Khoa công nghệ thông tin


NGHIÊN CỨU RỦI RO NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BÃO CHO KHU VỰC VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THANH HÓA



tải về 1.53 Mb.
trang14/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22

15. NGHIÊN CỨU RỦI RO NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BÃO CHO KHU VỰC VEN BIỂN PHÍA BẮC TỈNH THANH HÓA


SVTH:

Trịnh Thị `Liên -53B2

GVHD:

PGS.TS Nghiêm Tiến Lam



  1. Mục tiêu đề tài:

Đánh giá rủi ro của một khu vực dân sinh, kinh tế ven biển phía Bắc tỉnh Thanh Hóa trước ảnh hưởng ngập lụt bởi các trận bão mạnh và siêu bão, từ đó đề xuất các giải pháp cho các công tác quy hoạch, quản lý và phòng, tránh thiên tai cho khu vực.

2. Nội dung nghiên cứu:

Thiết lập mô hình tính toán ngập lụt bởi nước biển dâng do bão. Tính toán và xây dựng bản đồ rủi ro ngập lụt cho khu vực ven biển Phía Bắc tỉnh Thanh Hóa.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu đã mô phỏng thành công quá trình ngập lụt do bão cho khu vực BắcThanh Hóa. Xây dựng được bản đồ rủi ro ngập lụt, dự báo, đánh giá được tác động rủi ro ngập lụt do bão.

Kết quả nghiên cứu đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu. Kiến nghị các cơ quan quản lý cần nghiên cứu đầy đủ hơn để đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế rủi ro ngập lụt khi bão đổ bộ.

16. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ BỒI LẮNG BÙN CÁT KHU VỰC TUYẾN LUỒNG CẢNG FORMOSA - HÀ TĨNH


SVTH:

Trịnh Công Lực - 53B2

GVHD:

TS Nguyễn Thị Thế Nguyên




ThS Nguyễn Quang Đức Anh


1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu chế độ thủy động lực học để bố trí mặt bằng tuyến luồng vào cảng Formosa và đánh giá khả năng bồi lấp trở lại tuyến luồng sau khi nạo vét.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Thiết lập mô hình nghiên cứu và phân tích đặc điểm thủy động lực cho khu vực cảng Formosa Hà Tĩnh trong điều kiện tự nhiên và điều kiện sau khi xây dựng hệ thống đê chắn sóng và nạo vét tuyến luồng ra vào cảng.

  • Tính toán thiết kế nạo vét tuyến luồng cho tàu tải trọng lớn ra vào khu vực Cảng Formosa Hà Tĩnh.

  • Đánh giá khả năng bồi lấp trở lại tuyến luồng sau khi nạo vét trước ảnh hưởng của các điều kiện bất lợi trong tự nhiên như sóng gió mùa và bão.

3. Kết luận và kiến nghị:

  • Khi chưa có đê chắn sóng và tuyến luồng: Vận tốc dòng chảy cực đại vào mùa Đông đạt 0.53 (m/s), mùa Hè đạt 0.50 (m/s), chiều cao sóng Đông Bắc lớn gần gấp đôi chiều cao sóng Đông Nam (1.1m so với 0.55m).

  • Khi có đê chắn sóng và tuyến luồng: Vận tốc dòng chảy cực đại đã giảm vào mùa Đông đạt 0.43 (m/s), mùa Hè đạt 0.39 (m/s). Chiều cao sóng trong bể cảng với hướng sóng Đông Bắc là 0.15m và hướng sóng Đông Nam là 0.24m, đáp ứng điều kiện cho tàu vào cảng làm hàng và tránh trú bão.

Tổng lượng bùn cát nạo vét ban đầu trên toàn tuyến luồng là 92972094(m3). Tổng lượng bùn cát bồi trở lại tuyến luồng trong mùa Đông là 57.15(m3/ngày), trong mùa Hè là 70.09(m3/ngày), trong bão là 436.54(m3/ngày).

17. NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN ĐỘNG LỰC VÀ HÌNH THÁI

KHU VỰC CỬA ĐẠI SÔNG TRÀ KHÚC TỈNH QUẢNG NGÃI


SVTH:

Phạm Văn Minh - 53B2

GVHD:

TS Nguyễn Thị Thế Nguyên

1. Mục tiêu đề tài:

  • Nghiên cứu chế độ thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực Cửa Đại từ đó đề xuất các phương án công trình ổn định khu vực Cửa Đại.

2. Nội dung nghiên cứu:

  • Thiết lập mô hình nghiên cứu và phân tích đặc điểm thủy động lực cho khu vực Cửa Đại trong điều kiện tự nhiên.

  • Tính toán lượng vận chuyển bùn cát và dòng vận chuyển bùn cát theo hai mùa từ đó bố trí phương án công trình để ổn định khu vực Cửa Đại sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi.

3. Kết quả nghiên cứu:

  • Khi có đê chắn bùn cát: Vận tốc dòng chảy cực đại vào mùa Đông khi sườn triều lên khoảng 0,3m/s, sườn triều xuống khoảng 0,4m/s, mùa Hè thì khi triều lên khoảng 0,2m/s-0,3m/s còn khi triều xuống thì khoảng 0,15m/s-0,25m/s. Hướng sóng ở khu vực theo mùa, mùa Đông sóng có hướng Đông Bắc - Bắc, Mùa hè có hướng Đông Nam - Nam, dòng vận chuyển bùn cát cũng theo hai mùa, mùa đông có hướng Bắc - Nam, mùa hè có hướng Nam - Bắc, mùa Đông dòng vận chuyển bùn cát từ phía Bắc cửa dài và rộng hơn ở phía Nam.

  • Khi có đê chắn sóng và giảm vận chuyển bùn cát thì đã ngăn được dòng vận chuyển bùn cát dọc hai bên bờ và sóng vào khu vực Cửa Đại, giảm thiểu được hiện tượng bồi xói của khu vực.

18. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ CỬA HỘI - NGHỆ AN

SVTH:

Tô Thị Phương - 53B1

GVHD:

Th.S Nguyễn Thị Phương Thảo


Cửa Hội - Nghệ An là một cửa sông quan trọng ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là đường thoát lũ và giao thông thủy quan trọng của hệ thống sông Cả, sông La. Vùng cửa ven biển là nơi tập trung các cơ sở kinh tế, các khu đô thị lớn và có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Bên trong cửa, dọc hai bờ sông Cả có nhiều cảng cá, cảng chuyên dụng, cảng du lịch, quân sự quan trọng. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây Cửa Hội - Nghệ An liên tục bị bồi lấp, gây khó khăn cho tàu thuyền đi vào và vấn đề tiêu thoát lũ. Tình trạng bồi lấp làm cho dòng chảy bị thu hẹp lại. Đồng thời phía bờ nam của cửa bị xói lở làm diện tích đất liền ngay sát biển bị thu hẹp lại, ảnh hưởng đến tài nguyên và các hoạt động dân sinh kinh tế quanh khu vực. Chính vì vậy việc nghiên cứu quy luật các yếu tố thủy động lực học phục vụ chỉnh trị cửa sông là cấp thiết. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chế độ thủy động lực học khu vực Cửa Hội và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thoát lũ và ổn định cửa cho tàu bè đi lại thuận lợi, an toàn trên cơ sở ứng dụng mô hình MIKE 21.

19. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN TỚI KÍCH THƯỚC ĐÊ BIỂN THÁI BÌNH

SVTH:

Hoàng Thị Lệ Quyên - 53B2

GVHD:

Th.S Nguyễn Thị Phương Thảo

Trong vòng vài chục năm trở lại đây, việc nghiên cứu giải pháp mềm bảo vệ bờ biển đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam. Một trong những giải pháp có rất nhiều ưu điểm cả về kỹ thuật và kinh tế đó là trồng rừng ngập mặn (RNM). Sau một thời gian trồng, cây sẽ phát triển tốt và có khả năng làm tiêu hao năng lượng sóng, làm chiết giảm chiều cao sóng nhất là sóng trong bão, tạo thành hàng rào xanh bảo vệ bờ, bãi biển, chống xói lở ảnh hưởng công trình đê kè sau đó. Chính bởi lẽ đó mà rất nhiều địa phương đã trồng rừng ngập mặn ở phía ngoài đê biển, trong đó có Thái Bình với khoảng 4.564ha rừng ngập mặn với độ rộng đai rừng lên đến hàng kilomet. Độ cao trung bình cây từ 2,5 đến 3m. Các loài cây phát triển nơi đây là trang, bần, sú, vẹt, đước,.. mọc ken dày và có tầng tán cao. Tuy nhiên việc đánh giá định lượng khả năng chiết giảm sóng qua rừng ngập mặn còn rất hạn chế. Bài báo cáo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của rừng ngập mặn đến sự chiết giảm sóng qua rừng ngập mặn từ đó tính toán ảnh hưởng của rừng đến kích thước hình học của đê biển thiết kế sau rừng.

20. NGHIÊN CỨU BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ THIẾT KẾ ĐÊ CHẮN SÓNG BẢO VỆ KHU VỰC CẢNG FORMOSA - HÀ TĨNH BẰNG KẾT CẤU THÙNG CHÌM

SVTH:

Đỗ Thị Tuyết - 53B2

GVHD:

TS Nguyễn Thị Thế Nguyên




ThS Nguyễn Quang Đức Anh


1. Mục tiêu đề tài:

  • Nghiên cứu, lựa chọn phương án tối ưu bố trí mặt bằng và thiết kế công trình đê chắn sóng bảo vệ khu vực cảng Formosa - Hà Tĩnh bằng kết cấu thùng chìm.

2. Nội dung nghiên cứu:

  • Thiết lập mô hình nghiên cứu đặc điểm thủy động lực khu vực cảng Formosa Hà Tĩnh bằng mô hình MIKE21.

  • Tính toán bố trí mặt bằng đê chắn sóng theo hai điều kiện: (1) điều kiện lặng sóng trong bể cảng để tàu làm hàng và tránh trú bão; (2) khả năng bồi lắng trong cảng là ít nhất.

  • Tính toán thiết kế đê chắn sóng theo phương án mặt bằng đã lựa chọn bằng kết cấu thùng chìm.

3. Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu đã lựa chọn được một phương án mặt bằng đê chắn sóng tốt ưu nhất, đảm bảo che chắn sóng tốt với mọi hướng sóng, diện tích hữu ích bể cảng >85%, điều kiện lặng sóng trong bể cảng tốt nhất, tàu thuyền ra vào khu neo đậu dễ dàng... Trên cơ sở đó, đê chắn sóng thùng chìm thiết kế trong nghiên cứu này đã được kiểm tra với các điều kiện sóng truyền qua công trình, sóng tràn, các ổn định lật trượt…




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương