NGÔ VĂn hưng (Chủ biên) LÊ HỒng đIỆp nguyễn thị HỒng liêN



tải về 1.28 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.28 Mb.
#31943
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

(Tương tự với prôtêin, lipit và axit nuclêic).



2. Cấu trúc tế bào.

GV hệ thống hoá bằng bảng hoặc theo sơ đồ



Tế bào(TB)

Tế bào(TB)

Tế bào nhân sơ

(không có màng nhân)



Tế bào(TB)

Tế bào nhân thực

( có màng nhân)



Vi khuẩn cổ

(Archaea)



Vi khuẩn

( Bacteria)



Không có thành TB

Tế bào nhân sơ

(không có màng nhân)



Tế bào(TB)

Động vật nguyên sinh

Động

vật


Vi khuẩn cổ

(Archaea)



Vi khuẩn

( Bacteria)



Không có thành TB

Tế bào nhân sơ

(không có màng nhân)



Tế bào(TB)




Tế bào nhân sơ

(không có màng nhân)

Tế bào nhân thực

( có màng nhân)





Có thành TB

Không có thành TB




Vi khuẩn cổ

(Archaea)

Vi khuẩn

( Bacteria)



Động vật nguyên sinh

Động

vật


Tảo

Nấm

Thực vật



+ Cấu trúc của tế bào nhân sơ


Thành phần

Chức năng

Màng nhày

- Bám dính trên bề mặt

- Chống lại sự thực bào,

- Dự trữ chất dinh dưỡng


Thành tế bào




Màng sinh chất




Mezôxôm




ADN - NST




Ribôxôm




Roi




Lông nhung




Hạt dự trữ




Plasmit





+ Cấu trúc của tế bào nhân thực


Thành phần

Cấu trúc

Chức năng

Màng sinh chất

- Prôtêin:

+ Prôtêin bám màng(ngoài, trong)

+Prôtêin xuyên màng.

- Lipit:

+ Photpholipit

+ Côlestêrôn.

- Cacbohidrat:

+ Liên kết với prôtêin tạo glicoprôtêin.

+ Liên kết với lipit tạo glicolipit



- Ngăn cách tế bào với môi trường

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.

- Vận chuyển các chất qua màng tế bào

- Tiếp nhận và xử lí thông tin




Nhân







Trung thể







Khung xương tế bào







Ribôxôm







Ti thể







Lục lạp







Lưới nội chất hạt







Lưới nội chất trơn







Bộ máy gôngi







Lizôxôm







Không bào







Perôxixôm









3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

- Nắm chắc vai trò của ATP.

- Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng được tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha là pha sáng và pha tối.

- Hoá tổng hợp: Là con đường đồng hoá CO­2 nhờ năng lượng của các phản ứng oxi hoá để tổng hợp thành các chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa đồng hoá CO­2 bằng con đường quang tổng hợp và con đường hoá tổng hợp

- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ cung cấp năng lượng được tích luỹ trong phân tử ATP. Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử.

GV cần cho HS phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

4. Phân bào.

GV ôn lại cho HS kiến thức nguyên phân và giảm phân theo hướng dẫn ở bài 29, 30. Trên cơ sở đó hướng dẫn cho HS so sánh nguyên phân và giảm phân


Bài ôn tập chỉ được học trong một tiết. Do đó, tuỳ thuộc vào trình độ của HS mà GV hướng dẫn ôn tập sao cho có hiệu quả cao nhất. Sau khi ôn tập xong 4 chương, GV hệ thống lại bằng sơ đồ dưới đây. Để HS nhìn thấy được quan điểm cấu trúc hệ thống khi học phần sinh học tế bào



Phần ba : SINH HỌC VI SINH VẬT
Phần sinh học vi sinh vật là phần mới và khó. Cụ thể nội dung của từng chương, bài cần nắm được như sau
CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

BÀI 33: DINH DƯỠNG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT

VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
- Khái niệm vi sinh vật. Trong SGK chưa làm rõ được các nhóm phân loại của vi sinh vật. Do đó GV cần làm nhấn mạnh cho HS hiểu được:

Vi sinh vật không phải là đơn vị phân loại mà là tập hợp một số sinh vật thuộc nhiều giới có chung đặc điểm:

Cơ thể đơn bào ( một số là tập đơn bào), nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước hiển vi, hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.

Bao gồm: + Vi khuẩn thuộc giới khởi sinh: vi khuẩn và vi khuẩn cổ

+ Giới nguyên sinh: Động vật nguyên sinh, vi tảo , nấm nhầy.

+ Giới nấm: Vi nấm (nấm men, nấm sợi)

- Trọng tâm là phần II và III SGK).

Phần II: - HS cần nắm được 3 loại môi trường nuôi cấy cơ bản trong thí nghiệm. Đó là :

+ Môi trường tự nhiên ( gồm các chất tự nhiên).

+ Môi trường tổng hợp (bao gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng)

+ Môi trường bán tổng hợp (bao gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học).

- Căn cứ vào nguồn C và nguồn năng lượng, chia ra thành 4 kiểu dinh dưỡng theo bảng sau :



Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon chủ yếu

Ví dụ

Quang tự dưỡng










Hoá tự dưỡng










Quang dị dưỡng










Hoá dị dưỡng









Phần III: Hô hấp và lên men.

(Trọng tâm phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men)

Khi môi trường có oxi phân tử, tuỳ nhu cầu sử dụng oxi mà chia thành các hình thức hô hấp: Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men:

Phần này GV có thể kẻ bảng để HS dễ phân biệt các hình thức hô hấp và lên men như sau.


Kiểu hô hấp

Chất nhận electron

Sản phẩm

Mức năng lượng

Ví dụ

Lên men


Chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ đơn giản( VD chất nhận e là axetalđehit đối với lên men rượu etanol)

Chất hữu cơ không được oxi hoá hoàn toàn (VD rượu etanol...)

Khoảng 2%

Nấm men rượu (Saccaromyces..)

Hô hấp kị khí

Chất nhận electron cuối cùng là oxi liên kết (VD hô hấp nitrat thì oxi liên kết trong hợp chất NO3-

Chất hữu cơ không được oxi hoá hoàn toàn tạo ra sản phẩm trung gian

Khoảng từ 20 – 30%

Vi khuẩn phản nitrat hoá ...

Hô hấp hiếu khí

Chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

CO­2, H2O

Khoảng 40%

Trùng đế giày...

GV nhấn mạnh:

- Lên men: Quá trình phân giải các chất ( chủ yếu là glucozơ) bao giờ cũng gồm giai đoạn đường phân. Đường phân xảy ra trong tế bào chất của tất cả các dạng tế bào nhân sơ cũng như tế bào nhân thực không cần có sự tham gia của oxi. Đối với vi khuẩn hô hấp kị khí thì quá trình đường phân được gọi là sự lên men.

- Cần phân biệt lên men rượu và lên men lactic ( GV chuyển thành câu hỏi về nhà cho HS để đến bài 23 HS sẽ hoàn thành)

- Ở vi khuẩn khi hô hấp hiếu khí, chuỗi chuyền electron ở trên màng sinh chất, còn ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền eletron diễn ra ở màng trong của ti thể.


BÀI 34: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP

CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

- Nắm được đặc điểm của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật.

Một đặc điểm rất quan trọng GV cần làm rõ là : Do vi sinh vật hấp thụ nhiều, chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh tổng hợp các chất diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh nên vi sinh vật sinh trưởng nhanh


- Đặc điểm của quá trình tổng hợp:

+ Diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức tổng hợp đa dạng.

+Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất là thành phần chủ yếu của tế bào như axit nucleic, prôtêin, polisaccarit.. nhờ sử dụng năng lượng và các enzim nội bào.
VD: Sự tổng hợp prôtêin là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit

Ý nghĩa: Do tốc độ sinh sản cao nên con người đã sử dụng vi sinh vật tạo ra các loại axit amin quý như glutamic ( nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum), lizin ( nhờ các loại vi khuẩn Brevi bacterium) và prôtêin đơn bào...

- Ứng dụng:

+ Sản xuất sinh khối

+Sản xuất axit amin

+ Sản xuất các chất xúc tác sinh học

+ Sản xuất gôm sinh học

Phần ứng dụng giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh đọc sách giáo khoa và yêu cầu các em về sưu tầm thêm thông tin

GV có thể nêu ra các hiện tượng thực tế cho HS trả lời, giúp các em hiểu biết thêm về ứng dụng của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật.
BÀI 35: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI

CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
Bài này chủ yếu là các thông tin liên quan đến các hiện tượng thực tế. Do đó, trước khi học, giáo viên có thể chia nhóm cho về sưu tầm các thông tin về ứng dụng của các quá trình phân giải và tác hại của quá trình phân giải để chuyển bài học thành bài thảo luận.

- Qúa trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn.

Phân tích được mối quan hệ giữa 2 quá trình tổng hợp và phân giải các chất.


- Đặc điểm của quá trình phân giải:

+ Diễn ra bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra, hoặc bên trong tế bào. Hình thức phân giải đa dạng.


+ Với các chất có phân tử lớn như axit nuclêic, prôtêin..(chứa trong xác động vật và thực vật) không thể vận chuyển qua màng được, vi sinh vật phải tiết enzim ra ngoài môi trường (enzim ngoại bào) để thuỷ phân các cơ chất trên trở thành các chất đơn giản hơn.

- Ứng dụng:

+ Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc:

Sử dụng các bã thải thực vật như: Rơm rạ, lõi ngô... để trồng các loại nấm ăn (Giáo viên có thể cho các em sưu tầm trên mạng thông tin sản xuất nấm ăn từ các chất thải thực vật)

- Sử dụng nước thải từ các xí nghiệm chế biến sắn, khoai tây, dong riềng... để nuôi cấy một số nấm men có khả năng đồng hoá tinh bột nhằm thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc...

- Sản xuất rượu, muối dưa cà...( Giáo viên không đi sâu vào phân tích cơ chế mà chỉ thông báo ứng dụng của vi sinh vật)

+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: Nhờ các hoạt tính phân giải vi sinh vật mà xác các động vật và thực vật trong đất được chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó tạo độ phì cho đất .

+ Phân giải các chất độc: Nhiều loại vi khuẩn và nấm có khả năng phân giải các hoá chất độc còn tồn trong đất.

+ Bột giặt sinh học: Để tẩy các vết bẩn ( bột, thịt, mỡ, dầu..) trên quần, áo...người ta thêm vào bột giặt một số enzim vi sinh vật như amilaza, proteaza, lipaza, xenlulaza.

+ Cải thiện công nghiệp thuộc da

- Tác hại :

Gây hư hỏng thực phẩm

Làm giảm chất lượng của các loại lương thực, đồ dùng và hàng hoá..

Kiến thức bài này không khó và có nhiều ứng dụng thực tiễn GV có thể cho HS chuẩn bị trước nội dung bài để đến tiết GV chỉ cần vấn đáp.


BÀI 36: THỰC HÀNH : LÊN MEN ÊTILIC
- Biết làm thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men êtilic.

- Hiểu và giải thích được các bước tiến hành thí nghiệm

+GV cho HS làm trước thí nghiệm, sau đó báo cáo.

Cách tiến hành giống như SGK


BÀI 37: THỰC HÀNH : LÊN MEN LACTIC

- Biết làm sữa chua, muối chua rau quả.

GV cho HS làm trước thí nghiệm, sau đó báo cáo.

Cách tiến hành như hướng dẫn trong SGK.



CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 38: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Bài này dài và khó, GV cần xây dựng công thức tính số lượng tế bào của quần thể sau thời gian t giờ, với số lượng không phải là một tế bào mà là N0 tế bào.

- GV cần nhấn mạnh cho HS, sự sinh trưởng của vi sinh vật là sinh trưởng của cả quần thể

- Nắm được đặc điểm của từng pha trong nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.

* Để HS nắm được những nội dung chính ở từng pha GV yêu cầu HS nghiên cứu nôị dung mục I( SGK trang 127) và hoàn thành vào phiếu học tập sau:



Các pha sinh trưởng

Đặc điểm

Pha tiềm phát ( pha lag)





Pha luỹ thừa (pha log)





Pha cân bằng





Pha suy vong






Nội dung của phiếu học tập:


Các pha sinh trưởng

Đặc điểm

Pha tiềm phát ( pha lag)



- Vi khuẩn thích nghi với môi trường,

- Không có sự gia tăng số lượng tế bào,

- Enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.

Pha luỹ thừa (pha log)



- Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

- Số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân.

- Tốc độ sinh trưởng cực đại.

Pha cân bằng



Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).

Pha suy vong



Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều).


- Phân biệt được sự sai khác giữa 2 hình thức nuôi cấy này. Đó là trong nuôi cấy liên tục thì không có pha tiềm phát vì trong nuôi cấy liên tục môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần phải làm quen với môi trường
BÀI 39: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Đây là bài khó, không đi sâu vào cơ chế mà chỉ kể tên các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực và trình bày được cơ chế của quá trình sinh sản theo kiểu phân đôi của vi khuẩn ( trọng tâm).

- Sinh sản bằng hình thức phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. Quá trình sinh sản nhờ sự hình thành các nếp gấp của màng sinh chất gọi là mezôxôm.

Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.

GV cũng lưu ý cho HS sinh sản phân đôi ở vi khuẩn không giống như nguyên phân đó là không hình thành thoi vô sắc, không có các pha và các kì.

-HS cần phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử ở vi khuẩn.

+ Ngoại bào tử: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn . Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

+ Nội bào tử : Không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn mà là hình thức bảo vệ của vi khuẩn khi gặp điều kiện bất lợi...



( Giáo viên chú ý nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngoại bào tử và nội bào tử. Ngoại bào tử là bào tử sinh sản, mỗi tế bào vi khuẩn có thể hình thành nhiều ngoại bào tử. Còn nội bào tử được hình thành ở một số vi khuẩn ở cuối giai đoạn sinh trưởng, khi mà môi trường cạn kiệt chất dinh dưỡng hoặc điều kiện môi trường không thuận lợi, vi khuẩn hình thành bào tử bên trong tế bào goi là nội bào tử và mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một nội bào tử nên loại bào tử này không phải là bào tử sinh sản. Vỏ nội bào tử đặc trưng bằng hợp chất dipicolinat calcium. tất cả các bào tử sinh sản không tìm thấy hợp chất này)

+Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước.Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.

Vi khuẩn còn có hình thức sinh sản bằng bào tử đốt ( ở xạ khuẩn).

Như vậy ở vi khuẩn có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi và phân đôi.



Trong số các bào tử vi khuẩn thì nội bào tử không phải là bào tử sinh sản.

Phần sinh sản của vi sinh vật nhân thực, GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2( trang 132 SGK) cho biết các hình thức sinh sản hữu tính. Hướng dẫn HS phân biệt 2 hình thức sinh sản hữu tính là bào tử túi và bào tử áo ( hình 39.2 và 39.3 trang 132 SGK)



BÀI 40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HOÁ HỌC

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

- Nắm được đặc điểm của một số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật( chú ý phân tích chất kháng sinh; cồn iốt và cloramin)

- Trình bày được khái niệm nhân tố sinh trưởng. Phân biệt được vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng.
- Yếu tố hoá học

+ Các chất dinh dưỡng



    • Cacbon: là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sinh trưởng của vi sinh vật: Là bộ khung cấu trúc chất sống, cần cho tất cả các chất hữu cơ tạo nên tế bào.

    • Nitơ và photpho. Quá trình tổng hợp ADN, ARN, ATP cần nitơ và photpho.

    • Lưu huỳnh được dùng để tổng hợp các axit amion chứa lưu huỳnh như xistein, metionin

    • Photpho cần cho tổng hợp axit nuclêic và photpho lipit của màng sinh chất.

    • Oxi: Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành :

Hiếu khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng trong điều kiện khi có mặt oxi.

Kị khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng trong điều kiện khi không có mặt oxi.

Các hợp chất hữu cơ như cacbohidrat, lipit, prôtêin...là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. (Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng ).

Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo...có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim...

+ Ngoài các chất trên ra, một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm:

-Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.

-Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không sinh trưởng được trong môi trường tối thiểu.

Vi sinh vật khuyết dưỡng có vai trò quan trọng trong kiểm tra thực phẩm. GV nên phân tích 1 ví dụ cho HS hiểu.

+ Các chất ức chế sự sinh trưởng

Một số chất hoá học thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm, xử lí nước sạch...để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gồm:

Các hợp chất phenol, các loại cồn, iốt, clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng (bạc, thuỷ ngân...), các anđêhit, các loại khí êtilen oxit (10 – 20%), các chất kháng sinh.



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương