NGÔ VĂn hưng (Chủ biên) LÊ HỒng đIỆp nguyễn thị HỒng liêN


BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT



tải về 1.28 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.28 Mb.
#31943
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Đây là bài khó, không đi sâu vào cơ chế mà chỉ kể tên các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực và trình bày được cơ chế của quá trình sinh sản theo kiểu phân đôi của vi khuẩn .

- Sinh sản bằng hình thức phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn. Quá trình sinh sản nhờ sự hình thành các nếp gấp của màng sinh chất gọi là mezôxôm.

Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.

GV cũng lưu ý cho HS sinh sản phân đôi ở vi khuẩn không giống như nguyên phân đó là không hình thành thoi vô sắc, không có các pha và các kì.

- Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử ở vi khuẩn ( Dành cho HS khá, giỏi).

+ Ngoại bào tử: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn . Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

+ Nội bào tử : Không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn mà là hình thức bảo vệ của vi khuẩn khi gặp điều kiện bất lợi...



( Giáo viên chú ý nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngoại bào tử và nội bào tử. Ngoại bào tử là bào tử sinh sản, mỗi tế bào vi khuẩn có thể hình thành nhiều ngoại bào tử. Còn nội bào tử được hình thành ở một số vi khuẩn ở cuối giai đoạn sinh trưởng, khi mà môi trường cạn kiệt chất dinh dưỡng hoặc điều kiện môi trường không thuận lợi, vi khuẩn hình thành bào tử bên trong tế bào goi là nội bào tử và mỗi vi khuẩn chỉ tạo được một nội bào tử nên loại bào tử này không phải là bào tử sinh sản. Vỏ nội bào tử đặc trưng bằng hợp chất dipicolinat calcium. tất cả các bào tử sinh sản không tìm thấy hợp chất này)

+Nảy chồi: Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước.Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.

Vi khuẩn còn có hình thức sinh sản bằng bào tử đốt ( ở xạ khuẩn).

Như vậy ở vi khuẩn có thể sinh sản bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi và phân đôi.



Trong số các bào tử vi khuẩn thì nội bào tử không phải là bào tử sinh sản.

Phần sinh sản của vi sinh vật nhân thực, GV chỉ cần thông báo cho HS biết các hình thức sinh sản. Hướng dẫn HS phân biệt bào tử kín và bào tử trần ( hình 26.3 trang 104 SGK)

Ở vi sinh vật nhân thực cũng có các hình thức sinh sản: Phân đôi; nảy chồi và sinh sản bằng bào tử.

GV cũng cần nhấn mạnh cho HS biết bào tử sinh sản ở vi khuẩn gồm bào tử đốt và ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính. Còn bào tử sinh sản ở nấm có 2 loại:

+ Bào tử vô tính: bào tử đính ( bào tử trần) có ở nấm Aspergillus (nấm cúc); nấm penicilium ( nấm chổi) và bào tử túi có ở nấm Muco

+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp ( nấm tiếp hợp)...

Bào tử nấm không có vỏ dày như nội bào tử, chỉ có lớp màng cấu tạo chủ yếu bằng hemixenlulôzơ và kitin. Không có canxiđipicolinat nên kém chịu nhiệt hơn nội bào tử.

HS rất dễ nhầm các khái niệm trên, do đó GV chú ý phân biệt cho các em, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn.



BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG

CỦA VI SINH VẬT

- Nắm được đặc điểm của một số chất hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật ( chú ý phân tích chất kháng sinh; cồn iốt và cloramin)

- Trình bày được khái niệm nhân tố sinh trưởng. Phân biệt được vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng.

- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật ( chú ý phân tích 3 yếu tố đầu: nhiệt độ, độ ẩm và pH).



Bài này có nhiều ứng dụng thực tiễn, do đó GV nên gắn liền với thực tiễn cuộc sống bài giảng sẽ sinh động hơn.

Các hợp chất hữu cơ như cacbohidrat, lipit, prôtêin...là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. (Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng).

Các chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo...có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hoá enzim...

Ngoài các chất trên ra, một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm:

-Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.

-Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không sinh trưởng được trong môi trường tối thiểu.

GV phân tích cho HS hiểu được được các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau. Thường là ở điều kiện thích hợp, vi sinh vật phát triển tốt; ở trên hoặc dưới ngưỡng thì bị ức chế. Mỗi loại sinh vật có ngưỡng phát triển khác nhau. Nghiên cứu các yếu tố vật lí, hoá học ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật để từ đó có biện pháp ngăn ngừa sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hại, có ứng dụng trong đời sống.

VD: Ứng dụng của các yếu tố vật lí có thể ức chế sinh trưởng của vi sinh vật như: phơi nắng, sấy khô, dùng cloramin để thanh trùng....

BÀI 28: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
Đây là bài thực hành rất khó. Tuỳ từng tình hình cụ thể ở từng trường, từng địa phương mà chọn làm thí nghiệm cho hợp lí và hiệu quả.

CHƯƠNG III : VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
BÀI 29 : CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Đây là bài có nội dung khó và dài. Trọng tâm phần I: "Cấu tạo virut". Tuy nhiên, cũng cần giới thiệu cho HS khái niệm virut. Đặc điểm cơ bản của virut khác biệt so với các nhóm sinh vật khác. Giải thích tại sao virut được coi là dạng trung gian giữa sự sống và cái chết.

- Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ ( đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic ( ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin.

Đặc điểm của virut khác với nhóm sinh vật khác:

+ Có kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào.

+ Chỉ chứa một loại axit nuclêic (ADN hoặc ARN) trong khi đó các tế bào có cả 2 loại.

+ Không có hệ thống sinh tổng hợp prôtêin riêng do không có ribôxôm ; không có hệ thống biến dưỡng riêng ( không phân huỷ thức ăn để tạo ATP).

+ Không có hệ thống trao đổi chất và sinh năng lượng riêng nên phải sống kí sinh bắt buộc.

+ Không sinh trưởng cá thể.

+ Không sinh sản.

+ Không mẫn cảm với chất kháng sinh.



Có nhiều đặc điểm của virut nhưng 3 đặc điểm được in nghiêng đậm yêu cầu HS phải nắm chắc, nội dung còn lại dành cho HS khá, giỏi).

* Để HS nắm được đặc điểm cấu tạo của virut, GV yêu cầu HS quan sát hình 29.1 và nghiên cứu nội dung mục I( trang 115, SGK). Các em sẽ rút ra được có 2 loại virut là virut có vỏ bọc và virut trần.

Cấu tạo của virut : Gồm 2 thành phần cơ bản :

* Lõi là axit nuclêic, có thể là ADN 1 mạch hay ADN 2 mạch hoặc ARN 1mạch hay 2 mạch.

* Vỏ là phân tử prôtêin ( gọi là capsit) : được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme.

Tổ hợp axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nucleôcapsit.

Một số virut còn có thêm vỏ bao ngoài vỏ capsit cấu tạo từ lớp kép lipit và prôtêin gọi là vỏ ngoài. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprôtêin đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ.

- Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.

Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut. Ở ngoài tế bào virut tạo thành tinh thể

Hạt virut có 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp.

Phần II : "Hình thái của virut", GV yêu cầu HS đọc SGK để phân biệt 3 dạng cấu trúc.

Còn sơ đồ thí nghiệm của Franken và Conrat GV phân tích cho HS bằng sơ đồ hình 29.3( dành cho HS khá, giỏi)



BÀI 30 : SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
Trọng tâm là phần I, GV tập trung phân tích 5 giai đoạn nhân lên của virut.

+ Giai đoạn hấp phụ: GV lưu ý cho HS tất cả các virut (trần hoặc vỏ ngoài) đều gắn các gai glicoprôtêin của mình vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.

Quá trình hấp phụ xảy ra khi có mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào. Điều này giải thích tại sao chỉ có những virut nhất định mới có thể gây nhiễm vào các tế bào nhất định

VD: Virut polio chỉ hấp phụ được trên bề mặt tế bào người và linh trưởng không hấp phụ lên tế bào động vật khác vì không có thụ thể phù hợp cho chúng

Nên tính đặc hiệu là rào cản không cho virut hấp phụ lên bất kì tế bào nào ngoài tế bào có thụ thể đặc hiệu.



+ Giai đoạn xâm nhập: GV lưu ý đối với mỗi loại virut có cách xâm nhập vào tế bào chủ là khác nhau.

Đối với phagơ, chỉ phần axit nuclêic được bơm vào còn phần vỏ ở ngoài.

Đối với virut động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó mới cởi bỏ vỏ để giải phóng axit nuclêic.

+ Giai đoạn sinh tổng hợp:

Virut tiến hành tổng hợp hệ gen cho virut mới và prôtêin cho riêng mình nhờ sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào ( Trừ một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp).

Quá trình tổng hợp prôtêin gồm 2 giai đoạn tuỳ thuộc vào sự tổng hợp mARN.

- Tổng hợp prôtêin sớm: Đây là các enzim (ADN Polymeraza phụ thuộc ADN) cần cho sao chép ADN.

- Tổng hợp prôtêin muộn: Diễn ra sau khi tổng hợp ADN, chủ yếu là các prôtêin cấu trúc để tạo vỏ capsit và vỏ ngoài; prôtêin này được tổng hợp trên ribôxôm trong tế bào chất

( GV không cần thiết phải dạy mà chúng tôi đưa ra làm tư liệu cho GV tham khảo)

+ Giai đoạn lắp ráp: Quá trình lắp ráp genom với prôtêin để tạo thành hạt virut mới xảy ra ở các vị trí khác nhau bên trong tế bào.

+ Giai đoạn phóng thích:

Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan

Khi axit nuclêic gắn xen vào NST của tế bào và nhân lên cùng với hệ gen của tế bào mà không phá vỡ tế bào gọi là chu trình tiềm tan.

Trong những điều kiện nhất định, virut có thể chuyển từ chu trình tiềm tan sang chu trình sinh tan và ngược lại.

Phần II: HIV/AIDS.

Phần này GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS đọc sách giáo khoa


BÀI 31 : VIRUT GÂY BỆNH

ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN
- Tác hại của virut đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng.

- Nguyên lí và ứng dụng của virut trong thực tiễn.

* Đối với virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)

Con người đã sử dụng vi sinh vật ngày càng nhiều để phục vụ cho lợi ích của mình. Các sản phẩm do chúng sinh ra gắn liền với đời sống xã hội như thuốc kháng sinh, vacxin, vitamin...

* Virut kí sinh ở thực vật.

GV phân tích kĩ 3 nội dung trong SGK chỉ lưu ý virut tự nó không thể xâm nhập vào tế bào thực vật. Vì bề mặt lá có tầng cutin bảo vệ không cho thụ thể bám vào.

Phần lớn virut lây nhiễm từ cây này sang cây khác thông qua động vật không xương sống. như bọ rày xanh, rệp đốm...

* Virut kí sinh ở côn trùng.

Virut có thể kí sinh và gây bệnh cho côn trùng hoặc chỉ tồn taị trong côn trùng, lúc đó côn trùng là ổ chứa hoặc là vật trung gian truyền bệnh.

GV sử dụng câu hỏi thực tiễn giúp HS hiểu tác hại của virut kí sinh ở côn trùng hơn là giảng kiến thức.

- Hiểu biết cấu trúc của virut đã mang lại lợi ích lớn trong thực tiễn. GV chỉ cần phân tích một nội dung quy trình sản xuất inteferon, trong mục II "Ứng dụng của virut trong thực tiễn".

Interfêron là những hợp chất hữu cơ có bản chất là prôtêin được sinh ra từ tế bào nhân thực đáp lại sự nhiễm virut và các hợp chất khác.

Tính chất của interfêron:

+ Là những prôtêin hoặc dẫn xuất của prôtêin miễn dịch có chút ít gluxit với khối lượng phân tử lớn.

+ Bền vững trước nhiều loại enzim, nhưng bị phân giải bởi proteaza và bị phá huỷ bởi nhiệt độ, kém bền trước axit.

Đặc tính sinh học của interfêron:

+ Không có tác dụng đặc hiệu đối với virut.

+ Có tính đặc hiệu loài.



(Kiến thức về interfêron không cần HS học mà chỉ làm tư liệu cho GV khi dạy và dành cho HS khá, giỏi)

Ngoài ra GV có thể khai thác kiến thức cũ về công nghệ gen đã học ở lớp 9 để vai trò của virut trong thực tiễn.




BÀI 32 : BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH

- Khái niệm về bệnh truyền nhiễm, điều kiện để gây bệnh. Truyền nhiễm là khả năng lây lan bệnh từ cá thể này sang cá thể khác, do các tác nhân như vi khuẩn, vi nấm...

Muốn gây bệnh phải cần có 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhập thích hợp.

- Phương thức lây truyền, theo 2 con đường: truyền ngang và truyền dọc. GV nên phân tích kĩ 2 phương thức lây truyền.

phần các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut chỉ cần kể tên các loại bệnh được lây qua con đường nào

VD bệnh viêm gan, quai bị ...là bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Khái niệm về miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu cần phân biệt miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. (Không đi sâu vào cơ chế)

- Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với kháng nguyên, đóng vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.

Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập vào cơ thể là hàng rào vật lí, hoá học, vi sinh vật.

+ Hàng rào vật lí bao gồm da, niêm mạc ở các đường hô hấp, tiêu hoá...

+Hàng rào hoá học bao gồm khả năng tiết ra một số chất ức chế sinh trưởng cảu vi sinh vật như lizôzim trong nước mắt, nước mũi...

+Hàng rào vi sinh vật đó là các vi sinh vật sống trên bề mặt cũng như bên trong cơ thể. Đó là các vi sinh vật không gây hại mà có lợi do chúng chiếm trước vị trí của các vi sinh vật gây bệnh sẽ đến như làm giảm nồng độ oxi, cạnh tranh và nhiều vi sinh vật còn tiết ra chất diệt khuẩn.

- Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi các tuyến phòng thủ trên không thể ngăn được sự nhiễm trùng. Gồm 2 loại miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

Điểm phân biệt

Đặc điểm

Tác dụng


Miễn dịch dịch thể

Sản xuất ra kháng thể nằm trong dịch thể(máu, sữa, dịch hạch bạch huyết)

Làm nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các độc tố do chúng tiết ra


Miễn dịch tế bào

Có sự tham gia của các tế bào T độc

Tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc và ngăn cản sự nhân lên của virut

BÀI 33 : ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT
Học xong phần sinh học vi sinh vật, GV tiếp tục củng cố quan điểm cấu trúc hệ thống. Học sinh học vi sinh vật thực chất là học sinh học tế bào ( trừ virut) cơ thể vi sinh vật đều được cấu tạo từ một tế bào. Ở phần này, 4 đặc tính của cơ thể sống được nghiên cứu kĩ. Một lần nữa khẳng định tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản thế giới sống. Do đó GV cần hướng dẫn cho HS ôn tập theo 4 đặc tính cơ bản đó và HS biết cách xây dựng bản đồ khái niệm, nguyên tắc phân chia khái niệm.

Để ôn tập tốt phần sinh học vi sinh vật, GV yêu cầu các em về làm trước các nội dung của bài 33 theo nội dung SGK.




C. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI THỰC HIỆN Chuẩn kiến thức, kĩ năng một số bài trong SGK Sinh học 10 nâng cao

Về cơ bản nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng của hai chương trình là như nhau, vì vậy trong phần này chúng tôi chỉ phân tích làm rõ thêm một số yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình nâng cao (đặc biệt là kĩ năng của học sinh). Khi dạy học phần này, GV căn cứ vào nội dung cột 3 và cột 4 phần A để chuẩn bị bài lên lớp. Vì thời lượng dành cho chương trình nâng cao nhiều hơn nên GV cần chú ý rèn luyện các kĩ năng tính toán cho HS. So với sách cơ bản, sách nâng cao được trình bày sâu hơn về lí thuyết, thực hành và những vấn đề lí thuyết liên quan đến kĩ thuật, công nghệ và sản xuất.

Bố cục của sách giáo khoa sinh học 10 nâng cao gồm 3 phần :

Phần một : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Phần này gồm 6 bài: từ bài 1 đến bài 6. Ở phần này giúp học sinh nhìn thấy được một cách tổng thể của thế giới sống, về các cấp độ tổ chức, về đặc điểm và sự đa dạng phong phú của thế giới sống nhưng lại rất thống nhất. HS cũng được biết cách phân loại sinh giới theo quan điểm của Whittaker và Margulis đề xuất năm 1969. Học sinh được tìm hiểu sâu hơn về 5 giới sinh vật. Sinh giới rất đa dạng nhưng dựa vào các tiêu chí khác nhau vẫn phân loại được chúng, thể hiện được tính đa dạng nhưng lại thống nhất.



Phần hai: SINH HỌC TẾ BÀO

Gồm 4 chương

Chương I: Thành phần hoá học của tế bào

(Gồm 6 bài từ bài 7 đến bài 12)

Nội dung đề cập đến cấu trúc và chức năng của các thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào đó là các hợp chất vô cơ, hữu cơ, đồng thời nghiên cứu các liên kết hoá học trong tế bào. Quán triệt quan điểm cấu trúc hệ thống, thành phần hoá học được trình bày từ cấp độ phân tử, đến các đại phân tử hữu cơ như: Cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic

Sau khi học xong chương1, học sinh nhận thức được thành phần cấu tạo nên tế bào là các nguyên tố hoá học, sự liên kết các nguyên tố hoá học đã tạo nên các đại phân tử mà chính sự tương tác của chúng ở bên trong đã tạo nên hoạt động sống. Đồng thời học sinh được tìm hiểu sâu hơn về vai trò cảu các hợp chất vô cơ và hữu cơ đối với tế bào.

Chương II: Cấu trúc tế bào

(Gồm 8 bài từ bài 13 đến bài 20)

Sang chương 2, phác hoạ cho HS một bức tranh toàn cảnh về sự liên kết các thành phần hoá học đó tạo nên các bào quan của tế bào. Ở chương này, học sinh được tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mỗi thành phần trong tế bào nhân sơ, sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mỗi bào quan và giữa các bào quan trong tế bào. Do cấu trúc đã tạo nên tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

(Gồm 7 bài từ bài 21 đến bài 27)

Trong chương 3, học sinh hiểu rõ hơn khái niệm về năng lượng, các nguyên lí chuyển hoá năng lượng trong tế bào, hiểu được cơ chế của quá trình tổng hợp ( quang tổng hợp và hoá tổng hợp), quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong tế bào để tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Học sinh còn được tìm hiểu vai trò của enzim, cấu trúc, cơ chế và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.

Chương IV: Phân bào

(Gồm 5 bài từ bài 28 đến bài 32 )

Theo một trình tự không thể đảo ngược, sau khi nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các bào quan, trao đổi vật chất và năng lượng thì tế bào sinh trưởng và sinh sản. Đó là điểm khác biệt cơ bản giữa vật vô sinh và cơ thể sống.

Học sinh được tìm hiểu cơ chế hình thành tế bào con của sinh vật nhân sơ và của tế bào nhân thực ( thông qua học về nguyên phân và giảm phân)

Phần ba : SINH HỌC VI SINH VẬT

Gồm 3 chương

Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

(Gồm 5 bài từ bài 33 đến bài 37)

Giới thiệu các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi sinh vật và vai trò của vi sinh vật trong quá trình chuyển hoá vật chất. Từ đó giúp học sinh hiểu biết về những ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống của con người

Như vậy, trong chương I, HS nắm được các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất của vi sinh vật

Chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

(Gồm 5 bài từ bài 38 đến bài 42)

Đề cập đến sự sinh sản của quần thể vi sinh vật theo cấp số mũ, các pha trong nuôi cấy liên tục và không liên tục. Qua đó học sinh thấy được sự khác biệt giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục. Học sinh còn được học cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, đồng thời nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.

Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm

(Gồm 6 bài từ bài 43 đến bài 47 và bài ôn tập )

Đề cập đến khái niệm virut, cấu trúc chung của virut, đồng thời HS được biết được các giai đoạn của quá trình sinh sản của virut trong tế bào. Học sinh còn được biết thêm kiến thức về

virut HIV, các con đường lây truyền, ba giai đoạn phát triển của bệnh và biện pháp phòng ngừa. Học sinh còn được tìm hiểu về các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và động vật, biết được con đường xâm nhiễm, tác hại của chúng, bên cạnh đó virut cũng có những ứng dụng trong thực tiễn. Cuối cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

Cụ thể như sau:


Phần một : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: Tế bào  Cơ thể  Quần thể - Loài  Quần xã Hệ sinh thái - Sinh quyển.

Để HS nắm được các cấp độ tổ chức của thế giới sống. GV yêu cầu HS quan sát hình 1 ( trang 7) trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp lên cao. HS kể tên được các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Giúp HS hiểu sâu hơn cấp độ tổ chức nào là cấp độ tổ chức cơ bản và cấp nào là tổ chức trung gian của thế giới sống. GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I: Các cấp tổ chức của thế giới sống.

GV gọi HS trả lời, sau đó GV chốt kiến thức: Thế nào là cấp tổ chức cơ bản (là cấp độ có khả năng tự điều chỉnh có thể tồn tại độc lập trong hệ thống).

+ Các cấp độ tổ chức cơ bản là: Tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.

+ Cấp độ tổ chức trung gian: Phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan.

GV đưa ra 2 câu hỏi:

Trong các cấp độ tổ chức cơ bản , thì cấp độ tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Tại sao phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là cấp tổ chức trung gian của thế giới sống.

HS giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

GV phải chốt kiến thức cho HS biết được đặc tính nổi trội của cấp độ tổ chức cao mà ở cấp dưới liền kề không có được.

(VD: Đặc điểm nổi trội của cấp độ cơ thể mà không có được ở cấp độ tế bào là sự tương tác giữa các tế bào trong từng mô, giữa các mô trong từng cơ quan, hệ cơ quan và sự tương tác giữa các hệ cơ quan trong một cơ thể tạo nên sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường.)

Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống đó là trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng.

GV nhấn mạnh đặc điểm nổi trội đặc trưng cho tổ chức sống trên đều được thể.

Mục II: Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

Phần này GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phân tích được 3 đặc điểm cơ bản của thế giới sống (Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hoá).

Đặc điểm hệ mở, tự điều chỉnh là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt thế giới sống với thế giới vô cơ (GV dẫn dắt bằng ví dụ hay tình huống để HS nắm chắc được đặc điểm này).

Đây là bài mở đầu cho chương trình sinh học 10 và cũng là bài đầu tiên của chương trình Sinh học THPT. Bài mang tính khái quát cao về thế giới sống, do đó GV cần định hướng cho HS hiểu về quan điểm xây dựng chương trình SGK theo tiếp cận cấu trúc hệ thống. Để từ đó rèn cho HS tư duy hệ thống. Có như vậy HS mới có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

BÀI 2 : GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
GV giới thiệu các quan điểm phân chia sinh giới, song cần tập trung vào phân tích quan điểm phân chia sinh giới của Whittaker và Margulis năm 1969, giúp HS nắm được tiêu chí cơ bản để phân chia của hệ thống 5 giới đó là:

+ Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật: nhân sơ hay nhân thực.

+ Tổ chức cơ thể là đơn bào hay đa bào.

+ Kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng hay dị dưỡng.

Trọng tâm: Hệ thống 5 giới gồm: Giới khởi sinh (Monera); giới nguyên sinh (Protista); giới nấm (Fungi); giới thực vật ( Plantae) và giới động vật (Animalia). GV sử dụng bảng 2.1 (trang 10) để giúp học sinh thấy được sự khác nhau và mối quan hệ giữa 5 giới.

- Các bậc phân loại trong mỗi giới: GV cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa, sau đó đưa ví dụ để học sinh phân loại và đặt tên.

GV hướng dẫn HS về đọc thêm mục em có biết để tìm hiểu về hệ thống 3 lãnh giới và đưa thêm thông tin về quan điểm phân chia của hệ thống 3 lãnh giới.

- Sự đa dạng sinh học được hiểu là sự đa dạng về số lượng, thành phần loài, quần thể và quần xã.

- GV sử dụng các đoạn phim có nội dung khai thác rừng, đánh bắt thuỷ hải sản…cho các em thấy được tác hại của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái. Để từ đó các em thấy được việc cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương