Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011


君が行き日長くなりぬ山尋ね迎へか行かむ待ちにか待たむ



tải về 1.19 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

君が行き日長くなりぬ山尋ね迎へか行かむ待ちにか待たむ

Kimi ga yuki /ke nagaku narinu/ yamatazune/ mukaeka ikamu/ machinika matamu

Thơ gốc dưới dạng Manyô.gana:
君之行 氣長成奴 山多都祢 迎加将行 <待尓>可将待
Cũng vậy, thơ thi hào Ôtomo no Yakamochi (bài 20-4516):
新しき年の初めの初春の今日降る雪のいやしけ吉事

Atarashiki/ toshi no hajime no/ hatsuharu no/ kyô furu yuki no/ iyashike yogoto


Vốn có gốc dưới dạng Man.yôgana như sau:
新 年乃始乃 波都波流能 家布敷流由伎能 伊夜之家餘其騰
Quả thật, nếu nhìn vào tự dạng tiếng Hán mà thôi, khó lòng hiểu được tác giả muốn nói gì.
6) Phân biệt thể thơ trong các quyển:


  1. Loại thơ gọi là zôka (雑歌tạp ca) nghĩa là thơ đủ loại bao gồm các chủ đề thơ vịnh trên đường tuần thú, du lịch lãm cảnh, vịnh vật, thuật hoài, nói lên chí hướng, hoài cổ, hay những bài thơ thù tạc làm ra lúc yến ẩm. Có thể tìm thấy tiết mục về chúng trong các quyển 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 13, 14 và 16.

  2. Loại thơ gọi là sômonka (相聞歌tương văn ca), còn gọi là sômon ôrai ( 相聞往来tương văn vãng lai) trao đổi tin tức qua lại giữa bạn bè, thân thuộc. Đặc biệt có nhiều thơ nói về tình cảm luyến ái giữa nam nữ.Những tiết mục này rất dồi dào trong các quyển 2, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14.

  3. Loại thơ gọi là banka (挽歌vãn ca) có tính cách ai điếu người chết vì vãn có nghĩa là kéo xe tang. Thấy nhiều trong các tập 2, 3, 7, 9, 13, 14.

  4. Ngoài 3 bộ phận chính nói trên, còn có 3 loại phụ, bắt đầu với loại hiyuka ( 比喩歌 tỉ dụ ca) vốn dùng để gửi gắm tình luyến nhớ đến một người qua trung gian các vật cụ thể . Xem các quyển 3, 7, 13, 14.

  5. Loại thơ shiki ( 四季tứ quý) vịn cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bởi vì người Nhật rất nhạy cảm đối với thiên nhiên và thời tiết. Xem các quyển 8 và 10.

  6. Loại thơ kết hợp shiki với sômon thành ra shiki sômon (四季相聞tứ quý tương văn) nghĩa là thăm hỏi nhau vào những lúc giao mùa. Cũng thấy trong các quyển 8 và 10.

Ba thể zôka, sômonkabanka gọi chung là ba bộ hay “tam bộ lập” (三部立てsanbudate). Cách chia theo chôka, tanka và sedôka gọi là sự phân biệt theo ca thể (歌体 katai), còn theo hình thức diễn tả thì gọi là phân biệt theo “dạng thức biểu hiện” (表現様式hyogen yôshiki) , chẳng hạn ký thác tâm sự vào sự vật (寄物陳思kibutsu chinshi), hay tỏ thẳng tâm tư (正術心緒seijutsu shinjo) hay tỉ dụ (比喩hiyu).




Đi xa hơn với thể banka

Banka, như đã nói, tập trung những bài thơ nói về cái chết và có tính ai điếu. Thời cổ Hy La cũng đã có thể elegy tương xứng với nó rồi.Tuy nhiên ngoài chuyện ai điếu (aitô no shi哀悼の詩) người chết, nó còn là thơ tự làm ra lúc lâm chung (jisei no ku辞世の句), những bài thơ làm vào dịp tống táng, quàn thi thể (hinkyuu殯宮 hay mogari no miya), lúc lâm bệnh... Trong Man.yoshuu, banka chưa được sắp xếp thành budate (bộ phận riêng biệt) hẳn hoi. Nó nằm rời rạc trong 6 quyển. Hình như người ta phân loại theo cách thức của Văn Tuyển(Monzen文選)bên Trung Quốc và nó đã bắt nguồn từ các bài hát mà phu khiêng linh cữu hay đẩy xe tang vẫn hát. Thời Hitomaro, loại này thịnh hành nhất và việc sáng tác chúng được xem như một phần của lễ nghi cung đình.


Sang đến thời Kokinshuu 古今集 (905? 914?) và các thi tập soạn theo sắc chiếu đến sau thì banka được xếp vào loại “ai thương ca” (哀傷歌) khi tính cách nghi thức đã nhạt bớt.



  1. Nội dung thơ các quyển:


Quyển 1 và 2: Hai quyển này tương đối hoàn chỉnh hơn cả. Quyển đầu có zôka, quyển sau có sômonka và banka, gộp cả hai lại đã có thể thành một tập thơ hẳn hoi. Điều này có thể xem như bằng chứng bảo vệ luận cứ cho rằng Man. yôshuu là một tập thơ soạn theo sắc chiếu (ít nhất cho đến phần này). Hơn nữa, quyển 1 gồm thơ từ đời Thiên hoàng Yuuryaku cho đến năm 712 tức năm Wadô thứ 5 đời Thiên hoàng Genmei được xếp theo đúng thứ tự niên đại của một khoảng thời gian ngót 240 năm. Nội dung của nó gồm nhiều thơ thuộc thời đại các thiên hoàng Tenji, Temmu, Jitô, Mommu, nghĩa là những bài thơ cổ xưa nhất. Trong đó, tác phẩm của Kakinomoto no Hitomaro nhiều hơn cả. Còn quyển 2 thì bao gồm thơ khoảng thời gian chừng 350 năm từ đời Thiên hoàng Nintoku cho đến năm Reiki nguyên niên (715) đời Thiên hoàng Genshô. Trong quyển này cũng thấy một số lượng lớn thơ Hitomaro.
Bài thơ đầu tiên là thơ Thiên Hoàng Yưryaku hay thơ giả thác cho ông chỉ có giá trị như bài thơ mào đầu có giá trị danh dự nên không cần gần gũi về mặt niên đại và qui phạm so với những bài thơ khác. Quyển 1 có 84 bài (16 chôka và 68 tanka). Quyển 2 có 56 bài sômon, 94 banka, tổng cộng 150 (19 chôka, 131 tanka).
Quyển 3: Chép thơ từ đời Nữ thiên hoàng Jitô cho đến năm 744 (năm 16 niên hiệu Tempyô), trong đó có thơ của những thi nhân tên tuổi như Kakinomoto no Hitomaro, Yamanoue no Okura, Yamabe no Akahito, Ôtomo no Tabito, Ôtomo no Yakamochi. Về thể loại thì có zôka (158 bài), hiyuka (25) và banka (69), tổng cộng 252 bài ( 23 chôka. 229 tanka).
Quyển 4: Chủ yếu chép sômonka từ đời Thiên hoàng Nintoku cho đến thời Thiên hoàng Shômu thiên đô về Kuni (740-744), một thung lũng nhỏ phía nam Kyôto. Thơ của thời Nara là chính, trong đó nhiều nhất là tác phẩm của giòng họ Ôtomo. Gồm 309 sômonka (7 chôka, 301 tanka, 1 sedôka).
Quyển 5: Ghi lại thơ làm từ năm Jinki thứ 5 (728) cho đến năm Tempyô thứ 5 (733). Quá phân nửa là thơ Ôtomo no Tabito và Yamanoue no Okura. Tất cả 114 bài đều là zôka (10 chôka, 104 tanka). Trong đây có thêm 2 bài tho chữ Hán và một số văn chữ Hán trích từ Văn Tuyển, Du Tiên Quật của người Tàu.
Quyển 6: Ghi lại loại zôka thời Nara kể từ năm Yôrô thứ 7 (723) cho đến năm Tempyô 16 (744). Ngờ rằng đây là phần do Ôtomo no Yakamochi biên tập. Có 160 zôka (27 chôka, 132 tanka, 1 sedôka)
Quyển 7: Hầu hết chép thơ của những tác giả không rõ tên tuổi. Chỉ có 7 bài là sáng tác của đại thần họ Fujiwara. Có thể xem đây là những tác phẩm từ đời các Thiên hoàng Jitô, Mommu cho đến hồi đầu đời Nara. Về thể loại, nó được chia ra làm ba: zôka (228), hiyuka (108) và banka (14). Tổng cộng 350 ( trong đó 324 tanka, sedôka 26).
Quyển 8: Tác phẩm trong quyển này được chia theo bốn mùa, mỗi mùa lại chia thành bộ phận zôka hay sômon và chép theo thứ tự niên đại.Tính từ thời Thiên hoàng Jomei cho đến năm Tempyô thứ 15 (743). Vì trong đó có nhiều thơ họ hàng nhà Ôtomo nên bị nghi là do Yakamochi biên tập. Zôka mùa xuân 30 bài, sômonka mùa xuân 17, zôka mùa hạ 33, sômonka mùa hạ 13, zôka mùa thu 95, sômonka mùa thu 30, zôka mùa đông 19 và sômonka mùa đông 9 bài.
Quyển 9: Chia thành 3 nhóm zôka, sômonka và banka. Đặc biệt có nhiều thơ về lữ hành và truyền thuyết cho nên có người cho là nó có thể đã được biên tập bởi một thi nhân yêu du lịch và thần thoại như Takahashi no Mushimaro. Chép những bài thơ tính từ thời Thiên hoàng Yuuryaku cho đến năm Tempyô thứ 5. Có 102 zôka , 29 sômon và 17 banka, tổng cộng 148 bài (gồm 22 chôka, 125 tanka, 1 sedôka).
Quyển 10: Trong quyển này, thông tin về tác giả và hoàn cảnh sáng tác hơi nghèo nàn. Được chia thành 8 bộ phận theo tiêu chuẩn kép 4 mùa và 2 thể loại zôka hay sômonka.Giống như quyển 8, đó là những tác phẩm làm vào thời Nara. Zôka mùa xuân 78 bài, sômonka mùa xuân 47, zôka mùa hạ 42, sômonka mùa hạ 17, zôka mùa thu 242, sômonka mùa thu 73, zôka mùa đông 21, sômonka mùa đông 18 bài. Tất cả 539 bài (chôka 3 , tanka 532 , sedôka 4 bài).
Quyển 11: Đầu quyển có ghi đây là phần thượng của thể loại sômon ôrai (trao đổi tâm tình, tin tức) xưa nay. Gồm 17 sedôka, 47 seijutsu shinsho hay giải thẳng nỗi lòng, 94 kibutsu chinshi hay gửi gắm nỗi lòng qua sự vật, 9 bài thơ vấn đáp, 104 seijutsu shinsho, 193 kibutsu chinshi , vấn đáp 20, tỉ dụ 13, tổng cộng 497 (gồm 480 tanka, sedôka 17).
Quyển 12: Phần hạ của thể loại sômon ôrai xưa nay. Tên tuổi tác giả thường không được biết tới nhưng so với quyển 11 thì hình như họ là những người mới hơn. Trong quyển, có chia thành những nhóm nhỏ như thơ bày tỏ chí hướng, nỗi lòng (10 và 100 bài), thơ gửi gắm tâm tình vào trong đồ vật (14 và 139) cũng như thơ đối đáp 26, lữ hành 53, ly biệt 31, vấn đáp 10. Tổng cộng 383 bài toàn là tanka,
Quyển 13: Toàn thể chia làm 5 phần: 17 zôka, 57 sômonka, 18 mondô (vấn đáp), 1 hiyu (tỉ dụ) và 24 banka. Đặc biệt, quyển này có nhiều thơ dài (chôka) với phong vị cổ xưa, chất phác. Tổng cộng 127 bài (gồm 66 chôka, 60 tanka và 1 sedôka).
Quyển 14: Gồm những bài ca miền đông (Azuma-uta). Miền đông nước Nhật lúc bấy giờ hãy là một nơi chưa được khai phá nên thơ có phong vị hoang dã. Những bài ca của vùng này được trình bày theo từng địa phương. Zôka có 5 bài, sômonka 81 bài, hiyuka 9 bài, zôka 17 bài, sômonka 115 bài, sakamori no uta 5 bài, hiyuka 5 bài, banka 1bài. Tổng cộng 238 bài (tất cả là tanka). Trong phần Zôka thì tất cả đều là Azuma-uta.
Quyển 15: Có 2 phần. Phân nửa đầu chép những bài thơ làm ra lúc tiễn đưa sứ bộ sang Shiragi (Tân La, nay thuộc Triều Tiên) vào năm Tempyô thứ 8 và những bài thơ làm trong cuộc hành trình. Phân nửa sau là thơ tặng đáp giữa ông Nakatomi no Yakamori và tiểu thư Sano no Otogami no Otome. Thời điểm là khoảng năm Tempyô thứ 8 (736) đến 12 (740). Tổng cộng 208 bài (gồm 5 chôka, 200 tanka, 3 sedôka).
Quyển 16: Gồm các zôka liên quan đến duyên do, truyền thuyết, thơ hoạt kê và ca dao của buổi đầu thời Nara cho đến những năm Jinki (724-729). Có tất cả 104 bài (chôka, 92 tanka, 1 Bussokusekika (Phật túc thạch ca) tức thơ đề trên đá có dấu chân Phật và 2 bài thơ khác không xếp loại).
Quyển 17: Giống như một tập nhật ký về thơ của Ôtomo no Yakamochi. Bởi vì nó hầu như ghi lại thơ viết theo thứ tự niên đại của những người Yakamochi quen biết trong khoảng năm Tempyô từ 730 đến 748. Ngoài ra còn có những bài thơ xưa bị 16 quyển trước bỏ sót. Tổng cộng 142 bài gồm 14 chôka, 127 tanka và 1 sedôka.
Quyển 18: Chép theo thứ tự niên đại thơ khoảng 748-750 nghĩa là từ năm Tempyô 20 đến năm Tempyô Shôhô thứ 2. Thơ Yakamochi vịnh về vùng Etchuu (tỉnh Toyama ngày nay) hồi ông trấn nhậm ở đó chiếm đa số. Có 107 bài gồm 10 chôka và 97 tanka.
Quyển 19: Chép thơ theo thứ tự niên đại trong 3 năm từ 750-753 thời Tempyô Shôhô. Ngoài Yakamochi còn có sự góp mặt của các nhà thơ khác. Có 154 bài gồm 23 chôka và 131 tanka.
Quyển 20: Quyển cuối cùng chép theo thứ tự niên đại từ 753 đến 759 tức giai đoạn niên hiệu Tempyô Shôhô và Tempyô Hôji. Vẫn chép nhiều thơ của Yakamochi nhưng có thêm thơ của những nhà thơ khác mà ông nghe được và chép lại. Đặc sắc hơn cả là có đăng 19 bài thơ của lính thú (sakimori no uta ), giúp ta một tư liệu quý để nghiên cứu về tiếng Nhật thời ấy. Tồng cộng 224 bài gồm 6 chôka và 218 tanka.
Để giúp bạn đọc nhìn thấy rõ ràng hơn, chúng tôi xin giới thiệu bản tóm lược rất sư phạm của Tada Kazuomi về cách phân bố 20 tập của Man.yôshuu:


Quyển

số

Bộ

(budate)

Phối trí

Niên hiệu

Số tanka

Số chôka

Số Sedoka

Tổng cộng số bài

1
(Từ bài 1)


Zôka

Theo niên đại

Yuuryaku

Jomei


Genmei

(714)


68

16

0

84

2
(Từ bài 85)

Sômon,
Banka

Theo niên đại


Nintoku,

Tenji, Jitô

Genmei,

Ganshô


(658-715)


53
78


3
16

0

150

3
(Từ bài 235)

Zôka

Hiyuka
Banka



Theo niên đại
Theo niên đại?
Theo niên đại


Jitô,

Shômu


(733)

Suiko,


Jitô-Shômu

(692-744)



144

25

60



19
9

0

252

4
(từ bài 484)


Sômon

Theo niên đại

Nintoku-Jômei

Tenji-Shômu

(671-743)


301


7


1


309

5

(từ bài 793)


Zôka

Theo niên đại

Shômu

(728-733)




104

10

0

114

6

(từ bài

907)


Zôka

Theo niên đại

Gensei-Shômu

23-743)



132

27

1

260

7

(từ bài 1068)


Zôka
Hiyuka
Banka



Theo đề tài

Theo đề tài







203
107
14




25
1

350

8

(từ bài 1418)


Zôka xuân
Sômon xuân
Zôka hạ
Sômon hạ
Zôka thu
Sômon thu

Zôka đông


Sômon đông


Hầu như đều xếp theo niên đại

Jomei-Shômu

(743)


28
16

33
12


91
28
19

9


2
1

0
1
1


1
0

0
0

0
3
1


0
O

0


346

9

(Từ bài 1664)



Zôka
Sômon
Banka


Hầu như theo niên đại

Yuryaku-Jômei

Jitô-Shômu

(733)


89
24
12


12
5
5


1

148

10

(Từ bài 1812)


Zôka xuân
Sômon xuân
Zôka hạ
Sômon hạ
Zôka thu
Sômon thu

Zôka đông


Sômon đông


Hầu như theo chủ đề




79
47

41
17


241
71
21

18

1

21


2

2





11
(Từ bài 2251)

Sedoka
Tâm tư
Ký thác
Vấn đáp
Tâm tư
Ký thác
Vấn đáp
Tỉ dụ

Hầu như theo thể loại

Tâm tư, ký thác và vấn đáp: cả 3 phần này rút ra từ Tuyển tập Kakinomoto no Hitomaro

0
47
49
9
104
193
20
13




17

497

12
(Từ bài 2841)


Tâm tư
Ký thác
Tâm tư
Ký thác
Vấn đáp
Lữ hành
Ly biệt
Vấn đáp

Hầu như theo thể loại

Phần tâm tư và ký thác ở trên trích từ Thi tuyển của Kakinomoto no Hitomaro.

10
14
100
139
26
53
31
10








383


13

Từ bài 3221)


Zôka
Sômon
Vấn đáp
Tỉ dụ
Banka


Hầu như theo niên đại




10
26
11
0
11

16
29
7
1
13

1

127

14

Từ bài

3348)


(Zôka)
Sômon
Tỉ dụ
Zôka
Sômon
Lính thú
Tỉ dụ
Banka


Ba hàng đầu chia theo vùng

Các hàng dưới không phân biệt được vùng






5
81
9
17
115
5
5
1








238

15

Từ bài 3578)


Không thành budate
Thơ đi sứ
Tặng đáp giữa vợ chồng Nakatomi



Hầu như theo niên đại

Shômu (736)
Shômu(738-)

137
63


5


3


208

16

Từ bài

3786)


Thơ có duyên do và Zôka

Theo niên đại




92

7

4 Bussoku

104

17

(Từ bài 3890)


Không thành budate


Theo niên đại

Shômu

(730-748)



127

14

1

142

18

(Từ bài

4032)


Không

thành budate




Theo niên đại

Shômu –Kôken

(748-790)



97

10

0

107

19

(Từ bài 4139)


Không

thành budate




Theo niên đại

Tenmu. Shômu (732)

Kôken (750-753)




131

23

0

154

20

Từ bài 4293)


Không

thành budate







Tenmu.Shômu

(729)


Kôken-Junnin

(753-759)





218

6

0

224

Trọn

quyển








Yuuryaku-

Junnin


(470-759)

4208

264

63 kiểu

Bussoku


sekka

4536



  1. Cách chua âm văn bản Man.yôshuu:

Man.yôshuu vì được viết bằng man.yôgana 万葉仮名nghĩa là từ ngữ một trăm phần trăm chữ Hán, không đọc được ngay ra tiếng Nhật. Lý do là vì Nhật ngữ đa âm trong khi tiếng Hán lại đơn âm. Trong lời tựa của tuyển tập mới của Man.yôshuu vào thời Heian (Shinsen Man.yôshuu), đã thấy người ta bàn đến sự khó khăn đó. Bởi thế, việc ghi chú thêm thanh âm bằng văn tự biểu âm (hiragana, katakana) bên cạnh chữ Hán là chuyện bắt buộc. Phương pháp ghi chú gọi là kunten (訓点huấn điểm). Khi Man.yôshuu mới ra đời được khoảng hai thế kỷ, vào năm 951 (Tenryaku 5), Thiên hoàng thứ 62 Murakami đã hạ lệnh cho 5 người bầy tôi trong Viện Thi Ca (Nashitsubo = Lê Hồ = Sân trồng cây lê) là các ông Ônakatomi no Yoshinobu, Kiyohara no Motonosuke, Minamoto no Shitagô, Ki no Tokibumi, Sakanoue no Mochiki ghi thanh âm vào thơ. Việc ghi chú thanh âm của các vị này bây giờ gọi là koten (古点cổ điểm). hay kokunten (古訓点cổ huấn điểm). Còn như jiten (次点thứ điểm) là chỉ việc chua âm không theo một quy tắc nhất định nào kể từ thời có koten về sau (tức Heian, Kamakura sơ kỳ) Có thể xem Ôe no Masafusa, Fujiwara no Michinaga, Fujiwara no Michitoshi, Fujiwara no Teika, Fujiwara no Kiyosuke là những nhà chua âm theo jiten (thứ điểm). Còn như lối chua mới qui củ hơn gọi là shinten (新点tân điểm) là do Shaku Sengaku (Thích Tiên Giác, 1203-1272) , một thi tăng sống vào giữa thời Kamakura, là người đã bỏ cả đời để hiệu đính và chú thích Man.yôshuu. Đặc biệt ông đã chua âm cho 152 bài cho đến lúc đó vẫn chưa được chua âm. Việc làm của Sengaku đã đánh dấu một giai đoạn phát triển của việc nghiên cứu Man.yôshuu. Sau ông, nhiều học giả đã tiếp tục con đường đó, xem việc nghiên cứu nó như một bộ phận của nghiên cứu về quốc học.


Ví dụ về phép kunten訓点 (huấn điểm):
Vẫn lấy một bài thơ đã nói đến bên trên:
新しき年の初めの初春の今日降る雪のいやしけ吉事

Atarashiki/ toshi no hajime no/ hatsuharu no/ kyô furu yuki no/ iyashike yogoto


Vốn có gốc dưới dạng Man.yôgana như sau:
新 年乃始乃 波都波流能 家布敷流由伎能 伊夜之家餘其騰
Ta biết rằng cách dọc bằng âm Hán (âm độc = 音読みonyomi) của (tân) là “shin” nhưng phải đọc theo âm Nhật (huấn độc = 訓読みkun.yomi) của nó là “atarashiki”. Nếu đọc “shin” sẽ kẹt vấn đề đồng âm dị nghĩa. Trong chữ Hán âm “shin” được viết bằng vài mươi tự dạng khác nhau ví dụ như , , , , , , , , , , , , nên dễ gây hiểu lầm, nhưng nếu đọc “atarashiki” thì người ta biết ngay chữ “shin” ấy có nghĩa là mới mẽ. Chữ (niên) với âm Hán “nen” và chữ (thủy) với âm Hán “shi” cũng dễ gây hiểu lầm nhưng đến khi chua âm Nhật là “toshi” (năm) và “hajime” (lúc bắt đầu) thì mọi chuyện đã rõ ràng hẳn. Trong khi đó, (nãi) mà chúng ta thấy nhan nhản ở giữa câu thơ chỉ tượng âm mà thôi. Khi được viết tháu ra, nó thành ( “no” theo kiểu chữ biểu âm hiragana, có nghĩa là “của”, một tính từ chỉ sở hữu, phụ thuộc trong tiếng Nhật).



  1. Về các bản sao và in:

Nguyên bản Man.yôshuu không hề được biết tới. Chỉ có những bản sao chép (tả bản) hay bản phiên âm của người xưa (cổ bút thiết) được truyền lại.Từ khi các quan chức thuộc nhóm Nashitsubo (Lê Hồ Ngũ Nhân) ở Viện thi ca Wakadokoro (Hòa Ca Sở) huấn điểm cho nó ( “cổ điểm bản” năm Tenryaku thứ 5, 951) thì hầu như nội dung không bị sửa đổi gì thêm.


Giáo sư Uemura Etsuko đã dẫn ra 17 văn bản cổ của Man.yôshuu nay được biết tới. Để khỏi hàn lâm thái quá, người viết chỉ kể một cách sơ lược nhưng cũng dám nói là đã đưa tạm đủ thông tin về chúng. Năm bản đầu ra đời vào thời Heian, 6 bản tiếp sau là của thời Kamakura và 6 bản sau cùng thuộc thời Edo. Mười một bản đầu tiên là bản chép tay (tả bản), kể từ thời Edo trở đi mới có bản khắc gỗ (mộc bản).


  1. Bản Katsura được chép ra vào đầu thế kỷ thứ 11, in trên 8 loại giấy màu, coi như là “thứ điểm bản” tối cổ còn lưu lại. Sở dĩ gọi là bản Katsura 桂本万葉集 (Quế bản Vạn Diệp Tập) vì xưa kia nó là vật sở hữu của gia đình thân vương Katsura.

  2. Bản Ranshi tức bản in trên giấy màu xanh lam hay “lam chỉ bản”, do người nhà của gia đình Sesonji (quí tộc họ Fujiwara) chép lại vào cuối đời Heian.

  3. Bản Kanazawa cũng chép vào cuối đời Heian nhưng trên giấy bản nhập từ Trung Quốc. Gọi là bản Kanazawa vì tàng trữ bởi gia đình lãnh chúa Maeda phiên trấn Kanazawa.

  4. Bản Tenji của gia đình Fukui (Kyôto). Gọi như thế vì được chép ra vào năm Tenji nguyên niên (1124) dưới triều Thiên hoàng Sutoku (Sùng Đức).

  5. Bản Genryaku vì được hiệu đính vào năm Genryaku nguyên niên (1184), thời Thiên hoàng Go-Toba (Hậu Điểu Vũ). Được gia đình thân vương Takamatsu no Miya và Furukawa chia nhau gìn giữ.

  6. Bản Amagazaki chỉ có 16 quyển, được Đại học Kyôto bảo quản. Trước đó thấy nó ở thành phố Amagasaki.

  7. Bản Karyaku.Thấy đề chép vào năm Karyaku (Gia Lịch) thứ 3 (1328).

  8. Bản do Mibu no Takasuke chép vào đầu đời Kamakura.

  9. Bản Kanda hay bản Kishuu. Một phần chép vào thời Kamakura, từ quyển 11 trở đi chép vào thời Muromachi. Kishuu là tên lãnh địa của một chi thuộc họ Tokugawa.

  10. Bản Nishi-Honganji, tên chùa. Chép vào thời Kamakura.

  11. Bản Kasuga, do họ Nakatomi ở Kasuga (gần Nara) cho chép vào khoảng năm 1243.

  12. Bản khắc gỗ không chua âm năm Keichô (giữa 1596-1615).

  13. Bản khắc gỗ có chua âm.

  14. Bản khắc năm Kan.ei 20 (1643).

  15. Bản khắc năm Hôei 6 (1709).

  16. Bản khắc cổ bản Man.yôshuu, năm Kyôwa 3 (1803).

  17. Bản in ra vào thời cận đại mà hai học giả Sasaki Hirotsuna và Nobutsuna đã đăng trong Nihon Kagaku Zensho, cuốn toàn thư về thi ca Nhật Bản.




  1. Mộc giản:

Nguồn gốc cổ xưa của Man.yôshuu đã được chứng minh một cách khoa học qua những phát hiện khảo cổ học cận đại. Theo trang Wikipedia trích dẫn thông tin từ hai nhật báo Asahi và Mainichi vào cuối năm 2008, chúng ta biết có 3 mảnh thẻ gỗ hay là mokkan (mộc giản木簡) có chép thơ Man.yôshuu đã được khai quật từ những di chỉ ở vùng Kyôto-Nara, cái nôi của văn hóa Nhật Bản.




  1. Từ khu di tích Kizugawa, Kyôto, đã tìm thấy một mảnh thẻ với kích thước 24,3 cm chiều dài x 2,4 cm chiều rộng x 1,2 cm chiều dày, trên đó có chép 11 chữ đầu của bài thơ 10-2205 (bài 2205 trong quyển 10). Xét nghiệm với máy ảnh có tia hồng ngoại thì biết mảnh thẻ đó có thể là thẻ dùng để tập viết. Thẻ ước tính có từ khoảng năm 750 đến 780.

  2. Từ khu di tích Miyamachi ở Kôka thuộc tỉnh Shiga, một mảnh thẻ rộng 2cm dày 1mm, tìm được năm 1997 và có lẽ có từ giữa thế kỷ thứ 8. Thấy trên đó có bài thơ 16-3807 (bài 3807 trong quyển 16).

  3. Từ khu di tích Ishigami ở Asuka, thành phố Nara, một mảnh thẻ dài 9,1 cm, rộng 5,5 cm và dày 6 mm, có lẽ có từ thế kỷ thứ 7 và đây là mảnh thẻ tối cổ của Man. yôshuu đã được tìm thấy. No có 14 con chữ của bài số 7-1391 (bài 1991 trong quyển 7) và chép bằng Manyôgana.




  1. Giá trị của Man.yôshuu:

Không ít độc giả cho rằng Man.yôshuu ra đời đã trên 12 thế kỷ, sản phẩm tinh thần của những người Nhật đời xa xưa cho nên ấu trĩ và vụng về thì có đáng gì mà đọc. Cũng dễ thông cảm với họ. Thế nhưng những con người hiện đại như chúng ta, khi biết đến thi tập, đã phải ngạc nhiên vì đã khám phá được trong đó những tình cảm thô sơ, chất phác, thuần khiết, lại rất chân thực, bạo dạn và nhiều khi vô cùng nhạy cảm, tinh tế, tuy có lúc sầu thương nhưng không phải vì thế mà kém lạc quan.


Thi nhân thời Man.yô này đủ mọi thành phần trong xã hội, trên từ những bậc cao quý như thiên hoàng, hoàng hậu, dưới đến kẻ nông phu cày sâu cuốc bẫm. Từ cô thôn nữ vùng Đông Bắc bó lúa trên tay, da dẻ nứt nẻ vì giá lạnh cho đến người con gái hát rong, anh lính thú trên hoang đảo hay kẻ khất thực đầu đường xó chợ. Man.yôshuu là kết quả một sự tuyển chọn một cách công bình thơ của mọi tầng lớp, mọi hạng người. Đó là tập thơ dân chủ và phản ánh được tâm tình của người Nhật khắp nước.
Thơ thời Man.yô không có tính xã giao mua vui, cũng không có ác ý dè bĩu ai. Đúng hơn, nó bày tỏ tình cảm chân thực trào lên từ đáy lòng của người thời đại ấy mà không dựa vào tu sức hay kỹ xảo, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
Đề tài của thơ Man.yôshuu rất rộng rãi, đến mức làm cho ta phải kinh ngạc. Ngâm vịnh ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, bày tỏ nhiệt tình yêu đương trai gái, bộc lộ lòng trung trinh chung thủy, ca tụng tình vợ chồng đẹp đẽ, bày tỏ nỗi đoạn trường trước cảnh tang tóc hay tuyệt vọng…nhưng có khi cũng khôi hài, nghĩa là muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên điểm chung của chúng vẫn là sự chân thật và hồn hậu.
Theo bà Uemura Etsuko, 4496 bài thơ (có lẽ bà không tính các bài thơ chữ Hán) này, bài nào cũng đáng được ngâm nga. Chẳng thế mà nhà thơ waka Shimaki Akahito (1876-1926) đã nói rằng nếu có góp ý với ai về việc sáng tác khi ông sẽ khuyên họ nên học hỏi thơ Man.yôshuu vì từ khi khởi đầu đến lúc kết thúc, tất cả thơ đều nằm trong một chữ “tâm”. Thi nhân Man.yôshuu đã đào sâu cảm hứng của mình từ một mạch thơ rất dồi dào đó là chính cuộc sống. Có người Nhật bày tỏ cảm tưởng rằng khi Nhật Bản bại trận năm 1945, cho dù họ có thể mất những quốc bảo về kiến trúc như cổ thành Matsuyama trên đảo Shikoku đi nữa nhưng quốc bảo mà bao nhiêu quả bom nguyên tử cũng không thể không biến thành tro bụi và không cướp khỏi tay họ là Man.yôshuu và đó là một điều họ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vậy.
Ngoài giá trị văn học, Man.yôshuu còn có giá trị học thuật của nó. Qua những bài thơ trong thi tập, ta có thể xây dựng lại hình ảnh thời xưa cũ bằng một loạt thông tin đến từ nhiều lãnh vực như lịch sử, phong tục tập quán, lễ lạc hội hè, tâm tình và suy nghĩ cũng như hình ảnh cuộc sinh hoạt và chi tiết về văn hóa địa phương của người thời thượng cổ. Mặt khác, người nghiên cứu ngôn ngữ sẽ rất hài lòng về giá trị tư liệu về âm vận, ngữ pháp, ngữ vựng, phương ngôn tục ngữ trong tiếng Nhật cổ thông qua Man.yôshuu. Đó là chưa kể những thông tin bổ ích cho việc tìm hiểu về văn học sử, nào là sự tồn vong của chôka, sự xuất hiện của tanka, sự hình thành ý thức về văn học quốc hồn quốc túy nơi người Nhật, cũng như những đặc trưng của văn học cổ đại.



  1. Ảnh hưởng của Man.yôshuu đến đời sau:

Hai cuốn Shinsen Manyôshuu (Tân tuyển Vạn Diệp Tập) và Shoku Manyôshuu (Tục Vạn Diệp Tập) của Sugawara no Michizane (Quản Nguyên Đạo Chân) cũng như thi tập nổi tiếng Kokin Wakashuu (Cổ Kim Hòa Ca Tập) tuy có chịu ảnh hưởng của Man.yôshuu nhưng ảnh hưởng đó chỉ giới hạn ở những yếu tố bên ngoài như tên sách, cách biên tập, số quyển…chứ những yếu tố bên trong như sự thô sơ, thẳng thắn, thuần khiết trong lối diễn tả, sự bao la rộng lớn về đề tài, sự chân thực không cợt nhã trong thái độ sáng tác, nghĩa là những cái đã làm nên thi phong độc đáo của Man.yôshuu, thì những thi tập này không thể nào sánh kịp.


Ngược lại, có thể nói các thi tập ấy còn như thể hướng về một chiều hướng đối nghịch với Man.yôshuu khi đi tìm cái thanh nhã trong đề tài, cái đẹp tế nhị trong cách diễn tả cũng như coi trọng sự dụng công có tính trí tuệ và những trao đổi kiểu xã giao thù tạc.
Ca phong Kokin của Kokin Wakashuu biểu hiện những gì thi nhân cung đình của thời Heian (794-1192) yêu thích. Khi những thi nhân như Sone no Yoshitada (Tăng Nĩ, Hiếu Trung), Minamoto no Toshiyori (Nguyên, Tuấn Lại), tăng Kenshô (Hiển Chiêu)…chỉ vì mô phỏng chữ dùng, bắt chước ca phong Man.yô thôi chứ chưa có được cái tinh thần của Man.yô mà đã bị làng thơ thuở ấy nói chung coi như là kẻ ngoại đạo, cho dù họ được gia đình Rokujô (Lục Điều)3 – một thi phái quyền uy thời ấy – đánh giá tốt và qua thái độ đó, tỏ ra trân trọng giá trị của Man.yôshuu.
Ảnh hưởng của Man.yôshuu đến đời sau có thể tìm thấy trong thơ của bốn thế hệ văn nhân Nhật Bản:

Thế hệ thứ nhất: Kamakura
Người tỏ ra có một tấm lòng hiểu và yêu mến Man.yôshuu một cách thực sự, xem việc học tập ca phong Man.yôshuu như một mục tiêu là Minamoto no Sanetomo (Nguyên, Thực Triều, 1192-1219), vị Shôgun đời thứ ba của Mạc phủ Kamakura. Ông không chỉ mô phỏng nhưng đã nghiên cứu cảm quan và thái độ sáng tác của người thời Man.yô cho nên thơ của chính ông có cái bình dị đạm bạc, có tu sức thì cũng chỉ vừa phải. Ông khác với những người như Kamo no Mabuchi (Hạ Mậu Chân Uyên, thi nhân và học giả thời Edo, 1697-1769) về sau, vì Sanetomo đã bắt đầu làm thơ từ hồi rất trẻ nên không chỉ biết có lý luận mà còn đồng hóa được mình với người của thời Man.yô. Thơ của ông đã được thu thập lại trong Kinkai Wakashuu (Kim Hòe Hòa Ca Tập). Kin, cách đọc cổ để chỉ đất Kamakura, hành doanh của mạc phủ, còn kai có nghĩa là cây hòe, ý nói ngôi vị tể tướng của Shôgun Sanemoto.

Thế hệ thứ hai:Edo tiền kỳ
Sau khi Manyô.shuu đã được hai học giả “Vạn Diệp học” thời Kamakura là Shaku Sengaku (Thích Tiên Giác) , Yua (Du A) và học giả quốc học thời Edo là Keichuu (Khế Trùng) ra công nghiên cứu, thì môn đệ của Kada no Azumamaro (Hà Điền, Xuân Mãn, 1669-1736) là Kamo no Mabuchi (Hạ Mậu, Chân Uyên) đã đề cao một đặc tính và cũng là lý tưởng của thi ca mà ông khám phá nơi Man.yôshuu, cái hồn trượng phu hay phong cách hùng tráng của trang nam tử thấy được trong thơ mà ông đặt tên là masuraoburi (益荒男振 hay丈夫振). Mabuchi đã khuyến khích học trò của mình như Motoori Norinaga (Bản Cư, Tuyên Trường, 1730-1801), Tayasu Munetake (Điền An, Tông Vũ, 1715-1771), Katori Nahiko (Tiếp Thủ, Ngư Ngạn, 1723-1782), Katô Chikage (Gia Đằng, Thiên Âm, 1735-1808), Murata Harumi (Thôn Điền, Xuân Hải, 1746-1811) đi theo lề lối sáng tác của Man.yôshuu. Bản thân Mabuchi cũng viết nên những vần thơ theo thể điệu ấy mang tên Man.yôchô (Vạn Diệp điệu). Tuy nhiên dẫu tâm phục Man.yôshuu và muốn theo gót những nhà thơ thời cổ nhưng tác phẩm của Mabuchi, hay thì có hay, lắm khi vẫn còn thấy hơi hướng của phong cách Shin Kokin (của Tân Cổ Kim Hòa Ca Tập, 1205) rơi rớt lại. Phải đợi đến lượt các học trò như Tayasu Munetake hay Katori Nahiko thì giai điệu Man.yô mới bắt đầu thể hiện được thực sự.

Thế hệ thứ ba: Edo hậu kỳ:
Tiêu biểu cho thế hệ này có 3 nhà thơ: tăng Ryôkan (Lương Khoan, 1758-1831), Tachibana Akemi (Quất, Thự Lãm, 1812-1868) và Hiraga Motoyoshi (Bình Hạ, Nguyên Nghĩa, 1800-1865).
Vào cuối thời Edo (cuối thế kỷ 18 và đầu 19), trong khi nhà thơ Kagawa Kageki (Hương Xuyên, Cảnh Thụ, 1768-1843) đề cao ca phong Kokin (của Cổ Kim Hòa Ca Tập, 905?, 914?), thì lại có tăng Ryôkan, người vùng Echigo, miệt mài sáng tác những vần thơ tự do theo phong cách và giai điệu của của Man.yôshuu. Tachibana (tên thật là Ide) ở Fukui cũng đi tìm cái cốt lõi của thơ Man.yô, cuối cùng đã đạt đến được những vần thơ tự do tự tại, không bị ràng buộc cả bởi Man.yôshuu. Đất Bizen thì có Motoyoshi đã biết học hỏi Man.yôshi để làm ra những câu thơ tràn đầy sức sống.

Thế hệ thứ tư: Meiji
Bước vào thời Meiji, ca phong của phái Dôjô (Đường thượng phái)4 vốn chịu ảnh hưởng của Kagawa Kageki, đã một thời độc chiếm thi đàn. Đến giai đoạn giữa, người ta lại chứng kiến bước tiến của những hoạt động thi ca thuộc trường phái lãng mạn của hai vợ chồng Yosano, Tekkan (tên thật là Hiroshi, Dữ Tạ Dã, Khoan, 1873-1935) và Akiko (Dữ Tạ Dã Tinh Tử, 1878-1942), hai nhà thơ xuất thân từ thi xã Asaka (Thiển Hương Xã) của Ochiai Naobumi (Lạc Hợp, Trực Văn, 1861-1903). Thế nhưng lúc đó lại xuất hiện một nhà thơ cách tân là Masaoka Shiki (Chính Cương, Tử Quy, 1867-1902). Ông phê phán tất cả bọn họ và kêu gọi mọi người trở lại tinh thần thời Man.yô, đặc biệt chú trọng vào các quyển 16 (thơ hoạt kê, ca dao), quyển 14 (thơ miền đông hoang vu) và quyển 20 (thơ lính thú) là những vần thơ dân dã. Sau đó Shiki lại thành lập hội thơ tanka ở vùng Negishi5 ở Tôkyô (1899), chủ trương làm thơ shasei (tả sinh = miêu tả cảnh sắc và sự vật một cách sống động và khách quan như nó thể hiện ra giữa thiên nhiên). Môn đệ nổi tiếng của ông là các nhà thơ Itô Sachio (Y Đằng, Tá Thiên Phu, 1864-1913) và Nagatsuka Takashi (Trường Chủng, Tiết, 1879-1915). Cùng đi chung con đường ấy và nối tiếp được truyền thống là những người như Shimaki Akahito, Nakamura Kenkichi, Saitô Mokichi, Tsuchiya Bunmei, Gomi Yasuyoshi. Họ đã phát hành tạp chí Araragi, lập nên trường phái thơ cùng tên và có ảnh hưởng rất lớn đối với thi đàn Nhật Bản từ thời Taishô (1912-1926) bước qua Shôwa (1926-1989).
Không chỉ trong lãnh vực thơ mà thôi, tinh thần Man.yô ấy còn ảnh hưởng đến tân nhạc, tiểu thuyết, kịch. Man.yô được phổ cập rộng rãi trong giới nghiên cứu, nhiều đại học đặt ra đề tài thảo luận và giảng dạy, còn như sách vở báo chí phê bình và chú thích về nó có thể nói là đếm không xiết.

Chương Hai
Thời Tiền Man.yô và những nhà thơ cung đình buổi đầu.
1-Thơ thiên hoàng Yuuraku. 2-Thơ thiên hoàng Jômei. 3- Thơ công chúa Nukata. 4- Thơ hoàng hậu Yamato. 5- Thơ nữ thiên hoàng Jitô. 6- Xướng họa giữa thiên hoàng Tenmu và quí phi Fujiwara.7- Thơ đại thần Fujiwara no Kamatari. 8- Thơ công chúa Tajima, công chúa Ôku và hoàng tử Arima. 9- Thơ Kakinomoto no Hitomaro. 10- Thơ Takechi no Kurobito.11- Thơ Naka no Imiki Okimaro.

Tiết I: Thơ Thiên hoàng Yuuryaku雄略天皇
Man.yôshuu có 4496 bài lồng trong 20 quyển nhưng bài thơ được đặt lên đầu quyển 1 là bài ngự chế của Thiên hoàng Yuuryaku (Hùng Lược, đời thứ 21). Ông là vị vua mà cuốn cổ sử Nihon Shoki cho biết đã trị vì trên đất Nhật 23 năm trời vào hậu bán thế kỷ thứ 5 và đã từng phái sứ giả sang Trung Quốc năm 478, được người nước ấy gọi với danh hiệu là Vũ (Nụy Vương).
Hai quyển 1 và 2 của Man.yôshuu đóng một vai trò rất đặc biệt. Trong đó lúc nào cũng bắt đầu bằng danh xưng của vị thiên hoàng đương nhiệm rồi dưới đó mới kê khai những bài thơ làm ra dưới thời người ấy trị vì. Ngự chế của thiên hoàng Yuuryaku (năm sinh và mất không rõ) là bài thơ cổ đứng vào hàng thứ ba về niên đại, chỉ sau các bài thơ tối cổ ( bài 2-85, 2-86, 2-87, 2-88, 2-89, 2-90) của Hoàng hậu Iwa (Iwanohime no Ôkisaki, vợ Thiên hoàng Nintoku) và bài (13-3263) của thái tử Karu (Karu no Hitsugi no Miko, con trai Thiên hoàng Ingyô). Tuy được viết dưới hình thức chôka, nhưng thời đó chôka chưa được đi kèm với một bài hanka đoạn hậu. Về số âm trong câu cũng chỉ là hình thức 5 và 7 âm. Ngự chế của ông được xem như là một Ôuta (Đại ca) nghĩa là đem ra trình diễn giữa triều đình và có nhạc khí hòa tấu theo. Bài thơ đó nguyên văn như sau:
1-1
Dạng nguyên thủy (Man.yôgana):

篭毛與 美篭母乳 布久思毛與 美夫君志持 此岳尓 菜採須兒 家吉閑名 告<>根 虚見津 山跡乃國者 押奈戸手 吾許曽居 師<>名倍手 吾己曽座 我<>背齒 告目 家呼毛名雄母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

篭もよ み篭持ち 堀串もよ み堀串持ち この岡に 菜摘ます子 家聞かな 告らさね そらみつ 大和の国は おしなべて 我れこそ居れ しきなべて 我れこそ座せ 我れこそば 告らめ 家をも名をも

Phiên âm:

Komoyo miko mochi / fukushimoyo / mibukushi mochi / kono oka ni / natsumasu ko / ieki kana / nanorasanu / soramitsu / Yamato no kuni wa / oshinabete / ware koso ore / shikinabete / ware koso mase / ware koso wa norame / ie wo mo na wo mo.



Diễn ý:
Giỏ (tre, mây) đây, tay cầm cái giỏ tốt. Cuốc (nhỏ bằng tre, cây, để đào gốc) đây, tay cầm cái cuốc tốt. Hỡi cô gái đang lên đồi cao kiếm (hái) rau. Ta muốn hỏi nhà em ở đâu? Nói cho ta biết tên với. Dấu làm gì, ta là người cai trị toàn thể đất nước Yamato mà lại. Mọi người đều nghe theo và đưa ta lên làm vua. (Chính ta là người muốn thành chồng em), ta sẽ cho em biết nhà ta ở đâu (nên cứ yên tâm mà nói cho ta hay đi).
Tạm dịch thành thơ:
Tay cầm cái giỏ tốt / Tay cầm cái cuốc con/ Hỡi người con gái trẻ / Lên đồi hái rau non / Nhà em ở đâu thế? Nói cho ta hay cùng / Tên em là gì vậy? / Ta biết có được không? / Yamato toàn cõi / Lập ta làm vua chung / Lòng ta đang ao ước / Cùng em thành vợ chồng / Nhà ta, ta sẽ chỉ / Sao em còn ngại ngùng!
Giải thích:
Thời thượng cổ, khi một người con trai hỏi tên và hỏi nhà của người con gái là có ý cầu hôn. Việc đi lại với nhau rất là quan trọng cho nên khi nghe con trai ướm hỏi, con gái không bao giờ đáp lời. Cho dù người đang đứng trước mặt có địa vị cao sang, tùy tùng theo tấp nập đi nữa, việc do dự không xưng tên hay cho biết nhà cửa là điều thường tình. Do biết phong tục dân gian như thế nên nhà vua phải tự giới thiệu về mình trước. Như thế nhà vua muốn giải tỏa mối lo âu của cô gái nhưng cũng để thúc bách cô chấp nhận lời cầu hôn của mình.
Theo nhiều tác giả khác (Sakaguchi, Nakanishi , xem thư mục), việc xưng tên (nanori名告) còn sâu sắc hơn vì có ý nghĩa tôn giáo. Người xưa nghĩ rằng linh hồn con người nằm trong cái tên của mình (Người Việt Nam cũng có cổ tích về người bị hớp hồn vì trả lời ma quỷ khi được gọi tên). Xưng tên là tượng trưng cho sự chấp thuận. Còn việc đi hái rau (natsumi菜摘み) tưởng là bình thường kia, theo tác giả Sakaguchi Yumiko, thật ra là một nghi thức dành cho phụ nữ vừa đến tuổi thành nhân. Chuyện thiên hoàng cầu hôn vào mùa xuân lúc cây cỏ nhú mầm lại có ngụ ý như một nghi thức shaman (đồng cốt) để cầu xin sự phồn thực của đất đai hoa màu và người con gái không phải người thường nhưng là một cô đồng (miko巫女). Thời Vạn Diệp, còn có nhiều bài thơ khác nhắc đến việc cầu hôn của Thiên hoàng kèm theo việc thách cưới và xem những dụng cụ dùng vào việc kiếm rau như là sính lễ nữa. Ví dụ Kojiki (Cổ Sự Ký) có chép thơ vịnh một nàng con gái từ chối lời cầu hôn, nấp trong núi, thách cưới những 500 cái cuốc con để đào đất.

Về loại thơ hỏi tên họ, hãy còn có bài 9-1726 của Tajihi no Mahito hỏi thăm tên của người con gái đi cắt rong biển 6 trên bãi Naniwa (Ôsaka bây giờ) khi nước triều rút xuống:



難波方 塩干尓出<> 玉藻苅 海未通<>等 汝名告左祢

難波潟潮干に出でて玉藻刈る海人娘子ども汝が名告らさね

Naniwagata / shio hi ni idete / tamamo karu / ama otome domo/ na ga nanorasane



Khi nước triều rút cạn / Khỏi bãi Naniwa / Hỡi nàng con gái biển / Nhặt rong đẹp bên bờ / Tên chi xin hãy tỏ.

Các nàng cũng đã đáp lại bằng những vần sau đây (bài 9-1727) để đuổi khéo anh ta, với ý khuyên chàng nên bớt những lời cầu hôn nồng nhiệt đi một chút cho dù chưa chắc bọn họ là những người con gái thuộc giai cấp tầm thường.



朝入為流 人跡乎見座 草枕 客去人尓 妾<>者不<>

あさりする人とを見ませ草枕旅行く人に我が名は告らじ

Asari suru / Hito to wo mimase / kusamakura / tabiyuku hito ni / wa ga na wa noraji



Khách lạ qua đường ơi / Đừng để ý chúng tôi / Phận nghèo hèn chài lưới / Tên tuổi ai lại nói / Cho người mình không quen.

Cũng thế, bài 11-3101 và bài 11-3102 cũng là lời đối đáp giữa một người con trai si tình và một người con gái thận trọng. Nàng đã trả lời thẳng thừng trước lời cầu hôn của chàng trai, mới gặp lần đầu đã yêu mình ngay và cho biết nàng không thể đem tên tuổi thổ lộ cho một người đàn ông không hề quen biết.


Bài ngự chế của Thiên hoàng Yuuryaku có hai đoạn. Đoạn đầu cho ta thấy bối cảnh của bài thơ là một ngày xuân đẹp, nhân vật chính là nàng con gái đang lên đồi hái rau. Tất cả như vẽ ra một bức tranh đẹp, lôi cuốn lòng người đọc. Đoạn thứ hai tức là phần còn lại đưa ra hình ảnh trang trọng của một vị vương giả với dáng dấp đường đường đang bày tỏ và nhấn mạnh đến địa vị tôn quí và ý chí và hoài bão thực hành chính trị của mình. Bắt đầu bằng komoyo (3 âm), tiến lên mikomochi (4 âm), fukushimochi (5 âm) rồi mibukushimochi (6 âm), tình cảm của nhà vua như càng ngày càng dâng lên một cách mạnh mẽ như lớp sóng, khi thế của nó thích hợp cho một bài ôuta (đại ca) trình diễn trong cung điện với nhạc khí hòa tấu theo.
Thiển nghĩ bài thơ này có phong vị mộc mạc chất phác giống thơ Quan Thư trong Kinh Thi và những bài trai gái tỏ tình với nhau trong ca dao Việt Nam.
Xin chú ý sora mitsu (nhìn quét ngang trời) là một makura-kotoba (chữ gối đầu), cụm từ chuyên dùng để tu sức, chỉ đất Yamato rộng bao la.
Nói về phong cách hùng tráng của Thiên hoàng Yuuryaku, đoạn 179 trong Kojiki có chép bài thơ này kèm theo một giai thoại về ông. Lúc ông ở ngôi, có lần để mắt đến một người con gái đẹp là bà Hiketabe no Akaiko khi bà đang giặt đồ trên bờ sông Miwa và hứa cưới bà làm vợ, xong về cung. Akaiko vui mừng khôn xiết, sửa soạn chu tất để được nhà vua vời vào cung. Thế nhưng nhà vua sau đó tuyệt vô âm tín, cô gái đẹp trở thành một cụ già ngoài 80, mặt hoa đã héo, làn da đẹp mỹ miều nhăn nheo, mái tóc huyền cũng bạc trắng. Hết chịu nổi cảnh tượng mình sẽ chết đi trong câm nín và quên lãng nên một hôm bà sắm sửa lễ vật vào chầu. Khi nghe tâu, hoàng đế mới sực nhớ, hết sức kinh ngạc và hối hận đối với nàng nhưng không thể nào vời một bà cụ vào cung, cho nên chỉ biết tặng lại bà bài thơ và khi nghe đọc, bà chỉ biết khóc sụt sùi ướt đầm áo xống. Bà cũng phụng đáp một bài thơ và nhận được nhiều ân thưởng từ nhà vua. Đối với chúng ta, qua bài thơ này, thì chỉ thấy được hình ảnh một ông vua trẻ tuổi, hào hoa và hơi vô tâm mà thôi. Và âu chuyện cớ phần phi lý vì nếu bà Hiketabe lúc đó đã ngoại bát tuần thì tuổi tác của Thiên hoàng phải đến bao nhiêu?


Truyền thuyết hoàng hậu hay ghen Iwa no Hime 磐姫
Tên của bà chính ra là Iwa no Hime no Ôkisaki, tục gọi là Hoàng Hậu Đá, có thể vì đá là vật tổ của bộ lạc (Phù Dư, đến từ Triều Tiên?) của bà. Vợ của Thiên hoàng Nintoku (Nhân Đức), một ông vua trong thần thoại Nhật Bản. Trong danh sách 5 vị vua Nhật Bản thời cổ chép ở sử thư Trung quốc (Nụy Ngũ Vương) thì tên ông là Tán hay là Trân. Ngưòi ta thường ca tụng ông như bậc thánh đế vì cò lòng thương dân.
Kojiki chép bà là người rất hay ghen, không cho thiên hoàng đưa người thiếp nào vào sống trong cung cả. Nếu các phi tần hay thị nữ làm gì không vừa ý là dậm chân dậm cẳng. Thiên hoàng vốn yêu một người con gái họ Amabe no Atai ở đất Kibi tên là Kurohime, dung nghi xinh đẹp và đoan chính, bèn cho gọi đến. Hoàng hậu quá đỗi ghen tuông, cô ấy phải bỏ trốn về quê.
Bà có viết 4 bài thơ tưởng nhớ đến chồng. Bài 1-85 đã trình bày bên trên giằng co giữa lòng nôn nóng muốn đi gặp vua (đang đi tuần du trong núi hay đi thăm mỹ nhân thì không rõ) mà đó về hay ngồi một chỗ mà chờ của bà được xem là bài thơ xưa nhất trong Man.yôshuu. Sau đây, xin chép thêm 3 bài thơ khác tiếp theo sau trong cùng một chùm thơ:
1-86
Dạng nguyên thủy (Man.yôgana):

如此許 戀乍不有者 高山之 磐根四巻手 死奈麻死物<>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

かくばかり恋ひつつあらずは高山の磐根しまきて死なましものを

Phiên âm:

Kakubakari / koitsutsu arazu / takayama no / iwaneshi makite / shinamashi mono wo /



Diễn ý:

Nếu phải tiếp tục sầu khổ héo hon không thôi vì tình yêu như thế này thà lên trên non cao, gối đầu lên hòn đá mà chết đi còn hay hơn.



Tạm dịch thơ:
Nếu tiếp tục héo sầu / Vì yêu ngài tha thiết / Thiếp thà lên non cao / ( Nơi không ai hay biết ) / Mượn đá kia làm gối / Ngủ trọn giấc ngàn năm

1-87

Dạng nguyên thủy (Man.yôgana):

在管裳 君乎者将待 打靡 吾黒髪尓 霜乃置萬代日

Dạng huấn độc (đã chua âm):

ありつつも君をば待たむうち靡く我が黒髪に霜の置くまでに

Phiên âm:

Aritsutsu mo / kimi wo ba matamu (matan) / uchinabiku / wa ga kurokami ni / shimo no oku made ni /



Diễn ý:

Em sẽ cứ như thế mà chờ ngài mãi mãi. Đợi cho đến khi mái tóc mượt mà đen dày của em trở thành bạc trắng như sương.



Tạm dịch thơ:
Thiếp sẽ chờ đợi hoài / Đến khi ngài trở lại / Dù mái tóc đen tuyền /( Đang xõa xuống bờ vai ) / (Qua những tháng năm dài) / Sẽ đổi màu sương tuyết /

1-88

Dạng nguyên thủy (Man.yôgana):

秋田之 穂上尓霧相 朝霞 何時邊乃方二 我戀将息

Dạng huấn độc (đã chua âm):

秋の田の穂の上に霧らふ朝霞いつへの方に我が恋やまむ

Phiên âm:

Aki no ta no / ho no e ni kirau / asakasumi / itsu e no kata ni / a ga koi yamamu (yaman) /



Diễn ý:

Cũng như sương mai trĩu nặng trên bông luá trên cánh đồng thu dần dần tan biến đi, tình yêu trong lòng ta biết bao giờ mới tan biến đi đây. E rằng nó chẳng bao giờ tan biến cả...



Tạm dịch thơ:
Sương mai trên đồng thu / Trĩu nặng bao cành lúa / Yêu thương nào chẳng úa / Tan tác cũng như sương / Nhưng lòng của em đây / Tình không hề cạn mạch /

Tiết II: Thơ Thiên hoàng Jomei舒明天皇:
Thiên hoàng Jomei (Thư Minh, 593-641, trị vì 629-641) đã ngâm bài thơ nổi tiếng sau đây lúc ông leo lên Kaguyama trong xứ Yamato và đưa mắt nhìn xuống giang sơn đất nước trải rộng bao la dưới chân núi.
1-2
Dạng nguyên thủy (Man.yôgana):

山常庭 村山有等 取與呂布 天乃香具山 騰立 國見乎為者 國原波 煙立龍 海原波 加萬目立多都 怜A國曽 蜻嶋 八間跡能國者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

大和には 群山あれど とりよろふ 天の香具山 登り立ち 国見をすれば 国原は 煙立ち立つ 海原は 鴎立ち立つ うまし国ぞ 蜻蛉島 大和の国は

Phiên âm:

Yamato ni wa / murayama aredo / tori yorofu / ame no Kaguyama / noboritachi / kunimi wo sureba / kunihara wa / kemuri tachitatsu / unahara wa / kamame tachitatsu / umashi kuni zo / Akitsushima / Yamato no kuni wa/



Diễn ý:

Trên đất Yamato núi non trùng điệp nhưng trong những ngọn núi đó, có ngọn nào đầy đủ ưu điểm như núi Kagu (Hương Cụ Sơn) chăng? Leo lên núi ấy mà nhìn suốt cả nước thì thấy khắp bình nguyên đâu đâu cũng có khói thổi cơm ở các nhà dân bốc lên, còn trên mặt hồ (ao) Naniyasu rộng kia thì biết bao nhiêu chim hải âu bay lượn. Nước Yamato này thật là một xứ sở tuyệt vời.



Tạm dịch thơ:

Yamato trùng điệp / Bao nhiêu là núi non / Nhưng có gì sánh được / Núi tên Hương Cụ Sơn / Ta leo lên đỉnh ấy / Nhìn suốt cả giang san / Bình nguyên tỏa khói bếp / Mặt nước bóng âu vờn / Yamato no ấm / Hỏi nơi nào đẹp hơn?

Núi Kagu nằm phía Tây Nam huyện Shiki thuộc Nara tương truyền ngày xưa có thần nhân giáng hạ, cho nên được xem như một ngọn núi linh thiêng. Núi lại có hình dung cân đối, cây cối xum xuê xanh tốt nên không hòn núi nào sánh bằng. Khi nà vua lên cao thị sát dân tình thì thấy phong quang đẹp đẽ của đất nước nên cất tiếng ca ngợi. Trong đoạn đầu, tác giả đứng ở vị trí khách quan để trình bày sự vật, đoạn hai đi dần vào lập luận chủ quan. Hình thức với biển chuyển tâm lý như thế rất quen thuộc trong thi ca Man.yô. Những câu nói về khói bếp (ám chỉ no cơm) hay cánh âu (ám chỉ nhiều cá) có khi chỉ để nói lên niềm ước vọng cho một cảnh đời sung túc chứ chưa chắc đó là thực tế ngoại giới.

Về mặt hình thức, cụm từ Akitsushima ý nói “hòn đảo đất đai màu mỡ, có những vụ mùa ngũ cốc tốt đẹp” cũng đóng vai trò của một từ tu sức (makura-kotoba) cho danh từ Yamato.

Tuy nhiên, qua bài thơ trên, ta hình dung được Yamato như một đất nước có quốc chính hẳn hoi với một bậc vương giả nhân từ và nơi đó, dân chúng sống cuộc đời cần cù làm ăn và sung túc.Yamato là một vị trí địa lý thường được nhắc đến nhiều trong Man.yôshuu.

Sau đây là một ngự chế khác của Thiên hoàng Jomei (bài 8-1511):

暮去者 小倉乃山尓 鳴鹿者 今夜波不鳴 寐<宿>家良思母

夕されば小倉の山に鳴く鹿は今夜は鳴かず寐ねにけらしも

Yuu sareba / Kokura no yama ni / nakushika wa / koyoi wa nakazu / ine ni kerashimo



Trong núi Kokura / Thường hôm nào cũng vậy / Mỗi khi chiều vào tối / Vọng lại tiếng nai xa / Hôm nay sao không nghe / Phải chăng nai ngủ sớm?

Mỗi ngày đúng vào một giờ nào đó, trong núi có tiếng nai vẳng tới. Tiếng nai đó là tiếng nai đực gọi nai cái, đã trở thành quen thuộc như tiếng của buổi chiều. Hôm nay không nghe nai kêu, Thiên hoàng cảm thấy một nỗi buồn trống vắng và ông chỉ mong sao sẽ chẳng có gì bất thường, và biết đâu đó chẳng là một ngoại lệ. Có thể hôm nay nai đã đi ngủ sớm. Nó cũng có thể xem như dấu hiệu cho thấy ông quan tâm đến mọi chuyển biến dù nhỏ nhất của đất nước ông trị vì.





Nai (Nguồn Internet)

Qua bài thơ này, ta thấy được bản tính thuần hậu của nột ông vua như Jomei. Một bài khác với nội dung tương tự mang số hiệu 9-1664 lại được gán cho Thiên hoàng Yuuryaku nói trên (thường được xem như một ông vua vũ dũng nhưng bạo ngược):




tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương