Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011


潮左為二 五十等兒乃嶋邊 榜船荷 妹乗良六鹿 荒嶋廻乎



tải về 1.19 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

潮左為二 五十等兒乃嶋邊 榜船荷 妹乗良六鹿 荒嶋廻乎

Dạng huấn độc (đã chua âm):

潮騒に伊良虞の島辺漕ぐ舟に妹乗るらむか荒き島廻を

Phiên âm:

Shiosai ni / Irago no shima e / kogu fune ni / imo noruramu (ran) ka / araki shimani wo /,



Diễn ý:

Bây giờ khi ngọn thủy triều lên lao xao, chiếc thuyền ngự chèo chung quanh vùng đảo Irago có chở người yêu dấu của ta (trong đám nữ quan, cung nhân) đi trong vùng biển có nhiều sóng gió ấy. Ta lo không biết thế nào!



Tạm dịch thơ:

Thuyền ngự vòng quanh đảo / Thủy triều lên lao xao / Người em yêu thuở ấy / Nay chèo chống thế nào? / Irago biển động / Bao nhiêu đợt sóng cao /


Dây leo Kanamugura (Nguồn Internet)

Thơ lữ hành của Hitomaro
Thơ lữ hành của Hitomaro trong mục “ki lữ” có 8 bài. Tất cả đều vịnh cảnh ở biển nội địa Nhật Bản (Seto naikai) chỗ giữa đảo Shikoku và đảo Honshuu, con đường ông đi qua. Những địa danh như Awaji, Akashi, Noshima ga saki ... đều gắn bó với vùng biển đó.
3-251

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

粟路之 野嶋之前乃 濱風尓 妹之結 紐吹返

Dạng huấn độc (đã chua âm):

淡路の野島が崎の浜風に妹が結びし紐吹き返す

Phiên âm:

Awaji no / Noshima ga saki no / hamakaze ni / imo ga musubishi / himo fukikaesu /



Diễn ý:

Gió biển thổi ở doi đất đâm biển ra biển Noshima trên đảo Awaji đã lật cái thắt lưng áo mà người yêu (vợ) của ta đã thắt hộ trước ngày lên đường.

Đời xưa, người Nhật tin rằng thắt lưng hay bâu áo (himo) ai thắt (musubu) cho mình mà bị lơi ra là người đó đang nhớ về mình. Để chứng minh cho lối suy nghĩ này, ta có thể dẫn thơ Kasa no Kanamura (bài 9-1789) và thơ một tác giả vô danh (bài 12-3145):

我妹子が結ひてし紐を解かめやも絶えば絶ゆとも直に逢ふまでに

Wagimoko ga / yuiteshi himo wo / tokemaya mo / taeba tayutomo / tada ni aumade ni /

Giải thắt lưng mà người vợ yêu ta thắt hộ, quyết không giờ tháo ra. Cho dù nó đứt thì tự nó đứt chứ ta không cởi đâu, cho đến khi ta gặp lại vợ ta (ý thơ Kasa no Kanamura).

我妹子し我を偲ふらし草枕旅のまろ寝に下紐解けぬ

Wagimo ko shi / a wo shino furashi / kusamakura / tabi no marone ni / shitabi mo tokenu

Hình như vợ ta đang nhớ ta. Trong lúc màn trời chiếu đất như thế này (trên đường du lịch, đang mặc áo cớ sao thắt lưng phía dưới áo lại lỏng lơi ra. (ý thơ tác giả vô danh).

Qua bài thơ này, Hitomaro đang đứng ở phía bắc đảo Awaji, mượn ngọn gió triều để thác ngụ niềm thương nhớ về người vợ đang ở vùng Yamato.



Tạm dịch thơ:

Awaji vùng đảo / Mỏm đất Noshima / Gió biển giật tung áo / Xưa em cài cho ta / (Phải chăng lòng em nhớ) / Người dầu dãi phương xa /

2-255

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

天離 夷之長道従 戀来者 自明門 倭嶋所見 [一本云 家門當見由]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

天離る鄙の長道ゆ恋ひ来れば明石の門より大和島見ゆ [一本云 家のあたり見ゆ]

Phiên âm:

Amazakaru / hina no nagachi yu / koi kureba / Akashi no to yori / Yamatoshima miru (ie no atari miyu) /



Diễn ý:

Từ chốn quê mùa xa xôi, ta đang đi trên con đường dằng dặc dài, những mong sao cho chóng đặt chân lên đất Yamato, thì ô kìa, đằng xa kia, sau eo biển Akashi đã thấy bóng cố hương Yamato hiện ra.

Yamato đây là phần đất kinh đô và cũng là nơi ước vọng của tác giả. Đời xưa, theo qui ước, cái gì ở kinh đô (miyako) cũng tốt đẹp và đáng yêu hơn cả. Khi lữ khách đến eo biển Akashi trên biển nội địa Nhật Bản thì xem như đã đến kinh đô, chốn quê nhà và cũng là nơi ai nấy đều ngóng về. Từ Akashi trở về đông là Kinai (trong vùng kinh đô), từ Akashi về tây là Kigai (ngoài vùng kinh đô). Dĩ nhiên đất Akashi cát trắng tùng xanh, phong cảnh hữu tình là một makura kotoba (chữ gối đầu) vì dính dáng với mối tình của chàng Genji và người đẹp ở đấy. Trong một bài khác cùng một chùm thơ (2-254), Hitomaro đã chơi chữ, dùng akashi 灯火(ánh đèn) để dẫn đến akashi 明かし(tươi sáng) và Akashi 明石(địa danh) . Còn như từ đời Heian thì ta thấytrong Kokinshuu (Cổ Kim Tập) chẳng hạn, tên eo biển Akashi thường được ghép đôi với các hình ảnh như asagiri (sương mù ban mai), shimagakura (đảo ẩn mình), honobono to yoru ga akeru (trời lờ mờ rạng sáng).

Sở dĩ trong bài thơ có chữ Yamato shima (đảo Yamato) vì lữ khách xem những rặng núi như Ikoma và Kasuragi trên đất ấy dài ra giống như một chuỗi đảo. Chắc lúc này Hitomaro đang từ Dazaifu dưới Kyuushuu trở về. Hành trình tính phải đến một tháng trời và rất gian nguy nên ta hiểu nỗi vui mửng của ông khi thấy Akashi ló dạng.



Tạm dịch thơ:

Đường đi dài dằng dặc / Ngóng cố hương từng giờ / Vượt hết bao thôn vắng / Mà chửa tới kinh đô? /Akashi chợt hiện! / Kìa đất Yamato /

Tuy nhiên, Hitomaro cũng có những bài nhắc đến Ômi, kinh đô của Thiên hoàng Tenji bên hồ Biwa, ở một vị trí địa dư đối nghịch.


3-264

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

物乃部能 八十氏河乃 阿白木尓 不知代經浪乃 去邊白不母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

もののふの八十宇治川の網代木にいさよふ波のゆくへ知らずも

Phiên âm:

Mononofu no / Yasoujigawa no / ajiroki ni / imayou nami no / yukue shirazu mo /



Diễn ý:

Những con sóng dập dìu trên hàng cọc dùng làm nơm đơm cá (ajiroki) trên dòng sông Uji, tưởng như bị ứ lại nhưng mới đó đã đi đâu mất dạng và không biết đang đến chốn nào.

Tác giả Hitomaro đã làm bài thơ này khi ông đi từ Ômi về triều và phải ngang qua con sông Uji. Mononofu (ý nói văn võ bá quan phục vụ triều đình) là makura kotoba của Uji, nhân vì họ đông đảo, phải dùng số nhiều nên mới kèm thêm từ yaso (80, ý nói rất đông).

Ngắm được ajiroki (cọc gỗ) là vào thời điểm từ cuối thu sang đông khi người ta đóng nó trên sông và giăng ra rồi chắn dòng nước bằng những tấm phên bằng tre hay củi con với mục đích bắt cá nhỏ. Đó là một hình ảnh rất trữ tình của vùng Uji, nơi có nhiều biệt thự nhà quan.



Tạm dịch thơ:

Bao nhiêu là hàng cọc / Giăng ra đơm cá đông / Uji tưởng giữ nước / Ai ngờ buông thuận dòng / Nước dạt về đâu nhỉ ? / Có dừng một thoáng không ? /

Tiếp đến, xin giới thiệu thêm một bài tanka khác của ông, cũng bày tỏ lòng hoài cựu đối với kinh đô Ômi (bài 3-266) trong một lần đi ngang qua đấy:




Sông Uji (Nguồn Internet)
3-266

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

淡海乃海 夕浪千鳥 汝鳴者 情毛思<>尓 古所念

Dạng huấn độc (đã chua âm):

近江の海夕波千鳥汝が鳴けば心もしのにいにしへ思ほゆ

Phiên âm:

Afumi no umi / Yufunami chidori / naganakeba / kokoro mo shi no ni / inishie omoyu



Diễn ý:

Trên vùng Ômi bên bờ hồ Biwa (ngày xưa người ta gọi hồ lớn là biển hay umi) không biết màn đêm buông xuống tự lúc nào. Hỡi những con chim óc cau (chidori), một loài chim di, đang lượn trên mặt hồ gợn sóng kia ơi! Xin các ngươi đừng cất lên tiếng hót buồn thảm, không thôi lòng ta sẽ phải chạnh nhớ thời vàng son ngày xưa của kinh đô.



Tạm dịch thơ:

Màn chiều chợt buông mau / Trên cánh đồng Ômi / Nhắn cùng lũ chim di / Hót gieo buồn mà chi / Làm chạnh nhớ triều xưa / (Phế hưng qua mấy lớp).

Sau bài chôka với lời lẽ hùng hồn và bi tráng nói về kinh đô Ômi nay đã trở thành hoang địa, bài tanka này bày tỏ lòng cảm khái và hoài cựu của tác giả. Ông không ngỏ cùng ai mà chỉ nói chuyện với lũ chim trời là giống óc cau đang bay lượn trên sóng hồ Biwa. Lũ chim óc cau (chidori), những con chim trời vô tâm, có tiếng hót thảm thiết, làm cho tác giả, trong một buổi chiều đứng bên hồ, cảm thấy hết sức cô đơn. (Đàn chim óc cau này cũng là bạn đường của chàng Genji trên bước đường lưu đày ra vùng biển Suma vì một mối tình bất chính với cô vợ hứa hôn của Thiên hoàng).


Cùng với màn đêm sụp tối, hình ảnh thời vàng son của chốn cố đô lại hiện về. Để ý là hai câu đầu của bài thơ là hai danh từ phức hợp (Afumi (Ômi) no umi nói về hồ Ômi bao la như biển và Yufuyami (Yuuyami) chidori chỉ chim óc cau khi trời sập tối. Viết Afu đọc là Ô, Yufu đọc là Yuu). Cách sử dụng câu không có động từ như vậy có hiệu quả cô đọng ý tưởng để sau đó buông ra và dàn trải trong câu cuối, một câu 8 âm nghĩa là thừa một âm (Inishie no omoyu = nhớ lại thời xưa).

Cái chết của Hitomaro
Về cái chết của Hitomaro, có nhiều thuyết về thời gian và địa điểm.Có người bảo ông chết đột ngột vì bạo bệnh trên đường đi khi qua vùng Iwami (nay là tỉnh Shimane).Nếu tin theo những gì ghi bên tựa đề thì bà vợ ở Iwami là Yosami no Otome nghe tin dữ mới đi tìm nhưng không biết xác hay tro cốt ông ở đâu, tưởng rằng nó đã bị ném xuống đáy sông làm bạn với sò ốc. Do đó, bà mới làm hai bài thơ khóc thương ông. Tuy nhiên, nếu thế thì không ăn khớp với giả thuyết bà đã chết trước, rồi ông mới làm thơ ai điếu như từng thấy trong bài thơ khóc vợ bên trên bài (2-210). Điểm nghịch lý này hơi khó giải thích vì đã chết rồi làm sao có thể đi kiếm xác chồng. Hoặc giả nhân vật phụ nữ nói bên trên đó là một người khác!.

Tuy vậy, trước tiên, xin đưa ra bài thơ được xem như thơ Hitomaro tự ai điếu chính mình (tự thương ca):



2-223

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

鴨山之 磐根之巻有 吾乎鴨 不知等妹之 待乍将有

Dạng huấn độc (đã chua âm):

鴨山の岩根しまける我れをかも知らにと妹が待ちつつあるらむ

Phiên âm:

Kamoyama no / iwane shimakeru / ware wo kamo / shirani to imo ga / machitsutsu aru ramu (ran) /



Diễn ý:

Ta lấy ghềnh đá trên núi Kamoyama này gối đầu, sắp sửa chết đến nơi.Nếu sự thể xảy ra như thế thì vợ ta trong lúc này vẫn không hay biết gì và cứ mãi đợi chờ.



Tạm dịch thơ :

Nếu gối đầu ghềnh đá / Núi Kamoyama / Nằm đây và đợi chết / Chắc người vợ của ta / Giờ cũng không hay biết /Chờ mãi kẻ đi xa /

Nhân đây phải thông báo là trước khi bài thơ “tự thương” này ra đời, Hitomaro đã viết thơ ai điếu một cái xác ông gặp tình cờ giữa đường và tội nghiệp cho người ấy chết một mình, lấy đá làm giường, vợ con không hay biết (bài chôka 2-220 với 2 hanka 2-221 và 2-222). Như được đề cập đến trong một bài hanka khác, trước khi chết, anh cháng này chỉ muốn cùng đi với vợ hái rau rừng yomena 嫁菜 (starwort, từ điển dịch là cây phiền lũ, không hiểu hình dáng ra sao) đem về ăn (yome còn có nghĩa là “người vợ”) .

Bài chôka nói trên nhan đề “Thấy người chết trong núi đá khi qua đảo Samine no shima ở Sanuki (đảo Shikoku)”. ( Nó có cái gì làm ta liên tưởng đến Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của cụ Nguyễn Du vốn cũng khóc thương những kẻ chết bên đường!). Vậy thì Hitomaro đã khóc cho mình hay cho một người vô danh chết bờ chết bụi? Thật tình chưa có câu trả lời thật thỏa đáng!

Tiếp đến là 2 bài thơ, được xem như thơ bà Yosami no Otome:



2-224

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

<>今日々々々 吾待君者 石水之 貝尓 [一云 谷尓] 交而 有登不言八方

Dạng huấn độc (đã chua âm):

今日今日と我が待つ君は石川の峽に [一云 谷に] 交りてありといはずやも

Phiên âm:

Kefu kefu (Kyô kyô) to / wa ga matsu kimi wa / ishikawa no / kai ni majiri ni / ari to iwazu ya mo /



Diễn ý:

Người ấy cứ nói hôm nay về, hôm nay về, thế mà có thấy bóng ai đâu. Làm ta mãi đợi chờ khô héo. Hay giờ đây người đã nằm với lũ sò ốc ở đáy sông Ishikawa kia rồi!



Tạm dịch thơ::

Hẹn em nội ngày nay / Sao chàng chẳng về ngay / Để em chờ khô héo / Bấm đốt tay từng ngày / Hay đã vùi sóng nước / Nằm cạnh lũ sò, trai.

2-225

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

直相者 相不勝 石川尓 雲立渡礼 見乍将偲

Dạng huấn độc (đã chua âm):

直の逢ひは逢ひかつましじ石川に雲立ち渡れ見つつ偲はむ

Phiên âm:

Tada no ai wa (Tada ni awaba) / ai katsu mashiji / ishikawa ni / kumotachi watare / mitsutsu shinohamu (han) /



Diễn ý:

Em đâu còn mong chi được gặp người ấy trực tiếp nữa! Bên bờ sông Ishikawa, em sẽ bảo với mây hãy giăng mắc thật dày cho, để em nhìn làn mây mà nhớ tới người ấy.



Tạm dịch thơ:

Mong chi ngày gặp lại / Người xưa nay còn đâu / Đứng bên con sông sâu / Mong mây mờ che phủ / Để ngước mắt nhìn trời / Thương về hình bóng cũ.
Tiết X: Thơ Takechi no Kurohito高市黒人:

Nhà thơ Takechi no Kurohito (từ đây sẽ gọi tắt là Kurohito) là người đồng thời đại với Kakinomoto no Hitomaro và cũng như ông, một viên quan phẩm trật thấp kém nhưng tài thơ cao. Ông du hành nhiều nên trong thơ ông đầy hình ảnh về thiên nhiên và cách miêu tả thiên nhiên của ông khá độc đáo. Đề tài và lối diễn đạt của ông phần nhiều tiêu sơ, đạm bạc, buồn thương, phản ánh nhân cách tác giả. Ông chỉ viết tanka và còn để lại 18 bài.


Trước tiên, xin tuyển dịch 4 bài thơ của ông (bài 3-270, 3-271, 3-372 và 3-274) thuộc loại tạp ca có tính ki lữ (du hành) và vọng hương (nhớ quê):
3-270:
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

客為而 物戀敷尓 山下 赤乃曽<><> 奥榜所見

Dạng huấn độc (đã chua âm):

旅にしてもの恋しきに山下の赤のそほ船沖を漕ぐ見ゆ

Phiên âm:

Tabi ni shite / monokohoshiki ni / yamashita no / ake no sohobune / oki ni kogu miyu

Trên đường lữ hành, làm sao không nhớ quê hương (kinh đô) nhưng không gì cảm động bằng khi nhìn thấy dưới chân núi con thuyền (nhà quan – okami no fune) sơn đỏ đang lướt sóng ra khơi để trở về kinh đô.

Tạm dịch thơ:

Trên bước đường lữ thứ / Nào nguôi dạ nhớ quê / Nhưng làm ta cảm động / Là phía núi xa kia / Thuyền quan sơn đỏ thắm / Đang vượt sóng quay về.

Yamashita (dưới chân núi) có thể là một chữ gối đầu, tu sức cho aka (đỏ) nhưng vừa có nghĩa là chân núi. Còn sohobune là thuyền sơn đỏ của nhà quan, thuyền công vụ. Hình ảnh tương phản của con thuyền sơn đỏ và mặt nước xanh và cây cối xanh um là cái đẹp mà Kurohito ca ngợi, nhưng trước đó, ông muốn bày tỏ nỗi cô đơn và lòng buồn man mác của người lữ khách vì phải xa quê (kinh đô).



3-271:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

櫻田部 鶴鳴渡 年魚市方 塩干二家良之 鶴鳴渡

Dạng huấn độc (đã chua âm):

桜田へ鶴鳴き渡る年魚市潟潮干にけらし鶴鳴き渡る

Phiên âm:

Sakurada e / tazu naki wataru / Ayuchigata / Shiho hi ni kerashi / tazu naki wataru/



Diễn ý:

Những con chim hạc vừa kêu vừa bay về hướng cánh đồng thôn Sakura. Phía ấy là bãi cạn của vùng Aichi (Ayuchi), chắc nước triều đã rút cho phép lũ chim hạc cùng nhau đi kiếm mồi nên chúng mới cất tiếng kêu to như vậy.



Tạm dịch thơ:

Hạc vừa kêu vừa bay / Sakura xa hút / Phải chăng bờ Aichi / Nước triều vừa mới rút / (Bãi giờ đây đã lộ) / Hạc vừa kêu vừa bay.

Thôn Sakura thuộc vùng Oware (Aichi, Nagoya bây giờ). Ở đó có bãi biển tên là Aichi (viết theo lối cổ là Ayuchi). Bài thơ này về mặt không gian lẫn thời gian đều gieo cho ta một ấn tượng rộng rãi, to lớn. Tác giả đã đi ngang qua bãi biển này khi nước triều chưa rút để về hướng đông. Sau đó, ông thấy ngược chiều với mình là một bầy chim hạc hướng về phía tây, cánh đồng thôn Sakura, vừa bay vừa kêu. Ông tưởng tượng rằng lúc này nước triều đã rút xuống, nhiều mồi (tôm, cá, vi sinh vật…) lộ ra nên chim mới kéo đến đông như vậy. Lúc ấy, chắc ông đang ngước mắt lên trời nhìn những cánh chim đang sải rộng. Câu thứ 2 và câu thứ 5 cho ta cảm tưởng không chỉ một đàn chim thôi đâu mà có rất nhiều đàn chim như vậy. Cùng lúc, khoảng thời gian triều lên, triều xuống cũng kéo rất bài, chứng tỏ tác giả đã đứng khá lâu giữa thiên nhiên.

Thiên nhiên rộng rãi, chim hạc cao quí, bài thơ có phẩm cách cao sang. Những âm ta (9 chỗ) và ka (5 chỗ) gợi cho độc giả Nhật Bản một tình cảm sảng khoái.

Về cảnh hạc bay trên bãi biển, ta cũng nhớ đến một giai tác khác của nhà thơ Akahito (Yamabe no Akahito). Hãy đợi đến phần nói về Akihito trong những trang sau.



3-272:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

四極山 打越見者 笠縫之 嶋榜隠 棚無小舟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

四極山うち越え見れば笠縫の島漕ぎ隠る棚なし小舟

Phiên âm:

Shihatsuyama / uchikoe mireba / Kasanuhi no / shima kogikakuru / tana nashi obune



Diễn âm:
Rốt cuộc vượt qua được núi Shihatsu, từ trên cao ta thử nhìn chung quanh thì vừa lúc ấy ở nơi xa kia, thấp thoáng một chiếc thuyền trơ trọi không be (thuyền độc mộc) đang chèo tiến về bóng núi trên hòn đảo Kasanui.
Tạm dịch thơ:
Vượt núi Shihatsu / Đưa mắt nhìn ngoài khơi / Kasanui đảo ấy / Bóng một chiếc thuyền côi / Cố chống chèo về bến / Thấp thoáng phía xa xôi.
Địa danh núi Shihatsu vẫn chưa biết nằm ở đâu. Nội dung của bài thơ này chỉ có một nhận xét hoàn toàn khách quan trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn và yên lặng chứ không gửi gắm tâm tư gì vào đó cả. Tác giả đã cho ta thấy sự chính xác như đang chụp một bức ảnh trong việc mô tả ngoại giới của ông.
3-274

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾船者 枚乃湖尓 榜将泊 奥部莫避 左夜深去来

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が舟は比良の港に漕ぎ泊てむ沖へな離りさ夜更けにけり

Diễn âm:
Wa ga fune wa / Hira no minato ni / kogihatemu (ten) / oki e nasakari / sa yo fuke ni keri /
Diễn âm:
Thuyền của mình đêm nay hãy đỗ lại bến Hira này thôi. Đừng ra khơi để làm gì, đêm đã khuya khoắt thật rồi.
Bến Hira nằm ở phía tây hồ Biwa. Tác giả nhủ lòng là hãy đỗ lại bến vì trời đã quá khuya, nếu không sẽ phải mò mẫm trong đêm. Nó thể hiện tâm trạng bất an của ông trong chuyến lữ hành, cũng như trong bài 3-275, trên đường bộ, ông lo không kiếm ra được ngôi nhà trọ để qua đêm.
Tạm dịch thơ:

Chèo ơi, ngừng khuấy nước / Hira dường đến nơi / Tối nay xin gác mái / Ngủ lại bến này thôi / Khơi xa đường chẳng thấy / Đêm đã quá khuya rồi /

Dưới đây là một bài thơ Takachi no Kurohito làm ra khi tháp tùng Nữ thiên hoàng Jitô hành hạnh (ngự du) ở vủng Mikawa (nay thuộc miền đông tỉnh Aichi tức vùng Nagoya) vào tháng 10 năm 702.


1-58

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

何所尓可 船泊為良武 安礼乃埼 榜多味行之 棚無小舟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

いづくにか船泊てすらむ安礼の崎漕ぎ廻み行きし棚無し小舟

Phiên âm:

Izuku nika / funahateramu / Areno saki / kogitami yukishi / tananashi wbune /



Diễn ý:
Không biết bây giờ đây chiếc thuyền con trơ trụi không có cả be làm bằng ván từng chèo quanh doi biển Are no saki đang ngủ đỗ bến nào nhỉ?
Tananashi kobune (thuyền con không be, có người dịch là marukibune 丸木船hay kuribune 刳舟 tức là thuyền tạc vào một bộng cây, thuyền độc mộc). Chiếc thuyền cực kỳ đơn sơ, không ra được xa, cứ chèo loanh quanh mấy hòn đảo.
Takechi no Kurohito viết bài này khi ông tháp tùng chuyến ngự du của Nữ thiên hoàng Jitô trong vùng (nay là phía đông tỉnh Aichi). Bài này nói về tâm sự ông khi thao thức trong đêm để tự hỏi lòng con thuyền đơn sơ mà mình thấy lúc ban ngày giờ đây đã về đỗ bến nào.
Bài thơ gợi lên trong ta cái bấp bênh của cuộc đời lữ khách, hình ảnh của chính cuộc đời thu gọn. Bình sinh, Kurohito hay vịnh những sự vật đã ra ngoài tầm mắt, tầm tay, biểu lộ được một bầu không khí bất an, bàng bạc..., khiến cho thơ ông có phong vị khác với người đương thời.

Tạm dịch thơ:

Trên mũi đất Are / Bỗng nhớ chiếc thuyền quê / Trơ trụi không thành ván / Chèo quanh chùm đảo kia / Đỗ bến nao thuyền nhỉ ? Thắc mắc suốt đêm khuya!
Hai bài 1-58 vừa rồi và 3-272 bên trên làm liên tưởng đến mấy câu thơ Việt đọc lâu rồi, của Nguyễn Bính thì phải, nhưng có thể cả hai đã có chung một mối hoài cảm bàng bạc mơ hồ:
Sáng mai xuôi ngược về đâu nhỉ,

Nào biết về đâu kẻ ngược xuôi
Takechi no Kurohito cũng có tâm hồn hoài cựu. Ông có 4 bài thơ nhớ về kinh đô Ômi ( 1-31, 1-32, 1-33, 3- 305) cũng như Hitomaro. Xin đơn cử bài 1-32 :
1-32

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

古 人尓和礼有哉 樂浪乃 故京乎 見者悲寸

Dạng huấn độc (đã chua âm):

古の人に我れあれや楽浪の古き都を見れば悲しき

Phiên âm:

Inishie no / hito ni ware ya sasanami no / furuki miyako wo / mireba kanashiki /


Diễn ý:
Không biết ta có phải là người đã sống vào thời đại kinh đô Ômi không nhỉ ! Không thể nào! Thế nhưng cớ sao khi đến đây nhìn thấy dấu tích kinh đô cũ ở Sasanami, ta lại thấy buồn đến vậy.
Tạm dịch thơ:
Mình xưa nào có phải / Làm quan triều Ômi / Mà lạ chưa, khi đến / Vùng Sasanami / Nhìn kinh đô hoang phế / Lòng bỗng nặng sầu bi?

Tiết XI: Thơ Naga no Imiki Okimaro長忌寸奥麿:
Về tác giả Naga no Imiki Okimaro, không ai biết gì về thân thế nhưng có lẽ ông cũng thuộc hàng quan lại, ra đời sau Kakinomoto no Hitomaro một ít lâu. Xin trình bày 4 bài tanka của ông (1-57, 3-265, 16-382, 16-383):
1-57:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

引馬野尓 仁保布榛原 入乱 衣尓保波勢 多鼻能知師尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

引間野ににほふ榛原入り乱れ衣にほはせ旅のしるしに

Phiên âm:

Hikumano ni / nihofu harihara / irimidare / koromo nihowase / tabi no shirushi ni



Diễn ý:

Hỡi các vị trong đoàn tùy tùng ngự giá. Chúng ta đang ở trên cánh đồng Hikuma, nơi có nhiều cây hari (có bản viết là hagi) nở hoa đẹp đẽ (cây hari là cây trăn, một loại cây thuộc họ dâu (kuwa), còn hagi là cây thưu, một trong bảy loại cỏ mùa thu có hương thơm). Mọi người đều hãy vào đấy cho áo xống nhuộm màu (và ướm hương thơm) để kỹ niệm chuyến tuần du này.(Bài thơ dịch theo ý hagi)



Tạm dịch thơ:

(Hỡi các vị tùy giả) / Qua đồng Hikuma / Nơi cây nở hoa đẹp / (Hương thơm tỏa gần xa) / Vào đây cho áo xống / Nhuộm màu, tẩm hương hoa / Kỹ niệm theo xa giá / Chuyến tuần du (miền xa).

Lời chú thích cho biết năm 702, Hoàng hậu Jitô sau khi lên ngôi và nhường ngôi và trở thành thái thượng thiên hoàng, đã tổ chức một cuộc ngự du với triều thần ở vùng Mikawa. Thuyết của tăng Keichuu cho rằng cánh đồng Hikuma nằm ở Mikawa (thuộc Nagoya bây giờ) trong khi nhà nghiên cứu Mabuchi cho là nó ở Tôtômi. Cuộc tranh cãi này đối với độc giả ngoại quốc chúng ta thì không có ý nghĩa gì đặc biệt. Đáng lưu ý chăng là việc có thuyết cho rằng chuyến ngự du và phong cảnh dược đưa ra chỉ là sản phẩm tưởng tượng chứ không hề được thực hiện.

Thời Man.yô người đi đường thường nhuộm áo (suriirokoromo) để kỹ niệm chuyến đi như ngày nay người ta đóng dấu vào bưu thiếp hay hộ chiếu và đây có lẽ là lời của một ông quan tháp tùng muốn bày tỏ lòng yêu và cảm xúc đối với thiên nhiên của mình.

3-265:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

苦毛 零来雨可 神之埼 狭野乃渡尓 家裳不有國

Dạng huấn độc (đã chua âm):

苦しくも降り来る雨か三輪の崎狭野の渡りに家もあらなくに

Phiên âm:

Kurushiku mo / Furikuru ame ka / Miwanosaki / sano no watari ni / ihe mo aranaku ni/



Diễn ý:

Sao mưa tầm tã như vậy, khổ ơi là khổ. Chỗ bến đậu thuyền ở Sano vùng mũi đất Miwagasaki này không có lấy một nóc nhà để chỗ trú mưa.



Tạm dịch thơ:

Khổ ôi chao là khổ! / Trời cứ mưa tầm tã / Ở doi đất Miwa / Trên bến Sano đó / Không cả một nóc nhà / Để tạm nấp qua mưa.
Nhà thơ vịnh cảnh khốn khổ của người bộ hành gặp cơn mưa lớn không tìm ra một mái nhà để trú mưa. Lời thơ đơn sơ mộc mạc, nhìn ngoại cảnh thấy sao nói vậy, không có một chút tu sức. Thế nhưng khung cảnh quạnh vắng ấy lại gieo được mối cảm động cho con người. Hiện tượng này giải thích được bằng phạm trù mỹ học mà người Nhật thường gọi là mono no aware (Mà thật thế! Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu).
Sano và Miwagasaki là những địa danh một vùng ven biển trong xứ Kii, một bán đảo (nay là tỉnh Wakayama). Trong Shin-Kokin ( gọi tắt Tân Cổ Kim Hòa Ca Tập), nhà thơ Fujiwara no Teika cũng có bài thơ mượn thơ Naga no Imiki như một bài thơ gốc (thủ pháp honkadori本歌取りhay thơ mô phỏng cổ nhân), ghi lại cái hoang vắng, tịch mịch của bến Sano, nơi mà không có cả một bóng người dừng cương ngựa để rũ tuyết đang bám trên áo xống:

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương