Câu I (3,0 điểm). Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Câu II



tải về 75.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích75.15 Kb.
#1841
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THPT

QUẢNG TRỊ Năm học 2008 – 2009

Môn thi Địa lí

Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề)




Câu I (3,0 điểm).

Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.



Câu II (3,0 điểm).

Cho biết Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt ở các vĩ độ: 11030’B, 210 B. Hãy tìm thời gian mặt trời qua thiên đỉnh những nơi đó.



Câu III (4,0 điểm).

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:



  1. Phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa của khí hậu Việt Nam.

  2. Trình bày đặc điểm của sự phân hóa đó.

Câu IV (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất thủy sản của nước ta theo giá so sánh năm 1994.



(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Khai thác

Nuôi trồng

1990

5559

2576

1995

9214

4310

2000

13901

7876

2004

15026

19004

2005

15822

22905

2006

15839

25873




  1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản nước ta thời gian trên.

  2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản nước ta thời kì 1990 – 2006.

Câu V (3,0 điểm).

  1. Hãy thành lập công thức tính: Tỉ suất xuất cư, tỉ suất nhập cư.

  2. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một nước A là 2,0 % và không thay đổi trong thời kì 1995 – 2000. Hãy trình bày cách tính và điền kết quả cách tính dân số nước A vào các năm 1995; 1997; 1999; 2000. Biết rằng dân số nước A năm 1998 là 975 triệu người.

Câu VI (3,0 điểm). Hãy trình bày:

  1. Đặc điểm của khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

  2. Đặc điểm của khí hậu ôn đới hải hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.

--------- Hết ---------



(Thí sinh được sử dụng Átlát địa lí Việt Nam)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THPT

QUẢNG TRỊ Năm học 2008 – 2009

Môn thi Địa lí

=/ =/=/=


CÂU

Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu I

(3,0 đ)




Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa

3,0 đ

- Khí áp:

+ Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa.

+ Các khu khí áp cao, không khí từ trên cao hạ xuống, không khí ẩm không bốc lên được cộng thêm chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên rất ít mưa hoặc không mưa.


0,5 đ


- Frông:

+ Dọc frông nóng hoặc frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại lạnh đi gây mưa.

+ Miền có frông, đặc biệt dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường gây mưa nhiều, vì không khí được đưa lên cao.


0,5 đ


- Gió:

+ Ở sâu trong nội địa mưa ít, do chủ yếu ngưng kết hơi nước bốc lên từ các hồ ao, sông, rừng cây.

+ Miền có gió mậu dịch hoạt động ít mưa vì gió này khô.

+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào mang theo nhiều hơi nước.



0,75 đ


- Dòng biển:

+ Ven bờ đại dương nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.

+ Ven bờ đại dương nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển lạnh hơi nước không bốc lên được.


0,5 đ


- Địa hình:

+ Cùng một sườn núi càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm nhiều sẽ không còn mưa.

+ Cùng một dãy núi sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, khô ráo.

0,5 đ


0,25 đ

Câu II

3.0 đ





Tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh

3,0 đ

- Từ 21/3 – 22/6: thời gian 93 ngày ở BBC = 133920’

- Mặt trời đi được 1’ vĩ tuyến là:

133920’: 23027’ = 95,18’.


1,0 đ

- Tại thành phố Hồ Chí Minh (vĩ độ 10030’B = 630’B)

Lần 1:

+ Thời gian mặt trời di chuyển từ xích đạo đến Thành phố Hồ Chí Minh.

95,18’x 630’ = 59963,4’ = 41,6 ngày.

+ Từ 21/3 mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, sau 41,6 ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở Thành phố Hồ Chí Minh tức là vào ngày 2/5 (cho phép cộng trừ sai 1 ngày).



Lần 2:

+ Chí tuyến bắc cách Thành phố Hồ Chí Minh là:

23027’B – 10030’B = 15057’ = 777’

+ Thời gian mặt trời di chuyển từ chí tuyến bắc về Thành phố Hồ Chí Minh là:

95,18’ x 777’ = 73954,8’ = 51,3 ngày.

+ Từ 22/6 mặt trời lên thiên đỉnh ở CTB sau 51,3 ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 2/8.



(cho phép cộng trừ sai 1 ngày).

0,5 đ


0,5 đ







- Tại Hà Nội (vĩ độ 210B = 1260’B)

Lần 1:

+ Thời gian mặt trời di chuyển từ xích đạo đến Hà Nội:

95,18’x 1260’ = 119926,8’ = 83,2 (ngày).

+ Từ 21/3 mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, sau 83,2 ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội tức là vào ngày 12/6 (cho phép cộng trừ sai 1 ngày).



Lần 2:

+ Chí tuyến bắc cách Hà Nội:

23027’B – 210B = 2027’ = 147’

+ Thời gian mặt trời di chuyển từ chí tuyến bắc về Hà Nội:

95,18’ x 147’ = 13991’ = 9,7 ngày.

+ Từ 22/6 mặt trời lên thiên đỉnh ở CTB sau 9,7 ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở Hà Nội vào ngày 2/7.



(cho phép cộng trừ sai 1 ngày).

0,5 đ
0,5 đ



Câu III

(4,0 đ)


1

Các nhân tố gây ra sự phân hóa khí hậu việt nam.

2,0 đ




- Việt nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng bị phân hóa đa dạng phức tạp theo không gian và thời gian do tác động của nhiều nhân tố.


0,5 đ

- Vị trí và hình dạng lãnh thổ kéo dài nằm trong khu vực họat động của gió mùa châu Á.


0,5 đ

- Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa chủ yếu gây ra sự phân hóa theo mùa và phân hóa không gian theo chiều bắc – nam.


0,5 đ

- Ảnh hưởng của địa hình gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa phương.


0,5 đ

2

Đặc điểm sự phân hóa của khí hậu Việt Nam (sử dụng trang khí hậu của Átlát địa lí Việt Nam)


2,0 đ




- Phân hóa theo không gian:

+ Phân hóa bắc – nam: có sự thay đổi đặc điểm chung của khí hậu và các yếu tố khí hậu (dẫn chứng)

+ Phân hóa theo độ cao của địa hình:

. Có sự thay đổi khí hậu qua các đai cao (dẫn chứng)

. Độ cao kết hợp với hướng sườn dẫn đến việc hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta (dẫn chứng)

+ Phân hóa theo chiều đông – tây: nêu sự phân hóa và dẫn chứng.


0,25 đ
0,75 đ


0.25 đ





- Phân hóa theo thời gian:

+ Sự phân hóa trong chế độ gió (dẫn chứng)

+ Sự phân hóa trong chế độ nhiệt (dẫn chứng)

+ Sự phân hóa trong chế độ mưa (dẫn chứng)



0,25 đ


0,25 đ

0,25 đ


Câu IV

(4,0 đ)


1

Vẽ biểu đồ.

2,0 đ

a

Xử lí số liệu: (Đơn vị %)

Năm

Khai thác

Nuôi trồng

1990

100,0

100,0

1995

165,7

167,3

2000

250,1

305,7

2004

270,3

737,7

2005

284,6

889,2

2006

284,9

1004,4




0,5 đ

b

Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thích hợp nhất là đường biểu diễn.

Yêu cầu:

- Chính xác về khoảng cách năm.

- Có tên biểu đồ, có chú thích.

- Các đối tượng trên biểu đồ thể hiện đầy đủ (đơn vị trục tung, trục hoành)

1,5 đ


2

Nhận xét và giải thích.

2,0đ




- Nhận xét:

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành khai và nuôi trồng đều tăng (dẫn chứng)

+ Tốc độ tăng trưởng ngành nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn (dẫn chứng)



1,0 đ

- Giải thích:

+ Ngành thủy sản tăng nhanh do có thuận lợi nhiều về các nguồn lực (tự nhiên, kinh tế xã hội) và thị trường tiêu thụ mở rộng.

+ Ngành nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn do có nhiều lợi thế như vốn đầu tư, thị trường, lao động tay nghề...


1,0 đ

Câu V

(3,0 đ)


1

Công thức tính:

- Tỉ suất xuất cư = (số người đi trong năm : số dân giữa năm của nơi đi) x 1000 = ... (phần nghìn).

- Tỉ suất nhập cư = (số người đến trong năm : số dân giữa năm của nơi đến) x 1000 = ... (phần nghìn).


1,0 đ

2

Cách tính và kết quả dân số nước A:

Gọi dân số 1995 là D5, dân số 1997 là D7, dân số 1998 là D8, dân số 1999 là D9, dân số 2000 là D0.

- Ta có công thức:

D8 = D7 + Tg x D7 = D7 (Tg + 1)

D7 = D8 : (Tg + 1) = 975 triệu người : 1,02 = 955,9 triệu người.

- Tương tự : D5 = 918,8 triệu người.

- D9 = D8 + Tg x D8 = D8 (Tg + 1)

D9 = 975 triệu người x 1,02 = 994,5 triệu người.

- Tương tự D0 = 1014, 39 triệu

0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ


Câu VI

(3,0 đ)


1

Đặc điểm khí hậu xích đạo, cận xích đạo

1,0 đ




- Giới hạn nằm giữa vĩ độ 50 N và 100B, nóng và ẩm quanh năm.

0,25 đ

- Nhiệt độ trung bình năm từ 260C đến 270C, biên độ nhiệt nhỏ.

0,25 đ

- Lượng mưa phong phú trung bình năm từ 1500 mm đến 2000 mm, mưa quanh năm.

0,25 đ

- Độ ẩm cao trung bình trên 80% nên không khí ẩm ướt.

0,25 đ

2

Đặc điểm khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

2,0 đ




- Khí hậu ôn đới hải dương :

+ Nhiệt độ trung bình các tháng trên 00C.

+ Có nhiệt độ cực tiểu vào tháng II, mùa đông không lạnh lắm.

+ Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày, đêm không cao.

+ Mưa quamh năm và lượng mưa giảm xuống vào mùa hạ.


1,0 đ

- Khí hậu ôn đới lục địa :

+ Trong năm có khoảng 5 tháng nhiệt độ trung bình dưới 00C.

+ Có nhiệt độ cực đại vào mùa hạ.

+ Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày, đêm cao.



+ Lượng mưa nhỏ, đặc biệt trong các tháng mùa đông.


1,0 đ

--------- Hết ---------


tải về 75.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương