Mục đích, Nội dung môn học, Giảng viên giảng dạy, Giảng viên hướng dẫn, Tài liệu tham khảo, Phương pháp đánh giá sinh viên


Học phần 80 QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 2 tín chỉ



tải về 3.1 Mb.
trang46/46
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.1 Mb.
#26686
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46

Học phần 80 QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI 2 tín chỉ


- Điều kiện đăng ký:

Học phần học trước: Quản trị học



- Trình độ: Đại học, cho sinh viên năm thứ tư

- Bộ môn phụ trách: BM Quản trị KDTH

Giới thiệu học phần

1. Mục tiêu của học phần

Về kiến thức: Mục tiêu của môn học là cung cấp cho người học kiến thức đầy đủ về:

    • Cơ sở lý thuyết của quản trị sự thay đổi

    • Các loại kỹ thuật thay đổi (change techniques)

    • Tác động của sự thay đổi đến các thành viên của tổ chức

    • Hiểu và khắc phục việc chống đối sự thay đổi

Về kỹ năng:

  • Bước đầu lập kế hoạch thay đổi tại một doanh nghiệp cụ thể.

  • Vận dụng những vấn đề lý luận về sự thay đổi và quản trị sự thay đổi để nhận xét, liên hệ với thực tiễn quản trị sự thay đổi trong tổ chức.

  • Hình thành và rèn luyện các kỹ năng quản trị sự thay đổi trong tổ chức.

  • Hình thành và phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng xử lý tình huống và ra quyết định, phát triển kỹ năng tự học và nghiên cứu, kỹ năng tra cứu thông tin, kỹ năng giao tiếp hai chiều, kỹ năng làm việc nhóm.

Về Thái độ:

  • Nhận ra tầm quan trọng của việc quản trị sự thay đổi, từ đó có thái độ tích cực rèn luyện phẩm chất và năng lực của bản thân để đáp ứng các yêu cầu trong công việc tương lai.

  • Nhận ra tầm quan trọng của việc phân tích tác động của bối cảnh đối với quá trình thay đổi, từ đó có những lựa chọn phù hợp khi thiết lập kế hoạch thay đổi.

  • Nhận ra những phản ứng của con người trước sự thay đổi, nguyên nhân dẫn đến sự kháng cự của con người trước sự thay đổi và có thái độ, biện pháp xử lý phù hợp.

  • Nhận ra những lợi thế và hạn chế của các biện pháp can thiệp để thúc đẩy quá trình thay đổi, từ đó vận dụng cho phù hợp với các tình huống trong công việc.

- Có thái độ tích cực trong học tập và nghiên cứu tài liệu

2. Mô tả môn học

Môn học cung cấp cơ sở lý thuyết về sự thay đổi trong tổ chức. Với sự nhấn mạnh vào quá trình thay đổi chứ không phải kết quả của sự thay đổi, nội dung môn học sẽ giúp sinh viên có cách nhìn cân đối về sự thay đổi trong tổ chức. Môn học đề cập đến các vấn đề về tính cấp thiết của sự thay đổi, lợi ích của sự thay đổi đối với tổ chức, và tác động của nó đến các cá nhân trong tổ chức và lý do tại sao các tổ chức lại tham gia vào các chương trình thay đổi (change programmes).



3. Nhiệm vụ của sinh viên:

-Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương.

-Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

-Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.



4. Tài liệu học tập:

4.1. Tài liệu chính: Elearn, Change management: Management extra. 2005, Pergamon Flexible Learning

4.2. Tài liệu tham khảo

- Balogun, J. & Hailey, V. H., Exploring Strategic Change, 3rd ed, Financial Times Prentice Hall: Harlow, 2008.

- Huczynski, A. A. & Buchanan, D. A., Organisational Behaviour, 6th ed, Pearson Education: Milan, 2007.

- Stone, R. J., Human Resource Management, 6th ed, John Wiley & Sons Australia: Milton, 2008.



5. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.

6. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1: TẠI SAO THAY ĐỔI

    1. Giới thiệu Thế giới đang thay đổi

    2. Tại sao phải thay đổi

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI

    1. Các lý thuyết về quản trị sự thay đổi

    2. Các mô hình thay đổi

CHƯƠNG 3: CÁC ĐIỀU KIỆN THAY ĐỔI

3.1. Các động lực thay đổi

3.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thay đổi

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THAY ĐỔI

4.1. Sự phê duyệt của ban lãnh đạo

4.2. Triển khai chiến lược

4.3. Làm cho tổ chức chuyển động



CHƯƠNG 5: Sự thay đổi của cá nhân và tổ chức

5.1. Thay đổi cá nhân

5.2 Thay đổi văn hóa

CHƯƠNG 6: CÁC KÝ THUẬT THAY ĐỔI BỀN VỮNG

6.1. Các chiến lược thay đổi

6.2. Các phong cách quản lý sự thay đổi

6.3. Khắc phục sự phản kháng đối với sự thay đổi



CHƯƠNG 7: NHÀ LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI

7.1. Vai trò lãnh đạo trong việc tạo ra nhận thức về sự thay đổi

7.2. Sự thay đổi phải diễn ra từ cấp trên?

Học phần 81 QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 2 tín chỉ


- Điều kiện đăng ký:

Học phần học trước: Marketing căn bản, Lý thuyết xác suất và thống kê



- Trình độ: Đại học, sinh viên năm thứ tư

- Bộ môn phụ trách: Quản trị kinh doanh tổng hợp

Giới thiệu chương trình

1.Mục tiêu của học phần:

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm các khái niệm, định nghĩa, giá trị, mục đích, phương pháp, và các kỹ thuật, xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng.Hiểu được đây là một ngành học, một khoa học, một nghề chuyên môn rất mới trên thế giới và ở Việt Nam. Nắm bắt được các lý thuyết sử dụng trong công tác quản trị chuỗi cung ứng để áp dụng trong thực hành nghề nghiệp.



2. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm:Tổng quan về Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics.Các hoạt động của chuỗi cung ứng như : Lập kế hoạch và tìm nguồn, Sản xuất và phân phối.Phối hợp chuỗi cung ứng và sử dụng công nghệ. Đưa ra các phương pháp đánh giá chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu và quản trị quan hệ đối tác.



3. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự các giờ giảng lý thuyết và hướng dẫn bài tập

- Tự đọc theo hướng dẫn của giảng viên

- Làm các bài tập



4. Tài liệu học tập:

-Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng do bộ môn QTKDTH –Khoa QTKD soạn.

-Quản lý chuỗi cung ứng, Nguyễn Công Bình, NXB Thống kê – 2008.

5. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.

6. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1:Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng.

1.2 Các vấn đề cơ bản trong chuỗi cung ứng:



  1. Quan điểm của Shoshanah Cohen và Joseph Roussel.

  2. Quan điểm của Chopra Sunil và Pter Meindl

1.3 Sự phát triển của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.

1.4 Các thành viên trong chuỗi cung ứng.

1.5 Cơ cấu chuỗi cung ứng.

1.6 Bốn đặc điểm của một chiến lược quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả.

1.7 Bài học thực tiễn

a) Công ty dược hàng đầu thế giới Eli Lilly.

b) Công ty sản xuất các hệ thống an toàn cho ô tô Autoliv.

Chương 2:Logistics

2.1 Giới thiệu về Logistics

2.2 Cơ cấu của Logistics


  1. Quản trị thu mua

  2. Quản trị hàng tồn kho

  3. Vận chuyển, phân phối và bảo trì.

2.3 Sự khác biệt giữa Logistics và quản trị chuỗi cung ứng

2.4 Bài tập tình huống: Wal-mart



Chương 3:Hoạt động của chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch và tìm nguồn

3.1 Bốn yêu cầu đối với chuỗi cung ứng



  1. Phù hợp với chiến lược của công ty.

  2. Tầm nhìn xa

  3. Đơn giản

  4. Kết nối chặt chẽ

3.2 Mô hình SCOR.

3.3 Năm quá trình quản trị chuỗi cung ứng



  1. Lập kế hoạch

  2. Tìm nguồn các yếu tố đầu vào.

  3. Thực hiện

  4. Phân phối

  5. Các hoạt động sau bán hàng

3.4 Bài tập tình huống:Công ty mỹ phẩm AVON

Chương 4:Các hoạt động của chuỗi cung ứng: Sản xuất và phân phối

4.1 Sản xuất

4.1.1 Thiết kế sản phẩm

4.1.2 Lên lịch sản xuất

4.1.3 Quản lý cơ sở sản xuất

4.2 Phân phối

4.2.1 Quản lý đơn hàng

4.2.2 Lên lịch phân phối

4.3 Chiến lược đáp ứng nhu cầu và dịch vụ khách hàng.

4.4 Bài tập tình huống

Chương 5:Phối hợp chuỗi cung ứng và sử dụng công nghệ

5.1 Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng

5.1.1 Năm nhân tố của cái “roi da”



  1. Dự đoán nhu cầu

  2. Đặt hàng thành lô

  3. Hạn chế sản phẩm

  4. Định giá sản phẩm

  5. Những khích lệ thành tích

5.1.2 Bài học thực tiễn:Lý thuyết về những “Hạn chế” của Eltyahu Goldratt.

5.2 Cộng tác lên kế hoạch, dự đoán và bổ sung (CPFR)

5.2 Các hệ thống thông tin hỗ trợ cho chuỗi cung ứng.

5.3 Sự hội nhập vào chuỗi cung ứng với hoạt động kinh doanh điện tử.



Chương 6:Phương pháp đánh giá chuỗi cung ứng

6.1 Phương pháp đánh giá dựa trên phân tích thị trường

6.1.1 Các đặc điểm thị trường:


  1. Đang phát triển

  2. Tăng trưởng

  3. Phát triển

  4. Bền vững

6.1.2 Các cách đánh giá thành tích của chuỗi cung ứng

  1. Dịch vụ khách hàng

  2. Hiệu suất nội bộ

  3. Tính linh hoạt của nhu cầu

  4. Sự phát triển sản phẩm

6.2 Mô hình SCOR

6.3 Bài tập tình huống:General Motors: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

6.4 Các hoạt động tạo khả năng cho thành tích của chuỗi cung ứng


  1. Lên kế hoạch

  2. Tìm nguồn

  3. Thực hiện

  4. Phân phối

Chương 7:Thiết lập chuỗi cung ứng

7.1 Xác định các cơ hội của chuỗi cung ứng



  1. Chuỗi cung ứng như một lợi thế cạnh tranh

  2. Nhận ra cơ hội kinh doanh và xác định mục tiêu

  3. Phát sinh ý tưởng

7.2 Lập chiến lược

  1. Mục tiêu

  2. Điều tra thị trường

  3. Thiết kế các hệ thống

  4. Ngân sách và kế hoạch dự án ban đầu phù hợp với nguồn lực của công ty

  5. Ước lượng ngân sách dự án và ROI

  6. Xác định các lợi ích và chi phí cụ thể

  7. Ra quyết định

  8. Triển khai và thực hiện

  9. Kiểm tra hệ thống và chính thức tung sản phẩm ra thị trường

  10. Các chính sách hậu bán hàng

7.3 Bài học thực tiễn: Toyota

Chương 8: Chuỗi cung ứng toàn cầu và quản trị quan hệ đối tác

8.1 Chuỗi cung ứng toàn cầu

8.1.1 Tác động của toàn cầu hóa đến doanh nghiệp.

8.1.2 Vai trò của quản trị nhân sự

8.1.3 Mô hình của Nhật Bản

8.2 Quản trị quan hệ đối tác

8.2.1 Vai trò của các đối tác đối với sự phát triển của công ty

8.2.2 Phân tích công ty (SWOT)

8.2.3 Năng lực cốt lõi và chiến lược thuê ngoài.

8.2.4 Quản trị quan hệ đối tác chuỗi cung ứng

a) Nguyên tắc quản trị đối tác chuỗi cung ứng

b) So sánh công ty và đối tác (Benchmarking)

c) Đàm phán hiệu quả

8.2.5 Bài học thực tiễn


Phụ lục 01



DANH SÁCH GIẢNG VIÊN BỘ MÔN MARKETING

THUỘC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH




Stt

Họ và tên

Học vị

Chức danh

Đơn vị công tác

Ghi chú

(Đang đào tạo)

1

Đỗ Thị Bắc

PGS.TS

Giảng viên chính

Khoa QTKD




2

Nguyễn Thị Gấm

PGS.TS

Trưởng phòng

Phòng Đào tạo

GV kiêm nhiệm

3

Nguyễn Thị Lan Anh

TS

Phó trưởng phòng

Phòng QL ĐT SĐH

GV kiêm nhiệm

4

Phạm Công Toàn

TS

Giảng viên

Khoa QTKD




5

Hoàng Thị Huệ

NCS

Trưởng khoa

Khoa QTKD




6

Dương Thanh Hà

NCS

Phó trưởng khoa

Khoa QTKD




7

Nguyễn Minh Huệ

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




8

Nguyễn Thị Thái Hà

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




9

Nguyễn Văn Hùng

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




10

Đào Thị Hương

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




11

Nguyễn Thị Bắc Hải

Cử nhân

Trợ giảng

Khoa QTKD




12

Trần Thị Thu Nga

Cử nhân

Trợ giảng

Khoa QTKD




13

Lê Thị Phương Lan

Cử nhân

Trợ giảng

Khoa QTKD




Danh sách gồm: 13 người





Phụ lục 02: DANH SÁCH GIẢNG VIÊN BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ


THUỘC KHOA KINH TẾ

Stt

Họ và tên

Học vị

Chức danh

Đơn vị công tác

Ghi chú

(Đang đào tạo)

1

Nguyễn Khánh Doanh

PGS.TS

Hiệu phó

Ban giám hiệu

Kinh tế quốc tế

2

Trần Nhuận Kiên

Tiến sĩ

Trưởng phòng

Phòng QLĐT SĐH

Kinh tế quốc tế

3

Bùi Thị Minh Hằng

Tiến sĩ

Trưởng phòng

Phòng QLKH-HQT

Kinh tế quốc tế

4

Vũ Thị Oanh

Thạc sĩ

Giảng viên

Kinh tế quốc tế

(NCS ở Trung Quốc)

5

Đỗ Thị Thuỳ Linh

Thạc sĩ

Giảng viên

Kinh tế quốc tế



6

Phạm Thuỳ Linh

Thạc sĩ

Trưởng bộ môn

Kinh tế quốc tế



7

Đoàn Quang Huy

Thạc sĩ

Giảng viên

Kinh tế quốc tế

(NCS ở Đức)

8

Trần Thị Phương Thảo

Cử nhân

Giảng viên

Kinh tế quốc tế

Đang học ThS. ở Hàn Quốc

9

Trần Thị Thu Trâm

Cử nhân

Giảng viên

Kinh tế quốc tế

Đang học ThS. ở Hà Lan

10

Đàm Thị Thanh Huyền

Cử nhân

Giảng viên

Kinh tế quốc tế

Đang học Ths ở Na Uy

11

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Thạc sĩ

Giảng viên

Kinh tế quốc tế



Danh sách gồm: 10 người

Phụ lục 03: DANH SÁCH GIẢNG VIÊN BỘ MÔN QTKD DU LỊCH- KHÁCH SẠN


THUỘC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Stt

Họ và tên

Học vị

Chức danh

Đơn vị công tác

Ghi chú

(Đang đào tạo)

1

Nguyễn Văn Huy

Thạc sĩ

Trưởng BM

Khoa QTKD




2

Ngô Thị Huyền Trang

NCS

Giảng viên

Khoa QTKD




3

Phạm Minh Hương

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




4

Trần Thị Tuyết

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




5

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




6

Trương Thị Mai Thanh

Thạc sĩ

Giảng viên

Khoa QTKD




7

Bùi Thị Thanh Hương

Cử nhân

Giảng viên

Khoa QTKD

Đang học Thạc sĩ ở Đài Loan

Danh sách gồm: 7 người.




tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương