Chương Bốn Các tác giả thời thơ Man yô phát triển và hưng thịnh



tải về 0.86 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#18739
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
Chương Bốn
Các tác giả thời thơ Man.yô phát triển và hưng thịnh:

1-Thơ tước vương Ichihara. 2-Thơ bà Sano no Otogami no Otome. 3-Thơ Tanabe Sakimaro. 4-Thơ Ôtomo no Yakamochi. 5-Thơ những người đàn bà có liên hệ đến Yakamochi.
Trong giai đoạn niên hiệu Tempyô (Thiên Bình, 729-749, đời Thiên hoàng Shômu, Thánh Vũ), văn hoá Yamato cực kỳ hưng thịnh. Nhìn từ quan điểm Man.yôshuu thì ta thấy thời này có nhiều thi nhân Vạn Diệp đặc sắc hơn cả. Thi đàn Tempyô tiền kỳ thì đã có các nhân vật tên tuổi nhưng lúc đó đang bước vào buổi vãn niên như Ôtomo no Tabito, Yamanoue no Okura, Yamabe no Akihito, Kasa no Kanamura, Takahashi no Mushimaro. Còn Tempyô hậu kỳ là giai đoạn chứng kiến sự thành đạt của Yuwara no Ôkimi, Ôtomo no Sakanoue no Iratsume cũng như Ichihara no Ôkimi, Ôtomo no Ikenushi, Ôtomo no Yakamochi và những nhà thơ nữ đang lên mà đời thơ và sinh hoạt riêng tư đều có dính líu với nhà biên tập và thi nhân lỗi lạc này.
Những nhà thơ nói trên đã không ngừng phát huy cá tính, tiến bộ không ngừng trên con đường mô tả về bản thân mình. Thế nhưng văn hoá thời ấy nói chung đã phát triển thêm ở một qui mô rộng rãi hơn, đó là kinh đô như một không gian đô thị lớn. Thi ca của các vị ấy diễn tả được tâm tình phức tạp, tinh tế, nhạy cảm của con người sống trong đó. Nội dung ca vịnh đã đánh mất đi sự thô sơ, trong sáng, đôi khi hoang dã nhưng đầy sinh khí của thơ đời trước. Thay vào đó, lần hồi người ta đã bắt gặp những tín hiệu đầu tiên mang màu sắc ưu nhã, mỹ lệ, đặc trưng của giai đoạn thứ tư của thời Vạn Diệp (và cũng là thời suy thoái của nó). Thế rồi, triều đại Nara sẽ bước qua Heian và thơ Man.yô (Vạn Diệp Tập, 759 ?) sẽ đi lần đến thơ Kokin (Cổ Kim Hòa Ca Tập, 905 ? 914?). Trong lịch sử thơ Waka, đây là thời điểm cần phải hết sức chú ý.

Tiết I: Thơ tước vương Ichihara 市原王:
Tước vương Ichihara (Ichihara no Ôkimi) là con trai của tước vương Aki truyền theo thứ tự sau đây: 1) Thiên hoàng Tenji...2) Hoàng tử Shiki ...3) Tước vương Kasuga ...4) Tước vương Aki...5) Tước vương Ichihara. Tính như vậy ông là cháu 4 đời Thiên hoàng Tenji. Năm Tempyô thứ 15 (733) ông còn làm quan dưới bậc tùng ngũ phẩm nhưng sau thăng lên chức đại phu ở xứ Settsu, lại nhận nhiệm vụ trưởng quan coi sóc việc xây dựng (chùa) Tôdaiji (Đông Đại Tự) , một công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất đương thời. Ông để lại 8 bài tanka trong Man.yôshuu.


Tượng Daibutsu ( chùa Tôdaiji) (Nguồn Wikipedia)

6-1042
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
一松 幾代可歴流 吹風乃 聲之清者 年深香聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

一つ松幾代か経ぬる吹く風の音の清きは年深みかも

Phiên âm:

Hitotsu matsu / ikuyo ka henuru / fuku kaze no / oto no kiyoki wa / toshi fukami kamo



Diễn ý:

Cây tùng ở trên ngọn đồi (Ikuji no oka, vùng lăng mộ xứ Yamashiro) này đã trải qua bao nhiêu năm tháng rồi nhỉ? Khi đến thăm cây tùng và nghe tiếng gió thổi xạc xào rõ mồn một thì ta mới hiểu rằng nó từng sống lâu năm, (chứng kiến nhiều cuộc đổi thay). Tiếng gió trong vòm lá cây cổ tùng nghe thật là hay.

Dưới bóng ngọn tùng già trên đồi cao, nâng chén rượu, nghe tiếng gió rạt rào trong chòm lá, tước vương Ichihara như thoát ra khỏi cái bản ngã của mình. Ngọn tùng già thường chống trả với làn gió mạnh mẽ hơn những cây tùng non nên tiếng gió đi ngang qua nó cũng có âm điệu trầm hùng hơn. Đây là một bài thơ vịnh thiên nhiên rất cao sang và tao nhã.

Tạm dịch thơ:

Tùng già trên đồi cao / Ai biết tuổi đâu nào! / Xào xạc theo làn gió / Nghe trầm hùng xiết bao / (Phải chăng vì chứng kiến / Bao nhiêu cuộc biển dâu /)

Tiết II:Thơ bà Sano no Otogami no Otome狭野弟上娘子:
Trong Man.yôshuu, không thiếu gì nhà thơ nữ địa vị cao sang (5 nữ thiên hoàng, 3 hoàng hậu, 7 công chúa và 20 quận chúa) nhưng cũng có rất nhiều nhà thơ nữ xuất thân từ tầng lớp bình dân (93 người). Trong số đó, một con người nổi bật là Sano no Otogami no Otome, xin tạm rút gọn thành ...tiểu thư Sano no Otome, một cung nhân và là nhà thơ có thi phong lãng mạn, nồng nhiệt, được suy định đã sống vào thời Nara hậu kỳ. Lời chú trong quyển 15 của Man.yôshuu viết đại ý như sau để nói lên lý do tại sao bà làm thơ :
“ Khi Nakatomi no Asomi Yakamori 中臣朝臣宅守cưới Sano no Otome, cung nhân làm việc ở Kurabe (cơ quan coi việc chi thu của cải trong cung) là Sano no Otogami no Otome, có chiếu chỉ đày ông ông lên vùng Echizen. Hai vợ chồng vì thế phải sống xa cách, khó lòng gặp nhau, nên đã cất lên lời than thở qua 63 bài thơ tặng đáp ”.
Cung nhân (nyoju, nữ nhụ) làm ở Kurabe với cấp bậc của Sano no Otome, theo lời giải thích của giáo sư Uemura Etsuko, chỉ là kẻ giữ việc quét nhà, châm đèn, những việc tạp nhạp, nhưng chỉ làm việc ấy mà có văn tài như bà, kể cũng đáng nễ. Nhưng hình như nơi bà làm việc, phụ nữ không được giao du với đàn ông bên ngoài. Cưới nhau cũng không tránh được tội, ông Yakamori bị lưu đày lên vùng Echizen (nay thuộc tỉnh Fukui, nhìn ra biển Nhật Bản). Thế nhưng đến tháng 9 năm Tempyô 13 (741), ông được đại xá và có lẽ lại hồi kinh. Sau đó, ông đã lên hàng quan ngũ phẩm. Chuyện về sau của hai người, không thấy sử sách nào chép tiếp. Có lẽ một kết cuộc “happy end” không đáng nói bằng 63 bài thơ trao đổi giữa cặp tình nhân trong giai đoạn lưu đày.
Trong 63 bài thì bà Sano no Otome viết 23 bài. Nội dung 63 bài đó như sau:


  1. 4 bài để nói lên mối sầu ly biệt;

2- 4 bài gửi cho ông lúc ông lên đường;

3- 14 bài ông viết khi đến chỗ phối lưu;

4- 9 bài bà nói về nỗi buồn của người ở lại;

5- 13 bài ông viết;

6- 8 bài thơ bà viết;

7- 2 bài ông tặng bà;

8- 2 bài bà họa lại thơ ông;

9- 7 bài ông mượn hình ảnh hoa điểu để gửi gắm tâm sự.


Kể lên như thế để tiếc mà nói rằng chỉ có những phần (1), (4), (6), (8) là còn giữ lại được, kỳ dư đã thất lạc.
Sau đây là bài thơ Sano no Otome đã viết ra trong giờ ly biệt:
15-3724
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

君我由久 道乃奈我弖乎 久里多々祢 也伎保呂煩散牟 安米能火毛我母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

君が行く道の長手を繰り畳ね焼き滅ぼさむ天の火もがも

Phiên âm:

Kimi ga yuku / michi no nagate wo / kuritatane / yakihorubosamu (san) / ame no himogamo /



Diễn ý:

Từ nay anh sẽ lên đường lưu đày ở vùng Echizen, con đường xa diệu vợi. Em chỉ muốn ghì chặt lấy, kéo quãng đường dài đó về phía mình và đốt cháy tiêu nó đi.Nếu được thế, anh chẳng cần phải đi đâu nữa. Ôi, em những mong có ngọn lửa từ trời xuống giúp em!



Tạm dịch thơ:

Con đường anh lưu đày / Xa xôi dằng dặc dài / Em muốn cuốn nó lại /Đốt tiệt giữ chân người / Phải chi có ngọn lửa / Kéo xuống được từ trời /

Vì chồng mình nhận được chiếu chỉ từ thiên hoàng quyền lực vô song cho nên đem sức người ra thì đối địch sao cho được. Huống chi Sano no Otome chỉ là một người đàn bà yếu đuối. Bà nhân đó mới cầu mong trời đất và những sức mạnh tự nhiên tạo nên phép lạ giúp mình đương đầu với nỗi bất hạnh đó.

Có thể trong cung, bà cũng làm công việc quay tơ cuộn chỉ (itokuri) những lúc đêm hôm nên bà mới liên tưởng đến việc rút ngắn đường đất.

Nhưng rút đường lại để mà đốt đi vĩnh viễn. Thái độ tích cực vượt lên lý trí đó chứng tỏ tình yêu của bà rất mãnh liệt. Nó cũng chứng tỏ tình yêu ấy trong trắng và nguyện vọng đó chân thật như ước muốn của một đứa trẻ con.





Cuốn chỉ (Nguồn Wikipedia)

15-3730

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

加思故美等 能良受安里思乎 美故之治能 多武氣尓多知弖 伊毛我名能里都

Dạng huấn độc (đã chua âm):

畏みと告らずありしをみ越道の手向けに立ちて妹が名告りつ

Phiên âm:

Kashikomi to / norazu arishishi wo / mikoshiji no / tamuke ni tachite / imo ga nanoritsu /



Diễn ý:

Vì ta mang tội phải cất bước lưu ly nên không có quyền gọi tên người vợ yêu dấu. Ta đành câm nín chịu đựng nhưng khi vào đất Echizen, đứng trên ngọn đèo ranh giới, ta không còn gắng gượng được nữa nên bất chợt đã lên tiếng gọi tên em.



Tạm dịch thơ:

Thân mang tội lưu đày / Nào dám nhắc tên ai / Ngậm miệng đến biên giới / Bên đèo trông xa vời / Nhớ người vợ yêu dấu / Bất giác gọi “Em ơi!” /

15-3746

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

<>等能宇々流 田者宇恵麻佐受 伊麻佐良尓 久尓和可礼之弖 安礼波伊可尓勢武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

人の植うる田は植ゑまさず今さらに国別れして我れはいかにせむ

Phiên âm:

Hito no uuru / ta wa uemasazu / ima sara ni / kuni wakare shite / are wa ikani muse /



Diễn ý:

Ở bất cứ nơi đâu, khi ngưòi nhà nông trồng luá, gặt lúa, họ đều có vợ có chồng làm chung. Nay không giúp em trong việc canh tác mà bỏ đi mất về xứ Echizen. Một mình em vò võ ở lại đất Yamato này biết phải làm gì đây?



Tạm dịch thơ:

Việc nhà nông gian khổ / Vợ chồng phải có đôi / Một mình anh biền biệt / Echizen lâu rồi / Yamato vò võ / Trông người tủi phận tôi /

15-3748

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

比等久尓波 須美安之等曽伊布 須牟也氣久 波也可反里万世 古非之奈奴刀尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

他国は住み悪しとぞ言ふ速けく早帰りませ恋ひ死なぬとに

Phiên âm:

Hitokuni wa / sumiashi to zo iu / sumu yakeku / haya kaerimase / koi shinanu to ni/



Diễn ý:

Em nghe nói rằng cuộc sống xa quê hương thường rất khó khăn. Nhớ chóng mà về nhé nghe anh. Đừng đợi đến lúc em quá sầu khổ héo hon mà chết trước ngày anh về.



Tạm dịch thơ:

Sồng quê người khổ lắm / Câu nói đó nào sai / Anh nhớ về sớm nhé / Đừng để em đợi hoài / Nhỡ buồn, em chết héo / Mà anh chưa đến nơi /

15-3753

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

安波牟日能 可多美尓世与等 多和也女能 於毛比美太礼弖 奴敝流許呂母曽

Dạng huấn độc (đã chua âm):

逢はむ日の形見にせよとたわや女の思ひ乱れて縫へる衣ぞ

Phiên âm:

Awamu (wan) hi no / katami nise yo to / tawayameno / omoi midarete /nueru koromo zo /



Diễn ý:

Chiếc áo này xin cho phép em để dành làm vật kỹ niệm cho ngày trùng phùng của hai ta. Dù trong những khi buồn khổ bối rối, tâm hồn bấn loạn, em vẫn dồn hết tình yêu thương vào đường kim mũi chỉ để khâu cho anh đó.

Tawayame nghĩa là người đàn bà yếu đuối, lời Sano no Otome tự ví về hoàn cảnh của mình trong lúc xa chồng.

Tạm dịch thơ:

Chiếc áo này xin giữ / Để tặng lúc anh về / Những khi lòng buồn khổ / Tâm bấn loạn hôn mê / Em vẫn gữi tình yêu / Trong đường kim mũi chỉ /

Sano no Otome đã muốn kéo lửa từ trời đốt con đường chồng phải đi để ngăn sự chia cách giữa hai người nhưng không thể thực hiện được. Chàng vẫn phải đi về xứ tuyết Echizen xa xăm. Mỗi đêm nàng chong đèn khêu bấc may áo cho chồng mặc cho đỡ lạnh. Mỗi đưòng kim mũi chỉ đều là chứng cứ của tình yêu, có đẫm dòng lệ máu của nàng.

Sau đây là thơ của Yakamori, chồng nàng.

12-3758

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

佐須太氣能 大宮人者 伊麻毛可母 比等奈夫理能<> 許能美多流良武 [一云 伊麻左倍也]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

さす竹の大宮人は今もかも人なぶりのみ好みたるらむ [一云 今さへや]

Phiên âm:

Sasutake no / ômiyahito wa / ima mo kamo / hitonaburi nomi / konomi taru ramu (ran) /



Diễn ý:

Đã là người phụng sự triều đình thì giống như thời còn ở kinh đô, lẽ nào ta chỉ thích thú trong việc dùng lời lẽ đùa nghịch làm phiền đến các cô các bà. (Nhưng ta biết có những kẻ hành động như thế và) chắc nàng cũng bị khốn khổ vì bị điều tiếng, phải không nào? (Tội cho nàng ở trong cảnh tiến thoái lưỡng nan).

Sasutake (trưởng thành nhanh và mạnh như trúc) : từ hoa chỉ sự phồn vinh , trường hợp này là một makura kotoba nói về triều đình (ômiya).

Tạm dịch thơ:

Từ khi ta làm quan / Trong triều hay bây giờ / Không quen thói quấy quả / Làm phiền người đàn bà / Lo nàng nay phải khổ / Chịu điều tiếng vì ta /

15-3772

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

可敝里家流 比等伎多礼里等 伊比之可婆 保等保登之尓吉 君香登於毛比弖

Dạng huấn độc (đã chua âm):

帰りける人来れりと言ひしかばほとほと死にき君かと思ひて

Phiên âm:

Kaerikeru / hito kitareri / iishikaba / hotohoto shiniki / kimi ka to omoite /



Diễn ý:

Nghe ai nói người có tội được ân xá nay trở về kinh đô và sắp đến nơi, mừng ơi là mừng, ngực hồi hộp, hơi thở như muốn nghẽn (hotohoto). Bởi vì em muốn chạy nhanh ra xác nhận người ấy có phải là anh không.



Tạm dịch thơ:

Nghe được tin ân xá / Tội nhân đã hồi kinh / Em chạy ra nghe ngóng / Mừng muốn vỡ con tim / Hơi thở chợt ngừng lại / Tưởng người ấy là anh!

Năm Tenpyô thứ 12 (740) có sắc lệnh đại xá, nhiều người được về kinh. Trong đó có bọn ông Hozumi Asomi 5 người cũng thuộc giới quan lại. Đột nhiên nhận được tin, Sano no Otome tưởng là chồng mình nên đã vội chạy ra xem cho chắc. Hồi hộp vì mừng và lo âu, đó là tâm trạng của nàng.Nhưng đó chỉ là mộng vì trong đoàn tội nhân trở về không có chồng nàng.Từ đỉnh cao hy vọng nàng đã lọt xuống vực thẳm tuyệt vọng. Niềm vui chỉ thoáng qua trong một sát na.



15-3774

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

和我世故我 可反里吉麻佐武 等伎能多米 伊能知能己佐牟 和須礼多麻布奈

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が背子が帰り来まさむ時のため命残さむ忘れたまふな

Phiên âm:

Wa ga seko ga / kaeri kimasamu (san) / toki no tame / inochi nokosamu (san) / wasureta mau na



Diễn ý:

Anh yêu dấu ơi, để đợi cho đến ngày anh về, chúng mình phải bảo trọng mạng sống anh nhé. Xin luôn luôn nhớ cho rằng em sẽ cố rắng sống vì ngày đó.



Tạm dịch thơ:

Người yêu dấu của em / Cho đến buổi anh về / Hãy cùng nhau bảo trọng / Tính mạng của mình nghe / Nhớ rằng em sẽ sống / Để giữ trọn câu thề /

Nàng có thể nghĩ chết đi có lẽ sung sướng hơn nhưng đã không làm như vậy vì nghĩ lúc chàng về mà mình không còn nữa thì có lỗi với chồng là dường nào. Đó cũng là tâm sự những người vợ thời chiến khi “không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ hậu phương”. Nhất là Yakamori và Sano no Otome chỉ vừa mới cưới nhau xong không được bao lâu!

Giáo sư Uemura Etsuko cho rằng tuy là phận nữ nhi nhuưng Sano no Otome tích cực hơn chồng trong tình yêu và thơ cũng hay hơn ông một bực.

Tiết III: Thơ Tanabe Sakimaro田辺福麿:
Tanabe no Sakimaro là một nhà thơ dưới thời Nara hậu kỳ, có thi tập riêng và từng xướng họa với Yakamochi. Trong tập thứ 9, ông có 3 bài thơ tức sự khi đi ngang ngôi mộ của nàng Ashiya no Otome (bài 1801 đến 1803), một bài thơ vịnh xác chết bên đường thấy trên quãng dốc Ashikara no saka (bài 1800) cũng như một trường ca thương khóc khi em trai ông qua đời (bài chôka 1804, hai tanka 1805 và 1806). Ngoài ra, trong tập thứ 6, ông còn có 21 bài khác nữa.
18-4032
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

奈呉乃宇美尓 布祢之麻志可勢 於伎尓伊泥弖 奈美多知久夜等 見底可敝利許牟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

奈呉の海に舟しまし貸せ沖に出でて波立ち来やと見て帰り来む

Phiên âm:

Nago no umi ni / fune shimashikase / oki ni idete / namitachi ku ya to / mite kaeri komu /



Diễn ý:

Ta muốn đi chơi trên vùng biển Nago rộng bao la và hiền hòa. Hãy cho ta mượn chiếc thuyền với! Ta sẽ lên thuyền và ra khơi xa, đến tận nơi xem sóng có dậy lên hay không rồi mới quay về.

Tác giả tả cảnh biển ở xứ Etchuu (Toyama bây giờ), nơi ông từ kinh đô Nara ra trấn nhậm. Nara vốn chỉ có núi nên ông có vẻ thích thú muốn khám phá phong cảnh thiên nhiên ở một vùng đất mới mẽ đối với mình.

Tạm dịch thơ:

Nago (phong cảnh đẹp / Bao la và bình yên) / Ta muốn đi dạo biển / Xin mượn người chiếc ghe / Ra tận nơi sóng lớn / Xem được mới quay về /



Biển Okinawa (Nguồn Wikipedia)

Tiết IV: Thơ Ôtomo no Yakamochi大伴家持:

Họ Ôtomo là một dòng họ lớn kể từ thời dựng nước. Tổ tiên Ôtomo Yakamochi rất gần gũi với các thiên hoàng đầu tiên, ít nhất là con cháu nhà Ôtomo đã chủ trương rằng ông tổ cuả họ đã có mặt vào lúc “thiên tôn giáng lâm” tự trời cao. Đến cuộc loạn Nhâm Thân (Jinshin no Ran, 672), họ Ôtomo (với Ôtomo Muraji và Ôtomo Yasumaro) đứng về cánh đảo chánh của Thiên Hoàng Temmu, lập được đại công với nhà vua. Con cháu nhờ thế đời đời lảnh chức đại tướng trong quân ngũ và hưởng phú quí vinh hoa của bậc trọng thần.


Con của Ôtomo Yasumaro (?- 714) là Ôtomo Tabito (665-731), một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời Vạn Diệp. Ông tuy xuất thân nhà võ nhưng là một văn nhân tinh thông Hòa Hán, tâm hồn thấm nhuần tư tưởng Lão Trang, biết hưởng một cuộc đời phong lưu tao nhã. Cùng với Yamanoue no Okura (660-733), ông đứng đầu thi đàn ở Tsukushi (trên đảo Kyuushuu bây giờ), làm phong phú những năm tháng vốn cô liêu nơi biên cảnh. Nhà biên tập Ôtomo Yakamochi (717?-785) của Man.yôshuu mà chúng ta nói đến nơi đây chính là con trai ông Tabito.

        


 Tượng nhà thơ và nhà biên soạn Ôtomo no Yakamochi (717?-785)

(Nguồn Wikipedia)

Sau khi cha mất sớm (731) lúc ông mới 14 tuổi, Yakamochi được bà cô ruột và cũng là một nữ thi nhân Vạn Diệp xuất sắc là Ôtomo no Sakanoue no Iratsume (Lang Nữ) nuôi dạy. Ông biết làm thơ từ năm 15, 16 tuổi. Cuộc đời của Yakamochi có thể chia ra làm 4 thời kỳ:


-Thời kỳ thứ nhất kể từ khoảng năm Tempyô thứ 10 (738) trở đi : Lúc đó ông làm quan thị vệ trong cung (udoneri), bắt đầu cuộc sinh hoạt của một nhà thơ cung đình. Lúc này cũng là khi ông kết hôn với cô em họ (con bà Sakanoue no Iratsume) là Sakanoue no Ôiratsume (đại nương) và giao thiệp với một số đông phụ nữ, để lại nhiều bài thơ tặng đáp (kéo dài trong 13 năm trời).
-Thời kỳ thứ hai kể từ năm Tempyô thứ 18 (746) trở đi: Ông ra ngoài, giữ chức trấn thủ xứ Etchuu, nhiệm sở nằm ở Echigo (miền Đông Nhật Bản, Niigata bây giờ). Echigo thời đó là một nơi biên cương vắng vẻ, tuyết ngập đầy. Ông mắc bệnh nặng lại thêm gặp hung tin là người em trai ông bỏ lại Yamato qua đời. Đây là 6 năm trời (từ lúc 29 đến 34 tuổi) khá khó khăn cho ông. Tuy nhiên đấy cũng là thời điểm ông có một sinh hoạt thi ca sung mãn, để lại nhiều tác phẩm. Chính lúc đó, ông đã bắt đầu xác định được thi phong độc đáo của mình cho những năm về sau.
-Thời kỳ thứ ba từ năm Tempyô Shôhô thứ 3 (752) trở đi: Ông về triều làm quan ở Bộ Binh, thăng quan tiến chức nhưng sau phải ra ngoài trấn thủ 7 năm vùng Inaba (miền Tây Nhật Bản, tỉnh Tottori bây giờ). Cũng như thời kỳ thừ hai, lúc này ông cũng làm được nhiều thơ. Thơ ông chín muồi và trở nên thoải mái, bình thản giống như tâm cảnh của ông lúc đó.
-Thời kỳ thứ tư là khoảng thời gian từ khi xong việc quan ở Inaba cho đến khi ông mất, tất cả là 26 năm (759-785). Điều lạ lùng là ông không có hoạt động thi ca nào đáng kể, không để lại một bài thơ nào. Ông sống cuộc đời của một vị quan và một nhà chính trị mà thôi. Đáng nói đến chăng là nhiều khi ông bị hài tội, thường là hàm oan. Cũng bởi vì đó là một thời lắm tranh chấp đảng phái kịch liệt trong triều đình và ông lại mang tên Ôtomo, một cái tên quá lớn.
Đang làm quan trong triều nhưng vì vụ đảo chánh bất thành của Emi no Hoshikatsu (tức Fujiwara Nakamaro) dưới đời Nữ Thiên hoàng Kôken, ông bị tá thiên làm trấn thủ vùng Satsuma (cực Nam Nhật Bản, tỉnh Kagoshima bây giờ). Sau đó còn phải lênh đênh qua các vùng khác như Sagami, Kazusa, Ise (chung quanh Tôkyô ngày nay). Rốt cuộc vận may đến, ông được gọi về triều làm chức đại phu ở Đông Cung, tước tùng tam phẩm. Nào đã yên thân bởi vì sau vụ mưu phản của Higai no Kawatsugu, ông bị khai trừ ra khỏi danh sách nhà quan. Đến khi sự việc sáng tỏ, ông phục hồi công việc ở Đông Cung rồi vinh thăng chức Án Sát Sứ miền Michinoku (Đông Bắc). Tiếp đó, ông trở thành Tham Nghị bậc trung, tước võ là Jisetsu Daishôgun tức đại tướng nhận mệnh vua tự quyết định ngoài biên. Với những chức vụ cao quý đó, ông được xem như người đại diện cho tập đoàn quí tộc Ôtomo. Nào ngờ khi Yakamochi chết lại nhằm lúc có vụ án mưu phản của một người đồng tộc là Ôtomo no Tsuguhito, do đó thi thể của nhà thơ không được ai đụng tới trong 20 hôm. Khi nghi án về ông giải tỏ, ông mới được phục chức. Như thế, vận rủi đã đeo theo ông cho đến khi chết. Năm đó ông 68 tuổi.
Ông đủ có tài cán để được xem như nhà biên soạn Man.yôshuu. Ngoài ra ông đã đóng góp cho nội dung thi tập 48 chôka, 432 tanka, 1 sedôka, tổng cộng 479 bài thơ. Nhìn số lượng thì đứng số một. Còn về phẩm thì những bài làm ra thời trẻ trong giai đoạn tập tành có thể đã mô phỏng Okura, Sakimaro hay Mushimaro nhưng về sau, dần dần Yakamochi đã biết tạo cho mình một phong cách riêng. Thi phong đó là sự bình dị, trong sáng nhưng tràn trề tình ý. Đó là những bài tiêu biểu cho thơ cảm thương và hoa mỹ của giai đoạn cuối Man.yô. Ông đã đem lại được cái mới mẽ trẻ trung vào thơ, điều mà các bậc tiền bối của thế hệ trước không có.
Ông là người tinh tế và nhạy cảm. Trong ông, không có cái gì là võ biền hay chính trị gia. Ông cũng không có vẻ gia trưởng của tập đoàn Ôtomo. Ông là một tao nhân mặc khách nhu hòa mà cuộc đời gắn liền với những bóng hồng làm thơ luyến ái tặng đáp với ông. Ông là người ngồi trong phòng văn để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và tả cảnh tả tình, để lại cho đời những vần thơ thương cảm thì đúng hơn.
Một buổi chiều xuân năm Tempyô Shôhô thứ 2 (751), ngồi trong vườn nhà, ngắm hoa đào (peach) nở, ông đã có những vần sau dây (2 bài trích 1):

Hoa đào (omo)

(Nguồn Wikipedia)

19-4139
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

春苑 紅尓保布 桃花 下<>道尓 出立D嬬

Dạng huấn độc (đã chua âm):

春の園紅にほふ桃の花下照る道に出で立つ娘子

Phiên âm:

Haru no sono / kurenaru niou / momo no hana / shita deru michi ni / idetatsu otome /



Diễn ý:

Trong vườn vào buổi chiều xuân, hoa đào nở đỏ đẹp đẽ. Trên con đường bên dưới, có những nàng thiếu nữ đang từ đó đi ra. Các nàng tươi đẹp, gương mặt ánh màu hồng của những đóa hoa.



Tạm dịch thơ:

Vườn xuân đào nở thắm / Hoa xinh một sắc hồng / Ánh lên trên màu má / Của cô em chưa chồng / Đường quê em nhẹ bước / Hoa, người trên lối chung /

19-4141

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

春儲而 <>悲尓 三更而 羽振鳴志藝 誰田尓加須牟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

春まけてもの悲しきにさ夜更けて羽振き鳴く鴫誰が田にか住む

Phiên âm:

Haru makete / monoganashiki ni / sa yo fukete / habuki naku shigi / tagata ni ka sumu /



Diễn ý:

Khi trời đất vào xuân, tự nhiên có điều gì làm mình buồn. Con chim shigi (sandpiper) vừa đập cánh vừa cất tiếng hót trong đêm khuya khoắt. Không biết nó đang ở đám ruộng nhà ai vậy mà nghe sao buồn quá.



Tạm dịch thơ:

Xuân đến bỗng dưng sầu / Lòng chẳng hiểu vì sao! / Nghe chim cát đập cánh / Cất tiếng giữa đêm thâu / Giọng nó buồn thổn thức / Từ đám ruộng nào đâu /

Nửa đêm xuân bỗng dậy cơn sầu. Nghe chim kêu, mối sầu lại tăng thêm. Ai bảo ngày xuân chỉ đem lại niềm vui! Hay giữa mùa xuân mà đã tiếc xuân sắp qua đi.




tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương