Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011


妹之家毛 継而見麻思乎 山跡有 大嶋嶺尓 家母有猿尾



tải về 1.19 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

妹之家毛 継而見麻思乎 山跡有 大嶋嶺尓 家母有猿尾 [一云 妹之當継而毛見武尓] [一云 家居麻之乎]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

妹が家も継ぎて見ましを大和なる大島の嶺に家もあらましを [一云 妹があたり継ぎても見むに] [一云 家居らましを]

Phiên âm:

Imo ga ie mo / tsugite mimashi wo / Yamato naru / Ôshima no ne ni / ie mo aramashi wo / (imo ga atari / tsugite mo minu ) / (ie wo ramashi wo) /



Diễn ý:

Ta muốn mãi mãi nhìn được ngôi nhà em ở ! Tiếc quá, nhà em nếu ở trên đỉnh cao của Ôshima (trong vùng) Yamato thì ta lúc nào mà chẳng được thấy em!


Thiên hoàng dùng chữ “ne” là đỉnh núi cho nên quận chuá Kagami mới đáp lại bằng akiyama (núi thu). Núi thu là một từ để chỉ nỗi buồn, cả sự chết chóc (xem thơ Hitomaro khóc vợ trong những trang sau thì rõ). Khi ông xướng “yoku miereba ii no ni” (phải chi như thế lúc nào mà chẳng thấy) thì bà dùng “kakuremizu” (nước khuất dưới lá rừng thu), để phủ nhận luận điệu của ông. Riêng lời thơ của ông toát ra một cái gì gượng gạo và biện bạch.
Tạm dịch thơ:

Lòng luôn luôn nghĩ tới / Ngôi nhà người em ta / Phải chi cất trên đỉnh / Cao như Ôshima / Thì đứng đâu cũng thấy / (Đỡ khổ cảnh chia xa) /
Tiết IV: Thơ Hoàng Hậu Yamato倭大后
Hoàng hậu Yamato (Yamato no Ôkisaki) chữ Hán viết là Nụy Đại Hậu, con gái của Hoàng thái tử Furuhito10, cháu nội Thiên hoàng Jomei, đã được Thiên hoàng Tenji (hàng chú của bà vì Tenji là con thứ hai của Jomei) tấn phong hoàng hậu vào năm Tenji thứ 7. Trong Man.yôshuu quyển 2, bà có 1 bài chôka và 3 bài tanka. Sau đây là 2 trong 3 bài tanka đó, đều được xếp vào loại banka (thơ điếu tang). Chữ hoàng hậu ở đây viết bằng hai chữ Hán “đại hậu” chỉ muốn cho biết bà là vợ chính (đích thê = chakusai) để phân biệt với các phi tần khác.

2-147

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

天原 振放見者 大王乃 御壽者長久 天足有

Dạng huấn độc (đã chua âm):

天の原振り放け見れば大君の御寿は長く天足らしたり

Phiên âm:

Ama no hara / furisake mireba / ôkimi no / mi-inochi wa nagaku / amatarashitari



Diễn ý:

Ngước nhìn lên bầu trời cao thấy trời kia cao rộng và dài lâu vĩnh cửu. Vì trời là tượng trưng cho bậc thiên tử nên thiếp chắc chắn tuổi thọ của bệ hạ cũng sẽ lâu dài như trời đất.



Tạm dịch thơ:

Ngước nhìn lên trời cao / Bao la và cao sâu / Trời tượng trưng thánh chúa / Lòng không nghi chút nào / Thọ mệnh của bệ hạ / Cùng trời đất dài lâu.

Đây là bài thơ nói về việc hoàng hậu Yamato khấn nguyện cho chồng là Thiên hoàng Tenji đang bị bệnh chóng bình phục. Người đời thượng cổ tin vào sức mạnh thần bí của bầu trời, cho rằng không gian có thể chi phối vận mệnh của con người nên sùng bái nó. Chắc lúc này triều thần đang nhìn thiên tượng để đoán việc cát hung của nhà vua và khi hoàng hậu ngước nhìn lên thấy bầu trời rộng bao la không bến bờ, bà mới quyết đoán rằng chồng mình nhất định sẽ qua khỏi. Đây cũng là một lời khuyến khích chồng chiến đấu với bệnh tật. Bài thơ tuy đơn sơ, không có gì đặc sắc, nhưng mạnh mẽ, tràn đầy sự kính mến của bà đối với chồng.



2-148

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

青旗乃 木旗能上乎 賀欲布跡羽 目尓者雖視 直尓不相香裳

Dạng huấn độc (đã chua âm):

青旗の木幡の上を通ふとは目には見れども直に逢はぬかも

Phiên âm:

Aohata no / kohata no ue wo / kayou to wa / me ni wa miredomo / tada ni awanu kamo



Diễn ý:

Những chiếc phướn màu xanh cắm trên lăng của nhà vua bay phất phới thì quả là mắt của thiếp có nhìn thấy rõ ràng. Thế nhưng long nhan thì từ đây không bao giờ được chiêm ngưỡng nữa nên lòng thiếp buồn làm sao !



Tạm dịch thơ:

Phướn xanh bay phất phơ / Ở trên vùng lăng tẩm / Mắt thiếp nhìn rõ ràng / Riêng lòng buồn vô hạn / Vì từ nay mãi mãi / Không được thấy long nhan.

Đây là sáng tác của hoàng hậu Yamato sau khi Thiên hoàng Tenji băng hà. Người đời xưa tin rằng khi người ta lâm bệnh nặng hay chết đi thì linh hồn vất vưởng trên trời cao. Vì thế, hoàng hậu đã ngước lên trời, khấn nguyện cho chồng bình phục. Nay chồng đã chết, bà chỉ còn biết nhìn những tấm phướn màu xanh trên vùng Yamashina, nơi có lăng tẩm của ông mà nhớ về kỹ niệm những ngày thiên hoàng còn sống chứ sẽ không còn có dịp gặp nhau nữa.

Tâm trạng trong thơ rất gần gủi với sự thực ngoài đời. Nếu bài thơ trước trang trọng thì bài này có nhiều cảm khái. Về mặt hình thức, có thuyết cho rằng cụm từ aoki no kohata là một từ tu sức chỉ việc tang lễ. Chữ kohata trong câu đầu có thuyết cho là cây cờ, có thuyết cho là một địa danh ở gần khu lăng tẩm.
Tiết V: Thơ Nữ thiên hoàng Jitô持統天皇
Nữ thiên hoàng Jitô trước khi lên ngôi là con gái Thiên hoàng Tenji và hoàng hậu của Thiên hoàng Temmu.Sau khi Temmu băng, con ruột là Thái tử Kusakabe mất sớm, bà tức vị. Khoảng 7 năm sau, bà nhường ngôi cho cháu nội là Karu no Ôkimi, con trai cả của Kusakabe, tức Thiên hoàng Mommu. Mất lúc 58 tuổi. Bà là một nhà cai trị lỗi lạc, khi chết được thần dân thương tiếc (qua những bài thơ ai điếu trong lễ hỏa táng) nhưng cũng là kẻ có ý chí sắt đá và nhiều khi tàn nhẫn. Ngự chế có 4 bài tanka (trong quyển 1, 2 và 3) và 2 bài chôka (quyển 2) nhưng bài tanka trong quyển 3 không lấy gì làm chắc.
1-28
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

春過而 夏来良之 白妙能 衣乾有 天之香来山

Dạng huấn độc (đã chua âm):

春過ぎて夏来るらし白栲の衣干したり天の香具山

Phiên âm:

Haru sugite /natsu kitarashi/ shirotae no / koromo hoshitari / ame no Kaguyama



Diễn ý:

Mùa xuân mới qua thì mùa hạ đã đến. Trên ngọn Kaguyama linh thiêng như xuống tự trời cao, có những tấm áo trắng đẹp được đem ra phơi trên đó.



Tạm dịch thơ:

Xuân đi qua mất rồi / Hạ cũng vừa đến nơi / Bao nhiêu áo trắng đẹp / Đem hong nắng bên đồi / Ngọn Kagu linh hiển / Như hạ cánh từ trời.

Ngọn Kaguyama nằm cách cung điện Fujiwara (dời đô về đấy năm Jitô thứ 8 tức 694) của bà Jitô khoảng trên nửa cây số. Dưới bầu trời xanh lơ, trên lưng núi cây xanh lục mơn mởn, dân chúng đã đem áo trắng vừa giặt xong ra phơi nắng mới . Có thể tưởng tượng đây là lúc thời tiết giao mùa cuối xuân đầu hạ khi hoa anh đào dại (yamazakura) hãy còn chưa tàn trên một số cành.

Lúc này thời tiết đã ấm áp, người ta bắt đầu thay áo trắng (koromogae) cho nên cảnh tượng của một vùng chỉ toàn là những màu sắc tươi tắn nhất là khi những cánh áo trắng lấp lóa ánh nắng trong làn gió nhẹ đầu hè như những cánh bướm. Từ cung điện nhìn ra ngọn núi Kaguyama, chứng kiến cuộc sống thanh bình của người dân, nữ hoàng đế không khỏi cảm động, tức cảnh sinh tình. Bài thơ rất sống động, khung cảnh thiên nhiên như vẽ được ra trước mắt độc giả. Ngoài ra, bài thơ cũng làm người ta thấy phảng phất đâu đây hình ảnh diễm lệ và uy nghi của nữ hoàng bên cạnh các thị nữ và đình thần.

Có những bài thơ tập trung vào cảm giác chính là thính giác như bài thơ vịnh mùa thu của Fujiwara no Toshiyuki Ason trong Kokin-shuu11 thì bài thơ này, cảm giác chính là thị giác. Và khi bài thơ mang lại màu sắc tươi tắn và phong phú như vậy, nó thể hiện được tâm tình sảng khoái, vui tươi của người trong cuộc.

Tâm tình của con người cổ đại đối với thiên nhiên thường tùy thuộc vào cuộc sống vật chất của họ. Thích xuân và thu nhưng lại ghét hạ và đông. Đối với những kẻ văn hóa còn thấp kém như người thường dân thì hạ và đông chỉ đem lại những khó khăn và bức bách (nóng nảy, lạnh lẽo, dễ mệt mỏi lúc làm việc, khó kiếm miếng ăn). Do đó họ vui mừng khi thoát được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông hay cái nóng dữ dội của mùa hè. Do đó thơ vịnh xuân (nắng ấm) và thu (gió mát) thì nhiều, chứ ít thấy thơ viết về hạ và đông .

Tuy nhiên, dưới triều đại Jitô, có thể sinh hoạt vật chất của người dân Nhật dễ chịu hơn trước, họ đã có khả năng nhìn được thiên nhiên như một khách thể nên mới có những bài thơ nói về mùa hạ như thế này. Cũng có khi vì vị nữ hoàng đế này, sống trong cung điện, không hiểu hết được thực tế khó khăn của cuộc sống bên ngoài và bà chỉ thấy cái mặt tốt của mùa hạ. Tâm tình của bà vì thế nên tao nhã, khác những vần thơ của đại chúng nói chung?

Bài thơ này đã được Fujiwara no Teika xem là một giai tác và tuyển như 1 trong 100 bài vào tập Hyakunin Isshu (Thơ Waka Trăm Nhà) của ông. Có một bản tương tự trong Kokin-shuu nhưng mặt phẩm chất thì không bằng. Còn về Kaguyama, ta còn thấy bài 10-1812 của Hitomaro vịnh cảnh một chiều vào tiết lập xuân có sương lam che đầu núi.

Sau đây là một bài thơ khác liên quan đến cuộc sống thường nhật trong cung đình của nữ thiên hoàng:



3-236

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

不聴跡雖云 強流志斐能我 強語 比者不聞而 朕戀尓家里

Dạng huấn độc (đã chua âm):

いなと言へど強ふる志斐のが強ひ語りこのころ聞かずて我れ恋ひにけり

Diễn âm:

Ina to iedo / Shiuru shiinoga / Shiiigatari / kono koro kikazu / ware koi ni keri



Diễn ý:
Bao nhiêu lần nói mình chán ngấy nên từ khước không nghe chuyện của mụ rồi, mà mụ Shii này cứ mời mọc ta nghe. Một thời gian vắng tiếng mụ, bỗng nhiên ta thấy thèm nghe trở lại, thật là chuyện lạ lùng.
Tạm dịch thơ:
Đã bảo đà chán ngấy / Chuyện mụ kể xin thôi / Nhưng Shii cứ thế / Vẫn ép uổng khuyên mời / Bẵng đi thấy thiêu thiếu / Lại muốn gọi mụ rồi!
Đây là bài sômonka tức loại thơ hỏi thăm của Nữ thiên hoàng Jitô gửi tặng bà hầu cận già tên là Shii (Trong tập ông chú thích (xem thư mục tham khảo), Sakurai Michiru lại xếp nó vào loại zôka).
Tại sao một nữ hoàng đế đã viết những bài thơ cao sang và tinh tế như thơ nói về Kaguyama (bài 1-28) mà lại có thể viết những vần nhẹ hẫng và tầm thường như bài 3-236 này. Thật ra cả hai đều tượng trưng cho những tình cảnh trong cuộc sống cung đình của vị nữ thiên hoàng. Bà Shii chắc là một bà già trong kataribe (ngữ bộ) tức một bộ phận nhân sự hầu cận, chuyên môn kể chuyện giải khuây cho các bậc tôn quí. Người như vậy phải có trí nhớ tốt và ăn nói thật lưu loát. Hình như bà cũng rất được lòng Jitô. Bài thơ của Jitô rất trôi chảy, bộc lộ được tính hài hước và rộng lượng qua sự lập đi lập lại 3 bận âm shi (hàm ý nài nĩ, cưỡng ép) trong câu: Shifuru, Shii, Shiigatari như thể muốn trêu chọc người hầu cận thân thiết của mình vì tên bà là Shii no Omina (đồng âm dị nghĩa với hai từ Shiifuru và Shiigatari trong lời thơ). Học giả Hashimoto Shinkichi bảo rằng khi gọi là Shii no ga…và giản lược tên người mình gọi thì chữ no này được cho vào để gợi ra ý thân thiết.
Bà Shii cũng hiểu ý nhà vua, đã phụng họa như sau (bài 3-237):
3-237
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

不聴雖謂 語礼々々常 詔許曽 志斐伊波奏 強<>登言

Dạng huấn độc (đã chua âm):

いなと言へど語れ語れと宣らせこそ志斐いは申せ強ひ語りと詔る

Phiên âm:

Ina to iedo / katare to katare to / norase koso / Shii iwamaose / shiikatari to noru



Diễn ý:

Đã tâu là không kể nữa mà bệ hạ cứ phán là hãy kể nữa đi, kể nữa đi. Vì đó là đòi hỏi của bệ hạ nên Shii tôi mới tiếp tục thưa chuyện. Thế mà ngài lại bảo là Shii cưỡng ép. Lời ngài dạy là trái với sự thật, quá sức tưởng tượng của thần.


Tạm dịch thơ:
Đã tâu không kể nữa / Quân vương cứ ép nài / Tuân lời thần tiếp tục / Vì thánh thượng khuyên mời / Nỡ lòng nào nói ngược / Nào ai dám buộc ngài.
Nữ thiên hoàng Jitô thường gọi bà Shii (Shii no Omina) đến kể chuyện giải khuây nhưng vì muốn làm tăng thi vị cho cuộc gặp gỡ mới viết bài thơ có tính hài hước như trên để trêu bà. Để giữ thể diện của mình, bà Shii này cũng biết dí dỏm đáp lời. Bà đã khéo léo dùng câu mở đầu Ina to iedo (Đã bảo rằng không) của Jitô để mở đầu cho bài họa của mình. Bài thơ này chứng tỏ được tài năng của người hầu cận già, chắc đã khiến cho nữ thiên hoàng chỉ biết cười trừ.

Tiết VI: Thơ thăm hỏi giữa Thiên hoàng Temmu 天武天皇và hoàng phi Fujiwara藤原夫人.
Trong hậu cung của cung điện Kiyomigahara ở vùng Asuka, ngoài hoàng hậu Jitô (mẹ của thái tử Kusakabe, sau là nữ thiên hoàng), Thiên hoàng Temmu còn có nhiều phi tần mỹ nữ như công chúa Ôta (mẹ của hoàng tử Ôtsu), công chúa Nukata... Các bà đều là những người tài mạo tuyệt vời. Theo hệ phổ định việc kế thừa hoàng vị, ông có đến 10 bà vợ chính, sinh cho ông 10 hoàng tử và 7 công chúa. Các hoàng tử ấy sau này sẽ đóng vai chính trong một cuộc huynh đệ tương tàn vì tranh nhau ngôi báu.
Tuy tên không được kể vào 10 người vợ nói trên nhưng hoàng phi (phu nhân) Fujiwara (Fujiwara no bunin) là người được Temmu vô cùng yêu dấu. Bà tên thật là Ioe no Iratsume, con gái của đại thần Fujiwara no Kamatari. Chị ruột bà, Hikami no Otome, là một trong số 10 người vợ chính của Temmu. Hoàng phi (phu nhân) Fujiwara là một người đàn bà đầu óc thông minh, phong thái thanh lịch, rất hợp tính với Temmu. Bà đã sinh cho ông hoàng tử Niitabe no Miko. Bunin (phu nhân) là một chức danh trong hậu cung, địa vị chỉ dưới tước hậu có một nấc chứ không có nghĩa phu nhân như ngày nay.
Bà Fujiwara sống riêng ở Ôhara, một thôn làng trong vùng Asuka, phong cảnh rất đẹp. Một hôm, trời đổ tuyết lớn, Thiên hoàng dang buồn bực trống vắng giữa bọn cận thần tẻ nhạt trong cung, bèn nhớ đến người đẹp thông minh và tài hoa của mình, muốn gặp bà, nên mới gửi tặng bài thơ sau đây.
2-103:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾里尓 大雪落有 大原乃 古尓之郷尓 落巻者後

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が里に大雪降れり大原の古りにし里に降らまくは後

Phiên âm:

Wa ga sato ni / ôyuki fureri / Ôhara no / furinishi sato ni /furamaku wa nochi



Diễn ý:

Nơi trẫm đang ngự (cung điện Kiyomigahara), sáng hôm nay có mưa tuyết lớn, tuyết tụ lại thật nhiều, cảnh sắc trông hết sức đẹp mắt. Nơi nhà ngươi đang ở, chốn làng thôn quê mùa cổ lổ như Ôhara thì còn lâu tuyết mới rơi tới nơi đấy nhé. Còn đợi gì không đến đây ngắm tuyết với ta!



Tạm dịch thơ:

Nơi cung ta tuyết lớn / Phong cảnh đẹp làm sao! Thôn làng nàng khuất nẻo / Còn lâu tuyết mới vào / (Hãy bỏ nơi thô lậu / Đến đây ngắm tuyết nào).

Ba âm f trong fureri, furi, furamaku và hai âm ô trong ôyuki, Ôhara lập đi lập lại gây được một hiệu quả âm thanh cho bài thơ. Chê Ôhara, nơi hoàng phi ở là quê mùa, ta thấy Temmu viết bài thơ một cách đột xuất và có ý hài hước. Sau khi nhận được bài thơ này, là người tài hoa và nhanh trí, hoàng phi (phu nhân) Fujiwara đã hóm hĩnh đáp lời nhà vua. Bài thơ phụng họa của bà Fujiwara (bài 2-104) có nội dung như sau:



2-104

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

吾岡之 於可美尓言而 令落 雪之摧之 彼所尓塵家武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が岡のおかみに言ひて降らしめし雪のくだけしそこに散りけむ

Phiên âm:

Wa ga oka no / okami ni iite / furashimeshi / yuki no kudakeshi / soko ni chirikemu



Diễn ý:

Bệ hạ chỉ tự hào là nơi ngài ở, tuyết rơi nhiều (đại tuyết = ôyuki) nên cảnh sắc xinh đẹp nhưng thiếp xin thưa thật với ngài là trên đồi cao cạnh nhà thiếp đây có một vị long thần (okami, xà thần) đảm nhiệm việc phân phát gió mưa. Thiếp đã ra lệnh ông ấy ban bố cho bệ hạ một lượng tuyết cực nhỏ thôi. Ngôi nhà của thiếp mà ngài coi thường đó mới là chỗ tuyết xuất phát. Xin quân vương mau dời gót ngọc đến đây (Thật ra, tính theo đường đất bây giờ thì Ôhara, nơi phu nhân ở, và cung điện Kiyomigahara của nhà vua chỉ cách nhau có 1km) (theo Sakaguchi Yumiko). Nghĩ cho cùng, hai người chỉ muốn ỡm ờ trêu ghẹo nhau thôi.



Tạm dịch thơ:

Đồi bên nhà thiếp ở / Có thần rắc gió mưa / Thiếp đã nhắn thần hãy / Tặng ngài ít tuyết thừa / (Nếu muốn xem tuyết lớn / Xa giá đến ngay cho)

Bài thơ họa của phu nhân thật là nhẹ nhàng nhưng đáo để, áp đảo được địch thủ bằng chính diện, chắc nhà vua khi đọc xong, thế nào cũng phải chịu phục là bị người đẹp trả đòn đau. Hai bài sômonka xướng họa này vẽ lên một cách sống động sự phong phú của cuộc sống cung đình thời cổ mà không một thước phim nào có thể ghi lại được cho chúng ta.



Tiết VII: Thơ đại thần Fujiwara no Kamatari藤原鎌足
Kamatari là Nội Đại Thần, chức quan đầu triều, bạn chiến đấu với Thiên hoàng Tenji và cũng là cha vợ của Temmu (hai con gái của ông là vương phi Hikami no Otome và phu nhân Fujiwara đã được Temmu sủng ái).
1-95:
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾者毛也 安見兒得有 皆人乃 得難尓為云 安見兒衣多利

Dạng huấn độc (đã chua âm):



我れはもや安見児得たり皆人の得かてにすとふ安見児得たり

Phiên âm:

Ware wa mo ya / Yasumiko etari / Mina hito no / E kateni sutofu / Yasumiko etari



Diễn ý:

Ta nay đã cưới được nàng Yasumiko về làm vợ. Người đời bao nhiêu kẻ mong muốn nhưng nàng có lọt vào tay họ đâu. Chao ôi, ta lấy được cô nàng rồi!



Tạm dịch thơ:

Ngày nay ta đã cưới / Yasumiko về / Người đời bao kẻ ước / Đều thất bại não nề / Chao ôi sung sướng quá / Rước được cô nàng về.

Qua bài thơ, ta có thể hình dung một cảnh rất sống động là Kamatari đang nhảy cỡn, sung sướng hạnh phúc vì lấy được một người vợ trẻ đẹp. Có lẽ lúc đó ông đã đứng tuổi trong khi Yasumiko (tên đầy đủ là Uneme no Yasumiko) là một cung nữ trẻ hầu cận lo việc cơm nước cho Thiên Hoàng. Trên nguyên tắc, một uneme 采女 phải có dung mạo xinh đẹp và xuất thân từ hàng quí tộc, cỡ con một chức quan trấn thủ địa phương. Kiểu diễn tả như “ai nấy đều ước mơ nhưng nàng đã lọt vào tay ta” hay nhắc đi nhắc lại tên bà Yasumiko...chứng tỏ ông mừng rỡ thực sự như đứa bé con được ai cho miếng bánh. Không thấy đâu là dấu vết của một trang dũng tướng và chính trị gia lão thành.



Thơ tình giữa chàng Sami 三方沙弥và nàng Ikuta生羽女

Sau đây là thơ trao đổi giữa một cặp vợ chồng mới cưới khác, Sami (Mikata no Sami) và Ikuta (Sono no Omi Ikuta no Musume) (bài 2-123 và 1-124) mà đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ là ai nhưng có lẽ là một cặp vợ chồng rất trẻ thuộc một gia đình quí tộc.



2-123:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

多氣婆奴礼 多香根者長寸 妹之髪 此来不見尓 掻入津良武香

Dạng huấn độc (đã chua âm):

たけばぬれたかねば長き妹が髪このころ見ぬに掻き入れつらむか

Phiên âm:

Takebanure / takanebanagaki / imogakami / kono koro minu ni / kirei tsurakamu



Diễn ý:

Mối lần muốn bới tóc em lên cao thì cứ tuột tay, không làm sao kết thành búi. Bẵng đi lâu ngày ta bệnh không đến gặp nàng, chẳng biết mái tóc em nay đã đủ dài để lấy lược chải lên và bới được chưa.



Tạm dịch thơ:

Xưa mỗi lần muốn bới / Tóc mượt búi không thành / Lâu ngày anh chẳng đến / (Hỏi tóc có thêm xanh) / Giờ đây đem lược chải / (Thành búi chưa, cô mình?).

Sami bắt đầu đi lại (đến thăm người hôn ước hay vợ vào ban đêm ở nhà bố mẹ nàng) từ lúc mái tóc của Ikuta hãy còn để rẽ (con gái thời xưa từ 7, 8 tuổi đã bắt đầu để đường rẻ cho đến 15, 16 tuổi thì búi, kiểu tóc đó gọi là furiwakegami hay unaibanari, obanari) và chưa thành búi (taba) (với tục lệ tảo hôn, con gái 12, 13 là vừa đến tuổi có thể lấy chồng). Chẳng bao lâu, Sami lâm bệnh và không lui tới với nàng được nữa. Nằm trên giường bệnh, chàng trai da diết nhớ về người vợ (hôn ước) trẻ, không biết mái tóc ngày xưa, lúc mới đến với nhau, mỗi lần muốn bới mà tay cứ vuột, nay tóc đã dài ra đủ để có thể lấy lược chải cao lên thành búi hay chưa. Hình ảnh mái tóc đã thay thế cho hình ảnh nụ cười ánh mắt, những lời ân ái trao đổi với người mình thương nhớ, nghĩa là tất cả kỷ niệm ngày tháng yêu đương đã qua. Nó còn tượng trưng cho dòng thời gian đi qua một cách vô tình nữa.

Nàng Ikuta đã làm bài thơ sau đây để họa lại

1-124

Nguyên văn (dạng Manyô.gana):

人皆者 今波長跡 多計登雖言 君之見師髪 乱有等母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

人皆は今は長しとたけと言へど君が見し髪乱れたりとも

Phiên âm:

Hito mina wa / ima wa nagashi to / take to iedo / kimi ga mishigami / midare tari tomo



Diễn ý:
Người chung quanh ai cũng bảo trông thấy tóc đã dài ra hẳn. Họ khuyên em nên bới lên cao nhưng mái tóc của em mà chàng từng thấy đó, cho dầu có rối bời thì em cũng để mặc nó, không thiết gì.
Tạm dịch thơ;
Chung quanh ai cũng bảo / Tóc dài phải bới lên / Nhớ xưa chàng ve vuốt / Mái tóc này của em / Nên giờ em chẳng thiết / Tóc rối để y nguyên.
Tấm chân tình của Sami đã làm cho Ikuta cảm động. Bài thơ trả lời này có giá trị như một thang thuốc hiệu nghiệm cho người đang ở trên giường bệnh. Ikuta không sử dụng kỹ xảo, tu sức nhưng đã nói lên được tình yêu với người chồng xa cách (đang thời hôn ước). Ngày xưa, khi con gái đến tuổi thành nhân, lần đầu tiên bới tóc phải nhờ bàn tay của người chồng hay người hôn ước. Midaregami (tóc rối) là một hình ảnh tượng trưng cho nhớ nhung, tương tư và tình yêu nhục thể giữa trai gái, là một chủ đề lớn trong văn học Nhật. Nữ sĩ Yosano Akiko (1878-1942) đã dùng nó làm tựa đề cho một tập thơ của bà.
Tiết VIII: Thơ các công chúa Tajima, Ôku, các hoàng tử Ôtsu và Arima

Mối tình giữa công chúa Tajima 但馬皇女và hoàng tử Hozumi穂積皇子
Công chúa là con gái Thiên hoàng Temmu. Mẹ bà là vương phi Fujiwara Hikami no Otome (con gái đại thần Fujiwara no Katamari), một trong 10 người vợ chính của Temmu. Như thế bà là cháu, gọi phu nhân Fujiwara “nghịch ngợm” khi viết về tuyết ở trên là dì. Bà mất năm Wadô nguyên niên (708), có để lại 4 bài thơ, tất cả đều làm theo thể tanka và đều vịnh về tình yêu thương quyến luyến đối với Hoàng tử Hozumi (Hozumi no Miko), người anh em cùng cha khác mẹ (mẹ Hozumi là một vương phi khác của Temmu tức công chúa Ôe). Lúc ấy công chúa Tajima đang sống (owasu) trong cung một người anh em cùng cha khác mẹ khác là Hoàng tử Takechi (Takechi no Miko).(Thời ấy, hôn nhân giữa anh em cùng cha khác mẹ, chú cháu không bị ngăn cấm cho lắm).
2-114
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

秋田之 穂向乃所縁 異所縁 君尓因奈名 事痛有登母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

秋の田の穂向きの寄れる片寄りに君に寄りなな言痛くありとも

Phiên âm:

Aki no ta no / homuki no yoreru / katayori ni / kimi ni yori nana / kochitakari tomo12



Diễn ý:

Giống như những bông lúa chín trên cánh đồng mùa thu cứ ngã về một phía, lòng em cũng chỉ ngã một chiều về hướng anh thôi. Cho dầu người chung quanh có lời ong tiếng ve thế nào đi chăng nữa thì em cũng để ngoài tai.



Tạm dịch thơ:
Như bông lúa đồng thu / Chỉ nghiêng về một phía / Lòng em anh biết rõ / Chỉ tựa vào anh thôi / Dù cho ai cười cợt / Em cũng mặc tiếng đời.
Bông lúa đến mùa thu thì chín và nặng trĩu hạt, thấy như chỉ nghiêng đầu về một phía. Nhìn thấy cảnh đồng quê như thế, cô công chúa tuy không phải là con gái nhà nông, cũng cảm thấy nó sao mà giống như in tâm sự của mình. Nhưng cũng có thể công chúa Tajima đã mượn ý từ một câu ca dao đương thời. Lối “tỉ” như thế thật khéo léo và nói lên được sự quyết tâm sống chết vì tình của tác giả.
Sau đây thêm một bài thơ thứ hai nói lên tình cảm nồng nàn của công chúa:
2-116
Nguyên văn (dạng Man yô.gana):

人事乎 繁美許知痛美 己世尓 未渡 朝川渡

Dạng huấn độc (đã chua âm):

人言を繁み言痛みおのが世にいまだ渡らぬ朝川渡る

Phiên âm:

Hitogoto wo / shigemi kochitami / onogayoni / imada wataranu / asakawa wataru



Diễn ý:

Vì tiếng đời đồn đại quá đỗi phiền hà khiến cho em phải làm một việc từ khi sinh ra mình chưa từng làm là lội qua con sông lạnh lẽo vào một buổi sáng tinh sương.



Tạm dịch thơ:

Tiếng đời quá phiền nhiễu / Ôi khó sống làm sao / Em đành làm một việc / (Thân gái) chưa khi nào / Lội qua sông buổi sáng / (Đến chỗ hẹn cùng nhau).

Việc công chứa đanghay sống (owasu) trong cung, có thuyết cho là đó là cách nói cung kính của người thời cổ thông báo việc bà là hoàng phi của Hoàng tử Takechi 高市皇子 chứ không có gì khác. Trong bài thơ thứ hai này, quyết tâm của công chúa đã bắt đầu giảm sút sau khi đã bị những lời đàm tiếu tấn công tới tấp và bắt bà hầu như phải qui hàng. Do đó, sợ mang tiếng nên khi đến chỗ hẹn (aibiki) với người yêu là hoàng tử Hozumi 穂積皇子 thay vì đợi hoàng tử đến thăm như thông lệ thời ấy, công chúa phải đến tất tả lội qua sông lạnh lẽo để giữ sự bí mật, điều mà con người khuê các tôn trọng lễ nghi ấy chưa hề làm trong đời. Có thể nói bài thơ này của công chúa là một trong những bài thơ đầu tiên nói về cuộc sống tình cảm của trai gái quí tộc, mở đường cho dòng thơ luyến ái của họ. Nó sẽ được các thi nhân cung đình khai triển suốt thời trung cổ.

Mối tình ngang trái của hoàng tử vá công chúa không kéo dài được bao lâu. Khi công chúa Tajima mất và được an táng trên một ngọn đồi tên là Ikai no Oka trong xứ Yonabari, một ngày mùa đông, hoàng tử đứng từ xa vọng về phía đó ( ta cũng hiểu tại sao ông không dám đến gần) và ngâm mấy vần banka bi thương như sau để khóc nàng:

2-203

Nguyên văn (dạng Man yô.gana):



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương