Kiểm tra kiến thức Sinh học lớp 12


# C©u 360(QID: 360. C©u hái ng¾n)



tải về 1.75 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.75 Mb.
#2076
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

# C©u 360(QID: 360. C©u hái ng¾n)

Mỗi NST đơn thực chất là:

*A. Một phân tử ADN độc lập.

B. Nhiều ADN khác nhau.

C. 1 đoạn ADN mà cả tế bào chỉ có 1 phân tử.

D. Một chuỗi histôn.


# C©u 361(QID: 361. C©u hái ng¾n)

Đơn vị cấu trúc nhất của NST ở sinh vật nhân thực là:

A. ADN.

*B. Nuclêôxôm.



C. Crômatit.

D. Histôn.


# C©u 362(QID: 362. C©u hái ng¾n)

Các thành phần tạo nên NST theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:

A. NST→Crômatit→Sợi nhiễm sắc→Nuclêôxôm→ADN+Histôn.

B. Nuclêôxôm→ Sợi nhiễm sắc→NST→Crômatit→ADN+Histôn.

*C. ADN+Histôn→Nuclêôxôm→Sợi nhiễm sắc→Crômatit→NST.

D. Crômatit→Sợi nhiễm sắc→Nuclêôxôm→ADN+Histôn→NST.


# C©u 363(QID: 363. C©u hái ng¾n)

Cơ chế đảm bảo sự ổn định của bộ nhiễm sắc thể ở loài sinh sản hữu tính là:

A. Nguyên phân.

B. Giảm phân.

C. Thụ tinh.

$*D. A+B+C.


# C©u 364(QID: 364. C©u hái ng¾n)

Cơ chế đảm bảo sự ổn định của bộ nhiễm sắc thể ở sinh sản sinh dưỡng là:

*A. Nguyên phân.

B. Giảm phân.

C. Thụ tinh.

$D. A+B+C.


# C©u 365(QID: 365. C©u hái ng¾n)

Phân tử ADN trong NST của một sinh vật có 1 triệu cặp nuclêôtit. Lúc NST này xoắn cực đại thì dài 3,4 µm. Vậy ADN này đã co ngắn:

A. 10.000 lần.

*B. 1000 lần.

C. 5000 lần.

D. 3400 lần.


# C©u 366(QID: 366. C©u hái ng¾n)

NST dài gấp hàng trăm đến hàng ngàn lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân tế bào vì:

A. Đường kính nó rất nhỏ.

B. Nó được cắt thành nhiều đoạn.

*C. Nó đóng xoắn nhiều cấp có tổ chức.

$D. A+B+C.


# C©u 367(QID: 367. C©u hái ng¾n)

NST là bào quan lưu giữ thông tin di truyền vì:

A. NST mang gen xếp theo trình tự xác định.

B. NST chính là ADN có mật mã gốc.

C. NST khi xoắn thì các gen bất hoạt.

$*D. A+B.


# C©u 368(QID: 368. C©u hái ng¾n)

NST là bào quan bảo quản thông tin di truyền vì:

A. NST mang gen xếp theo trình tự xác định.

B. Mỗi NST chính là 1 ADN.

*C. Khi NST xoắn thì các gen bất hoạt.

$D. A+B.
# C©u 369(QID: 369. C©u hái ng¾n)

NST tham gia điều hòa hoạt động của gen thông qua:

A. Cơ chế nhân đôi của nó trong phân bào.

B. Cơ chế phân li của nó trong kì sau phân bào.

*C. Cơ chế đóng xoắn hay tháo xoắn có tổ chức.

$D. A+B+C.
# C©u 370(QID: 370. C©u hái ng¾n)

Phương pháp do Menđen sáng tạo và áp dụng, nhờ đó phát hiện ra các quy định luật di truyền mang tên ông là:

A. Phương pháp lai phân tích.

*B. Phương pháp lai phân tích con lai.

C. Phương pháp lai kiểm chứng.

D. Phương pháp xác suất thống kê.


# C©u 371(QID: 371. C©u hái ng¾n)

Trong nghiên cứu, Menđen không sử dụng phương pháp:

A. Tạo và lai dòng thuần chủng.

B. Áp dụng xác suất thống kê.

*C. Lai thuận nghịch.

D. Lai kiểm chứng.


# C©u 372(QID: 372. C©u hái ng¾n)

Thuật ngữ “con lai” mà Menđen dùng với nghĩa là:

A. Để chỉ cơ thể lai là động vật (con).

B. Để chỉ cơ thể lai là thực vật (cây).

*C. Chỉ đời sau (hậu thế) của phép lai.

D. Chỉ con đẻ của thế hệ xuất phát.


# C©u 373(QID: 373. C©u hái ng¾n)

Tính di truyền của con lai có đặc điểm nổi bật là:

A. Hoàn toàn thuần chủng.

B. Kiểu gen đồng hợp trội.

C. Dị hợp hoàn toàn.

*D. Mang 2 bộ gen khác nhau.


# C©u 374(QID: 374. C©u hái ng¾n)

Để xác định chính xác dòng thuần chủng, Menđen đã:

A. Lai phân tích để tìm rồi nhân giống.

B. Cho cây dự định tự thụ 1 lần rồi chọn.

*C. Cho cây tự thụ qua nhiều thế hệ rồi chọn.

D. Cho tạp giao các cây P dự định rồi chọn.


# C©u 375(QID: 375. C©u hái ng¾n)

Gọi tắt: KC = thí nghiệm kiểm chứng; L = lai, TK = phân tích nhờ toán thống kê xác suất; TC = tạo dòng thuần.

Phương pháp mà Menđen sử dụng thường theo thứ tự là:

*A. TC→L→TK→KC.

B. L→TC→TK→KC.

C. L→TK→TC→KC.

D. TC→TK→L→KC.
# C©u 376(QID: 376. C©u hái ng¾n)

Cơ thể được xem là thuần chủng về tính trạng nào đó khi:

A. Tính trạng này biểu hiện ổn định.

*B. Đồng hợp về cặp gen ấy.

C. Không sinh con lai phân tính.

D. A hay C.


# C©u 377(QID: 377. C©u hái ng¾n)

Tính trạng của sinh vật là:

*A. Đặc điểm hình thái, sinh lí v.v của riêng nó.

B. Đặc điểm làm nó khác cá thể cùng loài.

C. Đặc điểm do bố mẹ nó truyền cho.

D. Đặc điểm nổi bật của nó về hình thái, sinh lí, v.v.


# C©u 378(QID: 378. C©u hái ng¾n)

“Nhân tố di truyền” mà Menđen gọi, ngày nay được xem là:

A. Crômatit.

*B. Alen.

C. Ôperôn.

D. Lôcut.


# C©u 379(QID: 379. C©u hái ng¾n)

Theo bạn thì thế nào là 2 gen có alen với nhau?

A. Là 2 gen bất kỳ giống nhau.

B. Là 2 gen khác nhau cùng lôcut.

*C. Là 2 gen bất kỳ cùng lôcut.

D. Là 2 gen đột biến nhỏ của cùng 1 gen.


# C©u 380(QID: 380. C©u hái ng¾n)

Lôcut (locus) là:

A. 1 điểm trên gen.

*B. Vị trí của 1 gen trên NST.

C. Vị trí 1 nuclêôtit ở ADN.

D. 1 điểm trên NST.


# C©u 381(QID: 381. C©u hái ng¾n)

Khi nói về các ký hiệu trong sơ đồ lai giống, thì câu sai là:

*A. P = Thế hệ xuất phát.

B. F = cháu.

C. F1 = con lai của P.

D. F2 = con lai của F1.

E. ♂= giao tử cái hay giống cái.

F. ♀ = giống đực hay giao tử đực.

G. ♂= giống cái hay giao tử cái.

H. x = lai hoặc cho giao phố

I. B hoặc G.
# C©u 382(QID: 382. C©u hái ng¾n)

Gọi: gen S quy định vỏ hạt trơn, s→hạt nhăn, Y →hạt màu vàng, y→hạt xanh ở đậu Hà Lan. Các cặp gen đều alen với nhau là:

A. S + Y, s + y, s + Y và S + y.

B. S + s, Y + y.

*C. S+S, S+s, s+s, Y+Y, Y+y, và y+y.

D. S + S, s + s, Y + Y và y + y.


# C©u 383(QID: 383. C©u hái ng¾n)

Gọi: gen S quy định vỏ hạt trơn, s→hạt nhăn, Y →hạt màu vàng, y→hạt xanh ở đậu Hà Lan. Các cặp gen không alen với nhau là:

*A. S + Y, s + y, s + Y và S + y.

B. S + s, Y + y.

C. S+S, S+s, s+s, Y+Y, Y+y, và y+y.

D. S + S, s + s, Y + Y và y + y.


# C©u 384(QID: 384. C©u hái ng¾n)

Các gen alen với nhau phải có đặc tính là:

A. Như nhau về cấu trúc và vị trí trên NST.

B. Khác nhau một vài cặp nuclêôtit.

*C. Cùng lôcut, có thể khác nhau 1 vài nuclêôtit.

D. Cùng quy định 1 tính trạng như nhau.


# C©u 385(QID: 385. C©u hái ng¾n)

Kiểu gen là:

*A. Các gen đang xét đến của hệ gen.

B. Các gen alen với nhau của sinh vật.

C. Các gen cùng trên 1 nhiễm sắc thể.

D. Toàn bộ gen của sinh vật cùng loài.


# C©u 386(QID: 386. C©u hái ng¾n)

Kiểu hình là:

*A. Các tính trạng đang xét của sinh vật.

B. Các tính trạng tương tự nhau của loài.

C. Các trạng thái khác nhau của 1 tính trạng.

D. Mọi tính trạng của sinh vật cùng loài.


# C©u 387(QID: 387. C©u hái ng¾n)

Cơ thể có 2 alen thuộc cùng gen mà khác nhau thì gọi là:

A. Thể đồng hợp.

*B. Thể dị hợp.

C. Cơ thể thuần chủng.

D. Đồng hợp về alen này và dị hợp về alen kia.


# C©u 388(QID: 389. C©u hái ng¾n)

Để xác định chính xác cơ thể có kiểu gen đồng hợp, có thể dùng phương pháp:

A. Tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ.

B. Theo dõi sự ổn định của tính trạng qua nhiều đời.

C. Lai phân tích.

$*D. A hay B hoặc C.


# C©u 389(QID: 390. C©u hái ng¾n)

Menđen gọi tính trạng lặn là:

A. Tính trạng lấn át tính trạng tương ứng với nó.

B. Tính trạng thể hiện ở cơ thể lai.

*C. Tính trạng không thể hiện ở dị hợp.

D. Tính trạng lấn át tính trạng khác.


# C©u 390(QID: 391. C©u hái ng¾n)

Menđen gọi tính trạng trội là:

A. Tính trạng được thể hiện ở thể đồng hợp.

B. Tính trạng được thể hiện ở cơ thể lai.

*C. Tính trạng được thể hiện ở thể dị hợp.

D. Tính trạng lấn át tính trạng khác.


# C©u 391(QID: 392. C©u hái ng¾n)

Ví dụ về cơ thể đồng hợp trội là:

A. BBCc

B. CcDdee.



*C. AABB.

D. bbccdd.


# C©u 392(QID: 393. C©u hái ng¾n)

Ví dụ về kiểu gen đồng hợp lặn là:

A. BBCc.

B. CcDdee.

C. AABB.

*D. bbccdd.


# C©u 393(QID: 394. C©u hái ng¾n)

Một dòng hay một giống là thuần chủng khi:

A. Gồm các cơ thể thuần chủng về 100% các gen.

*B. Gồm mọi thể đồng hợp về các gen đang xét.

C. Gồm mọi cơ thể kiểu hình giống hệt nhau.

D. Gồm các kiểu gen khác nhau nhưng đồng hợp.


# C©u 394(QID: 395. C©u hái ng¾n)

Lai phân tích (test cross) là phương pháp:

A. Lai cơ thể kiểu gen chưa biết với đồng hợp lặn.

B. Tạp giao các cặp bố mẹ.

C. Lai cơ thể kiểu gen bất kỳ với thể đồng hợp lặn.

*D. Lai cơ thể có kiểu hình trội với với thể đồng hợp lặn.


# C©u 395(QID: 396. C©u hái ng¾n)

Sơ đồ có thể xem như lai phân tích là:

A. BBcc x BBCC.

*B. CcDd x ccdd.

C. AaBb x AaBb.

D. Aabbcc x aabbCC.


# C©u 396(QID: 397. C©u hái ng¾n)

Cho: 1=hai gen, 2=cặp gen alen; 3=75%; 4=25%; 5= độc lập; 6=hòa lẫn; 7=phân li riêng rẽ; 8=cùng phân li; 9=50%. Nội dung quy luật phân li Menđen là: “Mỗi tính trạng do ? quy định, trong đó 1 do bố truyền, 1 do có nguồn gốc từ mẹ. Ở con lai, ? này cùng tồn tại nhưng ? với nhau. Khi giảm phân, mỗi thành viên phân li ? về các giao tử, nên ? chứa thành viên này còn ? chứa thành viên kia”. Thay dấu ? bằng:

*A. 2, 1, 5, 7, 9, 9.

B. 2, 2, 5, 7, 3, 4.

C. 1, 1, 6, 8, 3, 4.

D. 1, 2, 6, 7, 9, 3.


# C©u 397(QID: 398. C©u hái ng¾n)

Sơ đồ lai có thể minh họa cho quy luật phân li Menđen là:

A. BBCc x BBCc → Bbcc.

B. CcDD x ccdd → CcDd + ccdd.

*C. BB x bb → Bb → 1 BB + 2Bb + 1bb.

D. Bb x bb → 1Bb + 1 bb → 1 Bb + bb.


# C©u 398(QID: 399. C©u hái ng¾n)

Quy luật phân li Menđen có thể tóm tắt là:

*A. Một tính trạng quy định bởi 1 cặp gen alen phân li đồng đều, riêng rẽ và tổ hợp ngẫu nhiên.

B. 2 tính trạng quy định bởi 2 cặp gen alen phân li đồng đều, riêng rẽ và tổ hợp ngẫu nhiên.

C. 2 tính trạng quy định bởi 2 cặp gen alen phân li đồng đều, riêng rẽ và tổ hợp ngẫu nhiên.

D. 1 tính trạng quy định bởi 1 alen tồn tại riêng rẽ, phân li đồng đều và tổ hợp ngẫu nhiên.


# C©u 399(QID: 400. C©u hái ng¾n)

Menđen giải thích quy luật phân li bằng giả thuyết về:

A. Nhân tố di truyền.

*B. Giao tử thuần khiết.

C. Phân li độc lập.

D. Tổ hợp tự do.


# C©u 400(QID: 401. C©u hái ng¾n)

Kiểu gen AaBb chỉ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ như nhau (mỗi loại chiếm trung bình 25%) khi:

A. Bố mẹ nó thuần chủng.

B. Số lượng giao tử nó tạo ra nhiều.

C. Giảm phân bình thường.

D. Có rất nhiều con lai.

$*E. B+C.

$F. Tất cả các điều kiện nêu trên.


# C©u 401(QID: 402. C©u hái ng¾n)

Ý nghĩa thực tiễn của định luật phân li Menđen là:

A. Xác định dòng thuần.

*B. Con lai không dùng làm giống được.

C. Xác định tính trội, lặn.

D. Biết được phương thức di truyền tính trạng.


# C©u 402(QID: 403. C©u hái ng¾n)

Hiện tượng trội không hoàn toàn là hiện tượng:

A. Sinh ra con đồng tính, nhưng không giống bố và mẹ.

*B. Con lai có kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ thuần chủng.

C. Gen quy định tính trội đã hòa lẫn với gen lặn tương ứng.

D. P đồng tính mà con có kiểu hình khác bố mẹ.


# C©u 403(QID: 404. C©u hái ng¾n)

Nếu gen B là trội hoàn toàn, phép lai Bb x Bb sinh F1 có:

A. 1 kiểu hình.

*B. 2 kiểu hình.

C. 3 kiểu hình.

D. 4 kiểu hình.


# C©u 404(QID: 405. C©u hái ng¾n)

Trong trường hợp gen B là trội không hoàn toàn, phép lai Bb x Bb sinh ra F1 có:

A. 1 kiểu hình.

B. 2 kiểu hình.

*C. 3 kiểu hình.

D. 4 kiểu hình.


# C©u 405(QID: 406. C©u hái ng¾n)

Điều kiện đầy đủ để một thí nghiệm lai giống nghiệm đúng theo quy luật phân li Menđen là:

A. P thuần chủng khác nhau 1 tính trạng.

B. Cặp alen ở 2 NST tương đồng.

C. Gen trội là hoàn toàn.

D. Tính trạng thể hiện không phụ thuộc ngoại cảnh.

E. Số con lai thu được phải nhiều.

F. Hợp tử có sức sống như nhau

$*G. Tất cả các điều kiện trên.
# C©u 406(QID: 407. C©u hái ng¾n)

Hệ quả quy luật phân li là:

Khi lai 1 tính trạng, gen trội là hoàn toàn mà:

A. P đồng tính nhưng con phân tính, thì tính trạng ở con khác bố mẹ là lặn.

B. P khác nhau nhưng con đồng tính, thì tính trạng thể hiện ở đời con là lặn.

C. F1=3+1, thì kiểu hình 3 phần là trội, 1 phần là lặn.

$*D. A hoặc C.
# C©u 407(QID: 408. C©u hái ng¾n)

Tế bào học hiện đại giải thích quy luật phân li là:

A. Gen lặn bị át, nhưng không mất bản chất.

B. Sự tự nhân đôi kết hợp với phân ly NST có gen.

*C. Do các gen alen tồn tại độc lập, phân li riêng rẽ.

$D. A+B.
# C©u 408(QID: 409. C©u hái ng¾n)

Điều kiện chính để định luật phân li nghiệm đúng là:

A. P thuần chủng.

*B. Cặp gen ở 2 NST tương đồng.

C. Gen trội là hoàn toàn.

D. Tính trạng không phụ thuộc ngoại cảnh.

E. Số con lai nhiều.

F. Hợp tử có sức sống như nhau.
# C©u 409(QID: 410. C©u hái ng¾n)

Thí nghiệm về quy luật phân li có tỷ lệ =3 trội + 1 lặn chứ không là tỷ lệ khác vì:

A. Đậu Hà Lan chỉ tự thụ phấn.

B. 3 trội tức 75% con lai trội, 1 lặn nghĩa là 25% lặn.

*C. Giao tử cái và giao tử đực đều có 2 loại, mỗi loại đều 50%.

D. Sự phân li ngẫu nhiên cặp NST tương đồng và sự tổ hợp tự do của chúng.


# C©u 410(QID: 411. C©u hái ng¾n)

Để cho các alen thuộc cùng 1 gen phân li đồng đều về các giao tử, trung bình 50% số giao tử có alen này và 50% số giao tử có alen kia, thì điều kiện cần thiết nhất là:

A. Cơ thể thuần chủng.

*B. Giảm phân bình thường.

C. Không có alen đồng trội hay trội không hoàn toàn.

D. Số lượng con lai phải thật nhiều.

$E. A+B+C+D.
# C©u 411(QID: 412. C©u hái ng¾n)

Ở cà chua: gen R quy định màu quả đỏ trội, gen r → quả vàng. Nếu lai cà chua quả đỏ với nhau, thì được kết quả:

A. 1 RR + 1 Rr.

B. 1 RR + 2 Rr + 1 rr.

C. 3 R- + 1 rr.

*D. 100% RR hay 1 RR + 1 Rr hoặc 1 RR + 2 Rr + 1 rr.


# C©u 412(QID: 413. C©u hái ng¾n)

Màu da của một nòi bò sữa Mỹ do 1 cặp alen quy định. Khi bò loang giao phối với nhau sinh bò đen tuyền, bò trắng và bò loang. Giả thuyết phù hợp nhất là:

A. Màu đen là tính trạng trội, trắng là lặn.

B. Màu loang là tính trạng trội, trắng là lặn.

*C. Màu đen trội không hoàn toàn, trắng là lặn.

D. Màu đen trội hơn loang, loang trội hơn trắng.


# C©u 413(QID: 414. C©u hái ng¾n)

Ở đậu Hà Lan: màu hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cây hạt vàng thuần chủng lai với cây hạt xanh được F1, cho F1 tự thụ phấn được kết quả ở F2 là:

A. 5 xanh + 3 vàng.

B. 1 xanh + 1 vàng.

*C. 3 vàng + 1 xanh.

D. 9 vàng + 7 xanh.


# C©u 414(QID: 415. C©u hái ng¾n)

Đậu Hà Lan hạt vàng (Yy) lai với hạt xanh (yy) cho kết quả là:

A. 75% đỏ + 25% vàng.

*B. 50% đỏ + 50% vàng.

C. 25% đỏ + 75% vàng.

D. 100% đỏ.


# C©u 415(QID: 416. C©u hái ng¾n)

Menđen cho lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng: hạt vàng, vỏ trơn với hạt xanh, vỏ nhăn được 100% F1 vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 315 vàng, trơn + 108 vàng, nhăn + 101 xanh, trơn + 32 xanh, nhăn.

Nhận xét quan trọng nhất Menđen rút ra từ thí nghiệm trên là:

A. 315 + 108 + 101 + 32 ≈ 9 + 3 + 3 + 1.

*B. Tỉ lệ mỗi tính trạng ở F2 ≈ 3 +1 như quy luật phân li.

C. Biểu thức 9 + 3 + 3 + 1 = (3 +1)2.

D. F2 có 2 biến dị mới là vàng, nhăn và xanh, trơn.
# C©u 416(QID: 417. C©u hái ng¾n)

Nội dung tóm tắt của quy luật phân li độc lập có thể phát biểu là:

*A. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau.

B. P thuần chủng, thì F1 đồng tính theo tính trội, còn F2 phân li 9 + 3 + 3 + 1.

C. P khác nhau n tính trạng, thì F2 phân li (3 + 1)n.

D. Các gen đang xét không cùng ở một NST.


# C©u 417(QID: 418. C©u hái ng¾n)

Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền độc lập khi lai nhiều tính trạng là:

A. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.

*B. Các alen đang xét không cùng ở một NST.

C. Các cặp alen là trội – lặn hoàn toàn.

D. Số lượng cá thể và giao tử rất lớn.


# C©u 418(QID: 419. C©u hái ng¾n)

Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng, trội hoàn toàn và phân li độc lập, thì tỷ lệ kiểu gen ở F2 là:

*A. (3 + 1)n.

B. 9+3+3+1.

C. (1+2+1)n.

D. 27+9+9+9+3+3+3+1.


# C©u 419(QID: 420. C©u hái ng¾n)

Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng, phân li độc lập, thì tỷ lệ kiểu gen ở F2 là:

A. (3 + 1)n.

B. 56,25% + 18,75% + 18,75% +6,25%.

*C. (1+2+1)n.

D. 27+9+9+9+3+3+3+1.


# C©u 420(QID: 421. C©u hái ng¾n)

Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu hình đồng hợp lặn hoàn toàn ở F2 là:

*A. 1n.

B. 2n.


C. 3n.

D. 4n.
# C©u 421(QID: 422. C©u hái ng¾n)

Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là:

A. 1n.

B. 2n.

*C. 3n.

D. 4n.
# C©u 422(QID: 423. C©u hái ng¾n)

Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen đồng hợp ở F2 là:

A. 1n.

*B. 2n.

C. 3n.

D. 4n.


# C©u 423(QID: 424. C©u hái ng¾n)

Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

*A. Có rất nhiều biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.

B. Sinh vật có nhiều tính trạng thể hiện cùng nhau.

C. Có kiểu hình thường chỉ ở 1 giới (đực hoặc cái).

$D. A+B+C.


# C©u 424(QID: 425. C©u hái ng¾n)

Nếu giảm phân bình thường, cơ thể BbCc có thể tạo ra các loại giao tử là:

*A. BC, Bc, bC và bc.

B. BBCC, BBcc, bbCC và bbcc.

C. BbCc, BBB, bCc và O.

D. Cả 3 trường hợp trên.


# C©u 425(QID: 426. C©u hái ng¾n)

Cơ thể dị hợp về n cặp gen phân li độc lập, thì có thể sinh ra số loại giao tử là:

*A. 2n.

B. 3n.

C. 4n.

D. 5n.


# C©u 426(QID: 427. C©u hái ng¾n)

Khi các gen phân li độc lập và gen trội là hoàn toàn thì phép lai AaBbCc x aaBBCc có thể tạo ra:

*A. 4 kiểu hình và 8 kiểu gen.

B. 4 kiểu hình và 12 kiểu gen.

C. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen.

D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen.


# C©u 427(QID: 428. C©u hái ng¾n)

Khi gen phân ly độc lập, cơ thể dị hợp m cặp gen lai với cơ thể dị hợp n cặp gen, có thể tạo ra số lượng tổ hợp F1 là:

A. 4mn.

B. mn.


C. 2(m+n).

*D. 2m+n.


# C©u 428(QID: 429. C©u hái ng¾n)

Điều kiện để một phép lai nghiệm đúng quy luật phân ly độc lập của Menđen là:

A. P thuần chủng khác nhau nhiều tính trạng.

B. Tính trạng do một cặp alen quy định.

C. Tính trội là hoàn toàn.

D. Số lượng cơ thể lai thu được phải nhiều.

E. Ngoại cảnh không ảnh hưởng tới tính trạng.

F. Các gen không cùng ở 1 NST.

$*G. Tất cả các điều kiện trên

$H. D+F.
# C©u 429(QID: 430. C©u hái ng¾n)

Điều kiện cơ bản để quy luật phân ly độc lập của Menđen nghiệm đúng là:

A. P thuần chủng khác nhau nhiều tính trạng.

B. Tính trạng do một cặp alen quy định.

C. Tính trội là hoàn toàn.

D. Số lượng cơ thể lai thu được phải nhiều.

E. Ngoại cảnh không ảnh hưởng tới tính trạng.

*F. Các gen không cùng ở 1 NST.

$G. Tất cả các điều kiện trên.

$H. D+F.
# C©u 430(QID: 431. C©u hái ng¾n)

Cơ thể dị hợp kiểu gen AaBb tạp giao sẽ cho F1 phân tính kiểu hình theo tỷ lệ nào, nếu các gen này phân ly độc lập nhưng A là gen trội không hoàn toàn, còn B trội hoàn toàn?

A. 9 + 3 + 3 + 1.

B. 27 + 9 + 9 + 9 + 3 + 3 + 3 + 1.

*C. 6 + 3 + 3 + 2 + 1 + 1.

D. 9 + 3 + 4.


# C©u 431(QID: 432. C©u hái ng¾n)

Đậu vỏ trơn, hạt vàng có kiểu gen SsYy. Lấy 1 hạt này đem gieo được kết quả (1), lấy 100 hạt đem gieo được kết quả (2). Nếu bình thường, thì kết quả (1) và (2) khác gì nhau?

A. Như nhau.

B. (1) cho tỉ lệ gần 9+3+3+1 hơn.

*C. (2) cho tỉ lệ gần 9+3+3+1 hơn.

D. (1) = 3+1; (2) = 9+3+3+1.


# C©u 432(QID: 433. C©u hái ng¾n)

Nếu các gen phân ly độc lập, 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb có thể sinh ra số loại giao tử là:

*A. 2.

B. 4.


C. 8.

D. 16.
# C©u 433(QID: 434. C©u hái ng¾n)

Điều kiện cần và đủ cho sự phân li độc lập các gen alen là:

A. Các alen này ở trên các NST khác nhau.

B. Các NST chứa chúng phân ly bình thường.

C. Các NST tổ hợp tự do ở thụ tinh, con lai nhiều.

$*D. A+B.
# C©u 434(QID: 435. C©u hái ng¾n)

Cơ chế chính tạo nên biến dị tổ hợp là:

A. Các alen tương ứng ở trên các NST khác nhau.

B. Các NST phân ly độc lập trong phân bào.

C. Các NST tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.

$*D. B+C.


# C©u 435(QID: 436. C©u hái ng¾n)

Quy luật phân ly độc lập của Menđen thực chất nói về:

A. Sự phân ly độc lập của các tính trạng.

B. Sự phân ly kiểu hình theo biểu thức (3+1)n.

*C. Sự phân ly riêng rẽ các alen ở giảm phân.

D. Sự tổ hợp tự do các alen khi thụ tinh.


# C©u 436(QID: 437. C©u hái ng¾n)

Biến dị tổ hợp được tạo ra nhờ cơ chế:

A. Phân ly độc lập của các NST trong giảm phân.

B. Tổ hợp tự do các giao tử ở thụ tinh.

C. Tác động riêng rẽ của các alen.

$*D. A+B.



tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương