NGÔ VĂn hưng (Chủ biên) LÊ HỒng đIỆp nguyễn thị HỒng liêN


Định hướng việc kiểm tra đánh giá



tải về 1.28 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.28 Mb.
#31943
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

3. Định hướng việc kiểm tra đánh giá

SGK cũng cố gắng hướng dẫn cách đánh giá việc học tập của HS thông qua hệ thống các câu hỏi. Trong đó chú trọng nhiều đến các câu hỏi vận dụng kiến thức, các câu hỏi liên hệ với thực tiễn và giải quyết vấn đề của đời sống. Việc đánh giá HS không chỉ theo kiểu truyền thống là kiểm tra miệng, kiểm ra 15 phút hay 1 tiết mà thông qua các hoạt động trên lớp GV có điều kiện đánh giá được sự hiểu biết của HS, biết được từng HS còn yếu ở các kĩ năng gì, qua đó giúp HS rèn luyện khắc phục dần các nhược điểm.

B. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI THỰC HIỆN Chuẩn kiến thức, kĩ năng từng bài trong SGK Sinh học 10

Bố cục của sách giáo khoa Sinh học 10 gồm 3 phần



Phần một : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Phần này gồm 2 bài: bài 1 và bài 2. Ở phần này giúp học sinh nhìn thấy được cái tổng thể của thế giới sống, về các cấp độ tổ chức, về đặc điểm và sự đa dạng phong phú của thế giới sống nhưng lại rất thống nhất. HS cũng được biết cách phân loại sinh giới theo quan điểm của Whittaker và Margulis đề xuất năm 1969. Sinh giới rất đa dạng nhưng dựa vào các tiêu chí khác nhau vẫn phân loại được chúng, thể hiện được tính đa dạng nhưng lại thống nhất. Cái đích cuối cùng của SGK mới này là giúp HS có tư duy hệ thống.



Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO

Gồm 4 chương

Chương I: Thành phần hoá học của tế bào

(Gồm 4 bài từ bài 3 đến bài 6)

Nội dung đề cập đến cấu trúc và chức năng của các thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào đó là các hợp chất vô cơ, hữu cơ đồng thời nghiên cứu các liên kết hoá học trong trế bào. Quán triệt quan điểm cấu trúc hệ thống, thành phần hoá học được trình bày theo cấp độ từ nguyên tử đến phân tử tiếp đến các đại phân tử hữu cơ như Cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

Sau khi học xong chương I, HS đã nhận thức được thành phần cấu tạo nên tế bào là các nguyên tố hoá học, sự liên kết các nguyên tố hoá học đó đã tạo nên các đại phân tử mà chính các sự tương tác của chúng ở bên trong tế bào đã tạo nên các hoạt động sống.

Như vậy, ở chương I, HS được học các khái niệm về hợp chất vô cơ ( nước, muối khoáng), hợp chất hữu cơ (cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic), và các khái niệm về các liên kết hoá học...

Chương II: Cấu trúc tế bào.

( Gồm 6 bài từ bài 7 đến bài 12).

Sang chương II, phác hoạ cho HS đượcbức tranh toàn cảnh về sự liên kết các thành phần hoá học đó đã tạo nên các bào quan của tế bào. Trong chương này HS được nghiên cứu sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng của mỗi bào quan và giữa các bào quan trong tế bào. Do cấu trúc đã tạo nên tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Như vậy, ở chương II, HS được học các khái niệm về cấu trúc, chức và chức năng của thành phần hoá học của tế bào nói chung, đồng thời được nghiên cứu cấu trúc, chức năng và mối quan hệ của cấu trúc và chức năng của các bào quan.

Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào

( Gồm 5 bài từ bài 13 đến bài 17).

Trong chương III, HS hiểu rõ hơn khái niệm về năng lượng, các dạng năng lượng, các nguyên lí chuyển hoá năng lượng trong tế bào, đặc biệt là khái niệm “đồng tiền năng lượng” của tế bào.

Cũng trong chương này, HS sẽ được nghiên cứu sự vận động của các hợp chất vô cơ, hữu cơ. Đó chính là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào với sự tham gia của prôtêin ( thành phần cấu tạo nên tế bào) đóng vai trò là các enzim tham gia xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Đồng thời HS cũng tìm hiểu sâu về cấu trúcm cơ chế hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng, vai trò và đặc tính của enzim.

Như vậy, trong chương III, những khái niệm về các dạng năng, enzim, sự chuyển hoá vật chất, trao đổi năng lượng, hô hấp, quang hợp được hình thành.

Chương IV: Phân bào

(Gồm 4 bài từ bài 18 đến bài 21 )

Theo một trình tự logic không thể đảo ngược, sau khi nghiên cứu cấu trúc, chức năng của các bào quan, trao đổi vật chất và năng lượng thì tế bào sinh trưởng và sinh sản. Đó là điểm khác biệt giữa cơ thể sống với vật vô sinh. HS được học trong quá trình hình thành tế bào sinh dưỡng thông qua học về nguyên phân, quá trình hình thành tế bào sinh dục thông qua học về giảm phân.

Như vậy, trong chương IV học sinh được học về các khái niệm nguyên phân, giảm phân và chu kì tế bào.


Phần ba : SINH HỌC VI SINH VẬT

Gồm 3 chương

Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

(Gồm 3 bài từ bài 22 đến bài 24)

Giới thiệu các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi sinh vật và vai trò của vi sinh vật trong quá trình chuyển hoá vật chất. Từ đó giúp học sinh hiểu biết về những ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống của con người

Như vậy, trong chương I, HS nắm được các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất của vi sinh vật

Chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

(Gồm 4 bài từ bài 25 đến bài 28)

Đề cập đến sự sinh sản của quần thể vi sinh vật theo cấp số mũ, các pha trong nuôi cấy liên tục và không liên tục. Qua đó học sinh thấy được sự khác biệt giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục. Học sinh còn được học cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, đồng thời nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.

Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm

(Gồm 5 bài từ bài 29 đến bài 33)

Đề cập đến khái niệm virut, cấu trúc chung của virut, đồng thời HS được biết được các giai đoạn của quá trình sinh sản của virut trong tế bào. Học sinh còn được biết thêm kiến thức về virut HIV, các con đường lây truyền, ba giai đoạn phát triển của bệnh và biện pháp phòng ngừa. Học sinh còn được tìm hiểu về các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và động vật, biết được con đường xâm nhiễm, tác hại của chúng, bên cạnh đó virut cũng có những ứng dụng trong thực tiễn. Cuối cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.



Phần một : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: Tế bào  Cơ thể  Quần thể - Loài  Quần xã Hệ sinh thái - Sinh quyển.

Để HS nắm được các cấp độ tổ chức của thế giới sống. GV yêu cầu HS quan sát hình 1 ( trang 7) trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp lên cao. Như vậy, HS kể tên được các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Giúp HS hiểu sâu hơn cấp độ tổ chức nào là cấp độ tổ chức cơ bản và cấp nào là tổ chức trung gian của thế giới sống. GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I: Các cấp tổ chức của thế giới sống (SGK trang 6). GV gọi HS trả lời, sau đó GV chốt kiến thức:

+ Các cấp độ tổ chức cơ bản là: Tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.

+ Cấp độ tổ chức trung gian: Phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan.

GV đưa ra 2 câu hỏi:

Trong các cấp độ tổ chức cơ bản , thì cấp độ tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Tại sao phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là cấp tổ chức trung gian của thế giới sống.

HS trả lời và GV chốt kiến thức. Qua đây HS còn hiểu được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

* Đối với HS khá, giỏi GV có thể cho các em phân tích nguyên tắc thứ bậc nghĩa là như thế nào? HS còn phải phân tích mỗi cấp độ tổ chức có đặc tính nổi trội so với cấp tổ chức dưới nó.

GV phải chốt kiến thức cho HS biết được đặc tính nổi trội của cấp độ tổ chức cao mà ở cấp dưới không có được.

(Ví dụ: Đặc điểm nổi trội của cấp độ cơ thể mà không có được ở cấp độ tế bào là sự tương tác giữa các tế bào trong từng mô, giữa các mô trong từng cơ quan, hệ cơ quan và sự tương tác giữa các hệ cơ quan trong một cơ thể tạo nên sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường).

Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống đó là trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng.

Mục II: Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

Phần này GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nắm được 3 đặc điểm cơ bản của thế giới sống (Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ mở và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hoá).

Đặc điểm hệ mở, tự điều chỉnh là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt thế giới sống với thế giới vô cơ (GV dẫn dắt bằng ví dụ hay tình huống để HS nắm chắc được đặc điểm này).



Như vậy:

- Kiến thức tối thiểu mà HS phải nắm được là kể tên được các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Đối với HS khá, giỏi phải nắm được cấp độ tổ chức cơ bản nhất, tại sao phân tử, đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là cấp tổ chức trung gian của thế giới sống đồng thời phân tích được đặc tính nổi trội của cấp độ tổ chức cao so với cấp độ tổ chức dưới.

Đây là bài mở đầu cho chương trình sinh học 10 và cũng là bài đầu tiên của chương trình Sinh học THPT. Bài mang tính khái quát cao về thế giới sống, do đó GV cần định hướng cho HS hiểu về quan điểm xây dựng chương trình SGK theo tiếp cận cấu trúc hệ thống. Để từ đó rèn cho HS tư duy hệ thống. Có như vậy HS mới có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
BÀI 2 : CÁC GIỚI SINH VẬT
Có rất nhiều quan điểm phân chia sinh giới, song GV tập trung vào phân tích quan điểm phân chia sinh giới của Whittaker và Margulis năm 1969, giúp HS nắm được tiêu chí cơ bản để phân chia của hệ thống 5 giới đó là:

+ Loại tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật: nhân sơ hay nhân thực.

+ Tổ chức cơ thể là đơn bào hay đa bào.

+ Kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng hay dị dưỡng.

Hệ thống 5 giới gồm: Giới khởi sinh (Monera); giới nguyên sinh (Protista); giới nấm (Fungi); giới thực vật ( Plantae) và giới động vật (Animalia).

Để HS nắm được hệ thống 5 giới, GV yêu cầu HS quan sát hình 2 ( trang 10) và hỏi: Em hãy kể tên các giới sinh vật?

Giúp HS có cái nhìn khái quát về đặc điểm chung nhất của 5 giới, GV gợi ý để HS trả lời được:

Giới khởi sinh có tế bào nhân sơ, còn 4 giới (Nguyên sinh, thực vật, nấm, động vật) có tế bào nhân thực.

- Phần đặc điểm chính của mỗi giới, GV sử dụng phiếu học tập, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK mục II (trang 10,11) hoàn thành phiếu học tập.




Giới
Đặc

điểm

Giới khởi sinh (Monera)

Giới nguyên sinh (Protista)

Giới nấm

(Fungi)

Giới thực vật

( Plantae)

Giới động vật (Animalia).


Đặc điểm

cấu tạo

















Đặc điểm

dinh dưỡng


















Các nhóm điển hình
















Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương