Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011



tải về 1.19 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

零雪者 安播尓勿落 吉隠之 猪養乃岡之 塞為巻尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

降る雪はあはにな降りそ吉隠の猪養の岡の塞なさまくに

Phiên âm:

Furu yuki wa / awa ni na furiso / Yonabari no / Ikai no oka no / samuku aramaku ni /



Diễn ý:

Tuyết ơi, đừng rơi nhiều đến thế. Rơi chi cho lắm để người đang nằm cô đơn dưới lòng đất trên ngọn đồi Ikai xứ Yonabari phải chịu lạnh lùng.

Yobinari , nơi có ngôi mộ của công chúa, ở Nara, phiá đông Hatsuse. Thế mới thấy tình yêu của hoàng tử Hozumi đối với công chúa đến lúc bà mất vẫn không hề thay đổi tuy ông là người đa tình, cuộc đời vướng víu nhiều bóng hồng và cũng có vẻ tự mãn về phong cách Don Juan của mình. Về già, ông còn cưới thêm bà vợ trẻ lúc đó mới mười mấy tuổi là con người tài hoa Ôtomo no Sakanoue no Iratsume, nữ thi nhân số một của thời Vạn Diệp.

Tạm dịch thơ:

Tuyết ơi, ngừng lại nhé ! / Rơi chi tội nghiệp người / Xa xôi, dưới lòng đất / Ngủ một mình trên đồi / Yonabari ấy / Lạnh buốt tấm thân côi /

Hồi nàng còn sống, khi yêu nhau trong nghịch cảnh, họ từng trao đổi những vần thơ.

Thơ hoàng tử (8-1513) :

今朝の朝明雁が音聞きつ春日山もみちにけらし我が心痛し

Kesa no asake / kari ga ne kikitsu / Kasugayama / momichi ni kerashi / a ga kokoro itashi /

( Sáng nay nghe chim nhạn cất tiếng kêu vang, rừng cây trên núi Kasuga lá đã chuyển sang màu đỏ. Mùa thu đến rồi đấy nhỉ. Lòng anh thêm đau đớn). Nên nhớ tên núi Kasuga còn viết là “xuân nhật”.

Sáng nay tin nhàn đến / Kasuga núi cao / Cây vàng chen sắc đỏ / Thu đã đến rồi sao / Lòng anh thêm tê tái / Nhớ em, tình dạt dào /.

Thơ công chúa (8-1515):



言繁き里に住まずは今朝鳴きし雁にたぐひて行かましものを [一云 国にあらずは]

Kotoshigeki / sato ni sumazu wa / kesa nashiki / kari ni taguite / yukamashi mono wo (kuni ni arazu wa)

(Người ta cứ nói ra nói vào / Ở quê hương mình còn như thế thì làm sao sống nổi. Sáng nay nghe chim nhạn kêu, em muốn theo chim bay đi đâu mất cho xong).

Quê hương mà khó sống / Hết lời ra tiếng vào / Sáng nay nghe tiếng nhạn / Vọng lại tự trời cao / Muốn theo chim đi khuất / Xa xôi một cõi nào /

Tình máu mủ giữa công chúa Ôku大伯皇女và hoàng tử Ôtsu大津皇子
Xin chuyển đoạn qua một đề tài khác, vẫn là thơ của một nàng công chúa: công chúa Oku (Oku no Himemiko). Tuy nhiên, đối tượng 2 bài thơ sau đây (2-105 và 2-106) của bà không phải là người yêu mà là cậu em ruột, Hoàng tử Ôtsu (663-686), một ông hoàng tài giỏi, khôi ngô tuấn tú, văn võ kiêm toàn nhưng số phận bi đát.
2-105
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾勢乎 倭邊遺登 佐夜深而 鷄鳴露尓 吾立所霑之

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が背子を大和へ遣るとさ夜更けて暁露に我れ立ち濡れし

Phiên âm:

Wa ga seko wo / Yamato e yaru to / akatoki tsuyu ni / waretachi nureshi



Diễn ý:

Ta đi ra bên ngoài lúc trời đã khuya để tiễn đưa em trai ta về vùng Yamato trước ngày em quyết tâm cử sự. Sương móc trong ánh bình minh (akatoki) đã thấm ướt áo của ta.



Tạm dịch thơ:

Trời khuya chị bước ra / Tiễn em về phương xa / Yamato chốn ấy / (Biết mai sau sao là) / Vừa khi ngày rựng sáng/ Sương đêm đầy áo ta.

Bài thơ vần điệu bi ai phản ánh tâm trạng não nề của tác giả. Dĩ nhiên phải là như vậy thôi bởi vì sự tình chính trị và hoàng tộc khúc mắc đã buộc Hoàng tử Ôtsu phải khởi binh mưu phản. Cuộc gặp gỡ giữa công chúa trinh nữ đền thần Ise và em trai của bà đã đến lúc chia tay. Ông ta được đưa về vùng Yamato. Tác giả không nói lên tình cảm cá nhân của mình trong cuộc chia tay đau đớn (sẽ là vĩnh biệt nghìn thu) nhưng chỉ diễn tả ngoại giới (sương xuống lúc hừng đông) để nói thay cho nỗi buồn vô hạn của mình. Từ khi hoàng đệ còn ở đó cho đến lúc ông đi lâu rồi, bà vẫn còn đứng ngóng theo, không biết sương đêm hay nước mắt đã thấm đầy áo mình.

Công chúa Ôku và Hoàng Tử Ôtsu đều là con sinh ra giữa Thiên Hoàng Temmu và một trong những vương phi của ông, Công chúa Ôta (Ôta no Himemiko, con gái của Thiên hoàng Tenji và là em gái một cha một mẹ với hoàng hậu của Temmu, người sau sẽ là Nữ thiên hoàng Jitô. Chính bà chị Jitô này là người muốn lấy thủ cấp con trai em gái). Công chúa Ôku năm mới 13 tuổi thì đã được thần chọn qua quẻ bói để làm trinh nữ đền thần (gọi là Saiguu hay “trai cung”, người đi tu thế cho vua). Sử cũ chép 12 năm sau bà được phép về lại kinh đô rồi mất ở tuổi 41.
Còn Hoàng tử Ôtsu, em trai bà, được mô tả là một ông hoàng nhiều đức tính, được thần dân ngưỡng mộ, nhưng những đức tính và tài năng đó lại là đầu mối cho sự bất hạnh của ông. Cũng theo sử chép lại - và người ta ngờ rằng đó là cái kế thâm độc của Jitô – một tăng sĩ đến từ Shiragi (Tân La, nay thuộc nam Triều Tiên) tên là Gyôshin (Hành Tâm) đã thấy những quí tướng của ông nên xúi giục ông nổi loạn. Ốtsu đã bị bà dì ruột cho xử giảo13 năm mới 24 tuổi, vừa đúng lúc, cha ông là Temmu (trị vì 673-686) mới nằm xuống có 25 hôm. Và như một sự ngẫu nhiên, chính bà dì ấy đã lên nối ngôi thiên hoàng (xưng chế năm 686, xưng vị năm 690. Con ruột Jitô, thái tử Kusakabe, 662-689, sinh ra thân thể đã bạc nhược, sau bị bệnh và mất sớm.

2-106
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

二人行杼 去過難寸 秋山乎 如何君之 獨越武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

ふたり行けど行き過ぎかたき秋山をいかにか君がひとり越ゆらむ

Phiên âm:

Futari yukedo / Yukisugikataki / akiyama wo / ikanika kimi ga / hitori koyuramu (ran) /



Diễn ý:

Để vượt qua ngọn núi mùa thu buồn bã này dù chị em mình có dắt díu nhau đi cũng đã khó khăn rồi. Cậu em yêu dấu của chị ơi, giờ đây chị đang hình dung em làm cách nào (ika ni ka) để có thể vượt qua núi ấy một mình đây! (ở Nhật, quốc gia nhiều núi, trong ngôn ngữ, hình ảnh núi còn được dùng để chỉ sự khó khăn).



Tạm dịch thơ:

Núi mùa thu buồn bã / Dù hai đứa cùng đi / Hãy còn lắm gian khổ / Huống một mình nói chi / Hỡi em yêu của chị / Vượt núi cách nào đây ?
Lúc chia tay, trời đã vào thu và gió gào trong cây, con đường đi từ vùng Ise, nơi công chúa đi tu, cho đến vùng Yamato, rất hiểm trở và việc cử sự của hoàng tử nhất định sẽ gặp vô vàn khó khăn, một mất một còn. Hình ảnh người em đang dẫm trên lá vàng dấn bước như hiện ra trước mắt công chúa làm lòng bà đau đớn. Không cách gì giúp em, bà chỉ bày tỏ tấm chân tình muốn làm bạn đồng hành.
Khi Hoàng tử Ôtsu bị hành hình, người ta đem chôn ông trên núi Futakami (Nhị Thượng Sơn, gồm hai ngọn thư và hùng, nằm giữa Ôsaka và Nara, nơi đây hãy còn đền thờ ông). Công chúa Ôku không được nhìn mặt em lần cuối (vì ông là tội nhân), chỉ biết đứng từ xa nhìn về phía núi khóc người em trai bạc phước mà tình cảm bà đối ông gần như là tình yêu trai gái. Xin đọc liên tiếp 4 bài banka rất cảm động: 1-163, 164, 165 và 166.
1-163
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

神風<> 伊勢能國尓<> 有益乎 奈何可来計武 君毛不有尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

神風の伊勢の国にもあらましを何しか来けむ君もあらなくに

Phiên âm:

Kamukaze no / Ise no kuni ni mo / aramashi wo / nani shika kikemu (kiken) / kimi mo aranaku ni /



Diễn ý:

Nếu biết sự thể như thế này, chẳng thà chị ở lại vùng Ise cho xong. Không hiểu sao chị lại về kinh đô làm gì.Em đâu còn là người trên dương thế nữa.

Kamukaze (bây giờ đọc kamikaze, gió thần) là từ tu sức cho Ise (thần cung Ise).

Tạm dịch thơ:

Nếu biết rõ sự thể / Thà ở lại Ise / Về kinh đô chi nữa / Để chuốc lấy ê chề / Người chị bao trông ngóng / Còn đâu giữa cõi đời! /

1-164

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

欲見 吾為君毛 不有尓 奈何可来計武 馬疲尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

見まく欲り我がする君もあらなくに何しか来けむ馬疲るるに

Phiên âm:

Mimakuhori / wa ga suru kimi mo / aranaku ni / nani shika kikemu (kiken) / uma tsukaruru ni /



Diễn ý:

Người em yêu mà chị ngày đêm mong gặp lại nay có còn đâu.Tại sao chỉ trở lại đây làm gì, mệt cả người lẫn ngựa.



Tạm dịch thơ:

Ngày đêm những mong nhớ / Em chị giờ nơi nao? / Mất bao nhiêu đường đất / Ngựa mỏn, người lao đao / Em đâu còn đó nữa / Muốn gặp, biết làm sao?

1-165

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

宇都曽見乃 人尓有吾哉 従明日者 二上山乎 弟世登吾将見

Dạng huấn độc (đã chua âm):

うつそみの人にある我れや明日よりは二上山を弟背と我が見む

Phiên âm:

Utsu somi no / hito ni aruwareya / asu yori wa / Futakamiyama wo / irose to wag a mimu /



Diễn ý:

Trên cõi trần này kể từ ngày mai trở đi, chị chỉ còn biết từ xa lặng ngắm hòn núi Futakamiyama, nơi em nằm xuống, để mà tưởng nhớ.



Tạm dịch thơ:

Mai đây đến cuối đời / Chị sẽ ngắm chân trời / Futa hòn núi ấy / Nơi em chị ngậm cười / Nhớ thương, lòng xót mãi / Làm sao thấy lại người /

1-166

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

礒之於尓 生流馬酔木<> 手折目杼 令視倍吉君之 在常不言尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

磯の上に生ふる馬酔木を手折らめど見すべき君が在りと言はなくに

Phiên âm:

Iso no ue ni / ofuru ashibi wo / taoramedo / misubeki kimi ga / ari to iwa naku ni /



Diễn ý:

Chị định đưa tay hái cành hoa ashibi (hoa mã túy mộc hay hoa tiên nữ = andromeda) mọc bên ghềnh đá, thế nhưng nghĩ dầu có hái thì biết đưa ai xem đây vì không ai nói với chị là em còn sống trên đời.



Tạm dịch thơ:

Bên ghềnh, hoa tiên nữ / Định hái trao cho em / Nhưng tay chợt dừng lại / Biết ai người thân quen / Ngày xưa mình hay tặng / Nay hết ở kề bên /

Hai bài đầu làm ra lúc Hoàng tử Ôtsu vừa chết được khoảng hơn một tháng. Lúc bà tu ở đền thần, dẫu hay tin em chết nhưng còn nuôi ảo vọng là nếu trở về kinh đô biết đâu còn gặp. Rốt cuộc, khi đến nơi, bà phải giáp mặt với hiện thực khắc nghiệt. Còn chăng là sự đau đớn làm cho bản thân mệt mỏi, tê liệt.

Hai bài dưới làm ra khoảng vài tháng sau, lúc công chúa Ôku đã phải chấp nhận thực tế phủ phàng. Hai ngọn Futakami ở trong rặng Katsuragi gần Nara và mộ của Ôtsu nằm trên đỉnh hùng sơn, một trong hai ngọn thư và hùng. Từ đây cuộc sống mỗi ngày của bà Ôku gắn liền với quá khứ bi đát đến nổi mỗi ngày bà đều nhìn về hướng núi, và khi ngắt cành hoa ashibi trắng toát bên ghềnh đá thì như quen tay đưa cho một người nào đó mà tưởng là cậu em trai.
Nói chung, bốn bài thơ ai điếu đều thành thực, không trau chuốt nên dễ gây xúc động.

Mối tình giữa Hoàng tử Ôtsu大津皇子 và tiểu thư Ishikawa 石川郎女
Con người tài tuấn như Ôtsu thì các cô gái đẹp có yêu cũng là chuyện dễ hiểu. Thế nhưng khốn nỗi, tiểu thư Ishikawa (Ishikawa no Iratsume) mà ông cũng yêu lại được người anh khác mẹ và cũng là địch thủ trong việc tranh đoạt ngai vàng, Thái tử Kusakabe, con bà dì ruột Jitô, đem lòng thương nhớ. Việc này cũng có thể là một phần nguyên nhân số phận bi đát mà ông gặp phải.

1-107

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
足日木乃 山之四付二 妹待跡 吾立所/ <> 山之四附二

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あしひきの山のしづくに妹待つと我れ立ち濡れぬ山のしづくに

Phiên âm:

Ashihiki no / yama no shizuku ni / imo matsu to / ware tachinurenu / yama no shizuku ni /



Diễn ý:

Nơi anh đứng đợi em, những giọt mưa sương đọng trên cây núi (như linh hồn của hòn núi) rơi xuống từng giọt, ôi chao, chúng cứ tiếp tục rả rích nhỏ xuống người ta, những giọt nước trên núi!

Ashihiku (lê chân, bao la đi không hết) là từ tu sức cho yama (núi).

Tạm dịch thơ:

Nơi anh đứng chờ em / Mưa sương rơi giọt giọt / Trên núi mãi chờ em / Lách tách mưa sương ướt / Chỉ dầm mưa núi lạnh / (Nào thấy bóng em đâu!) /

1-108

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾乎待跡 君之<>計武 足日木能 山之四附二 成益物乎

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我を待つと君が濡れけむあしひきの山のしづくにならましものを

Phiên âm:

Aomatsu to / kimi ga nurekemu (ken) / ashihiki no / yama no shizuku ni / naramashi mono wo /



Diễn ý:

Em đã hẹn đến gặp anh trong núi nhưng bị cản trở không làm sao đi được thành ra thất hứa. Anh ở trên đó, mưa sương rơi ướt, lạnh lẽo, em thương anh quá. Phải chi em hoá thành những giọt nước như thế để rơi xuống ve vuốt thân hình của anh.



Tạm dịch thơ:

Anh đợi em trên núi / Mưa ướt hết người anh / ( Em hẹn, không đến được / Ngồi yên dạ chẳng đành) / Những ước thành giọt nước / Rơi nhẹ xuống thân chàng /

Lúc Hoàng tử Ôtsu lén gặp tiểu thư trong núi thì có tay thầy bói hay nhà chiêm tinh, (âm dương sư = onmyôji) bốc quẻ biết được. Người ta ngờ rẳng, thầy bói tên là Tsumori no Muraji Tôru trong câu chuyện này chỉ là một “công an mật” để theo dò xét hai kẻ yêu nhau. Đến khi tiểu thư Ishikawa từ chối lời cầu hôn của thái tử Kusakabe thì có thể cô đã gắn bản án tử hình lên ngực người yêu cô rồi! Trong Man.yôshuu có chứng cớ về lòng tơ tưởng đến cô của thái tử. Thái tử đã tặng cho nàng một bài thơ (bài 2- 220) để nói lên tấm tình nồng nàn nhưng vô vọng ấy. Trong đó, thái tử đã gọi tiểu thư bằng cái tên cúng cơm của cô là Ônako (大名児) chứng tỏ họ cũng biết nhau nhiều (xem thêm phân tích trong chương 7 về nguồn gốc hành động của Nữ thiên hoàng Jitô trong vụ án Ôtsu).



Hoàng tử Arima 有間皇子
Riêng về Hoàng tử Arima (Arima no Miko, Hữu Gian14 Hoàng Tử, 640-658), một ông hoàng thứ hai, số mệnh cũng chẳng khác Ôtsu. Ông sống trước Ôtsu (Hoàng tử Đại Tân, 663-686) một hai thế hệ nhưng vận mệnh bi đát không kém, đều do thảm kịch tranh chấp ngai vàng. Con Thiên hoàng Kôtoku (Hiếu Đức, tại vị 645-654, sống 596-654), mẹ ông là bà Otarashi Hime, con gái quan Tả đại thần Abe no Kurahashimaro. Sau 3 năm chữa bệnh (bị bắt lánh xa triều đình thì đúng hơn) ở suối nước nóng Muro ở địa phương, ông về kinh đô nhưng lại được bà bác là Nữ thiên hoàng Saimei (594-661) khuyên nên đi chữa bệnh tiếp. Rồi một hôm, khi nữ thiên hoàng và hoàng thái tử đi Ki no yu (Muro), vắng mặt ở kinh đô, đại thần Soga no Akae xúi giục ông mưu phản. Ông lại bị chính Akae bắt giữ (lại một đòn phản gián của cánh theo nữ thiên hoàng Saimei (và Hoàng tử Naka no Ôe, con bà và chính là Thiên hoàng Tenji trong tương lai, nhằm gài bẩy một mối đe dọa tiềm ẩn cho quyền lực của họ). Họ cho giải ông xuống Muro thẩm vấn. Ông trả lời bằng câu nói “Ta không hiểu gì cả. Chuyện này chỉ có ông trời và Akae biết thôi”. Hai hôm sau, ông bị xử giảo trên con dốc Fujizaka lúc mới có 19 tuổi.Dĩ nhiên, Akae sau được phong đến đại thần.
Hai bài 2-1412-142 mà tác giả chính là Hoàng tử Arima, nói lên tình cảm tự thương thân của ông vì cảm thấy mình bị hàm oan.
2-141
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

磐白乃 濱松之枝乎 引結 真幸有者 亦還見武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

磐白の浜松が枝を引き結びま幸くあらばまた帰り見む

Phiên âm:

Iwashiro no / Hamamatsu ga e wo / hikimusubi / masakiku araba / matakaeri mimu



Diễn ý:

Ngày nay ta mang tấm thân tù phạm bị giải đi, trên đường, để cầu cho mình được xử vô tội, ta (có nhà chú thích cho là một người bạn) đã cột hai nhánh tùng mọc bên bãi biển ở Iwashiro lại với nhau. Nếu may ta vô sự trở về thì sẽ được nhìn thấy cành tùng được cột lại này một lần nữa.



Tạm dịch thơ:
Qua Iwashiro / Cột nhánh tùng bãi biển / Lòng những khấn sao cho / Thân mình được toàn vẹn / Nếu trời cao soi thấu / Còn thấy lại tùng xưa.
Thời xưa, người Nhật có phong tục cột hai nhánh tùng hay hai nhánh cỏ như nối kết linh hồn với sinh mệnh, để cầu thần cho mình vô sự. Lúc này hoàng tử Arima đang bị quan quân giải đi. Iwashiro là địa danh vùng Wakayama, nằm trên con đường. Bộ hành thường cột như thế để cầu phúc vì đoạn đường núi Iwashiro đến Kumano trong vùng Yoshino này rất hiểm trở. Tình cảnh Hoàng tử Arima lúc ấy rất đáng thương vì tuy trong tư thế là người được kế vị ngai vàng mà đã bị bà bác Saimei (mẹ của Tenji) hai lần tước đoạt quyền đó mà còn hạ lệnh xử thắt cổ ở cái tuổi 19, còn trẻ hơn cả Hoàng tử Ôtsu (chết lúc 24), một người chung cảnh ngộ sau đó. Nhiều người tỏ ra đồng tình với ông. Ta thấy trong Man.yôshuu có rất nhiều thơ diễn tả lòng trắc ẩn của họ, ví dụ như thơ của Naga no Imiki no Okimaro và của Yamabe no Okura.
2-142
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
家有者 笥尓盛飯乎 草枕 旅尓之有者 椎之葉尓盛

Dạng huấn độc (đã chua âm):

家にあれば笥に盛る飯を草枕旅にしあれば椎の葉に盛る

Phiên âm:

Ie ni areba / ke ni moruii wo / kusamakura /tabi ni shiareba / shii no ha ni moru



Diễn ý:
Lúc ở nhà thì cơm được dọn ra trong vật đựng thức ăn (hộp, chén, bát). Nay trên đường lữ hành, gối đầu trên cỏ mà ngủ (màn trời chiếu đất), cơm thì phải bày trên lá giẻ gai mà ăn.
Có thuyết cho rằng đây là bữa cơm đơn sơ ông bày ra để cúng thần (theo Sakaguchi).
Tạm dịch thơ:
Trong cung lúc dọn cơm/ Bày trên bát trên mâm / (Nay là người tù tội) / Gối cỏ thân ta nằm / (Đến bữa đâu ra bữa) / Lá giẻ bày cơm ăn.
Trong cung điện, hoàng tử được ăn cơm trắng trong những vật đựng thúc ăn mâm bát bằng vàng bạc hay sơn son nhưng nay đã là người tù tội, công sai giải đi, thì chỉ được nếm cơm hẩm hay hạt kê bày ra trên lá rừng. Hôm qua thế nào mà hôm nay đã thế ấy. Qua sự đối chiếu hai hoàn cảnh, độc giả cảm thấy được cái ngậm ngùi của hoàng tử trước cảnh đổi đời. Đặc biệt chú ý những âm “shi” (shiareba, shii no ha) có hiệu quả âm thanh chết chóc, áp bức, nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả.
Bài này đã được xếp vào loại thơ tang (banka) cũng cùng thể loại với bài thơ 3-416 sau đây do Hoàng tử Ôtsu làm ra trước khi từ giã cõi đời:
3-416
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

百傳 磐余池尓 鳴鴨乎 今日耳見哉 雲隠去牟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

百伝ふ磐余の池に鳴く鴨を今日のみ見てや雲隠りなむ

Phiên âm:

Momozutafu / Iware no ike ni / naku kamo wo / kefu nomi mite ya / kumogakuri namu



Diễn ý:
Tiếng vịt trời kêu trên ao Iware hôm nay có lẽ là tiếng vịt cuối cùng mà ta được nghe ấy nhỉ! Mai đây ta đâu còn nữa bởi vì mây che khuất thân ta rồi.
Tạm dịch thơ:
Trên ao Iware / Ngày tháng dài bất tận / Nhưng tiếng vịt ta nghe / Chắc chỉ là lần cuối / Thân này mai sẽ khuất / Đằng sau lớp mây che.
Từ Momozutafu là một từ tu sức dùng cho Iware, ý nói thời gian lâu dài gần đầy một trăm năm (momo). Ngày 3 tháng 10 (28 tháng 10 dương lịch), hoàng tử đã bị xử hình và đây là bài thơ được truyền tụng như lời vĩnh biệt viết bằng waka của ông (Có một bài thơ chữ Hán nữa, đã được đăng trong thi tập Kaifuusô tức Hoài Phong Tảo (懐風藻,    751) nhưng hình như là một bài thơ của thi nhân Trung Quốc sao chép lại một cách vụng về). Trước giờ lâm hình, ông rơi nước mắt bên bờ ao (như thấy viết trong lời chú dẫn có từ xưa) nghĩ đến số mệnh ngắn ngủi “còn một hôm nay thôi” (kefu nomi) nhưng vẫn còn có thể diễn tả sự ra đi vĩnh viễn của mình bằng một hình ảnh hoa lệ, có giá trị cách điệu cao là “mây che ta rồi” (kumogakuru). Điều đó chứng tỏ rõ ràng văn tài của ông hoàng trẻ.

Tiết IX: Thơ Kakimoto no Hitomaro 柿本人麻呂:
Chúng ta tạm giã từ các ông hoàng bà chúa với những vần thơ đầy nhiệt tình và oan khuất của họ để tìm đến với một trong những nhà thơ quan trọng nhất của thời Man.yô: Hitomaro (tên đầy đủ là Kakinomoto no Hitomaro).
Con số tác giả có tên trong Man.yôshuu lên đến con số 500 người, nhưng Hitomaro là ông vua không ngai của tất cả. Ví von về ông, giáo sư Uemura Etsuko xem ông như ngọn Phú Sĩ đơn độc vượt lên cao vút giữa quần sơn. Nếu nói về số bài để lại thì bà suy định ông có 87 bài (trong số đó, 36 bài tanka và 16 bài chôka được biết đích xác do ông viết, kỳ dư là phỏng đoán). Ông có thơ nhiều hơn các thi nhân lớn khác như các ông Akahito (50 bài), Okura (76 bài), (76 bài), Kurohito (18 bài), Kanamura (30 bài), bà Otomo no Sakanoue no Iratsume (84 bài). Tuy thua xa Yakamochi (479 bài) nhưng điều đó cũng có phần dễ hiểu vì Yakamochi dưới mắt mọi người là nhà biên soạn chính của tuyển tập.


Kakinomoto no Hitomaro (662-710) dưới nét bút Utagawa Kuniyoshi)

(Nguồn Wikipedia)

Tiểu sử của Hitomaro có những điểm mù mờ nhưng nói chung, người ta xem ông là một viên quan từng phụng sự hai thiên hoàng Jitô (tại vị 690-697) và Mommu (tại vị 697-707), có những hoạt động đáng kể với tư cách thi nhân cung đình. Đứng về mặt lịch sử thi ca mà nói thì ông là nhà thơ thuộc vào thời kỳ Man.yô thứ hai.


Sở dĩ ông được xưng tụng là đại thi hào (uta no hijiri = ca thánh), nhà thơ tiêu biểu của thời Man.yô, bởi vì ông đã có những đóng góp rất to lớn cho làng thơ. Nào là đã cố định và hoàn thành được thể thơ dài gọi là chôka, phát triển và tập thành những kỹ xảo tu sức trong biểu hiện và âm nhạc hóa được thơ nên từ đó mới sinh ra cái gọi là Man.yôchô (Vạn Diệp điệu) hay âm điệu đặc biệt của Man.yô. Vì ông có ý thức quốc gia nên đã thành công trong việc nâng được ý thức ấy lên cao bằng thi ca, với sự tán đồng của đông đảo quần chúng độc giả.
Trong Man.yôshuu, theo bà Sakaguchi thì Hitomaro có 20 chôka, 60 tanka, còn trong thi tập cá nhân Hitomaro Kashuu, thấy đăng lại đến 360 bài (nhưng trong đó không phải tất cả là do ông làm). Ông thạo tất cả mọi hình thức thơ dương thời từ tanka, chôka đến sedôka nhưng trong chôka của ông, chủ đề thường liên quan đến người và việc (nhân sự) như những bài thơ nói về cái chết của hoàng tử Hinamishi (Hinamishi no Miko no mikoto, bài 1-167) hay của hoàng tử Takechi (Takechi no Miko no mikoto, bài 2-199) hoặc thơ ai điếu công chúa Asuka (Asuka no Hime no miko, bài 2-196) cũng như những bài sáng tác khi đi qua phong cảnh hoang tàn của cố đô Ômi (bài 1-29) và ngôi nhà ở vùng Akino, nơi Hoàng tử Karu (Karu no Miko, sau này trở thành thiên hoàng Mommu, 683-707) từng trú ngụ (bài 1-45). Lại nữa, có bài ông làm ra lúc từ giã bà vợ thứ ở Iwami để hồi kinh (bài 2-131) cũng như bài thơ thương khóc người thiếp ở Karu no ichi lúc bà ta qua đời (bài 2-207).
Tuy thường đưa tình cảm luyến ái vào những bài chôka như thế nhưng rõ ràng là ông hay sử dụng hình thức thơ cực dài (daichôka – đại trường ca) để bày tỏ trạng thái tinh thần và nói lên nhân sinh quan của mình. Ý thức về quốc gia rất mạnh nơi ông, ông sùng bái Thiên hoàng, người cai trị, như một vị thần. Mỗi khi có một nhân vật trong hoàng tộc chết đi, ông đều thành thực bày tỏ lòng ai điếu. Điều ấy phản ánh dân tộc tính của người Nhật là sự gắn bó của họ với cuộc sống trong cõi đời hiện tại. Họ yêu cuộc sống, họ mong đợi sự phồn vinh. Do đó, trước cái chết, cảnh biệt ly hay suy vi hoang tàn, họ dễ dàng cất tiếng khóc than. Họ lại xem Thiên hoàng, người có hoài bão lãnh đạo quốc gia, như là trung tâm của quốc gia và hình ảnh kinh đô, tượng trưng cho sự xán lạn của quốc gia đó, cho nên khi thấy chỉ mới có một thời gian ngắn mà ngai vàng đã đổi chủ, cung cấm đã hoang phế điêu tàn, họ đã xúc động và thương khóc.
Thế nhưng dù ngâm lên những bài đưa tang thân tộc của thiên hoàng cũng như than khóc cảnh hoang phế của kinh đô, một con người ý thức được cái đẹp xuất phát từ xúc cảm như Kakinomoto no Hitomaro thì không cần phải chỉ cứ diễn tả tình cảm bằng cách miêu tả trực tiếp cảnh vật hiện ra trước mắt như khi đứng trước cảnh chết chóc hay sự hoang phế của kinh đô. Ông còn gián tiếp miêu tả nó bằng cách khơi gợi những kỹ niệm sống lại từ quá khứ. Ông ca ngợi nhân cách siêu phàm, công lao hãn mã hoặc sự nghiệp vĩ đại của tiền nhân lúc sinh thời của họ để qua đó, nói lên niềm tự hào về đế đô, một thời đã vinh quang như thế nào. Khi đưa ra cái đẹp huyền ảo đã đánh mất nhưng vẫn như còn phảng phất đâu đây, Hitomaro mới diễn tả được trọn vẹn nỗi buồn và niềm tiếc thương của ông đối với chốn đế đô huy hoàng mà giờ đây chỉ còn là cảnh hoang vu đổ nát, dâng cao sự cảm động trong lòng người đọc tới cực điểm.
Có thể nói Hitomaro là một mẫu người chuộng lý tưởng thẩm mỹ (aesthetic idealist), bài thơ nào của ông cũng có mục đích đi tìm cái đẹp.Trong những bài thơ sầu thảm ai oán như bài viết ra khi ông từ giã bà vợ thứ ở Iwami để hồi kinh hay trong bài thơ than khóc cái chết đột ngột của người thiếp ở Karu no ichi, bài nào cũng bắt đầu bằng những thanh điệu nhẹ nhàng chậm rãi để rồi dần dần dâng lên dào dạt, sau đó trở nên ồ ạt, bức bách và cuối cùng kích động mạnh mẽ để đưa đến bùng nổ. Tuy nhiên, bố cục của thơ ông trong những bài như vậy rất thăng bằng, nếu nội dung của nó là 3 phần thì thường là tự sự chiếm 2, phần còn lại dành cho việc mô tả tình cảm nội tâm.
Ông cũng chú ý nhiều đến thiên nhiên, nhất là thông qua hình thức ngắn của tanka.Dù sao, Hitomaro chủ yếu vẫn là một nhà thơ giàu tình cảm cho nên ông đặt trọng tâm vào việc diễn tả nội tâm. Hai nhà thơ đi sau, (Yamabe no) Akahito và (Takechi no) Kurohito là những người quan sát thiên nhiên với con mắt lạnh lùng và điềm nhiên, trực cảm cái đẹp và tả cảnh bằng một lối diễn tả khách quan.
Không như họ, Hitomaro hòa trộn thiên nhiên bên ngoài với tình cảm và suy tư bên trong của chính mình để viết lên những vẫn thơ vừa tả tình vừa tả cảnh. Ông còn là nhà thơ biết sử dụng nghệ thuật tu từ một cách tài tình. Thành công về mặt ấy của ông vượt qua tất cả thi nhân đương thời. Ông biết khai thác mọi khía cạnh của kỹ xảo tu từ như các thể so sánh và trang sức makura kotoba (枕詞chẩm từ hay chữ gối đầu), jo kotoba (序詞tự từ hay chữ mào đầu), các hình thức tsuiku (対句đối cú), taiguu (対偶đối ngẫu), tôchi (倒逆đão trí), gijinhô (人格化nhân vách hóa), on.in (音韻âm vận)…Nói cách khác, ông không trình bày tình cảm con người trong trạng thái thô sơ nguyên thủy của nó mà biết biễu diễn bằng âm luật để tạo ra nhịp điệu và nhạc điệu riêng, đem đến cho thơ của mình một nét đẹp cách điệu trang trọng và hùng tráng.
Tóm lại, nếu có đánh giá Hitomaro như thi nhân số một đời Vạn Diệp và như một trong những ngôi sao sáng nhất của làng thơ Nhật Bản thì chắc cũng không ngoa.
Đối với nhà thơ hàng đầu này,chỉ riêng trong quyển sách mỏng của mình, bà Uemura Etsuko đã dành một tình cảm trân trọng bằng cách tìm hiểu 8 bài thơ vừa chôka vừa tanka của ông. Bắt đầu là bài thơ ông cảm tác lúc đi qua cung điện hoang phế của cố đô Ômi nên bờ hồ Biwa.


tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương