Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011


Chim Kasasagi (Nguồn Internet)



tải về 1.19 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chim Kasasagi (Nguồn Internet)

Thơ biệt ly và thương khóc vợ của Hitomaro
Sau đây là 3 bài thơ biệt ly mà Kakinomoto viết ra để từ giã vợ thứ ở Iwami để trở lại kinh đô, 2 bài là hanka (2-132 và 2-133) đi sau trường ca nhan đề Iwami no umi (2-131 Biển Iwami):
Thời Kakinomoto no Hitomaro, việc đi lại rất là khó khăn. Khi ông được bổ làm quan ở vùng Iwami (nay thuộc tỉnh Shimane phía biển Nhật Bản), phải để vợ con lại kinh đô và đi một mình. Để dịu bớt cô đơn, ông đã lấy thêm một người vợ khác ở nơi phó nhậm. Ở đây có lẽ là bà tên là Yosami no Otome mà lịch sử biết đến. Do đó, khi được triệu về kinh thì ông bắt buộc để bà ở lại địa phương Iwami và thông thường, ấy là một cuộc chia ly vĩnh viễn. Ta hiểu tại sao con người đa sầu đa cảm ông không khỏi day dứt, đau đớn, ngoáy đầu nhìn lại với nỗi tiếc thương khi vượt qua ngọn núi phân chia hai miền. Tình cảm đó được trình bày trong bài chôka đi trước (bài 2-131).
2-131
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

石見乃海 角乃浦廻乎 浦無等 人社見良目 滷無等 [一云 礒無登] 人社見良目 能咲八師 浦者無友 縦畫屋師 滷者 [一云 礒者] 無鞆 鯨魚取 海邊乎指而 和多豆乃 荒礒乃上尓 香青生 玉藻息津藻 朝羽振 風社依米 夕羽振流 浪社来縁 浪之共 彼縁此依 玉藻成 依宿之妹乎 [一云 波之伎余思 妹之手本乎] 露霜乃 置而之来者 此道乃 八十隈毎 萬段 顧為騰 弥遠尓 里者放奴 益高尓 山毛越来奴 夏草之 念思奈要而 志<>布良武 妹之門将見 靡此山

Dạng huấn độc (đã chua âm):

石見の海 角の浦廻を 浦なしと 人こそ見らめ 潟なしと [一云 礒なしと] 人こそ見らめ よしゑやし 浦はなくとも よしゑやし 潟は [一云 礒は] なくとも 鯨魚取り 海辺を指して 柔田津の 荒礒の上に か青なる 玉藻沖つ藻 朝羽振る 風こそ寄せめ 夕羽振る 波こそ来寄れ 波のむた か寄りかく寄り 玉藻なす 寄り寝し妹を [一云 はしきよし 妹が手本を] 露霜の 置きてし来れば この道の 八十隈ごとに 万たび かへり見すれど いや遠に 里は離りぬ いや高に 山も越え来ぬ 夏草の 思ひ萎へて 偲ふらむ 妹が門見む 靡けこの山

Phiên âm:

Iwami no umi / Tsuno no urami wo / ura nashi to / hito koso mirame / kata nashi to (iso nashi ni) / hito koso mirame / yoshi eyashi / ura wa naku to mo / yoshi eyashi kata wa (iso wa) naku to mo / isana tori / umibe wo sashite / Nikitazu no / ariso no ue ni / ka aoku ofuru / tama mo okitsu mo / asaha furu / kaze koso yorame / yuuha furu / nami koso kiyore / nami no muta / kayori kaku yori / tamamo nasu / yorineshi imo wo (hashi kiyoshi / imo ga tamoto wo ) / tsuyushimo no / okite shikureba / kono michi no / yasokuma goto ni / yorozu tabi / kaeri misuredo / iya t ô ni / sato wa sakarinu / iya taka ni / yama mo koekinu / natsukusa no / omoishinaete / shinofuramu (furan) / imo ga kado mimu (min) / nabike kono yama /



Diễn ý:

Vịnh biển của vùng Iwami, nhiều người cho rằng ở đó không có cái bến nào coi được, không có cái bãi nào đẹp. Thiên hạ có nghĩ như thế cũng mặc. Cho dù không có bến có bãi đẹp đi nữa, đối với ta, nó là nơi không thể thiếu. Nhìn về hướng biển ấy, ta thấy ngay chỗ ghềnh đá lởm chởm của bến Nikita, ban mai thì gió biển giống như lũ chim đập cánh thổi lùa những mảng rong trôi dạt xanh xanh ngoài khơi, còn buổi chiều thì giống như lũ chim đập cánh, gió lại xua nước ngoài khơi thành sóng tấp vào bờ. Ôi chao, theo làn sóng dập dìu lúc tiến lúc thoái, những cánh rong cũng lay động theo làn nước. Chúng xinh đẹp và quấn quít với nhau giống như người vợ đáng yêu biết bao nhiêu vẫn nằm ngủ sát bên cạnh ta, người mà ta bỏ mặc ở ngôi làng Tsuno no sato như để lại một lớp sương mai. Trên con đường lên kinh đô này,mỗi khúc quanh ta đều ngoái lại, bao nhiêu lần như thế chỉ để nhìn nàng nhưng rồi hình bóng ngôi làng của nàng đã khuất dần . Lần hồi ta đã tiến về rặng núi cao, rồi vượt qua và bỏ ngọn núi lại đàng sau. Có lẽ bây giờ vợ ta như cỏ mùa hè đang héo úa dưới ánh nắng mặt trời vì đắm chìm trong nỗi nhớ thương ta. Núi ơi, hãy nằm phục xuống, đừng chắn lối, để cho ta nhìn được từ xa cánh cửa nhà nàng.

Vùng Iwami nằm ở tỉnh Shimane, nơi ngày nay, gió ngoài biển Nhật Bản vẫn thổi vào những kè đá lởm chởm, hoang vu. Cụm từ yoshieyasu là “nói sao ta cũng mặc” được lập lại nhiều lần nói lên sự bất cần của tác giả dù bị người đời chê bai. Tsuyushimo có nghĩa sương móc, dùng theo tu từ pháp makura kotoba để nhấn mạnh hình ảnh tương phản cho natsukusa (cỏ mùa hạ) và shioreru (héo úa) nói đến trong những câu sau. Tất cả đoạn dài tả cánh rong đẹp, tha thướt, uyển chuyển, sinh động như thế chỉ để qui về việc so sánh với dáng vẻ yêu kiều của người vợ ông!

Tạm dịch thơ:

Vùng biển Iwami / Người bảo làm gì đẹp / Chẳng có bến bãi nào / Trông vừa lòng cho được / Thôi, người có nói chi / Làm chi ta cũng mặc / Riêng chốn ấy với ta / Là nơi quan trọng nhất / Này hãy nhìn ra biển / Trên bến Nikita / Những ghềnh đá hoang sơ / (Phong cảnh thật nên thơ) / Sáng sóng đánh ngoài khơi / Như chim trời vỗ cánh / Theo làn gió ban mai / Từng mảng rong trôi dạt / Mượn cơn gió buổi chiều / Sóng lại xô bờ cát / Cùng ngọn triều lên xuống / Rong xanh cũng lượn lờ / Trông sao mà xinh xắn / Giống người vợ ta yêu / Bên nhau sáng lại chiều / Người mà ta bỏ lại / Như một hạt sương mai / Trong thôn làng nàng ở / Tsuno no sato / Rồi ta lên kinh đô / Đường đi bao quanh co / Mỗi khúc mỗi ngoái lại / Nhìn dáng người em thơ / Nhưng thôn làng dần khuất / Núi vươn cao đứng chờ / Khi ta vượt qua núi / Dấu người yêu phai mờ / Có lẽ bây giờ nhỉ / Sương mai đã héo khô / Em như cỏ mùa hạ / Tiêu điều dưới nắng trưa / Vì đắm trong thương nhớ / Người chồng mãi cách xa / Núi ơi, hãy đi khuất / Chắn làm chi tầm mắt / Để ta nhìn lần nữa / Cánh cửa mái nhà xưa /

Hai bài hanka tiếp theo –làm ra vào một khoảng thời gian sau - có dụng ý trấn tĩnh trào lòng quá dâng cao không kìm hãm được lúc đó:


2-132
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

石見乃也 高角山之 木際従 我振袖乎 妹見都良武香

Dạng huấn độc (đã chua âm):

石見のや高角山の木の間より我が振る袖を妹見つらむか

Phiên âm:

Iwami no ya / Takatsunoyama no / ki no ma yori / wa ga furu sode wo / imomi tsuramu (tsuran) ka /



Diễn ý:

Chẳng biết người vợ của ta ở Iwami có thấy được hình ảnh ta đang đứng trên núi Takatsuno, vẫy tay áo để gọi nàng hay không?

Takatsunoyama (Cao Giác Sơn) là ngọn núi có tiếng trong vùng, vượt qua đó thì hết còn thấy xóm làng Tsuno no sato (Giác Lý), nơi vợ ông sống. Việc ông vượt núi là một điểm quan trọng trong bài thơ vì thời cổ, đứng trên núi, phất tay áo có ý nghĩa như một hành động có tính cách phù thủy để gọi hồn.

Tạm dịch thơ:

Người ở Iwami / Này em, trên đường đi / Ta leo lên hòn núi / (Lòng chưa vơi sầu bi) / Đưa tay áo vẫy gọi / (Chắc em nào biết chi!)

2-133
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

小竹之葉者 三山毛清尓 乱友 吾者妹思 別来礼婆

Dạng huấn độc (đã chua âm):

笹の葉はみ山もさやにさやげども我れは妹思ふ別れ来ぬれば

Phiên âm:

Sasa no ha wa / miyama mo saya ni / sayagedomo / ware wa imo omou / wakarekinureba /



Diễn ý:

Trên con đường mòn trong núi sâu, khi đang vượt núi, tuy nghe tiếng lá trúc con xào xạc, thì thào trong gió, lòng anh vẫn không dao động vì chỉ có hình ảnh người vợ trẻ đang chiếm trọn tâm hồn anh thôi. Anh chưa sống với em cho thỏa lòng mà đã phải chia tay.



Tạm dịch thơ:

Vượt núi, đường mòn sâu / Trong gió, trúc lao xao / Nhưng lòng anh chỉ nhớ / Bóng dáng em hôm nào / Bên nhau sống chưa thỏa / Chia tay lòng nao nao / .
Về cách huấn độc câu thứ 3 thì có hai thuyết. Thuyết chua thành âm midaredomo và thuyết chua thành âm sayagedomo. Nếu đọc là midaredomo thì thiên về thị giác, còn đọc sayagedomo thì thiên về thính giác. Midaredomo ý nói cảnh lá trúc lay động trên con đường núi (cảnh đẹp) làm lòng mình dao động còn sayagemodo ý nói tiếng lá trúc xào xạc (âm thanh quyến rũ) lôi cuốn mình. Tuy nhiên tâm hồn mình bây giờ chỉ đầy ắp hình ảnh người vợ trẻ vì hai đứa mới sống bên nhau chưa được bao lâu mà đã phải chia lìa. Đối với người Nhật, họ xem những âm thanh bắt đầu với âm sa hay ya rồi mi như sasa, saya, sayage, miya, midare lập đi lập lại, luyến láy với nhau gây nên một hiệu quả âm thanh và nhịp điệu đặc biệt cho bài thơ.
Tiếp sau đây là 3 bài thơ thuộc loại banka (vãn ca), thương khóc người thiếp yêu ở Karu no ichi mới qua đời. Chùm thơ gồm một chôka (2-207) và hai tanka (2-208 và 2-209), được trình bày liên tiếp với nhau:
2-207
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

天飛也 軽路者 吾妹兒之 里尓思有者 懃 欲見騰 不已行者 入目乎多見 真根久徃者 人應知見 狭根葛 後毛将相等 大船之 思憑而 玉蜻 磐垣淵之 隠耳 戀管在尓 度日乃 晩去之如 照月乃 雲隠如 奥津藻之 名延之妹者 黄葉乃 過伊去等 玉梓之 使之言者 梓弓 聲尓聞而 [一云 聲耳聞而] 将言為便 世武為便不知尓 聲耳乎 聞而有不得者 吾戀 千重之一隔毛 遣悶流 情毛有八等 吾妹子之 不止出見之 軽市尓 吾立聞者 玉手次 畝火乃山尓 喧鳥之 音母不所聞 玉桙 道行人毛 獨谷 似之不去者 為便乎無見 妹之名喚而 袖曽振鶴 [一云 名耳聞而有不得者]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

天飛ぶや 軽の道は 我妹子が 里にしあれば ねもころに 見まく欲しけど やまず行かば 人目を多み 数多く行かば 人知りぬべみ さね葛 後も逢はむと 大船の 思ひ頼みて 玉かぎる 岩垣淵の 隠りのみ 恋ひつつあるに 渡る日の 暮れぬるがごと 照る月の 雲隠るごと 沖つ藻の 靡きし妹は 黄葉の 過ぎて去にきと 玉梓の 使の言へば 梓弓 音に聞きて [一云 音のみ聞きて] 言はむすべ 為むすべ知らに 音のみを 聞きてありえねば 我が恋ふる 千重の一重も 慰もる 心もありやと 我妹子が やまず出で見し 軽の市に 我が立ち聞けば 玉たすき 畝傍の山に 鳴く鳥の 声も聞こえず 玉桙の 道行く人も ひとりだに 似てし行かねば すべをなみ 妹が名呼びて 袖ぞ振りつる [一云 名のみを聞きてありえねば]

Phiên âm:

Ama tobu ya / Karu no michi wa / wagimo ko ga / sato ni shiareba / ne mo koro ni / mimaku hoshikedo / yamazu yukaba / hitome wo ohomi / maneku yukaba / hito shirinu bemi / sanekazura / nochi to awamu to / ohobune no / omohi tanomite / tamakagiru / Iwagakifuchi no / komori nomi / kohi tsutsu aru ni / wataru hi no / kurenuru ga goto / teru tsuki no / yuki gakuru goto / okitsu mo no / nabikishi imo wa / momijiba no / sugite iniki to / tamazusa no / tsukahi no ieba / azusayumi / otonikikite / iwamu sube / semu sube shirani / oto nomi wo / kikiteari eneba / wa ga kofuru / chie no hitohe mo / nagusamuru / kokoro mo ariya to / wagimoko ga / yamazu idemishi / Karu no ichi ni / wa ga tachi kikeba / tamadasuki / Unebi no yama ni / naku tori no / kowe mo kikoezu / tamahoko no / michiyuku hito mo / hitori da ni / niteshi yukaneba / sube wo nami / imo ga na yobite / sode so furitsuru.



Diễn ý:

Vì trên con đường Karu có thôn xóm mà người vợ hiền của ta đang sinh sống nên lúc nào ta cũng nôn nóng đi về nơi đó, mong sao gặp nàng. Thế nhưng, đi lại thường xuyên thì thiên hạ nhòm ngó và biết được mối quan hệ của chúng ta, sinh ra chuyện nói ra nói vào. Do đó, trong khi chờ đợi cơ hội sống lâu dài bên nhau, ta chỉ ấp ủ tình thương yêu trong lòng không cho ai hay. Nào ngờ em như ánh mặt trời đã đi từ hướng đông qua hướng tây rồi cuối ngày lại chìm khuất sau rặng núi. Hay là em cũng giống như ánh trăng trên bầu trời đã ẩn mình sau lớp mây che. Người nhà vừa đưa tin cho biết người vợ đầu gối tay ấp của ta vừa mới vĩnh viễn ra đi. Nghe tin dữ, ngỡ mình ở trong cơn ác mộng, ta bàng hoàng không biết phải làm gì và nói gì đây. Để cho vơi đi một phần trong muôn vàn nỗi nhớ thương, ta mới đến tìm đến Karu no ichi, khu chợ nơi xưa kia vợ ta vẫn thường hẹn gặp ta. Lắng tai chỉ nghe tiếng chim kêu trên núi Inebi chứ nào có được giọng nói của người vợ yêu dấu. Trên đường đi, nào thấy một ai có dung mạo tương tự như nàng. Không biết làm sao để thỏa lòng yêu, ta chỉ biết cất tiếng gào tên và vẫy tay áo đễ gọi người.



Tạm dịch thơ:

Làng vợ yêu anh ở / Trên đường đi Karu / Lòng anh vẫn thương nhớ / Muốn gặp em không thôi / Nếu qua qua lại lại / Anh sợ tiếng người đời / Tình riêng đành phong kín / Đợi ngày sống chung đôi / Ngờ đâu tin dữ tới / Nghe xong luống rụng rời / Em như mặt trời sáng / Lặn ở hướng tây rồi / Em như vầng nguyệt tỏ / Khuất sau đám mây trời / Từ khi em đã mất / Ta hết đứng lại ngồi / Để vợi lòng thương nhớ / (Mới băng núi vượt đồi) / Tìm về Karu cũ / Nơi xưa mình hẹn hò / Chỉ nghe chim rừng hót / Đâu tiếng nói câu cười / Trên đường toàn khách lạ / Nào khuôn mặt em tôi! / Phất tay ta vẫy mãi / Gào tên đến nghẹn lời.

Trong bài thơ, Kakinomoto đã sử dụng thật nhiều “chữ gối đầu” (makura kotoba) rất khó dịch nên chúng tôi đành bỏ qua và đó là một thiệt thòi lớn cho việc thưởng thức. Ví dụ cụm từ ama tobu ya (bay bổng lên trời) để chỉ địa danh Karu (còn có nghĩa là nhẹ) hay momijiba (lá đổi màu thành đỏ vào mùa thu) để tô điểm cho từ sugite ita (việc đã trôi qua, sự biến đổi). Karu no ichi vốn là địa danh, chỉ một thành phố khá lớn của nước Yamato thời xưa.

Bài thơ dài này có thể chia làm 3 phần:
Phần 1 từ câu Ama tobu ya nói sự tình gặp gỡ khó khăn và lòng ước mơ xây dựng tổ ấm với nhau lúc người yêu còn sống. Phần 2 từ câu Wataru hi bày tỏ sự kinh ngạc, bàng hoàng khi nghe tin nàng mất cũng như tình cảm bi ai thống thiết của mình. Phần 3 từ câu Wagimo ko cho đến cuối nói đến cảnh trở về Karu no ichi, chốn hẹn hò xưa để tìm lại khuôn mặt và giọng nói của nàng nhưng vô vọng, đành gào khóc tên nàng và phất tay vẫy gọi. Tình cảm dần dần lên cao điểm và như bùng nổ ra trong câu cuối. Theo nhà nghiên cứu Uemura Etsuko, hoàn cảnh của Kakinomoto lúc đó cũng giống như của nhân vật Sumi Ryuunosuke khi khóc người vợ trẻ là cô Rui trong tiểu thuyết Tajô takon ( Đa tình đa hận ) của nhà văn thời Meiji là Ozaki Kôyô (1867-1903)
2-208
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

秋山之 黄葉乎茂 迷流 妹乎将求 山道不知母 [一云 路不知而]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

秋山の黄葉を茂み惑ひぬる妹を求めむ山道知らずも [一云 道知らずして]

Phiên âm:

Akiyama no / momiji wo shigemi / madohinuru / imo wo motomemu / yamaji shirazu mo.



Diễn ý:
Lá đỏ mọc dày khoe sắc trong núi thu. (Ở đây lá đỏ lại viết với hai chữ Hán hoàng diệp nhưng cùng đọc với âm kôyô như trường hợp hồng diệp). Ta muốn đi kiếm người vợ đi hái lá thu có lẽ lạc lối chưa về nhưng tiếc làm sao, ta cũng không biết đường đi trong núi nên không tìm ra nàng.
Tạm dịch thơ:
Em đi vào trong núi / Rừng thu lá đỏ chen / Lạc hướng, không về nữa / Ngơ ngác, anh đi tìm / Mịt mùng nào thấy lối. (Làm sao gặp, hỡi em?)
Người vợ của Kakinomoto sau khi chết có lẽ đã được chôn trong núi nhằm lúc mùa thu đã tô sắc đỏ lên khắp núi đồi. Ông ví bà như một kẻ đi hái lá thu trong núi rồi lạc hướng, tìm không ra lối về, để mỹ hóa cái chết của bà.
2-209
Nguyên tác (dạng Man.yôgana):
黄葉之 落去奈倍尓 玉梓之 使乎見者 相日所念
Dạng huấn độc (đã chua âm):

黄葉の散りゆくなへに玉梓の使を見れば逢ひし日思ほゆ

Phiên âm:

Momiji ba no / chiriyuku nae ni / tamazu sa no / tsukai wo mireba / ahishi hi omohoyu



Diễn ý:

Khi lá đỏ rơi và ngập đầy trong núi là lúc vợ ta qua đời cho nên khi đọc cái tin dữ do người đưa thơ mang lại, ta nhớ đến kỹ niệm bên nhau với nàng lúc sinh thời mà lòng buồn thương vô hạn.



Tạm dịch thơ:

Người bỏ ta ra đi / Vừa khi thu đổ lá / Buồn trông sắc vàng rụng / Rồi nhìn người đưa tin / Nhớ lúc mình kề bên / Thương một trời kỷ niệm.
Cụm từ tamazusa có nghĩa là cây gậy đẹp, được sử dụng như một từ tu sức cho tsukai (người đưa tin) vì tama có nghĩa là đẹp và ngày xưa các sứ giả đều cầm gậy bằng gỗ tử (tsusa).
Nỗi buồn của người ở lại sau khi mất vợ cũng thấy trong các bài 2-210, 2-211 v à 2-212. Lời chú thích đời xưa viết là ông “thương xót, khóc đến chảy máu mắt”! Có người đặt giả thuyết xem “người vợ” ấy là Yosami no Otome ở Iwami (tỉnh Shimane), chết lúc ông đi vắng nhà và ông không rõ bà chôn cất hay rắc tro hỏa táng ở đâu, dưới sông hay trên núi ...nhưng cách giải thích đó vẫn chưa đủ sức thuyết phục.
2-210
Nguyên tác (dạng Man.yôgana):
打蝉等 念之時尓 [一云 宇都曽臣等 念之] 取持而 吾二人見之 T出之 堤尓立有 槻木之 己知碁<>乃枝之 春葉之 茂之如久 念有之 妹者雖有 <憑有>之 兒等尓者雖有 世間乎 背之不得者 蜻火之 燎流荒野尓 白妙之 天領巾隠 鳥自物 朝立伊麻之弖 入日成 隠去之鹿齒 吾妹子之 形見尓置有 若兒<> 乞泣毎 取與 物之無者 <烏徳>自物 腋挟持 吾妹子与 二人吾宿之 枕付 嬬屋之内尓 晝羽裳 浦不樂晩之 夜者裳 氣衝明之 嘆友 世武為便不知尓 戀友 相因乎無見 大鳥<> 羽易乃山尓 吾戀流 妹者伊座等 人云者 石根左久見<> 名積来之 吉雲曽無寸 打蝉等 念之妹之 珠蜻 髣髴谷裳 不見思者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

うつせみと 思ひし時に [一云 うつそみと 思ひし] 取り持ちて 我がふたり見し 走出の 堤に立てる 槻の木の こちごちの枝の 春の葉の 茂きがごとく 思へりし 妹にはあれど 頼めりし 子らにはあれど 世間を 背きしえねば かぎるひの 燃ゆる荒野に 白栲の 天領巾隠り 鳥じもの 朝立ちいまして 入日なす 隠りにしかば 我妹子が 形見に置ける みどり子の 乞ひ泣くごとに 取り与ふ 物しなければ 男じもの 脇ばさみ持ち 我妹子と ふたり我が寝し 枕付く 妻屋のうちに 昼はも うらさび暮らし 夜はも 息づき明かし 嘆けども 為むすべ知らに 恋ふれども 逢ふよしをなみ 大鳥の 羽がひの山に 我が恋ふる 妹はいますと 人の言へば 岩根さくみて なづみ来し よけくもぞなき うつせみと 思ひし妹が 玉かぎる ほのかにだにも 見えなく思へば

Phiên âm:

Utsusemi to / omoishi toki ni / torimochite / wa ga futari mishi / hashiride no / tsutsumi ni tateru / tsuki no ki no / kochigochi no e no / haru no ha no / shigeki ga gotoku / omoerishi / imo ni wa aredo / tanomerishi / kora ni wa aredo / yo no naka wo / somuki shieneba / kagiruino / moyuru arano ni / shirotae no / amairegakuri / toriji mono / asadachi imashite / irihi nasu / kakuri ni shikaba / wagimo ko ga / katami ni okeru / midori ko no / koi naku goto ni / tori atau / mono shinakereba / otokojimono / wakibasami mochi / wagimoko to / futari wa ga neshi / makurazuku / tsumaya no uchi ni / hiru wa mo / urasabi kurashi / yoru wa mo / ikizuki akashi / nagekedomo / semu sube shira ni / kouredomo / au yoshi wo nami / ôtori no / Hagai no yama ni / a ga kouru / imo wa imasu to / hito no ieba / iwane saku mite / nazumi koshi / yokeku mo zo naki / utsusemi to / omoishi imo ga / tama kagiru / hono ka ni da ni mo / mienaku omoeba /



Diễn ý:

Khi vợ ta còn ở trên dương thế, chúng ta nhiều lần nắm tay đứng trên đê nhìn lên cây tsuki (hay keyaki = zelkova = một loài cây lớn mọc ở xứ lạnh, được trồng trước nhà để chắn gió), xanh um tỏa cành lá giữa mùa xuân. Tưởng được như cây xanh tốt, người vợ mà ta tin yêu sẽ sống lâu dài bên ta. Nào ngờ, cuộc đời quá đổi vô thường, không ai đi ngược dòng định mệnh. Nàng bây giờ như đã khoác manh vải trắng ẩn trong cánh đồng khô dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Tuy nàng không phải là chim nhưng sáng ra đi tối lại về và nấp đâu mất rồi. Vật kỹ niệm nàng để lại chỉ là đứa con thơ. Mỗi lần nó muốn gì khóc đòi ta, ta chẳng biết lấy gì để dỗ dành nó cả. Thân đàn ông mà bên nách lại đèo thêm đứa con. Ta sống trong gian phòng xưa kia vợ chồng ta vẫn chung chăn gối, ngày thì cô đơn buồn khổ, đêm đến không nén được tiếng thở dài chờ sao mau cho trời sáng. Biết rằng than khóc cho lắm cũng chẳng thay đổi điều chi nhưng lòng thương nhớ ấy không thể phôi pha.Ta nghe có người nói vợ ta đang ở trên hòn núi Hagai no yama (Vũ Dịch Sơn, ngọn núi hình cánh chim lớn giăng ra) nên ta mới vượt núi trèo non để tìm đến nơi nhưng đâu được việc gì. Tưởng rằng vợ ta hãy còn là ở cõi người nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng. Cõi sống và cõi chết thật hoàn toàn ngăn cách.

Trước tiên, tác giả đã hồi tưởng lại cảnh lúc vợ mình sinh tiền, sau nói về cái chết của bà, nỗi tiếc thương và về đứa con của hai người mà bà để lại. Sau đó, vì quá thương nhớ mới nghe người khuyên lên núi cao tìm dấu nàng nhưng đành trở về trong vô vọng.

Tạm dịch thơ:

Hồi em còn trên đời / Nắm tay cùng dạo chơi / Trên bờ con đê rợp / Bóng tsuki xinh tươi / Tưởng như cây xanh lá / Mình sẽ mãi chung đôi / Định mệnh sao nghiệt ngã / Hai đứa đà hai nơi / Nhưng ai cải được số / Khi sống ở trên đời / Em choàng khăn vải trắng / Ẩn trong cánh đồng khô / Dưới ánh mặt trời trưa / Nóng như thiêu như đốt / Em ơi, nào như chim / Mà sáng sớm bay đi / Chiều lại vào núi thẳm / Kỷ niệm có còn chăng / Là đứa con thơ dại / Dù nó khóc nó đòi / Biết làm sao an ủi / Đàn ông một nách mang / Có cách gì dạy dỗ / Ta về căn phòng xưa / Từng bên nhau hai đứa / Đêm khó nén thở dài / Ngày cô đơn buồn khổ / Chăn gối để lạnh lùng / Chỉ cầu cho chóng sáng / Biết rằng than khóc mãi / Chẳng đổi được mệnh trời / Nhưng thương nhớ khôn nguôi / Qua bao nhiều ngày tháng / Người bảo lên non cao / Sẽ tìm ra bóng dáng / Của người vợ ta yêu / Nhưng chỉ là ảo tưởng / Dù vượt thác băng ghềnh / Vẫn hoài công vô ích.

2-211

Nguyên tác (dạng Man.yôgana):

去年見而之 秋乃月夜者 雖照 相見之妹者 弥年放

Dạng huấn độc (đã chua âm):

去年見てし秋の月夜は照らせれど相見し妹はいや年離る

Phiên âm:

Kozo miteshi / aki no tsukiyo wa / terasedomo / aimishi imo wa / iya toshisakaru /



Diễn ý:

Trăng thu năm nay trên trời đêm vẫn sáng như năm nào nhưng ngưòi em cùng ngắm với ta chung một vầng trăng ấy giờ đã chết đi mất rồi.



Tạm dịch thơ:

Trăng đêm nay ta ngắm / Giữa khung trời thu cao / Vẫn là trăng năm cũ / Đẹp có khác chi nào / Mỗi người xưa cùng ngắm / Giờ biền biệt nơi đâu ! /

2-212

Nguyên tác (dạng Man.yôgana):

衾道乎 引手乃山尓 妹乎置而 山徑徃者 生跡毛無

Dạng huấn độc (đã chua âm):

衾道を引手の山に妹を置きて山道を行けば生けりともなし

Phiên âm:

Fusumaji wo / Hikide no yama ni / imo wo okite / yamaji wo yukeba / ikeri tomo nashi /



Diễn ý:

Để người vợ một mình lại trên núi Hikide (Dẫn Thủ Sơn hay Núi Dắt Tay). Đường núi phải đi một mình thật không thiết tha chút nào cả (Không muốn đi đoạn đường đời gập ghềnh như đường núi một mình mà thiếu nàng bên cạnh).



Tạm dịch thơ:

Bỏ em lại không dắt / Trên núi Hikide / Đi một mình lầm lủi / Anh nào có thiết chi / (Đường đời nay lẻ bạn / Hạnh phúc hỏi mong gì!) /


Chim cút (Nguồn Internet)
Thơ Hitomaro tháp tùng ngự du
Hitomaro tuy là chức quan nhỏ nhưng được tin cẩn, có hân hạnh đi theo hầu các cuộc ngự du của Thiên hoàng và để lại nhiều áng thơ hay dù là thơ thù tạc. Sau đây là 3 bài thơ làm hồi theo ngự giá (Jitô) dạo thuyền ở Ami no Ura:
1-40

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

鳴呼見乃浦尓 船乗為良武 D嬬等之 珠裳乃須十二 四寳三都良武香

Dạng huấn độc (đã chua âm):

嗚呼見の浦に舟乗りすらむをとめらが玉裳の裾に潮満つらむか

Phiên âm:

Ami no ura ni / funanori suramu (ran) / otomera ga / tamamo no suso ni / shiomitsuramu (ran) ka /



Diễn ý:

Những nàng con gái trẻ đẹp (cung nữ, nữ quan), có lẽ đang cùng ngài dạo thuyền trên bãi biển Ami no Ura. Không biết nước triều dâng lên có làm ướt những tấm váy (màu đỏ) đẹp rực rỡ các nàng mặc hay không?

Đây là bài đầu trong 3 liên tác mà Hitomaro làm ra khi tháp tùng Nữ thiên hoàng Jitô tuần du ở Ise và ở qua đêm tại cung Asuka Kiyomihara. Chữ ramu (ran) thấy ở cuối 3 bài có nghĩa “phải chăng bây giờ đang diễn ra cảnh đó?”. Hình ảnh sóng đánh ướt váy áo các nàng cung nữ có tính cách trữ tình và táo bạo.

Tạm dịch thơ:
Hỡi những cô kiều diễm / Theo ngài ngự dạo thuyền / Ami qua bến ấy / Biển dậy nước mênh mông / Ướm hỏi, khi sóng cợt / Có tạt ướt váy hồng ?/
1-41

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):

釼著 手節乃埼二 今<>毛可母 大宮人之 玉藻苅良<>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

釧着く答志の崎に今日もかも大宮人の玉藻刈るらむ

Phiên âm:

Kushiro tsuku / Tafushi no saki ni / kyô mo kamo / ômiyahito no / tamamo karu ramu (ran) /



Diễn ý:

Hôm nay, ở doi đất mang tên là Tôshinosaki dó, chắc các nữ cung nhân và thị tùng vẫn còn đi cắt rong đẹp bên bờ (ám chỉ việc dạo chơi trên bãi biển)?

Từ Kushiro ở đầu bài thơ còn được hiểu như đeo vòng cổ tay (kushiro) làm ta liên tưởng tới những cổ tay (Tôshi là địa danh đã đành nhưng còn có thể đọc cách khác là tefushi hay ống tay. Người đọc thơ có thể mường tượng những cổ tay đeo vòng trang sức nữa.

Tạm dịch thơ:

Tôshi doi đất ấy / Ngày nay biết còn không ? / Nhớ bao tay áo thụng / Của những nàng cung nhân / Dạo chơi bên bãi biển / Hình bóng cũ đầy lòng /

1-42

Nguyên văn (dạng Man,yôgana):



tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương