NHÌn lạI “BÁo cáo vắn tắt về tiếng an nam hay đÔng kinh” CỦa alexandre de rhodes về VẤN ĐỀ chữ VÀ VẦN


BÁO CHÍ VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ VÀ HOÀN THIỆN CHỮ QUỐC NGỮ



tải về 0.96 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.96 Mb.
#9892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

BÁO CHÍ VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ VÀ HOÀN THIỆN CHỮ QUỐC NGỮ

HỒI ĐẦU THẾ KỶ XX – TRƯỜNG HỢP TỜ ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ

NGUYỄN TRỌNG MINH



  1. Bối cảnh ra đời của tờ Đông Dương Tạp chí

Xã hội nước ta những năm đầu thế kỷ XX đã diễn ra những sự chuyển mình mạnh mẽ với những hàng loạt những phong trào cải cách, canh tân đất nước như Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục. Trên cơ sở đó, một khuynh hướng mới đã ra đời lấy việc tiếp nhận văn minh phương Tây và dùng nó để chống lại sự cai trị của Pháp. Nhận thức được mối nguy cơ trên, thực dân Pháp nhận thấy không thể chỉ cấm đoán tiêu cực và đàn áp bằng bạo lực mà phải thỏa mãn phần nào đó những đòi hỏi khai hóa, duy tân cải cách của xã hội nước ta đương thời. Báo chí là một trong những lĩnh vực được Pháp chú ý để thực hiện mục đích trên. Pháp chủ trương cho mở những tờ báo để thông qua nó nhằm giới thiệu phổ biến văn hóa Tây phương, đặc biệt văn hóa Pháp.

Tờ Đông Dương tạp chí được ra đời trong hoàn cảnh đó, tờ báo được Pháp cho phép xuất bản vào năm 1913, xuất bản mỗi tuần một số. Tờ báo do một người Pháp tên là Schneider làm chủ, Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Bên cạnh đó, tờ báo còn có sự tham gia cộng tác của các trí thức tên tuổi đương thời như: Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Trác, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đỗ Mục…, trong đó Nguyễn Văn Vĩnh đóng vai trò là chủ bút và cũng là người phát biểu những quan điểm cho tờ báo. Tạp chí hoạt động với mục tiêu “Phổ biến văn hoá Tây Phương, cổ động học chữ Quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệm như canh nông, công nghệ…1. Trong đó, việc cổ động và truyền bá sử dụng chữ Quốc ngữ là một khía cạnh chủ chốt trong nội dung hoạt động của tờ báo theo tôn chỉ: “Phát không cho những người mua báo một cuốn sách dạy chữ Quốc ngữ rất tiện mà không phải đem sách đi hỏi, ai cũng có thể học được chữ Quốc ngữ2.



II. Hoạt động truyền bá chữ Quốc ngữ trên tờ Đông Dương tạp chí

Trước khi chữ quốc ngữ được có mặt ở nước ta, người Việt ta mượn chữ Hán để làm chữ viết cho dân tộc mình. Trải qua một thời gian, trên cơ sở mượn lại chất liệu của chữ Hán, ông cha ta đã có những cách tân và sáng tạo để tạo ra một thứ chữ mới cho dân tộc Việt, đó chính là chữ Nôm. Từ đó, chữ Hán và chữ Nôm cùng tồn tại song hành trong suốt một thời gian dài của lịch sử cho đến tận đầu thế kỷ XX.

Tuy nhiên, cả chữ Hán và chữ Nôm đều là những thứ chữ khó học và là một trở ngại ngăn trở con đường học vấn của người dân. Đối với chữ Hán, đây là một thứ chữ mà người học:“mất hàng nửa đời người, mà trăm người học không được một người hay, học được hay cũng chỉ ích lấy một mình, không đem ra mà dùng cho đời được nhờ cái học vấn của mình chẳng qua là một cái thú rung đùi mà thôi3. Còn đối với chữ Nôm, đây là một thứ chữ: “một chữ mà đọc nhiều cách viết nhiều cách được… tuy viết quấy quá cũng thành ra dạng chữ, nhưng không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường phải cao đoán mới đọc được thông4. Điều này đưa đến hệ quả là việc học và phổ biến việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong xã hội rất hạn chế: “có mấy người đọc được, mà trong những người đọc được, thì có mấy người hiểu cho hết nghĩa5, khiến cho người dân ta trong xã hội cũ phần đông không biết chữ.

Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ thứ XVII do các nhà truyền giáo phương Tây phát minh ra nhưng cho đến những năm đầu thế kỷ XX, nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trong xã hội nước ta. Những trí thức hoạt động trong nhóm Đông Dương tạp chí đã sớm nhận thấy ở chữ Quốc ngữ một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của nước nhà. Quan điểm này được Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định trong bài lời tựa bộ sách Tam Quốc Chí do Phan Kế Bính dịch: “Nước ta sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

So với chữ Hán hay chữ Nôm, chữ Quốc ngữ có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn là đơn giản và dễ học: “chắp vần theo như chữ các nước Phương Tây; có mẹo mực, ba là ba, bốn là bốn, không thể sai được mà học dễ biết là bao nhiêu! Sáng ý thì chỉ vài ngày, ngu đần thì trong một tháng cũng phải thông6. Do vậy mà chữ Quốc ngữ rất dễ phổ biến trong xã hội: “Thế mà chữ Quốc ngữ, thì không những là người biết chữ Quốc ngữ đọc được, hiểu được, một người đọc cả nhà nghe cùng hiểu được, từ đàn ông cho đến các bà (không dám nói đàn bà sợ các bà quở) trẻ con cũng nghe được mà chỉ với chúng ta trong cuộc luận bàn thế sự thì có phải nó vui việc ra là bao nhiêu7. Ý thức được tầm quan trọng của chữ Quốc ngữ đối với sự phát triển của dân tộc, tờ Đông Dương tạp chí đã dành ra nhiều tâm sức cho việc cổ súy, truyền bá việc sử dụng chữ Quốc ngữ sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam đương thời.

Ban đầu, việc học và truyền bá chữ quốc ngữ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là từ sự chống đối từ tầng lớp sĩ phu cựu học: “Chữ a,b,c ngày nay cũng như ngày trước "tam tự kinh", phong khí đổi khác, lớp tân và cựu xung đột nhau càng gắt8. Nhận thức được những khó khăn đó, trên tờ Đông Dương tạp chí đã xuất hiện nhiều bài viết cổ động cho việc sử dụng thứ chữ mới này như: Chữ Nho nên để hay nên bỏ, Tiếng An Nam, Cách viết chữ quốc ngữ… Những bài viết đó hướng tới mục đích là phân tích cho người dân thấy được lợi ích của việc học chữ Quốc ngữ, từ đó mà có thấy độ tích cực hơn với nó.

Cùng với đó, tờ báo đã phát đi những lời kêu gọi mọi người, nhất là những bậc trí giả trong xã hội nên tiên phong sử dụng chữ Quốc ngữ để đồng bang cùng noi theo: “Những người có tài hoa, những người có học thức trong nước phải chuyên về nghề văn quốc ngữ…Các bậc có Pháp học, thì tuy rằng cái ngoại tài ấy phải chuyên làm cách cạnh tranh làm mối kiếm ăn, nhưng hễ muốn nhân việc lập thân mà lại có ích cho cả đồng bào mình, thì phàm luyện được chút tài nào của người, cũng nên dùng quốc văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng bang được hưởng9.

Để giúp cho mọi người có cơ hội tiếp cận và làm quen hơn nữa với chữ Quốc ngữ, tờ báo đã đề xuất một biện pháp đơn giản mà hiệu quả là: “tất cả các thể loại như: báo, sách, văn chương, thơ, tiểu thuyết nghị luận, tờ bồi kiện quan, đơn từ kiện tụng đến những câu đối, câu phúng, lời chúc mừng bạn bè... đều phải viết bằng chữ quốc ngữ10, đồng thời cũng luyện cho người viết trôi chảy, trau chuốt hơn.



III. Tờ Đông Dương tạp chí với việc hoàn thiện cách viết và dùng chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ hồi những năm đầu thế kỷ XX vẫn còn nhiều khuyết điểm về ngữ pháp, phiên âm và ngữ âm. Do đó, việc chỉnh sửa những khuyết điểm để chữ Quốc ngữ mượt mà và tiện ích hơn trong cuộc sống là rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, các trí thức trong nhóm Đông Dương tạp chí, đặc biệt là Nguyễn Văn Vĩnh đã rất chú ý đến vấn đề này: “Nay bản báo lấy việc cổ động cho chữ quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng nên đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại11. Tờ báo đã khởi xướng cho việc đặt ra những quy tắc chung để chữ Quốc ngữ được sử dụng một cách thống nhất trong phạm vi toàn quốc về cách đặt câu, cách viết, cách diễn ngôn theo phương ngữ ba miền, cách viết, đặt chấm, dấu phẩy…

Ở nước ta do có nhiều phương ngữ nên mỗi miền sử dụng chữ Quốc ngữ cũng khác nhau. Người ta thường đọc sai chữ ch và chữ tr như cha mẹ và tra mẹ; hay chữ s với chữ x: ngoài miền Bắc và miền Trung thì không phân biệt hai chữ này còn người miền Nam thì “chữ s uốn lưỡi như chữ ch tây, còn chữ x thì đọc như chữ s tây. Chữ gi, chữ d, chữ r thì ở Bắc Kỳ ta không phân, còn ở Nam Kỳ và Trung Kỳ phân biệt được chắc chữ r mà thôi, còn d với gi cũng đọc như chữ y, mà không mấy người biết chắc được tiếng nào đáng viết d hay gi12. Ngoài ra, còn một loạt những dị biệt nữa gây ra sự hiểu lầm trong khi nói và viết chữ Quốc ngữ có thể liệt kê ra như sau: chữ gi và chữ tr như trồng cây và giồng cây; chữ nh và chữ l như lời và nhời; chữ nhd như con nhện và con dện… Tình hình đó đòi hỏi cần phải thống nhất chữ viết trên cả nước nếu không sẽ đọc sai, viết sai và hiểu sai nghĩa của câu chữ. Trước yêu cầu đó, trên tờ Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đã đề xuất một số cách viết chữ Quốc ngữ thống nhất như sau:

- “Gi đổi ra tr: trả để thay cho tiếng giả, trai gái thay cho giai gái, trăng gió thay cho giăng gió, trao đổi thay cho giao đổi, trầu không thay cho giầu không, tro tàn thay cho gio, trồng cây thay cho giồng, trở về thay cho giở về.

- s đổi ra tr: trống mái để thay cho tiếng sống.

- d đổi ra nh: mạng nhện để thay tiếng dện, nhọn - dọn, nhốt gà – dốt, nhơ bẩn – ...

- nh đổi ra l: lạt để thay tiếng nhạt, lát (chốc) – nhát, lầm (lẫn) – nhầm, lẹ – nhẹ...”13

Việc học và hiểu biết hời hợt chữ Quốc ngữ của một số người đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chữ Quốc ngữ, vì nhiều khi văn phong, cách viết chữ không đúng đã làm cho người đọc phải suy nghĩ và dễ gây hiểu sai nghĩa. Vì vậy để tránh tình trạng chữ Quốc ngữ “thành một lối chữ hỗn độn, không ai hiểu được nữa14, tờ báo đã đề xuất: “cách đặt câu, cách viết, cách chấm câu phải dần dần cho có lệ có phép, mà lệ phép thì phải theo ý nhiều người đã thuận, chớ đừng ai tự đắc lối của mình đem ý riêng ra sửa đổi thói quen”15.

Ngoài ra, trên tờ Đông Dương tạp chí ngay từ những số đầu năm 1913, đã có những bảng mẫu chữ cái quốc ngữ bao gồm một số nguyên âm, phụ âm, nguyên âm đôi, các vần ghép: bơ, cơ, dơ, gơ, hơ, kơ... và một số số đếm đơn giản từ 1 đến 9 và số 0.

Từ số 42, trên tờ báo có thêm mục Sư Phạm học khoa là mục dành riêng cho các thầy giáo làm tài liệu dạy học. Đến năm 1916, tờ báo đã giới thiệu một phương pháp học chữ Quốc ngữ mới, đăng trên mục Nam học niên khóa (một phụ trương của tờ Đông Dương tạp chí). Phương pháp này giống như cách học trong sách tập đọc dành học sinh lớp một hiện nay, phương pháp đánh vần ghép chữ, ví dụ như cách đánh vần: ngờ - a – nga. Đến năm 1918, trên tờ Đông Dương tạp chí còn có bài hướng dẫn cách cầm bút, cách ngồi, cách viết.

Để chữ Quốc ngữ ngày càng hoàn thiện hơn thì rất cần phải thống nhất cách phiên âm tên đất, tên người nước ngoài khi dịch ra chữ quốc ngữ. Nếu phiên âm tiếng nước ngoài theo chữ Hán thì dễ đọc, dễ hiểu nhưng lại dễ sai nguyên bản, còn để nguyên bản gốc thì những người không biết tiếng nước ngoài không đọc được. Để giải quyết tình trạng này, Nguyễn Văn Vĩnh trên tờ Đông Dương tạp chí đã đề xuất biện pháp để giải quyết như sau: đối với những tên những nước lớn được dịch qua chữ Hán ai cũng biết như Pháp, Anh, Nga, Đức, Bỉ, Áo thì cứ để nguyên, còn những từ chưa phổ thông thì nên phiên âm theo cách mới: “Khi viết lẫn những tên ấy vào văn Quốc ngữ thì nên viết tiếng dịch trước rồi mới vòng hai bên hai cái viết nguyên dạng chữ vào sau cho người ta biết tiếng Tây dễ nhận ra16. Đây là một vấn đề rất cần thiết và rất thời sự đối với báo chí, xuất bản lúc bấy giờ.

Chữ quốc ngữ có tới 5 thanh: nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã và những râu ở chữ đ, ơ, ư. Nguyễn Văn Vĩnh đã đề xướng một sự cải cách ngay trên tờ báo Đông Dương tạp chí, theo đó chữ F thay dấu huyền, chữ W thay dấu sắc... Sự cải cách của ông rất tiện lợi trong thời kì mà máy đánh chữ sản xuất ở Pháp và sau này ngành bưu điện Việt Nam đã áp dụng chính hệ thống “chữ quốc ngữ cải cách của Nguyễn Văn Vĩnh” trong các điện tín.

Chữ quốc ngữ lúc đầu rất phức tạp vì chữ có rất nhiều nguyên âm (72 nguyên âm), cho nên việc in ấn gặp rất nhiều khó khăn do các máy chữ mua của phương Tây không có nhiều dấu như vậy. Do đó, việc cải cách chữ quốc ngữ cho bớt dấu đi là rất cấp thiết và quan trọng. Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu tiên đề xướng việc cải cách chữ quốc ngữ để thuận tiện trong in ấn, xuất bản: “Muốn cho chủ và thợ nhà in áp dụng những tiến bộ về kỹ thuật ấn loát cho chữ Việt, thì phải cải cách chữ viết thế nào cho ít dấu chữ chừng nào hay chừng nấy. Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị hạn chế các dấu lại còn 26…Nhưng làm sao để nhốt 72 nguyên âm Việt vào trong phạm vi chật chội của 7 nguyên âm Anh? Nguyễn Văn Vĩnh liền đề nghị hai ước lệ: thay thế một số nguyên âm bằng những nguyên âm đôi và đánh dấu giọng thấp cao bằng những phụ âm không ở cuối vần mà người sẽ để ở chót tiếng17. Điều này đã giúp cho việc in ấn sách chữ Quốc ngữ được thuận tiện hơn.

Mặt khác, để giúp trao dồi tiếng Việt, luyện khả năng diễn đạt về mặt từ ngữ, câu văn cho chữ Quốc ngữ, tờ Đông Dương tạp chí đã chú trọng đến việc xây dựng và phát triển mảng dịch thuật nhằm: “Đem diễn dịch những trang tuyệt bút của nền văn chương Pháp ra tiếng Nam thực là công việc cải tử hoàn sinh cho tiếng nước mình! Nhờ thế mà tiếng Nam sẽ thay đổi biến hóa rồi trở nên thuần thục,bắt chước được ở câu văn Pháp sự súc tích, sự minh bạch hữu lý18. Với tinh thần trên, tờ báo đã cho đăng nhiều tác phẩm văn chương tiếng Pháp được dịch sang chữ Quốc ngữ như: Thơ ngụ ngôn của La Fontaine, Truyện trẻ con của Perraut, truyện Gil Blas de Sautilane của Lesage (4 quyển), Mai nương Lệ cốt (Manon Lescaut) của Abbé Prévost (5 quyển), Ba người ngự lâm pháo thủ của A. Dumas (24 quyển), Guy-li-ve du ký của J. Swift., Tê-lê-mặc phiêu liêu ký của Fénélon, Kịch của Lesage (Tục ca lệ tức Turcaret, 2 quyển), Truyện các danh nhân Hy lạp và La Mã của Plutarque, Rabelais của Emile Vayrac, Đàn cừu của chàng Panurge của Emile Vayrac. Ngoài ra còn những bài dịch về Luân lý học và Triết học yếu lược đăng tải nhiều kỳ trên Đông Dương tạp chí.

Trước những chuyển biến và lan tỏa sâu rộng của chữ Quốc ngữ trong đời sống xã hội, ngày 18/9/1924, Toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học. Đây quả thực là một sự chuyển hóa vô cùng lớn lao, tạo ra bước ngoặc cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam về sau.

*

Với mục đích “dựa vào chữ Quốc ngữ để xây dựng nền văn hóa mới19, những hoạt động trên của tờ Đông Dương tạp chí đã có đóng góp to lớn vào việc cổ vũ, phổ biến và xác lập vị trí chủ đạo của chữ Quốc ngữ trong xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX: “Những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào nghề văn Quốc ngữ” và đề xuất “nào báo Quốc ngữ, nào sách học Quốc ngữ, nào thơ Quốc ngữ, nào văn chương Quốc ngữ, án kỳ, hành trình, tiểu thuyết, nghị luận, tờ bồi việc quan, đơn từ kiện tụng, nên làm bằng chữ Quốc ngữ hết cả20. Ngoài ra, tờ Đông Dương tạp chí mà người đi tiên phong là Nguyễn Văn Vĩnh cũng góp công lớn trong việc trao dồi, hoàn thiện và đem đến cho dân tộc một thứ chữ: “Học vừa dễ vừa mau, dùng vừa hay vừa tiện, thật là một cái lợi khí để truyền bá sự học trong quốc dân. Nay chúng ta được dùng cái chữ thần diệu đó…21. Kể từ khi ra đời cho đến lúc xác lập được vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội Việt Nam, có thể nói đỉnh cao của chữ Quốc ngữ không gì khác chính là tờ Đông Dương tạp chí.


CHÚ THÍCH

. Nguyễn Văn Vĩnh (1913), “Chủ nghĩa”, Đông Dương tạp chí, số 2, 1913, tr.2



2. Dẫn lại theo Phạm Thế Ngũ (1998), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III: Văn học hiện đại 1862 – 1945, Nxb Đồng Tháp, tr.119

3. Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ Nho nên để hay nên bỏ”, Đông Dương tạp chí, số 31, 1913, tr.3

4. Nguyễn Văn Vĩnh, “Người An nam nên viết chữ An nam”, Đăng Cổ Tùng Báo số ra mắt ngày 28/3/1907, tr.2

5. Nguyễn Văn Vĩnh (1913), “Chủ nghĩa”, bđd, tr.3

6. Nguyễn Văn Vĩnh, “Người An nam nên viết chữ An nam”, tlđd, tr.3

7. Nguyễn Văn Vĩnh (1913), “Chủ nghĩa”, bđd, tr.3

8. Huỳnh Thúc Kháng, Huỳnh Thúc Kháng tự truyện, Huế, Nxb Anh Minh, 1963, tr. 28

9. Nguyễn Văn Vĩnh, “Tiếng An Nam”, Đông Dương tạp chí, số 40, 1914, tr.4

10. Nguyễn Văn Vĩnh, “Tiếng An Nam”, bđd, tr.4

11. Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 33, 1913, tr.4

12. Nguyễn Văn Vĩnh, “Chữ quốc ngữ”, bđd, tr.4

13. Nguyễn Văn Vĩnh, “Cách viết chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 82, 1914, tr.6

14. Đông Dương tạp chí, số 51, 1914, tr.4-5

15. Nguyễn Văn Vĩnh, “Tiếng An Nam”, bđd, tr.4

16. Nguyễn Văn Vĩnh, “Cách dịch các tiếng tên xứ, tên người Âu châu ra chữ quốc ngữ”, Đông Dương tạp chí, số 67, 1914, tr.9

17. Hồ Lân Trinh, “Sự cải cách vần chữ Việt”, trong Phê bình văn nghệ, tập 1, ngày 8/2/1958

18. Đỗ Lai Thúy, “Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên”, tạp chí Tia Sáng, số ra 16/ 9/2009

19. Trần Việt Sơn (1958), Luận đề về nhóm Đông Dương tạp chí: với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nxb Thăng Long, tr.7

20. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX, Nxb Thanh Niên, tr. 158

21. Nguyễn Đức Thuận (2008), Văn trên Nam Phong tạp chí diện mạo và thành tựu, Nxb Văn học, tr 108
---------------------------------------------------------------------------------

BIỂN VỚI LỤC ĐỊA – THƯƠNG CẢNG THI NẠI (CHAMPA)

TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG Á (THẾ KỶ X-XV)1

Đỗ Trường Giang

Viện nghiên cứu Đông Nam Á
Vị trí của các thương cảng Champa trong mạng lưới hải thương khu vực

Các nhà nghiên cứu lịch sử hải thương Á châu đều khẳng định vai trò, vị thế và sức ảnh hưởng của ba thị trường kinh tế lớn, cũng đồng thời là ba trung tâm văn minh lớn/ và sớm của Á châu, bao gồm Trung Hoa, Ấn Độ và bán đảo Arab. Các trung tâm văn minh ấy về cơ bản đều đã được triển nở tại những vùng châu thổ của những con sông vĩ đại, đồng thời kiến lập nên những vương triều vĩ đại. Sự kết nối giữa các trung tâm văn minh vĩ đại và thị trường rộng lớn đó đã dẫn tới sự hình thành của những “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển. Sự hưng thịnh, suy tàn của các thị trường ấy, cũng như là những chính sách được thực thi bởi các vương triều ở những trung tâm văn minh lớn này luôn dẫn đến những tác động trực tiếp và sâu sắc đối với mạng lưới thương mại (cả trên bộ và trên biển) của khu vực, cũng như là tác nhân quan trọng dẫn tới sự ra đời, hưng thịnh và suy vong của nhiều quốc gia nằm trên các tuyến thương mại đó. Cho đến trước khi có sự xuất hiện của các thương nhân Âu châu sau thời kỳ phát kiến địa lý, thì những người nắm giữ vai trò chi phối đối với mạng lưới thương mại khu vực kết nối các khu vực với nhau, được ghi nhận rộng rãi, là các thương nhân Trung Hoa, thương nhân Ấn Độ, thương nhân Arab và những hải nhân Malayo-polinesian.

Trong sự phát triển của nền hải thương Á châu, khu vực Đông Nam Á – đặc biệt là thế giới hải đảo Đông Nam Á (maritime Southeast Asia), có một vị trí vô cùng quan trọng: một trung gian điểm trong việc kết nối thị trường Đông và Đông Bắc Á với thị trường Nam và Tây Á, đặc biệt là sau khi con đường tơ lụa trên bộ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển vận các nguồn hàng giữa các trung tâm và con đường tơ lụa trên biển trở nên thiết yếu trong việc duy trì các mối liên hệ đó. Khi sự phát triển của mối giao thương giữa các trung tâm kinh tế lớn càng phát triển, thì các vùng biển của Đông Nam Á càng có những cơ hội để dự nhập vào mạng lưới hải thương khu vực, tận dụng môi trường kinh tế biển, kiến lập các trung tâm liên thế giới để vận hành mạng lưới riêng của khu vực.2 Sự suy yếu của một/hay đồng thời nhiều trung tâm kinh tế lớn, ở chiều hướng ngược lại, dẫn tới sự suy yếu, khủng hoảng, và thậm chí diệt vong của nhiều thể chế biển vốn phụ thuộc chặt chẽ vào sự vận hành của mạng lưới hải thương (sự diệt vong của các vương quốc biển Phù Nam, Srivijaya hay Malacca có thể được xem như là những ví dụ điển hình cho luận điểm này). Tuy nhiên, Đông Nam Á không phải/và không bao giờ là một khu vực lệ thuộc hoàn toàn và bị động vào sự vận hành của mạng lưới thương mại biển khu vực, được dẫn dắt bởi các trung tâm văn minh lớn và dưới sự điều hành của các thương nhân Trung Hoa, Ấn Độ hay Arab. Ngược lại, các nguồn sử liệu Đông Nam Á, cũng như sử liệu ngoài khu vực, đã minh chứng sự chủ động, tích cực và vai trò của các chính thể vùng Đông Nam Á – đặc biệt là các chính thể đã từng tồn tại ở vùng Eo Malacca cũng như là các thể chế biển trong khu vực, trong việc dự nhập vào mạng lưới hải thương Á châu và sự vận hành của mạng lưới này. Vai trò chủ động và tầm hoạt động rộng lớn trên khắp các mặt biển Á Châu của các thương nhân gốc Malayu đã là một ví dụ quan trọng cho tính chủ động của thương nhân Đông Nam Á.3 Bên cạnh đó, Đông Nam Á còn được biết đến như những trung tâm cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho các thị trường lớn, đặc biệt là các mặt hàng có nguồn gốc nhiệt đới như quế, trầm hương, long não, đinh hương, nhục đậu khấu, tô mộc …4 Chính các chính thể vùng Đông Nam Á là những chủ nhân và đồng thời là những người vận hành của các mạng lưới trao đổi nội địa, nội vùng và liên vùng ấy; thu gom các mặt hàng có giá trị cao trên thị trường (đặc biệt là các nguồn hàng có nguồn gốc từ các vùng cao nguyên), chuyển vận tới các cảng thị cận duyên và từ đó dự nhập vào mạng lưới thương mại khu vực và quốc tế.

Xét trên bình diện khu vực Đông Nam Á, một khu vực mà yếu tố biển được xem như một đặc trưng mang tính phổ quát cho toàn khu vực,5 lại nằm trên tuyến đường hải thương quốc tế kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của thế giới, nên việc phát triển ngoại thương và dự nhập vào mạng lưới hải thương khu vực luôn có một sức hút lớn đối với các chính thể trong khu vực – bao gồm cả các chính thể trọng nông (agrarian-based polities) như Java, Angkor hay Đại Việt và các chính thể trọng thương/thể chế biển (Commercial-based polities/marine polities). Trong một bối cảnh lịch sử và điều kiện địa-sinh thái và địa-kinh tế như vậy, thì các hải cảng trong suốt chiều dài lịch sử đã luôn giữ một vai trò quan trọng đối với các chính thể này.6 Các thương cảng đó nắm giữ chức năng như các trung tâm đầu mối (entrepot) cho việc giao thương trong một khu vực và đồng thời kết nối các khu vực với nhau. Các dòng sông và tuyến đường mòn ven sông thường là các kênh giao tiếp chính (đôi khi là duy nhất) đối với vùng nội địa và, phụ thuộc vào địa hình của vùng duyên hải, sự hiện diện của các đầm lầy và khả năng di chuyển cho các thương thuyền lớn, trong một số trường hợp thì thủ phủ (capital city) có thể nằm cách xa bờ biển một vài dặm về phía nội địa.7 Tính quốc tế của các chính thể cảng (port-polities) là một đặc điểm thể hiện sự phồn vinh của nó. Các cảng thị không chỉ là kinh đô về chính trị và thương mại, mà còn là các trung tâm văn hóa của các chính thể…8 Một số cảng thị đặc trưng của vùng Đông Nam Á trước khi có sự hiện diện của các đoàn thuyền buôn châu Âu, có thể kể tới là Srivijay Palembang, Melacca, Thi Nại (Champa), … Sự hình thành, hưng khởi và suy tàn của các thương cảng, hay các chính thể cảng thị của vùng Đông Nam Á, một mặt chia sẻ các giá trị và đặc điểm chung mang tính phổ quát, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự phản ứng và thích ứng của những người đứng đầu các chính thể đó trước các cơ hội và thách thức của môi trường địa-kinh tế khu vực và thế giới.

Trên con đường thương mại biển của khu vực và thế giới ấy, vùng biển Vịnh Bắc Bộ (biển Giao Châu) và cả vùng Biển Đông của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã có một vị trí thiết yếu và có những đóng góp tích cực đối với sự chuyển vận của mạng lưới này. Các vùng biển này nằm liền kề với các trung tâm thương mại lớn ở Nam Trung Hoa (Cảng Quảng Châu) và nắm giữ vai trò cầu nối giữa thị trường Đông Bắc Á với các trung tâm kinh tế khác ở cả Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á nên đã sớm được các thương nhân quốc tế xem như là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng cả về mặt địa-chính trị và địa-kinh tế.9 Trong suốt một thời kỳ lịch sử dài lâu, vương quốc Champa đã được ghi nhận là chủ nhân của vùng bờ biển dài dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam ngày nay. Các hệ thống cảng biển ven bờ của Champa đã sớm được ghi nhận như những địa điểm dừng chân thường xuyên của các đoàn thuyền buôn nội địa cũng như là ngoại quốc.10 Các cư dân cổ của vương quốc này đã tận dụng triệt để việc khai thác các nguồn tài nguyên của một hệ sinh thái phổ tạp (General Ecosystem), đồng thời tận dụng các nhân tố ngoại sinh do điều kiện quốc tế mang tới để gây dựng nên trên mảnh đất này những vương triều hùng mạnh, một nền văn minh đặc sắc với những dấu tích hiện còn lưu lại đến ngày nay.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Champa trong suốt chiều dài lịch sử chỉ đơn thuần là một thể chế biển, lấy hoạt động kinh tế biển làm nền tảng và cũng là nhân tố quyết định sự tồn vong của vương quốc này. Quan điểm ấy dựa trên một thực tế là, vương quốc Champa đã hình thành và phát triển trên một không gian lãnh thổ dài và hẹp dọc theo ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay, bị giới hạn về phía tây bởi dãy núi Trường Sơn chạy dọc suốt chiều dài lãnh thổ, phía Đông là biển Đông rộng lớn. Do tính chất địa hình núi và biển gần như nằm sát nhau, các con sông ở đây đều ngắn, đều chủ yếu chảy theo hướng Tây-Đông từ núi xuống biển, và mỗi con sông đều là một hệ thống riêng rẽ. Bờ biển miền Trung lồi lõm với rất nhiều vịnh nước sâu thuận lợi cho việc neo đậu của tàu thuyền. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của những đảo, cụm đảo được hình thành trong quá trình tạo sơn như: Hòn Gió (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn-Cù Lao Ré (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hoà), Phú Quý (Ninh-Bình Thuận)… Sinh thành và phát triển trong một điều kiện địa lý và môi trường sinh thái như vậy, các cư dân cổ Champa đã sớm lựa chọn cho mình con đường phát triển xuyên suốt trong lịch sử, đó là hướng biển, gây dựng một nền kinh tế biển bằng việc chủ động dự nhập vào mạng lưới hải thương của khu vực, và thực tế như đã được thừa nhận rộng rãi, Champa đã từng một thời là vương quốc biển điển hình của khu vực Đông Nam Á.

Champa là một thể chế biển, đó là một quan điểm đã được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, có phải trong suốt chiều dài lịch sử ấy, Champa đơn thuần “chỉ là một thể chế biển” như nghi vấn đã được nêu lên bởi Giáo sư Momoki Shiro?11 Địa hình lãnh thổ cổ xưa của mandala Champa được nhìn nhận như là một trong những vùng đất rời rạc nhất do bởi sự chia cắt tạo nên của các hệ đèo và núi ven biển. Các vùng đồng bằng nhỏ hẹp nằm ở châu thổ của những/rất nhiều các con sông ngắn và có độ dốc cao bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển, cộng thêm với khí hậu nóng ẩm đã đưa tới nhận định cho rằng kinh tế nông nghiệp của Champa là kém phát triển. Tuy nhiên, thực tế là không phải tất cả các đồng bằng ven biển đó đều là những vùng đồng bằng kém phì nhiêu và không thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Các đồng bằng châu thổ sông Thu Bồn (thuộc tiểu quốc Amaravati – vùng Quảng Nam ngày nay), hay đồng bằng châu thổ sông Côn (thuộc tiểu quốc Vijaya – vùng Bình Định ngày nay) được ghi nhận như những vùng đồng bằng trù phú và phì nhiêu. Các vùng châu thổ lớn này đã tạo nền tảng cho sự phát triển một nền kinh tế nông nghiệp mang lại các nguồn thu ổn định và bền vững cho các tiểu quốc Amaravati và Vijaya. Dựa trên một nền tảng kinh tế nông nghiệp bền vững thuộc không gian đồng bằng đó, các cư dân cổ tại các tiểu quốc này đã mở rộng và kết nối với các cư dân miền thượng thuộc không gian cao nguyên ở phía tây, cũng như các cộng đồng cư dân thuộc không gian duyên hải, và đương nhiên với cư dân của các vùng quần đảo xa hơn nữa. Các dòng sông – và nhánh của chúng như Thu Bồn hay sông Côn chính là trục chuyển vận và kết nối các không gian sinh thái – tộc người đó. Các cảng thị nằm ở hạ lưu của các con sông này nắm giữ vai trò là điểm kết nối giữa biển – “không gian cận duyên” và “không gian quần đảo”, với lục địa – “không gian đồng bằng” và “không gian cao nguyên”. Dựa trên sự đa dạng và nối kết chặt chẽ của các môi trường sinh thái như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, các tiểu quốc Amaravati và Vijaya luôn nắm giữ một vị thế trội vượt và thậm chí là thống trị đối với các tiểu quốc khác trong mandala Champa. Các tiểu quốc Amaravati cùng với Vijaya có thể coi như những ví dụ điển hình cho nhận xét của cố giáo sư Trần Quốc Vượng khi ông nhấn mạnh rằng “người Chàm và văn hóa Champa trong khoảng 15-16 thế kỷ tồn tại đã thích nghi và ứng biến tài tình với mọi hệ sinh thái từ núi rừng tới biển khơi”12 và “người Chàm cổ có cái nhìn về biển đúng đắn, biết cấu trúc một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, tuy còn chất phác, thô sơ nhưng đã biết khai thác mọi tài nguyên trên nguồn rừng, dưới biển khơi… để xuất khẩu, có đội chiến thuyền và thương thuyền đủ lớn, đủ mạnh để ra khơi góp phần xây dựng Champa hưng thịnh một thời”.13

Không chỉ riêng vùng hạ lưu của sông Thu Bồn và sông Côn, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở mỗi vùng hạ lưu của các hệ thống sông lớn trên lãnh thổ của mandala Champa xưa đều có dấu tích và sự hiện diện của các thương cảng cổ. Đầu thế kỷ XVII, khi ghé thăm bờ biển miền Trung Việt Nam, Borri đã có quan sát rằng “về hải cảng thì thật là lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn 100 dặm 1 chút mà người ta đếm được hơn 60 cảng, tất cả đều rất thuận tiện để cập bến và lên đất liền là vì ở ven bờ có rất nhiều nhánh biển lớn”.14 Dựa trên những khảo sát chuyên sâu tại miền Trung Việt Nam, cùng với một dự cảm nghề nghiệp sâu sắc, cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra giả thuyết về sự hiện diện của cả một nền văn hóa cảng thị tại miền Trung của Việt Nam.15 Nhận thức mang tính khai mở của cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã được các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia khảo cổ học kế thừa và đi sâu nghiên cứu. Chuyên gia khảo cổ học Champa – Lê Đình Phụng, dựa trên việc khảo sát các dấu tích cảng thị ven biển miền Trung ngày nay, đã liệt kê ra danh sách các thương cảng cổ của mandala Champa, bao gồm: Katligara - nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày nay – có thể gần cảng Cửa Việt hiện đại; Jilina - nằm trên địa bàn thành phố Huế - cảng Tư Hiền – Tư Duy ngày nay; Indrapura - một thương cảng quan trọng, cửa ngõ của kinh đô Indrapura vươn ra biển mà theo ông chính là Đại Chiêm cảng nằm trên vùng đất Hội An (Quảng Nam – Đà Nẵng); Vi Ja Sa hay Thi Nại (Cri Boneithilibi Nai) mà hậu thân của nó là cảng Thi Nại – Quy Nhơn (Bình Định) ngày nay; Lingaparvata có thể nằm ở địa bàn ven thị xã Tuy Hòa (Phú Yên); Kauthara - có thể ven thành phố Nha Trang; và cuối cùng là Panduranga - cảng Phanrang ngày nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng ghi nhận rằng, nhiều địa điểm/vụng biển khác ở miền Trung đều là những địa điểm thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu như là Vững Bàng (Quảng Ngãi), Vũng Rô (Phú Yên)…16 Tuy nhiên, dựa trên những bằng chứng khảo cổ và tài liệu lịch sử còn lưu giữ, tác giả đi đến kết luận rằng, chỉ có Đại Chiêm cảng (thuộc tiểu quốc Amaravati) và Thi Nại cảng (thuộc tiểu quốc Vijaya) là những thương cảng thực và có vai trò quan trọng đối với lịch sử Champa, còn các địa điểm khác có chức năng chính là bến nước – nơi tàu thuyền dừng chân lấy nước ngọt.17

Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Tuấn, qua kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ học, đã hoàn thành một chuyên luận khoa học quan trọng về thương cảng Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam ngày nay), trong đó tác giả khẳng định vị trí quan trọng của Cù Lao Chàm cũng như vương quốc Champa trên tuyến đường tơ lụa quốc tế từ Đông sang Tây thời xưa. Theo đó, “những phát hiện quý giá về khảo cổ học là những bằng chứng xác nhận: trong suốt ngàn rưỡi năm dưới quyền kiểm soát của Champa, Cù Lao Chàm là thương cảng số một, là cửa ngõ thông thương của vương quốc Champa với bên ngoài”.18 Các tác giả Trần Kỳ Phương, Vũ Hữu Minh trên cơ sở khảo sát thực địa cũng đã nhấn mạnh tới vai trò của cảng thị tại vùng Cửa Đại – Cửa Đại Chiêm ở lưu vực sông Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam ngày nay). Các tác giả cho rằng “dưới thời vương quốc Champa, thương thuyền ngoại quốc ghé đến cửa Đại Chiêm – Lâm Ấp phố để buôn bán, trao đổi những đặc sản hoặc để lấy thêm lương thực, thực phẩm, đặc biệt nước ngọt để uống, trên tuyến đường từ A Rập, Ấn Độ, Đông Nam Á sang Trung Quốc, Nhật Bản và ngược lại”.19 Bên cạnh đó, nghiên cứu về lịch sử hải thương khu vực Đông Nam Á, các học giả quốc tế cũng quan tâm tới một cảng thị quan trọng khác của Champa là Panduranga (thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay). Kenneth Hall cho rằng Panduranga đã từng là nơi có sự hiện diện của cộng đồng thương nhân Hồi giáo từ đầu thế kỷ XI và Panduranga là một trong những cảng chính trên bờ biển vùng nam Champa từ giữa thế kỷ X về sau…20 Như vậy, có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, dựa trên những điều kiện sinh thái và địa lý nhân văn đặc trưng của mình,các tiểu quốc Champa đã dày công kiến lập nên một hệ thống các cảng thị ven biển, những tiền đồn để dự nhập vào mạng lưới hải thương của khu vực và quốc tế, kiến tạo những mối liên hệ cả về mặt chính trị, kinh tế, và văn hóa đối với các mandala khác trong khu vực, cũng như với các trung tâm văn minh và kinh tế lớn của thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ và Arab.


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương