Kiểm tra kiến thức Sinh học lớp 12


# C©u 1095(QID: 1154. C©u hái ng¾n)



tải về 1.75 Mb.
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.75 Mb.
#2076
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

# C©u 1095(QID: 1154. C©u hái ng¾n)

Quá trình hình thành loài dù theo phương thức nào cũng phải là lịch sử hình thành:

A. Một vài cá thể có đột biến mới, đứng vững được qua thời gian dưới tác động của CLTN.

B. Một vài quần thể mới gồm một vài tổ hợp đột biến đứng vững được qua thời gian không cần CLTN.

*C. Một vài quần thể mới gồm nhiều tổ hợp đột biến đứng vững được qua thời gian nhờ CLTN.

D. Một vài kiểu gen mới cách li sinh sản với loài ban đầu dưới tác động của đột biến, giao phối và CLTN.


# C©u 1096(QID: 1155. C©u hái ng¾n)

Quá trình lịch sử hình thành các tập hợp loài được gọi là:

A. Tiến hóa nhỏ.

B. Tiến hóa phân nhánh.

C. Tiến hóa đơn nhánh.

*D. Tiến hóa lớn.


# C©u 1097(QID: 1156. C©u hái ng¾n)

Quá trình tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là:

A. Biến đổi loài này thành loài khác.

B. Tạo ra nhiều loài từ loài tổ tiên.

C. Phát sinh ít loài từ nhiều tổ tiên.

$*D. A+B.


# C©u 1098(QID: 1157. C©u hái ng¾n)

Lịch sử biến đổi một loài này thành một loài khác gọi là:

*A. Tiến hóa đơn nhánh.

B. Tiến hóa phân nhánh.

C. Tiến hóa từ từ.

D. Tiến hóa cân bằng.


# C©u 1099(QID: 1158. C©u hái ng¾n)

Lịch sử biến đổi một loài tổ tiên thành nhiều loài gọi là:

A. Tiến hóa đơn nhánh.

*B. Tiến hóa phân nhánh.

C. Tiến hóa từ từ.

D. Tiến hóa cân bằng.


# C©u 1100(QID: 1159. C©u hái ng¾n)

Chiều hướng cơ bản của tiến hóa lớn là:

A. Phức tạp hóa cấu tạo cơ thể.

B. Đơn giản hóa cấu tạo cơ thể.

*C. Thích nghi với môi trường.

D. Ngày càng nhiều dạng.


# C©u 1101(QID: 1160. C©u hái ng¾n)

Trong nhánh tiến hóa tạo thành ngành hạt kín, thì hướng tiến hóa là:

*A. Phức tạp hóa cấu tạo cơ thể.

B. Đơn giản hóa cấu tạo cơ thể.

C. Ngày càng nhiều dạng chuyển hóa.

$D. A+B+C.


# C©u 1102(QID: 1161. C©u hái ng¾n)

Trong lịch sử hình thành nhóm giun kí sinh, hướng tiến hóa là:

A. Phức tạp hóa cấu tạo cơ thể.

*B. Đơn giản hóa cấu tạo cơ thể.

C. Ngày càng nhiều dạng chuyển hóa.

$D. A+B+C.


# C©u 1103(QID: 1162. C©u hái ng¾n)

Trong nhánh tiến hóa của giới nhân sơ, hướng tiến hóa là:

A. Phức tạo hóa cấu tạo cơ thể.

B. Đơn giản hóa cấu tạo cơ thể.

*C. Đa dạng hóa phương thức trao đổi chất.

D. Thu nhỏ kích thước cơ thể.


# C©u 1104(QID: 1163. C©u hái ng¾n)

Nguyên nhân gây ra sự tiến hóa theo hướng đơn giản hóa cấu tạo cơ thể là:

A. Môi trường sống mới gây ra đột biến mới.

*B. Tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi hơn.

C. Xu hướng quay trở lại đặc điểm của tổ tiên.

$D. A+B+C.


# C©u 1105(QID: 1164. C©u hái ng¾n)

Kiểu tiến hóa: từ loài ban đầu (gốc) hình thành nên vài loài mới (loài “con”), rồi do nhân tố tiến hóa tác động mà tạo thành nhiều loài khác (loài “cháu”) được gọi là:

A. Tiến hóa đồng quy.

B. Tiến hóa phân nhánh.

C. Tiến hóa phân li.

$*D. B hoặc C.

E. Tiến hóa đơn nhánh.
# C©u 1106(QID: 1165. C©u hái ng¾n)

Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn biểu hiện ở hiện tượng:

A. Một kiểu hình phân hóa thành nhiều dạng.

B. Xuất hiện nhiều kiểu hình do lai hỗn tạp.

C. Phân hóa thành nhiều kiểu gen bởi giao phối tự do.

*D. Hình thành nhiều loài từ dạng gốc do CLTN.


# C©u 1107(QID: 1166. C©u hái ng¾n)

Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là:

A. Phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen.

B. Phân ly thành các kiểu gen theo công thức xác định.

C. Sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành.

*D. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.


# C©u 1108(QID: 1167. C©u hái ng¾n)

Đồng quy tính trạng là kết quả của quá trình:

A. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo nhiều hướng.

*B. CLTN trên nhiều đối tượng theo 1 hướng.

C. CLTN trên 1 đối tượng theo 1 hướng.

D. Làm các sinh vật khác nhau có nguồn gốc chung.


# C©u 1109(QID: 1168. C©u hái ng¾n)

Nguyên nhân chính của kiếu tiến hóa đồng quy là:

*A. Các sinh vật khác nguồn ở môi trường như nhau.

B. Một loài phân bố ở nhiều môi trường khác nhau.

C. Các kiểu gen khác nhau nhưng đột biến như nhau.

D. Môi trường của các loài ổn định rất lâu.


# C©u 1110(QID: 1169. C©u hái ng¾n)

Hiện tượng: cá voi (thuộc lớp Thú), cá mập (lớp Cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của:

*A. Tiến hóa đồng quy.

B. Tiến hóa phân ly.

C. Tiến hóa phân nhánh.

D. Tiêu giảm để thích nghi.


# C©u 1111(QID: 1170. C©u hái ng¾n)

Sóc bay Nam Mỹ và thú có túi bay ở Úc là kết quả của:

*A. Tiến hóa đồng quy.

B. Tiến hóa phân nhánh.

C. Tiến hóa phân li.

D. Biến đổi thích nghi.


# C©u 1112(QID: 1171. C©u hái ng¾n)

Tiến hóa đồng quy tạo ra kết quả là:

A. Làm sinh vật ngày càng nhiều dạng.

B. Tạo ra nhiều loài mới từ loài ban đầu.

C. Hình thành nhiều kiểu gen mới khác kiểu gen gốc.

*D. Tạo kiểu hình tương tự từ các kiểu gen khác nguồn.


# C©u 1113(QID: 1172. C©u hái ng¾n)

Sinh vật có tốc độ tiến hóa nhanh hơn cả là:

A. Dương xỉ.

B. Ếch.


*C. Thú.

D. Cá phổi .


# C©u 1114(QID: 1173. C©u hái ng¾n)

Nhóm sinh vật có tốc độ tiến hóa chậm nhất là:

A. Dương xỉ và nấm.

B. Ếch nhái và bò sát.

C. Thú và hạt kín.

*D. Cá phổi, sam, ốc anh vũ.


# C©u 1115(QID: 1174. C©u hái ng¾n)

Quá trình tiến hóa chung của sinh giới dẫn đến kết quả là:

A. Đa dạng hóa cơ chế chuyển hóa vật chất.

B. Cấu tạo cơ thể ngày càng phức tạp.

C. Đơn giản hóa tổ chức cơ thể.

*D. Thích nghi với môi trường.


# C©u 1116(QID: 1175. C©u hái ng¾n)

Chiều hướng tiến hóa chung của toàn sinh giới là:

A. Ngày càng nhiều dạng.

B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.

C. Thích nghi với môi trường xác định.

$*D. A+B+C..


# C©u 1117(QID: 1176. C©u hái ng¾n)

Đa dạng hóa cơ thể chuyển hóa vật chất là hướng tiến hóa chủ yếu của:

*A. Vi khuẩn.

B. Đa bào kí sinh.

C. Động vật bậc cao.

D. Nấm và dương xỉ.


# C©u 1118(QID: 1177. C©u hái ng¾n)

Phức tạp hóa, nâng cao tổ chức cơ thể là hướng tiến hóa chủ yếu của:

A. Vi khuẩn.

B. Đa bào kí sinh.

*C. Động vật bậc cao.

D. Nấm và dương xỉ.


# C©u 1119(QID: 1178. C©u hái ng¾n)

Đơn giản hóa cấu tạo cơ thể là hướng tiến hóa chủ yếu của:

A. Vi khuẩn.

*B. Đa bào kí sinh.

C. Lớp thú.

D. Hạt kín.


# C©u 1120(QID: 1179. C©u hái ng¾n)

Sán dây (sán xơ mít) kí sinh ở ruột người đã tiêu giảm hầu hết các cơ quan. Sự tiến hóa của chúng đã theo hướng:

A. Đa dạng cách chuyển hóa.

B. Quay trở lại dạng tổ tiên.

*C. Tiêu giảm để thích nghi.

D. Biến đổi cấu tạo sau đột biến.


# C©u 1121(QID: 1180. C©u hái ng¾n)

Hàng trăm triệu năm nay, loài cá phổi và loài ốc anh vũ hầu như không biến đổi. Sự tiến hóa của chúng là do:

A. Quay trở lại dạng tổ tiên..

B. Tiêu giảm để thích nghi.

*C. Môi trường ổn định.

D. CLTN không tác động.


# C©u 1122(QID: 1181. C©u hái ng¾n)

Song song với sự phát triển ưu thế của sinh vật cao cấp (người, cây hạt kín) vẫn có sự tồn tại và phát triển của sinh vật rất sơ khai hoặc cấu tạo thoái hóa bởi vì:

A. Chúng sống tách biệt nhau nên không ảnh hưởng lẫn nhau.

B. Chúng đã đạt mức cao nhất trong hướng tiến hóa của chúng.

*C. Mỗi nhóm đã thích nghi với môi trường riêng.

$D. A+B.
# C©u 1123(QID: 1182. C©u hái ng¾n)

Theo quan niệm sinh học phân tử và sinh học phát triển hiện đại, thì dạng đột biến dễ dẫn đến hình thành loài mới là:

A. Đột biến sáp nhập NST.

*B. Đột biến gen điều hòa.

C. Đột biến đa bội.

D. Đột biến gen cấu trúc.
# C©u 1124(QID: 1183. C©u hái ng¾n)

Những sinh vật cùng một loài sinh học có đặc điểm là:

A. Hệ tính trạng hình thái, sinh lý giống nhau.

B. Có thể trao đổi vốn gen.

C. Cách ly sinh sản với cá thể khác loài.

$*D. A+B+C.


# C©u 1125(QID: 1184. C©u hái ng¾n)

Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là:

*A. Chúng cách li sinh sản với nhau.

B. Chúng sinh ra con bất thụ.

C. Chúng không cùng môi trường.

D. Chúng có hình thái khác nhau.


# C©u 1126(QID: 1185. C©u hái ng¾n)

Về mặt tiến hóa, những cá thể khác loài sinh học với nhau có đặc tính cơ bản là:

*A. Không chia sẻ được vốn gen.

B. Phân bố địa lí khác nhau.

C. Kiểu gen khác nhau.

D. Hình thái, sinh lí khác nhau.


# C©u 1127(QID: 1186. C©u hái ng¾n)

Cùng là Prôtêin ở chuỗi Hb, nhưng của người khác của khỉ Gôrila 2 axit amin. Đó là khác biệt về:

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn địa lý.

C. Tiêu chuẩn sinh thái.

*D. Tiêu chuẩn hóa sinh.


# C©u 1128(QID: 1187. C©u hái ng¾n)

Đối với sinh vật có giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hai loài sinh học là:

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn hóa sinh.

*C. Cách li sinh sản.

D. Cách li địa lí và sinh thái.


# C©u 1129(QID: 1188. C©u hái ng¾n)

Khi phân biệt các loài vi khuẩn, thì thường dùng chủ yếu là:

A. Tiêu chuẩn hình thái.

B. Tiêu chuẩn địa lý.

*C. Tiêu chuẩn hóa sinh.

D. Tiêu chuẩn sinh thái.


# C©u 1130(QID: 1189. C©u hái ng¾n)

Muốn phân biệt chính xác 2 loài đồng hình, cần sử dụng:

A. Tiêu chuẩn sinh lí.

B. Tiêu chuẩn hóa sinh.

C. Tiêu chuẩn di truyền.

*D. Phối hợp nhiều tiêu chuẩn.


# C©u 1131(QID: 1190. C©u hái ng¾n)

Cách ly trong tiến hóa không thể là:

*A. Không tiếp xúc với môi trường.

B. Ngẫu phối bị cản trở.

C. Môi trường không giống nhau.

D. Bị ngăn cách địa lý.
# C©u 1132(QID: 1191. C©u hái ng¾n)

Vai trò chủ yếu của cách ly trong quá trình tiến hóa là:

A. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen.

B. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.

C. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.

*D. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.


# C©u 1133(QID: 1192. C©u hái ng¾n)

Kết quả của cách ly trong tiến hóa là:

A. Hạn chế ngẫu phối.

B. Thúc đẩy phân hóa kiểu gen.

C. Phát sinh phân ly tính trạng.

$*D. A+B+C.


# C©u 1134(QID: 1193. C©u hái ng¾n)

Cách li trước hợp tử (hoặc cách li trước giao phối) là:

*A. Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.

B. Trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

C. Trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

D. Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.


# C©u 1135(QID: 1194. C©u hái ng¾n)

Cách li sau hợp tử (cách li sau giao phối) không phải là:

*A. Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.

B. Trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

C. Trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

D. Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.


# C©u 1136(QID: 1195. C©u hái ng¾n)

Cách li nơi ở là:

A. Cách li về địa lý.

B. Cách li sinh thái.

C. Cách li vị trí.

$*D. A hoặc B.


# C©u 1137(QID: 1196. C©u hái ng¾n)

Cách li tập tính biểu hiện chủ yếu ở:

*A. Khác nhau về tập quán giao phối.

B. Khác nhau về thời gian giao phối.

C. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản.

D. Khác nhau về nơi sống hay môi trường.


# C©u 1138(QID: 1197. C©u hái ng¾n)

Cách li mùa vụ (thời gian) biểu hiện chủ yếu ở:

A. Khác nhau về tập quán giao phối.

*B. Khác nhau về thời gian giao phối.

C. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản.

D. Khác nhau về nơi sống hay môi trường.


# C©u 1139(QID: 1198. C©u hái ng¾n)

Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở:

A. Khác nhau về tập quán giao phối.

B. Khác nhau về thời gian giao phối.

*C. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản.

D. Khác nhau về nơi sống hay môi trường.


# C©u 1140(QID: 1199. C©u hái ng¾n)

Phấn hoa của loài này rơi lên nhụy của loài khác, nhưng không thụ phấn được là biểu hiện của:

A. Cách li sinh cảnh.

B. Cách li tập tính.

C. Cách li mùa vụ.

*D. Cách li cơ học.


# C©u 1141(QID: 1200. C©u hái ng¾n)

Hai loài cây giống nhau, nhưng 1 loài nở hoa sớm còn loài kia nở muộn hơn nên không thụ phấn được là biểu hiện của:

A. Cách li sinh thái.

B. Cách li tập tính.

*C. Cách li mùa vụ.

D. Cách li cơ học.


# C©u 1142(QID: 1201. C©u hái ng¾n)

Hai loài cùng khu địa lí nhưng khác nhau về môi trường sống là biểu hiện của:

*A. Cách li sinh thái.

B. Cách li tập tính.

C. Cách li mùa vụ.

D. Cách li cơ học.


# C©u 1143(QID: 1202. C©u hái ng¾n)

Hai loài khác nhau vẫn có thể sinh ra con lai chung, nhưng con lai phát triển bất thường hoặc bất thụ thì gọi là:

A. Cách li sinh sản.

*B. Cách li sau giao phối.

C. Cách li di truyền.

D. Cách li cơ học.


# C©u 1144(QID: 1203. C©u hái ng¾n)

Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả nãng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho:

A. Cách li trước hợp tử.

B. Cách li tập tính.

C. Cách li mùa vụ.

*D. Cách li sau hợp tử.


# C©u 1145(QID: 1204. C©u hái ng¾n)

Cách li sau hợp tử (cách li sau giao phối) là kết quả của:

A. Khác nhau về tập quán giao phối.

B. Khác nhau về thời gian giao phối.

C. Khác nhau về cơ quan sinh sản.

*D. Khác nhau về bộ máy di truyền.


# C©u 1146(QID: 1205. C©u hái ng¾n)

Trong tiến hóa, sự cách li dẫn đến kết quả chủ yếu là:

A. Ngăn cản giao phối.

B. Bảo toàn hệ gen đã có.

C. Gây ra phân li tính trạng.

*D. Tạo điều kiện hình thành loài.


# C©u 1147(QID: 1206. C©u hái ng¾n)

Quá trình tiến hóa nhỏ được coi là kết thúc khi xuất hiện:

A. Cách li địa lý.

B. Cách li sinh thái.

*C. Cách li sinh sản.

D. Cách li tập tính.


# C©u 1148(QID: 1207. C©u hái ng¾n)

Cách li di truyền biểu hiện chủ yếu ở điểm:

*A. Sai khác về bộ NST hay phân bố gen.

B. Sai khác dấn đến cách ly sinh sản.

C. Sai khác về cấu tạo prôtêin và ADN.

$D. A+B+C.


# C©u 1149(QID: 1208. C©u hái ng¾n)

Dạng nào sau đây vừa cách li di truyền lại vừa cách li trước giao phối với nhau?

A. Lừa (2n = 62) với ngựa (2n = 64).

B. Lúa mạch đen lưỡng bội (2n = 14) và tứ bội (2n = 28).

*C. Lúa mì trồng (2n = 42) và cỏ dại (2n = 14).

D. Củ cải (2n = 18) và bắp cải (2n = 18).


# C©u 1150(QID: 1209. C©u hái ng¾n)

Dạng cách li tạo bước ngoặt trong lịch sử biến đổi kiểu gen của quần thể, đánh dấu sự xuất hiện loài mới là:

A. Cách li địa lý và cách li sinh thái.

B. Cách li sinh thái và cách li di truyền.

*C. Cách li di truyền và cách li sinh sản.

D. Cách li di truyền và cách li địa lý.


# C©u 1151(QID: 1210. C©u hái ng¾n)

Các cấp độ tổ chức của loài giao phối theo thứ tự là:

A. Loài → Thứ → Dòng → Cá thể.

B. Loài → Quần thể → Cá thể → Nòi.

*C. Loài → Nòi → Quần thể → Cá thể.

D. Loài → Nòi sinh học → Nòi địa lý → Nòi sinh thái.


# C©u 1152(QID: 1211. C©u hái ng¾n)

Nòi địa lý là:

A. Nhóm quần thể cùng loài, ký sinh ở vật chủ nhất định hoặc ở các phần khác nhau của vật chủ.

*B. Nhóm quần thể cùng loài, ở khu vực địa lý xác định.

C. Nhóm quần thể cùng loài, thích nghi với môi trường riêng.

$D. A+B+C.


# C©u 1153(QID: 1212. C©u hái ng¾n)

Trong tự nhiên, cách ly địa lý giữa các sinh vật là:

A. Ngăn cách do môi trường khác xa nhau.

*B. Ngăn cách bằng núi, sông, biển, khoảng cách.

C. Ngăn cách do khác nhau về tập tính sinh dục.

D. Ngăn cách bởi khác xa nhau về kiểu gen.


# C©u 1154(QID: 1213. C©u hái ng¾n)

Theo quan niệm hiện nay, vai trò chủ yếu của cách ly địa lý trong tiến hóa là:

A. Điều kiện bắt buộc để hình thành loài mới.

B. Tạo ra loài mới qua các dạng trung gian.

C. Luôn dẫn đến cách li sinh sản.

*D. Phân hóa kiểu gen ở các quần thể cách li.


# C©u 1155(QID: 1214. C©u hái ng¾n)

Trong tiến hóa, cách li sinh thái giữa các sinh vật là:

*A. Ngăn cách do môi trường khác xa nhau.

B. Ngăn cách bằng núi, sông, biển khoảng cách v.v.

C. Ngăn cách do khác nhau về tập tính sinh dục.

D. Ngăn cách bởi khác xa nhau về kiểu gen.


# C©u 1156(QID: 1215. C©u hái ng¾n)

Cách li địa lý là:

*A. Trở ngại do không gian hoặc vật cản tự nhiên ngăn giao phối tự do.

B. Trở ngại do NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ.

C. Trở ngại do thích nghi với môi trường khác nhau dẫn đến cách li mùa vụ.

D. Trở ngại do cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc giao tử khác nhau dẫn đến không tương thích.


# C©u 1157(QID: 1216. C©u hái ng¾n)

Cách li sinh thái là:

A. Trở ngại do không gian hoặc vật cản tự nhiên ngăn giao phối tự do.

B. Trở ngại do NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ.

*C. Trở ngại do thích nghi với môi trường khác nhau dẫn đến cách li mùa vụ.

D. Trở ngại do cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc giao tử khác nhau dẫn đến không tương thích.


# C©u 1158(QID: 1217. C©u hái ng¾n)

Cách li di truyền là:

A. Trở ngại do không gian hoặc vật cản tự nhiên ngăn giao phối tự do.

*B. Trở ngại do NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ.

C. Trở ngại do thích nghi với môi trường khác nhau dẫn đến cách li mùa vụ.

D. Trở ngại do cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc giao tử khác nhau dẫn đến không tương thích.


# C©u 1159(QID: 1218. C©u hái ng¾n)

Cách li cơ học là:

A. Trở ngại do không gian hoặc vật cản tự nhiên ngăn giao phối tự do.

B. Trở ngại do NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ.

C. Trở ngại do thích nghi với môi trường khác nhau dẫn đến cách li mùa vụ.

*D. Trở ngại do cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc giao tử khác nhau dẫn đến không tương thích.


# C©u 1160(QID: 1219. C©u hái ng¾n)

Vai trò chung của cách li địa lý và sinh thái trong tiến hóa là:

A. Chia cắt quần thể về không gian.

B. Phân hóa và duy trì khác biệt về vốn gen.

C. Dẫn đến cách li sinh sản.

$*D. A+B.

$E. A+B+C.
# C©u 1161(QID: 1220. C©u hái ng¾n)

Dạng cách ly cần thiết để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là:

A. Cách li địa lý.

B. Cách li sinh thái.

*C. Cách li sinh sản.

D. Cách li tập tính.

E. Cách li mùa vụ.

F. Cách li cơ học.


# C©u 1162(QID: 1222. C©u hái ng¾n)

Trên thân cây bạch dương bình thường, không bị ô nhiễm thì màu ngụy trang tốt nhất của bướm bạch dương (Biston betularia) là:

A. Trắng tuyền.

B. Đen tuyền.

C. Đen đốm trắng.

*D. Trắng điểm đen.


# C©u 1163(QID: 1223. C©u hái ng¾n)

Trên thân cây bạch dương đã nhiễm đen bụi than, thì màu ngụy trang tốt nhất của bướm bạch dương (Biston betularia) là:

A. Trắng tuyền.

*B. Đen tuyền.

C. Đen đốm trắng.

D. Trắng điểm đen.


# C©u 1164(QID: 1224. C©u hái ng¾n)

Sau 50 năm thành phố Maxetơ bị ô nhiễm, 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì:

A. Chúng bị nhuộm đen bởi bụi than.

B. Chúng đột biến thành màu đen.

*C. CLTN tăng cường đột biến màu đen.

D. Bướm trắng đã bị chết hết.


# C©u 1165(QID: 1225. C©u hái ng¾n)

Ở nông thôn, ngoài thành phố Manxetơ màu bướm bạch dương vẫn là trắng vì:

A. Nơi đó không có chim sâu.

B. Vùng này không có đột biến.

*C. Môi trường ở đó không ô nhiễm.

D. Không có bụi than nhuộm đen chúng.


# C©u 1166(QID: 1226. C©u hái ng¾n)

Ở vùng bị ô nhiễm bụi than của Manxetơ, màu đen ở bướm bạch dương từ đâu mà có?

A. Do ô nhiễm gây đột biến.

*B. Đột biến này vốn có nhưng rất ít.

C. Vì bụi than đã “nhuộm” hết chúng.

D. Bướm đen nơi khác phát tán đến.


# C©u 1167(QID: 1227. C©u hái ng¾n)

Để chứng minh nhân tố chọn lọc trực tiếp bướm bạch dương là các loại chim ăn sâu, các nhà khoa học đã thả và đếm số bướm bị chim tiêu diệt. Ở vùng còn sạch, không ô nhiễm thu được số liệu (trên tổng số 190 con đếm được):

*A. 164 bướm đen và 26 bướm trắng đều bị diệt.

B. 164 bướm đen và 26 bướm đen đều bị diệt.

C. 164 bướm đen bị diệt, 26 bướm trắng sống sót.

D. 164 bướm trắng chết, 26 bướm đen sống sót.


# C©u 1168(QID: 1228. C©u hái ng¾n)

Ngày nay, tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) không bị thuốc kháng sinh nhóm pênixilin tiêu diệt nữa. Hiện tượng chống thuốc này do nguyên nhân là:

A. Đột biến chống thuốc vốn tình cờ có ở quần thể.

B. Vi khuẩn này phân bào rất nhanh.

C. Nó có thể truyền gen nhờ biến nạp, tải nạp.

$*D. A+B+C.


# C©u 1169(QID: 1229. C©u hái ng¾n)

Đacuyn đã thí nghiệm: bắt vài trăm bọ cánh cứng cùng loài, chia thành 3 nhóm đều nhau, mỗi nhóm bôi một màu khác nhau là vàng, lục và nâu; rồi buộc vào các cọc cắm trên nền đất trống ngoài đồng. Đếm số lượng bọ còn sót lại, thì thấy tỷ lệ bị chim sâu tiêu diệt là:

A. Màu nâu = 80%, màu xanh = 60%, màu vàng = 20%.

B. Màu nâu = 60%, màu xanh = 40%, màu vàng = 20%.

*C. Màu nâu = 20%, màu xanh = 60%, màu vàng = 80%.

D. Màu nâu = 60%, màu xanh = 20%, màu vàng = 80%.


# C©u 1170(QID: 1230. C©u hái ng¾n)

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của nhân tố:

A. Đột biến.

B. CLTN.


C. Giao phối.

$*D. A+B+C.


# C©u 1171(QID: 1231. C©u hái ng¾n)

Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò cung cấp nguyên liệu là của:

*A. Đột biến.

B. CLTN.


C. Giao phối.

D. Cách li.


# C©u 1172(QID: 1232. C©u hái ng¾n)

Trong quá trình hình thành dặc điểm thích nghi, thì vai trò phát tán và nhân rộn nguyên liệu chọn lọc là của:

A. Đột biến.

B. CLTN.


*C. Giao phối.

D. Cách li.



tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương