Khoa công nghệ thông tin


NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TỐI ƯU HÓA VIỆC CHĂN THẢ ĐỘNG VẬT ĂN CỎ DỰA TRÊN MICROSOFT EXCEL



tải về 1.53 Mb.
trang18/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

19. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TỐI ƯU HÓA VIỆC CHĂN THẢ ĐỘNG VẬT ĂN CỎ DỰA TRÊN MICROSOFT EXCEL


SVTH:

Đinh Quang Sơn - 54N-TK




Đậu Thị Thanh Nga - 54N-KQ




Trịnh Công Tuấn Anh - 54N-KQ

GVHD:

ThS Nguyễn Việt Anh




PGS.TS Phạm Thị Minh Thư



1. Mục tiêu đề tài:


- Tiếp cận và ứng dụng mô hình mô phỏng động lực chăn thả động vật ăn cỏ trong nghiên cứu khoa học nâng cao hiểu biết trong lĩnh vực chăn nuôi, kỹ năng sử dụng phần mềm Microsoft excel.

- Hiểu và có cái nhìn tổng quan về hình thức chăn thả động vật ăn cỏ: từ đó ta có thể điều chỉnh được thời gian và mật độ chăn thả một cách hiệu quả nhất phù hợp cho từng đối tượng sử dụng.


2. Nội dung nghiên cứu:


- Áp dụng phần mềm Excel 2007 hoặc Excel 2013 vào mô hình tính toán mô phỏng động lực chăn thả động vật ăn cỏ.

- Tính toán tối ưu sản lượng thu được khi thay đổi thời gian và mật độ chăn thả trên một đơn vị diện tích chăn thả, từ đó áp dụng vào tình hình cụ thể phục vụ cho yêu cầu thực tiễn khác nhau.


3. Kết luận và kiến nghị:


Kết luận

Dựa vào bảng tính và hình vẽ mô phỏng 3 chiều trên Excel ta có thể dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh được thời gian và mật độ chăn thả hợp lý để có sản lượng tốt nhất phù hợp với yêu cầu sử dụng khác nhau trên một đơn vị diện tích.



Kiến nghị

Kết quả của đề tài có thể tham khảo để đưa vào thực tế tính toán bài toán tối ưu trong chăn thả động vật ăn cỏ. Là cơ sở để xây dựng mô hình tính toán với quy mô lớn.



















KHOA NĂNG LƯỢNG


1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA GNHIÊN LIỆU SƠ CẤP ĐẾN GĐIỆN TRONG THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM

SVTH:

Bùi Văn Duy - 54Đ1




Trần Thị Nhung - 54Đ1

GVHD:

ThS Lê Ngọc Sơn




ThS Lê Thị Minh Giang

Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện phát triển thị trường điện cạnh tranh. Do vậy giá nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến thị trường và việc đánh giá xu thế là hết sức cần thiết. Trước hết báo cáo tìm hiểu tổng quan về ngành công nghiệp năng lượng, giới thiệu một số nguồn nhiên liệu truyền thống như than đá, dầu mỏ, tầm quan trọng của nguồn năng lượng đối với mỗi quốc gia và đưa ra yêu cầu cấp thiết về đề tài của mình. Tiếp theo, báo cáo trình bày việc đánh giá trữ lượng, sản lượng của các loại nhiên liệu phổ biến than, dầu, khí đốt của thế giới và trong nước và nhu cầu về năng lượng trong lịch sử cũng như tương lai từ đó nhận xét mức độ đáp ứng và thiếu hụt giai đoạn 2005-2025. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, báo cáo tính toán đánh giá ảnh hưởng giá nhiên liệu đến giá bán điện gồm các bước sau: (1) Tìm hiểu và thu thập về giá của từng loại nhiên liệu ở trong nước giai đoạn 2005-2025 theo nhiều nguồn khác nhau từ đó vẽ biểu đồ thể hiện giá; (2) Tiến hành tính toán giá điện của từng loại nhiên liệu đầu vào cho từng năm theo Thông tư số: 30/2014/TT-BCT của Bộ Công thương Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh cho từng năm; (3) Tổng hợp kết quả tính giá điện vào bảng sau đó vẽ biểu đồ thể hiện giá cho từng loại nhiên liệu đầu vào; (4) Đánh giá sự tăng giảm và đưa ra nhận xét mối quan hệ giữa giá điện với giá nhiên liệu đầu vào.

Sau quá trình tính toán, báo cáo tiến hành so sánh ba biểu đồ thể hiện giá điện của ba loại nhiên liệu với nhau. Trên cơ sở đánh giá theo các giai đoạn 2005-2010, 2010-2015, 2015-2020 và 2020-2025 báo cáo khuyến nghị nguồn nhiên liệu đầu vào nào cho giá bán điện nhỏ nhất để có hướng đầu tư cũng như là sử dụng một cách có hiệu quả nhất.



2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ NHIỆT ĐIỆN THAN Ở VN ĐẾN NĂM 2025

SVTH:

Lý Khắc Điệp - 54Đ1

GVHD:

ThS Lê Ngọc Sơn

Nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao từ nay đến năm 2025 nên việc dự báo xu thế, đánh giá lựa chọn nguồn điện là hết sức cần thiết. Theo quy hoạch điện VII sửa đổi sắp ban hành, sẽ có nhiều nhà máy điện than, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo được xây dựng. Báo cáo nghiên cứu tổng quan về sự phát triển ngành điện ở nước ta hiện tại và tương lai; tìm hiểu về tiềm năng năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ và phong điện) và nhiệt điện đốt than ở nước ta. Tiếp đó, báo cáo phân tích kinh tế đánh giá khả năng phát triển các dự án năng lượng tái tạo và nhiệt điện than ở Việt Nam đến năm 2025 dựa vào chỉ tiêu NPVmax để đánh giá hiệu quả nguồn điện của dự án năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ và điện gió) với nhiệt điện đốt than khi giá bán điện của dự án thay đổi theo thị trường. Phân tích độ nhạy cũng được tiến hành. Trên cơ sở đó cho thấy hiệu quả kinh tế của các dự án thay đổi và có các nhận xét mang tính định hướng khi lựa chọn phát triển các nguồn điện đó.

3. TÍNH TOÁN KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG KÍNH KINH TẾ ĐƯỜNG HẦM DẪN NƯỚC CHO TTĐ

SVTH:

Đinh Văn Tiến - 53Đ2

GVHD:

ThS Lê Ngọc Sơn

Để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước thì nhiều công trình thủy điện đã và sẽ được xây dựng trong đó khá nhiều là trạm thủy điện đường dẫn. Trong thiết kế công trình thủy điện có đường dẫn là đường hầm thì việc tính toán kết cấu, từ đó xác định chính xác vốn đầu tư, lựa chọn kích thước kinh tế đường hầm là hết sức cần thiết. Do vậy, báo cáo đi sâu vào việc tìm phương pháp tính toán và bố trí cốt thép cho kết cấu vỏ hầm. Trên cơ sở đó, tính toán các chi phí, tổn thất điện năng, sử dụng phân tích kinh tế để chọn kính thước đường kính kinh tế của đường hầm hợp lý thỏa mãn về kinh tế và kĩ thuật. Đề tài áp dụng tính toán cho dự án thủy điện cụ thể và thể hiện kết quả áp dụng, cùng các nhận xét đánh giá giúp cho công tác thiết kế sau này.

4. PHÂN TÍCH KINH TẾ LỰA CHỌN CỘT NƯỚC HTT CÓ LỢI CHO TTĐ ĐIỀU TIẾT NGÀY ĐÊM

SVTH:

Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 54Đ2

GVHD:

ThS Hồ Sĩ Mão

Trong tính toán thủy năng, Htt là thông số quan trọng của trạm thủy điện. Cột nước tính toán là thông số dùng để tính toán thiết kế các hạng mục công trình, thiết bị thủy điện. Cột nước tính toán cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của tuốc bin và điện lượng thu được. Trong tính toán thủy năng việc lựa chọn Htt thích hợp cho TTĐ là bài toán khá phức tạp và phải thông qua phân tích kinh tế năng lượng nhất là đối với các trạm thủy điện cột nước thấp, việc lựa chọn cột nước tính toán ảnh hưởng rất nhiều đến thiết bị và điện lượng. Đối với sinh viên việc lập bảng tính thủy năng cho TTĐ điều tiết ngày đêm có sự thay đổi của Htt cũng là bài toán phức tạp do có nhiều vòng lặp cần phải được thực hiện và khối lượng tính toán lớn. Trên cơ sở đó đề tài NCKH sinh viên nghiên cứu là phân tích kinh tế lựa chọn Htt cho TTĐ có nội dung lập bảng tính toán thủy năng cho TTĐ điều tiết ngày đêm cho các phương án thay đổi Htt, trong bảng tính toán có lập trình thực hiện các vòng lặp phức tạp bằng VBA trong Excel và phân tích kinh tế NPV lựa chọn Htt cho TTĐ.

5. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC TRONG THÁP ĐIỀU ÁP HAI NGĂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH SAI PHÂN

SVTH:

Nguyễn Văn Tuấn - 53Đ2




Nguyễn Quốc Việt - 53Đ2

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

Hiện nay do yêu cầu điện năng cho mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta ngày một cao, xây dựng và khai thác thuỷ điện đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Các trạm thuỷ điện có đường dẫn nước dài, cột nước cao, có bố trí tháp điều áp đang được thiết kế và xây dựng rất phổ biến, trong đó vốn đầu tư xây dựng tháp điều áp cũng rất cao. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các công trình thuỷ điện đường dẫn dài, cột nước cao có sử dụng tháp điều áp là giải pháp công trình và thiết bị để có thể khai thác có hiệu quả nguồn năng lượng này. Tháp điều áp chính là bộ phận tạo ra mặt thoáng trong đường ống để làm giảm áp lực nước va. Do đó nó còn có tác dụng giữ cho đường hầm phía trước tháp tránh khỏi áp lực nước va và làm giảm áp lực nước va trong đường ống dẫn từ tháp vào tuabin.

Nội dung báo cáo “Nghiên cứu tính toán dao động mực nước trong tháp điều áp hai ngăn bằng phương pháp sai phân” nhằm tìm hiểu các phương pháp tính toán dao động mực nước trong tháp điều áp nói chung và tháp hai ngăn nói riêng, nhóm tác giả đã đề cập nghiên cứu ứng dụng phương pháp sai phân để tính toán dao động mực nước trong tháp điều áp hai ngăn. Đề tài nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán dao động mực nước trong tháp điều áp hai ngăn bằng sai phân và áp dụng tính toán cho công trình thuỷ điện Yaly. So sánh phân tích kết quả tính toán với kết quả mà phần mềm Transient đưa ra, cho ta thấy sự tương đồng về kết quả dao động mực nước trong tháp điều áp.

Qua kết quả nghiên cứu giúp chọn giải pháp hạn chế áp lực nước va, hợp lý hóa chi phí xây dựng công trình và nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án thuỷ điện. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn và nâng cao nhận thức chuyên môn của tác giả và của sinh viên nói chung.



6. NGHIÊN CỨU CHỌN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA TUABIN DỰA TRÊN ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH TỔNG HỢP CHÍNH

SVTH:

Phạm Văn Hùng - 53Đ2

GVHD:

TS Hoàng Công Tuấn

Tuabin là một trong hai thiết bị động lực chính của Nhà máy thuỷ điện. Việc chọn loại tuabin cũng như thông số của nó có ảnh hưởng không chỉ đến kích thước, vốn đầu tư vào thiết bị và nhà máy thuỷ điện mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tổ máy và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác năng lượng nước của TTĐ. Để đánh giá sự phù hợp của thông số tuabin được lựa chọn thường dựa vào vùng làm việc trên đường đặc tính tổng hợp chính của tuabin. Việc đánh giá này trên thực tế cũng như trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của sinh viên thường mang định tính dựa trên trực quan nên sẽ khó đánh giá chính xác phương án thông số nào là tốt nhất. Trong báo cáo này, tác giả đưa ra phương pháp đánh giá mang tính định lượng, chính xác hơn thông qua việc tính hiệu suất bình quân của vùng làm việc của tuabin trên đường đặc tính tổng hợp chính ứng với các phương án thông số khác nhau. Qua đó, cho phép dễ dàng lựa chọn được phương án thông số tốt nhất theo tiêu chí đưa ra. Bằng việc ứng dụng phương pháp đưa ra để áp dụng tính toán cho một TTĐ cụ thể, TTĐ Suối Chăn 2, kết quả tính toán đã cho phép chọn được một phương án thông số của tuabin phù hợp. Phương pháp đưa ra có thể giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thông số tuabin cho TTĐ.

7. TÌM HIỂU VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CỘT NƯỚC THẤP

SVTH:

Trần Thị Phương - 55Đ2




Bùi Văn Bền - 55Đ2




Nguyễn Thị Liên -55Đ2

GVHD:

TS Phan Trần Hồng Long

1. Mục tiêu đề tài:

Nhận thức được tầm quan trọng của thủy năng cũng như các điều kiện thuận lợi để phát triển thủy năng, từ rất sớm nước ta đã phát triển ngành thủy điện. Nhưng đa phần các nhà máy thủy điện đều được xây dựng cách đây nhiều thập kỷ và đa phần là thủy điện cột nước lớn và vừa nên đã gây ra ngập lụt trên diện rộng đồng thời công tác phòng chống lũ cũng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này chính phủ đã quyết định quy hoạch và phát triển thủy điện cột nước thấp. Việc xây dựng thủy điện cột nước thấp giải quyết được vấn đề về lợi dụng tổng hợp nguồn nước đồng thời cung cấp điện cho các hộ vùng sâu vùng xa chưa tiếp cận được lưới điện quốc gia.



2. Nội dung nghiên cứu:

(1) Phạm vi, vị trí xây dựng và điều kiện xây dựng nhà máy thủy điện cột nước thấp; (2) Một số loại tuabin sử dụng trong nhà máy thủy điện nhỏ; (3) Bố trí của nhà máy; (4) Những vấn đề cần lưu ý về phát triển thủy điện vủa và nhỏ.



3. Kết luận và kiến nghị:

(1) Chỉ rõ được lợi ích từ việc áp dụng thủy điện cột nước thấp vào Việt Nam; (2) Các thành tựu khoa học áp dụng vào chế tạo tuabin, lựa chọn tuabin phù hợp về hiệu quả kinh tế; (3) Phương hướng phát triển cho ngành thủy điện vừa và nhỏ.



8. DỰNG MÔ HÌNH VÀ TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ CAO TẦNG LÊN HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI

SVTH:

Bùi Văn Luận - 53Đ1

GVHD:

TS Phan Trần Hồng Long



  1. Nội dung

Đề tài nghiên cứu sự tương quan giữa Mặt Trời - Trái Đất và vận dụng các kiến thức đã học về năng lượng mặt trời giúp tìm ra quy luật chuyển động biểu kiến của Mặt Trời với tọa độ đặt Pin Mặt Trời tại khu vực phòng thí nghiệm năng lượng nhà B5, Trường Đại học Thủy lợi. Thông qua quy luật chuyển động biểu kiến trên và xây dựng mô hình 3D giữa Pin Mặt Trời với tòa nhà MIPEC Tower 229 Tây Sơn, ta tiếp tục tính toán được ảnh hưởng từ các nhà cao tầng xung quanh lên hệ thống Pin Mặt Trời này. Ngoài ra đề tài còn giới thiệu một số phần mềm và website ứng dụng hữu ích trong học tập và tính toán Năng lượng Mặt Trời.

  1. Kết quả

Từ các nghiên cứu và mô hình trên, đề tài đã đưa ra được biểu đồ chuyển động biểu kiến của Mặt Trời tại vị trí đặt hệ thống pin; Tính toán được khoảng thời gian trong tháng và trong năm mà Pin Mặt Trời dù chịu ảnh hưởng từ các tòa nhà cao tầng nhưng không bị che khuất, nhằm phục vụ việc thực hành tại phòng thí nghiệm với hệ thống pin năng lượng hoạt động tốt nhất; Giới thiệu một số ứng dụng hay trong học tập.

9. MÔ PHỎNG 2D DÒNG CHẢY QUA TUABIN TÂM TRỤC

SVTH:

Tống Thị Phương - 54Đ2




Nguyễn Thanh Hải -54Đ2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Nhớ




ThS Hồ Sĩ Mão

Ngày nay, sự phát triển của kỹ thuật tính toán động lực học chất lỏng (CFD - Computational Fluid Dynamics) đã cung cấp những kết quả có giá trị khi so sánh với những kết quả thực nghiệm. Vì vậy, việc ứng dụng các kỹ thuật mô phỏng số CFD để đánh giá hiệu suất của một dạng hình học thường được xem như là một phương pháp hiệu quả, kinh tế và tiết kiệm thời gian để đưa ra mẫu tối ưu trước khi đúc mẫu thực. Đề tài tập trung phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các thông số hình học của tuabin dạng tâm trục đến đặc tính thủy lực của nó thông qua phân tích CFD.

Đề tài tập trung khảo sát dòng chảy qua bánh công tác để:



  • Đánh giá và xác định độ mở cột trụ.

  • Đánh giá và xác định độ mở cánh hướng.

  • Đánh giá ảnh hưởng của hình học biên dạng cột trụ và cánh hướng.

10. XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ HÌNH HỌC ĐẾN ĐẶC TÍNH THỦY LỰC CỦA TUABIN DẠNG TÂM TRỤC

SVTH:

Trần Thị Huệ - 54Đ2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Nhớ

1. Đặt vấn đề:

Lý thuyết thiết kế profile cánh máy thủy lực nói chung và tuabin nói riêng đã được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ qua. Các phương pháp tính toán thiết kế bánh công tác (BCT) của tuabin thường dựa trên giả thiết về dòng chảy qua BCT là dòng thế, chảy theo mặt trụ có trục trùng với trục quay của tuabin. Sự tương tác trao đổi năng lượng giữa dòng chảy và phần dẫn dòng luôn được quan tâm mà yếu tố hình dạng, kích thước đóng vai trò quan trọng. Những hình dạng của bánh công tác thường được thiết kế trên cơ sở khảo sát các thông số hình học và thủy lực của nó. Chính vì vậy, để có thể thiết kế bánh công tác tối ưu, việc cần thiết là phải khảo sát được ảnh hưởng của các thông số hình học tới đặc tính thủy lực.

Đề tài tập trung xây dựng tương quan hình học giữa các thông số góc đặt cánh β1; β2; số cánh Z của tuabin tâm trục đến hiệu suất của nó, đồng thời khảo sát và đánh giá được các thành phần tổn thất.

2. Mục tiêu:

Mục tiêu của đề tài là xây dựng được một cơ sở khoa học để đánh giá ảnh hưởng của các thông số hình học bao gồm số cánh Z; góc đặt cánh β1B; β2B đến hiệu suất của Tuabin tâm trục. Từ đó đề xuất ra bộ thông số hình học tối ưu nhất phục vụ cho đề tài mô phỏng và thực nghiệm sau này.



  1. Nội dung tính toán:

  • Phân tích đặc tính thủy lực trong mô hình tuabin, các hiện tượng dòng chảy qua BCT.

  • Xây dựng phương trình cơ bản của mô hình tuabin trong đó có xét đến các yếu tố hình học cần nghiên cứu.

  • Phân tích ảnh hưởng của các thông số hình học đến hiệu suất cho một công trình cụ thể.

11. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC PHANH HÃM XE CON CẦU TRỤC ĐẾN KẾT CẤU PHẦN TRÊN NƯỚC CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

SVTH:

Nguyễn Thành Đạt - 54Đ1

GVHD:

TS Trịnh Quốc Công

Phần trên nước nhà máy thủy điện có kết cấu dạng khung dầm, chịu tải trọng khá lớn do cầu trục tác dụng. Do vậy khi tính toán kết cấu cần phân tích đầy đủ các tải trọng tác dụng lên nhà máy để đảm bảo nhà máy làm việc an toàn trong mọi trường hợp làm việc. Trong đề tài này, tác giả sử dụng phần mềm SAP2000 mô phỏng tính toán kết cấu phần trên nước của nhà máy thủy điện để xét ảnh hưởng lực ngang do phanh hãm xe con của cầu trục gây lên trong quá trình cầu trục làm việc. Kết quả tính toán cho thấy lực này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích kết cấu toàn bộ phân trên nước của nhà máy.

12. TÍNH TOÁN THỦY LỰC MÁNG THU TRÀN XẢ THỪA BỂ ÁP LỰC CỦA TTĐ

SVTH:

Nguyễn Thị Thanh Phương - 55Đ2




Đặng Minh Phương - 55Đ2

GVHD:

TS Nguyễn Đức Nghĩa

Bể áp lực là công trình chuyển tiếp từ dòng chảy không áp sang dòng chảy có áp trên tuyến năng lượng của trạm thủy điện. Đối với tuyến năng lượng sử dụng kênh không tự điều tiết, tại bể áp lực cần bố trí tràn xả thừa. Do bể áp lực được bố trí trên đồi cao nên cần bố trí máng thu nước của tràn xả thừa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành công trình thủy điện. Sau máng thu nước có công trình tiêu năng, như là: bậc nước và bể tiêu năng; dốc nước và mũi phun; dốc nước có mố nhám gia cường và bể tiêu năng.

Trong đề tài này, các tác giả tiến hành tính toán thủy lực máng thu nước và công trình tiêu năng của tràn xả thừa của bể áp lực. Tính toán thủy lực máng thu được tiến hành dựa trên phương trình cơ bản của dòng chảy có lưu lượng thay đổi. Việc lựa chọn công trình tiêu năng của bể áp lực phải thông qua tính toán thủy lực và kết cấu các phương án. Loại hình công trình tiêu năng được chọn để tính toán trong đề tài này là bậc nước có nhiều bậc.



13. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ WEIBULL ĐỂ XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ VẬN TỐC GIÓ TẠI KHU VỰC KHẢO SÁT

SVTH:

Trần Thị Hằng - 55Đ1




Phạm Thị Minh Thùy - 55Đ1

GVHD:

ThS Hồ Ngọc Dung

Phân tích dữ liệu gió và đánh giá tiềm năng năng lượng gió chính xác là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển phù hợp của ứng dụng năng lượng gió tại một địa điểm nhất định. Nội dung nghiên cứu này tìm hiểu phân bố tốc độ gió với mục đích chọn hai tham số Weibull thông qua một số phương pháp khác nhau. Mục tiêu: Ước tính chính xác và hiệu quả của điện lượng cho hệ thống chuyển đổi năng lượng gió dựa vào đường phân bố vận tốc gió Weibull hợp lý. Tham số hình dạng k và tham số tỷ lệ c được xác định dựa trên dữ liệu vận tốc gió trung bình giờ, đo trong thời gian 1 năm của khu vực Nam đảo Phú Quý. Sáu phương pháp số, cụ thể là Phương pháp đồ thị (GM), Phương pháp hồi quy (MOM), Phương pháp khả năng cực đại (MLM), Phương pháp khả năng cực đại biến đổi (MMLM), Phương pháp kinh nghiệm (EM), Phương pháp năng lượng mẫu Factor (EPF)được sử dụng để kiểm tra đánh giá các thông số Weibull. Để phân tích hiệu quả của các phương pháp và các định các dữ liệu vận tốc gió thu được theo các phương pháp Weibull gần với vận tốc gió khảo sát, cần sử dụng các phép kiểm định tính phù hợp sau: Chi bình phương (χ2), Hệ số tương quan (R2), Sai số trung phương (RMSE)... Kết quả hợp lý nhất khi đường cong EPF gần nhất với đường phân bố vận tốc gió theo dữ liệu đo. Các giá trị tham số k và c thu được sẽ mô phỏng đường cong dự báo vận tốc gió, xấp xỉ với vận tốc gió đo đạc.

14. TÍNH TOÁN KẾT CẤU VÀ LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC LỚP VỎ ĐƯỜNG HẦM HỢP LÝ

SVTH:

Nguyễn Thiên Hưng - 53Đ1

GVHD:

ThS Đào Ngọc Hiếu

Ngày nay sự phát triển của thế giới ngày một lớn mạnh đóng góp không nhỏ vào sự phát triển này không thể không kể đến sự có mặt của năng lượng điện. Điện có mặt ở khắp nơi nơi, từ các nhà máy xí nghiệp, cơ quan, trường học tới các hộ gia đình… Nguồn năng lượng này chủ yếu được lấy từ nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, gió, mặt trời… Trong đó, hiện nay thủy điện đang chiếm một vị trí tương đối lớn, ở nước ta thủy điện chiếm khoảng 25% công suất điện trong hệ thống điện Việt Nam. Trong những năm đất nước đi vào thời kỳ đổi mới ngành công nghiệp của nước ta được đặc biệt chú trọng dẫn tới nhu cầu sử dụng điện tăng cao, với trữ lượng thủy năng dồi dào, ta đã, đang và sẽ đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng sạch và giá rẻ này.

Các công trình thủy điện được xây dựng gồm nhiều hạng mục công trình liên quan như hồ chứa, cửa lấy nước, kênh dẫn, bể áp lực, đường ống áp lực và nhà máy thủy điện. Đặc biệt hiện nay thủy điện đường dẫn đang được quan tâm khai thác. Với địa hình của các khu vực xây dựng công trình thủy điện, thì tuyến năng lượng sử dụng đường hầm cũng ngày một trở nên phổ biến. Với các công trình thủy điện đường dẫn thì chi phí cho xây dựng các hạng mục trên tuyến năng lượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí xây dựng công trình.

Đề tài “Tính toán kết cấu và lựa chọn kích thước lớp vỏ đường hầm hợp lý” sẽ dựa trên các cơ sở lý thuyết của môn cơ học lý thuyết, cơ học kết cấu với mục đích tính toán nội lực của lớp vỏ đường hầm (có kể đến trọng lượng bản thân của vỏ hầm). Sau khi tính toán được nội lực thì tác giả sẽ tính toán bố trí thép cho lớp vỏ đường hầm rồi từ đó sẽ áp dụng tính toán được chi phí xây dựng cho đường hầm và lựa chọn ra kích thước cho lớp lót đường hầm hợp lý.

15. TÍNH THỦY NĂNG XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CHO TTĐ ĐIỀU TIẾT NGÀY CÓ XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH


SVTH:

Phạm Viết Hải - 54Đ2

GVHD:

TS Nguyễn Văn Nghĩa

TTĐ điều tiết ngày là TTĐ có dung tích hồ nhỏ, lưu lượng thiên nhiên đến duy trì ổn định trong ngày và tổng lưu lượng đó được điều tiết để sử dụng hết trong ngày. Đối với các dự án thủy điện nhỏ được áp dụng biểu giá chi phí tránh được khi bán điện, việc tính toán thủy năng cho TTĐ điều tiết ngày hiện nay thông thường chỉ tính được công suất trung bình và điện năng trong khung giờ cao, trung bình và thấp điểm mà chưa tính toán điều tiết theo từng giờ trong ngày. Mặt khác cũng cho thấy, phần lớn các đơn vị tư vấn đều tính toán MNTL trung bình theo dung tích trung bình của dung tích toàn phần và dung tích chết. Điều này không hoàn toàn hợp lý vì như vậy sẽ làm cho cột nước phát điện giảm đồng thời trong nhiều trường hợp hồ không tích được đầy nước sau khi đã phát vào giờ cao điểm. Nhận thấy giá bán điện trong giờ cao, trung bình và thấp điểm chênh lệnh rất ít nhưng lại chênh lệch lớn so với giá bán điện của khung giờ cao điểm mùa khô. Vì vậy mục đích tính toán thủy năng trong báo cáo này là nhằm mục đích tối đa điện năng cao điểm mùa khô, muốn như vậy hồ luôn luôn phải đầy trước giờ cao điểm đầu tiên. Việc tính toán được diễn ra cho từng giờ trong ngày nhằm xác định các thông số điện năng và các cột nước đặc trưng, trong thuật toán tính toán thủy năng thì MNTL được dao động từ MNDBT đến một mực nước nào đó (sâu nhất là MNC) rồi quay trở về MNDBT.

Bên cạnh đó hiện nay, hầu hết các TTĐ điều tiết ngày nói riêng và TTĐ nói chung ở nước ta khi tính toán thuỷ năng để xác định các thông số cơ bản của TTĐ thì chưa xét đến sự ảnh hưởng của BĐKH vào trong quá trình tính toán. Mà nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng rất lớn của BĐKH. Vì vậy khi tính toán thủy năng để xác định các thông số của TTĐ cần xét tới sự ảnh hưởng của BĐKH vào trong quá trình tính toán. Mục đích thứ hai của đề tài là so sánh kết quả tính toán thủy năng của TTĐ có xét tới ảnh hưởng của BĐKH và không xét tới ảnh hưởng của BĐKH xem có sự khác nhau không. Kết quả tính toán cho một TTĐ cụ thể cho thấy theo kịch bản B1 của BĐKH thì điện năng có thay đổi so với phương án gốc.



16. PHÂN TÍCH KINH TẾ LỰA CHỌN THÔNG SỐ CỦA TTĐ ĐĂKSI, CÓ XÉT ĐẾN BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC

SVTH:

Trần Văn Vượng - 54Đ2




Lý Khắc Điệp - 54Đ2

GVHD:

TS Nguyễn Văn Nghĩa

Hiện nay đối với các TTĐ nhỏ (Nlm ≤ 30MW), việc lựa chọn các thông số của TTĐ được xác định trên cơ sở phân tích kinh tế và thường sử dụng tiêu chuẩn NPV= , ở đây lợi ích được xác định chủ yếu là lợi ích do bán điện, giá bán điện thường được tính là giá bán điện trung bình cho toàn bộ Eo. Nhưng hiện nay đối với các TTĐ nhỏ thì giá bán điện được áp dụng theo biểu giá chi phí tránh được, tức là điện năng của mùa mưa và mùa khô được tách cụ thể thành các giờ điện năng cao điểm, điện năng giờ trung bình và điện năng thấp điểm, giá bán này chỉ được sử dụng khi phân tích tài chính của dự án. Do vậy việc sử dụng giá bán điện trung bình để phân tích kinh tế chưa phản ánh hết vai trò của TTĐ khi tham gia vào trong hệ thống điện, đồng thời việc lựa chọn các thông số năng lượng của TTĐ chưa thật sự chính xác.

Trong báo cáo khoa học này, nhóm tác giả đi xác định các thông số dựa trên việc phân tích kinh tế theo tiêu chuẩn NPVmax theo 2 phương án, cho một TTĐ điều tiết ngày cụ thể:

Phương án 1: lựa chọn thông số TTĐ thông qua phân tích kinh tế với lợi ích tính theo giá bán điện trung bình cho toàn bộ điện năng năm Eo.

Phương án 2: lựa chọn thông số TTĐ thông qua phân tích kinh tế có xét đến biểu giá chi phí tránh được nhằm xem xét việc chọn thông số theo giá bán điện trung bình đã hợp lý chưa.

Để có thể tính toán phân tích kinh tế, nhóm tác giả đi xây dựng thuật toán tính toán thủy năng cho một TTĐ điều tiết ngày theo thời đoạn là giờ (1h). Việc tính toán nhằm đảm bảo phát được điện năng cao điểm nhiều nhất. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy việc sử dụng giá bán điện bình quân và giá bán điện theo biểu giá chi phí tránh được sẽ có thể khác nhau về phương án được chọn. Như vậy việc xem xét đến giá bán điện theo biểu giá chi phí tránh được là cần thiết khi phân tích kinh tế lựa chọn phương án.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương