NGÔ VĂn hưng (Chủ biên) LÊ HỒng đIỆp nguyễn thị HỒng liêN


BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM



tải về 1.28 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích1.28 Mb.
#31943
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM

TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
Hầu hết các phản ứng hoá sinh trong tế bào đều có sự tham gia xúc tác của enzim.

Học sinh đã được tìm hiểu khái niệm enzim ở lớp 8. Tuy nhiên chưa đi sâu nghiên cứu cấu trúc, cơ chế tác động, cũng như vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất. Do đó chú ý đến cấu trúc, cơ chế tác động và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.

Hình thành khái niệm enzim, GV cho HS quan sát 2 thí nghiệm về tinh bột, một thí nghiệm sử dụng chất xúc tác là axit clohidric, một thí nghiệm sử dụng amilaza với điều kiện nhiệt độ cơ thể, áp suất bình thường, trong cùng thời gian như nhau. HS sẽ thấy được amilaza phân giải tinh bột nhanh hơn, và amilaza hoạt động trong điều kiện phù hợp với nhiệt độ cơ thể...Qua quan sát thí nghiệm,HS sẽ rút được ra kết luận:

- Enzim: Là chất xúc tác sinh học, có bản chất prôtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đôỉ sau phản ứng.

GV yêu cầu HS quan sát hình 14.1 kết hợp với nghiên cứu mục 1” Cấu trúc”, mô tả cấu trúc của enzim.

+ Cấu trúc của enzim:

Enzim gồm 2 loại:

Enzim 1 thành phần (chỉ là prôtêin) và enzim 2 thành phần (ngoài prôtêin còn liên kết với chất khác không phải prôtêin).

Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.

+ Vai trò của enzim:

Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

* Đối với HS khá, giỏi cần nắm rõ được vai trò của enzim là làm giảm năng lượng hoạt hoá, còn lại là HS chỉ cần nắm được là enzim làm tăng tốc độ phản ứng.

Tế bào điều hoà hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến enzim là: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim, nồng độ enzim (SGK).

* Đối với HS khá, giỏi cần nắm được cơ chế tác động của enzim:

+ Cơ chế tác động: GV có thể sơ đồ hoá cho HS như sau:

E + S E – S SP + E

Enzim Cơ chất Phức hợp trung gian Sản phẩm Enzim


Một trong những kiểu điều chỉnh phổ biến trong cơ thể là ức chế ngược (Hình vẽ 14.2 trang 59 SGK). Đốí với HS khá, giỏi cần giải thích được cơ chế này.

+ Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá

Ức chế ngược

Enzim a Enzim b Enzim c Enzim d

A B C D P
BÀI 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
Nội dung thí nghiệm 2 rất khó, không thể có đủ thời gian và điều kiện để làm. Đối với lớp chuyên cho HS về

- HS phải biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.

- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.

- Tự mình tiến hành được ADN ra khỏi tế bào bằng các hoá chất và dụng cụ đơn giản theo quy trình đã cho.

- Rèn luyện các kĩ năng thực hành (các thao tác thí nghiệm như: dụng cụ thí nghiệm, pha hoá chất...).

BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
Đây là một bài khó dạy đối với hầu hết các GV và khó học đối với HS vì thời gian ngắn GV rất khó tổ chức cho HS khám phá về cơ chế hô hấp. Do đó trọng tâm là phần II: Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào. Đối với quá trình oxi hoá xảy ra trong tế bào năng lượng được tạo ra từ từ và được tích luỹ vào trong phân tử ATP. Từ đó HS sẽ hiểu được vai trò của ATP, ATP là nguồn năng lượng phổ biến nhất và dễ huy động nhất của tế bào. ATP tham gia vào tất cả các hoạt đông sống của tế bào( đã học ở bài13). Nên ATP được gọi là đồng tiền năng lượng. Như vậy cái chốt cuối cùng GV cần làm cho HS hiểu được sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là tạo ra ATP.

- HS nêu được khái niệm, bản chất hô hấp tế bào, ba giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào (Ở mỗi giai đoạn chỉ cần nắm chắc được vị trí, nguyên liệu, sản phẩm tạo thành).

GV cho HS đọc mục I trang 63 kết hợp với kiến thức đã học, HS sẽ nắm được khái niệm hô hấp tế bào.

Hô hấp tế bào: Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ ( chủ yếu là glucozơ) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống .

Để nắm được nội dung kiến thức của các giai đoạn chính của hô hấp tế bào, GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 16.1 SGK, 16.2 và 16.3 hoàn thành vào phiếu học tập sau:

Các giai đoạn

Vị trí xảy ra

Nguyên liệu

Sản phẩm

Đường phân










Chu trình Crep










Chuỗi chuyền điện tử









* Nội dung của phiếu học tập:





Các giai đoạn

Vị trí xảy ra

Nguyên liệu

Sản phẩm

Đường phân

Tế bào chất

Glucozơ, ATP, ADP, NAD+

Axit pyruvic, ATP

NADH


Chu trình Crep

Tế bào nhân thực: Chất nền ti thể

Tế bào nhân sơ: Tế bào chất



Axit pyruvic, ADP,

NAD+, FAD,



ATP,

NADH, FADH2, CO2



Chuỗi chuyền điện

tử

Tế bào nhân thực: Màng trong ti thể

Tế bào nhân sơ: Màng tế bào chất



NADH, FADH2, O2

ATP, H2O

* Đối với HS khá, giỏi cần nắm được:



- Tổng số phân tử ATP tạo ra khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucozơ là 38 phân tử.

- Sự khác nhau giữa quá trình oxi hoá trong tế bào với quá trình đốt cháy.

- Mối quan hệ giữa các giai đoạn của hô hấp tế bào
BÀI 17: QUANG HỢP
Ở lớp 6, HS đã được tìm hiểu khái niệm quang hợp. Nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu bản chất của quang hợp. Đây cũng là bài khó dạy và khó học đối với GV và HS. Bài này liên quan đến cả những kiến thức vật lí mà ở lớp 10 HS chưa được học. Do đó. GV chỉ giới thiệu cho HS biết được quang hợp gồm có 2 pha. Ở mỗi pha, HS chỉ cần nắm được vị trí xảy ra, nguyên liệu và sản phẩm. Đồng thời HS cần nắm được mối liên quan giữa 2 pha của quang hợp.

Yều cầu: - Nêu được khái niệm quang hợp, viết được phương trình tổng quát của quang hợp ( GV cũng cần nhấn mạnh ở bài này chỉ đề cập đến quang hợp ở mức độ tế bào của phần lớn cơ thể quang hợp là thực vật và tảo).

- Nắm được vị trí diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng và pha tối.

- Nắm được mối quan hệ giữa 2 pha ( dành cho HS khá và giỏi).

Chốt lại HS nắm được nội dung của phần quang hợp như sau:

- Quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.

Phương trình tổng quát:

CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng (CH2O)n + O2

Khái niệm quang hợp đã được học ở lớp 6, do đó GV chỉ cần vấn đáp, HS sẽ huy động kiến thức cũ để trả lời.

Để nắm được đặc điểm của pha sáng và pha tối, GV yêu cầu HS quan sát hình 17.1 kết hợp với nghiên cứu nội dung mục II và hoàn thành vào phiếu học tập sau:





Điểm phân biệt

Pha sáng

Pha tối

Điều kiện







Nơi diễn ra







Nguyên liệu







Sản phẩm







Nội dung của phiếu học tập:




Điểm phân biệt

Pha sáng

Pha tối

Điều kiện

Cần ánh sáng

Không cần ánh sáng

Nơi diễn ra

Hạt granna

Chất nền (Stroma)

Nguyên liệu

H2O, NADP+, ADP

CO2, ATP, NADPH

Sản phẩm

ATP, NADPH, O2

Đường glucozơ...

(Ở lớp 10 chỉ đi nghiên cứu chu trình Canvin. GV cũng nên giải thích qua cho HS hiểu tại sao pha tối được gọi là pha cố định CO2 chu trình Canvin được gọi là chu trình C , để đến lớp 11 học sinh được tìm hiểu thêm chu trình C4 và chu trình CAM)


* Đối với HS khá, giỏi cần nắm được:

- Sắc tố quang hợp ( gồm clorophyl, carôtenôit và phicôbilin)

- Mối quan hệ giữa 2 pha sáng và pha tối

- Nguồn sinh ra oxi là từ H20 chứ không phải CO2.

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO

Phân bào là hình thức sinh sản của tế bào. Đây là một trong 4 đặc tính cơ bản của hệ thống sống. Khi xem xét tế bào là một hệ thống sống, chúng ta khảo sát 4 đặc tính cơ bản của hệ thống sống đó là : chuyển hoá vật chất và năng lượng; sinh trưởng và phát triển; sinh sản và cảm ứng. Tuy nhiên, phần sinh học tế bào chỉ thể hiện rõ 2 đặc tính chuyển hoá vật chất và năng lượng; sinh sản còn 2 đặc tính còn lại nằm rải rác ở các bài.

Mặt khác, kiến thức phân bào (nguyên phân và giảm phân), HS đã được học ở lớp 9. Song nhiệm vụ của GV phải chỉ ra được sự khác nhau khi dạy kiến thức, nguyên phân và giảm phân ở lớp 9 khác với khi dạy ở lớp 10, tránh tình trạng học lại kiến thức gây nhàm chán cho HS. Cụ thể:
BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Ở lớp 9, HS đã được học kiến thức chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. Tuy nhiên kiến thức nguyên phân ở lớp 9, HS được học trong phần di truyền học. Nên khi học cần chú ý đến sự vận động của NST như thế nào qua các kì của phân bào và sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào ra sao. Còn lớp 10, HS được học kiến thức nguyên phân trong phần sinh học tế bào, được xem xét là phương thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, làm cơ sở cho sự sinh trưởng của mô, cơ quan và cơ thể. Do đó, khi dạy bài này cần chú ý đến kết quả của nguyên phân nhiều hơn là chú ý đến sự vận động của NST, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của sự vận động NST.

- Nắm được khái niệm chu kì tế bào, đặc điểm các pha của kì trung gian ( GV lưu ý cho HS trong pha G1 có nhắc đến sự tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng của tế bào - Như vậy đặc tính sinh trưởng được khảo sát)

- Nắm được loại tế bào tham gia, ý nghĩa của từng kì của nguyên phân, kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

SGV hướng dẫn cần chú ý giới thiệu đến nguyên lí chung của việc điều hoà chu kì tế bào. Do thời gian không đủ và đây là HS đại trà nên không cần thiết, GV chỉ cần thông báo cho HS biết chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ và lấy 1 vài ví dụ cho HS biết nếu cơ chế điều hoà này bị hư hỏng, hay trục trặc thì dẫn đến hậu quả gì ( Đối với HS khá, giỏi và HS chuyên, quỹ thời gian nhiều thì GV mới cần phân tích nguyên lí điều hoà chu kì tế bào).

- Khái niệm chu kì tế bào: Là một trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và được lặp đi, lặp lại giữa các lần phân bào mang tính chất chu kì. Gồm 2 giai đoạn là: kì trung gian và nguyên phân.

* Để nắm được đặc điểm của kì trung gian, GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I: Chu kì tế bào( trang 71 SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Kì trung gian được chia làm mấy pha, đó là những pha nào?

Sau đó, để HS nắm được những diễn biến chính ở 3 pha của kì trung gian, GV yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập sau:


Các pha của kì trung gian

Diễn biến cơ bản

Pha G1




Pha S




Pha G2



Nội dung của phiếu học tập:





Các pha của kì trung gian

Diễn biến cơ bản



Pha G1

Là thời kì sinh trưởng của tế bào.

- Độ dài pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau.

- Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm tra G1 mới có khả năng phân chia



Pha S

- Diễn ra sự nhân đôi của ADN và NST

- Trung tử nhân đôi





Pha G2

- Diễn ra sự tổng hợp prôtêin( histon), prôtêin của thoi phân bào (tubulin...)

* Để nắm được, những nội dung chính của các kì của nguyên phân, GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II: Quá trình nguyên phân và hoàn thành vào phiếu học tập sau:




Các kì của nguyên phân

Diễn biến cơ bản

Kì đầu




Kì giữa




Kì sau




Kì cuối



Nội dung của phiếu học tập:




Các kì của nguyên phân

Diễn biến cơ bản

Kì đầu

- NST kép bắt đầu co xoắn.

- Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.

- Thoi vô sắc hình thành.

- Màng nhân và nhân con biến mất.




Kì giữa

- NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.




Kì sau

- Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.


Kì cuối

- NST dãn xoắn dần.

- Màng nhân và nhân con xuất hiện.

- Thoi vô sắc biến mất.

* Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.




+ Kết quả và ý nghĩa của nguyên phân: Phần này GV vấn đáp HS

Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.

Ý nghĩa:

* Về mặt lí luận: + Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên, đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản

+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.

+ Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân

* Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.


Đối với HS khá, giỏi cần nắm được:

- Loại tế bào tham gia.

- Phân biệt được nguyên phân ở động vật và nguyên phân ở thực vật.

Đồng thời tự tổng kết được các giai đoạn của chu kì tế bào bằng phiếu học tập sau:



Các giai đoạn của

chu kì tế bào

Diễn biến cơ bản

Các pha của kì trung gian

Pha G1




Pha S




Pha G2




Các kì của nguyên phân

Kì đầu




Kì giữa




Kì sau




Kì cuối






BÀI 19: GIẢM PHÂN
Kiến thức giảm phân HS đã được tìm hiểu ở lớp 9, giúp cho HS thấy rõ cơ sở tế bào học của quy luật Menđen. Lớp 10, GV cần chỉ ra được điểm khác khi dạy giảm phân ở lớp 9 với dạy kiến thức giảm phân ở lớp 10. Ở lớp 10, kiến thức giảm phân dạy cho phần tế bào và dạy để HS hiểu đây là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục chín. Do đó GV chú ý cho HS kết quả nhiều hơn là diễn biến chi tiết. Tuy nhiên, cũng nên nhấn mạnh diễn biến chính ở kì đầu I.

- Ở mỗi lần giảm phân, GV đều đưa ra những nội dung chính cần nghiên cứu.

Trọng tâm là nghiên cứu giảm phân I, vì giảm phân II về cơ bản giống như nguyên phân học ở bài 18.

Để HS nắm được diễn biến chính ở các kì của giảm phân, GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục 1(trang76, SGK) và hoàn thành vào phiếu học tập sau:




Các giai đoạn

Diễn biến cơ bản

Kì trung gian




Kì đầu I




Kì giữa I




Kì sau I




Kì cuối I



Nội dung của phiếu học tập:




Các giai đoạn

Diễn biến cơ bản



Giảm phân I

Kì trung gian





Kì đầu I

- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.

- Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại

- Thoi vô sắc hình thành

- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến





Kì giữa I

- NST kép co xoắn cực đại

- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.





Kì sau I

- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.





Kì cuối I

- Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

- Thoi phân bào tiêu biến

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa




Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương