaume viết năm 1750 cho biết ''Từ nhiều năm nay, đạo đã được giảng dạy và truyền bá công khai. Và 11 năm vừa qua, công việc truyền giáo được hoàn toàn tự do''93. Điều đó đã tạo thuận lợi cho các nhà truyền giáo phương Tây khi đến Đàng Trong bởi vì họ không được tạo điều kiện từ chính sách cởi mở của chúa Nguyễn với họ mà những giáo dân Nhật sang đây trước đã là những người tiên phong trong việc rao giảng đạo Thiên chúa. Đến năm 1620 với sự nhiệt tình và những hiểu biết của mình 3 thầy tu Dòng tên người Nhật đã soạn thảo một sách giáo lý bằng chữ Nôm94 và được cha L.m. Francisco de Pina sau đó (1621-1623) chép lại sang mẫu la tinh95, bởi vì chữ Nôm là chữ rất khó đối với các giáo sĩ phương Tây.

Đối với các giáo sĩ phương Tây, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) đã cho phép họ đến Hội An, đến Thanh Chiêm, Đà Nẵng, Nước Mặn những trung tâm thương mại sầm uất để giảng đạo và buôn bán, cho phép họ có thể "xây cất một thành phố với tất cả những gì cần thiết, cũng như người Tàu và người Nhật đã làm"96, Chúa còn cho phép họ được xây cất nhà thờ ở gần Dinh trấn Thanh Chiêm, trọng dụng họ làm việc trong phủ chúa: Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, giáo sĩ Antonio de Arnedo được làm việc trong phủ chúa với vai trò là nhà toán học và thiên văn học, đến chúa Võ vương vai trò này thuộc về giáo sĩ Neugebauer nắm giữ và Siebert làm quan ngự y, từ năm 1745 khi giáo sĩ này qua đời lần lượt các giáo sĩ Slamenski và Koffler nắm giữ. Nhờ có những chính sách cởi mở như vậy mà trong khoảng thời gian từ 1615 đến 1625 đã có tới vài mươi giáo sĩ dòng tên tới Đàng Trong, họ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau : Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Pháp97, số giáo dân cũng tăng lên đáng kể, có tới hàng ngàn người trong đám tang của linh mục Phanxico PiNa vào tháng 12 năm 1625. Sự có mặt của các giáo sỹ Nhật Bản và châu Âu ở Đàng Trong giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn không chỉ với công cuộc truyền giáo và phát triển kinh tế ngoại thương mà còn là bước khởi đầu cho sự ra đời của chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Trong một khảo cứu của học giả Phạm Quỳnh đăng trên tạp chí Nam Phong số 122 (năm 1927) đã cho biết “Chữ quốc ngữ là do các cố Tây sang giảng đạo bên Việt Nam đặt ra vào đầu thế kỷ 17; các cố đó, người Bồ Đào Nha có, người Ý Đại Lợi có, người Pháp Lan Tây có,chắc cùng nhau nghĩ đặt, châm chước, sửa sang trong lâu năm, chứ không phải một người nào làm ra một mình vậy”. Điều đó có thể thấy, chính sách mở cửa dưới thời các chúa Nguyễn có vai trò rất lớn trong sự du nhập đạo Thiên chúa vào Đàng Trong và nó cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự ra đời của Chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này.

2. Chúa Nguyễn với sự ra đời cảng thị Nước Mặn và chữ quốc ngữ ở Đàng Trong.

Phủ Quy Nhơn là vùng đất giàu có về tài nguyên thiên nhiên không chỉ sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp phục vụ cho các nghề thủ công mà còn là nơi có nhiều tài nguyên quý hiếm cả trên rừng và dưới biển. Vì thế, sau khi khai thác và mở rộng lãnh thổ, năm 1604 chúa Nguyễn Hoàng đã đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn đặt các chức Tuần phủ, Khám lý cai quản. Hai cảng tiêu biểu của Quy Nhơn là Kẻ Thử và Nước Mặn đã có thời kỳ phát triển trước đó, đến đây các chúa Nguyễn chú trọng nạo vét các cửa sông, cửa biển biến nơi đây thành trung tâm thuyên chuyển hàng hoá từ vùng Nam Bộ ra Phú Xuân và Đàng Ngoài. Chúa Nguyễn và viên quan cai Trấn thủ Quy Nhơn đã có nhiều biện pháp khuyến khích thương nghiệp nơi đây phát triển trong đó đáng chú ý là việc mời các giáo sĩ phương Tây như Buzomi, De Pina và Borri từ Hội An đến Quy Nhơn lập nhà thờ ở Nước Mặn, cho phép truyền giáo và mua bán. Borri sau thời gian sống ở Quy Nhơn vào thế kỷ XVII đã nhận xét đây là vùng đất “rất giàu có về mọi thứ cần thiết cho sự nuôi sống con người.....Họ rất sung sướng khi nhìn thấy những người không những từ các tỉnh, các vương quốc lân cận mà cả những vùng xa hơn đến đất họ để giao dịch buôn bán”98.



Tại Nước Mặn, dưới sự chỉ đạo của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và quan Trấn thủ Quy Nhơn, các cha dòng Tên người Bồ Đào Nha và Ý được phép xây cất một nhà thờ theo ý nguyện với đầy đủ các tiện nghi và những nhu cầu cần thiết. Tại đây các cha được tiếp đón long trọng như cách mà người Đàng Trong chỉ dành cho các ông hoàng bà chúa, và hàng tháng được cung cấp tiền, gạo, thức ăn, quà bánh và các đồ vật khác để bồi dưỡng cho các cha và những người thông ngôn99. Sở dĩ các chúa Nguyễn và các cha dòng Tên chọn Nước Mặn – Quy Nhơn làm nơi xây dựng nhà thờ và là một trong những trung tâm truyền giáo ở Đàng Trong vì: đối với chúa Nguyễn, đây là vùng đất xa kinh thành, là nơi có cảng biển rộng để thuyền bè đi lại và cũng là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ thương nghiệp,trong khi đó đây lại là vùng đất được khai thác sau vùng Thuận Hóa, tài nguyên chưa được khai phá, dân cư thưa thớt và để mở rộng hơn nữa về kinh tế và lãnh thổ xuống phía Nam, Nước Mặn được xem là bước đệm cầu nối giữa Nam Bộ và vùng Thuận Quảng. Để thúc đẩy quá trình giao lưu buôn bán và phục vụ cho mục đích của mình, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã xem các giáo sĩ như là những mắt xích quan trọng nối giữa chính quyền Đàng Trong với các thương nhân. Những thuyền buôn phương Tây khi sang Đàng Trong đều đưa theo các giáo sĩ, khi đưa các giáo sĩ đến Nước Mặn cũng là đưa các thuyền buôn đến với vùng đất này và một chừng mực nào đó, các giáo sĩ cũng là những con buôn hoặc nằm trong hệ thống chân rết của các thương nhân phương Tây. Hơn nữa lúc này Đàng Trong vẫn ổn định, nhu cầu về vũ khí chưa đến mức cấp thiết nên các chúa Nguyễn chưa phụ thuộc nhiều bởi các nhà truyền giáo. Trong khi đó, các giáo sĩ dòng Tên như cha Francisco Buzomi (1615-1623), cha Francisco de Pina (1585-1625), cha Cristoforo Borri (1583-1632) cùng một số giáo dân đã từ Hội An đã đến Quy Nhơn từ năm 1618 bởi vì ở đó họ tìm thấy "một cánh cửa rất tốt đẹp mở ra cho các nhà truyền giáo của Chúa Kitô đến rao giảng Phúc âm"100 như giáo sĩ Borri đã nhận xét. Không những thế, những năm đầu thế kỷ XVII đang là giai đoạn phát triển ổn định của chính quyền Đàng Trong do đó dù không có những chính sách cấm đạo từ chúa Nguyễn và được các Chúa ưu đãi nhưng các Cha dòng Tên lại vấp phải những trở ngại từ đội ngũ quan lại, họ là những người theo đạo Phật lo sợ trước sự ảnh hưởng của một tôn giáo mới. Vì thế, các giáo sĩ phương Tây đã chọn Hội An và Nước Mặn là hai cơ sở truyền đạo chính ở Đàng Trong từ 1618- 1623 (một trung tâm nữa ở Hội An;Thanh Chiêm và Đà Nẵng lúc này chỉ đóng vai trò là điểm nghỉ chân mà chưa có giáo sĩ nào ở đây thường xuyên)101. Ngay từ giai đoạn đầu khi đến Nước Mặn (1618-1621), các giáo sĩ dòng Tên đã có thể dễ dàng hòa nhập và họ đã nhanh chóng học được tiếng Việt khi họ thấy đây là một thứ tiếng dễ hơn các tiếng khác bởi vì không chia động từ, không có biến cách các danh từ nên dễ học và chỉ trong 6 tháng cho Borri đã có thể nói chuyện và giải tội được bằng tiếng Việt.

Khoảng thời gian từ 1618-1625 là khoảng thời gian mà các giáo sĩ phương Tây dành được cảm tình và sự ưu ái của chúa Nguyễn và dân chúng nhiều nhất, vì thế các cha không chỉ giảng đạo, chiêu nạp thêm nhiều đệ tử ở Đàng Trong trong đó có cả quan lại và người trong hoàng tộc102 mà còn có nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp la tinh hóa tiếng Việt nhằm phục vụ cho công tác truyền giảng đạo được dễ dàng hơn. Người có công đầu tiên trong việc La tinh hóa tiếng Việt là cha De Pina, ông đến Đàng Trong vào năm 1617 tại Hội An và năm sau 1618 ông đã rời Hội An vào Nước Mặn. Trong thời gian sống ở Nước Mặn cha De Pina cùng với Borri đã nghiên cứu và bắt đầu ghi âm tiếng Việt bằng những mẫu tự la tinh. Trong cuốn sách được Borri viết về Xứ Đàng Trong năm 1621và được in ấn tại Ý năm 1631, cha Đỗ Quang Chính đã chỉ ra rằng đã có rất nhiều chữ quốc ngữ xuất hiện trong cuốn sách này như: Anam –An Nam; Tunchim – Đông Kinh; Kemoi – Kẻ mọi; Cacciam- Ca Chàm tức Kẻ Chàm,....103. Cha De Pina cũng đã chịu khó lắng nge người Việt phát âm rồi dùng những mẫu tự la tinh để diễn tả âm tiết theo cách mà tiếng Bồ Đào Nha thường làm. Kể từ năm 1622, ông đã xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự la tinh cho hợp với thanh điệu và lối phát âm của tiếng Việt. Trong thời gian này ông đã biên soạn bản thảo những cuốn sách đầu tiên như "chuyên luận về từ vựng và các thanh" và hoàn thành "các sưu tập chuyện cổ tích và các bài viết hay nhất của Đàng Trong" dưới dạng chữ quốc ngữ104. Đây là những cuốn sách và những công trình được biết đến năm 1623 và 1625 khi ông truyền giáo ở Hội An và Thanh Chiêm, tuy nhiên có thể hiểu rằng những công trình này đã được phôi thai từ thời gian trước đó khi ông có những điều kiện thuận lợi khi ở Quy Nhơn. Ngoài De Pina và Borri còn có giáo sĩ Joao Roiz đến Đàng Trong năm 1621 và trong bản báo cáo gửi cha dòng tên có viết về cơ sở Nước Mặn trong đó có một số chữ quốc ngữ đó là: Annam: An Nam; Sinoa: xứ Hoá tức Thuận Hoá; Unsai: ông Sãi;Cacham: Kẻ Chàm; Ungue: ông Nghè (năm 1651 cha Alexandre de Rhodes viết từ Ông Nghè là Oun ghe); Nuocman: Nước Mặn,....105. Trong bức thư của Cha Gaspar Luis gửi Bề trên được viết năm 1626 tại Nước Mặn và cha Antonio de Fontes ở Kẻ Chàm, cha Buzomi ở Đàng Trong (1 trong 3 người đầu tiên đến Nước Mặn, nhưng thời điểm này không rõ Buzomi có còn ở Nước Mặn hay không hay ở Hội An, tài liệu không nói rõ) cũng đã sử dụng rất nhiều chữ quốc ngữ trong những bức thư106.

Trên cơ sở những tư liệu của các giáo sĩ đến trước hoặc cùng thời các cha khi dòng Tên khi đến Đại Việt đã tiếp thu và học hỏi thêm trong thời gian đến truyền giáo ở đây, từ đó phôi thai hình thành nên những công trình về chữ quốc ngữ như từ điển Việt –Bồ của cha Gaspar do Amaral và cuốn Bồ-Việt của cha Antonio de Barbosa, mà sau này cha Alexandre de Rhoder đã kế thừa và in ấn thành cuốn Từ điển Việt – Bồ - La năm 1651.

Trong thời gian khi cha Alexandre de Rhoder đến Đàng trong cho đến khi cha rời khỏi nơi đây (1624-1626; 1640-1642;1644-1645) mặc dù không còn nhận được sự ưu ái của các chúa Nguyễn như trước đây, song những chính sách được coi là cấm đạo của chúa Nguyễn giai đoạn này cũng không phải là khắt khe và gay gắt như chính quyền Nhật và Trung Quốc đã làm. Đến năm 1699 dưới thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) mới có chính sách cấm đạo được quy định thành văn được ghi chép lại trong Đại Nam thực lục: ''Kỷ Mão (1699) tháng 10 sai Gia Định tra bắt người theo đạo Hoa Lang, phàm người Tây Phương đến ở lẫn đều đuổi về nước107. Trước đó, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, chính sách cấm đạo một mặt nào đó đã được đưa ra nhằm ổn định tình hình chính trị và trấn an dư luận. Tuy nhiên, những chính sách, biện pháp này chỉ mang tính chiếu lệ và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì đối với Đàng Trong vai trò của các giáo sĩ là rất lớn, họ không chỉ uyên thâm về mặt khoa học, kỹ thuật, thiên văn, y học và toán học mà còn là cầu nối giữa Đàng Trong với phương Tây. Vì thế, đến Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), chúa rất khoan dung với đạo Thiên chúa, điều này đã được các giáo sĩ phương Tây thừa nhận rằng ''Thánh luật của đức Chúa trời đã có thể đem ra giảng dạy và thực hiện trong vương quốc. Khắp nơi người ta xây dựng nhà thờ, có tới 5 cái nhà thờ trong kinh thành Huế''108 và đến trước 1750 các chúa Nguyễn đều tỏ ra dễ dãi với đạo Cơ Đốc. Chính vì thế, cha Alexandre de Rhoder cũng như các giáo sĩ khác mới có thể tiếp tục truyền đạo và hoàn thiện công cuộc la tinh hóa tiếng Việt mà các cha đi trước đã làm.


Từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng, quá trình du nhập của Thiên chúa giáo vào vùng đất phía Nam Việt Nam cũng như sự ra đời của chữ Quốc ngữ trên mảnh đất này đã chứng tỏ vai trò của các chúa Nguyễn là không thể phủ nhận. Với những chính sách khoan dung, rộng mở và biết chớp thời cơ của một giai đoạn hết sức đặc biệt trong lịch sử nhân loại – giai đoạn của những cuộc phát kiến địa lý và sự kết nối giữa các châu lục. Những chính sách, biện pháp này không những giúp chính quyền chúa Nguyễn đứng vững ở Đàng Trong, có thể mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế và bước đầu đã có sự hòa nhập vào luồng thương mại Á-Âu. Chính sách đó còn góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa xã hội ở Đàng Trong, trong đó có sự giao lưu với các nước phương Tây về mặt ngôn ngữ, về giao tiếp ứng xử và phong tục tập quán, từ đó dẫn đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ ở Đàng Trong. Điều đó cho thấy vai trò của các chúa Nguyễn đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ đó là đã tạo ra một mảnh đất tốt để các giáo sĩ có thể giao trồng những hạt giống đầu tiên về tư tưởng và chữ viết cho một thời đại mới của Việt Nam – thời đại hội nhập và phát triển.
---------------------------------------------------------------------------------

CHỮ QUỐC NGỮ - LƯU GIỮ, CHUYỂN TẢI

VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
Nhà văn Trần Bảo Hưng

Uỷ viên Hội đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn VN

Trước tham luận tôi có điều xin thưa trước: Chúng tôi không phải là người nghiên cứu ngôn ngữ, chỉ là một nhà báo, có viết phê bình văn học và nghiên cứu văn hóa dân gian, cho nên những điều trình bày dưới đây chỉ là cảm nhận của người ngoại đạo, nếu có sai sót xin được lượng thứ.

Theo chúng tôi đặc điểm lớn nhất của ngôn ngữ Việt Nam là trải qua hàng ngàn năm tiếng nói và chữ viết hoàn toàn cách biệt. Cũng có ý kiến cho rằng chúng ta đã từng có chữ viết cổ nhưng chưa được chứng minh một cách thuyết phục. Còn theo cách hiểu thông thường chúng ta bị buộc phải sử dụng chữ Hán làm ngôn ngữ chính thống cho đến đầu thế kỷ 20 với kỳ thi Hán học cuối cùng chứ Hán mới hoàn toàn bị loại bỏ. Với sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tiếng Việt vẫn tồn tại độc lập và ngày càng phát triển, không chỉ  trong giao tiếp hàng ngày mà còn đơm hoa kết trái trong văn học dân gian với kho tàng truyện cổ, ca dao và dân ca trau chuốt và diễm lệ. Sức sống mãnh liệt ấy đã khiến cho ngay từ thế kỷ thứ 13 với Hàn Thuyên đã manh nha xuất hiện trào lưu dùng chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt. Tuy không được các triều đình phong kiến Việt Nam chấp nhận (trừ triều đại Tây Sơn, những rất tiếc nhà Tây Sơn tồn tại quá ngắn ngủi), nhưng chữ Nôm vẫn ngày càng phát triển và đã để lại những tác phẩm (cả khuyết danh và có danh) như : Thiên Nam ngữ lục, Đại Nam quốc sử diễn ca, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương v.v.. và đặc biệt là truyện Kiều của Nguyễn Du …Đó là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học của dân tộc và đưa tiếng nói Việt Nam ngày càng phát triển, đủ sức phản ánh một cách đa dạng , tinh tế tâm hồn Việt. Ngoài sự kiểm tỏa của ý thức hệ phong kiến, chữ Nôm chưa bao giờ trở thành văn tự chính thống của dân tộc vì độ khó của nó, bởi người sử dụng chữ Nôm trước hết phải biết chữ Nho.

Chữ Việt đầu tiên (sau này ta gọi là chữ Quốc ngữ) được các giáo sĩ phương Tây tới Việt Nam truyền đạo, sáng tạo vào đầu thế kỷ 17, sử dụng ký tự La tinh (mà họ thành thạo) để ghi âm tiếng Việt, họ muốn công việc truyền giáo của mình thuận lợi, vì tín đồ có thể vừa nghe, vừa đọc được lời của Chúa. Với sự tiện lợi, dễ học, dễ nhớ, chữ Quốc ngữ thuở sơ khai phát triển nhanh trong đồng bào công giáo (cùng với những cuốn từ điển  Việt – Bồ  - La tin mà các giáo sĩ sáng tạo). Nhưng chữ Quốc ngữ chính thức được cấp “thông hành” từ 1 – 1 – 1882 là ngày chính quyền Pháp buộc người Việt Nam ở Nam Kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Phải nói ngay rằng Nghị định ngày 6 – 4 – 1878 của thống đốc Nam Kỳ  nhằm tạo thuận lợi cho công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa của người  Pháp và hạn chế tầm ảnh hưởng của Nhà nước phong kiến Việt Nam (đặc biệt là ở những vùng là thuộc địa của Pháp) nhưng nó lại có ý nghĩa khách quan rất lớn khi góp phần giúp cho sự phát triển hoàn chỉnh của ngôn ngữ dân tộc (gồm tiếng nói và chữ viết). Nó cũng tạo điều kiện cho báo chí tiếng Việt và các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Việt đầu tiên xuất hiện ở miền Nam và phát triển rực rỡ ở nửa cuối thế kỷ 19 và những năm đầu của thế kỷ 20.

Tất nhiên một bộ phận trong tầng lớp sĩ phu và các nhà nho học tính việc chống lại chữ quốc ngũ với tâm trạng trung quân ái quốc giáo điều, nhất quyết là không học chữ của kẻ thù. Nhưng với sự tiến hóa của thời đại, sự tiện dụng và phổ biến của chữ Quốc ngữ, tâm lý này ngày càng thu hẹp nhanh chóng và với sự ra đời của phong trào Đông kinh Nghĩa thục (giới sĩ phu yêu nước Việt Nam đã chính thức công nhận chữ quốc ngữ) . Nhưng phong trào Đông kinh nghĩa thục chỉ tồn tại hơn một năm rồi bị thực dân Pháp dẹp bỏ, bởi chúng đã biết đằng sau việc kêu gọi học chữ quốc ngữ là tiếng gọi yêu thương là tiếng chim gọi đàn khởi đầu cho phong trào chống Pháp đòi độc lập dân tộc.

Một bước phát triển vượt bậc của phong trào truyền bá chữ quốc ngữ là Hội truyền bá quốc ngữ ra đời năm 1938 do  Đảng cộng sản chỉ đạo. Hội nay hoạt động liên tục cho đến cách mạng tháng tám (và sau cách mạng trở thành phong trào Bình dân học vụ).

Đấy là những cái mộc chính ghi nhận sự hình thành và phát triển của chữ viết, từ sơ khai đến trở thành chữ quốc ngữ được tất cả người dân Việt Nam thừa nhận. Nhưng đó chỉ là những dấu mốc bề nổi. Sự thực thì vài thế kỷ hình thành và phát triển, chữ Việt ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của báo chí tiếng Việt và dòng văn học hiện đại viết bằng tiếng Việt và đến lượt nó, những tác phẩm báo chí và văn học này lại góp phần hoàn thiện hơn công cụ mà nó sử dụng. Nửa đầu thế kỷ  thứ 20, với sự hình thành và phát triển rực rỡ của phong trào Thơ mới và Tự lực văn đoàn, chữ quốc ngữ đã thực sự hoàn thiện là động lực cho sự bảo tổn và phát huy văn hóa dân tộc. Nếu như phong trào Thơ mới và Tự lực văn đoàn là bước nhảy vọt của chữ Việt thông dụng trở thành ngôn ngữ văn học tinh diệu thì sự thay đổi về sau là những tiệm tiến cần thiết để chữ quốc ngữ ngày càng đa thanh hơn, đa sắc màu hơn. Có thể coi sự tiệm tiến này tạm thời kết thúc vào những năm 80 của thế kỷ 20.

Sự hoàn thiện của chữ quốc ngữ trong thế kỷ 20 không chỉ ở trong lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật mà còn trong cả địa hạt khoa học – kỹ thuật. Với sự hình thành của hệ thống thuật ngữ khoa học (đa phần là dịch một phần là sáng tạo nữa) các công trình phổ biến và nghiên cứu khoa học đã bước đầu được xuất bản bằng chữ quốc ngữ. Và thành công vang dội của bước phát triển này là khi Cách mạng Tháng tám thành công, chúng ta đã có thể giảng dạy và nghiên cứu ở trường đại học bằng tiếng Việt và chữ quốc ngữ. Đây là một thành công rất lớn vì có rất ít quốc gia trong hoàn cảnh tương tự như nước ta thực hiện được điều này.

Cùng với sự hoàn thiện của chữ quốc ngữ sự phát triển vượt bậc của công nghệ in ấn và xuất bản nửa cuối thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự bùng nổ của việc công bố rộng rãi hầu hết những sáng tạo tinh thần của dân tộc trong hàng nghìn năm qua: Đó là việc xuất bản các tác phẩm dân gian của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số anh em và công cuộc dịch, phiên âm và xuất bản các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ từ khởi thủy cho tới hiện nay. Có thể nói hầu hết các sáng tạo trải qua hàng chục thế kỷ của ông cha đã tới tay đông đảo công chúng. Rồi hàng nghìn tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học, công nghệ …được sáng tạo trong thế kỷ 20 cũng được công bố ngay khi nó được tác giả hoàn thành và những công trình văn hóa, khoa học…của nhân loại cũng lần lượt được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Có thể nói thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21) là một cuộc tổng duyệt và công bố vô cùng vĩ đại với văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc với công cụ vô cùng hữu hiệu và tiện lợi là chữ quốc ngữ. Chỉ trên dưới một trăm năm, việc công bố và sáng tạo văn hóa, khoa học của dân tộc đã gấp hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần các thế kỷ trước cộng lại.

Nhưng vài chục năm trở lại đây tiếng Việt phát triển chậm lại. Thậm chí chỉ có những dấu hiệu suy thoái. Đó là sự giảm sút độ trong sáng và tinh tế trong giao tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sinh sử dụng tiếng nước ngoài bắt đầu tràn lan, mặc dù tiếng Việt hoàn toàn có khả năng diễn đạt. Điều đáng buồn là mở đầu xu hướng này lại là không ít các phương tiện thông tin đại chúng. Rồi nhiều biển hiện trên các thành phố lớn được viết bằng tiếng nước ngoài khiến có người nói vui là mình đang lạc vào một đô thị ngoại quốc, rồi tên quốc tế của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ biến thành tên gọi chính thức từ lúc nào…Rồi có xu hướng có thể gọi là quái đản khi dịch ngược từ ngữ, những tên gọi đã Việt Hán hoàn toàn hàng trăm năm nay như : xích lô, xà phòng, pê đan, cà phê…

Các tác phẩm văn học vốn có chức năng sáng tạo từ ngữ mới và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì không đủ sức làm tròn trọng trách này (có khi còn a dua) bởi sách in ra thì nhiều nhưng tác phẩm thật sự có giá trị lại quá ít. Gần đây là sự phát triển như vũ bão của văn học mạng và ngôn ngữ trên mạng xã hội. Có thể nói đây là một thảm họa, một cơn bão quét qua địa bàn vẫn ổn định của tiếng Việt. Không thể phủ nhận tác dụng của văn học mạng và ngôn ngữ trên mạng xã hội nhưng sự đóng góp của chúng là khiêm tốn so với những di hại mà nó tạo nên.

Nghiên cứu ngôn ngữ của chúng ta trên các lĩnh vực: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng đã có những kết quả vô cùng to lớn, không thể phủ nhận. Nhưng cũng có những hạt sạn đáng tiếc là có nơi, có lúc người ta đã máy móc  áp dụng việc nghiên cứu ngữ pháp của nước ngoài (là ngôn ngữ đa âm) vào Việt Nam (vốn là đơn âm) khiến cho ngữ pháp Việt Nam trở nên rối rắm, khó hiểu, là nỗi kinh hoàng của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam: ”Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Và đã có nhiều chuyện nực cười là rất nhiều người viết chữ quốc ngữ rất chuẩn, nhưng không thể phân tích ngữ pháp theo nhưng thao tác của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Điều cuối cùng khiến cho chữ quốc ngữ còn có nơi có lúc lệch chuẩn, ấy là cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được một bộ luật về ngôn ngữ quy định những quy phạm và quy chuẩn bắt buộc cho toàn dân khi nói và viết tiếng Việt.

Để tiếng Việt phát triển lành mạnh, trong sáng để nói đúng và viết đúng tiếng Việt. Trước hết là với học sinh phổ thông, chúng tôi có mấy đề nghị.

Âm Hán Việt trong ngôn ngữ của ta chiếm 70 – 80%, do vậy có nhà ngôn ngữ học đề xuất chúng ta nên có chương trình học chữ Hán trong nhà trường ở một mức độ nào đó để giúp học sinh hiểu đúng, nói đúng và viết đúng. Đề xuất này không phải không có lý, nhưng không thể thực hiện được, vì nó sẽ khiến cho chương trình phổ thông thêm nặng nề. Nhưng chúng tôi tán thành có một số tiết học nào đó cho học sinh làm quen và hiểu được những từ Hán Việt thông dụng (theo kiểu tự nguyện) để các em sử dụng đúng. Chúng tôi xin đưa một vài ví dụ : Từ chung thủy học sinh có thể hiểu, nhưng khi được giải thích : thủy là mở đầu, bắt đầu.  Chung là cuối cùng, kết thúc…chung thủy có nghĩa là sống với nhau từ bắt đầu ( hôn nhân, yêu nhau) cho đến cuối đời…thì học sinh không thể hiểu sai, viết sai. Một trường hợp khác Đăm chiêu (phải trái). Hồi học cấp 2, khi học bài “Lời tâm sự của kẻ đi ở” có câu:

Gà kia mày gáy chiêu đăm

Để chúa tao nằm, tao ngủ chút nao”.

Thầy không hề giải thích gáy chiêu đăm là gáy thế nào, khiến chúng tôi hiểu rất lơ mơ. Nếu thày giải thích: Gáy chiêu đăm, là gáy ở bên trái rồi lại gáy ở bên phải, có nghĩa là gáy ở khắp nơi. Người đi ở lo gà gáy như thế sẽ khiến chủ nhà thức dậy và bắt mình đi làm sớm… thì học sinh sẽ hiểu ngay và sâu. Và khi nói: Anh ấy hay chị ấy đăm chiêu quá, thì có nghĩa là : anh/chị ấy suy nghĩ lúc thì nghiêng về bên phải, lúc thì nghiêng về bên trái, có nghĩa là nghĩ chưa ra. Đối với một số từ, ngữ hàm xúc mang biểu tượng văn hóa, thẩm mỹ của dân tộc, thì cũng cần cho học sinh được hiểu và làm quen. Chẳng hạn từ đẹp đôi. Hai người rất đẹp, tất nhiên là đẹp đôi rồi. Nhưng hai người đều không đẹp, đều rất xấu, nhưng kết hợp với nhau thì cũng đẹp đôi. Đẹp đôi ở đây có ý nghĩa là: hài hòa, cân đối, phù hợp ….

Hai từ: cái giỏ, cái hom, thì ai cũng biết nhưng khi ở trong một tập hợp “đàn ông như cái giỏ, đàn bà như cái hom” thì nó đã hàm nghĩa rộng hơn: đàn ông kiếm tiền cũng như bắt cua cá bỏ vào giỏ, nhưng phải có người phụ nữ hợp lực, giữ gìn, như là cái hom, khiến con cá không thể thoát  ra ngoài được. Đó là nghĩa trực tiếp nhưng lại có hàm nghĩ rộng hơn: tiền vào tay đàn bà thì khó lọt đi đâu được. Hay con cá cái nơm khi xuất hiện trong câu ca dao:

Vì làng có một cái chuôm



Có con cá lớn vào nơm anh rồi

Tha hồ kẻ tát người hôi”.

Lại có nghĩa hoàn toàn khác. Mới nghe qua thì đúng là cảnh bắt cá: bởi có chuôm (ao) có cá, có nơm, lại có cả kẻ tát hôi. Nhưng lại không phải là cảnh bắt cá, mà lại là chuyện tình yêu trai gái. Câu ca dao như một hoạt cảnh: Tôi cứ hình dung một anh trai làng vênh mặt lên một cách tai quái: cả làng có một cô gái xinh đẹp nhất ta đã “chôm” được rồi, còn lại mặc kệ chúng mày “hôi, tát”. Sở dĩ người Việt Nam đều hiểu đúng nội dung hàm ý của câu ca dao này, bởi ai cũng biết câu ngạn ngữ “đàn ông như cái nơm, không úp chỗ này thì úp chỗ khác”.

Đối với những người lớn tuổi, từng đắm mình trong văn hóa truyền thống của ông cha thì những trường hợp này không có gì là khó hiểu, nhưng với thế hệ trẻ, chữ nghĩa của ông cha đã bay đi ít nhiều thì phải tạo điều kiện cho các em học tập, hiểu biết, vốn ngôn ngữ điệu tâm hồn của dân tộc, để từ đó không bị lai căng, mất gốc, Bởi ngôn ngữ là phương tiện để chuyên chở tâm hồn, bản tính của dân tộc hoặc nói như Nguyễn Văn Vĩnh “ chữ Việt còn thì nước ta còn”./.

Hà Nội 12/ 2015                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
----------------------------------------------------------------------------------------


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương