Mục đích, Nội dung môn học, Giảng viên giảng dạy, Giảng viên hướng dẫn, Tài liệu tham khảo, Phương pháp đánh giá sinh viên


Học phần 68 HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG



tải về 3.1 Mb.
trang38/46
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.1 Mb.
#26686
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   46

Học phần 68 HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG


Khoá đào tạo: Cử nhân Quản trị kinh doanh - chuyên ngành Quản trị Marketing

(và chuyên ngành Quản trị Kinh doanh)

Môn học: Hành vi người tiêu dùng

Số tín chỉ: 2

Mã môn học:

Năm thứ: 3

Học kỳ: II

Môn học bắt buộc: Marketing Căn bản

1.Thông tin về giảng viên

1. Thông tin về giảng viên

- TS Nguyễn Thị Gấm, Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh,

Chuyên ngành Marketing,

Phó trưởng Phòng Đào tạo – KH – Quan hệ Quốc tế

Điện thoại: 0912-805-980 hoặc 0280- 3547-782

E-mail: ntgam@tueba.edu.vn, ntgam@yahoo.com

- ThS. Hoàng Thị Huệ, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trưởng khoa QTKD

Điện thoại: 0912660588

2. Giới thiệu chung về môn học

Để có được thành công trong thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt, nhà quản trị marketing cần phải hiểu tất cả những gì họ có thể về người tiêu dùng như người tiêu dùng muốn cái gì, họ nghĩ gì, họ làm việc như thế nào và họ nghỉ ngơi như thế nào. Bên cạnh đó, nhà quản trị marketing còn phải hiểu được những ảnh hưởng cá nhân và môi trường xung quanh tới các quyết định của người tiêu dùng và quyết định này được thực hiện như thế nào. Đó là chủ đề của hành vi người tiêu dùng.

Tại sao lại phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng? Chúng ta nghiên cứu hành vi người tiêu dùng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta được hưởng lợi từ việc hiểu sâu sắc những quyết định liên quan đến tiêu dùng của cá nhân chúng ta: chúng ta mua cái gì, tại sao chúng ta mua và chúng ta mua như thế nào? Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giúp chúng ta nhận biết những ảnh hưởng tinh tế thuyết phục chúng ta mua sản phẩm và dịch vụ mà ta lựa chọn. Với tư cách là sinh viên, việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta hiểu những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài bắt buộc cá nhân hành động theo cách liên quan tới tiêu dùng nhất định. Là nhà quản trị marketing hay nhà quản trị marketing trong tương lai, việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giúp cho nhà quản trị nhận biết các cá nhân ra quyết định tiêu dùng của mình như thế nào và làm thế nào để nhà quản trị có thể có được những quyết định marketing chiến lược tốt hơn. Việc hiểu được hành vi người tiêu dùng giúp cho nhà quản trị marketing có được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

2. Mục tiêu môn học:

2.1. Mục tiêu chung:

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:

+ Về kiến thức:

Hiểu biết sâu sắc và khoa học về hành vi người tiêu dùng, những nhân tố ảnh hưởng đến quá qua trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng, biết được những ảnh hưởng của hành vi người tiêu dùng đối với các chiến lược marketing của một số tổ chức.

Nâng cao sự hiểu biết chung về khía cạnh hành vi con người.

+ Về kỹ năng:

Môn học này trang bị cho sinh viên những kỹ năng để trở thành nhà quản trị marketing giỏi, có được những quyết định marketing có hiệu quả hơn, đánh giá những ảnh hưởng của hành vi khách hành tới các chiến lược marketing.

2.2. Các mục tiêu khác:

Môn học Nghiên cứu marketing còn giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về các môn học trong hệ thống các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo Quản trị marketing nói riêng và Quản trị KD nói chung. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc độc lập hay làm việc nhóm, có tư duy sáng tạo và có những chiến lược lược marketing có hiệu quả hơn giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường với đầy những cạnh tranh gay gắt.

Thông qua làm việc nhóm, sinh viên sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm (thảo luận, tranh luận, thống nhất vấn đề/ quan điểm) cũng như kỹ năng viết, kỹ năng nói và thuyết trình của sinh viên sẽ được nâng lên.

3. Những nội dung cơ bản của môn học:

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là một nội dung quan trọng của nghiên cứu marketing. Môn học HVNTD nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng như văn hoá, tập quán, gia đình, xã hội, cá nhân, nhân cách,... Hiểu biết về HVNTD cung cấp nền tảng cho chiến lược marketing như định vị sản phẩm, phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm mới, những quyết định marketing mix và các quyết định marketing liên quan khác.



    1. Nội dung chi tiết

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

VÀ QUÁ TRÌNH QUYẾT ĐỊNH MUA

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

    1. Hành vi người tiêu dùng là gì?

    2. Tại sao phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng?

    3. Sự tiến hoá của hành vi người tiêu dùng

    4. Nguyên lý cơ bản của hành vi người tiêu dùng

    5. Những ứng dụng của nguyên lý hành vi người tiêu dùng đối với marketing chiến lược

    6. Nghiên cứu người tiêu dùng

CHƯƠNG 2: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG

2.1. Phân đoạn thị trường là gì

2.2. Cơ sở để phân đoạn thị trường

2.3. Tiêu chí để phân đoạn

2.4. Thực hiện chiến lược phân đoạn

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1. Mô hình ra quyết định mua

3.1.1. Nhận biết nhu cầu

3.1.2. Tìm kiếm thông tin

3.1.3. Đánh giá khả năng thay thế trước mua

3.1.4. Quyết định mua

3.1.5. Tiêu dùng và đánh giá sau tiêu dùng

3.2. Những yếu tố xác định quá trình mua

3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề

PHẦN II: NHỮNG YẾU TỐ CÁ NHÂN XÁC ĐỊNH HÀNH VI NTD

CHƯƠNG 4: NHẬN THỨC VÀ HỌC TẬP

7.1. Nhận thức

7.1.1. Khái niệm và bản chất của nhận thức

7.1.2. Hình tượng nhận thức của người tiêu dùng

7.1.3. Rủi ro cảm nhận

7.1.4. Nhận thức và chiến lược marketing

7.2. Học tập

7.2.1. Học tập là gì

7.2.2. Những nguyên lý cơ bản của học tập

7.2.3. Lý thuyết học tập của hành vi

7.2.4. Lý thuyết học tập dựa trên hiểu biết

7.2.5. Trung thành nhãn hiệu



CHƯƠNG 5: THÁI ĐỘ VÀ MIỀN TIN

8.1. Thái độ là gì

8.2. Các yếu tố cấu thành nên thái độ

8.3. Mô hình thái độ đối với quảng cáo

8.4. Sự hình thành thái độ

8.5. Thay đổi thái độ

8.6. Tác động của các yếu tố cá nhân và đặc điểm tình huống đến sự thay đổi thái độ

8.7. Các đặc tính của thông tin tác động đến sự hình thành thái độ và thay đổi thái độ

8.8. Chiến lược phân đoạn thị trường và phát triển sản phẩm dựa trên nghiên cứu thái độ

CHƯƠNG 6: NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐỘNG CƠ

9.1. Động cơ là gì

9.2. Bản chất của động cơ

9.3. Đa dạng hoá hệ thống nhu cầu

9.4. Các học thuyết về động cơ

9.5. Lý thuyết động cơ và chiến lược marketing



CHƯƠNG 7: NHÂN CÁCH

10.1. Nhân cách là gì

10.2. Các học thuyết về nhân cách

10.3. Ứng dụng của nhân các trong quản trị marketing



PHẦN III: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TỚI HÀNH VI NTD

CHƯƠNG 8: VĂN HOÁ VÀ GIAI TẦNG XÃ HỘI

4.1. Ảnh hưởng của văn hoá tới HVNTD

4.1.1. Khái niệm văn hoá

4.1.2. Ảnh hưởng của văn hoá tơí HVNTD

4.2. Giai tầng xã hội

4.2.1. Giai tầng xã hội là gi?

4.2.2. Đánh giá giai tầng xã hội

4.2.3. Biến đổi của giai tầng xã hội

4.2.4. Người tiêu dùng giàu có

4.2.5. Áp dụng của giai tầng xã hội trong chiến lược marketing



CHƯƠNG 9: ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH VÀ HỘ GIA ĐÌNH

5.1. Gia đình là gì

5.2. Chức năng của gia đình

5.3. Quyết định mang tính gia đình

5.4. Chu kỳ sống của gia đình

5.5. Thay đổi cơ cấu gia đình và hộ gia đình

5.6. Thay đổi vai trò của người phụ nữ và nam giới

5.7. Trẻ em và hành vi mua của hộ



CHƯƠNG 10: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM

6.1. Nhóm là gì?

6.2. Nhóm sở thích

6.3. Áp dụng quan điểm nhóm sở thích

6.4. Truyền tải ảnh hưởng thông qua trao đổi hai chiều

6.4. Lời nói truyền miệng và ý kiến người lãnh đạo trong quảng cáo và marketing chiến lược



3.2. Học liệu

1. Tài liệu chính

Giáo trình Hành vi người tiêu dùng. Nguyễn Thị Gấm



2. Tài liệu tham khảo

- Roger D. Blackwell và Cộng sự, 2001. Consumer behavior-

- Shiffman and Kanul (2003).Consumer behavior. Prentice Hall

- Philip Kotler (1997). Quản trị Marketing. Nhà xuất bản Thống kê

- Marketing căn bản - Philip Kotler



tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương