Kiểm tra kiến thức Sinh học lớp 12


# C©u 716(QID: 719. C©u hái ng¾n)



tải về 1.75 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.75 Mb.
#2076
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

# C©u 716(QID: 719. C©u hái ng¾n)

Một cánh đồng ngô (bắp) giao phấn nhờ gió có thể xem là:

*A. Quần thể ngẫu phối.

B. Quần thể tự phối.

C. Quần thể vô tính.

D. Quần thể hữu tính.


# C©u 717(QID: 720. C©u hái ng¾n)

Các vi khuẩn cùng loài nuôi cấy ở 1 đĩa thủy tinh là:

A. Quần thể ngẫu phối.

B. Quần thể tự phối.

*C. Quần thể vô tính.

D. Quần thể hữu tính.


# C©u 718(QID: 721. C©u hái ng¾n)

Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối làm nó có tiềm năng thích nghi là:

A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Tần số alen luôn thay đổi.

C. Đột biến gen lặn tiềm ẩn.

*D. Tính đa hình cân bằng.


# C©u 719(QID: 722. C©u hái ng¾n)

Quần thể đậu Hà Lan hạt xanh gồm 100% cá thể kiểu gen Cc (gen lặn c cho hạt vàng) tự thụ phấn 2 thế hệ liên tiếp thì cuối thế hệ thứ 2 có thành phần là:

*A. 0,375 CC + 0,25 Cc + 0,375 cc với kiểu hình 62,5% xanh + 37,5% vàng.

B. 0,4375 CC + 0,125 Cc + 0,4375 cc với kiểu hình 56,25% xanh + 43,75% vàng.

C. 0,25% CC + 0,50 Cc + 0,25 cc với kiểu hình là 75% xanh + 25% vàng.

D. 0,3 CC + 0,4 Cc + 0,3 cc với kiểu hình 70% xanh + 30% vàng.


# C©u 720(QID: 723. C©u hái ng¾n)

Quần thể đậu Hà Lan hạt xanh gồm 100% cá thể kiểu gen Cc (gen lặn c cho hạt vàng) tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp sẽ có thể sinh thế hệ thứ 3 là:

A. 0,375 CC + 0,25 Cc + 0,375 cc với kiểu hình 62,5% xanh + 37,5% vàng.

*B. 0,4375 CC + 0,125 Cc + 0,4375 cc với kiểu hình 56,25% xanh + 43,75% vàng.

C. 0,25% CC + 0,50 Cc + 0,25 cc với kiểu hình là 3/4 xanh + 1/4 vàng.

D. 0,3 CC + 0,4 Cc + 0,3 cc với kiểu hình 70% xanh + 30% vàng.


# C©u 721(QID: 724. C©u hái ng¾n)

Định luật Hacđi-Vanbec có thể tóm tắt là: qua nhiều thế hệ ở 1 quần thể ngẫu phối thì:

A. Tần số alen này tăng, tần số alen kia giảm đi.

B. Tần số alen có lợi tăng, còn alen có hại thì giảm dần.

C. Tần số alen có lợi giảm, thì tần số alen có hại tăng.

*D. Tần số các alen thuộc 1 gen có xu hướng ổn định.


# C©u 722(QID: 725. C©u hái ng¾n)

Định luật Hacđi- Vanbec phản ánh xu hướng:

A. Bất biến của các alen trong quần thể.

B. Trạng thái động của quần thể giao phối.

*C. Ổn định và cân bằng cấu trúc di truyền.

D. Biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.


# C©u 723(QID: 726. C©u hái ng¾n)

Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 1 quần thể (QT) ngẫu phối đã ở trạng thái cân bằng di truyền là:

A. QT không có kiểu hình mới.

B. QT ở trạng thái đa hình rất lâu.

*C. QT có tỉ lệ kiểu gen ổn định.

D. QT không có kiểu gen mới.


# C©u 724(QID: 727. C©u hái ng¾n)

Có thể kết luận chắc chắn rằng 1 quần thể (QT) giao phối đã ở trạng thái cân bằng di truyền khi:

A. QT có số loại kiểu gen không đổi.

B. QT có các kiểu hình như đời trước.

C. QT có tần số alen giống thế hệ trước.

*D. QT có tỉ lệ kiểu gen như đời trước.


# C©u 725(QID: 728. C©u hái ng¾n)

Trong 1 QT có 3 kiểu gen vớii tần số mỗi kiểu gen là BB = x, Bb = y và bb = z. Tần số (f) mỗi alen được tính là:

*A. f(B) = x +y/2; f(b) = y/2 + z.

B. f(B) = x +y/2; f(B) = y/2 + z.

C. f(B) = 1 – f(b).

D. f(b) = ; f(B) = 1 – f(b).


# C©u 726(QID: 729. C©u hái ng¾n)

Ở 1 đàn gà cùng nòi thả chung, đếm ngẫu nhiên 100 con thấycó 9 con lông trắng, 11 con đốm trắng đen còn lại là lông đen. Nếu gọi gen D quy định màu đen là trội không hoàn toàn, thì kiểu gen DD → đen, Dd →đốm, dd → trắng. Trong trường hợp này, tần số (f) của D và d là:

A. f(D) = 0,7; f(d) = 0,3.

B. F(D) = 0,91; f(d) = 0,09.

*C. f(D) = 0,855; f(d) = 0,145.

D. f(D) = 0,8; f(d) = 0,2.


# C©u 727(QID: 730. C©u hái ng¾n)

Một quần thể giao phối gồm 120 cá thể kiểu gen BB, 400 cá thể Bb và 480 cá thể bb. Nếu gọi p là tần số alen B, gọi q là tần số alen b, thì:

*A. p = 0,32; q = 0,68.

B. p = 0,68; q = 0,32.

C. p = 0,12; q = 0,48.

D. p = 0,36; q = 0,64.


# C©u 728(QID: 731. C©u hái ng¾n)

Nếu 1 lôcut ở quần thể chỉ có 2 alen: alen trội A có tần số là p, còn alen lặn a tần số là q, thì giao phối tự do và ngẫu nhiên sẽ sinh ra đời sau có thành phần kiểu gen là:

A. 1 p (AA) + 2 pq (Aa) + 1 q(aa).

B. 1 p (AA) + 2 pq (Aa) + 1 q(aa).

C. 0,25 (AA) + 0,50 (Aa) +0,25 (aa).

*D. p2 (AA) + 2pq (Aa) + q2 (aa).


# C©u 729(QID: 732. C©u hái ng¾n)

Menđen thu hoạch 1 vườn đậu Hà Lan được: 315 hạt vàng, trơn + 101 hạt vàng, nhăn + 108 hạt xanh, trơn + 32 hạt xanh, nhăn. Tần số p của gen trội màu vàng, q của gen lặn màu xanh, r của gen trội hạt trơn, s của gen lặn hạt nhăn là:

A. p = 9/16; q = 3/16; r = 3/16; s = 1/16.

B. p = 0,5625; q = 0,1875, r = 0,1875; s = 0,0625.

*C. p = 0,50; q = 0,50; r = 0,51; s = 0,49.

D. p = 0,26; q = 0,24; r = 0,25; s = 0,25.


# C©u 730(QID: 733. C©u hái ng¾n)

Nếu 1 gen trong quần thể có 2 alen với tần số tương đối là p và q, thì quần thể đó được xem là cân bằng di truyền khi:

*A. p2 + 2pq + q2 = (p+q)2.

B. p2 + 2pq + q2 ≠ (p+q)2.

C. p = q, với p + q = 1.

D. p2 + 2pq + q2 ≠ 1.


# C©u 731(QID: 734. C©u hái ng¾n)

Quần thể nào sau đây cân bằng di truyền?

A. 0,375 AA + 0,25 Aa + 0,375 aa.

*B. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.

C. 0,64 AA + 0,20 Aa + 0,16 aa.

D. 0,90 AA + 0,09 Aa + 0,01 aa.


# C©u 732(QID: 735. C©u hái ng¾n)

Quần thể có thành phần kiểu gen không cân bằng là:

A. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.

B. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa.

C. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.

*D. 0,01 AA + 0,90 Aa + 0,09 aa.


# C©u 733(QID: 736. C©u hái ng¾n)

Gen A trong quần thể ngẫu phối có 3 alen là A1, A2, A3 với tần số tương đối là p, q và r, thì khi nào p + q + r = 1?

A. Khi p = q = r.

B. Khi p>q>r.

C. Khi p ≠ q ≠ r.

*D. Bất kỳ khi nào.


# C©u 734(QID: 737. C©u hái ng¾n)

Nếu gen A trong quần thể giao phối có 3 alen A1, A2, A3 với tần số tương đối là p(A1), q(A2) và r(A3), thì khi ngẫu phối sẽ cho ra đời con có thành phần kiểu gen là:

A. (p + q + r)3.

B. p2 + q2 + r2.

*C. p2 + 2pq + q2 + 2qr + 2pr + r2.

D. p2 + 2pq + q2 + 2pr + 2qr.


# C©u 735(QID: 738. C©u hái ng¾n)

Một quần thể giao phối có 4 alen: A1, A2, A3 và A4. Giao phối tự do có thể tạo ra đời sau của quần thể này gồm:

A. 4 kiểu gen khác nhau.

B. 6 kiểu gen khác nhau.

C. 8 kiểu gen khác nhau.

*D. 10 kiểu gen khác nhau.


# C©u 736(QID: 739. C©u hái ng¾n)

Ở một quần thể giao phối: gen A có 2 alen, còn gen B có 3 alen. Nếu 2 gen này phân ly độc lập, sự thụ tinh và giảm phân bình thường thì đời sau có số loại kiểu gen là:

A. 8.

B. 15.


*C. 18.

D. 36.
# C©u 737(QID: 740. C©u hái ng¾n)

Từ tỷ lệ kiểu hình trong quần thể ngẫu phối có thể suy ra:

A. Toàn bộ vốn gen của quần thể đó.

B. Tỷ lệ các kiểu gen tương ứng của nó.

C. Tần số tương đối các alen tương ứng.

$*D. B+C.


# C©u 738(QID: 741. C©u hái ng¾n)

Ở 1 loài động vật bệnh bạch tạng di truyền theo định luật Menđen: gen lặn làm mất sắc tố mêlanin nên da và lông trắng, mắt hồng; còn alen tương ứng không gây bệnh là trội hoàn toàn. Quần thể có tỉ lệ cá thể bạch tạng là 1/20 000 thì tần số alen gây bệnh là:

*A. 0,0071.

B. 0,0141.

C. 1/19 999.

D. 1/20 000.


# C©u 739(QID: 742. C©u hái ng¾n)

Ở 1 loài động vật bệnh bạch tạng di truyền theo định luật Međen: gen lặn gây bệnh, còn alen tương ứng không gây bệnh là trội hoàn toàn. Quần thể có tỉ lệ cá thể bạch tạng là 1/20 000 thì các cá thể có gen gây bệnh chiếm tần số:

A. 0,0071.

*B. 0,0141.

C. 1/19 999.

D. 1/20 000.


# C©u 740(QID: 743. C©u hái ng¾n)

Một quần thể chỉ tuân theo định luật Hacđi-Vanbec khi:

A. Có số lượng cá thể nhiều.

B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Các kiểu gen có sức sống và sức sinh như nhau.

D. Được cách li với quần thể khác cùng loài.

E. Không đột biến hay đột biến không đáng kể.

F. Không biến động di truyền.

G. CLTN không hoặc rất ít tác động.

$*H. Tất cả các điều kiện trên.


# C©u 741(QID: 744. C©u hái ng¾n)

Ý nghĩa không phải của định luật Hacđi-Vanbec là:

A. Giải thích ở tự nhiên có quần thể ổn định lâu dài.

*B. Phản ánh trạng thái động ở quần thể, cơ sở tiến hóa.

C. Từ tỷ lệ kiểu hình suy ra tỷ lệ kiểu gen và tần số alen.

D. Từ tần số alen đã biết, dự đoán được tỷ lệ kiểu gen.


# C©u 742(QID: 745. C©u hái ng¾n)

Cho quần thể P = 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 a. Nếu ngẫu phối liên tiếp 3 thế hệ, thì tần số các alen ở đời thứ 3 là:

A. 0,25 A + 0,75 a.

*B. 0,50 A + 0,50 a.

C. 0,75 A + 0,25 a.

D. 0,95 A + 0,05 a.


# C©u 743(QID: 746. C©u hái ng¾n)

Quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,7 AA + 0,3 aa tự thụ phấn 2 thế hệ liên tiếp sẽ có thành phần:

A. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa.

B. 0,21 aa + 0,79 AA.

C. 0,35 AA + 0,50 Aa + 0,15 aa.

*D. 0,70 AA + 0,30 aa.


# C©u 744(QID: 747. C©u hái ng¾n)

Trong 1 quần thể giao phối có 2 cặp alen phân ly độc lập: A có tần số là 0,2 và a; B có tần số là 0,6 và b. Nếu quần thể này cân bằng thì tần số mỗi loại giao tử là:

A. AB = 0,04; Ab = 0,16; aB = 0,16; ab = 0,64.

*B. AB = 0,12; Ab = 0,08; aB = 0,48; ab = 0,32.

C. AB = 0,32; Ab = 0,48; aB = 0,08; ab = 0,12.

D. AB = 0,64; Ab= 0,16; aB = 0,16; ab = 0,04.


# C©u 745(QID: 748. C©u hái ng¾n)

Thành phần kiểu gen của quần thể giao phối biến đổi làm nó chuyển sang trạng thái động, cơ sở tiến hóa nhỏ là do tác động của:

A. Biến dị, di truyền, CLTN và phân ly tính trạng.

*B. Đột biến, giao phối, CLTN và di nhập gen.

C. Ngoại cảnh thay đổi, tập quán sử dụng cơ quan.

D. Nhu cầu và sở thích thị trường thay đổi.


# C©u 746(QID: 749. C©u hái ng¾n)

Theo định luật Hacđi-Vanbec thì [p(A) + q(a)]2 = 1. Từ đó, có thể rút ra hệ quả q = được không?

A. Tất nhiên, vì (p+q)2 = p2 + 2pq + q2.

B. Có, nếu quần thể đang xét chỉ có 2 alen này thôi.

*C. Được, chỉ khi quần thể đã cân bằng di truyền.

D. Không, vì q còn ở thành phần 2pq chưa biết.


# C©u 747(QID: 750. C©u hái ng¾n)

Ở một nòi gà: gen D → lông đen, d → trắng, D trội không hoàn toàn nên Dd→ lông đốm. Một quần thể cân bằng gồm 10 000 gà này có 100 con lông trắng, thì số gà đốm có thể là:

A. 9900.

*B. 1800.

C. 9000.

D. 8100.
# C©u 748(QID: 751. C©u hái ng¾n)

Nếu các gen phân ly độc lập và tác động riêng rẽ, cây AaBbCc tự thụ phấn cho F1 có kiểu hình trội về mọi gen chiếm tỷ lệ:

A. 3/4.


B. 9/16.

*C. 27/64.

D. 81/256.
# C©u 749(QID: 752. C©u hái ng¾n)

Tình trạng do gen liên kết giới tính có tuân theo định luật Hacđi-Vanbec không?

A. Có, chỉ với gen lặn trên NST X.

*B. Có, với tất cả các gen trên X hoặc Y.

C. Có, chỉ với gen ở đoạn tương đồng của X và Y.

D. Không, vì không đủ cặp alen.


# C©u 750(QID: 753. C©u hái ng¾n)

Ở ruồi giấm màu mắt trắng được quy định bởi 1 gen lặn w (white) trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen trội W quy định màu mắt đỏ, không có alen tương ứng trên Y. Trong quần thể ruồi có thể tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen bình thường về tính trạng trên?

A. 3.

B. 4.


*C. 5.

D. 6.
# C©u 751(QID: 754. C©u hái ng¾n)

Ở ruồi giấm màu mắt trắng được quy định bởi 1 gen lặn w (white) trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen trội W quy định màu mắt đỏ, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể có tối đa các loại kiểu gen bình thường là:

A. XWXW, XWXw, XWY.

B. XWXW, XWXw, XWY, XwY.

*C. XWXW, XWXw, XwXw, XWY, XwY.

D. XWXW, XWXw, XWY, XwY, XWYw và XWYW.
# C©u 752(QID: 755. C©u hái ng¾n)

Cho 4 quần thể giao phối: I = 1 BB + 0 Bb + 0 bb; II = 0 BB + 1 Bb + 0 bb; III = 0 BB + 0 Bb + 1 bb; IV = 0,2 BB + 0,5 Bb + 0,3 bb. Quần thể đã cân bằng di truyền là:

A. I và II.

B. III và IV.

C. II và IV.

*D. I và III.


# C©u 753(QID: 756. C©u hái ng¾n)

Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây là cân bằng?

A. 0,42 AA + 0,48 Aa + 0,10 aa.

*B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.

C. 0,34 AA + 0,42 Aa + 0,24 aa.

D. 0,03 AA + 0,16 Aa + 0,81 aa.


# C©u 754(QID: 757. C©u hái ng¾n)

Một quần thể cây có số hạt trắng (rr) chiếm tần số 0,0025; còn lại là hạt vàng (RR và Rr). Nếu đây là quần thể ngẫu phối cân bằng, thì thành phần kiểu gen của nó là:

*A. 90,25% RR + 9,5% Rr + 0,25% rr.

B. 90% RR + 7,5% Rr + 2,5% rr.

C. 65% RR + 10% Rr + 25% rr.

D. 9,5% RR + 90,25% Rr + 0,25 rr.


# C©u 755(QID: 758. C©u hái ng¾n)

Theo số liệu ở một bệnh viện Việt Nam: 48,4% số người có máu thuộc nhóm O; 19,4% số người phụ thuộc nhóm A; 27,9% nhóm B và 4,3% AB. Với: p = tần số của alen IA, q = tần số của alen IB, r = tần số của alen I0 và coi những người được điều tra thuộc một quần thể cân bằng, thì:

A. p = 0,484; q = 0,194; r = 0,279 + 0,043.

B. p = 0,343; q = 0,484; r = 0,173.

C. p = 0,6954; q = 0,1766; r = 0,1277.

*D. p = 0,1277; q = 0,1766; r = 0,6957.


# C©u 756(QID: 759. C©u hái ng¾n)

Một điều tra ở nước Nga cho biết: 32,9% số người có máu nhóm O; 35,8% số

người có nhóm máu A; 23,2% nhóm B và 8,1% AB. Gọi p = tần số của alen, IA, q = tấn số của alen IB, r = tần số của alen I0 và coi những người được điều tra thuộc một quần thể cân bằng, thì tần số các alen là:

*A. p = 0,2553; q = 0,1711; r = 0,5736.

B. p = 0,343; q = 0,484; r = 0,173.

C. p = 0,6954; q = 0,1766; r = 0,1277.

D. p = 0,1277; q = 0,1766; r = 0,6957.
# C©u 757(QID: 760. C©u hái ng¾n)

Loại biến dị không làm nguồn nguyên liệu cho tạo giống là:

A. Biến dị tổ hợp.

*B. Thường biến.

C. ADN tái tổ hợp.

D. Đột biến.


# C©u 758(QID: 761. C©u hái ng¾n)

Loại biến dị thuộc nguồn gen tự nhiên cho công tác tạo giống vật nuôi và cây trồng là:

A. Biến dị tổ hợp.

B. ADN tái tổ hợp.

C. Đột biến tự nhiên.

$*D. A hoặc C.


# C©u 759(QID: 762. C©u hái ng¾n)

Loại biến dị thuộc nguồn gen nhân tạo cho tạo giống là:

A. Biến dị tổ hợp.

B. ADN tái tổ hợp.

C. Đột biến nhân tạo.

$*D. B hoặc C.


# C©u 760(QID: 763. C©u hái ng¾n)

Vật liệu khởi đầu là:

A. Biến dị tổ hợp.

B. Đột biến nhân tạo.

C. ADN tái tổ hợp.

$D. A+B+C.

E. Các vật liệu phục vụ tạo giống.

*F. Sinh vật cung cấp nguồn gen.


# C©u 761(QID: 764. C©u hái ng¾n)

Kết quả của biến dị tổ hợp do lai là:

A. Tạo giống năng suất cao.

*B. Tạo đa dạng kiểu gen.

C. Tạo đa dạng kiểu hình.

$D. Tạo giống có đột biến mới.


# C©u 762(QID: 765. C©u hái ng¾n)

Các bước chính để tạo giống mới là:

*A. Có nguồn biến dị → Tạo tổ hợp gen → Giống thuần.

B. Tạo tổ hợp gen →Vật liệu khởi đầu → Giống mới.

C. Vật liệu khởi đầu → Giống mới.

D. Giống thuần →Vật liệu khởi đầu → Giống mới.


# C©u 763(QID: 766. C©u hái ng¾n)

Phép lai có thể xem như tụ thụ phấn là:

A. AABB x AaB

B. AA x aa.

*C. AaBb x AaBb.

D. AABB x aabb.


# C©u 764(QID: 767. C©u hái ng¾n)

Giao phối gần (hay giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa hai động vật:

A. Có quan hệ họ hàng với nhau.

B. Cùng một loài hoặc cùng dòng với nhau.

C. Khác loài nhưng có họ hàng rất gần.

*D. Cùng loài có họ hàng và kiểu gen gần như nhau.


# C©u 765(QID: 768. C©u hái ng¾n)

Phép lai có thể xem như giao phối gần là:

*A. AaBbCcDd x AaBbCcDd

B. AaBbCcDd x aaBBccDD.

C. AaBbCcDd x aabbccd

D. AABBCCDD x aabbccdd.


# C©u 766(QID: 769. C©u hái ng¾n)

Trong tạo giống trên nguồn biến dị tổ hợp, để tạo dòng thuần chủng người ta thường sử dụng phương pháp:

A. Lai khác dòng.

*B. Tự thụ phấn hay giao phối gần.

C. Lai khác loài.

D. Lai khác thứ.


# C©u 767(QID: 770. C©u hái ng¾n)

Người ta còn gọi lai gần là:

A. Tự thụ phấn.

B. Giao phối cận huyết.

C. Lai 2 dòng gần nhau về địa lý.

$*D. A hay B.


# C©u 768(QID: 771. C©u hái ng¾n)

Người ta còn gọi lai xa là:

A. Giao phấn.

B. Lai khác dòng.

*C. Lai khác loài.

D. Giao phối khác huyết thống.


# C©u 769(QID: 772. C©u hái ng¾n)

Trong các kiểu giao phối sau đây, kiểu có thể xem như lai xa là:

A. Lợn Việt Nam x Lợn Anh.

B. Lợn Ỉ x Lợn Móng Cái.

*C. Ngựa x Lừa.

D. Bò Việt Nam x Bò Hà Lan..


# C©u 770(QID: 773. C©u hái ng¾n)

Quần thể tự thụ phấn và giao phối gần nhiều thể hiện liên tiếp thường cho kết quả:

A. Tăng số dòng thuần, không đổi tần số alen.

B. Làm các gen lặn gây hại có dịp biểu hiện.

$*C. A+B.

D. Tăng tỷ lệ dị hợp, giảm tần số alen có lợi.


# C©u 771(QID: 774. C©u hái ng¾n)

Thoái hóa giống thường xảy ra ở quần thể có:

A. Tỷ lệ thể đồng hợp giảm, còn thể dị hợp tăng dần.

*B. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, còn thể dị hợp giảm dần.

C. Tỷ lệ gen trội có lợi giảm, số gen có hại tăng dần.

D. Tỷ lệ gen lặn có hại tăng, số gen trội có lợi giảm dần.


# C©u 772(QID: 775. C©u hái ng¾n)

Tụ thụ phấn hoặc giao phối gần thường hay được dùng trong chọn giống với mục đích trực tiếp là:

A. Tạo giống mới.

*B. Tạo dòng thuần.

C. Tạo ưu thế lai.

D. Tìm gen có hại.


# C©u 773(QID: 776. C©u hái ng¾n)

Phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần không dùng để trực tiếp:

A. Củng cố tính trạng tốt.

B. Đánh giá kiểu gen của dòng.

*C. Tạo ưu thế lai.

D. Tạo dòng thuần.


# C©u 774(QID: 777. C©u hái ng¾n)

Hiện tượng con lai hơn hẳn bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sức chống chịu được gọi là:

A. Hiện tượng trội hoàn toàn.

B. Hiện tượng siêu trội.

*C. Hiện tượng ưu thế lai.

D. Hiện tượng đột biến trội.


# C©u 775(QID: 778. C©u hái ng¾n)

Ưu thế lai là kết quả của phương pháp:

A. Gây đột biến nhân tạo.

*B. Tạo biến dị tổ hợp.

C. Gây ADN tái tổ hợp.

D. Nhân bản vô tính.


# C©u 776(QID: 779. C©u hái ng¾n)

Hiện tượng siêu trội trong con lai có ưu thế lai biểu hiện ở:

A. Con lai đồng hợp trội về nhiều cặp gen.

*B. Con lai dị hợp về nhiều cặp gen.

C. Con lai đồng hợp lặn về nhiều cặp gen.

D. Con lai có số gen trội bằng gen lặn.


# C©u 777(QID: 780. C©u hái ng¾n)

Ưu thế lai có đặc điểm là:

*A. Thể hiện cao nhất ở thế hệ F1.

B. Không phân tính ở đời sau.

C. Thể hiện tăng dần ở thế hệ F2.

$D. B+C.
# C©u 778(QID: 781. C©u hái ng¾n)

Khi nói về ưu thế lai, thì câu sai là:

*A. Lai 2 dòng thuần luôn cho con có ưu thế lai cao.

B. Lai 2 dòng thuần xa nhau về địa lý hay có ưu thế lai.

C. Chỉ ít tổ hợp lai giữa các cặp mới cho ưu thế lai.

D. Không dùng cá thể có thể ưu thế lai cao nhất làm giống.
# C©u 779(QID: 782. C©u hái ng¾n)

Ưu thế lai thường được tạo ra bằng phương pháp:

A. Lai các dòng thuần kiểu gen như nhau.

*B. Lai các dòng thuần kiểu gen khác nhau.

C. Lai các cơ thể đều có ưu thế lai với nhau.

D. Lai hỗn tạp các giống tốt với nhau.


# C©u 780(QID: 783. C©u hái ng¾n)

Để tạo ưu thế lai, người ta rất ít dùng phương pháp:

A. Lai khác dòng đơn.

B. Lai khác dòng kép.

C. Lai thuận nghịch.

*D. Lai khác chi.


# C©u 781(QID: 784. C©u hái ng¾n)

Nếu gọi (1), (2), (3) và (4) là tên các dòng thuần chủng, cho: (1) x (2) → X và (3) x (4) → Y, thì sơ đồ không thể minh họa cho lai khác dòng đơn là:

A. (1) x (2) → X.

B. (3) x (4) → Y

*C. X x Y → Z.

D. (2) x (3) → Z.


# C©u 782(QID: 785. C©u hái ng¾n)

Nếu gọi (1), (2), (3) và (4) là tên các dòng thuần chủng, cho: (1) x (2) → X và (3) x (4) → Y, thì sơ đồ có thể minh họa cho lai khác dòng kép là:

A. (1) x (2) → X.

B. (3) x (4) → Y

*C. X x Y → Z.

D. (2) x (3) → Z.


# C©u 783(QID: 786. C©u hái ng¾n)

Tạo giống gia súc thường dùng con đực làm đầu dòng vì:

A. Con đực có nhiều gen quý hiếm hơn.

*B. Bảo quản và sử dụng tinh trùng thuận lợi hơn.

C. Tiết kiệm được nhiều giao tử để thụ tinh hơn.

D. Con đực luôn khỏe mạnh và chống chịu tốt hơn.


# C©u 784(QID: 787. C©u hái ng¾n)

Một đột biến mới xuất hiện ở quần thể hữu tính có thể xác định là trội hay lặn bằng cách:

A. Xác định tần số kiểu hình tương ứng.

*B. Dựa vào xuất hiện kiểu hình đột biến ở các thế hệ.

C. Căn cứ vào cơ quan mang đột biến đó.

D. Lai ngược trở lại với cá thể sinh ra thể đột biến đó.


# C©u 785(QID: 788. C©u hái ng¾n)

Phương pháp tạo giống bằng đột biến nhân tạo có đặc điểm nổi bật là:

A. Có biến dị tốt hơn đột biến tự nhiên.

*B. Chủ động tạo nguyên liệu cần.

C. Tạo ra giống năng suất cao.

D. Hình thành giống mới nhanh.


# C©u 786(QID: 789. C©u hái ng¾n)

Phương pháp tạo giống bằng đột biến nhân tạo thường áp dụng nhiều nhất với đối tượng là:

A. Cây trồng.

B. Vật nuôi.

*C. Vi sinh vật.

$D. A+B.



tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương