NGÔ VĂn hưng (Chủ biên) LÊ HỒng đIỆp nguyễn thị HỒng liêN



tải về 1.28 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.28 Mb.
#31943
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




CHỦ ĐỀ

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

BỔ SUNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

2.2.Cấu trúc của tế bào.


Kiến thức:

- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào.


Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn. Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất...), tế bào chất, màng sinh chất.

- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.

- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch ( ưu trương, nhược trương và đẳng trương)



Kĩ năng:

Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh



- Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).
- Tế bào vi khuẩn gồm các thành phần cơ bản:

+ Màng sinh chất: Được cấu tạo từ photpholipit và prôtêin.

+ Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.

+ Vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất.

Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.

- Tế bào nhân thực: Có cấu trúc phức tạp hơn, có màng nhân bao bọc, có nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau.

+ Nhân tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. (TBĐV khác TBTV)

Nhân có vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.


+ Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin

Ribôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.
+ Khung xương tế bào là hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi và sợi trung gian) đan chéo nhau.

Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan ( ti thể, ribôxôm, nhân..), ngoài ra còn giúp cho tế bào di chuyển, thay đổi hình dạng (amip..)


+ Trung thể không có cấu trúc màng, được cấu tạo từ 2 trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc.

Trung thể có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào.


+ Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.


+ Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp của thực vật.

Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).

+ Lưới nội chất là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau chia t ế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng.

Lưới nội chất có hai loại: lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

* Lưới nội chất hạt: trên màng có nhiều hạt ribôxôm, tham gia quá trình tổng hợp prôtêin.

* Lưới nội chất trơn: trên màng không có đính các hạt ribôxôm., có vai trò tổng hợp lipit, chuyển hoá đường...



+ Lizôxôm là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.

Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào, các tế bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.


+ Không bào là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật.
+ Bộ máy Gôngi là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.

Bộ máy gôngi có chức năng thu gom, đóng gói , biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.


+ Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.

Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

Màng sinh chất có chức năng:

Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).


- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.

- Các phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào:

+ Cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
+ Vận chuyển chủ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang), tiêu tốn năng lượng.
+ Vận chuyển nhờ sự biến dạng màng : gồm có nhập bào và xuất bào.

* Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.

* Xuất bào là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.

- Khuếch tán: là sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+ Thẩm thấu: Hiện tượng nước (dung môi) khuếch tán qua màng

+ Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.

+ Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào.

+ Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào.

Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.


Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, chưa có các bào quan có màng bao bọc.

- Thành tế bào: là một trong những thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn. Được cấu tạo chủ yếu từ peptiđôglican, có chức năng quy định hình dạng tế bào.

- Vỏ nhầy: Làm tăng sức bảo vệ tế bào, bám dính vào các bề mặt.

- Roi: Có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển

- Lông: Ở 1 số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người
- Cấu trúc nhân tế bào:

+ Hình dạng: Bầu dục, hình cầu

+ Kích thước: Đường kính khoảng 5m.

+ Cấu trúc:

* Màng nhân: là màng kép, mỗi màng dày 6-9nm có cấu trúc giống màng sinh chất.

Màng ngoài thường nôí với lưới nội chất.

Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân, có đường kính từ 50 -80nm. Lỗ nhân được gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.

* Chất nhiễm sắc: Gồm các sợi nhiễm sắc (cấu tạo từ ADN liên kết với prôtêin histon). Các sợi nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành NST.

.

* Nhân con: Trong nhân có 1 hay vài thể hình cầu bắt mầu đậm hơn so với phần còn lại gọi là nhân con. Nhân con chủ yếu là prôtêin (80%-85%) và rARN.



Lục lạp bao gồm các hạt grana (tạo thành bởi các tilacoit xếp chồng lên nhau, trên màng tilacoit chứa hệ sắc tố và enzim xúc tác cho các phản ứng sáng) và chất nền (chứa enzim xúc tác cho các phản ứng tối, ADN, prôtêin....).

Là nơi xảy ra quá trình tổng hợp một số chất quan trọng (ADN, ARN, prôtêin lục lạp...).


Lưới nội chất trơn có nhiều loại enzim phân huỷ chất độc hại với tế bào.

Ở tế bào thực vật còn có chức năng tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

Côlestêrôn là một loại phân tử lipit nằm xen kẽ với các phân tử photpholipit và rải rác trong 2 lớp lipit của màng. Chiếm khoảng 25 -30% thành phần lipit màng. Côlestêrôn nhiều làm cản trở sự đổi chỗ của photpholipit, do đó làm giảm tính linh động của màng. Nên màng sẽ ổn định hơn.

Prôtêin màng: + Gồm prôtêin bám màng, có thể bám trên bề mặt màng tế bào hoặc khảm vào nửa lớp kép photpholipit.

+ Prôtêin xuyên màng: xuyên qua lớp kép photpholipit tạo lỗ và kênh vận chuyển.

Chức năng của prôtêin màng : Vận chuyển các chất qua màng, thu nhận và xử lí thông tin cho tế bào.`

Vận chuyển thụ động có thể đạt cân bằng nồng độ các chất giữa trong và ngoài tế bào.

Vận chuyển chủ động tạo ra sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.

Người ta chia nhập bào thành 2 loại: Ẩm bào và thực bào.

+ Thực bào: Là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng phân tử lớn ở dạng rắn, không thể lọt qua lỗ màng được.

+ Ẩm bào: Là nhập bào đối với chất lỏng.

Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

(trang sau)

Giải bài tập về tế bào.






* Sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật: (chỉ dành cho chương trình NC)


Điểm so sánh

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

- Kích thước

Nhỏ hơn

Lớn hơn

- Thành tế bào

Đa số có thành

Murein


Đa số không có thành (thực vật có thành Xenlulo, nấm có thành hemixelulô)

- Nhân:

+ Màng nhân

+ Số lượng NST

+ Prôtêin histon


-

01



Không/ có (archaea)

+

Nhiều





- Tế bào chất:

+ Ribôxôm

+ Lưới nội chất ti thể, gongi, lục lạp….

70S


-

80S (70S ở ti thể và lạp thể)

+


- Phân bào

Trực phân

Gián phân: nguyên phân, giảm phân

- Hợp tử có tính chất

Từng phần

Toàn phần


* Khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. (chỉ dành cho chương trình NC)


Điểm so sánh

TB động vật

TB thực vật

Hình dạng

Thường không nhất định

Có hình dạng cố định

Kích thước

- Thường nhỏ hơn, khoảng 20µm

- Thường lớn hơn: 50µm

Cấu tạo


- Không có thành xenlulo

- Có thành xenlulo

- Không bào nhỏ hoặc không có

- Không bào lớn (không bào trung tâm)

- Không có lục lạp

- Có lục lạp

- Hdạng TB là xác định nhưng có thể thay đổi khi hoạt động . Chỉ có TB bạch cầu có hình dạng không cố định

- Hình dạng cố định

- Có trung thể

- Không có trung thể

- Chất dự trữ dưới dạng các hạt glycogen.

- Chất dự trữ dưới dạng các hạt tinh bột.




- Màng sinh chất có nhiều colesteton .

- Màng không có hoặc rất ít côlestêrôn.

Tính chất

- Thường có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh

- Ít khi chuyển động, phản ứng chậm

Dinh dưỡng

- Dị dưỡng

- Tự dưỡng



CHỦ ĐỀ

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

BỔ SUNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

2.3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào



Kiến thức:

Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hoá năng lượng, hô hấp và quang hợp).


- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng.

Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP.

Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất

- Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình quang hợp và hô hấp



- Kĩ năng: Làm được một số thí nghiệm về enzim


Năng lượng : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Gồm 2 loại: Động năng và thế năng.

Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.

Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.


- Chuyển hoá năng lượng là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng (Chuyển hoá giữa 2 dạng động năng và thế năng).


- ATP( Adenozin triphotphat): gồm 1 bazơ nitric Adenin liên kết với 3 nhóm phot phat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ. Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.

Chức năng của ATP :

+ Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.

+ Sinh công cơ học.
- Enzim: Là chất xúc tác sinh học, có bản chất prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đôỉ sau phản ứng.

+ Cấu trúc của enzim:

Enzim gồm 2 loại:

Enzim 1 thành phần (chỉ là prôtêin) và enzim 2 thành phần (ngoài prôtêin còn liên kết với chất khác không phải prôtêin).

Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.

+ Vai trò của enzim:

Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

Tế bào điều hoà hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế.


- Các nhân tố ảnh hưởng đến enzim là: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim, nồng độ enzim (SGK).
- Quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.

Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối




Điểm phân biệt

Pha sáng

Pha tối

Điều kiện

Cần ánh sáng

Không cần ánh sáng

Nơi diễn ra

Hạt granna

Chất nền (Stroma)

Nguyên liệu

H2O, NADP+, ADP

CO2, ATP, NADPH

Sản phẩm

ATP, NADPH, O2

Đường glucozơ...

Hô hấp tế bào: Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ ( chủ yếu là glucozơ) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống .

Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử.


Các giai đoạn

Vị trí xảy ra

Nguyên liệu

Sản phẩm

Đường phân

Tế bào chất

Glucozơ, ATP, ADP, NAD+

Axit pyruvic, ATP

NADH


Chu trình Crep

Tế bào nhân thực: Chất nền ti thể

Tế bào nhân sơ: Tế bào chất



Axit pyruvic, ADP,

NAD+, FAD,



ATP,

NADH, FADH2, CO2



Chuỗi chuyền điện

tử


Tế bào nhân thực: Màng trong ti thể

Tế bào nhân sơ: Màng tế bào chất



NADH, FADH2, O2

ATP, H2O

HS làm được một số thí nghiệm về enzim như trong bài thực hành.



* Bổ sung thêm chức năng của ATP:

+ Dẫn truyền xung thần kinh

Biết được cơ chế điều hoà phổ biến trong cơ thể là ức chế ngược.


Sắc tố quang hợp: Bao gồm các phân tử hữu cơ có khả năng hấp thụ ánh sáng. Có 3 nhóm sắc tố là: Clorophyl (sắc tố chính), carôtenôit, phicôbilin. Mỗi loại sắc tố quang hợp chỉ hấp thu năng lượng ánh sáng ở bước sóng xác định. Vì vậy mỗi loại cây có thể có nhiều loại sắc tố quang hợp (hệ sắc tố).

- Hoá tổng hợp:

- Hoá tổng hợp: Là con đường đồng hoá CO­2 nhờ năng lượng của các phản ứng oxi hoá để tổng hợp thành các chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể.

* Phương trình tổng quát:

Vi sinh vật

A (chất vô cơ) + O2

AO2 + năng lượng ( Q)

AO2 + năng lượng (Q)


Vi sinh vật

CO2 + RH2 + Q 

Chất hữu cơ + R
* Các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp:

+ Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa lưu huỳnh.

+ Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa nitơ.

+ Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ các hợp chất chứa sắt.

+ Nhóm vi khuẩn lấy năng lượng từ hidro

HS giải được bài tập về áp suất thẩm thấu, vận chuyển các chất qua màng, nồng độ dịch bào,...









CHỦ ĐỀ


CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG


CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

BỔ SUNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH

NÂNG CAO


2.4. Phân bào


Kiến thức:

- Mô tả được chu kì tế bào.

- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân, giảm phân

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân



- Kĩ năng:

- Quan sát tiêu bản phân bào

- Biết lập bảng so sánh nguyên phân, giảm phân.


- Chu kì tế bào: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia.

- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( Thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân.


- Kì trung gian:

+ Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất....đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN.

+ Được chia thành 3 pha:
* Pha G1:

Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.

Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.

* Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử .


* Pha G: Diễn ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào(tubulin...).

Sau pha Gsẽ diễn ra qúa trình nguyên phân.

- Nguyên phân : Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.

Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

* Phân chia nhân ( phân chia vật chất di truyền), được chia thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

+ Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn ; Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất.

+ Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.

+ Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất.

* Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.

Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.

Ý nghĩa:

* Về mặt lí luận: + Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên

+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.

+ Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân

* Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
- Giảm phân: Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín.

Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

* Đặc điểm của giảm phân:

+ Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian.

+ Ở kì đầu của giảm phân I, có sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit không chị em

* Diễn biến của giảm phân.



Giảm phân I

+ Kì đầu:

- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.

- Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại

- Thoi vô sắc hình thành

- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến

+ Kì giữa:

- NST kép co xoắn cực đại

- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

+ Kì sau: - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối: - Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

- Thoi phân bào tiêu biến

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa



Giảm phân II

Kì trung gian diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của NST

+ Kì đầu: NST co ngắn

+ Kì giữa: Các NST tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

+Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào

+ Kì cuối: - NST dãn xoắn

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

- Thoi phân bào tiêu biến

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa

* Kết quả: Từ 1tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 tế bào con có bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ.

* Ý nghĩa:

+ Về mặt lí luận: Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội(n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục.

Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể.
* Về mặt thực tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong công tác chọn giống.

- Quan sát tiêu bản phân bào

- Biết lập bảng so sánh nguyên phân, giảm phân.

- Kì trung gian:

Tổng hợp ARN, ADN, các prôtêin, các enzim.
+ Pha G1:

* Tổng hợp các bào quan khác nhau, tổng hợp các prôtêin, chuẩn bị các tiền chất cho quá trình nhân đôi ADN.

* Pha G1 có độ dài tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào.

+ Pha S: Ở pha này còn diễn ra qúa trình tổng hợp nhiều chất cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng.


+ Pha G: Tubulin được trùng hoá để tạo ra các vi ống của bộ máy thoi phân bào.

Quá trình phân chia nhân ở tế bào động vật và thực vật là giống nhau. Chỉ khác ở giai đoạn phân chia tế bào chất. Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo ( ở giữa từ ngoài vào) tạo thành 2 tế bào con. Còn ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn từ trung tâm ra.

Sự tiếp hợp có thể xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 cromatit không chị em Hoán vị gen

Bổ sung ý nghĩa:

Sự trao đổi chéo đều của các cặp NST tương đồng ở kì đầu I và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST ở kì sau I đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh, tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhautạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú, làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
- HS biết giải các bài tập về phân bào.

- HS có thể làm được tiêu bản tạm thời về phân chia TB



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương