Mục đích, Nội dung môn học, Giảng viên giảng dạy, Giảng viên hướng dẫn, Tài liệu tham khảo, Phương pháp đánh giá sinh viên


Học phần 71 QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG MARKETING 2 tín chỉ



tải về 3.1 Mb.
trang41/46
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.1 Mb.
#26686
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46

Học phần 71 QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG MARKETING 2 tín chỉ


- Điều kiện đăng ký:

Học phần học trước: Marketing căn bản



- Trình độ: Đại học, sinh viên năm thứ ba

- Bộ môn phụ trách: Bộ môn Marketing

Giới thiệu chương trình

1. Mục tiêu môn học:

* Mục tiêu về kiến thức:

- Hiểu được quảng cáo, khuyến mãi, PR sẽ được đặt ở vị trí nào trong mối quan hệ liên quan với các thành phần khác trong marketing, tầm quan trọng, vai trò, tìm hiểu chi tiết về các thành phần này.

- Nắm bắt chính xác chiến lược truyền thông marketing, các công cụ của truyền thông marketing.

- Hiểu biết tiến trình truyền thông.

- Phân tích các cơ hội, đưa ra được các quyết định truyền thông hiệu quả.



* Mục tiêu về kỹ năng:

Đây là môn học lý thú, mang đầy tính thực tiễn, đặc biệt người học được tiếp cận hàng ngày trong thời đại thông tin hiện nay với các phương tiện truyền thông nên rất dễ tiếp thu. Các em được cung cấp các tình huống thực tiễn, nâng cao khả năng phân tích, so sánh, ra quyết định:

- Nắm bắt được các kỹ năng về tổ chức, phối kết hợp các công cụ truyền thông cũng như

- Đánh giá và đo lường hiệu quả của chúng.

- Tổ chức và thực hiện một chương trình truyền thông marketing

- Tổ chức giám sát và đo lường hiệu quả của một chương trình

* Mục tiêu về thái độ:

Nhận thức rõ phạm vi, vai trò của các hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp.



2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học giới thiệu các công cụ, kỹ thuật, phương tiện truyền thông được sử dụng để xúc tiến sản phẩm. Quản trị truyền thông marketing là một chiến lược phối kết hợp các công cụ truyền thông nhằm gia tăng mức độ tác động đến khách hàng mục tiêu. Người học sẽ tiếp cận việc phân tích các cơ hội để xúc tiến, phân tích tiến trình truyền thông, thiết lập mục tiêu và ngân sách truyền thông. Môn học cũng tập trung vào nghiên cứu các chức năng, thành phần cơ bản của xúc tiến trong các chương trình marketing của doanh nghiệp.



3. Nhiệm vụ của sinh viên:

-Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương.

-Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

-Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.



4. Tài liệu học tập:

* Tài liệu chính

Hoàng Trọng – Hoàng Thị Phương Thảo (2007). Quản trị truyền thông tiếp thị. Nhà xuất bản Thống kê.

* Tài liệu tham khảo

- Phi Vân (2006). Quảng Cáo ở Việt Nam. NXB Trẻ.

-Al Ries & Laura Ries (2007), Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, NXB Trẻ.


Học phần 72 QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 2 tín chỉ


- Điều kiện đăng ký:

Học phần học trước: Không có



- Trình độ: Đại học, sinh viên năm thứ hai

- Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Marketing

Giới thiệu chương trình

1. Mục tiêu môn học:

* Về kiến thức:

Mục tiêu của môn học “Quan hệ công chúng” hay còn gọi là PR nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của PR để có thể ứng dụng vào trong thực tế hoạt động của các tổ chức nhằm duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức đối với công chúng mục tiêu. Cụ thể là:

aCung cấp các yếu tố nền tảng của PR

b.Nghiên cứu các mối quan hệ công chúng cụ thể:

–Quan hệ nhân viên

–Quan hệ cộng đồng

–Quan hệ khách hàng

–Quan hệ với cơ quan tryền thông

–Quan hệ chính phủ



–Quản trị rủi ro

c.Nghiên cứu các vấn đề về tiêu chuẩn, giá trị và đạo đức trong PR



* Về kỹ năng:

Sau khi học xong môn này sinh viên có thể:

- Hiểu biết một cách thấu đáo các yếu tố nền tảng về PR

- Ứng dụng được các vấn đề cơ bản của PR vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ cụ thể trong một tổ chức

- Thiết lập được các chiến lược PR dài hạn cho doanh nghiệp trong sự phối hợp với các môn học và kiến thức khác.

* Về Thái độ:

Nhận thức rõ phạm vi, vai trò của các hoạt động PR trong doanh nghiệp.

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nghiên cứu các nguyên ýquan hệ công chúng trong kinh doanh. Môn học tập trung vào tìm hiểu các công cụ và kỹ thuật được dùng để đạt được và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp trong công chúng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; các phân tích về quan điểm và thái độ củacông chúng; các chính sách quan hệ công chúng; áp dụng các lý thuyết về quan hệ công chúng vào các tình huống thực tế. Người học sẽ phải làm một nghiên cứu thực tế.



3. Nhiệm vụ của sinh viên:

-Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương.

-Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

-Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.



4. Tài liệu học tập:

* Giáo trình

TS. Đinh Thị Thúy Hằng (2008). PR – Lý luận và Ứng dụng. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

* Tài liệu tham khảo

–Al Ries & Laura Ries (2007), Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, NXB Trẻ.

–Gerry Mc. Cusker (2007), Nguyên nhân & bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới, NXB Trẻ.



5. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.

6. Nội dung chi tiết môn học

Chương I: Tổng quan về PR

    1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHÚNG

1.1.1 Khái niệm về công chúng

1.1.2 Cân bằng mối quan tâm giữa các loại công chúng



    1. ĐỊNH NGHĨA PR

    2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PR

1.3.1 Nguồn gốc hình thành hoạt động PR

1.3.2 Quá trình phát triển hoạt động PR



    1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA PR

      1. Vị trí của PR

      2. Vai trò của PR

      3. Lợi ích của quan hệ công chúng

    1. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA PR

    2. PHÂN BIỆT PR VỚI MARKETING, QUẢNG CÁO

Chương 2: Tiến trình PR

    1. ĐẶT MỤC TIÊU

    2. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG

    3. XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP

    4. LỰA CHỌN KÊNH THÔNG TIN

    5. THỰC HIỆN

    6. ĐÁNH GIÁ

      1. Tiêu chí đánh giá

      2. Một số phương pháp đánh giá

      3. Các bước đánh giá

Chương 3: Các kênh truyền tải thông điệp PR

    1. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

      1. Khái niệm Media Relations – Quan hệ báo chí

      2. Quan hệ với giới truyền thông

      3. Vai trò của PR với giới truyền thông

      4. Một số hoạt động PR qua phương tiện truyền thông đại chúng

      5. Các nguyên tắc khi làm việc với báo chí

    2. TỔ CHỨC SỰ KIỆN

      1. Khái niệm

      2. Các nguyên tắc cơ bản khi tổ chức sự kiện

      3. Tiến trình tổ chức sự kiện

      4. Rủi ro trong tổ chức sự kiện

      5. Phân biệt tổ chức sự kiện và PR

      6. Vai trò của PR trong tổ chức sự kiện

3.2.7 Hiệu quả của PR qua tổ chức sự kiện

    1. TÀI LIỆU QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

      1. Bản tin công ty

      2. Tờ rơi (Brochure

      3. Phim tự giới thiệu

    2. GIAO TIẾP CÁ NHÂN

      1. Trả lời phỏng vấn của giới báo chí

      2. Phát biểu trước công chúng

Chương 4: Cơ cấu tổ chức PR trong doanh nghiệp

    1. SỰ CẦN THIẾT LẬP BỘ PHẬN PR TRONG TỔ CHỨC

4.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘ PHẬN PR VÀ CÁC PHÒNG, BAN TRONG TỔ CHỨC

    1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA BỘ PHẬN PR TRONG TỔ CHỨC

      1. Truyền thông

      2. Ấn loát

      3. Tổ chức sự kiện

      4. Tài trợ cộng đồng

      5. Hoạt động phối hợp

    2. NHÂN VIÊN PR TRONG DOANH NGHIỆP

      1. Vai trò nhân viên PR

      2. Chức danh và mô tả công việc

      3. Nhà quản lý PR trong doanh nghiệp

      4. Các yêu cầu cơ bản để trở thành nhân viên PR

Chương 5: Các hoạt động PR

    1. XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG

      1. Những khủng hoảng có thể xảy ra

      2. Tầm quan trọng của hoạt động xử lý khủng hoảng

      3. Dự đoán và giải quyết khủng hoảng

    2. TÀI TRỢ

      1. Khái niệm và mục đích

      2. Ưu điểm và hạn chế của tài trợ

      3. Một số vấn đề lưu ý khi tài trợ

      4. Tiến trình tài trợ

    3. CHĂM SÓC (THU HÚT VÀ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ) KHÁCH HÀNG

    4. CẢI THIỆN QUAN HỆ VỚI NHÂN VIÊN

    5. XÂY DỰNG QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI CỘNG ĐỒNG

    6. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

      1. Khái niệm và tầm quan trọng của thương hiệu

      2. Tầm quan trọng của PR trong xây dựng thương hiệu

      3. Sự phối hợp của PR và quảng cáo trong xây dựng thương hiệu

Chương 6 : Hoạt động PR chuyên nghiệp

    1. DOANH NGHIỆP TỰ LÀM PR HAY THUÊ DỊCH VỤ

    2. NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY PR CHUYÊN NGHIỆP

    3. CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA MỘT CÔNG TY PR CHUYÊN NGHIỆP

      1. Mô hình của một công ty PR chuyên nghiệp

      2. Chức năng của từng bộ phận

    4. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY PR CHUYÊN NGHIỆP

      1. Tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp

      2. Xây dựng và củng cố mối quan hệ với giới truyền thông

      3. Truyền thông chính sách hoạt động của các doanh nghiệp

      4. Tổ chức sự kiện

      5. Quản trị khủng hoảng

6.5 NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY PR CHUYÊN NGHIỆP


tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương