Kiểm tra kiến thức Sinh học lớp 12


# C©u 185(QID: 185. C©u hái ng¾n)



tải về 1.75 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.75 Mb.
#2076
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

# C©u 185(QID: 185. C©u hái ng¾n)

Dạng đột biến NST được vận dụng để loại bỏ gen có hại là:

A. Đảo đoạn nhỏ.

B. Chuyển đoạn lớn.

C. Thêm đoạn nhỏ.

*D. Mất đoạn nhỏ.


# C©u 186(QID: 186. C©u hái ng¾n)

Đột biến cấu trúc NST không có ý nghĩa là:

*A. Phát sinh biến dị tổ hợp.

B. Thay đổi hệ gen.

C. Có thể dẫn đến cách li sinh sản.

D. Định vị gen trên NST.

E. Cơ sở tạo giống cây mới.
# C©u 187(QID: 187. C©u hái ng¾n)

Sơ đồ này có thể minh họa cho quá trình:

A. Phát sinh đột biến gen.

B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Phát sinh hoán vị gen.

$*D. A+B
# C©u 188(QID: 188. C©u hái ng¾n)

Đột biến cấu trúc NST là do:

A. Crômatit bị đứt.

B. NST đứt và tái kết hợp bất thường.

C. Trao đổi chéo bất thường.

$*D. B+C.
# C©u 189(QID: 189. C©u hái ng¾n)

Có 4 dòng ruồi giấm khác nhau với các đoạn ở NST số 2 là:

- (1) = A B F E D C G H I K;

- (2) = A B C D E F G H I K;

- (3) = A B F E H G I D C K;

- (4) = A B F E H G C D I K;

Nếu dòng 3 là dạng gốc sinh ra các dạng kia do đột biến đảo đoạn NST, thì cơ chế hình thành các dạng đó là:

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (2) → (1) → (4) → (3).

*C. (3) → (4) → (1) → (2).

D. (3) → (2) → (1) → (4).
# C©u 190(QID: 190. C©u hái ng¾n)

Bộ NST (nhiễm sắc thể) đơn bội của một sinh vật gồm:

A. Tất cả NST ở trong mọi tế bào của nó.

*B. Các NST ở 1 giao tử của nó.

C. Các NST ở 1 tế bào xôma của nó.

D. B hoặc C.


# C©u 191(QID: 191. C©u hái ng¾n)

Bộ NST (nhiễm sắc thể) lưỡng bội của một sinh vật gồm:

A. Tất cả NST ở trong mọi tế bào của nó.

B. Các NST ở 1 giao tử của nó.

*C. Các NST ở 1 tế bào xôma của nó.

D. A hoặc C.


# C©u 192(QID: 192. C©u hái ng¾n)

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể dẫn đến kết quả là:

A. Gây mất, lặp, đảo hay chuyển đoạn NST.

B. Biến đổi ADN về cấu trúc.

*C. Thay đổi số lượng phân tử ADN ở tế bào.

$D. A+B.
# C©u 193(QID: 193. C©u hái ng¾n)

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gồm các loại chính là:

A. Đa bội và lệch bội (dị bội).

*B. Lệch bội, tự đa bội và dị đa bội.

C. Khuyết nhiễm và đa nhiễm.

D. Mất, lặp, đảo và chuyển đoạn NST.
# C©u 194(QID: 194. C©u hái ng¾n)

Cơ chế chung hình thành đột biến số lượng NST là:

*A. NST phân li bất thường ở phân bào.

B. Ở kì sau I, NST không phân li.

C. Kết hợp các giao tử có số NST khác thường.

D. Sự không phân li NST do mất tơ vô sắc.


# C©u 195(QID: 195. C©u hái ng¾n)

Thể lệch bội là cơ thể sinh vật có:

*A. Thay đổi NST ở một vài cặp tương đồng.

B. Thay đổi số NST ở mọi cặp tương đồng.

C. Bộ NST tăng lên theo bội số bộ đơn bội.

D. Bộ NST gồm 2 bộ NST khác loài nhau.


# C©u 196(QID: 196. C©u hái ng¾n)

Thể không là:

A. Cơ thể không có một chiếc NST nào.

B. Cơ thể thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng.

*C. Cơ thể thiếu 1 cặp NST tương đồng.

D. Cơ thể thừa 1 NST ở một cặp tương đồng.


# C©u 197(QID: 197. C©u hái ng¾n)

Thể một là:

A. Cơ thể chỉ có một NST duy nhất.

*B. Cơ thể thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng.

C. Cơ thể thiếu 1 cặp NST tương đồng.

D. Cơ thể thừa 1 NST ở một cặp tương đồng.


# C©u 198(QID: 198. C©u hái ng¾n)

Thể ba là:

A. Cơ thể có một vài NST, thường là 3 chiếc.

B. Cơ thể thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng.

C. Cơ thể thiếu 1 cặp NST tương đồng.

*D. Cơ thể thừa 1 cặp NST tương đồng.


# C©u 199(QID: 199. C©u hái ng¾n)

Thể bốn là:

A. Cơ thể chỉ có bốn NST.

B. Cơ thể có 4 cặp NST tương đồng.

C. Cơ thế thiếu 4 cặp NST tương đồng.

*D. Cơ thể thừa 1 cặp NST tương đồng.


# C©u 200(QID: 200. C©u hái ng¾n)

Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể không sẽ là:

A. 0

*B. AA’BB’.



C. AA’BB’C.

D. AA’BB’CC’C”.


# C©u 201(QID: 201. C©u hái ng¾n)

Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể một sẽ là:

*A. AA’BB’C.

B. AA’.


C. A.

D. AA’BB’CC’C”.


# C©u 202(QID: 202. C©u hái ng¾n)

Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể một kép sẽ là:

A. AA’BB’C.

B. AA’BB’.

*C. AA’BC.

D. AA’.
# C©u 203(QID: 203. C©u hái ng¾n)

Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể ba sẽ là:

A. ABC.


B. AA’B.

C. AA’A”BB’B’CC’C’.

*D. AA’BB’CC’C’’.
# C©u 204(QID: 204. C©u hái ng¾n)

Ở một cặp nhiễm sắc thể tương đồng của sinh vật chỉ có 1 chiếc, thì sinh vật này gọi là:

A. Thể không.

*B. Thể một.

C. Thể ba.

D. Thể bốn.


# C©u 205(QID: 205. C©u hái ng¾n)

Cơ thể có tế bào sinh dưỡng thừa 2 chiếc ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì gọi là:

A. Thể không.

B. Thể một.

C. Thể hai.

*D. Thể bốn.


# C©u 206(QID: 206. C©u hái ng¾n)

Cơ thể có tế bào sinh dưỡng thừa 1 chiếc ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì gọi là:

A. Thể không.

B. Thể một.

C. Thể hai.

*D. Thể ba.


# C©u 207(QID: 207. C©u hái ng¾n)

Cơ thể có tế bào sinh dưỡng thiếu 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì gọi là:

*A. Thể không.

B. Thể một.

C. Thể ba.

D. Thể bốn.


# C©u 208(QID: 208. C©u hái ng¾n)

Người bị hội chứng Đao thuộc dạng:

A. Thể không.

B. Thể một.

*C. Thể ba.

D. Thể bốn.


# C©u 209(QID: 209. C©u hái ng¾n)

Người mắc hội chứng Đao chủ yếu do:

A. Thiếu 1 nhiễm sắc thể X (XO).

B. Thừa 1 nhiễm sắc thể X (XXX).

*C. Thừa 1 nhiễm sắc thể số 21.

D. Thiếu 1 nhiễm sắc thể số 21.


# C©u 210(QID: 210. C©u hái ng¾n)

Cà độc dược có 2n=24, thì số dạng thể ba có thể gặp trong quần thể tối đa là:

A. 1.

B. 9.


*C. 12.

D. 24.
# C©u 211(QID: 211. C©u hái ng¾n)

Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n, thì số lượng NST ở thể ba kép là:

A. 2n + 1.

*B. 2n + 1 + 1.

C. n + 2.

D. n + 3.
# C©u 212(QID: 212. C©u hái ng¾n)

Người bị hội chứng Tơcnơ thuộc dạng:

A. Thể không.

*B. Thể một.

C. Thể ba.

D. Thể bốn.


# C©u 213(QID: 213. C©u hái ng¾n)

Bộ NST của người mắc hội chứng Tơcnơ có đặc điểm là:

*A. Thiếu một nhiễm sắc thể X (XO).

B. Thừa 1 nhiễm sắc thể X (XXX).

C. Thừa 1 nhiễm sắc thể số 21.

D. Thiếu 1 nhiễm sắc thể số 21.


# C©u 214(QID: 214. C©u hái ng¾n)

Người bị hội chứng Tơcnơ có các biểu hiện chính là:

A. Nam, thân cao, mù màu, chân tay dài, vô sinh, XXY.

B. Nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, XXX.

*C. Nữ, lùn, cổ ngắn, không kinh nguyệt, OX.

D. Nam, thường chết rất sớm, kiểu gen OY.


# C©u 215(QID: 215. C©u hái ng¾n)

Thể lệch bội thường gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật vì:

A. Làm giảm nhiều lượng vật chất di truyền.

B. Tăng vọt lượng ADN quá đột ngột.

*C. Thay đổi lượng ADN làm mất cân bằng hệ gen.

D. Gây dị dạng, quái thai hay chết non.


# C©u 216(QID: 216. C©u hái ng¾n)

Thống kê cho biết trường hợp sẩy thai ở người vì thai là thể ba chiếm khoảng:

*A. 53,7%.

B. 15,3%.

C. 73,5%.

D. 1,53%.


# C©u 217(QID: 217. C©u hái ng¾n)

Ở người, thống kê chung cho biết số trường hợp sẩy thai vì thai là thể một chiếm khoảng:

A. 53,7%.

*B. 15,3%.

C. 73,5%.

D. 1,53%.


# C©u 218(QID: 218. C©u hái ng¾n)

Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một nhiễm sắc thể giới tính nào. Đây là:

*A. Thể không.

B. Thể một.

C. Thể ba.

D. Thể khảm.


# C©u 219(QID: 219. C©u hái ng¾n)

Người có 3 nhiễm sắc thể giới tính XXY thuộc dạng:

*A. Thể ba.

B. Thể một kép.

C. Thể không.

D. Thể một.


# C©u 220(QID: 220. C©u hái ng¾n)

Tế bào sinh dưỡng ở một người thiếu 1 NST X. Đây là:

A. Thể không.

*B. Thể một.

C. Thể ba.

D. Thể bốn.


# C©u 221(QID: 221. C©u hái ng¾n)

Nếu gọi n là số NST ở bộ đơn bội, gọi k là số nguyên dương nhỏ hơn n, thì thể lệch bội có thể biểu diễn là:

A. 2n + n.

B. 2n + kn.

C. 2n – kn.

*D. 2n ± kn.


# C©u 222(QID: 222. C©u hái ng¾n)

Thể đa bội là:

A. Cơ thể có số lượng NST tăng ở mọi cặp.

B. Cơ thể có số lượng NST rất nhiều.

*C. Cơ thể có nhiều hơn 2 bộ NST đơn bội.

D. Cơ thể có nhiều bộ NST khác nhau.


# C©u 223(QID: 223. C©u hái ng¾n)

Nếu gọi n là số NST ở bộ đơn bội, gọi k là số nguyên, dương nhỏ hơn n, thì thể đa bội có thể biểu diễn là:

A. 2n + n.

*B. 2n + kn.

C. 2n – kn.

D. 2n ± kn.


# C©u 224(QID: 224. C©u hái ng¾n)

Thể đa bội chẵn có số bộ NST ở tế bào sinh dưỡng là:

*A. 4n, 6n, 8n v.v.

B. 1n, 2n, 3n, v.v.

C. 2n, 4n, 6n v.v.

D. 3n, 5n, 7n, v.v.


# C©u 225(QID: 225. C©u hái ng¾n)

Ở khoai tây bộ đơn bội là 12, thì thể tam bội của nó có:

A. 25 NST.

B. 24 NST.

*C. 36 NST.

D. 48 NST.


# C©u 226(QID: 226. C©u hái ng¾n)

Lúa mì là dạng 6n = 42, thì nó có mức bội thể là:

A. Tam bội.

B. Tứ bội.

*C. Lục bội.

D. Bát bội.


# C©u 227(QID: 227. C©u hái ng¾n)

Thể đa bội lẻ thường bất thụ (không sinh sản được) vì:

A. Số lượng NST lẻ không chia đôi được.

B. Không thụ tinh tạo ra hợp tử được.

*C. NST tương đồng không đủ cặp tiếp hợp.

D. Không tạo thành giao tử bình thường.


# C©u 228(QID: 228. C©u hái ng¾n)

Củ cải có 2n = 18, thì số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:

A. 18.

*B. 27.


C. 36.

D. 45.
# C©u 229(QID: 229. C©u hái ng¾n)

Chuối nhà thường thấy là dạng 3n = 27, thì mức bội thể là:

*A. Tam bội.

B. Tứ bội.

C. Lục bội.

D. Bát bội.
# C©u 230(QID: 230. C©u hái ng¾n)

Cây dâu tây thường thấy là dạng:

*A. 8n = 56.

B. 2n = 46.

C. 3n = 27.

D. 5n = 35.


# C©u 231(QID: 231. C©u hái ng¾n)

Thể tự đa bội hình thành từ hợp tử là từ kết quả của:

A. Sự kết hợp 2 giao tử đơn bội với nhau.

B. Thụ tinh giữa giao tử thường với giao tử lưỡng bội.

C. Kết hợp giữa 2 giao tử lưỡng bội với nhau.

$*D. B hay C.


# C©u 232(QID: 232. C©u hái ng¾n)

Thể tự tam bội thường hình thành từ hợp tử sinh ra từ:

A. Sự kết hợp 2 giao tử đơn bội với nhau.

*B. Thụ tinh giữa giao tử đơn bội với lưỡng bội.

C. Kết hợp giữa 2 giao tử lưỡng bội.

$D. B hay C.


# C©u 233(QID: 233. C©u hái ng¾n)

Thể tự tứ bội thường hình thành từ hợp tử sinh ra từ:

A. Sự kết hợp 2 giao tử đơn bội với nhau.

B. Thụ tinh giữa giao tử đơn bội với lưỡng bội.

*C. Kết hợp giữa 2 giao tử lưỡng bội.

$D. B hay C.


# C©u 234(QID: 234. C©u hái ng¾n)

Thể tự tứ bội có khả năng hình thành theo cơ chế:

A. Hợp tử lưỡng bội tứ bội hóa ở lần nguyên phân ban đầu.

B. Kết hợp giữa 2 giao tử lưỡng bội.

C. Hợp tử tam bội không phân li ở lần nguyên phân đầu.

$*D. A hoặc B.


# C©u 235(QID: 235. C©u hái ng¾n)

Thể dị đa bội là:

A. Một dạng đặc biệt của lệch bội.

*B. Cơ thể có bộ NST gồm bộ lưỡng bội của 2 loài.

C. Một loại đa bội dị thường.

D. Cơ thể vốn là đa bội, sau bị lệch bội hóa.


# C©u 236(QID: 236. C©u hái ng¾n)

Bộ NST của loài này là 2n1, của loài kia là 2n2, thì con lai của chúng ở dạng dị tứ bội có bộ NST là:

A. n1 + n1.

B. 2n2 + 2n2.

C. 2n1 + 2n1.

*D. 2n1 + 2n2.


# C©u 237(QID: 237. C©u hái ng¾n)

Bộ NST của loài này là 2n1, của loài kia 2n2, thì cơ thể lai có bộ NST (2n1 + 2n1) được gọi là:

A. Thể dị đa bội.

B. Thể song nhị bội.

C. Thể song lưỡng bội.

$*D. A hay B hoặc C.


# C©u 238(QID: 238. C©u hái ng¾n)

Sự giống nhau chính giữa tự tứ bội và dị tứ bội thể hiện ở:

A. 2 dạng này đều có số NST tăng gấp bội.

B. 2 dạng này đều có bộ NST là số chẵn.

*C. 2 dạng này đều gồm 2 bộ NST lưỡng bội.

D. 2 dạng này đều gồm 2 bộ đơn bội.


# C©u 239(QID: 239. C©u hái ng¾n)

Điểm khác nhau chính giữa tự đa bội và dị đa bội là:

*A. Tự đa bội chứa chỉ 1 loại bộ NST, dị đa bội chứa 2 loại.

B. Tự đa bội có bộ NST tăng số nguyên lần bộ đơn bội.

C. Dị đa bội tăng số nguyên lần bộ đơn bội 2 loài.

$D. B+C.
# C©u 240(QID: 240. C©u hái ng¾n)

Bộ NST của loài A là 2n1, của loài B là 2n2 thì con lai giữa chúng ở dạng song nhị bội có thể phát sinh giao tử là:

A. 2n1

B. 2n2.

*C. n1 + n2.

D. 2n1 + 2n2.
# C©u 241(QID: 241. C©u hái ng¾n)

Cải dạng Raphanus (2n = 18R) lai với cải bắp Brassica (2n = 18B) thì có khả năng sinh ra cây lai bất thụ có bộ NST là:

A. 36R.

B. 36B.


C. 18(R + B).

*D. 9R + 9B


# C©u 242(QID: 242. C©u hái ng¾n)

Cây lai hữu thụ gốc từ phép lai giữa cải dại Raphanus (2n = 18R) và cải bắp Brassica (2n = 18B) có bộ NST là:

A. 36R.

B. 36B.


*C. 2(9R+9B)

D. 9(R+B).


# C©u 243(QID: 243. C©u hái ng¾n)

Cây lai xa giữa cải dại (2nR =18) với cải bắp (2nB = 18) hữu thụ được gọi là:

A. Thể tứ bội có 4n = 36 NST.

*B. Thể song nhị bội hay dị tứ bội 2nR + 2nB = 36.

C. Thể lưỡng bội với nR + nB = 18 NST.

D. Thể đa bội chẵn với 2(nR + nB) = 36 NST.


# C©u 244(QID: 244. C©u hái ng¾n)

Thể song nhị bội (hay song lưỡng bội) có khả năng sinh sản được là vì:

A. Bộ NST của nó hoàn toàn bình thường.

*B. Nó có bộ NST gồm đủ cặp tương đồng.

C. Nó có bộ NST là một số chẵn.

D. Bộ NST của nó không đủ cặp tương đồng.


# C©u 245(QID: 245. C©u hái ng¾n)

Đặc điểm nổi bật của thể đa bội là:

*A. Tế bào sinh dưỡng to, lượng ADN tăng, sinh sản tốt.

B. Bộ NST tăng theo bội số đơn bội, sinh sản tốt.

C. Năng suất cao, chống chịu tốt, nhưng khó sinh sản.

D. Rối loạn giới tính nghiêm trọng, dị dạng quái thai.


# C©u 246(QID: 246. C©u hái ng¾n)

Cùng một nhóm phân loại, nhưng cây trồng đa bội thường có năng suất cao hơn cây lưỡng bội vì:

A. Số lượng tế bào nhiều hơn.

*B. ADN nhiều, tế bào to hơn.

C. Sức chống chịu sâu, bệnh tốt hơn.

D. Chịu phân bón, sinh sản mạnh hơn.


# C©u 247(QID: 247. C©u hái ng¾n)

Cơ chế tác động của hóa chất gây thể đa bội ở thực vật là:

A. Thúc đẩy NST tự nhân mạnh hơn.

*B. Ngăn cản sự phân li của bộ NST.

C. Làm ADN tự nhân đôi gấp bội.

D. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.


# C©u 248(QID: 248. C©u hái ng¾n)

Hiện tượng đa bội trong giới động vật có thể gặp ở loài nào?

A. Loài lưỡng tính.

B. Loài sinh sản.

C. Không thể gặp.

$*D. A+B.


# C©u 249(QID: 249. C©u hái ng¾n)

Nếu muốn tạo giống cây có thân, lá, rễ, cho năng suất cao, bạn nên dùng phương pháp:

A. Gây đột biến lệch bội.

*B. Gây đột biến đa bội.

C. Gây đột biến gen.

D. Gây đột biến tăng đoạn.


# C©u 250(QID: 250. C©u hái ng¾n)

Nếu muốn tạo giống cây có tính trạng mới lạ, bạn nên dùng phương pháp:

A. Gây đột biến lệch bội

B. Gây đột biến đa bội.

*C. Gây đột biến gen.

D. Gây đột biến tăng đoạn.


# C©u 251(QID: 251. C©u hái ng¾n)

Tất cả các cặp NST của tế bào sinhdưỡng không phân li khi nguyên phân sẽ tạo ra:

A. Tế bào lệch bội.

B. Tế bào lưỡng bội.

C. Tế bào đơn bội.

*D. Tế bào tứ bội.


# C©u 252(QID: 252. C©u hái ng¾n)

Kiểu gen BBBb có thể tạo ra các loại giao tử bình thường là:

*A. 1/2 B + 1/2

B. 1/2 BB + 1/2 Bb.

C. 1/2 Bb + 1/2 bb.

D. 1/6 BB + 4/6 Bb + 1/6 bb.


# C©u 253(QID: 253. C©u hái ng¾n)

Một tế bào mang có cặp nhiễm sắc thể tương đồng XY không phân li trong giảm phân II có thể tạo ra giao tử là:

A. X và Y.

*B. XX, YY và O.

C. XX, XY và YY.

D. XX, XY, YY, X, Y và O.


# C©u 254(QID: 254. C©u hái ng¾n)

Cơ thể sinh vật có bộ NST tăng lên bằng bội số bộ đơn bội được gọi là:

A. Thể đa nhiễm.

*B. Thể lệch bội.

*C. Thể đa bội.

D. Thể dị đa bội.


# C©u 255(QID: 255. C©u hái ng¾n)

Số dạng thể một ở quần thể của loài có bộ lưỡng bội 2n là:

*A. 1n.

B. 2n.


C. 3n.

D. 4n.
# C©u 256(QID: 256. C©u hái ng¾n)

Một chồi cành của 1 cây lưỡng bội bị nhỏ hóa chất gây tứ bội hóa, sau đó mọc thành cành tứ bội. Cây này gọi là:

A. Thể đột biến.

B. Thể tự đa bội.

*C. Thể khảm.

D. Thể dị đa bội.
# C©u 257(QID: 257. C©u hái ng¾n)

Theo bạn, câu có thể xem như định nghĩa về thể khảm là:

A. Cơ thể có vết như bị khảm.

B. Cơ thể 2n có bộ phận đa bội.

C. Cơ thể 2n có bộ phận lệch bội.

$*D. B hoặc C.


# C©u 258(QID: 258. C©u hái ng¾n)

Cơ thể không có khả năng sinh giao tử bình thường là:

*A. Thể tam bội.

B. Thể khảm.

C. Thể tứ bội.

D. Thể song lưỡng bội.


# C©u 259(QID: 259. C©u hái ng¾n)

Thể đa bội hiếm gặp ở động vật hơn thực vật vì:

A. Giảm phân luôn bình thường.

*B. Cơ chế giới tính dễ rối loạn.

C. Luôn có quái thai, dị dạng.

D. Cơ chế thụ tinh được bảo vệ tốt.


# C©u 260(QID: 260. C©u hái ng¾n)

Cây tứ bội Bbbb có thể tạo ra số loại giao tử bình thường là:

A. 1/2 B + 1/2

B. 1/2 BB + 1/2 Bb.

*C. 1/2 Bb + 1/2 bb.

D. 1/6 BB + 4/6 Bb + 1/6 bb.


# C©u 261(QID: 261. C©u hái ng¾n)

Thể ngũ bội (5n) là:

A. Cơ thể có 5 NST tương đồng.

B. Cơ thể có 5 cặp NST tương đồng.

*C. Cơ thể có 5 NST ở mỗi cặp tương đồng.

D. Cơ thể có bộ lưỡng bội tăng 5 lần.


# C©u 262(QID: 262. C©u hái ng¾n)

Trong điều kiện bình thường, các cây F1 tứ bội AAaa giao phấn với nhau sinh ra F2 có tỷ lệ đồng hợp lặn là:

A. 35/36.

B. 1/35.


*C. 1/36.

D. 1/18.
# C©u 263(QID: 263. C©u hái ng¾n)

Cà độc dược có 3 NST C giao phấn với cây bình thường cho F1 phân li theo tỉ lệ:

A. 1 CC + 1 C.

B. 2 CCC + 1 CC.

*C. 1 CCC + 1 CC.

D. 3 CC + 1 C.
# C©u 264(QID: 264. C©u hái ng¾n)

Ở cà chua: gen A quy định màu quả đỏ, gen a quy định màu quả vàng. Cây cà chua tứ bội quả đỏ (P) tự thụ phấn sinh ra F1 có cả quả đỏ và quả vàng. P có thể có kiểu gen là:

A. AAAa x AAAa.

B. AAAa x AAaa.

C. AAaa x Aaaa.

*D. Cả ba trường hợp trên.


# C©u 265(QID: 265. C©u hái ng¾n)

Các cây F1 tứ bội BBbb giao phấn với nhau, nếu bình thường sẽ tạo F2 có tỉ lệ kiểu gen là:

A. 1 BBBB: 8 BBb: 18 BBBb: 8 Bbbb: 1 bbbb.

B. 1 BBBB: 8 BBBb: 18 BBbb: 8 Bbb: 1 bbbb.

*C. 1 BBBB: 8 BBBb: 18 BBbb: 8 Bbbb: 1 bbbb.

D. 1 BBBB: 8 BBBb: 18 Bbbb: 8 BBbb: 1bbbb.


# C©u 266(QID: 266. C©u hái ng¾n)

Trong điều kiện bình thường, cây tứ bội BBBb lai với cây lưỡng bội Bb có thể tạo ra thể đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ:

A. 1/6.

*B. 1/12.



C. 1/18.

D. 1/36.
# C©u 267(QID: 267. C©u hái ng¾n)

Một củ khoai lang 2n có 1 mầm chồi tứ bộ (4n). Chồi tứ bộ này phát sinh ở quá trình:

*A. Nguyên phân.

B. Giảm phân.

C. Thụ tinh.

$D. A+B+C.
# C©u 268(QID: 268. C©u hái ng¾n)

Gen V quy định hoa tím trội hoàn toàn với v quy định hoa trắng. Nếu giảm phân và thụ phấn bình thường, thì phép lai không sinh ra cây hoa trắng ở F1 là:

A. VVvv x VVvv.

*B. VVVv x vvvv.

C. Vvvv x Vvvv.

D. VVvv x Vvvv.


# C©u 269(QID: 269. C©u hái ng¾n)

Một cây khoai lang 2n có một dây tứ bộ (4n). Khi giâm dây khoai lang này thì có thể sinh ra:

A. Cây lưỡng bội.

B. Cây khảm.

C. Cây dị đa bội

*D. Cây tứ bội.


# C©u 270(QID: 270. C©u hái ng¾n)

Nếu gen trội hoàn toàn, phép lai BBbb x Bbbb cho đời con có thể có tỉ lệ kiểu gen là:

A. 5 + 1.

*B. 11 + 1.

C. 15 : 1.

D. 35 : 1.


# C©u 271(QID: 271. C©u hái ng¾n)

Tế bào sinh dưỡng của phôi có 1 cặp NST tương đồng không phân li thì có thể dẫn đến kết quả là:

*A. Cơ thể có 2 dòng tế bào: bình thường và đột biến.

B. Cả cơ thể đều có tế bào đột biến.

C. Chỉ cơ quan sinh dục có đột biến.

D. Mọi tế bào sinh dưỡng đột biến, còn giao tử không.


# C©u 272(QID: 272. C©u hái ng¾n)

Để mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit có 100 axit amin, thì tối thiểu gen phải có bao nhiêu bộ ba mã hóa?

A. 100.

*B. 102.


C. 200.

D. 204.
# C©u 273(QID: 273. C©u hái ng¾n)

Gen trội B và gen lặp b cùng dài 5100 Å, nhưng B có 1200 Ađênin, còn b có 1350 Ađênin. Số lượng từng loại nuclêôtit trong giao tử bất thường được tạo ra từ cơ thể Bb khi có đột biến lệch bội ở giảm phân I là:

*A. Giao tử Bb có A = T = 2550, G = X = 450.

B. Giao tử Bb có G = X = 2550, A = T = 450.

C. Giao tử BB có A = T = 2400, G = X = 600.

D. Giao tử bb có A = T = 2700, G = X = 300.
# C©u 274(QID: 274. C©u hái ng¾n)

Mỗi tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có 4 cặp NST chứa cả thảy 283.106 cặp nuclêôtit. Ở kỳ giữa, chiều dài trung bình của 1 NST là 2 µm, thì các ADN đã co ngắn khoảng:

A. 4000 lần.

B. 1000 lần.

*C. 6000 lần.

D. 8000 lần.



tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương