Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011



tải về 1.19 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Thơ hoài cổ của Hitomaro
1-29

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

玉手次 畝火之山乃 橿原乃 日知之御世従 [或云 自宮] 阿礼座師 神之<> 樛木乃 弥継嗣尓 天下 所知食之乎 或云 食来] 天尓満 倭乎置而 青丹吉 平山乎超 [或云 虚見 倭乎置 青丹吉 平山越而] 何方 御念食可 [或云 所念計米可] 天離 夷者雖有 石走 淡海國乃 樂浪乃 大津宮尓 天下 所知食兼 天皇之 神之御言能 大宮者 此間等雖聞 大殿者 此間等雖云 春草之 茂生有 霞立 春日之霧流 [或云 霞立 春日香霧流 夏草香 繁成奴留] 百礒城之 大宮處 見者悲<> [或云 見者左夫思毛]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

玉たすき 畝傍の山の 橿原の ひじりの御代ゆ [或云 宮ゆ] 生れましし 神のことごと 栂の木の いや継ぎ継ぎに 天の下 知らしめししを [或云 めしける] そらにみつ 大和を置きて あをによし 奈良山を越え [或云 そらみつ 大和を置き あをによし 奈良山越えて] いかさまに 思ほしめせか [或云 思ほしけめか] 天離る 鄙にはあれど 石走る 近江の国の 楽浪の 大津の宮に 天の下 知らしめしけむ 天皇の 神の命の 大宮は ここと聞けども 大殿は ここと言へども 春草の 茂く生ひたる 霞立つ 春日の霧れる [或云 霞立つ 春日か霧れる 夏草か 茂くなりぬる] ももしきの 大宮ところ 見れば悲しも [或云 見れば寂しも]

Phiên âm:

Tamatasuki / Unebi no yama no / Kashihara no / hijiri no miyo yu / aremashishi / kami no kotogoto / tsuganoki no / iyatsugitsugi ni / ame no shita / shirashimeshishi wo / sora ni mitsu / Yamato wo okite / ao ni yoshi / Narayama wo koe / ikasama ni / omohoshishimeka / amazaru ka / hina ni wa aredo / iwabashiru / Ômi no kuni no / sasanami no / Ôtsu no miya ni / ame no shita / shirashime shikemu / sumeroki no / kami nomi koto no / ômiya wa / koko to kikedomo / ôtono wa / koko to iedomo / harukusa no / shigeku oitaru / kasumi tatsu / haruhi no kireru / momoshiki no / ômiyadokoro / mireba kanashi mo /



Diễn ý:

Kể từ đời Thiên hoàng Jimmu tức vị ở cung Kashihara dưới chân núi Inebi đến nay, các vị thiên hoàng sinh ra đều nối tiếp nhau trị nước ở vùng Yamato. Đến đời vị thiên hoàng thứ 38 là ngài Tenji mới bỏ vùng Yamato, vượt qua ngọn núi Nara, và không biết nghĩ thế nào mà ngài đã chọn một vùng quê mùa và xa xôi là bến Ôtsu sóng gợn trong xứ Ômi để dời cung điện đến. Ta nghe người sở tại bảo hoàng cung nơi Thiên hoàng Tenji tôn quí ngự để cai trị thiên hạ là chốn này đây thế nhưng sao chẳng thấy cung điện đâu cả mà chỉ có cỏ mùa xuân mọc rậm rạp và sương xuân giăng mắc. Khi nhìn ánh nắng mùa xuân chiếu rọi mơ hồ trên dấu tích cung xưa lòng ta không khỏi dâng lên một niềm cảm thương vô hạn.



Tạm dịch thơ:

Bên núi Unebi / Bao đời vua trị vì / Yamato đất rộng / Triều đại ta uy nghi / Thánh thượng nẩy ý lạ / Vượt qua núi Nara / Chọn thôn làng hẻo lánh / Dời cả triều đình qua / Ômi kinh đô mới / ( Cất lên ở ven hồ) / Bến Ôtsu lầu các / Sóng bủa nhẹ vào bờ / Người bảo đây cung xưa / Nhưng ta nào thấy bóng / Chỉ còn cỏ mọc dày / Với sương lam che mỏng / Trong nắng nhạt chiều xuân / Hình bóng xưa phảng phất / Nhìn di tích còn đây / Lòng ta buồn, quặn thắt.

Nguyên lai, cung điện Ômi là do vị thiên hoàng đời thứ 38, Tenji, ra lệnh kiến tạo. Năm 667, Tenji đã cho dời đô về đây. Sau khi ông băng hà, con trai là Thiên hoàng trẻ Kôbun (Hoằng Văn) lên nối ngôi nhưng chỉ qua năm sau (Nhâm Thân 672) đã xảy ra cuộc biến loạn tranh chấp ngai vàng với người chú, sau này là Thiên hoàng Temmu. Cung điện Ômi vì chiến tranh loạn lạc và vì Temmu, kẻ thắng cuộc, lại dời đô về Asuka, nên chốn ấy trở thành hoang phế. Hơn mười năm sau cuộc chiến chấm dứt, Hitomaro nhân ghé ngang qua vùng đó, đứng trước di tích cung xưa, ông hồi tưởng lại đời thịnh trị của Tenji, đã cảm khái làm những vần thơ trên.


Cần chú ý những cách diễn đạt như tamatasuki (còn đọc tamadatsuki), tsuka no ki, sora ni mitsu, ao ni yoshi, sora zakaru, iwabashiru, momohiki no đều là những gối thơ (makura-kotoba) dùng để tu sức cho các danh từ đi bên cạnh nó. Ví dụ cụm từ sora ni mitsu (trời rộng nhìn không hết) là để tô điểm cho từ Yamato, với dụng ý ca tụng đất nước Đại Hòa (Yamato) bao la rộng rãi. Cụm từ momoshiki no (trãi hàng trăm lớp) thì dùng để nói đến sự vững chắc của các lớp cây, lớp đá chồng chất lên nhau dựng thành quách cung điện ở Ômi.
Sự nghiệp của người anh hùng Tenji chỉ vì cái loạn chú cháu tranh ngôi năm Nhâm Thân (Jinshin no Ran, 672) mà tiêu tan tất cả. Khung cảnh hoang phế của cố đô Ômi cho ta thấy cái triết lý “kẻ sống phải có lúc chết” “vinh quang cho lắm rồi cũng suy tàn”. Ômi càng tráng lệ đẹp đẽ bao nhiêu trong quá khứ thì cảnh hoang phế hôm nay lại làm chạnh lòng khách nhàn du bấy nhiêu. Nhất là trong đời Hitomaro, ông chắc chắn đã chứng kiến bao nhiêu tấn bi kịch chính trị xuất phát từ cuộc thay bậc đổi ngôi sau cuộc loạn Nhâm Thân.
Một thi nhân đa cảm như Hitomaro khi nhìn lớp cỏ dày phủ trên những phiến đá có thể đã lát nên nền cũ cung xưa và nhìn ánh sáng nhợt nhạt ngày xuân len qua màn sương chiếu xuống cánh đồng rộng, làm sao chẳng tưởng tượng khung cảnh trang nghiêm hoa lệ của triều đình Ômi với những bậc đại thần và người hầu cận phong nhã phất tay áo rộng tấp nập ra vào. Thế rồi chỉ trong giây phút sau chúng sẽ tan biến theo tiếng chân người ngựa rầm rập đưa tất cả vào thế tu la địa ngục của chém giết. Làm sao Hitomaro không đưa ống tay áo lên gạt giọt lệ khóc thương thời thế.
Khi đọc đến bài thơ này, chúng ta không thể nào không liên tưởng được bài haikai mà nhà thơ cận đại Bashô đã viết trong Oku no hosomichi (Đường mòn miền Oku) khi đi qua bãi chiến trường xưa ở Hiraizumi và thương khóc cho cơ nghiệp oai hùng của 3 đời dòng họ Fujiwara, hào tộc miền Đông Bắc, bị Shôgun khai sáng Mạc phủ Kamakura là Minamoto no Yoritomo tiêu diệt vào năm 1189:

夏草や兵どもが夢の跡

Natsu kusa ya / tsuwamono domo ga / yume no ato

( Vùi trong cỏ mùa hạ / Dấu vết những giấc mộng / Của đoàn xuân thời xưa).
Đại thi hào Trung Quốc, Lý Bạch (701-762), một người có lẽ sống sau Kakinomoto một hai thế hệ, cũng có hai bài thơ rất nổi tiếng nhan đề Việt Trung Hoài Cổ và Tô Đài Lãm Cổ, thương tiếc kinh đô hoang phế của Việt Vương Câu Tiễn và đài Cô Tô của Ngô Vương Phù Sai. Tuy không thuộc vào phạm vi của bài viết này, cũng xin đưa ra 2 câu cuối của mỗi bài theo thứ tự nói trên (bản dịch của Bùi Khánh Đản)15 để quý độc giả thưởng thức và đối chiếu với thơ Nhật:
Cung nữ như hoa mãn xuân điện,

Chỉ kim duy hữu giá cô phi.


(Cung nữ như hoa đầy điện ngọc,

Ngày nay chỉ thấy bóng chim đa).
Chỉ kim duy hữu Tây Giang Nguyệt,

Tằng kiến Ngô vương cung lý nhân.


(Còn lại Tây Giang vừng nguyệt tỏ,

Từng soi người đẹp ở Tô Đài)

Sau bài trường ca của Kakinomoto nói trên (1-29) là bài hanka ( 反歌phản ca, số 1-30) nối tiếp –như trong thơ văn ngày xưa được làm ra với dụng ý chiêu hồn người chết:


1-30

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

樂浪之 思賀乃辛碕 雖幸有 大宮人之 船麻知兼津

Dạng huấn độc (đã chua âm):

楽浪の志賀の辛崎幸くあれど大宮人の舟待ちかねつ

Phiên âm:

Sazanami no / Shiga no Karasaki / sakiku aredo / ômiya hito no / funemachi kanetsu



Diễn ý:
Mũi đất Karasaki ở Shiga (phía tây hồ Biwa, một gối thơ) của vùng Sazanami (hay Sasanami, Lạc Lãng楽浪, địa danh cổ), nơi có những con sóng nhẹ vỗ bờ (cũng là ý của chữ sasanami khi viết tế ba細波 hay tiểu ba 小波), tuy vẫn không có gì thay đổi so với ngày xưa thế nhưng dù mi (mũi đất) có ngóng mãi thì cũng bằng thừa bởi vì sẽ không bao giờ thấy lại con thuyền của các quan nhân triều Ômi đi du ngoạn về cập bến mi nữa.
Tạm dịch thơ:
Bến Karasaki / Ở trong vùng Shiga / (Sóng muôn đời tấp bãi) / Nào khác những ngày qua / Nhưng bến ơi, dù ngóng / Cũng hoài công đợi chờ / Thuyền vua quan nước cũ /( Đã khuất với xa xưa).
Xin lạc đề một chút nhưng khi đọc đến đây, không khỏi liên tưởng đến hai câu thơ Việt Nam, không nhớ của ai, viết gần đây:
Thuyền ơi, có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.
Trong bài thơ này, Kakinomoto no Hitomaro đã dùng thủ pháp nhân cách hóa (gijinhô) khi ông ví doi đất Karahashi như một kẻ đợi chờ, Sự chờ đợi ấy (matsu) còn được gợi ý qua hình ảnh doi đất rợp bóng tùng (matsu) xanh, ngụ ý tấm lòng không thay đổi. Những âm s ( sasanami, Shiga, Karasaki, sakiku aredo) lập đi lập lại, đã được sử dụng một cách khéo léo, gây được ấn tượng buồn man mác trong tâm thức người Nhật.Vùng Karasaki là một doi đất nơi có vàm sông lớn nối với hồ Biwa, ngày xưa vẫn là nơi các nhân vật triều đình Ômi thả thuyền nhàn du. Cảnh vật vẫn như xưa những người xưa đâu còn nữa, và điều đó làm cho thi nhân chạnh lòng hoài cựu.
Cần chú ý một điểm nữa là Sasanami 楽浪vốn là âm thu ngắn của địa danh Kaguranami (Thần Nhạc Lãng神楽浪) mà trong từ thần nhạc (kagura神楽) có bao gồm âm sasa có nghĩa là nhịp điệu của loại nhạc cúng thần (hayashi囃子). Trong địa danh Karasaki 唐崎lại có âm saki nghĩa là may mắn, vô sự. Cả hai có dính líu đến kỹ thuật dùng kakekotoba掛詞, chữ đồng âm dị nghĩa, làm câu thơ thêm súc tích vì một âm chuyên chở nhiều ý nghĩa tùy theo khi đặt trong văn mạch nào. Vì thế, không ai có thể cho rằng mình hiểu sâu xa thi ca một nước nếu không nắm được những qui luật ngôn ngữ của nước ấy.
Đứng trên nền cố cung Ôtsu mà hồi tưởng đến những đổi thay được mất của các triều đại, Hitomaro cảm thấy được sự mong manh và bọt bèo của kiếp người. Cùng lúc ông nhận thức được cái lâu dài, trường cửu của đại tự nhiên, vốn không hề thay đổi qua bao nhiêu biến chuyển.
Như Đỗ Phủ trong bài Xuân Vọng có lần viết: “Quốc phá sơn hà tại. Thành xuân thảo mộc thâm”, (Nước tan, sông núi còn đây, Thành xuân tươi tốt cỏ cây một màu)16, con người thời Man.yô cũng mang một tình cảm tương tự. Mũi đất Karasaki và vàm sông rộng vẫn in bóng rẻo cao Hira và ngọn hùng sơn Hieizan. Sóng bến Ốtsu vẫn vỗ nhẹ vào bờ và tùng xanh Karasaki hãy còn rì rào trong gió nhưng vua quan triều cũ đều đã sang thế giới bên kia, đâu còn cập bến để kể lại những chuyện ngày xưa!
Thơ ai điếu cung đình của Hitomaro
Là một thi nhân cung đình lỗi lạc, Kakinomoto no Hitomaro thường hay được chỉ định để viết banka cho những nhân vật quan trọng của triều đình, ví dụ bài thơ ai điếu hoàng tử Hinamishi 日並 (Hinamishi no Miko no mikoto, bài 1-167), người không ai khác hơn là tên kính xưng “ngang với mặt trời” của Hoàng thái tử Kusakabe ( 草壁皇太子662-689), con trai trưởng Thiên hoàng Temmu (Hoàng tử Ôtsu sinh năm 663, kém Kusakabe 1 tuổi và mẹ ông không có chức phận cao quí bằng Hoàng hậu Jitô, mẹ Kusakabe). Bài chôka 1-167 ấy và hai hanka 1-168, 1-169 có nội dung như sau đây:
1-167
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

天地之 <初時> 久堅之 天河原尓 八百萬 千萬神之 神集 々座而 神分 々之時尓 天照 日女之命 [一云 指上 日女之命] 天乎婆 所知食登 葦原乃 水穂之國乎 天地之 依相之極 所知行 神之命等 天雲之 八重掻別而 [一云 天雲之 八重雲別而] 神下 座奉之 高照 日之皇子波 飛鳥之 浄之宮尓 神随 太布座而 天皇之 敷座國等 天原 石門乎開 神上 々座奴 [一云 神登 座尓之可婆] 吾王 皇子之命乃 天下 所知食世者 春花之 貴在等 望月乃 満波之計武跡 天下 [一云 食國] 四方之人乃 大船之 思憑而 天水 仰而待尓 何方尓 御念食可 由縁母無 真弓乃岡尓 宮柱 太布座 御在香乎 高知座而 明言尓 御言不御問 日月之 數多成塗 其故 皇子之宮人 行方不知毛 [一云 刺竹之 皇子宮人 歸邊不知尓為]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

天地の 初めの時 ひさかたの 天の河原に 八百万 千万神の 神集ひ 集ひいまして 神分り 分りし時に 天照らす 日女の命 [一云 さしのぼる 日女の命] 天をば 知らしめすと 葦原の 瑞穂の国を 天地の 寄り合ひの極み 知らしめす 神の命と 天雲の 八重かき別きて [一云 天雲の八重雲別きて] 神下し いませまつりし 高照らす 日の御子は 飛ぶ鳥の 清御原の宮に 神ながら 太敷きまして すめろきの 敷きます国と 天の原 岩戸を開き 神上り 上りいましぬ [一云 神登り いましにしかば] 我が大君 皇子の命の 天の下 知らしめしせば 春花の 貴くあらむと 望月の 満しけむと 天の下 食す国 四方の人の 大船の 思ひ頼みて 天つ水 仰ぎて待つに いかさまに 思ほしめせか つれもなき 真弓の岡に 宮柱 太敷きいまし みあらかを 高知りまして 朝言に 御言問はさぬ 日月の 数多くなりぬれ そこ故に 皇子の宮人 ゆくへ知らずも [一云 さす竹の 皇子の宮人 ゆくへ知らにす]

Phiên âm:

Tsuchiame no / hajime no toki / hisakata no / Ama no kawara ni / yaoyorozu / chiyorozu kami no / kamutsudoi / tsudoi imashite / kamu wakari / hakarishi toki ni / Amaterasu / hirume no miko to (sashi noboru / hirumenomiko to) / ame wo ba / shirashi mesu to / ashihara no / Mizuho no kuni wo / ametsuchi no / yoriai no kiwami / shirashimesu / kami no mikoto to / amakumo no / yaekaki wakite /(amakumo no / yaekumo wakite) / kamukudashi / imasetsurishi / takaterasu / hi no miko wa / Asuka no (tofutori no) / Kiyomi no miya ni / kamu nagara / futoshikimashite / sumeroki no / shikimasu kuni to / Ama no hara / iwato wo hiraki / kamu agari / agari ima shinu (kamunobori / imashini shikaba) / wa ga ôkimi / miko no mikoto no / ame no shita / shirashimesu yo wa (shirashime shiseba) / haruhana no / tafutoku aramu to / mochizuki no / tatawashikemu to / ame no shita (wo suku ni) / yomo no hito no / ôbune no / omoi tanomite / ama tsu mizu / aogite matsu ni / ikasama ni / omo oshimeseka / tsure mo naki / mayumi no oka ni / miyabashira / futoshiki imashi / miaraka wo / takashirimashite / asakoto ni / mikoto towasanu / hitsuki no / maneku narinure / soko yue ni / miko no miyahito / yuku e shirazu mo (sasutake no / miko no miyato / yukue shirani su) /



Diễn ý:

Từ khi trời đất bắt đầu thì trên cánh đồng trời tức Ama no Kawara (Cao Thiên Nguyên) đã có tám bách vạn (chỉ có nghĩa là vô số) chư thần tụ họp lại để bàn luận việc cai trị. Nữ thần Amaterasu tức Thiên Chiếu trị vì cõi trời, còn việc cai trị cánh đồng lau (Ashihara) của đất nước Mizuho (Nhật Bản) này thì ngài vén mấy tầng mây lên mãi đến tận cuối đất chia trời đất làm hai và cho và con cháu của mặt trời (trước tiên ám chỉ Ninigi no Mikoto tức Thiên Tôn, cháu Thiên Chiếu đã giáng lâm đầu tiên, sau lại ám chỉ Thiên hoàng Temmu) đến ngự ở cung Kiyomigahara trong vùng Asuka làm vị thần trông coi đất nước Nhật Bản. Ngài Ninigi và ngài Temmu đều hoàn thành làm công việc một cách xuất sắc và sau đó, mở cửa động đá Iwato đi lên cõi trời cao, lãnh thổ của hoàng tổ, và ẩn mình nơi đó.

Nay nếu được Hoàng tử Hinamishi (lạì thêm một hoàng tử mặt trời! LND), bậc đại vương của chúng ta, cai trị thì cuộc đời sẽ được phồn vinh như hoa xuân, sẽ sung mãn như trăng rằm. Thiên hạ bốn phương sẽ được sự trông cậy như ở trên một chiếc thuyền lớn vững chãi và ngẫng đầu lên chờ đón những giọt mưa lành nhân ái. Thế nhưng không biết ngài nghĩ thế nào mà đem xây một cung điện huy hoàng để quàn linh cữu trên ngọn đồi Mayumi no Oka vốn là một nơi chốn nào có duyên do, dính líu gì đối với ngài đâu. Rồi những buối sáng ngài không thức dậy để ban lời chỉ dạy nữa đã chồng chất thêm lên. Không ai chỉ đạo, từ đây đám đình thần theo hầu hoàng thái tử hết còn biết xử trí ra sao.

Niên hiệu Jitô năm thứ 3 (689), Hoàng thái tử Kusakabe bị bệnh chết lúc mới có 28 tuổi. Sau khi cha là Temmu băng, ông với mẹ đã loại ngay địch thủ Ôtsu rồi cùng nhau trông coi quốc chính. Ông sinh được một trai là Hoàng tử Karu no Miko (683-707, sau sẽ là Thiên hoàng Mommu, trị vì 697-707) và hai công chúa.

Ngày xưa, người ta có tục lệ quàn thi thể người chết ở một nơi gọi là hinkyuu (tẫn cung) hay araki no miya, còn đọc là mogari no miya, với hy vọng chờ người chết...sống dậy! Nhưng cũng có thuyết giải thích mogarimo (an táng) agari (xong rồi). Trên thực tế, nó chỉ để kéo dài thời gian khóc lóc thương tiếc. Trong chữ Hán, tẫn (thấn) có nghĩa liệm mà chưa chôn. Hitomaro có lẽ đã thay mặt triều đình làm bài thơ này. Trong đó ông đã kể lễ dài dòng lịch sử từ thời đại chư thần, ngầm ví tính chính thống của Kusakabe với Ninigi lẫnTemmu, chứng tỏ triều đình Jitô lúc đó đang chịu một tổn thất rất lớn lao vì họ vô cùng trông đợi vào Kusakabe như nhà lãnh đạo quan trọng của họ.

Tạm dịch thơ:

Từ khi trời đất mở / Bên trên Cánh Đồng Trời / Chư thần họp nhau lại / Đã chia nhiệm vụ rồi / Thiên Chiếu ngự trên đỉnh / Ninigi cõi người / Thần vén mây chia nước / Đến Temmu xuống đời / Đóng đô Asuka / Kiyomihara / Để cai trị đảo quốc / Hoàn thành được mệnh trời / Sau theo đường động đá / Các ngài về trời xa / Hoàng thái tử của ta / Tiếp nối nghiệp ông cha / Nếu đại vương trị nước / Thiên hạ hẳn thái hòa / Đời sẽ tươi hoa xuân / Tròn tựa mảnh trăng rằm / Lòng người có chỗ tựa / Như thuyền lớn vững vàng / Ngẫng đầu bao kẻ hứng / Những giọt mưa nhân lành /.

Chẳng ngờ Hoàng thái tử / Ngài Hinamishi / Bỗng nhiên cho xây cất / Trên đồi Mayumi / Một nơi để an nghỉ / Không ai hiểu cớ gì! Thế rồi bằn bặt mãi / Đã bao nhiêu tháng ngày / Nằm xuống không lời dạy / Để lại lũ tôi ngay / Đình thần đều ngơ ngác / ( Ngài về phương nào đây!).

1-168

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

久堅乃 天見如久 仰見之 皇子乃御門之 荒巻惜毛

Dạng huấn độc (đã chua âm):

ひさかたの天見るごとく仰ぎ見し皇子の御門の荒れまく惜しも

Phiên âm:

Hisakata no / ame miru gotoku / aogimishi / miko no mikado no / aremaku oshimo /



Diễn ý:

Hoàng thái tử Kusakabe, người mà chúng ta ngưỡng mộ như khi ngữa mặt nhìn lên trời cao đã ra đi một cách đột ngột và thê thảm, đáng tiếc bao nhiêu, từ đây biết làm sao?



Tạm dịch thơ:

Ôi Hinamishi / Thần dân bao ngưỡng mộ / Nhìn lên ngài thấy như / Trời cao xanh rộng mở / Này đã cách xa rồi / Làm sao nguôi tiếc nhớ /

1-169

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

茜刺 日者雖照者 烏玉之 夜渡月之 隠良久惜毛

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あかねさす日は照らせれどぬばたまの夜渡る月の隠らく惜しも

Phiên âm:

Akane sasu / hi wa teraseredo / nubatama no / yo wataru tsuki no / kakuraku oshimo /



Diễn ý:

Trên trời cao, mặt trời (Nữ thiên hoàng Jitô) hãy còn đó nhưng ánh trăng kia (Hoàng tử Kusakabe) đang băng qua bầu trời thì đã ẩn đâu mất rồi. Hoàng tử mất đi thật đáng tiếc dường nào.



Tạm dịch thơ:

Dẫu thánh thượng còn đó / Như mặt trời trên đầu / Hoàng tử, vầng trăng sáng / Không biết lạc về đâu / Lòng người bao nuối tiếc / Giờ biết nói làm sao! /

Để tiếp nối dòng liên tưởng, xin trình bày sau đây bài thơ Kakinomoto no Hitomaro đã làm khi đi qua nới trú ngụ ngày xưa của Hoàng tử Karu (Karu no Miko), con trai Hoàng thái tử Kusakabe, sau sẽ là Thiên hoàng Mommu.


1-48

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

東 野炎 立所見而 反見為者 月西渡

Dạng huấn độc (đã chua âm):

東の野にかぎろひの立つ見えてかへり見すれば月かたぶきぬ

Phiên âm:

Himugashi no / no ni kagirohi no / tatsumiete / kaherimi sureba / tsuki kata bukinu.



Diễn ý:

Ở chân trời phía đông sắc đỏ đã nhuộm, lúc này bình minh như hiện ra. Ngoảnh lại bầu trời ở phía tây thì, ô kìa, vầng trăng đang lặn về sau ngọn núi.



Tạm dịch thơ:
Nơi chân trời hướng đông / Ngày đã nhuộm sắc hồng / Phương tây nhìn ngoái lại / Ô kìa sao lạ lùng / Trăng vàng đang xế bóng / Lặn về núi xa xăm /.
Bài thơ này Kakinomoto no Hitomaro làm ra khi ông đi chơi vùng Akino安騎野, chốn xưa kia Hoàng tử Karu 珂瑠, còn viết là 17trú ngụ. Đây là một trong những bài hanka viết tiếp sau bài chôka mang số 1-45. Himugashi no no (Cánh đồng hướng đông) dùng để chỉ chính cánh đồng nơi Kakinomoto từng có dịp tháp tùng Thái tử Kusakabe, cha của Karu đi săn bắn và qua đêm ở hành cung ngoài đồng. Sau này, ông lại có dịp đi theo người con tức Hoàng tử Karu nghỉ chân tại cánh đồng này. Do đó ông chạnh lòng hoài cựu, xem những cuộc thay đổi trong cuộc đời giống như sự đổi chỗ của mặt trời và mặt trăng (ám chỉ những bậc tôn quí như thái tử và hoàng tử) cùng trong một đêm.
Tuy nhiên, qua bài thơ, ông cũng muốn đánh giá Karu như người đáng có thể tiếp nối sự nghiệp của người cha yểu mệnh Kusakabe. Việc mặt trời mọc lên (Karu) sau khi mặt trăng lặn (Kusakabe) là sự tuần hoàn hợp đạo lý tự nhiên. Hoàng tử Karu – sau này được bà nội (Jitô) đưa lên làm vua - tức Thiên hoàng Mommu (Văn Vũ, trị vì 697-707, sống 683-707). Lúc đó Karu mới lên 10. Do đó bài thơ này vừa mang tính cách ai điếu vừa là một bài thơ chúc hạ.
Nữ thi sĩ Yosano Akiko18 cũng đã chịu ảnh hưởng của câu thơ này khi nà viết “Na no hana ya / tsuki wa higashi ni / hi wa nishi ni” (Hoa cải dầu và vầng trăng ở phương đông, trong khi mặt trời ở hướng tây) nhưng phải nói rằng câu thơ của bà thiếu tính cách trữ tình và chiều sâu lịch sử của Kakinomoto.
Không nên quên rằng Kakinomoto no Hitomaro là một nhà thơ cung đình. Ông đứng về cánh chính thống (Jitô) và bênh vực Karu trong cuộc tranh chấp ngai vàng với các hoàng tử khác.

Thơ tình của Hitomaro
4-496

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

三熊野之 浦乃濱木綿 百重成 心者雖念 直不相鴨

Dạng huấn độc (đã chua âm):

み熊野の浦の浜木綿百重なす心は思へど直に逢はぬかも

Phiên âm:

Mi Kumano no / ura no hamayufu / momoe nasu / kokoro wa omoedo / tada ni awanu kamo /



Diễn ý:

Cỏ hamayufu mọc xanh tốt bên bờ biển vùng Kumano linh thiêng, như thể chồng lớp này lên lớp khác. Cho dù lòng ta nghĩ về nàng cũng dày như thế nhưng cơ hội gặp gỡ thật là khó khăn.

Mi Kumano chỉ vùng phía nam Ise, và mi là một mỹ từ dể tu sức. Cỏ hamayufu đến mùa hạ, trổ bông nhỏ nhắn màu trắng như hoa higanbana, lá xanh như lá cây vạn niên thanh (omoto) phản chiếu ánh sáng mặt trời,cho nên còn có tên là hamaotomo hay vạn niên thanh biển. Tác giả muốn nói lòng tưỏng nhớ của mình đối với người yêu cũng nhiều như lớp cỏ dày.

Đây là bài đầu tiên trong chùm thơ 4 bài mà Hitomaro đã viết.



Tạm dịch thơ:
Như vạn niên thanh biển / Lá mọc dày biết bao / Lòng ta thương nhớ bạn / Dày thua cỏ đâu nào / Kumano trên bãi / Gặp gỡ biết khi nao?
Tiếp đến là 3 bài sômonka, nhớ về vợ mình:
4-501

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

未通女等之 袖振山乃 水垣之 久時従 憶寸吾者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

娘子らが袖布留山の瑞垣の久しき時ゆ思ひき我れは

Phiên âm:

Otomera ga / sode Furu yama no / mizukaki no / hisashiki toki yu / omoiki ware wa /



Diễn ý:

Vòng rào của đền thần Isonogami trên Núi Vẫy Tay (Furuyama), nơi có những nàng con gái (trinh nữ đền thàn) vẫy tay áo rộng (furu sode). Nỗi nhớ thương anh trong lòng em cũng như vòng rào ngôi đền kia, trãi bao năm tháng nào có bao giờ thay đổi.

Vẫy tay áo rộng là một cử chỉ có tính cách tôn giáo, như gọi hồn người. Lời thơ thanh khiết hợp với hình ảnh trang trọng của ngôi đền, bày tỏ một tâm tình tĩnh lặng nhưng có chiều sâu.

Chữ Furu tên núi và furu (vẫy tay áo) vốn đồng âm dị nghĩa. Kỷ thuật tu từ này gọi là kakekotoba. Trong chữ mizukaki (vòng rào đền thần linh thiêng) đã hàm ý hisashiki (trường cửu) rồi.



Tạm dịch thơ:
Bên vòng rào đền xưa / Nằm ở trên đỉnh núi / Có những nàng vẫy áo / Muôn thuở gọi hồn người / Nhớ anh tự bao đời / Như rào xưa đền cũ /

4-502

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

夏野去 小<>鹿之角乃 束間毛 妹之心乎 忘而念哉

Dạng huấn độc (đã chua âm):

夏野行く牡鹿の角の束の間も妹が心を忘れて思へや

Phiên âm:

Natsu no yuku / koshika no tsuno no / imo ga kokoro wo / wasurete omoe ya /



Diễn ý:

Có thấy chăng lộc nhung vừa nhú trên đầu con nai ngoài cánh đồng mùa hạ, trong thời gian thay lộc, nó ngắn là dường nào. Vợ của ta cũng không bao giờ quên ta dù trong một khoảnh khắc ngắn bằng cái lộc nhung kia đâu.

Nhìn thấy vẻ thanh thoát của con nai đang nhởn nhơ ngoài đồng, tác giả nhớ đến cái dễ thương của vợ mình.

Tạm dịch thơ:
Lộc nhung ngắn mới nhú / Trên đầu nai ngoài đồng / Lòng của vợ ta cũng / Không ngơi phút nhớ nhung / Dầu một khoảnh khắc ngắn / Nai thay lộc ngoài đồng /
4-503

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

珠衣乃 狭藍左謂沈 家妹尓 物不語来而 思金津裳

Dạng huấn độc (đã chua âm):

玉衣のさゐさゐしづみ家の妹に物言はず来にて思ひかねつも

Phiên âm:

Tamakinu no / saisai shizumi / ie no imo ni / mono iwazu kinite / omoi kanetsu mo /



Diễn ý:

Ta sắp sửa cất bước lữ hành, bận bịu nhiều thứ. Vợ ta không vui, vùng vằng buồn thảm (chữ saisai không ai đoán rõ ý nghĩa!) Vẻ đáng yêu của nàng làm ta không đành lòng, chẳng nói được với nàng một lời gì cho ra hồn mà chỉ xăm xăm bước ra.

Tamakinu saisai (tiếng sột soạt của áo xống ?) là chữ để tu sức cho từ tsuma (vợ).

Tạm dịch thơ:
Anh bận chuyện lên đường, Em vùng vằng buồn thảm / Quá thương không đành lòng / Nói câu gì cho trọn ? / Một mình ra đường lớn / Để vợ lại quê hương /



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương