NGÔ VĂn hưng (Chủ biên) LÊ HỒng đIỆp nguyễn thị HỒng liêN



tải về 1.28 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.28 Mb.
#31943
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

GV hướng dẫn HS về đọc thêm mục em có biết để tìm hiểu về hệ thống 3 lãnh giới.

- Sự đa dạng sinh học được hiểu là sự đa dạng về số lượng, thành phần loài, quần thể và quần xã.

Phần hai : SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
BÀI 3 : CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
Đây là bài mở đầu cho phần sinh học tế bào. Ở bài này GV cần làm rõ cho HS thấy được sự khác nhau về thành phần hoá học cấu tạo nên chất sống và không sống. Đó là sự tương tác giữa các nguyên tử nhất định và tuân theo các quy luật vật lí, hoá học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ ở có ở thế giới sống.


  • Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng .

GV đặt câu hỏi để học sinh phân biệt được thế nào là nguyên tố đại lượng và thế nào là nguyên tố vi lượng.

* Với HS trung bình , chỉ cần các em nhận biết được:

+ Nguyên tố đại lượng là những nguyên tố chiếm khối lượng lớn trong tế bào như: C, H, O, N tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.

+ Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm khối lượng nhỏ trong tế bào như: Cu, Fe, Mn, Co, Zn... là thành phần cấu tạo nên các enzim..


* Với HS khá, giỏi các em cần phải bổ sung thêm:

+ Nguyên tố đại lượng là những nguyên tố có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô)

+Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô).

Sự tương tác giữa các nguyên tố đó tạo nên các hợp chất: vô cơ (nước, muối khoáng ) và hợp chất hữu cơ ( lipit, cacbohidrat, prôtêin và axit nuclêic).

- Vai trò của nước: GV gợi ý và trên cơ sở kiến thức đã học giúp HS nắm được vai trò của nước trong tế bào.

Là dung môi hoà tan các chất, là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hóa, đảm bảo cân bằng nhiệt độ trong tế bào, cơ thể, bảo vệ cấu trúc tế bào....

* Đối với HS khá, giỏi các em cần phải giải thích được cấu trúc của nước:

- Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với 2 nguyên tử hidro bằng liên kết cộng hoá trị. Nhờ tính phân cực của phân tử nước đã tạo cho nước có vai trò cực kì quan trọng trên.



BÀI 4 : CACBOHIDRAT VÀ LIPIT
Bài này liên quan nhiều đến kiến thức hoá học. Học sinh lại chưa có vốn thức về hoá học. Do đó trọng tâm bài này GV chỉ cần giúp HS hiểu được khái niệm cacbohidrat. Phân biệt được đường đơn. đường đôi, đường đa. Phân biệt được lipit đơn giản và lipit phức tạp và chức năng của cacbohidrat và lipit

- Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

Bao gồm: Đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đường đơn gồm 2 loại chủ yếu là đường 5C và đường 6C. Đường 5C gồm deoxiribozơ ( thành phần cấu tạo nên đơn phân của ADN và ribozơ (thành phần cấu tạo nên đơn phân của ARN). Đối với đường 6C HS kể tên được glucozơ, fructozơ, galactozơ( chủ yếu nhớ glucozơ)

* Đối với HS khá, giỏi các em cần phải biết:

+Đường đơn ( mono saccarit) : Là loại đường trong phân tử có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon. Trong đó phổ biến và quan trọng là loại đường hexozơ(chứa 6C) và pentozơ (chứa 5C).

Đường hexozơ chứa 6C gồm glucozơ (đường nho); đường fructozơ (đường quả), galactozơ

Đường pentozơ gồm đường deoxiribozơ ( thành phần cấu tạo nên đơn phân của ADN và ribozơ (thành phần cấu tạo nên đơn phân của ARN).

+ Đường đôi ( đi saccarit) : Gồm 2 phân tử đường đơn kết hợp lại với nhau

Ví dụ: glucozơ kết hợp với fructozơ thành saccarozơ ( đường mía)

galactozơ liên kết với glucozơ tạo thành đường lactozơ (đường sữa)

+ Đường đa (poli saccarit): Gồm rất nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh.

( Còn thời gian GV phân tích cho HS khá, giỏi sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về chức năng của tinh bột và xenlulozơ vì trọng tâm không đi sâu vào cấu trúc của các hợp chất mà chỉ đi nghiên cứu chức năng của các loại đường

Ví dụ: Tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, tinh bột được coi là chất dự trữ năng lượng lí tưởng do nó không tan trong nước, không khuếch tán ra khỏi tế bào và hầu như không có hiệu ứng thẩm thấu.

Xelulozơ có cấu trúc dạng mạch thẳng, do các phân tử glucozơ liên kết với nhau theo kiểu 1 sấp, 1 ngửa nên các phân tử xenlulozơ có tính bền, dai, phù hợp với chức năng cấu trúc của tế bào thực vật. Nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của thành tế bào thực vật.

Ngoài ra GV giới thiệu thêm cho HS chức năng của 2 loại đường đa nữa là glicozen ( chất dự trữ ở động vật và người, tập trung chủ yếu trong gan) và kitin có trong vỏ cứng của côn trùng, giáp xác có vai trò bảo vệ).

Chức năng chủ yếu của đường đơn là cung cấp năng lượng, còn chức năng chủ yếu của đường đôi và đa là chức năng dự trữ và cấu trúc..

- Lipit: Chia thành 2 nhóm lớn:

+ Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo. Thuộc nhóm này gồm mỡ, dầu và sáp



GV nhấn mạnh cho HS hiểu được lipit ở thực vật gọi là dầu và chứa nhiều axít béo không no; lipit ở động vật gọi là mỡ chứa nhiều axit béo no

+ Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat...

Thuộc nhóm này có photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron..)

Chức năng của lipit :- Là thành phần cấu trúc nên màng tế bào (photpholipit)

- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu)

- Tham gia vào điều hoà quá trình trao đổi chất (hooc mon)....

* Đối với HS khá, giỏi HS cần phải nắm thêm sự khác nhau giữa mỡ, dầu, sáp; giữa photpholipit và steroit.
BÀI 5 : PRÔTÊIN
Bài này HS đã được nghiên cứu ở lớp 9. Tuy nhiên GV cần nắm được sự khác biệt khi dạy kiến thức prôtêin ở lớp 9 với kiến thức prôtêin ở lớp 10. Lớp 9 HS được học về prôtêin với chức năng di truyền còn lớp 10, HS được học prôtêin với vai trò là thành phần cấu trúc nên tế bào. Nên trọng tâm là nắm được cấu trúc và chức năng của chúng trong tế bào. Mặc dù vậy cách viết sách cũng không làm rõ được sự khác biệt này. Nhiệm vụ của GV cần phân tích cho HS thấy được sự khác biệt đó.

- Cấu trúc của Prôtêin: Đơn phân cấu tạo là axit amin.

* Đối với HS khá, giỏi HS cần nắm thêm cấu tạo của 1 axit amin gồm 3 thành phần:

+ nhóm amin (-NH­­2)

+ nhóm cacboxyl ( - COOH)

+ Gốc R.


Như vậy về mặt cấu tạo, các axit amin của prôtêin chỉ khác nhau về gốc R.

Có 20 loại axit amin, sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin đã tạo nên vô số các phân tử prôtêin khác nhau.

Cấu trúc không gian gồm 4 bậc : đã trình bày ở phần II

* Đối với HS khá, giỏi HS cần phân biệt được 4 bậc cấu trúc không gian của phân tử prôtêin

- Chức năng của prôtêin:

+ Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể

+ Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào

+ Điều hoà các quá trình trao đổi chất.

+ Bảo vệ cơ thể.

* Đối với HS khá, giỏi HS cần nắm thêm được vai trò của prôtêin là:

+ Dự trữ axit amin.

+ Thu nhận thông tin


BÀI 6 : AXIT NUCLÊIC
Tương tự như bài prôtêin, HS đã được nghiên cứu về axit nuclêic. Tuy nhiên ở lớp 9, HS được học về axit nuclêic là cơ sở vật chất ở cấp độ phân tử thuộc phần Di truyền học. Đến lớp 10, kiến thức về axit nuclêic được nghiên cứu ở góc độ là thành phần cấu tạo nên tế bào. Do đó GV cần làm rõ sự khác biệt này tránh hiện tượng dạy lại kiến thức gây nhàm chán cho HS.

Axit nuclêic gồm 2 loại là ADN và ARN. HS cần phân biệt sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về chức năng của 2 loại trên

- ADN :

+ Cấu trúc : Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X), mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần (đường pentozơ, nhóm phốt phat và bazơ nitơ). Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit.

Theo Watson – Crick: Phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinuclêôtit song song và ngược chiều nhau, các nuclêôtit đối diện trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung bằng liên kết hidro (A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro).

+ Chức năng: ADN có chức năng là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- ARN: Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit là A, U, G và X.

Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.

+ mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng.

mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.

+ tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã.

tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.

+ rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ.

rARN là thành phần cấu tạo nên RBX.

* Đối với HS khá, giỏi HS cần phân biệt được sự khác nhau giữa ADN và ARN, các khái niệm bộ ba mã hoá, mã hoá bộ ba, bộ ba đối mã sao.


CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

BÀI 7 : TẾ BÀO NHÂN SƠ
Đây là bài mới trong chương trình sinh học. Ở lớp 6 các em mới được học về hình dạng, kích thước và cấu tạo rất chung của vi khuẩn. HS chưa có khái niệm tế bào nhân sơ. Ở bài này GV cần làm rõ được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và cấu tạo tế bào nhân sơ

- Đặc điểm chung: Chưa có màng nhân, tế bào chất chưa có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc.



GV cần phân tích rõ cho HS thấy được kích thước nhỏ mang lại lợi thế cho vi khuẩn: tốc độ trao đổi chất qua màng nhanh, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.

- Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân).

- Tế bào vi khuẩn gồm các thành phần cơ bản:

+ Màng sinh chất: Được cấu tạo từ photpholipit và prôtêin.

+ Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.

+ Vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất.

Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.

* Đối với HS khá, giỏi HS: cấu trúc thành tế bào, phân biệt được vi khuẩn gram dương, gram âm và vai trò của thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông



(GV lưu ý cho HS biết chính vì chưa có màng bao bọc xung quanh nhân, nên loại tế bào này gọi là tế bào nhân sơ).
BÀI 8 : TẾ BÀO NHÂN THỰC
Cấu trúc 1 tế bào điển hình HS đã được ở THCS. Tuy nhiên, THCS chỉ giới thiệu các thành phần mà chưa đi vào nghiên cứu cấu trúc và chức năng của từng thành phần đó. Ở lớp 10, tiếp cận cấu trúc hệ thống còn cho thấy các thành phần đó còn có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một thể thống nhất. Do đó nhiệm vụ của GV là giúp HS nắm được cấu trúc và chức năng của từng thành phần trong tế bào. Đồng thời, giúp cho HS có tư duy hệ thống, xem xét các thành phần trong một tổng thể, để nhìn thấy sự thống nhất giữa các thành phần đó.

- Gọi là tế bào nhân thực vì vật chất di truyền trong nhân được bao bọc bởi màng nhân.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân, lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi.

- Nhân

Để HS nắm chắc được cấu trúc của nhân liên quan đến chức năng như thế nào GV hướng dẫn HS nghiên cứu lệnh trong SGK về thí nghiệm chuyển nhân ở ếch hoặc ví dụ khác.

+ Cấu trúc nhân:



Màng nhân

Nhân Chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin loại histon)

Dịch nhân

Nhân con.

GV sử dụng câu hỏi gợi mở để HS nắm được chức năng của ADN.

+ Chức năng: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Do chứa ADN nên quyết định mọi đặc tính của tế bào.

Tham gia vào chức năng sinh sản.

(Chức năng quyết định mọi đặc tính của tế bào và tham gia vào chức năng sinh sản: dành cho HS khá, giỏi).
- Lưới nội chất:

GV hướng dẫn HS phân tích kênh hình từ đó phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn

Có cấu trúc màng đơn. Gồm 2 loại: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Cần phân biệt được cấu trúc và chức năng của 2 loại này:



Điểm phân biệt

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Cấu trúc

Là hệ thống màng bao gồm các xoang dẹp phân nhánh thông với nhau trên bề mặt gắn các ribôxôm

Là hệ thống màng bao gồm các xoang dẹp phân nhánh thông với nhau trên bề mặt không gắn các ribôxôm

Chức năng

Tổng hợp prôtêin, chủ yếu là prôtêin xuất bào

Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, khử độc

* Đối với HS khá, giỏi cần hiểu rõ chức năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn



- Ribôxôm:

GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để thu lượm thông tin:

+ Cấu tạo: là bào quan không có màng bao bọc.

Gồm tARN và prôtêin

+ Chức năng: Tổng hợp prôtêin của tế bào.

- Bộ máy gôngi.

GV yêu cầu HS quan sát 8.2 SGK và mô tả cấu trúc của bộ máy gôngi.

+ Cấu tạo: là bào quan có màng đơn bao bọc.

Là một chồng túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

+ Chức năng: Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm( prôtêin, lipit)

Ở tế bào thực vật bộ máy gôngi còn có chức năng tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.

* Đối với HS khá, giỏi sau khi quan sát kênh hình phải thấy được sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của các bào quan trong tế bào:

Để vận chuyển phân tử prôtêin ra khỏi tế bào thì cần có sự tham gia của hệ thống lưới nội chất hạt, túi tiết, bộ máy gôngi và màng sinh chất.


BÀI 9 : TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
- Nắm được cấu trúc và chức năng của ti thể, lục lạp, không bào và lizôxôm.

- Lục lạp và ti thể là 2 bào quan tham gia vào chuyển hoá năng lượng của tế bào. Tuy nhiên GV giúp HS định hướng biết cách đọc sách để so sánh hai bào quan này.

- Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.

Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

- Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp của thực vật.

Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).

* Giống nhau: Đều là bào quan có cấu trúc màng kép.

Đều có ADN, ribôxôm riêng.

Đều có chứa enzim ATP syntaza tổng hợp ATP.

Đều tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của tế bào.

* Đối với HS khá, giỏi cần nắm được điểm giống nhau là đều có ADN, ribôxôm riêng và đều có chứa enzim ATP synthaza tổng hợp ATP.

* Khác nhau:



Điểm phân biệt

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Hình cầu, hình sợi

Hình bầu dục

Kích thước

2- 5µm

4 - 10µm

Sự tồn tại

Có mặt ở mọi tế bào nhân thực

Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực quang hợp

Cấu trúc

- Màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào (crista), nơi định vị các enzim tổng hợp ATP.

- Không có tilacoit




- Màng trong và ngoài đều trơn

- Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana. Trên màng tilacoit có chứa các enzim tổng hợp ATP



Chức năng

Thực hiện quá trình hô hấp, chuyển hoá năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào

Thực hiện quá trình quang hợp, chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành hoá năng trong các hợp chất hữu cơ.

+ Không bào: Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc, chức năng của không bào khác nhau tuỳ từng loài sinh vật

+ Lizôxôm: Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc, có chức năng phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương.

Giáo viên tập trung phân tích hai bào quan là ti thể và lục lạp còn 2 bào quan là không bào và lizôxôm giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa để lĩnh hội kiến thức .
BÀI 10 : TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)

Trọng tâm là cấu trúc và chức năng của màng sinh chất theo Singơ(Singer) và Nicônsơn (Nicolson).

+ Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.

Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

Màng sinh chất có chức năng:

Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).

- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào.

* Đối với HS khá, giỏi GV hướng dẫn HS nắm được rõ màng có cấu trúc "khảm, động"



+ Cấu trúc: Màng sinh chất khảm thể hiện ở chỗ: Thành phần chính của màng là lớp photpho lipit kép tạo nên một cái khung liên tục của màng, ngoài ra còn các phân tử prôtêin phân bố ( khảm) rải rác trong khung (lớp photpho lipit); hoặc xuyên qua khung hoặc bám màng trong và rìa màng ngoài.

Tính động của màng thể hiện ở chỗ: Các phân tử cấu trúc không đứng yên mà có khả năng di chuyển trong lớp photpho lipit( P-L). Nhờ có tính động này mà màng sinh chất có thể dễ dàng thay đổi hình dạng để xuất bào hay nhập bào...


BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Để HS hiểu được khái niệm khuếch tán, thẩm thấu đồng thời phân biệt được 3 dung dịch ưu trương, đẳng trương và nhược trương, GV đưa ra ví dụ (tốt nhất là dùng hình vẽ miêu tả) gợi ý giúp HS lĩnh hội kiến thức.

- Khuếch tán: là sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+ Thẩm thấu: Hiện tượng nước (dung môi) khuếch tán qua màng

+ Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào (tế bào mất nước).

+ Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào (tế bào hút nước).

+ Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào.

* Điểm khác nhau giữa vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động



Điểm phân biệt

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Nguyên nhân

Do sự chênh lệch nồng độ

Do nhu cầu của tế bào...

Nhu cầu năng lượng

Không cần năng lượng

Cần năng lượng

Hướng vận chuyển

Theo chiều gradien nồng độ

Ngược chiều gradien nồng độ

Chất mang

Không cần chất mang

Cần chất mang

Kết quả

Đạt đến cân bằng nồng độ

Không đạt đến cân bằng nồng độ

* Đối với HS khá, giỏi cần nắm được cơ chế của 2 hiện tượng nhập bào và xuất bào. Đồng thời, GV cũng hướng dẫn HS để các em hiểu rõ 2 hiện tượng nhập bào và xuất bào cũng là quá trình vận chuyển chủ động, chỉ khác là 2 hiện tượng này có sự biến dạng màng tế bào.

- Trình bày được 2 hình thức vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. Phân biệt được 2 hình thức vận chuyển này

- Mô tả được hiện tượng nhập bào và xuất bào.



BÀI 12: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi

- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.

- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.

Thí nghiệm này cũng dễ thực hiện, GV chia nhóm và cho mỗi nhóm làm thí nghiệm. Sau đó GV yêu cầu HS viết thu hoạch.

Cuối buổi GV tổng kết và rút kinh nghiệm.

CHƯƠNG III: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
Đây là bài mang tính khái quát cao. Chuyển hoá vật chất và năng lượng là một trong 4 đặc tính cơ bản của thế giới sống nói chung và tế bào nói riêng. Do vậy GV phải nhấn mạnh cho HS thấy được điểm khác giữa Sinh học tế bào và tế bào học. Theo quan điểm tiếp cận hệ thống thì chúng ta xem tế bào là 1 hệ thống tự điều chỉnh. Do đó chúng ta học hệ tế bào, xem xét các thành phần của tế bào trong một thể thống nhất.

- Cần nêu được khái niệm năng lượng; Phân biệt được thế năng và động năng.

- Giải thích được cấu trúc và chức năng của ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào.

- Trình bày được khái niệm chuyển hoá vật chất, khái niệm chuyển hoá năng lượng (hiểu được chuyển hoá vật chất luôn đi kèm với chuyển hoá năng lượng).

Hình thành khái niệm năng lượng, thế năng và động năng, GV có thể phân tích 1 ví dụ, HS dễ dàng lĩnh hội được kiến thức.

- Năng lượng : Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Gồm 2 loại: Động năng và thế năng.

+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.

+ Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

- Chuyển hoá năng lượng là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng (Chuyển hoá giữa 2 dạng động năng và thế năng).

Để nắm được cấu tạo của phân tử ATP, GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1( trang 54) và mô tả các thành phần cấu tạo nên ATP.

- ATP( Adenozin triphotphat): gồm 1 bazơ nitric Adenin liên kết với 3 nhóm phot phat, trong đó có 2 liên kết cao năng và đường ribôzơ. Mỗi liên kết cao năng khi phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.

GV sử dụng câu hỏi gợi mở và kết hợp với kiến thức đã học giúp HS nắm được chức năng của ATP.

+ Chức năng của ATP :

Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

Vận chuyển các chất qua màng ngược với građien nồng độ.

Sinh công cơ học.

* Đối với HS khá, giỏi GV gợi ý để HS thấy được có 3 dạng chuyển hoá năng lượng cơ bản sau:

Quang năng hoá năng

Hoá năng  hoá năng

Hoá năng  nhiệt năng.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương