Kiểm tra kiến thức Sinh học lớp 12


# C©u 646(QID: 649. C©u hái ng¾n)



tải về 1.75 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.75 Mb.
#2076
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

# C©u 646(QID: 649. C©u hái ng¾n)

Muốn tìm hiểu mức phản ứng của kiểu gen ở một giống vật nuôi, ta cần làm thế nào?

A. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện thí nghiệm như nhau.

B. Tạo các kiểu gen như nhau, nuôi ở điều kiện môi trường hoàn toàn khác nhau.

C. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm.

*D. Tạo các kiểu gen như nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm.


# C©u 647(QID: 650. C©u hái ng¾n)

Khi các gen phân ly độc lập, thì phép lai P = AaBbccDdee x AabbccDdEe sinh ra F1 có kiểu gen aabbccddee chiếm tỷ lệ:

*A. 1/64.

B. 1/96.


C. 1/128.

D. 1/256.


# C©u 648(QID: 651. C©u hái ng¾n)

Ở chó: tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho P = lông ngắn x lông dài thì F1 là:

A. 100% lông ngắn.

B. 50% lông ngắn + 50% lông dài.

C. 75% lông ngắn + 25% lông dài.

$*D. A hay B.


# C©u 649(QID: 652. C©u hái ng¾n)

Phép lai 2 tính trạng phân ly độc lập được F1 có tỷ lệ phân ly của tính trạng này = 3+1, còn của tính trạng kia là 1+2+1, thì tỷ lệ phân ly chung của F1 là:

A. (3+1)2 = 9+3+3+1.

*B. (3+1)(1+2+1)= 3+6+3+1+2+1.

C. (3+1)3.

D. 27:9:9:3:3:1


# C©u 650(QID: 653. C©u hái ng¾n)

Ở chó: tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho P = lông ngắn x lông ngắn thì F1 là:

A. 100% lông ngắn.

B. 50% lông ngắn + 50% lông dài.

C. 75% lông ngắn + 25% lông dài.

$*D. A hay C.


# C©u 651(QID: 654. C©u hái ng¾n)

Nếu các gen phân ly độc lập, 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb có thể sinh ra các loại giao tử là:

A. 2 = AB và a

B. 2 = Ab và aB.

*C. 2 = AB và ab (hoặc Ab và aB).

D. 4 = AB, Ab, aB và ab.


# C©u 652(QID: 655. C©u hái ng¾n)

Ở cà chua: tính trạng thân đỏ do gen R trội hoàn toàn so với thân lục do gen r. Cho P = thân đỏ x thân đỏ, được F1 gồm 100% thân đỏ. Kiểu gen của P là:

A. RR x RR.

B. RR x Rr.

C. Rr x Rr.

$*D. A hay B.


# C©u 653(QID: 656. C©u hái ng¾n)

Ở cà chua: tính trạng thân đỏ do gen R trội hoàn toàn so với thân lục do gen r, tính trạng quả tròn do gen B trội hoàn toàn so với quả dài do gen b. Phép lai P = thân đỏ, quả dài x thân lục, quả tròn cho: 25,2% thân đỏ, quả tròn + 24,8% thân lục, quả tròn + 24,6% thân đỏ, quả dài + 25,4% thân lục, quả dài. Kiểu gen của P là:

A. RrBb x rrB

B. RRBb x rrbb.

C. Rrbb x rrBB.

*D. Rrbb x rrBb.


# C©u 654(QID: 657. C©u hái ng¾n)

Màu lông của 1 nòi gà di truyền đơn gen không liên kết giới tính. Cho lai gà trống trắng với gà mái đen đều thuần chủng, được F1 gồm 100% gà xanh da trời. F2 sẽ là:

A. 3/4 đen + 1/4 trắng.

B. 1/2 đen + 1/2 trắng.

*C. 1/4 đen + 2/4 xanh +1/4 trắng.

D. Tất cả đều đen.


# C©u 655(QID: 658. C©u hái ng¾n)

Ở người: gen Đ quy định mắt màu đen trội hoàn toàn so với gen đ quy định mắt xanh, cặp alen này ở NST thường. Khi các con đều mắt đen thì bố và mẹ có kiểu gen là:

A. ĐĐ x ĐĐ.

B. ĐĐ x Đđ.

C. Đđ x Đđ.

$*D. A hay B.


# C©u 656(QID: 659. C©u hái ng¾n)

Ở người: gen Đ quy định mắt màu đen trội hoàn toàn so với gen đ quy định mắt xanh, cặp alen này ở NST thường. Bố và mẹ mắt đen, mà con có người mắt xanh, thì kiểu ghen bố mẹ là:

A. ĐĐ x ĐĐ.

B. Đđ x ĐĐ.

C. Đđ x đđ.

*D. Đđ x Đđ.


# C©u 657(QID: 660. C©u hái ng¾n)

Ở một nòi gà: gen A quy định chân thấp, a → chân cao; BB → lông đen, Bb → lông đốm, bb → lông trắng; các gen này phân ly độc lập. P = AAbb x aaBB được F1. F2 sẽ gồm:

A. 9 thấp, đen + 3 thấp, trắng + 3 cao, đen + 1 cao, trắng.

*B. 6 thấp, đốm + 3 thấp, đen + 3 thấp, trắng + 2 cao, đốm + 1 cao, đen + 1 cao, trắng.

C. 12 thấp, đốm + 3 thấp, đen + 1 cao, đen.

D. 9 thấp, đốm, + 3 thấp, đen + 4 cao, đen.


# C©u 658(QID: 661. C©u hái ng¾n)

Ruồi giấm cái mình xám, cánh vênh có kiểu gen BC/bc lai phân tích với ruồi đực mình đen, cánh thẳng (bc/bc) sẽ sinh ra bao nhiêu ruồi con mình xám, cánh vênh? Biết rằng 2 lôcut cách nhau 25 cM.

A. 12,5%.

B. 25%.


*C. 37,5%.

D. 75%.
# C©u 659(QID: 662. C©u hái ng¾n)

Ở một nòi gà: gen A quy định chân thấp, a → chân cao; BB → lông đen, Bb → lông đốm, bb → lông trắng; các gen này phân ly độc lập. Phép lai AaBb x aabb sẽ cho kết quả:

A. 1 thấp, đen +1 thấp, trắng + 1 cao, đen + 1 cao, trắng.

B. 1 thấp, đốm + 1 thấp, đen + 1 thấp, trắng + 1 cao, trắng.

*C. 1 thấp, đốm + 1 thấp, trắng +1 cao, đen + 1 cao, trắng.

D. 1 cao, đốm + 1 thấp, đen + 1 cao đen, + 1 thấp, trắng.
# C©u 660(QID: 663. C©u hái ng¾n)

Ở 1 thứ cây: gen A quy định quả đỏ, a → quả vàng; B → quả dài. P = đỏ, dài x vàng, tròn được 100% F1 có quả đỏ, tròn. F1 tự thụ cho 1604 quả F2 trong đó có 901 quả đỏ, tròn. Phép lai này bị chi phối bởi quy luật:

A. Tương tác bổ sung 9 +7.

*B. Phân ly độc lập cùng Menđen.

C. Hoán vị với tần số là 0,4.

D. Tương tác giữa 2 gen liên kết hoàn toàn.


# C©u 661(QID: 664. C©u hái ng¾n)

Nếu các gen phân ly độc lập, trội hoàn toàn và tác động riêng rẽ, phép lai AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F1 có kiểu hình trội về cả 5 gen chiếm tỷ lệ:

*A. (3/4)7.

B. 1/26.

C. 1/27.

D. (3/4)10.


# C©u 662(QID: 665. C©u hái ng¾n)

Ở 1 giống tằm có gen quy định màu trứng ở NST X:B → màu sẫm trội hoàn toàn so với b → màu sáng. Cho tằm đực nở từ trứng màu sáng lai với tằm cái nở từ trứng màu sẫm thì sơ đồ lai có thể là:

*A. ♀ XBY x ♂ XbXb → F1 = 1 ♀ XbY + 1 ♂ XBX

B. ♀ XbY x ♂ XBXb → F1 = 1 ♀ XbY + 1 ♂ XBXb.

C. ♂XBY x ♀ XbXb → F1 = 1 ♂ XbY + 1 ♀ XBXb.

D. ♂XbY x ♀ XBXb → F1 = 1 ♂ XbY + 1 ♀ XBXb.


# C©u 663(QID: 666. C©u hái ng¾n)

Lai 2 cây hoa màu trắng thuần chủng được F1 toàn cây trắng. Cho F1 lai với 2 cây cũng hoa trắng được:

- 701 trắng + 102 vàng trong phép lai với cây 1;

- 2621 trắng + 61 vàng ở phép lai với cây 2;

Quy luật chi phối dự di truyền màu hoa này là:

A. Tương tác cộng gộp kiểu 15 + 1.

B. Tương tác bổ sung kiểu 9 + 7.

*C. Tương tác át chế kiểu 13 + 3.

D. Phân ly Menđen kiểu 3 + 1.
# C©u 664(QID: 667. C©u hái ng¾n)

Ở một loài cây: Thân cao (do gen C quy định) là trội hoàn toàn so với thân thấp (gen c), quả tròn (gen T) là trội hoàn toàn so với quả dài (gen t). Phép lai P = CcTt x cctt → F1 = 4 cao tròn + 1 cao dài + 1 thấp tròn + 4 thấp dài chứng tỏ các cặp gen tương ứng:

A. Phân ly độc lập với nhau.

B. Liên kết hoàn toàn với nhau.

*C. Có hoán vị và P dị hợp đều.

D. Có hoán vị và P dị hợp lệch.


# C©u 665(QID: 668. C©u hái ng¾n)

Trong quần thể loài giao phối có NST giới tính X và Y, mà 1 lôcut thì có 2 alen nhưng tạo ra tới 5 kiểu gen khác nhau thì lôcut đó ở:

A. Đoạn tương đồng của NST X.

B. Đoạn tương đồng của NST Y.

C. Cả NST X lẫn Y.

*D. Đoạn không tương đồng của X.


# C©u 666(QID: 669. C©u hái ng¾n)

Nếu các gen phân ly độc lập và trội hoàn toàn thì cây có kiểu gen AaBbCcDdEeFf tự thụ phấn có thể sinh ra đời con có số kiểu hình trội về cả 6 tính trạng là:

A. 1/212.

B. 26.

C. 212.

*D. (3/4)6.


# C©u 667(QID: 670. C©u hái ng¾n)

Lai 2 thứ thuốc lá: aaBB x AAbb. Biết rằng cặp alen A và a ở NST số 3, còn cặp B và b ở NST số 5, thì cây lai F1 là thể ba nhiễm ở NST 3 có kiểu gen:

A. AaBBb hoặc AaBb

B. AaBBB hoặc Aabbb.

C. AAABb hoặc aaaBb.

*D. AAaBb hoặc AaaBb.


# C©u 668(QID: 671. C©u hái ng¾n)

Lai 2 thứ thuốc lá: aaBB x AAbb, các gen này đều phân ly độc lập. Nếu cây lai F1 tự tứ bội hóa thì kiểu gen của nó là:

*A. AAaaBBb

B. AAAABBB.

C. aaaabbbb.

D. AAAaBBBb.


# C©u 669(QID: 672. C©u hái ng¾n)

Cơ thể có kiểu gen cho ra bao nhiêu loại giao tử, nếu CD và (cd) liên kết hoàn toàn còn AB (ab) có hoán vị và không phân li trong kỳ sau II?

A. 8.

*B. 12.


C. 16.

D. 24
# C©u 670(QID: 673. C©u hái ng¾n)

Theo một giả thuyết thì màu da người do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da đen là:

*A. 1/64.

B. 1/256.

C. 62/64.

D. 1/128.
# C©u 671(QID: 674. C©u hái ng¾n)

Phép lai AaBbCcDdEEff x AabbCcDdeeff sinh ra bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau, nếu các gen phân li độc lập?

*A. 54.

B. 256.


C. 64.

D. 128
# C©u 672(QID: 675. C©u hái ng¾n)

3 phép lai ở một loài chim hoàng yến cho kết quả:

- ♀ lông vàng x ♂ lông vàng →100% vàng;

- ♀ lông vàng x ♂ lông xanh →100% xanh;

- ♀ lông xanh x ♂ lông vàng → tất cả ♀ vàng (50%) + tất cả ♂ xanh (50%).

Dự di truyền màu lông này theo quy luật:

A. Tương tác gen.

*B. Liên kết giới tính.

C. Phân ly Menđen.

D. Di truyền tế bào chất.
# C©u 673(QID: 676. C©u hái ng¾n)

Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh con da nâu là:

A. 1/64.

B. 1/256.

*C. 62/64.

D. 1/128.


# C©u 674(QID: 677. C©u hái ng¾n)

Bệnh phênikêtô niệu do 1 gen lặn ở NST thường quy định, di truyền theo định luật Menđen. Người đàn ông có em gái bị bệnh, lấy vợ có anh trai bị bệnh thì xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh này nhiều nhất là:

*A. 1/4.

B. 1/2.


C. 1/8.

D. 1/16.
# C©u 675(QID: 678. C©u hái ng¾n)

Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: cái mắt nâu, cánh ngắn x đực mắt đỏ, cánh dài được F1 gồm toàn bộ ruồi cái đỏ, dài và toàn bộ ruồi đực đỏ, ngắn. F2 gồm 3 đỏ, dài + 3 đỏ, ngắn + 1 nâu, dài + 1 nâu, ngắn. Nếu gọi A → đỏ > a nâu, B → dài >b ngắn, thì P là:

A. AaBb x aab

B. XbXbAA x XBYaa.

*C. aaXbXb x AAXBY.

D. AB/AB x ab/ab với tần số hoán vị là 1/3.
# C©u 676(QID: 679. C©u hái ng¾n)

Tập hợp cá thể cùng loài, có lịch sử sống chung ở 1 khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định được gọi là:

*A. Quần thể.

B. Quần xã.

C. Nòi.

D. Loài
# C©u 677(QID: 680. C©u hái ng¾n)



Tập hợp cá thể cùng loài, có lịch sử sống chung ở 1 khoảng không gian, vào 1 thời điểm, có quan hệ sinh sản với nhau gọi là:

A. Quần xã hữu tính.

*B. Quần thể giao phối.

C. Nòi sinh học.

D. Loài giao phối.
# C©u 678(QID: 681. C©u hái ng¾n)

Tập hợp cá thể cùng loài, có lịch sử sống chung ở 1 khoảng không gian, vào 1 thời điểm, phát triển nòi giống bằng sinh sản vô tính được gọi là:

A. Quần thể hữu tính.

B. Quần thể giao phối.

*C. Quần thể vô tính.

D. Quần thể tự phối.


# C©u 679(QID: 682. C©u hái ng¾n)

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể:

A. Các cây cỏ trong cùng một vườn hoa.

B. Nhiều con gà nhốt trong chiếc lồng ngoài chợ.

C. Mọi ong mật đang kiếm ăn ở một cánh đồng hoa.

*D. Những con cá chép trong cùng một ao.


# C©u 680(QID: 683. C©u hái ng¾n)

Tập hợp sinh vật không được xem như một quần thể giao phối là:

A. Các con mối cùng một ụ.

*B. Mọi con cá cùng một ao.

C. Những con ong mật cùng tổ.

D. Mọi cây cọ mọc ở một đồi.


# C©u 681(QID: 684. C©u hái ng¾n)

Chọn cách điền câu sau:

“Quần thể giao phối là tập hợp cá thể…(1) … sống cùng khu vực và … (2)…, có khả năng sinh ra con cháu… (3)”.

A. 1 = sinh vật; 2 = cùng thời gian; 3 = hữu thụ.

B. 1 = cùng loài; 2 = khác thời điểm; 3 = hữu thụ.

*C. 1 = cùng loài; 2 = vào cùng thời gian; 3 = hữu thụ.

D. 1 = cùng loài; 2 = cùng thời gian; 3 = bất thụ.
# C©u 682(QID: 685. C©u hái ng¾n)

Một vườn trồng toàn đậu Hà Lan có thể xem là:

A. Quần thể hữu tính.

B. Quần thể giao phối.

C. Quần thể vô tính.

*D. Quần thể tự phối.


# C©u 683(QID: 686. C©u hái ng¾n)

Tập hợp vi khuẩn lên men lactic trong một vại dưa đang muối có thể xem là:

A. Quần thể hữu tính.

B. Quần thể giao phối.

*C. Quần thể vô tính.

D. Quần thể tự phối.


# C©u 684(QID: 687. C©u hái ng¾n)

Trong tiến hóa của loài giao phối, quần thể không có vai trò là:

A. Nơi diễn ra tiến hóa nhỏ.

B. Đơn vị sinh sản của loài.

C. Đơn vị tiến hóa của loài.

*D. Phát sinh đột biến.


# C©u 685(QID: 688. C©u hái ng¾n)

Quần thể giao phối không có đặc tính là:

A. Đơn vị tồn tại của loài.

*B. Không quan hệ mẹ - con.

C. Đơn vị tiến hóa của loài.

D. Đơn vị sinh sản hữu tính.


# C©u 686(QID: 689. C©u hái ng¾n)

Đặc trưng về mặt di truyền của một quần thể giao phối là:

A. Tỷ lệ đực cái và tỷ lệ nhóm tuổi.

B. Mật độ cá thể và kiểu phân bố.

*C. Thành phần kiểu gen của quần thể đó.

D. Tỷ lệ phân ly kiểu hình theo quy luật.


# C©u 687(QID: 690. C©u hái ng¾n)

Cấu trúc di truyền hay vốn gen của 1 quần thể đặc trưng bởi:

A. Tỉ lệ đực: cái và tỉ lệ nhóm tuổi.

B. Mật độ cá thể và kiểu phân bố.

*C. Tần số kiểu gen và tần số alen.

D. Tần số các alen mà người ta quan tâm.


# C©u 688(QID: 691. C©u hái ng¾n)

Hai quần thể cùng loài có thể khác nhau về:

A. Tỷ lệ đực: cái.

B. Tỷ lệ nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể.

D. Thành phần kiểu gen.

E. Kiểu phân bố.

$*F. Tất cả các chỉ tiêu trên.


# C©u 689(QID: 692. C©u hái ng¾n)

Về mặt di truyền, 2 quần thể hữu tính cùng loài phân biệt với nhau bởi:

A. Tỷ lệ đực: cái.

B. Tỷ lệ nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể.

D. Thành phần kiểu gen.

E. Tần số các alen.

$F. Tất cả các chỉ tiêu trên.

*G. Thành phần kiểu gen.
# C©u 690(QID: 693. C©u hái ng¾n)

Trong thực tế, để phân biệt 2 quần thể cùng 1 loài giao phối, người ta thường căn cứ vào dấu hiệu là:

A. Thành phần kiểu gen.

*B. Tần số alen tiêu biểu.

C. Tỉ lệ kiểu hình.

D. Vốn gen mỗi quần thể.


# C©u 691(QID: 694. C©u hái ng¾n)

Vốn gen của một quần thể giao phối gồm:

*A. Tất cả các alen ở mọi bộ gen của nó.

B. Tất cả các alen ở kiểu gen người ta quan tâm.

C. Tất cả các loại kiểu hình của nó.

D. Tất cả vật chất di truyền của nó.


# C©u 692(QID: 695. C©u hái ng¾n)

Tần số 1 alen của quần thể loài giao phối thực chất là:

*A. Tỉ số giao tử có alen đó trên tổng số giao tử.

B. Tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể.

C. Tỉ số giao tử có alen đó trên tổng số cá thể.

D. Tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử.


# C©u 693(QID: 696. C©u hái ng¾n)

Tần số của 1 kiểu gen ở quần thể loài giao phối là:

A. Tỉ số giao tử có alen đó trên tổng số giao tử.

*B. Tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể.

C. Tỉ số giao tử có alen đó trên tổng số cá thể.

D. Tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử.


# C©u 694(QID: 697. C©u hái ng¾n)

Ở hoa dạ lan hương: gen D trội không hoàn toàn quy định màu hoa đỏ, d → trắng, kiểu gen dị hợp Dd cho màu hồng. Trong 1 vườn hoa, người ta đếm được 180 hoa đỏ + 240 màu hồng + 80 màu trắng. Tần số (f) của mỗi alen là:

A. f(D) = 18; f(Dd) = 24; f(d) = 8.

B. f(DD) = 180/500=0,36; f(Dd) = 240/500=0,48; f(dd) = 80/500= 0,16.

*C. f(D) = 180+240:2/500=0,6; f(d)=80+240:2/500=0,4.

D. f(D) = 180+480:2/500 = 0,84; f(d)=80/500=0,16.


# C©u 695(QID: 698. C©u hái ng¾n)

Ở một nòi bò Mỹ: gen trội B quy định da màu nâu, gen lặn b quy định màu trắng, nhưng B trội không hoàn toàn nên bò có kiểu gen dị hợp Bb cho da có màu trắng loang đen (bò loang). Nếu một đàn bò này có 1000 con gồm 700 bò nâu, 200 bò loang còn lại là bò trắng thì tần số B và b là:

A. f(BB) = 0,7; f(Bb) = 0,2; f(bb) = 0,1.

*B. f(B) = 0,8; f(b) = 0,2.

C. f(B) = 0,2; f(b) = 0,8.

D. f(B) = 0,7; f(Bb) = 0,2 f(b) = 0,1.


# C©u 696(QID: 699. C©u hái ng¾n)

Nếu quần thể đậu Hà Lan có 423 hạt trơn (kiểu gen BB và Bb) với 133 hạt nhăn (kiểu gen bb) thì tần số p(B) của alen trội hạt trơn và q(b) của alen lặn hạt nhăn là:

*A. p(B) = 0,51; q(b) = 0,49.

B. p(B) = 0,75; q(b) = 0,25.

C. p(B)= 0,423; q(b) = 0,113.

D. p(B) = 1/4; q(b) = 3/4.


# C©u 697(QID: 700. C©u hái ng¾n)

Nếu gọi T = số cá thể có kiểu gen AA, gọi D = số cá thể dị hợp Aa, L = số cá thể đồng hợp lặn aa ở 1 quần thể hữu tính; thì tần số (f) của các alen là:

A. f(A) = T + D/2; f(a) = D/2 + T.

*B. f(A) = (T+D/2)/T+D+L; f(a) = 1 – f(A).

C. f(A) = (T+D/2); f(a) = D/2 + L.

D. f(A) = (T+L/2)/T+D+L; f(a) = 1 – f(A).


# C©u 698(QID: 701. C©u hái ng¾n)

Tự thụ phấn là hiện tượng: nhụy của hoa được thụ phấn bởi:

A. Hạt phấn của cây cùng loài.

B. Hạt phấn của cây khác loài.

*C. Hạt phấn của cây cùng kiểu gen.

D. Hạt phấn của hoa cùng cây.


# C©u 699(QID: 702. C©u hái ng¾n)

Cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối qua các thế hệ sẽ thay đổi theo xu hướng:

A. Tần số alen trội ngày càng giảm, alen lặn tăng.

B. Tần số alen lặn ngày càng giảm, alen trội tăng.

*C. Tần số đồng hợp tăng dần, còn dị hợp giảm.

D. Tần số dị hợp tăng, còn đồng hợp giảm.


# C©u 700(QID: 703. C©u hái ng¾n)

Cây có 1 kiểu gen Aa sau nhiều thế thệ tự thụ phấn liên tiếp sẽ tạo ra số dòng thuần là:

*A. 2.

B. 4.


C. 6.

D. 8.
# C©u 701(QID: 704. C©u hái ng¾n)

Cây có kiểu gen AaBb sau nhiều thế hệ tự thụ phấn liên tiếp sẽ tạo ra các dòng thuần là:

A. 1 = AAB

B. 2 = AABB và aabb.

C. 3 = AABB, AaBb và aabb.

*D. 4 = AABB, aabb, AAbb và aaBB.
# C©u 702(QID: 705. C©u hái ng¾n)

Vốn gen của một quần thể vào thời điểm xác định gồm có chỉ tiêu chính là:

A. Tần số các alen.

B. Tần số các kiểu gen.

$*C. A+B.

D. Số lượng gen trong hệ gen.


# C©u 703(QID: 706. C©u hái ng¾n)

Cây AaBbCcDD sau nhiều thế hệ tự thụ phấn liên tiếp sẽ tạo ra số kiểu gen đồng hợp là:

A. 2.

B. 4.


*C. 8.

D. 16
# C©u 704(QID: 707. C©u hái ng¾n)

Cơ thể dị hợp n cặp gen phân li độc lập (AaBbCc…Nn) sau nhiều thế hệ tự thụ phấn sẽ tạo ra số dòng thuần là:

A. 2n.


B. n2.

C. 1/2n.

*D. 2n.
# C©u 705(QID: 708. C©u hái ng¾n)

Một cây có kiểu gen Ff tự thụ phấn liên tiếp n thế hệ sẽ tạo ra các thế hệ quần thể con cháu có tỷ lệ thể dị hợp là:

A. Ff = 1+ (1/2)n.

B. Ff = (1/2)n-1.

C. Ff = 1 – (1/2)n.

*D. Ff = 1/2n.


# C©u 706(QID: 709. C©u hái ng¾n)

Menđen cho đậu Hà Lan F1 hạt vàng Aa tự thụ phấn thì được F2 phân ly 3/4 vàng + 1/4 xanh. Nếu F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả là:

A. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.

*B. 0,375 AA + 0,25 Aa + 0,375 aa.

C. 0,75 AA + 0,25 aa.

D. 0,75 A + 0,25 a.


# C©u 707(QID: 710. C©u hái ng¾n)

Một quần thể thực vật gồm toàn các cây có cùng kiểu gen Ff sau 4 thế hệ tự thụ liên tiếp sẽ có tỷ lệ kiểu gen là:

A. Ff = 1/22 và FF + ff = 1 – (1/22).

B. Ff = 1/23 và FF + ff = 1 – (1/23).

*C. Ff = 1/24 và FF + ff = 1 – (1/24).

D. Ff = 1/24 và FF + ff = 1 + (1/24).


# C©u 708(QID: 711. C©u hái ng¾n)

Quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa = 0,4; sau 2 thế hệ tự thụ thì tần số kiểu gen Aa là:

*A. 0,1.

B. 0,2.


C. 0,3.

D. 0,4.
# C©u 709(QID: 712. C©u hái ng¾n)

Tự thụ phấn hoặc giao phối gần có thể làm quần thể:

A. Thay đổi tần số alen.

*B. Thay đổi tần số kiểu gen.

C. Thay đổi toàn bộ vốn gen.

$D. A+B+C.
# C©u 710(QID: 713. C©u hái ng¾n)

Nguyên nhân chính gây hiện tượng thoái hóa giống là:

*A. Sự biểu hiện alen lặn gây hại vốn có ở quần thể.

B. Sự xuất hiện đột biến trội gây hại ở quần thể.

C. Sự tăng tần số alen lặn gây hại ở quần thể.

$D. B+C.
# C©u 711(QID: 714. C©u hái ng¾n)

Một trong những nguyên nhân làm cho mèo nhà hay có dị dạng là:

A. Mèo hay bị đột biến.

*B. Thường giao phối cận huyết.

C. Do người nuôi nhiều giống.

$D. A+B+C.
# C©u 712(QID: 715. C©u hái ng¾n)

Cơ sở di truyền của điều luật cấm kết hôn họ hàng gần là:

A. Thực hiện thuần phong mỹ tục dân tộc.

B. Đảm bảo luân thường đạo lý loài người.

*C. Hạn chế dị tật do alen lặn gây hại biểu hiện.

D. Ngăn tổ hợp alen trội làm thoái hóa giống nòi.


# C©u 713(QID: 716. C©u hái ng¾n)

Khó khăn chính cho nhà chọn giống khi duy trì dòng thuần là:

A. Giống thường bị mọt, mốc làm hỏng.

B. Nó thường xuyên bị đột biến.

*C. Hay bị thoái hóa khi nhân giống.

D. Dòng thuần chủng hay bị bệnh..


# C©u 714(QID: 717. C©u hái ng¾n)

Một quần thể có cả cá thể đực và cái thì không thể là:

A. Quần thể giao phối.

B. Quần thể tự phối.

*C. Quần thể vô tính.

D. Quần thể hữu tính.


# C©u 715(QID: 718. C©u hái ng¾n)

Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là sai?

A. Quần thể phân hóa dần thành các dòng thuần.

B. Chọn lọc từ quần thể thường ít hiệu quả.

C. Số thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm qua các đời.

*D. Quần thể đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.



tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương