Kiểm tra kiến thức Sinh học lớp 12


# C©u 940(QID: 943. C©u hái ng¾n)



tải về 1.75 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.75 Mb.
#2076
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

# C©u 940(QID: 943. C©u hái ng¾n)

Theo thuyết trôi dạt lục địa, vùng Tân Bắc (trước kia) tương đương lục địa (hiện nay) là:

A. Châu Âu.

*B. Bắc Mỹ.

C. Châu Á.

D. Châu Úc.


# C©u 941(QID: 944. C©u hái ng¾n)

Hai đảo đại dương rất xa nhau nhưng khí hậu giống nhau sẽ:

A. Có các sinh vật giống nhau.

*B. Có sinh vật giống vùng đất liền gần nhất.

$C. Lựa chọn 1 + lựa chọn 2.

D. Có hệ sinh vật khác nhau hoàn toàn.


# C©u 942(QID: 945. C©u hái ng¾n)

Các loài ở đảo đại dương thường có đặc tính chung:

A. Dễ phát tán (chủ động hay bị động).

B. Chịu nước biển và nhịn đói, khát.

C. Mức độ tiến hóa rất cao, bơi giỏi.

$*D. Lựa chọn 1 + lựa chọn 2.


# C©u 943(QID: 946. C©u hái ng¾n)

Các sinh vật đầu tiên có mặt ở quần đảo Hoàng Sa thường do:

A. Chúng tự vượt biển.

B. Bị nước biển cuốn.

C. Phát tán nhờ gió, bão.

$*D. B hoặc C.


# C©u 944(QID: 947. C©u hái ng¾n)

Quần xã tiên phong chiếm lĩnh đảo đại dương thường là:

A. Chim và sâu bọ.

*B. Địa y và rêu.

C. Bò sát (rùa, rắn biển).

D. Cỏ dại và cây bụi.


# C©u 945(QID: 948. C©u hái ng¾n)

Người đầu tiên xây dựng học thuyết có hệ thống về tiến hóa của sinh giới là:

*A. Lamac (Jean Baptistede Lamark).

B. Đacuyn (Charles Robert Darwin).

C. Kimura (Motoo Kimura).

D. Menđen (Gregore Johann Mendel).


# C©u 946(QID: 949. C©u hái ng¾n)

Người đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên là:

A. Lamac (Jean Baptistede Lamark).

*B. Đacuyn (Charles Robert Darwin).

C. Kimura (Motoo Kimura).

D. Menđen (Gregore Johann Mendel).


# C©u 947(QID: 950. C©u hái ng¾n)

Theo Lamac, tiến hóa là:

A. Quá trình biến đổi từ loài này thành loài khác.

B. Lịch sử biến đổi kiểu gen của quần thể.

*C. Sự phát triển có kế thừa lịch sử, phức tạp hóa dần.

D. Lịch sử biến đổi các loài do tác động ngoại cảnh.


# C©u 948(QID: 951. C©u hái ng¾n)

Theo Lamac, nguyên nhân trực tiếp tạo thành loại mới là:

*A. Sự thay đổi chậm và liên tục của ngoại cảnh.

B. Xu hướng tự vươn lên thích nghi của sinh vật.

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình biến đổi cơ quan liên tục theo 1 hướng.


# C©u 949(QID: 952. C©u hái ng¾n)

Theo Lamac thì sinh vật có biến dị không, vì sao?

A. Không, vì chúng đã vốn hoàn thiện.

*B. Có, đó là biến đổi vì ngoại cảnh thay đổi.

C. Có, đó là biến dị cá thể qua sinh sản.

$D. B+C.
# C©u 950(QID: 953. C©u hái ng¾n)

Định luật “sử dụng cơ quan” theo Lamac có thể phát biểu là:

A. Cơ quan càng hoạt động thì càng nhỏ và ngược lại.

*B. Cơ quan hoạt động nhiều sẽ phát triển và ngược lại.

C. Cơ quan càng hoạt động sẽ tiêu biến càng nhanh.

D. Cơ quan càng có lợi thì càng lớn và ngược lại.
# C©u 951(QID: 954. C©u hái ng¾n)

Những biến dị ở động vật do chúng thay đổi tập quán hoạt động có di truyền được cho đời sau không, theo Lamac?

*A. Luôn được di truyền.

B. Có, chỉ khi biến đổi màu sắc.

C. Không bao giờ.

D. Lúc có, lúc không tùy loài.


# C©u 952(QID: 955. C©u hái ng¾n)

Theo Lamac thì động vật có biến dị khi:

A. Ngoại cảnh thay đổi.

B. Thay đổi cách sử dụng cơ quan.

$*C. A+B.

D. Tự nhiên và tình cờ.


# C©u 953(QID: 956. C©u hái ng¾n)

Ngày nay, ta gọi biến dị do thay đổi tập quán hoạt động cơ quan là:

A. Biến dị tổ hợp.

B. Biến dị cá thể.

C. Đột biến.

*D. Thường biến.


# C©u 954(QID: 957. C©u hái ng¾n)

Theo Lamac, vì sao loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài?

*A. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao.

B. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố.

C. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi, CLTN tăng cường.

D. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.


# C©u 955(QID: 958. C©u hái ng¾n)

Cống hiến quan trọng nhất của học thuyết Lamac là quan điểm:

A. Ngoại cảnh rất quan trọng trong biến đổi ở sinh vật.

B. Đề xuất quan niệm: người có nguồn gốc từ vượn cổ.

*C. Sinh giới là kết quả của lịch sử khách quan.

D. Biến đổi do hoạt động cơ quan thì di truyền được.


# C©u 956(QID: 959. C©u hái ng¾n)

Theo quan niệm của Lamac, tính thích nghi của sinh vật do đâu mà có?

A. Do tình cờ mà có.

B. Do ngoại cảnh thay đổi.

C. Xu hướng tự hoàn thiện của nó.

$*D. B+C.


# C©u 957(QID: 960. C©u hái ng¾n)

Theo Lamac, nội dung chính của quá trình tiến hóa là:

A. Thay đổi vốn gen theo hướng thích nghi.

B. Đào thải biến dị cá thể có hại do CLTN.

C. Củng cố ngẫu nhiên đột biến trung tính.

*D. Sự di truyền tính trạng tập nhiễm.


# C©u 958(QID: 961. C©u hái ng¾n)

Nhược điểm của học thuyết tiến hóa Lamac là:

A. Tính tập nhiễm luôn di truyền.

B. Sinh vật không bị đào thải.

C. Sinh vật chủ động thích nghi hoàn thiện.

$*D. A+B+C.


# C©u 959(QID: 962. C©u hái ng¾n)

Nhược điểm lớn nhất của học thuyết Lamac là:

*A. Cho rằng sinh vật luôn biển đổi phù hợp ngoại cảnh nên không bị đào thải.

B. Chưa hiểu cơ chế tác động của ngoại cảnh và di truyền tính tập nhiễm.

C. Cho rằng sinh giới là kết quả của biến đổi lịch sử theo quy luật khách quan.

D. Cho rằng sinh giới ngày nay ban đầu là kết quả sáng tạo của Thượng Đế.


# C©u 960(QID: 963. C©u hái ng¾n)

Đacuyn (Charles Robert Darwin) được người đời sau nhắc đến chủ yếu nhờ công lao về:

A. Giải thích thành công hình thành tính thích nghi..

B. Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.

C. Giải thích sự hình thành của loài người từ động vật.

*D. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên.


# C©u 961(QID: 964. C©u hái ng¾n)

Quan niệm nào dưới đây về tiến hóa (TH) là của Đacuyn?

*A. Sinh vật luôn biến dị nên không giống hệt nhau.

B. Để sống, sinh vật luôn phải đấu tranh sinh tồn..

C. Cá thể sống sót là cá thể thích nghi nhất.

D. Nguyên liệu TH là đột biến.


# C©u 962(QID: 965. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn thì tất cả các loài sinh vật có nguồn gốc từ:

*A. Một vài dạng tổ tiên chung trong tự nhiên.

B. Thần hay Thánh tạo ra.

C. CLTN theo con đường phân ly tính trạng.

D. Nhiều dạng tổ tiên riêng.


# C©u 963(QID: 966. C©u hái ng¾n)

Khi quan sát biến dị ở sinh vật, Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm:

A. Đột biến trung tính.

B. Biến dị tổ hợp.

*C. Biến dị cá thể.

D. Thường biến.


# C©u 964(QID: 967. C©u hái ng¾n)

Quan niệm nào sau đây về biến dị là của Đacuyn?

*A. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của tiến hóa.

B. Biến đổi nhỏ tích lũy dần thành biến đổi lớn.

C. Biến đổi do sử dụng cơ quan di truyền được.

D. Biến dị sinh ra khi ngoại cảnh thay đổi.


# C©u 965(QID: 968. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, đấu tranh sinh tồn là:

A. Tranh giành thức ăn để tồn tại.

B. Đấu tranh với điều kiện bất lợi để tồn tại.

*C. Tranh giành điều kiện sống và sinh sản

D. Chủ động tìm điều kiện sống và sinh sản.


# C©u 966(QID: 969. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, đấu tranh sinh tồn ở sinh giới diễn ra khi:

A. Sinh vật sinh sản nhiều.

*B. Nguồn sống không đủ.

C. Động vật thuộc loại hung dữ.

D. Cá thể không thích nghi kịp.


# C©u 967(QID: 970. C©u hái ng¾n)

Theo cách diễn đạt ngày nay, Đacuyn quan niệm chọn lọc tự nhiên là:

A. Hiện tượng số cá thể thích nghi ngày càng tăng, còn cá thể không thích nghi bị tuyệt diệt.

B. Đào thải biến dị có hại, tích lũy biến dị có lợi cho sinh vật.

C. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể..

$*D. A+B+C.


# C©u 968(QID: 971. C©u hái ng¾n)

Một con báo lao vào đàn nai vồ mồi, thì động vật nào đại diện cho tự nhiên chọn lọc đối tượng, nếu theo Đacuyn?

A. Con báo “chọn” con nai.

B. Con nai “chọn” con báo.

$C. A hoặc B.

*D. Chọn lọc lẫn nhau.


# C©u 969(QID: 972. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, với cách diễn đạt hiện đại, thì CLTN xảy ra khi:

A. Quần thể có biến dị di truyền được.

B. Biến dị có ý nghĩa sống còn cho sinh vật.

C. Điều kiện sống và sinh sản thiếu thốn.

$*D. A+B+C.


# C©u 970(QID: 973. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, vật nuôi và cây trồng có đặc điểm nổi bật là:

A. Phong phú hơn dạng tương ứng ở tự nhiên.

*B. Thích nghi với nhu cầu và ý thích con người.

C. Mang đặc điểm có hại cho chính chúng.

D. Sức chống đỡ bệnh và yếu tố bất lợi kém.


# C©u 971(QID: 974. C©u hái ng¾n)

Nguyên nhân chủ yếu làm vật nuôi cây trồng thích nghi với nhu cầu con người, theo Đacuyn là:

A. Tổ tiên chúng vốn có đặc điểm đó.

*B. Do con người tiến hành chọn lọc lâu dài.

C. Kết quả tình cờ của tự nhiên.

D. Con người chủ động tạo ra rồi chọn.


# C©u 972(QID: 975. C©u hái ng¾n)

Giống cây su hào là kết quả chọn lọc nhân tạo từ bộ phận nào của cây cải dại?

A. Rễ.

*B. Thân.



C. Lá.

D. Hoa.
# C©u 973(QID: 976. C©u hái ng¾n)

Giống cây súp lơ là kết quả chọn lọc nhân tạo từ bộ phận nào của cây cải dại?

A. Rễ.


*B. Thân.

C. Lá.


*D. Hoa.
# C©u 974(QID: 977. C©u hái ng¾n)

Giống cây bắp cải là kết quả chọn lọc nhân tạo từ bộ phận nào của cây cải dại?

A. Rễ.

*B. Thân.



*C. Lá.

D. Hoa.
# C©u 975(QID: 978. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, thì CLTN có trực tiếp sáng tạo ra đặc điểm thích nghi không?

A. Không, nó chỉ tiêu diệt cá thể không thích nghi.

*B. Không, đặc điểm thích nghi vốn có tình cờ.

C. Có, chính nó tạo ra tính thích nghi kỳ diệu.

D. Có, nó chọn “nguyên liệu” rồi gọt rũa lâu dài.
# C©u 976(QID: 979. C©u hái ng¾n)

Nếu theo quan niệm của Đacuyn, thì loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài là vì:

A. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao.

B. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố.

*C. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi, CLTN tăng cường.

D. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.


# C©u 977(QID: 980. C©u hái ng¾n)

Đóng góp chính của học thuyết Đacuyn gồm:

A. Giải thích thành công đặc điểm thích nghi.

B. Phát hiện nội dung và vai trò CLTN.

C. Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó.

D. Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng ở sinh giới.

$*E. A+B+C+D.
# C©u 978(QID: 981. C©u hái ng¾n)

Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:

A. Giải thích thành công đặc điểm thích nghi.

*B. Phát hiện nội dung và vai trò CLTN.

C. Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó.

D. Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng ở sinh giới.


# C©u 979(QID: 982. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn kết quả chính của chọn lọc tự nhiên là:

*A. Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

B. Sự đào thải tất cả biến dị không thích nghi.

C. Sự sinh sản ưu thế của cá thể thích nghi.

D. Sự hình thành đặc điểm thích nghi.


# C©u 980(QID: 983. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, với cách diễn đạt ngày nay, thì cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là:

A. Phân tử.

*B. Cá thể.

C. Quần thể.

D. Loài.
# C©u 981(QID: 984. C©u hái ng¾n)

Tồn tại lớn nhất trong học thuyết của Đacuyn là:

*A. Chưa rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế di truyền.

B. Giải thích không đúng hình thành tính thích nghi.

C. Chưa giải thích cơ chế hình thành loài mới.

D. Nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu tranh sinh tồn.
# C©u 982(QID: 985. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, kết quả chính của chọn lọc tự nhiên là:

A. Tăng số cá thể thích nghi trong quần thể.

B. Phát sinh nhiều dạng khác nhau từ ít tổ tiên.

*C. Sự sống sót của sinh vật thích nghi nhất.

D. Hình thành nên các loài mới thích nghi.


# C©u 983(QID: 986. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, hướng chủ yếu của quá trình tiến hóa là:

A. Thay đổi vốn gen theo hướng thích nghi.

*B. Đào thải biến dị cá thể có hại do CLTN.

C. Củng cố ngẫu nhiên đột biến trung tính.

D. Sự di truyền tính trạng tập nhiễm.


# C©u 984(QID: 987. C©u hái ng¾n)

Một trong các điểm khác nhau chính giữa học thuyết Lamac với học thuyết Đacuyn là:

A. Lamac gọi biến dị do ngoại cảnh là biến đổi; còn Đacuyn gọi là biến dị cá thể.

B. Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đổi rất chậm, còn Đacuyn thì không

C. Lamac cho rằng biến đổi là di truyền được, còn Đacuyn thì không.

*D. Lamac cho rằng, sinh vật luôn thích nghi kịp, còn Đacuyn nhấn mạnh đào thải.


# C©u 985(QID: 988. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, cơ sở của quá trình tiến hóa là:

A. Chọn lọc nhân tạo.

*B. Biến dị và di truyền.

C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Phân li tính trạng.


# C©u 986(QID: 989. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, nhân tố chủ đạo của quá trình tiến hóa là:

A. Đấu tranh sinh tồn.

B. Biến dị và di truyền..

*C. Chọn lọc tự nhiên.

D. Phân li tính trạng.


# C©u 987(QID: 990. C©u hái ng¾n)

Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường:

A. Cách li địa lý.

B. Cách li sinh thái.

C. Chọn lọc tự nhiên.

*D. Phân li tính trạng.


# C©u 988(QID: 991. C©u hái ng¾n)

Bằng cách diễn đạt hiện đại, thì phân li tính trạng theo quan niệm của Đacuyn là:

*A. CLTN tiến hành trên đối tượng theo nhiều hướng.

B. Phân hóa khả năng sống sót trong quần thể.

C. Phân hóa khả năng thích nghi theo nhiều hướng.

D. CLTN tiến hành trên nhiều đối tượng theo 1 hướng.


# C©u 989(QID: 992. C©u hái ng¾n)

Nền tảng của học thuyết tiến hóa hiện đại là:

A. Học thuyết Đacuyn.

B. Học thuyết Lamac.

C. Cổ sinh vật học.

*D. CLTN và di truyền học.


# C©u 990(QID: 993. C©u hái ng¾n)

Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là:

A. Cá thể.

*B. Quần thể.

C. Loài.

D. Phân tử.


# C©u 991(QID: 994. C©u hái ng¾n)

Đặc điểm của tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô) là:

A. Thay đổi vốn gen quần thể.

B. Diễn ra trong phạm vi quần thể.

C. Hình thành loài mới từ quần thể gốc.

$*D. A+B+C.


# C©u 992(QID: 995. C©u hái ng¾n)

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?

A. Xảy ra trong phạm vi loài.

B. Kết quả tương đối nhanh.

*C. Quy mô lục địa.

D. Hình thành kiểu gen mới.


# C©u 993(QID: 996. C©u hái ng¾n)

Quá trình tiến hóa lớn có đặc tính là:

A. Diễn ra trong thời gian lịch sử địa chất

B. Có quy mô lớn gồm nhiều hệ sinh thái.

C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

$*D. A+B+C.


# C©u 994(QID: 997. C©u hái ng¾n)

Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp, thì nguồn nguyên liệu tiến hóa là:

A. Thường biến và biến dị cá thể.

B. Biến dị tổ hợp và đột biến.

C. Nguồn gen du nhập.

$*D. B+C.


# C©u 995(QID: 998. C©u hái ng¾n)

Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, các nhân tố tiến hóa gồm:

A. Biến dị, di truyền, CLTN và môi trường.

*B. Nhân tố biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

C. Môi trường và tập quán sử dụng cơ quan.

D. Đột biến, giao phối, CLTN và cách li.


# C©u 996(QID: 999. C©u hái ng¾n)

Nhân tố có khả năng biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể là:

A. Đột biến.

B. Di nhập gen.

C. Sự cố ngẫu nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

E. CLTN.

$*F. A+B+C+D+E.


# C©u 997(QID: 1000. C©u hái ng¾n)

Nhân tố có khả năng biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định là:

A. Đột biến.

B. Di nhập gen.

C. Sự cố ngẫu nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

E. CLTN.

$*F. A+B+C+D+E.


# C©u 998(QID: 1001. C©u hái ng¾n)

Nhân tố chủ đạo trong tiến hóa nhỏ là:

A. Đột biến.

B. Di nhập gen.

C. Sự cố ngẫu nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

*E. CLTN.

$F. A+B+C+D+E.


# C©u 999(QID: 1002. C©u hái ng¾n)

Một tổ ong mật thường được xem là:

A. 1 cá thể.

*B. 1 quần thể.

C. 1 loài.

D. 1 nòi.


# C©u 1000(QID: 1003. C©u hái ng¾n)

Theo quan niệm hiện đại, thì vì sao loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài?

A. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao.

*B. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố.

C. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi, CLTN tăng cường.

D. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.


# C©u 1001(QID: 1004. C©u hái ng¾n)

Trong quần thể đa hình, thì CLTN dẫn đến kết quả là:

*A. Tăng tần số alen thích nghi, giảm kém thích nghi.

B. Tăng tần số alen kém thích nghi, giảm thích nghi.

C. Làm quần thể đạt cân bằng Hacđi-Vanbec.

D. Duy trì cả alen có lợi, có hại hoặc trung tính.


# C©u 1002(QID: 1005. C©u hái ng¾n)

Điểm không giống nhau giữa quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về tiến hóa là:

A. Nguyên liệu tiến hóa là biến dị di truyền được.

*B. Chỉ cá thể thích nghi nhất mới tồn tại.

C. CLTN là nhân tố chủ đạo trong tiến hóa.

D. Tiến hóa không cần CLTN, cần đột biến trung tính.


# C©u 1003(QID: 1006. C©u hái ng¾n)

Nội dung chính của CLTN theo quan niệm hiện đại là:

A. Phát sinh biến dị di truyền làm nguyên liệu chọn lọc.

B. Phát tán đột biến, tạo biến dị tổ hợp.

*C. Phân hóa khả năng sống và sinh sản các kiểu gen.

D. Phân hóa kiểu gen, hạn chế trao đổi vốn gen.


# C©u 1004(QID: 1007. C©u hái ng¾n)

Nội dung tóm tắt của thuyết tiến hóa trung tính là:

*A. Tiến hóa nhờ củng cố ngẫu nhiên đột biến trung tính, không liên quan tới CLTN.

B. Tiến hóa do CLTN chỉ củng cố các đột biến trung tính phát sinh ngẫu nhiên.

C. Các đột biến trung tính là nguyên liệu chủ yếu của CLTN.

D. Tốc độ tiến hóa trung bình đều đặn, không cần CLTN.


# C©u 1005(QID: 1008. C©u hái ng¾n)

Nói chung, tần số alen ở 1 quần thể trong tự nhiên sẽ biến đổi nhanh nhất khi bị tác động của:

A. Đột biến.

B. Di nhập gen.

*C. CLTN.

D. Giao phối.


# C©u 1006(QID: 1009. C©u hái ng¾n)

Vốn gen ở quần thể không thay đổi khi:

*A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc ổn định.

C. Giao phối không ngẫu nhiên.

D. Ngoại cảnh không đổi.


# C©u 1007(QID: 1010. C©u hái ng¾n)

Các nòi và các loài thường phân biệt với nhau chủ yếu bằng:

A. Đột biến NST.

B. Đột biến gen lặn.

*C. Tích lũy đột biến nhỏ.

D. Các đột biến lớn.


# C©u 1008(QID: 1011. C©u hái ng¾n)

Cho gen F có: alen F’ là gen trội có lợi, f là lặn gây hại, còn f1, f2, … là các alen không có lợi cũng chẳng có hại cho cơ thể. Trong quần thể, tần số f1, f2 … tăng; đó là biểu hiện của:

A. CLTN ở tiến hóa lớn.

B. CLTN trong tiến hóa nhỏ.

*C. Củng cố ngẫu nhiên đột biến trung tính.

D. Ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.


# C©u 1009(QID: 1012. C©u hái ng¾n)

Người ta gọi 1 yếu tố là một nhân tố tiến hóa khi yếu tố đó:

*A. Trực tiếp biến đổi vốn gen quần thể.

B. Tham gia vào hình thành loài mới.

C. Gián tiếp phân hóa các kiểu gen.

$D. A+B+C.


# C©u 1010(QID: 1013. C©u hái ng¾n)

Loại biến dị làm nguồn nguyên liệu cơ bản cho tiến hóa là:

A. Đột biến NST.

*B. Đột biến gen.

C. Biến dị tổ hợp.

D. Gen du nhập.


# C©u 1011(QID: 1014. C©u hái ng¾n)

Đột biến được xem là nhân tố tiến hóa vì:

A. Cung cấp nguyên liệu cho CLTN.

B. Làm quần thể biến đổi định hướng.

*C. Biến đổi tần số alen ở quần thể.

D. Phát sinh alen mới thích nghi hơn.


# C©u 1012(QID: 1015. C©u hái ng¾n)

Vai trò của đột biến trong tiến hóa biểu hiện ở điểm:

*A. Nó là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.

B. Nó gây áp lực lớn làm biến đổi vốn gen.

C. Nó làm mất giá trị thích nghi của alen.

D. Nó tạo ra alen mới thích nghi hơn.


# C©u 1013(QID: 1016. C©u hái ng¾n)

Nguồn nguyên liệu sơ cấp cơ bản cho tiến hóa là đột biến gen vì:

A. Hậu quả ít nghiêm trọng hơn đột biến NST.

B. Ở trạng thái lặn, nó tồn tại lâu dài.

C. Nó là cơ sở tạo ra vô số biến dị tổ hợp.

$*D. A+B+C.


# C©u 1014(QID: 1017. C©u hái ng¾n)

Cho: I = tần số đột biến khoảng 10-6 nên gen có hại quá ít; II = gen đột biến có hại ở môi trường này nhưng có khi vô hại hoặc có lợi ở môi trường khác; III = giá trị đột biến thay đổi tùy tổ hợp gen chứa nó; IV = đột biến gen có hại hay ở dạng lặn nên thường bị lấn át.

Đột biến gen rất hay có hại cho sinh vật, nhưng có vai trò rất quan trọng với tiến hóa vì:

A. I + II.

B. I + III.

C. III + IV.

*D. II + III.
# C©u 1015(QID: 1018. C©u hái ng¾n)

Cho: 1 = số lượng gen ở hệ gen; 2 = đặc điểm cấu trúc gen; 3 = tác nhân đột biến; 4 = mật độ quần thể.

Tần số đột biến gen phụ thuộc vào:

*A. 2 + 3.

B. 1 + 2.

C. 3 + 4.

D. 2 + 4.
# C©u 1016(QID: 1019. C©u hái ng¾n)

Nhân tố tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa nhỏ:

*A. Giao phối.

B. CLTN.


C. Đột biến.

D. Nguồn gen du nhập


# C©u 1017(QID: 1020. C©u hái ng¾n)

Trong tiến hóa của quần thể hữu tính, quá trình giao phối không thể có vai trò:

A. Át chế gen lặn có hại.

B. Tạo ra biến dị tổ hợp mới.

*C. Phát sinh alen mới.

D. Phát tán đột biến trong quần thể.


# C©u 1018(QID: 1021. C©u hái ng¾n)

Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

*A. Ngẫu phối.

B. Tự phối.

C. Sinh sản vô tính.

$D. A+B.
# C©u 1019(QID: 1022. C©u hái ng¾n)

Giao phối ngẫu nhiên là:

A. Giao phối không do người can thiệp.

B. Giao phấn nhờ gió hay côn trùng.

*C. Thụ tinh tình cờ giữa 2 giao tử bất kỳ.

D. Thụ tinh giữa 2 giao tử khác loài.



tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương