Nguồn Wikipedia Bản Thảo 2011


駒とめて袖うち払うかげもなし佐野の渡りの雪の夕暮れ



tải về 1.19 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.19 Mb.
#10836
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

駒とめて袖うち払うかげもなし佐野の渡りの雪の夕暮れ
Koma tomete / Sode uchiharau / Kage mo nashi / Sano no watari no / Yuki no yuugure /
Qua đây ngựa chồn bước / Rũ áo đâu là người / Sano trên bến nuớc / Chiều tuyết xuống lâu rồi.
Ngày nay, làm như thế có thể bị kết tội đạo văn đạo thơ, vi phạm tác quyền. Thế nhưng đời xưa cho rằng bắt chước như thế là tốt vì khi bắt chước ai là mình đã tỏ ra kính trọng tiền bối rồi và hậu thế khi đọc bài sau, có thể thưởng thức cả dư vị bài thơ gốc.
16-3824:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

刺名倍尓 湯和可世子等 櫟津乃 桧橋従来許武 狐尓安牟佐武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

さし鍋に湯沸かせ子ども櫟津の桧橋より来む狐に浴むさむ

Phiên âm:

Sashi nabe ni / yu wakase kodomo / ichihitsu no / ebashi yori komu / kitsune ni amusamu /



Diễn ý:

Hỡi các cô cậu bé con. Hãy đun nước lên bằng cái nồi có cán. Còn chồn kêu “kon kon” trên cây cầu gỗ bách (hinoki) ở Ichihitsu đang đến nơi. Dội nước sôi lên nó đi.



Tạm dịch thơ:

Hỡi cô cậu bé con / Đem nồi nước mà đun / Kìa trên cầu gỗ bách / Chồn đang kêu lon con / Sắp bò đến đây đó / Dội cho nó hết hồn!
Đây là một bài thơ làm ra để mua vui trong lúc yến tiệc. Trong những dịp đó, người ta hay ra đề tài về tiếng gõ vào chén, bát, bầu rượu gây âm thanh (như “kon, kon” ở đây) và kết hợp nó với sông, với cầu vv…là những gì chẳng liên quan đến nó và nhà thơ phải biết ứng biến để làm ra thơ ngay lập tức. Trò chơi này cũng tương tự như thơ tếu hoặc chuyện tếu (rakugo) bây giờ. Người Nhật có hình thức “rakugo sandai-banashi” có nghĩa là đưa ra 3 đề tài (sandai) để kể thành chuyện (hanashi) đi đến một kết luận đột ngột (rakugo) để mua vui. Ví dụ họ thách người làm thơ làm sao kết hợp được 3 thứ không ăn nhập vào nhau như kôri (băng, nước đá), futon (nệm giường, nệm ngồi) và kumo (mây) chẳng hạn.


Kitsune (Chồn) (Nguồn Wikipedia)
16-3831:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

池神 力土舞可母 白鷺乃 桙啄持而 飛渡良武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

池神の力士舞かも白鷺の桙啄ひ持ちて飛び渡るらむ

Phiên âm:

Ikegami no / rikishimahi kamo / shirasagi no / hoko kuhimochi de / tobiwataru ramu



Diễn ý:

Coi kìa, có phải những con cò trắng kia đang bắt chước điệu múa của thần lực sĩ trên mặt ao (hồ) hay không đấy. Sao chúng lại biết ngậm nhánh cây và bay lượn tài tình như thế nhỉ?



Tạm dịch thơ:

Giống kim cương lực sĩ / Thần trấn giữ mặt hồ / Áo trắng, tay múa kích / (Oai dũng thật vô bờ) / Cũng ngậm nhành bay lượn / Khen cho mấy chú cò.
Thần lực sĩ đây là Niô (Nhân vương) hay kim cương lực sĩ trong thần thoại Phật giáo.

Họ biết cầm vũ khí như cây mâu (hoko) để múa. Những con cò trắng (shirasaki) này cũng biết giang cánh bay như áo trắng bay, chẳng khác nào điệu múa của các vị thần. Không khỏi thấy lối so sánh này có đôi chút hài hước. Về sự tích thần ao hồ (ikegami) thì không rõ cho lắm, chỉ biết trong xứ Yamato có một địa danh tên là Ikegami.


Chương Ba
Các tác giả thời thơ Man.yô thành hình, xác định được vị trí:

1-Thơ Ôtomo no Tabito. 2- Thơ Yamanoue Okura . 3- Thơ Yamabe no Akahito. 4- Thơ Takahashi Mushimaro. 5- Thơ hoàng tử Shiki. 6- Thơ bà Ôtomo no Sakanoue no Iratsume.

Tiết I : Thơ Ôtomo no Tabito大伴旅人:
Ôtomo no Tabito là con trai nối dõi chức Dainagon19 tên Ôtomo Yasumaro tức quan Dainagon Saho. Sinh trong một gia đình danh gia vọng tộc, ông cũng làm đến chức Dainagon tùng nhị phẩm như cha và mất năm 67 tuổi.
Lúc đó, thế lực của họ Fujiwara lên như diều trong khi cánh nhà Ôtomo bắt đầu suy thoái. Tuy nhiên, dù không còn giữ được quá khứ huy hoàng, hoạn lộ của Tabito cũng thong dong và cuộc sống nói chung không đến đổi nào. Tính tình ông lại khoan hòa và khoát đạt nên nhiều người yêu mến. Về vai trò của nhà thơ trong thời Man.yô thì ta có đặt ông vào giai đoạn thứ 3 nghĩa là có những hoạt động thi ca từ khoảng đầu đời Nara (710 trở đi) cho đến niên hiệu Tempyô (729-749).
Giỏi Hán văn, chuyên chú dùi mài Hán thi, hiểu sâu về văn hóa nhà Đường và nhuốm màu tư tưởng Lão Trang, Tabito, cũng như Yamanoue no Okura, thuộc loại thi nhân tiến bộ nghĩa là có khuynh hướng chấp nhận ảnh hưởng đến từ nước ngoài. Về mặt cá nhân, ông lại giao du thân thiết với Okura. Lúc ông làm nguyên súy ở phủ Dazai (Tổng trấn đảo Kyuushuu) thì Okura làm quan trấn thủ vùng Chikuzen cũng ở trên đảo, thường xướng họa với nhau và hai ông là hai nhà thơ chủ chốt của làng thơ Tsukushi (tên cổ để chỉ đảo Kyuushuu, bao gồm hai vùng Chikuzen và Chikugo).
Tabito để lại 76 bài trong Man.yôshuu, phần lớn theo thể tanka với lối diễn tả bình dị và nhịp điệu nhẹ nhàng. Về mặt tư tưởng Phật giáo tìm thấy nơi ông, đó là lòng mong muốn hạnh phúc trong một cõi đời sau lâu dài sau khi đã cố công sống lương thiện để tích đức trong cuộc sống hiện tại. Về mặt tư tưởng Lão Trang thì ông chủ trương cái kiếp hiện tại quá ngắn ngủi nên hãy cố sống sao cho vui thỏa trong từng sát na. Qua bài thơ ca tụng rượu (6 trong 13 bài gọi là tán tửu ca) sau đây, ta thấy bộc lộ chủ nghĩa hiện thực Lão Trang nơi ông:

3-338
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

験無 物乎不念者 一坏乃 濁酒乎 可飲有良師

Dạng huấn độc (đã chua âm):

験なきものを思はずは一杯の濁れる酒を飲むべくあるらし

Phiên âm:

Shirushi naki / mono wo omowazu wa / hitotsuki no / nigoreru sake wo / nomubeku aru rashi /



Diễn ý:

Nghĩ đi nghĩ lại mới hiểu rằng cần chi phải khổ tâm nhọc sức vì chuyện đời chẳng đáng vào đâu. Ngược lại, nâng một chén rượu đục để uống cho tan nỗi buồn phiền có phải là điều đáng làm hơn không.



Tạm dịch thơ:

Suy đi rồi tính lại / Khổ tâm chi chuyện đời / (Lo lắng mãi cho lắm / Cũng đến thế mà thôi) / Thà nâng vò rượu đục / Một ngụm vạn sầu vơi.

Rõ ràng là tư tưởng hưởng lạc. Dù đó chỉ là rượu đục (trọc tửu / bạch tửu) – rượu của con nhà nghèo - chứ chưa được lọc cho trong (thanh tửu). Điều này nhấn mạnh lòng yêu thích rượu của ông.



3-339
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

酒名乎 聖跡負師 古昔 大聖之 言乃宜左

Dạng huấn độc (đã chua âm):

酒の名を聖と負ほせしいにしへの大き聖の言の宣しさ

Phiên âm:

Sake no na wo / hijiri to ohoseshi / inishie no / ohokihijiri no / koto no yoroshisa



Diễn ý;
Ngày xưa người nước Ngụy (Trung Quốc) dùng chữ “thánh nhân” (hijiri trong Nhật ngữ) như tiếng lóng để ám chỉ rượu. Các vị đại thánh nhân ngày xưa còn đặt cho rượu cái tên như vậy, há chẳng phải là lời nói tốt lành hay sao!
Tạm dịch thơ:
Ngày xưa rượu đã được / Mang tên là thánh nhân / Bao hiền tài đời trước / Còn phải chịu nhường phần / Há chẳng cho ta hiểu / Rượu quí giá vô ngần.
Tương truyền Thái Tổ nhà Ngụy ban lệnh cấm rượu trên toàn quốc nhưng trong thiên hạ, người ta vẫn uống lén và dùng tiếng lóng gọi bạch tửu là hiền giả và thanh tửu là thánh nhân. Do đó, Tabito muốn đùa rằng người đặt tên cho thánh nhân hiền giả phải xứng đáng là đại thánh nhân! Qua bài thơ, ông đã chứng tỏ sự hiểu biết về điển cố Trung Quốc của mình.

3-341

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

賢跡 物言従者 酒飲而 酔哭為師 益有良之

Dạng huấn đọc (đã chua âm):

賢しみと物言ふよりは酒飲みて酔ひ泣きするしまさりたるらし

Phiên âm:

Sakashimi to / mono ihu yori wa / sake no mite / yohinaki suru shi / masari taru rashi /



Diễn ý:

Tranh nhau xem ai tài ai giỏi làm chi hỡi những kẻ ồn ào lắm chuyện. Ta đánh giá những ai chỉ uống rượu vào, say khướt, nói chuyện tầm phào rồi khóc, còn hơn hẳn các anh đấy.



Tạm dịch thơ:

Đừng khoe mình tài giỏi / Hỡi những kẻ ồn ào / Mấy anh chàng nát rượu / Nói toàn chuyện tầm phào / Uống say rồi lại khóc / Còn đáng nể là bao.

Tuy trong bài thơ Tabito tỏ ra khen ngợi khách làng say nhưng thực ra mà nói, chúng ta cảm thấy ngay qua vần thơ trên cả một nỗi buồn và sự bất mãn của tác giả hàm chứa bên trong đối với kiếp nhân sinh bất như ý.

Cũng như các nhà thơ Đường, tác giả thơ Man.yô gồm đủ mọi hạng người, mọi giai cấp trong xã hội. Từ vua đến quan, tăng đến tục, lính và vợ lính, gái làng chơi tới kẻ ăn xin.

Khi Tabito đến Dazaifu ở Kyuushuu nhậm chức thì trên bàn tiệc có Kojima, một người đàn bà hát rong (ukareme), đứng hầu rượu, giữa hai lần chuốc chén thì trổ tài đàn hát giúp vui chủ khách. Hình như cô ta được Tabito đặc biệt yêu dấu. Trong quyển só 6, hãy còn 2 bài thơ của cô ta.



3-343

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

中々尓 人跡不有者 酒壷二 成而師鴨 酒二染甞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

なかなかに人とあらずは酒壷になりにてしかも酒に染みなむ

Phiên âm:

Nakanaka ni / hito to arazu wa / sakatsubo ni / narinite shikamo / sake ni shiminamu /



Diễn ý:

Đừng sống kiếp người bị bó buộc, phải về hùa. Thà đem thân làm một bầu rượu vẫn hơn. Nếu như thế thì lúc nào cũng được chất rượu ủ vào người.



Tạm dịch thơ:

Đừng vâng vâng dạ dạ / Sống mà chịu buộc ràng / Thân thà như hồ rượu / (Còn sung sướng vô vàn) / Lúc nào mình cũng được / Hơi men ngấm tận xương.

Cách nói mạnh mẽ này không phải là một sáng kiến của Tabito. Câu ấy đã thấy trong Điệu Ngọc Tập, phần Thị Tửu Biên (Ghi chép về việc thích uống rượu) và chuyện cũng từng chép trong Ngô Thư, hai quyển sách của Trung Quốc. Chúng đều nói về một nhân vật tên Trịnh Tuyền, tự Văn Uyên, người quận Trần ở Trung Quốc, xưa nay vẫn thích rượu, chỉ ao ước khi chết được chôn trong bên cạnh một lò rượu để rồi vài trăm năm sau khi thân xác hoàn toàn tiêu tan thành cát bụi, cát bụi đó sẽ được dùng để chế ra vại đựng rượu. Mê rượu và lo xa như họ Trịnh kể ra cũng hiếm.





Ôtomo no Tabito (Nguồn Wikipedia)
3-344

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

痛醜 賢良乎為跡 酒不飲 人乎熟見<> 猿二鴨似

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あな醜賢しらをすと酒飲まぬ人をよく見ば猿にかも似む

Phiên âm:

Ana miniku / sakashira wo su to / sake nomanu / hito wo yoku mireba / saru ni kamo nimu /



Diễn ý:
Ôi chao, thật khó coi! Khi ngẫm nghĩ về sự phách lối của những kẻ khoe tài cậy giỏi mà không biết uống rượu, ta xem họ còn giống khỉ hơn người.
Tạm dịch thơ:
Ôi chao, thật khó coi / Nhìn những kẻ khoe tài / (Giỏi giang gì cũng mặc) / Rượu chẳng biết khuyên mời / (Dù mặt kia không đỏ) / Vẫn giống khỉ hơn người.
Thường thường những kẻ say sưa, uống rượu mặt đỏ ké mới được ví von với lũ khỉ. Thế nhưng ở đây Tabito cho rằng, không phải họ, chính ra những kẻ vênh váo khoe khoang mới thực sự giống đám khỉ khó coi. Người viết tiểu thuyết đời Edo là Tatebe Ayatari, trong Nishiyama Monogatari (Truyện núi Tây, 1768), viết ra để chống đối nhà văn Ueda Akinari, lại đi ngược đường với Tabito mà chê trách kẻ say sưa là bọn khỉ. Tuy Tatebe muốn đem gậy ông đập lưng ông nhưng đây là chuyện xảy ra nhiều thế kỷ về sau và dĩ nhiên, không thể lọt đến tai Tabito.
3-348
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

今代尓之 樂有者 来生者 蟲尓鳥尓毛 吾羽成奈武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

この世にし楽しくあらば来む世には虫に鳥にも我れはなりなむ

Phiên âm:

Kono yo ni shi / tanoshiku araba / komu yo ni wa / mushii ni tori ni mo / ware wa nari namu /



Diễn ý:

Nếu trong cuộc đời này được sống vui sống thỏa thì trong kiếp sau, cho dù có phải thành côn trùng, chim chóc gì chẳng nữa ta cũng không nề hà.



Tạm dịch thơ:

Nếu như cuộc đời này / Sống (với men) vui thỏa / Thì trong những kiếp sau / Dẫu hóa thành vật lạ / Chim chóc hay côn trùng / Thân này đâu có sá.

Trong đầu ông, đã thấy có ý tưởng phủ định Phật giáo khi nói rằng chỉ muốn sống cho thỏa (với men rượu) kiếp này thôi. Thời ông sống là đời Thiên hoàng Shômu (Thánh Vũ) , một người chỉ xin làm đầy tớ cho tam bảo Phật Pháp Tăng mà ông dám phát biểu tư tưởng hưởng lạc trong cuộc đời hiện tại như thế, mới thấy hồi đó tự do ngôn luận cũng khá rộng rãi!

Suốt 13 bài “tán tửu ca”, đâu cũng nhuốm màu sắc Lão Trang hay tư tưởng thần tiên. Việc sống sao cho hạnh phúc trong cuộc đời ngắn ngủi này chi phối tư tưởng của ông. Có lẽ ông suy nghĩ nhiều về cảnh ngộ cá nhân, cảnh ngộ gia đình Ôtomo đứng trước sự lộng hành chuyên chế của cánh quyền thần Fujiwara. Ngoài 60 tuổi (thời xưa, sáu mươi tuổi phải coi như bảy tám mươi rồi) mà còn phải đi phó nhậm chức ở súy phủ Dazai trên đảo Kyuushuu (Tsukushi) xa xôi. Trên đường đi gặp thêm cảnh vợ chết, làm gì Tabito không khỏi xúc động trước cảnh vô thường tịch liêu của kiếp người. Do đó ta hiểu tại sao ông đi tìm sự khuây khỏa trong men rượu.

Như thế, có thể xem Ôtomo no Tabito (665-731) là một nhân vật trung gian dù không xuất thân ở đại lục nhưng dã biết nối tiếp được truyền thống thơ rượu của Lưu Linh (trong Tửu Đức Tụng) và nhóm Trúc Lâm thất hiền đời Ngụy Tấn (thế kỷ thứ 3), lại đi trước những Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (712-770), những nhà thơ cũng biết lấy men rượu để tìm nguồn cảm hứng. Rượu đã đành là chất độc nhưng đồng thời cũng là thứ thuốc trị bệnh tâm thần vậy!

Như đã trình bày, đặc điểm của thơ thời Man.yô là cũng như thơ Đường, các tác giả xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Họ có thể là vua quan, vợ lính thú, tăng ni, gái hát dạo hay ăn mày…Trong thời Tabito trấn nhậm ở phủ Dazai, có một cô hầu rượu vốn là gái hát dạo (ukareme, chữ Hán viết là du nữ hay phù nữ với nghĩa trôi dạt) trên Kojima, vốn được ông yêu dấu. Trong quyển thứ 6 có hai bài tanka cô làm ra. Dạo đó là tháng 11 năm Tenpyô thứ 2 (730), quan nguyên súy phủ Dazai là Ôtomo no Tabito được thăng Dainagon và sang tháng 12, phải về kinh nhậm chức. Lúc đó ông đã ở nhiệm sở hơn 4 năm. Ông coi vùng Tsukushi này như quê hương thứ hai rồi. Đây cũng là nơi vợ ông yên giấc nghìn thu.

Chung quanh ông lúc đó có các bạn đồng liêu như Yamanoue no Okura chẳng hạn. Ông đã từng cùng với họ làm tiệc thưởng hoa, thăm đền miếu, dạo chơi sông hồ và làm thơ xướng họa. Vùng đất xa xôi này sở dĩ có được cuộc sống văn hóa phong phú là nhờ ở Tabito cả.

Khi sắp sửa rời thành Mizuki (Thủy Thành, thành do Thiên hoàng Tenji đắp để đề phòng quân giặc đến từ đại lục) lên ngựa hồi kinh, ông quay đầu nhìn lại đoàn người đưa tiễn, trong đám quan viên và thuộc hạ đó, có cô gái hát dạo Kojima. Bên bờ thành, giữa những cơn gió rét một ngày cuối năm, cô đã ngâm những vần sau đây:
6-965

Nguyên văn (dạng Manyô.gana)

凡有者 左毛右毛将為乎 恐跡 振痛袖乎 忍而有香聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

おほならばかもかもせむを畏みと振りたき袖を忍びてあるかも

Phiên âm:

Ohonaraba / kamokamo semu wo / kashikomi to / furitaki sode wo / shinobite aru kamo /



Diễn ý:

Nếu như tướng công chỉ là kẻ thứ dân thì thiếp có thể lên tiếng chào hỏi đàng hoàng và tiễn chân ngài lên đường một cách bình thường. Thiếp muốn như vậy mà nào có làm được đâu. Tướng công là bậc tôn quí nên thiếp phải ngại ngùng, đến đỗi không dám phất tay áo để chào từ giã ngài. Biết thân phận mình, thiếp đành nhẫn nhục.



Tạm dịch thơ:

Phải chi là thường dân / Trong giây phút tiễn chân / Thiếp còn vẫy tay chào / Để tỏ lòng quyến luyến / Nhưng thân ngài cao sang / Thiếp đành cam câm nín.

Khi qua Dainagon lên đường, tất cả các vị quan lớn quan nhỏ ở phủ Dazai đều kéo nhau đi đưa. Người con gái hát kia không dám có một hành động gì qua lộ liễu để xúc phạm đến oai danh của quan đại thần dù nàng biết chuyến đi này sẽ là cuộc chia tay vĩnh viễn bởi vì ngày xưa đường đất khó khăn, tin tức không thông và quan đại thần tuổi đã cao. Tuy là thân con gái hát rong nhưng nếu được một vị đại thần cũng là văn nhân tao nhã đến từ kinh đô tuyển dụng, nhất định nàng phải là người có văn hóa chứ không thể là cô đào rượu tầm thường. Thái độ câm nín, biết kìm hãm tình cảm ấy làm ta có thể hiểu được nhân cách của nàng.

Tuy nhiên, nàng có giữ mãi được sự nhẫn nhục ấy mãi được không? Thay câu trả lời, Kojima đã để lại bài tanka thứ hai như sau:

6-966:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
倭道者 雲隠有 雖然 余振袖乎 無礼登母布奈

Dạng huấn độc (đã chua âm):

大和道は雲隠りたりしかれども我が振る袖をなめしと思ふな

Phiên âm:

Yamatoji wa / kumo ga kuritari / shikaredomo / wa ga furu sode wo / nameshi to mofu na /



Diễn ý:

Con đường về xứ Yamato xa xôi mà tướng công đang đi, khuất sau màu mây trắng. Hình bóng ngài và đoàn tùy tùng mỗi lúc một nhỏ dần. Thiếp đang đưa tay áo vẫy ngài đây nhưng xin đừng quay lại mắng thiếp là người vô lễ (nameshi to mofu na). Bởi vì thiếp không còn dằn lòng được nữa rồi.



Tạm dịch thơ:

Yamato xa xôi / Đường ngài đi mây tỏa / (Bóng người ngựa khuất rồi) / Thiếp vẫy tay từ giã / Chớ trách thiếp làm gì / Cầm lòng sao được nữa!

Đứng nấp trong đám đông, người con hát đã hết sức dằn lòng không dám bày tỏ tình cảm quyến luyến với đại thần Tabito. Nhưng khi ông đi thật xa rồi, nàng không cầm lòng được nữa, mới đưa tay lên vẫy. Nàng chỉ mong ông đừng quay đầu lại để trách mình đã có một hành động vô lễ. Tấm lòng đơn sơ thành thực của cô gái thân phận thấp hèn thật đáng quí giá nghìn lần so với những kẻ đầu môi chót lưỡi. Ta có thể hình dung như trong một bức tranh bóng dáng cô một mình, gạt lệ nhìn theo đoàn người ngựa nhỏ dần.

Giai thoại văn chương không ngừng ở đó. Man.yôshuu, quyển 6, còn chép lại hai bài thơ họa của Tabito:

6-967:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

日本道乃 吉備乃兒嶋乎 過而行者 筑紫乃子嶋 所念香聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

大和道の吉備の児島を過ぎて行かば筑紫の児島思ほえむかも

Phiên âm:

Yamatoji no / Kibi no Kojima wo / sugite yukaba / Tsukushi no Kojima / omoho emu kamo /



Diễn ý:

Trên con đường hồi kinh về phía Yamato, lúc ta đi ngang qua Kojima (Nhi Đảo) trong xứ Kibi (tỉnh Okayama bây giờ), chắc là ta sẽ nhớ đến người con gái tên Kojima (Tiểu Đảo) đất Tsukushi (Kyuushuu).



Tạm dịch thơ:

Yamato đường đi / Ngang qua xứ Kibi / Kojima nếu thấy / Lòng ta sẽ nhớ về / Người đẹp mang tên ấy / Còn ở Tsukushi.

Đây là một bài thơ thật trôi chảy của nhà đại quí tộc quen với văn chương nhưng không vì thế mà thiếu một chút tình cảm chân thực.Khác với một chàng trai thề non hẹn biển, cương quyết không bao giờ quên người yêu, lão thi nhân rất thành thực khi bảo rằng mình sẽ nhớ lại người xưa khi đi ngang qua vùng biển gọi là Kojima ở Okayama, địa danh chỗ tiếp giáp giữa hai đảo lớn Honshuu và Shikoku. Tuy không phải là những lời bỏng cháy nhưng nếu Kojima đọc được, nàng sẽ cảm nhận được cái ấm áp và vững chãi trong tình cảm của Tabito.



6-968:

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

大夫跡 念在吾哉 水莖之 水城之上尓 泣将拭

Dạng huấn độc (đã chua âm):

ますらをと思へる我れや水茎の水城の上に涙拭はむ

Phiên âm:

Masurao to / omoheru ware ya / mizukuki no / mizuki no uhe ni / namida no gohamu /



Diễn ý:
Tuy nghĩ mình là thân trượng phu (masurao) tài kiêm văn võ đấy nhưng sau khi sống ở Tsukushi nhiều năm, quen hơi bén tiếng, lúc ra đi để về cố hương, lòng mình không sao khỏi xót xa. Đứng trên bờ thành Mizuki (Thủy thành), bất giác để cho dòng lệ (nước mắt) trào tuôn.
Tạm dịch thơ:
Sao mình thân nam nhi / Tình lại như nhi nữ ! / Vì thương Tsukushi / Chốn bao năm cư ngụ / Lên thành Mizuki / Lệ lòng đem thấm áo.
Cũng trí dũng hơn người chứ nào phải nhi nữ thường tình mà lại để cho lệ đổ. Có hai Tabito : một của lý trí, một của tình cảm. Mới nhìn, tưởng như mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là con người thực sự của tác giả. Nếu bài thơ đến tay Kojima thì không biết nàng sẽ nhận ra tín hiệu gì?

Thơ tình và thơ thương khóc vợ của Tabito
3-438

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

愛 人之纒而師 敷細之 吾手枕乎 纒人将有哉

Dạng huấn độc (đã chua âm):

愛しき人のまきてし敷栲の我が手枕をまく人あらめや

Phiên âm:

Utsukushiki / hito no makiteshi / shikita e no / wa ga tamakura wo / makui to arame ya /



Diễn ý:
Cánh tay người vợ yêu của ta là cái gối đầu (êm ái) của ta. Có người nào khác lấy cánh tay cho ta làm gối để gối đầu đâu nhỉ? Phải, làm sao mà có được!
Utsukushi (đẹp) ở đây có nghĩa là itoshi (đáng yêu) như khi cha mẹ nói với con cái, vợ chồng nói với nhau. Còn shikitae no (không dịch được, tạm hiểu là tấm vải trải giường) là makura kotoba (chữ gối đầu) dùng trang sức cho các từ makura (gối), tamoto (cánh tay áo từ vai tới khuỷu tay), sode (ống tay áo từ khuỷu tới cổ tay), toko (giường, phản).
Vợ Tabito là bà Ôtomo no Iratsume vừa theo ông đến nơi phó nhậm ở phủ Dazai, chẳng bao lâu thì đầu mùa hạ năm ấy đã bỏ mình nơi Kyuushuu đất khách. Lúc đó Tabito 64 tuổi và sắp xong 49 ngày của bà. Hai năm sau, khi hồi kinh để nhậm chức Dainagon, ông đã viết tiếp các bài 3-439 lần nữa nhắc đến cái gối cánh tay (temakura) và những bài thơ sau mang ký hiệu 3-440, 3-451, 3-455 than thở cảnh ở kinh đô nhà trống cô đơn, trên đường lữ hành nhà hoang gối cỏ (kusamakura), phải ngủ một mình (hitorine) vv...
Tạm dịch thơ:
Cánh tay đẹp nõn nà / Chìa cho ta làm gối / Hỡi vợ yêu của ta / Cái gối tay êm ả / Ai là người có thể / Không, không, ngoài em ra /
Như một sự tình cờ lý thú, ca dao Việt Nam đã có những câu sau đây chứng tỏ cái gần gũi trong sự mộc mạc của tâm hồn nhân loại:
Cổ tay em trắng lại tròn,

Để cho ai gối đã mòn một bên.

Gối chăn, gối chiếu không êm,

Gối lụa không mềm bằng gối tay em
3-446

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾妹子之 見師鞆浦之 天木香樹者 常世有跡 見之人曽奈吉

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我妹子が見し鞆の浦のむろの木は常世にあれど見し人ぞなき

Phiên âm:

Wagimo ni ga / mishi Tomo no ura no / muro no ki wa / tokoyo ni aredo /mishi hito zo naki /



Diễn ý:
Cây đỗ tùng (nezu, muro no ki) mà vợ ta và ta xưa kia thấy ở bến Tomo no ura nay vẫn còn nguyên đó nhưng, vợ ta, người nhìn cây tùng đó thì đâu còn ở trên đời nữa.
Tabito làm bài thơ này trên con đường hồi kinh, một mình cô đơn. Ông đã viết 3 bài khi ngang qua bến Tomo no ura, 2 bài khi qua mũi biển Minume no saki và 3 bài khi về đến nhà ở kinh đô.

Tạm dịch thơ:
Cành đỗ tùng cùng ngắm / Tomo no ura / Bến ấy cây còn đứng / Nào khác cảnh ngày xưa / Người bên ta một vắng / (Thương tiếc mấy cho vừa!)
3-449

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

与妹来之 敏馬能埼乎 還左尓 獨<>見者 涕具末之毛

Dạng huấn độc (đã chua âm):

妹と来し敏馬の崎を帰るさにひとりし見れば涙ぐましも

Phiên âm:

Imoto koshi / Minume no saki wo / kaeru sa ni / hitori shimireba / namita gumashi mo /



Diễn ý:
Lúc đi, vợ ta và ta từng cùng nhau qua mũi đất Minume no saki này nhưng trên đường về chỉ còn mỗi một mình ta. Nhìn cảnh vật làm sao không sụt sùi đổ lệ?
Tạm dịch thơ:
Lần đi, hai đứa ghé / Mũi đất Minume / Một thân ngày trở lại / Làm gì chẳng tái tê / Cảnh cũ người nay vắng / Suối lệ bỗng tràn trề!
3-453

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾妹子之 殖之梅樹 毎見 情咽都追 涕之流

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我妹子が植ゑし梅の木見るごとに心咽せつつ涙し流る

Phiên âm:

Wagimoko ga / ueshi ume no ki / mirugoto ni / kokoro musetsutsu / namitashinagaru /



Diễn ý:
Mỗi lần ta nhìn cây mơ vợ ta trồng trong vườn, ta cảm thấy cảm khái đầy lòng và nước mắt đoanh tròng, kh ông sao cầm lại.
Thiên nhiên vẫn còn đó nhưng cây đỗ tùng ở Tono no ura, hoa mơ trong vườn nhà hay mũi đất Minume no saki... đều thờ ơ lãnh đạm với sự khuất vắng của người mình yêu thương.
Tạm dịch thơ:
Năm nay khi qua vườn / Nhìn cây mơ em trồng / Lòng bỗng dưng nghèn nghẹn / Nước mắt cũng đoanh tròng / (Hỡi người vợ yêu dấu / Mùa mơ lại vắng em ) /

Tiết II: Thơ Yamanoue no Okura山上憶良:
Yamanoue no Okura là thi nhân thuộc giai đoạn thứ 3 thời kỳ chính của Man.yô ( phân biệt với thời tiền Man.yô mà bộ phận chủ yếu là ca dao và thơ cung đình cổ đại). Giai đoạn này tương ứng với buổi đầu triều đại Nara, lúc mà lớp nhà thơ có cá tính như Yamabe no Akahito, Ôtomo no Tabito, Takahashi no Mushimaro..lần lượt xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ trong lãnh vực của mình.
Riêng về thân thế Okura, gần đây có nhiều chứng cứ cho biết ông xuất thân là người Triều Tiên hay ít nhất đã sinh trưởng và sống thời thơ ấu trên bán đảo. Tuy hai nữ giáo sư Uemura và Sakaguchi không đả động đến điều đó nhưng các ông Levy Hideo và Nakanishi Susumu đều xác quyết như thế. Levy Hideo còn gọi ông là nhà văn (thơ) ngoại quốc đầu tiên của Nhật Bản.Ta sẽ trở lại vấn đề này trong chương 7 phần nói về vai trò của sử học trong Vạn Diệp Học.
Thường thường, mỗi thiên hoàng khi lên ngôi thường có lệ dời đô. Thế nhưng đến triều đại Nara thì do nhiều lý do, các vị vua không thực hiện được điều đó. Nara vì vậy trở thành một kinh đố cố định trong khoảng thời gian dài.Điều này cho phép một nền văn hóa mang tên nó thành hình và xác định được chỗ đứng.
Từ đầu đời Nara cho đến niên hiệu Tenpyô, cùng với sự biên soạn các bộ sử như Kojiki và Nihon Shoki, người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những gì gọi là truyền thống. Mặt khác, nhờ giai cấp lãnh đạo dốc lòng tin vào đạo Phật (đốc kính tam bảo) cho nên tôn giáo này trở nên hưng thịnh và tư tưởng nhà Phật lần hồi đã thẩm thấu trong các tầng lớp dân chúng. Hơn nữa, thông tin gặt hái được từ các chuyến đi sứ sang nhà Đường (遣唐使khiển Đường sứ) đem về đã giúp cho tư tưởng Nho giáo đại lục xưa bị giới hạn nay đã lan rộng ra trong dân gian. Đó là chưa kể tư tưởng thần tiên, một bộ phận của tư tưởng Lão Trang, cũng hấp dẫn một số người thuộc lớp thường dân. Như thế, trong giai đoạn này, tư tưởng bản địa và tư tưởng ngoại lai đã song hành để cho sinh hoạt tinh thần của dân tộc Nhật được phong phú và đa dạng thêm lên.
Về cuộc đời của Yamanoue no Okura thì có nhiều chi tiết được biết đến hơn là các ông Hitomaro, Mushimaro hay Kurohito. Okura sinh khoảng năm thứ 6 đời nữ Thiên hoàng Saimei (660) năm 42 tuổi đã được bổ vào chức ký lục trong sứ bộ sang nhà Đường. Sau khi về nước, ông được bổ làm một chức quan tòng ngũ phẩm và chẳng bao lâu, đi trấn thủ ở địa phương. Sau đó, ông được phong làm thầy học (thị giảng) cho Đông Cung (tức Thiên hoàng Shômu về sau). Ông lại xuống địa phương Kyushuu giữ chức trấn thủ (quan đầu tỉnh) đất Chikuzen (nhân đó biết và chơi thân với Ôtomo no Tabito). Ông mất năm nào không rõ nhưng tác phẩm cuối cùng của ông đã được làm ra vào năm Tenpyô thứ 5 (733) và không còn nghe nói về ông nữa. Có lẽ ông mất chẳng bao lâu sau đó và có thể hưởng thọ khoảng 74 tuổi.
Vì có tháp tùng sứ bộ sang nhà Đường nên Okura thông hiểu Nho giáo, nói chung tư tưởng của ông nhuốm màu sắc ngoại lai nhưng căn bản của nó vẫn là tinh thần truyền thống dân tộc mà ông nắm khá vững. Ông là một nhân vật trong sạch và hiền đức, hiếu kính với cha mẹ, đậm đà tình vợ chồng và tình phụ tử. Từ tình gia tộc này sẽ mở rộng ra thành tình tương thân đối với người lân cận và xã hội, nhân quần.
Cảm hứng thơ Okura đến từ cuộc sống của gia đình mình sau đến từ xã hội chung quanh nhưng không phải lúc nào cũng là những cảnh tượng vui tươi trong sáng. Ông cũng đề cập đến những chủ đề tối tăm và khổ não của con người hơn như lão, bệnh, bần, tử. Nếu như Hitomaro và Akahito chỉ ca tụng cái mỹ và là những con người theo lý tưởng chủ nghĩa, Okura đi tìm sự chân thực thấy trong sinh hoạt hằng ngày và miêu tả nó. Do đó, ông nén không dùng những kỹ xảo tu từ như gối thơ, chữ giáo đầu, đối cú, đối ngẫu, âm luật …thường thấy nơi Hitomaro vốn tạo ra được một phong cách thi ca diễm lệ và nhịp nhàng. Không khổ công đẽo gọt như nhà thơ tiền bối, thơ Okura hầu như không theo một kỹ pháp nào cả, ngược lại, tỏ ra chân chỉ trong việc đào sâu về mặt nội dung.
Thơ ông đa dạng, đã để lại 10 chôka, 60 tanka và 1 sedôka nhưng có vẻ rành về chôka hơn cả. Vì khuyết điểm của chôka là dông dài, ông đi tìm sự biến hóa bên trong bằng cách ngắt chúng là thành một, hai đoạn nhỏ, như thế, đề nghị một hình thức chôka mới và đã khá thành công về mặt đó.
Yamanoue no Okura cũng như Ôtomo no Tabito, là một thi nhân có khuynh hướng tiến bộ lấy cuộc sống con người làm chủ đề và là một nhà thơ có sắc thái đặc dị của giai đoạn thứ ba thời Man.yô. Tương truyền ông có biên tập Ruijuu Karin (Loại tụ ca lâm, 7 quyển) tức những bài thơ có chủ đề tương tự, nhưng ngày nay không tìm ra.
5-802
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

[宇利<><米婆> 胡藤母意母保由 久利波米婆 麻斯提斯農波由 伊豆久欲利 枳多利斯物能曽 麻奈迦比尓 母等奈可可利提 夜周伊斯奈佐農

Dạng huấn độc (đã chua âm):

瓜食めば 子ども思ほゆ 栗食めば まして偲はゆ いづくより 来りしものぞ まなかひに もとなかかりて 安寐し寝なさぬ

Phiên âm:

Uri hameba / kodomo omohoyu / kuri hameba / mashite shinuhayu / izuku yori / kitarishi mono zo / manakahini / motona kakarite / yasui shinasanu /



Diễn ý:
Khi ăn quả dưa ngọt, ta nghĩ đến đứa con yêu và muốn cho con nó ăn. Khi có món ngon hơn nữa như hạt dẻ, ta lại càng nhớ đến con ta, và cũng muốn nó được thưởng thức. Ôi, hình ảnh đứa con kia ở đâu mà lúc nào cũng hiện ra như thế nhỉ? Ban đêm nó vẫn lảng vảng trước mắt, khiến ta không sao ngủ cho ngon giấc.
Tạm dịch thơ:
Khi cắn miếng dưa ngọt / Ta nghĩ đến con yêu / Vị hạt dẻ thơm ngon / Xui lòng nhớ con nhiều / Ôi con là gì vậy? / Mà ám ảnh ta hoài / Đêm khuya thao thức mãi / Hình bóng trẻ không phai.
Yamanoue no Okura khi đi trấn nhậm ở vùng Chikuzen trên đảo Kyuushuu xa xôi, đã nhớ đến đứa con yêu của ông và vịnh về tình phụ tử. Trong lời tựa của bài này, có chỗ nói Phật Thích Ca cũng thương tất cả chúng sinh như ngài thương La Hầu La, con trai mình. Bậc thánh nhân còn có tình phụ tử huống chi con người. Đây là một bài thơ nhớ con khi đang ở xa.
5-803
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

銀母 金母玉母 奈尓世武尓 麻佐礼留多可良 古尓斯迦米夜母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

銀も金も玉も何せむにまされる宝子にしかめやも

Phiên âm

Shirogane mo / kugane mo tamano / nanisemu ni / masareru takara / ko ni shika me ya mo /



Diễn ý:

Cho dù vàng bạc châu báu là những của cải nhưng chúng dùng dược vào việc gì? Trong khi ấy, con cái mới thực là vật đáng quí!



Tạm dịch thơ:

Dẫu là vàng là bạc / Hay châu báu trên đời / Mang tiếng của cải đấy / Hỏi ích gì cho ai / Nếu đem ra so sánh / Với con cái loài người /.
Đây là một bài hanka mà Okura đã viết ra để nói thay cho những tấm lòng cha mẹ xưa nay. Trong số các thi nhân thời đó, không phải là không có người đề cập đến những chủ đề có nội dung quan niệm hay tư tưởng. Thế nhưng nói được một ý tầm thường mà ai cũng có thể cảm thấy thì chỉ có Okura. Ông không miêu tả một hiện thực như trong bài chôka trước (có dưa, có hạt dẻ và những đêm mất ngủ) mà chỉ đưa lên một ý tưởng trừu tượng. Ông xem tấm lòng thương yêu giữa cha mẹ và con cái còn quí hơn bao nhiêu châu báu, vàng bạc trên đời. Tình mẫu tử đã có nhiều nhà thơ nói tới nhưng tình phụ tử chắc ít được nhắc. Đây cũng là một điều mới lạ khám phá ra nơi Okura. Ngay cả ở Tây phương cũng hiếm thấy. Giáo sư Uemura Etsuko có nhắc đến một tác phẩm của Balzac nhan đề Ông lão Goriot nói về tình thương của một người cha đối với hai cô con gái, vì lo cho hạnh phúc của họ mà hy sinh cả chính thân mình.
5-892

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

風雜 雨布流欲乃 雨雜 雪布流欲波 為部母奈久 寒之安礼婆 堅塩乎 取都豆之呂比 糟湯酒 宇知須々呂比弖 之<>夫可比 鼻i之i之尓 志可登阿良農 比宜可伎撫而 安礼乎於伎弖 人者安良自等 富己呂倍騰 寒之安礼婆 麻被 引可賀布利 布可多衣 安里能許等其等 伎曽倍騰毛 寒夜須良乎 和礼欲利母 貧人乃 父母波 飢寒良牟 妻子等波 乞々泣良牟 此時者 伊可尓之都々可 汝代者和多流 天地者 比呂之等伊倍杼 安我多米波 狭也奈里奴流 日月波 安可之等伊倍騰 安我多米波 照哉多麻波奴 人皆可 吾耳也之可流 和久良婆尓 比等々波安流乎 比等奈美尓 安礼母作乎 綿毛奈伎 布可多衣乃 美留乃其等 和々氣佐我礼流 可々布能尾 肩尓打懸 布勢伊保能 麻宜伊保乃内尓 直土尓 藁解敷而 父母波 枕乃可多尓 妻子等母波 足乃方尓 圍居而 憂吟 可麻度柔播 火氣布伎多弖受 許之伎尓波 久毛能須可伎弖 飯炊 事毛和須礼提 奴延鳥乃 能杼与比居尓 伊等乃伎提 短物乎 端伎流等 云之如 楚取 五十戸良我許恵波 寝屋度麻R 来立呼比奴 可久<>可里 須部奈伎物能可 世間乃道

Dạng huấn độc (đã chua âm):

風交り 雨降る夜の 雨交り 雪降る夜は すべもなく 寒くしあれば 堅塩を とりつづしろひ 糟湯酒 うちすすろひて しはぶかひ 鼻びしびしに しかとあらぬ ひげ掻き撫でて 我れをおきて 人はあらじと 誇ろへど 寒くしあれば 麻衾 引き被り 布肩衣 ありのことごと 着襲へども 寒き夜すらを 我れよりも 貧しき人の 父母は 飢ゑ凍ゆらむ 妻子どもは 乞ふ乞ふ泣くらむ この時は いかにしつつか 汝が世は渡る 天地は 広しといへど 我がためは 狭くやなりぬる 日月は 明しといへど 我がためは 照りやたまはぬ 人皆か 我のみやしかる わくらばに 人とはあるを 人並に 我れも作るを 綿もなき 布肩衣の 海松のごと わわけさがれる かかふのみ 肩にうち掛け 伏廬の 曲廬の内に 直土に 藁解き敷きて 父母は 枕の方に 妻子どもは 足の方に 囲み居て 憂へさまよひ かまどには 火気吹き立てず 甑には 蜘蛛の巣かきて 飯炊く ことも忘れて ぬえ鳥の のどよひ居るに いとのきて 短き物を 端切ると いへるがごとく しもと取る 里長が声は 寝屋処まで 来立ち呼ばひぬ かくばかり すべなきものか 世間の道

Phiên âm:

Kaze majiri / ame furu yo no / ame majiri / yuki furu yo wa / sube mo naku / samuku shiareba / kata shiho wo / toritsuzushirohi / kasuyuzake / uchisusurohite / shihabukahi / hana bishibishi ni / shikato aranu / hige kakinadete /are wo akite / hito wa araji to / hokorohedo / samuku shiareba / asabusuma / hikika ga furi / nuno kata kinu / arinokotogoto / kisohedomo / samukiyo sura wo / ware yori mo / mazushiki no / chichihaha wa / uwe koyuramu / mekodomo wa / kohite naku ramu / kono toki wa / ikani shitsutsuka / nagayo wa wataru /



Ametsuchi wa / hiroshito iedo / a ga tame wa / saku yanari nuru / hitsuki wa / akashi to iedo / a ga tame wa / teriya tamawanu / hito mina ka / are no mi yashikaru / wakuraba ni / hito to wa aru wo / hitonami ni / ware mo nareru wo / wata mo naki / nunokataginu no / miru no goto / wawa kesagareru /kakafu nomi / kata ni uchikake / fuse iho no / mage iho no uchi ni / hitatsuchi ni / wara tokishikite / chichihaha wa / makura no kata ni / mekodomo wa / ato no kata ni / kaku miru te / urehe samayohi / kamado ni wa / hoke fuki tatezu / koshiki ni wa / kumo no su kakite / ihi kashiku / koto mo wasurete / nuedori no / nodo yohi oru ni / itonokite / mijikaki mono wo / hashikiru to / iheru ga gotoku / shimo to toru / satoosa ga koe wa / neyado made / kitachi yobahinu / kaku bakari / sube naki mono ka / yo no naka no michi /

Diễn ý:
(Câu hỏi của người nghèo): Trong một đêm mưa gió tơi bời, chẳng những thế tuyết còn rơi lẫn vào trong mưa, lạnh lẽo đến nổi không làm gì được, ta chỉ biết lấy dăm hạt muối đen cứng nhắc ra liếm, nhấm nháp với mấy ngụm nước chắt từ bã rượu. Miệng thì ho sù sụ còn mũi cứ sụt sà sụt sịt. Đưa tay lên gãi mấy sợi râu cằm lún phún, nhìn quanh lấy làm tự hào, chắc chỉ có mình mới là người đang ở trong cảnh thế này thôi. Tuy nhiên vì quá giá rét khiến người run lập cập, đành lấy ít quần áo ngủ bằng vải thô trùm lên người và thêm manh áo khoác không ống tay để tìm chút hơi ấm. Thế mà lạnh vẫn hoàn lạnh. Nghĩ đến cha mẹ già của những gia đình nghèo khổ hơn ta đang gặp cảnh rét mướt và đói khát, tội nghiệp cho họ biết đến chừng nào. Lại nỗi vợ dại con thơ đang réo khóc đòi miếng ăn nữa chứ! Nếu gặp hoàn cảnh như thế, làm sao sống? Có ai trả lời được ta nghe!
(Câu trả lời của người cùng khổ): Trời đất tuy ai cũng nói là rộng rãi bao la nhưng lại qua đổi chật hẹp đối với tôi. Mặt trời mặt trăng tuy sáng đấy nhưng có bao giờ chiếu đến chỗ tôi đâu. Xin hỏi ai cũng bị như thế hay chỉ có mỗi mình tôi là sống trong cảnh chật chội, tối tăm, nặng nhọc. Được sinh ra làm người, có chân có tay tôi những muốn lao động như mọi người, thế mà sao trên vai chỉ có mỗi một manh áo thô, xác xơ như cây tùng biển bị gió đánh, thật không đủ ấm (cái mặc). Trong túp lều con thấp lè tè, cột kèo xiêu vẹo, trên mặt đất chỉ trải có ít rơm rạ, cha mẹ thì nằm đằng đầu, vợ con nằm dưới chân, mình ở giữa, chụm vào nhau mà than khóc (cái ở). Trong bếp không ngọn khói, thạp gạo thì nhện giăng. Cách nấu cơm ra sao cũng đã quên (cái ăn). Khi cất tiếng than thở thì đúng như trong ngạn ngữ người ta nói:”Vật đã ngắn còn đi cắt bớt đầu cắt bớt đuôi”, (đã khốn khổ như thế này sao còn đem dìm xuống đất đen), ông lý trưởng (satoosa) lại vác roi tới tận chỗ nằm quấy quả. Cuộc sống lao khổ như thế, tôi biết làm sao đây?
Tạm dịch thơ:
Trời mưa gió tơi bời / Tuyết lẫn với mưa rơi / Chắt nước từ bã rượu / Nhắm với muối đen thôi / Miệng ta ho sù sụ / Mũi sụt sịt liên hồi / Sờ cằm lâu lún phún / Lạ cho cái thằng tôi / Giá rét, run cầm cập / Quấn vội manh vải gai / Trùm thêm áo khoác ngắn / Cho đỡ lạnh đêm dài / Rét dẫu chưa hết rét / Nhưng còn sướng hơn ai / Những người nghèo cùng cực / Cha mẹ già, sao đây? / Con thơ và vợ dại / Kêu réo miếng ăn hoài / Làm gì cho bớt khổ ? / Thử trả lời ta hay!
Trời đất tuy bao la / Đối với ta chật hẹp / Nhật nguyệt sáng cho người / Tối tăm tôi một kiếp / Xin hỏi cảnh khốn khổ / Có phải một mình thôi? / Được sinh ra làm người / Cũng muốn gánh việc đời / Mà thân tùng tơi tả / Manh áo rách trên vai / Ở trong lều thấp bé / Cột đổ với tường xiêu / Trải rơm ra làm chiếu / Chen chúc khổ bao nhiêu / Trong bếp nào có khói / Khạp gạo nhện giăng nhiều / Cơm nước là chuyện cũ / Mình quên bẵng từ lâu / Thế mà vẫn chưa hết / (Sưu thuế còn ngập đầu) / Lý trưởng vác roi đến / Nào đã thứ cho đâu!

Bài thơ này gồm 82 câu làm theo thể vấn đáp (問答体mondôtai) Kẻ hỏi là người có học thức và chí khí nhưng gặp hoàn cảnh chính trị bất lợi, không gặp thời, đành phải bó tay. Vế trên nói chung là lời phát biểu của một ẩn sĩ thanh bần. Vế dưới là câu trả lời của một người chủ gia đình có cha mẹ già yếu, vợ con nheo nhóc, không công ăn việc làm (ban ngày ban mặt mà cả nhà nằm lăn ra ngủ). Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà cửa xiêu vẹo, điều kiện sinh sống (y, thực, trú) như thế là quá tệ. Nhưng nào đã thôi đâu, anh ta còn bị chức sắc xã thôn mang roi đến gọi hối thúc lao động, đóng thuế hay đi sưu dịch nữa chứ.


Thời ấy, người Nhật đã bắt đầu nhập cảng vật dụng từ đại lục. Ở các địa phương, đầu lĩnh các thị tộc hay đại quí tộc thường câu kết với quan chức sở tại sách nhiễu bóc lột dân đen. Do đó sự chênh lệch giữa người giàu và kẻ nghèo càng khơi rộng. Giới giàu có sống trong nhung lụa trong khi lớp bình dân chỉ có gai đay, mùa đông lạnh lẽo đến, họ rất cực khổ vì không đủ ấm.
Nhà thơ Yamanoue no Okura đã viết lên những vần thơ này qua những gì bản thân ông đã quan sát tận mắt. Buổi vãn niên, ông được bổ ra làm một chức kokushi 国司 20 ở địa phương cho nên hiểu được tình cảnh người dân. Hai nhân vật trong bài thơ tượng trưng cho 2 hạng người: quan lại thanh liêm cao khiết như Okura và những người dân mà ông cai trị hồi ở Chikuzen và Hôki. Một ông quan nghèo tỏ ra đồng tình với những thường thường dân cực kỳ khốn khổ mà so với họ, cuộc sống của một vị quan nghèo như ông còn sung sướng hơn nhiều. Qua bài thơ, ta nhận ra được tình cảm thương người chòm xóm, thương dân, thương đời của tác giả.
Thế nhưng theo giáo sư Uemura Etsuko, ta cũng không khỏi thấy thái độ của nhà thơ chỉ là tiêu cực vì ông chi mô tả thảm cảnh và ta thán chứ không tích cực nêu lên những sửa đổi gì mà ở địa vị kokushi, ông có thể làm để tích cực cứu giúp dân chúng cả. Cũng cùng có tư tưởng xã hội nhưng theo giáo sư Uemura Etsuko, thì bên cạnh những Ressurection (Hồi sinh) của Leo Tolstoy hay Les Misérables (Những kẻ khốn cùng) của Victor Hugo, thơ của Okura hãy còn thiêu thiếu một cái gì.
Trong bài thơ dài 82 câu này, ngoài gối thơ (makura kotoba) là nuedori no (tiếng chim kêu chiêm chiếp yếu ớt ví với tiếng kêu than) đặt ở gần cuối bài và vài chỗ có đối ngẫu, hầu như không thấy kỹ xảo tu từ nào. Hơn nữa, lối cắt một chôka ra làm 2 đoạn theo kiểu vấn đáp là một điều mới mẽ, có lẽ cảm hứng từ thể đối đáp trong ca dao cổ đại. Cách miêu tả của ông cũng rất gợi hình, gây được ấn tượng, từ hạt muối đen cứng, nước bã rượu, manh áo tơi tả như thân cây tùng bị gió giật, cho đến trải rơm làm chiếu, râu cằm lún phún...để nói lên cảnh sống cơ cực.
Có thể nói bài thơ này của Okura là một bài nổi tiếng trong Man.yôshuu nói riêng và cả của thể loại waka nói chung.
5-893

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

世間乎 宇之等夜佐之等 於母倍杼母 飛立可祢都 鳥尓之安良祢婆

Dạng huấn độc (đã chua âm):

世間を憂しとやさしと思へども飛び立ちかねつ鳥にしあらねば

Phiên âm:

Yo no naka wo / ushi to yasashi to / omohedomo / tobitachikanetsu / tori ni shiaraneba



Diễn ý:

Cõi đời này đúng là một chốn đầy những khổ đau. Tuy cảm thấy tận đáy lòng kiếp sống của mình là tủi nhục nhưng không làm sao rứt bỏ nó mà đi được. Mình nào có cánh như chim đâu!



Tạm dịch thơ:

Cuộc đời đầy khổ hận / Bao chuyện làm tủi thân / Lòng không nguôi ray rứt / (Nhưng đành phải lặng câm) / Làm sao bay thoát được / Nào có cánh như chim.
Từ yasashi không có nghĩa là sự dễ chịu hay dễ dàng như cách hiểu của người đời nay. Trong cổ văn, nó đồng nghĩa với sự xấu hổ (hazukashi). Đây là một bài hanka nên nhẹ nhàng và có chút hài hước (như trong câu cuối) và không cần phải thâm trầm sâu sắc như bài chôka 5-892 đi trước nó.
Tiếp đến là 2 bài tanka 5-900 và 5-901, Okura cũng dùng đề tài cảnh nghèo tuy không phải thuộc loại hanka của bài chôka vấn đáp về cái nghèo đã nói đến bên trên. Chúng là 2 trong 7 bài thơ của Okura với lời chú thích: “trong cảnh tân khổ vì thân già bệnh hoạn, nghĩ đến chuyện con cái”.
5-900

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

富人能 家能子等能 伎留身奈美 久多志須都良牟 こ綿良波母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

富人の家の子どもの着る身なみ腐し捨つらむ絹綿らはも

Phiên âm:

Tomibito no / ie no kodomo no / kiru mi nami / kutashi sutsuramu / kinu watara wa mo /



Diễn ý:

Trong nhà kẻ có của, áo xống chất đầy dẫy nhưng không có một bóng trẻ con để mặc. Tất cả vải vóc gấm lụa đó để trong tủ áo đến mục nát. Thật đáng tiếc làm sao vì trong khi đó, con anh nhà nghèo lại khóc vì không có manh áo che thân.



Tạm dịch thơ:

Nhà giàu đầy áo xống / Con cái thời lại không / Lụa là mục trong tủ / Thật đáng tiếc vô ngần / Con nhà nghèo thì khóc / Không mảnh vải che thân!

Trong câu Kinuwatara wa mo thì âm ra (những thứ) được dùng như tiếp vĩ ngữ của kinuwata (vải lụa) trong khi wa và mo là 2 tán thán từ. Tác giả đã đặt hai cảnh ngộ đối lập bên nhau để so sánh.

5-901

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

麁妙能 布衣遠陀尓 伎世難尓 可久夜歎敢 世牟周弊遠奈美

Dạng huấn độc (đã chua âm):

荒栲の布衣をだに着せかてにかくや嘆かむ為むすべをなみ

Phiên âm:

Aratahe no / nuno kinu wo dani / kisekate ni / kakuya nage kamu / semusube wo nami



Diễn ý:

Vì ngay cả manh áo vải thô (aratahe) cũng không có để cho con mặc, không có cách nào hơn, chỉ biết cất tiếng than thôi sao. Trong khi những kẻ giàu sang lại cất kỹ áo xống vì không có việc dùng.



Tạm dịch thơ:

Manh áo thô cũng không / Lấy đâu cho con mặc / Chẳng lẽ ngồi thở than / Vì đâu còn cách khác / (Kìa những chốn giàu sang / Áo không dùng đem cất).

Trong bài Urihameta (5-802) nói về nỗi nhớ thương con khi cắn một miếng dưa ngọt, Okura có cho rằng con cái còn quí hơn mọi thứ của cải trên đời. Thế nhưng con người yêu con như ông gặp một cảnh hết sức đau lòng là cậu con trai tên Furui, đã lâm bệnh và mất đột ngột. Dĩ nhiên là hình ảnh của người con yêu mãi mãi ám ảnh ông, nỗi tiếc thương to lớn biết ngần nào. Ông đã viết một bài chôka (5-904) gói ghém tất cả uất ức nghẹn ngào và sau đây là 2 bài hanka theo sau đó (5-905 và 5-906):


5-905
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

和可家礼婆 道行之良士 末比波世武 之多敝乃使 於比弖登保良世

Dạng huấn độc (đã chua âm):

若ければ道行き知らじ賄はせむ黄泉の使負ひて通らせ

Phiên âm:

Wakakereba / michiyuki shiraji / mahi wa semu / shitabe no tsukai / ohite tohorase



Diễn ý:

Đứa con yêu dấu của ta (cháu Furui) hãy còn bé bỏng, đâu đã biết đường đi nước bước để về chốn suối vàng. (Dĩ nhiên là con đường đó thế nào thì bất luận già trẻ nào có ai biết được, nhưng khi nói như vậy, ta chỉ muốn bày tỏ tấm lòng của một người cha mà thôi). Bước chân cháu hãy còn non yếu, hỡi người dẫn đường dưới cõi âm ơi, tôi sẽ xin đền ơn ông nếu ông cõng cháu đi hộ tôi.



Tạm dịch thơ:

Con ta còn bé bỏng / Thơ dại đã biết gì / Suối vàng xa vời vợi /Chân nhỏ làm sao đi / Hỡi người giữ âm ty / Xin cõng giùm đến chốn.
Bài thơ này không có chút lý luận gì trong đó, chỉ hoàn toàn tình cảm. Lời thơ chất phác, diễn tả được tấm chân tình của một người cha.
5-906
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

布施於吉弖 吾波許比能武 阿射無加受 多太尓率去弖 阿麻治思良之米

Dạng huấn độc (đã chua âm):

布施置きて我れは祈ひ祷むあざむかず直に率行きて天道知らしめ

Phiên âm:

Fuse okite / ware wa kohikomu / azamukazu / tadani wiyukite / Araji shirashime



Diễn ý:
Đây là chút quà lễ, dâng lên để cầu khẩn ngài. Xin đừng lừa dối đưa con tôi về địa ngục nhưng hãy chỉ cho nó một con đường để có thể lên thẳng thượng giới.
Tạm dịch thơ:
Xin dâng lễ cúng này / Tỏ chút lòng thành thực / Đừng lừa dối tôi chi / Bắt cháu về địa ngục / Chỉ hộ nó nẽo đường / Thẳng lên miền thượng phúc /.
Sau đây là một bài thơ được xem như bằng chứng cho ta thấy Yamanoue no Okura thực sự là người thương vợ thương con. Giữa buổi tiệc vui, ông đã xin phép ra về nửa chừng vì nghỉ đến gia đình. Lời thơ không thiếu sự hài hước và hết sức chân tình:

3-337

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

憶良等者 今者将罷 子将哭 其彼母毛 吾乎将待曽

Dạng huấn độc (đã chua âm):

憶良らは今は罷らむ子泣くらむそれその母も我を待つらむぞ

Phiên âm:

Okurara wa / ima wa makaramu (ran) / ko nakuramu (ran) / sore sono haha mo / wa ga matsuramu (ran) yo /



Diễn ý:
Cho phép Okura tôi về trước nhé, các cụ! Lúc này bọn con nít ở nhà đang khóc ré. Hơn nữa, mẹ chúng nó cũng đang ngóng tôi đấy.
Ông không chỉ đích danh “vợ tôi” mà chỉ nói “má bầy trẻ” (sono haha) , mẹ của mấy đứa con thôi! Về bản thân, ông tự gọi Okurara có nghĩa là “tên Okura này”, ý khiêm xưng. Trong Man.yôshuu, dùng ngôi thứ ba để nói về mình, tính ra chỉ có Ôtomo no Tabito và Okura. Hai ông cùng với Sami Manzei và Ôno no Oyu là những nhân vật chính của thi đàn Tsukushi trên đảo Kyuushuu.
Tạm dịch thơ:

Okura kiếu nhé ! / Các cụ thứ cho nghe / (Đang vui mà bỏ cuộc / Vì chuyện nhà lề mề ) / Lũ con đang khóc ré / Mẹ chúng ngóng chồng về /

Bên cạnh Yamanoue no Okura, một nhà thơ có màu sắc xã hội và đào sâu tình cảm nhân quần, ta lại có Yamabe no Akahito, một con người yêu chuộng cái mỹ mà ông chỉ tìm thấy giữa thiên nhiên.



Yamabe no Akahito

Nguồn Wikipedia)


Tiết III: Thơ Yamabe no Akahito山部赤人
Thời đó người ta thường dùng chữ Sanshi no mon (Sơn Thị chi môn) để nói về hai nhà thơ Kakinomoto no Hitomaro (Thị) và Yamabe no Akahito (Sơn) (dù cũng có thuyết cho rằng Sơn là Yamanoue Okura) thì mới thấy Akahito cũng có một vị trí rất cao trong làng thơ. Tuy tiểu sử của ông không mấy rõ ràng nhưng hình như ông cũng chỉ là một chức quan nhỏ buổi đầu đời Heian như hai ông Kakinomoto và Okura.
Nếu theo dấu các tác phẩm của ông mà suy ra thì Yamabe no Akahito (700?-736?) đã từng làm những cuộc hành trình như đi mãi tận miền đông xa xôi để ngắm ngọn núi thiêng ở Suruga (nay thuộc Shizuoka), đến Katsushika (Tôkyô, Chiba) thăm mộ người đẹp trong truyền thuyết là nàng Mama no Tekona, về hướng tây thì đặt chân lên vùng suối nước nóng Iyo (Ehime). Năm 724, có tới Kii, năm 734 đến Nanba (Ôsaka), năm 736 tháp tùng cuộc ngự du của thiên hoàng ở Yoshino (Nara), sau đó đến vùng Inami Inume (Kobe) vv…Ông sống sau Hitomaro một ít lâu, có thể xem như thi nhân thuộc giai đoạn thứ 3 của thời Man.yô.
Ông để lại 37 bài tanka, ngoài 3 bài thuộc thể loại banka, phần còn lại là zôka.Không có lấy một bài sômonka. Đề tài của ông hầu như chỉ thu gọn chung quanh việc ca tụng cảnh sắc thiên nhiên. Ông đã nhìn và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên một cách trầm tĩnh và trình bày với một bút pháp hoàn toàn khách quan, triệt để tách mình ra khỏi sự thương cảm có tính trữ tình thường thấy nơi những nhà thơ khác khi nói về thiên nhiên. Riêng sự khác nhau cơ bản này giúp ta phân biệt được ông với Hitomaro. Cái mà Akahito đi tìm như đối tượng nghệ thuật là cái đẹp và cái đẹp ấy, ông chỉ thấy ở trong thiên nhiên mà thôi.
Có thể nói Akihito có bút pháp độc đáo, không ai có thể bắt chước. Ông biết nắm bắt thiên nhiên một cách bén nhạy, diễn tả đối tượng khách quan, như là cảnh thực. Lời thơ của ông rất giản dị, gọn ghẽ và thuần khiết. Thiên nhiên mà ông miêu tả do đó cũng trong trẻo, sáng sủa, tĩnh lặng. Ít thấy có người nào yêu thiên nhiên đến như ông. Ông yêu nó đến nổi sờ thấy, mó thấy được, ông có chung một nhịp thở với thiên nhiên rộng lớn. Qua cách thể hiện của mình, ông như thu dược ngọn trào cảm động và niềm vui của thiên nhiên vào trong lồng ngực. Tóm lại, ông là nhà thơ đã biết phản ánh một cách thuần túy thiên nhiên hiện ra trước mắt mình.
Những bài thơ tiêu biểu của ông là bài ngâm lên khi ngắm phong cảnh núi Fuji (bài 3-317), hai bài vịnh cố đô Yoshino (6-924 và 6-925) và bài tức cảnh bãi biển Waka-no-ura (6-919).
3-317
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

天地之 分時従 神左備手 高貴寸 駿河有 布士能高嶺乎 天原 振放見者 度日之 陰毛隠比 照月乃 光毛不見 白雲母 伊去波伐加利 時自久曽 雪者落家留 語告 言継将徃 不盡能高嶺者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

天地の 別れし時ゆ 神さびて 高く貴き 駿河なる 富士の高嶺を 天の原 振り放け見れば 渡る日の 影も隠らひ 照る月の 光も見えず 白雲も い行きはばかり 時じくぞ 雪は降りける 語り継ぎ 言ひ継ぎ行かむ 富士の高嶺は

Phiên âm:

Ametsuchi no / wakareshi toki yu / kamu sabite / takaku tafu toki / Suruga naru / Fuji no takane wo / Ama no hara / furisakemireba / wataru hi no / kage mo kakurahi / teru tsuki no / hikari mo miezu / shirakumo mo / iyuki habakari / toki jiku zo / yuki wa furikeru / kataritsugi / ihitsugi yukamu / Fuji no takane wa/



Diễn ý:

Nghe nói nó đã có từ thưở trời đất chia hai. Bóng hình của ngọn Fuji thần thánh trong miền Suruga vẫn tồn tại oai nghiêm trường cửu cùng với thời gian. Khi nhìn ngọn núi vút cao trên bầu trời rộng thì mới biết rằng ban ngày mặt trời đi từ phía đông qua phía tây kia cũng bị nó che khuất, ban đêm ánh trăng cũng bị nó vướng khiến ta nhìn không ra. Những đám mây trắng ngại ngùng phải bay qua trước mặt nó, còn tuyết kia thì quanh năm cứ rơi không lúc nào ngừng. Chúng ta hãy mãi mãi ca ngợi ngọn núi hùng tráng này.



Tạm dịch thơ:

Từ thuở trời đất mở / Đã có ngọn núi thiêng / Uy nghiêm và vững chãi / Đứng trấn suốt một miền / Suruga là đất / Núi Fuji ấy tên / Ngày ngẩng nhìn lên đỉnh / Không thấy ánh hồng chen / Núi non che mặt nhật / Vầng nguyệt khuất lâu rồi / Mây ngại không bay qua / Tuyết quanh năm phủ trắng / Xin ca ngợi Fuji / Giữa dòng đời bất tận.

Fujisan (Nguồn Wikipedia)
Chỉ cần 19 câu, tác giả đã vẽ lên được phong cảnh uy nghiêm hùng tráng của ngọn thần sơn vĩnh viễn in bóng sâu đậm trong lòng người Nhật. Tuy là một đề tài không có gì đặt biệt vì ai cũng có thể viết ra nhưng cách nắm bắt đối tượng của Akahito rất chuẩn xác, cách diễn tả lại đơn giản, không có chữ dùng thừa, nói lên bằng một cách khéo léo vẻ đẹp và sự thần bí của ngọn Fuji. Không những con người mà cả thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, mây trắng) còn phải kiêng dè nó nữa là. Akihito không hư cấu, ông chỉ dùng sự thực để đi ra ngoài hay bay cao hơn sự thực. Đúng như thủ pháp mà nhà soạn tuồng đời Edo, Chikamatsu Monzaemon, đã gọi là kyojitsu himaku (hư thực bì mạc) nghĩa là nghệ thuật miêu tả một sự thực nằm chỗ cái màng ngăn cách cái chân thực với cái cấu, tưởng tượng.
Bài tanka sau đây cũng nói về Fuji khi đứng từ bãi biển Tago mà nhìn. Đây là một địa thế nổi tiếng để nhìn núi Fuji (một trong Phú Sĩ tam thập lục cảnh).
3-318:
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

田兒之浦従 打出而見者 真白衣 不盡能高嶺尓 雪波零家留

Dạng huấn độc (đã chua âm):

田子の浦ゆうち出でて見れば真白にぞ富士の高嶺に雪は降りける

Phiên âm:

Tago no ura yu / uchi idete mireba / mashiro ni so / Fuji no takane ni / yuki ni furikeru



Diễn ý:

Đi ra bãi Tago mà nhìn thời thấy tuyết trắng xóa đang rơi không ngừng trên ngọn Fuji kia. (Ôi, phong cảnh đẹp đẽ và cao cả làm sao)



Tạm dịch thơ:

Ra ngoài bãi Tago / Đưa mắt nhìn xa xôi / Tuyết bên trời đã đổ / Trắng xóa núi non rồi / Ôi Fuji vòi vọi / Phong cảnh thật tuyệt vời.
Đọc bài này chúng ta liên tưởng ngay đến thơ trong Hyakunin Isshu (Bách nhân nhất thủ). Tuy nhiên, tuyển tập đó không lấy thơ từ Man.yôshuu mà lấy thơ Kokin Waka shuu (Cổ kim Hòa ca tập) cho nên có một chút dị biệt (ví dụ câu thứ 3 và câu cuối của bản đó là Shirotae no và Yuki wa furitsutsu). Bài này gây ra một cảm giác đột ngột hơn bài thơ trong Kokin vì nói lên được sự ngạc nhiên của tác giả khi từ nhà ra ngoài bãi Tago, ngẫng đầu lên đã thấy trên đỉnh Fuji tuyết đã phủ trắng xóa chứ thơ Kokin tả tuyết hãy còn rơi như đang buông một tấm sa trắng.
6-919

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

若浦尓 塩満来者 滷乎無美 葦邊乎指天 多頭鳴渡

Dạng huấn độc (đã chua âm):

若の浦に潮満ち来れば潟をなみ葦辺をさして鶴鳴き渡る

Phiên âm:

Waka no ura ni / shiho michikureba / kata wo mina / ashihe wo sashite / tazu naki wataru



Diễn ý:

Bến Waka, nước triều đã dâng lên ngập đầy. Cả bãi cạn chìm dưới nước hết làm cho lũ chim hạc không còn chỗ đậu phải lánh đi nơi khác. Chúng nhắm hướng bờ nơi lau lách mọc kín, vừa bay vừa kêu.



Tạm dịch thơ:

Bến Waka bãi cạn / Nước triều dâng ngập đầy / Đất đã chìm dưới nước / (Đành phải bỏ đi ngay) / Hạc vừa kêu vừa bay / Sà xuống đám lau dày.

Đây là tác phẩm tiêu biểu của Akihito. Ta thấy ông nhìn sự vật một cách khách quan, chứ không thêm thắt gì vào đó tình cảm trong nội tâm của mình khi đứng trước cảnh ấy cả. Trước mặt ông chỉ có những ngọn sóng đang bò lên bãi cạn và dần dần lấp hết nó từng phân một. Bầy chim hạc không còn chỗ kiếm mồi đành phải gọi nhau bỏ đi chỗ khác. Chúng hướng về bờ lau đang vi vu trong gió. Akihito say sưa ngắm trời xanh, biển xanh, ngàn lau xanh, sóng bạc và đàn hạc lông trắng mỏ đen. Ấn tượng ông gợi cho chúng ta thật tươi mát. Những chi tiết trong đó không đứng riêng rẽ mà tụ họp lại thành một bức tranh có bố cục thống nhất hẳn hoi. Nhưng bức tranh ấy lại linh động vì có cử động và diễn tiến theo một trình tự thời gian, có lẽ so sánh nó với một đoạn phim thì đúng hơn.



6-924
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
三吉野乃 象山際乃 木末尓波 幾許毛散和口 鳥之聲可聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

み吉野の象山の際の木末にはここだも騒く鳥の声かも

Phiên âm:

Mi-Yoshino no / Kisayama no ma no / konure ni wa / koko da mo sawaku / tori no kowe kamo /



Diễn ý:

Trong những lùm cây xanh mượt của núi Kisa ở chốn cố đô Yoshino, sao mà ta nghe nhiều tiếng chim hót rộn ràng đến như thế.



Tạm dịch thơ:

Giữa rừng cây xanh mượt / Núi Kisa trầm ngâm / Yoshino quạnh vắng / (Dấu kinh đô ngàn năm) / Bỗng nhiên trong tịch mịch / Bật tiếng chim rộn ràng.

Xin đừng vội xem bài thơ này như tác phẩm nói về một công viên hay vườn thú với tiếng chim kêu rộn rã. Tác giả tả tiếng chim kêu huyên náo như thế chỉ để làm tăng thêm vẻ u tịch của chốn núi rừng chốn cô đô mà thôi. Chỉ vì núi rừng quá thâm u nên ngược lại, tiếng chim vừa mới nổi lên đã thành ra huyên náo như vậy. Cũng cần nói thêm rằng núi Kisa (Kisayama) nằm phía trên thác Miyataki là một nơi rất sâu trong vùng Yoshino, ít người lai vãng. Nhà thơ đời Edo là Bashô có làm bài thơ như sau:


一鳥啼いて山更に幽なり
Hitotsu tori / naite yama sara ni / kasuka nari
Bỗng một tiếng chim kêu. Cảnh rừng thêm vắng vẻ.
Chắc Bashô cũng khai triển một chủ đề như Akihito vậy (Điểu đề sơn cánh u). Ông không muốn nói lên tiếng hót của chim rừng mà chỉ trình bày cách nhìn của mình trước vẻ u tịch của rừng núi mà thôi. Còn như câu thơ quá nổi tiếng sau:
古池や、蛙飛び込む、水の音
Furuike ya / kawazu tobikomu / mizu no oto
Ao xưa. Ếch nhảy bõm. Chỉ một tiếng nước xao!
thì tác giả đã tả tiếng động con ếch gây ra khi nhảy bõm xuống cái ao xưa chỉ để nhấn mạnh sự thanh vắng của cảnh vườn Nhật Bản.
Nếu Hitomaro khi đứng trước thiên nhiên thường gửi gắm những tình cảm chủ quan thì Akahito có thái độ khách quan. Muốn hiểu thơ Akahito không cần có kiến thức hay học vấn gì trước cả. Do đó thơ ông được mọi người yêu chuộng. Tuy nhiên về mặt sâu sắc thì Akahito không thua gì hai người làm thơ nổi tiếng đời sau là Saigyô và Bashô. Nếu Hitomaro hùng tráng, trang nghiêm, cao rộng thì Akahito trong trẻo, tĩnh mịch và ưu nhã.
6-925
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

烏玉之 夜之深去者 久木生留 清河原尓 知鳥數鳴

Dạng huấn độc (đã chua âm):

ぬばたまの夜の更けゆけば久木生ふる清き川原に千鳥しば鳴く

Phiên âm:

Nuba tama no / yo no fuke yukeba/ hisagi ofuru/ kiyoki kawahara ni / chidori shiba naku/



Diễn ý:

Đêm ở vùng cố đô Yoshino càng khuya khoắt vắng vẻ thì trên bờ sông nơi những thân cây hisagi (một loại tùng bách) đổ bóng đen ngòm trong đêm trăng, có vài tiếng chim óc cau phá tan bầu không khí tịch mịch và sau đó trả tất cả về cho im lặng.



Tạm dịch thơ:

Cố đô chừ khuya khoắt / Đêm vẫn âm thầm buông / Lặng lẽ đứng sừng sững / Rặng bách cỗi bên nguồn / Vang lên trong tịch mịch. Dăm tiếng óc cau buồn.

Hisagi là một loài cây thuộc họ tùng bách lá đỏ, cao, mọc hoang trên rừng núi, đến mùa thì lá rụng, giống như cây bách . Còn chim óc cau (chidori) là một loài chim di nhỏ bé, sống thành từng bầy, có giọng hót thảm thiết. Cụm từ nuba tama no (đen và đẹp như sắc lông quạ 烏玉の) đặt ở đầu bài thơ chỉ là một chữ gối đầu để trang sức cho chữ yoru (đêm)





Chim óc cau (Nguồn Internet)
8-1431

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

百濟野乃 芽古枝尓 待春跡 居之鴬 鳴尓鶏鵡鴨

Dạng huấn độc (đã chua âm):

百済野の萩の古枝に春待つと居りし鴬鳴きにけむかも

Phiên âm:

Kudarano no / hagi no furue ni / haru matsu to / orishi uguisu / naki ni kemu kamo /



Diễn ý:

Nhớ hôm nào, vào đông, giữa cánh đồng Kurada, trên những cành cây hagi (cây thưu) khô héo, có con chim oanh đang đợi mùa xuân đến. Bây giờ trong hơi ấm này, chắc nó đang hót líu lo.



Tạm dịch thơ:

Qua đồng Kudara / Trên cành cây khô se / Mùa đông rồi ta thấy / Con oanh đợi xuân về / Chắc nay hót trong nắng / (Cho bỏ ngày lạnh tê).


Chim oanh (Nguồn Wikipedia)

Cánh đồng Kudara thuộc khu vực Katsuragi nằm trong xứ Yamato là một giải đất hẹp và dài được tưới mát bởi 2 con sông Soga và Katsuragi. Akihito đã đi qua vùng đó và thấy một con chim oanh có dáng ủ rủ trên cành cây hagi, tựa hồ như đang đợi mùa xuân. Nay thì trước cảnh xuân về, trong nắng ấm, nhà thơ nghĩ về con chim oanh ấy ông đoán chắc phải nó đang vui hót líu lo và đã quên được những ngày giá rét!



Thơ Kasa no Kanamura笠金村
Tiếp theo đây là thơ của Kasa no Kanamura笠金村(Lạp, Kim Thôn), một người cùng thời với Akihito nhưng truyện ký không được rõ:
6-909

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

山高三 白木綿花 落多藝追 瀧之河内者 雖見不飽香聞

Dạng huấn độc:

山高み白木綿花におちたぎつ瀧の河内は見れど飽かぬかも

Phiên âm:

Yama takami / shirayufubana ni / ochitagtsu / taki no kafuchi wa / miredo akanu kamo



Diễn ý:

Núi cao cho nên phong cảnh trên sông Yoshino tuyệt đẹp: nước đổ xuống ào ạt tung bọt trắng xóa như thể ghềnh đá đang ngậm những đóa hoa kết từ bông vải. Nhìn mãi cũng không thấy chán.Sao mà cảnh đẹp đến thế.



Tạm dịch thơ:

Núi cao nước ào ạt / Ghềnh đá bọt tung đầy / Trông như bông vải trắng / Kết chùm xuống tận đây / Nhìn mãi sao không chán / Sông ơi, đẹp khó tày.

Bài này do nhà thơ Kasa no Kanamura làm ra vào dịp ông theo Thiên hoàng Genshô (Nguyên Chính) tuần thú ở vùng cố đô và ngự ở ly cung Yoshino vào mùa hạ năm Yôrô thứ 7 (723). Nó là một trong hai bài hanka theo sau bài chôka của ông . Lời thơ tươi tắn và hào sảng. Phong cảnh thác nước bắn bọt trắng xóa như hiện ra trước mắt người đọc. Đây là một bài thơ thiên về ấn tượng thị giác.

Tuy nhiên, tiếc cho Kanamura là lại cũng có những bài tương tự với nó, ví dụ bài 1107 trong quyển 7 và bài 1736 ở quyển 9. Ông đã để lại trong Man.yôshuu 22 bài tanka và 8 bài chôka thuộc loại ứng chiếu (họa thơ thiên hoàng) và lữ hành. Phần lớn những bài thơ đó viết vào năm Jinki thứ 2 (725) đời Thiên hoàng Shômu (Thánh Vũ). Tuy Kanamura có khuynh hướng đồng cảm với tâm tình của người thường dân nhưng không thấy ông ca tụng cái đẹp thiên nhiên như Akihito.

Ono no Oyu no Ason 小野老朝臣 (Tiểu Dã Lão Triều Thần)
Một nhà thơ khác, Ono no Oyu no Ason, chức thiếu nhị (shôni, chức quan hành chánh hạng thứ) ở phủ Dazai, lại có bài thơ như sau:
3-328

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

青丹吉 寧樂乃京師者 咲花乃 薫如 今盛有

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あをによし奈良の都は咲く花のにほふがごとく今盛りなり

Phiên âm:

Ao ni yoshi / Nara no miyako wa / saku hana no / nihofu ga gotoku / ima sakari nari /



Diễn ý:

Nara ngày nay phồn vinh, đang ở trong thời thịnh trị giống như vẻ đẹp của hoa anh đào đang độ mãn khai ánh hồng tỏa hương thơm ngát khắp kinh đô.



Tạm dịch thơ:

Chốn đế đô Nara / Anh đào đang độ hoa / Bao cánh hồng rực rỡ / Đời cũng vui như là / (Hoa kia khoe sắc thắm / Hương thơm nức gần xa)

Tác giả của bài thơ, Ono no Oyu là một chức quan nhỏ coi việc từ hàn. Ông ca tụng thời thịnh trị của kinh đô Nara trong khoảng niên hiệu Tenpyô (Thiên Bình, 729-749). Chủ nhãn của bài thơ này là hương sắc của hoa anh đào đang thời mãn khai được đem so sánh với cảnh thái bình và phồn vinh của chốn đế đô. Về mặt âm điệu, bài thơ này cũng rất tươi sáng và trôi chảy.





Nara (Nguồn Internet)

Năm Wadô thứ 3, kinh đô dời từ Fujiwarakyô (Đằng Nguyên kinh) sang Nara (710). Đây là cột mốc đánh dấu thời kỳ thứ 3 của Man.yôshuu.

Aoniyoshi (xinh đẹp nét đan thanh) là makura kotoba của Nara còn niou là chữ để chỉ vẻ tươi tắn đẹp đẽ (chứ không phải là thơm tho như nghĩa hiện đại).. Người không đặt mình vào bối cảnh lịch sử đương thời thì có thể xem thơ Ono no Oyu chỉ là bài thơ thù tạc tầm thường và sáo rỗng. Thế nhưng nên nhớ đối với thời ấy, sự dời đô về Nara có ý nghĩa trọng đại và nguồn gốc của niềm tự hào Nhật Bản cho đến ngày nay. Không những Nara mô phỏng kinh đô Trường An nhà Đường (khuôn vàng thước ngọc đương thời) mà qui mô còn to gấp 3 lần kinh đô cũ Fujiwarakyô, đông tây rộng ước 4km, nam bắc dài đến 5km. Đại lộ Suzaku (Chu Tước) ở trung ương rộng cỡ 70m. Các chùa lớn như Yakushiji (Dược Sư Tự), Kôfukuji (Hưng Phúc Tự) đều được dời về đây, triều đình lại cho xây thêm Tôdaiji (Đông Đại Tự) và Tôshôdaiji (Đường Chiêu Đề Tự để đón danh tăng Giám Chân tức Kanjin 鑑真(688-763) từ Trung Quốc qua). Thành phố uy quang hiển hách với dân số 15 vạn là qui mô lớn nhất từ trước đến giờ. Khoảng thời gian đó là tăng lữ Việt Nam gốc Lâm Ấp là Phật Triệt (Buttetsu) đã theo cao tăng Ấn Độ Bồ Đề Tiên Na từ Trung Quốc đến tham dự lễ điểm nhãn cho tượng Đại Phật ở Tôdaiji (752). Ngày nay vũ nhạc Lâm Ấp vẫn còn được lưu truyền ở Nhật.

Thơ Inukai no Okamaro 犬養岡麻呂
Tiếp theo đây là một bài thơ do Inukai no Okamaro 犬養岡麻呂làm ra vào năm Tenpyô thứ 6 (Giáp Tuất 734) để ứng chiếu thiên hoàng. Nhân vật Inukai không rõ là ai, chỉ biết trong đời Thiên hoàng Temmu, gia đình ông được ban cho họ Sukune.
6-996

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

御民吾 生有驗在 天地之 榮時尓 相樂念者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

御民我れ生ける験あり天地の栄ゆる時にあへらく思へば

Phiên âm:

Mi-tami ware / ikeru shirushi ari / ametsuchi no / sakayuru toki ni / aheraku omoheba



Diễn ý:

Một thần dân Nhật Bản như tôi đây thấy đời sống của mình thật có ý nghĩa. Lý do là tôi đã được sinh nhằm thời đất nước cực kỳ thịnh trị, uy quang của thiên hoàng rạng chiếu khắp nơi.



Tạm dịch thơ:

Sinh làm dân một nước / Giữa thời đại huy hoàng / Uy quang của thiên tử / Rạng chiếu khắp giang san / Vận hội đang hưng thịnh / Còn hạnh phúc nào hơn!

Có một thánh thiên tử như Thiên hoàng Shômu (Thánh Vũ) cai trị, uy quang rạng chiếu bốn phương, văn hóa của thời đại Tenpyô hôm nay rạng rỡ nhất từ trước đến giờ. Tác giả cảm kích và hạnh phúc vì mình sinh ra gặp thời. Lời thơ nồng nhiệt, khí thế mạnh mẽ tuy nội dung không có gì sâu sắc.



Sa di Manzei 沙弥満誓 và thi đàn Tsukushi

Sami hay Shami Manzei (Sa di Mãn Thệ) là người đã được nhà tùy bút Kamo no Chômei (1165-1216) nhắc đến trong Phương Trượng Ký (Hôjôki, 1212) của ông. Đoạn văn ấy nguyên như sau:


« Có chăng là tảng sáng có dịp ra bờ sông ngắm thuyền bè đi lại xa xa ở Okanoya, thấy con thuyền thì có chạnh nghĩ đến đời trôi nổi. Lúc đó miệng ngâm thầm mấy câu thơ phong lưu điệu Manshami 満沙弥mượn đỡ của người xưa. Hoặc là lúc chiều về nghe tiếng gió thu rào rào qua cành quế, bắt chước quan đô đốc Minamoto thả cho hồn mình trôi về bến sông Tầm Dương của Bạch Lạc Thiên. Đôi khi, nếu chưa cạn hứng thì dạo đàn cầm khúc Thu Phong Lạc hòa với gió tùng, hay khảy ít tiếng tỳ bà khúc Lưu Tuyền bí truyền trước dòng nước chảy ».
Lời chú thích cho biết Manshami gọi tắt Manzei.shami (Mãn thệ sa di) khúc hát của một sa di tên Manzei,trước làm quan, đã thế phát quy y nhưng chưa dứt lòng trần, lại còn đèo bòng vợ con. Tóm lại, ông chỉ là cư sĩ, tu tại gia và là một thành viên của thi đàn Tsukushi do Ôtomo no Tabito chủ trì. Bài này là một bài thơ đặc sắc trong Man.yôshuu.

3-354

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

世間乎 何物尓将譬 <>開 榜去師船之 跡無如

Dạng huấn độc (đã chua âm):

世間を何に譬へむ朝開き漕ぎ去にし船の跡なきごとし

Phiên âm:

Yo no naka wo / Nani nitatoemu (en) / asabiraki / kogi inishi fune no / ato naki gotoshi /



Diễn ý:

Cõi đời vô thường này đem so sánh được với cái gì đâu nhỉ ? Cuộc sống của chúng ta có phải như con thuyền khi hừng sáng rời bến, chèo chống ra đi mà không để lại dấu tích, không biết về đâu chăng?



Tạm dịch thơ:

Đời người ai hiểu được / Biết ví với gì chăng? / Như con thuyền tảng sáng / Rời bến ra khơi chừng / Nước xoá hết dấu vết / Mất dạng giữa vô cùng /

Tiết IV: Thơ Takahashi no Mushimaro高橋虫麻呂:
Truyện ký về Takahashi no Mushimaro cũng không mấy rõ ràng, chỉ biết ông là người sống vào đầu thời Nara (710-784) và có để lại một thi tập, trong đó có nhiều bài vịnh về tích xưa truyện cũ. Ví dụ như bài nói về sự tích nàng Mama no Tekona đất Musashi (vùng Tôkyô) ông làm ra trên đường đi nhậm chức ở Hitachi no kuni (tỉnh Ibaraki bây giờ). Xin xem bài chôka 9-1807 và các bài tanka nối tiếp.
Thế nhưng, trước tiên xin trình bày bài tanka mà Mushimaro làm ra trong buổi tiễn biệt Fujiwara no Umakai (694-737) nhận lệnh ra trấn nhậm miền tây (Tây Hải Tiết Độ Sứ). Umakai là con trai đại thần Fujiwara no Fuhito. Như thế, Umakai là ông tổ của đại vọng tộc Shikibu nhà Fujiwara và là viễn tổ của bà Murasaki Shikibu, tác giả Truyện Genji.


tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương