Khoa công nghệ thông tin


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH CAMERA IP ỨNG DỤNG CHO ROBOT THỦY LỢI



tải về 1.53 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

17. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH CAMERA IP ỨNG DỤNG CHO ROBOT THỦY LỢI


SVTH:

Vũ Văn Đô - 54KTĐ-TĐH




Nguyễn Đăng Đức - 54KTĐ-TĐH

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Huyền Phương




ThS Nguyễn Thị Thanh

1. Mục tiêu đề tài:

Kĩ thuật camera ghi hình ảnh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt hiện đại nói chung và nó là phần không thể thiếu trong thiết kế chế tạo robot khảo sát thủy lợi trong lòng các công trình nói riêng. Đặc biệt là ở các môi trường đặc biệt thiếu ánh sáng hoặc con người khó có thể trực tiếp tham gia được. Với yêu cầu đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu ứng dụng, kĩ thuật của camera IP vào robot Thủy lợi 2016.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Tiến hành nghiên cứu các loại camera trên thị trường

  • Lựa chọn camera thích hợp cho robot

  • Lắp đặt hiệu chỉnh

3. Kết luận:

Đề tài đã xác định camera phù hợp cho robot là loại camera IP, tiến hành thiết kế mạch ổn định điện áp, lắp đặt, thử nghiệm cho robot làm việc đạt kết quả cao.



18. XÂY DỰNG MẠCH ĐỒNG HỒ HIỂN THỊ THỜI GIAN VỚI TÍNH NĂNG HẸN GIỜ SỬ DỤNG VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877A VÀ CẢM BIẾN THỜI GIAN THỰC DS1307

SVTH:

Trương Quang Tuấn Vũ - 51KTĐ




Nguyễn Đăng Đức - 54KTĐ-TĐH




Lê Văn Thông - 54KTĐ




Nguyễn Văn Đông - 53KTĐ

GVHD:

ThS Bùi Văn Đại

1. Lý do chọn đề tài:

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của PIC16F877A.



2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:

  • Tìm hiểu và nghiên cứu về đồng hồ thời gian thực

  • Tìm hiểu tổng quan về PIC16F877A, LCD, DS1307

  • Viết phần mềm hiển thị thời gian thực.

3. Kết luận:

Qua đề tài này chúng ta có thêm kiến thức về PIC16F877A và ứng dụng của PIC16F877A trong nghiên cứu, trong thực tế đời sống.



19. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO NHIỆT ĐỘ HỆ THỐNG SỬ DỤNG VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877A VÀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35

SVTH:

Trương Quang Tuấn Vũ - 51KTĐ




Vũ Văn Đô - 54KTĐ-TĐH




Nguyễn Văn Đông - 53KTĐ

GVHD:

ThS Bùi Văn Đại

  1. Lý do chọn đề tài:

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của PIC16F877A.

  1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:

  • Tìm hiểu và nghiên cứu về mạch điều khiển nhiệt độ

  • Tìm hiểu tổng quan về PIC16F877A, LCD, DS1307

  • Viết phần mềm điều khiển nhiệt độ

  1. Kết luận:

Qua đề tài này chúng ta có thêm kiến thức về PIC16F877A và ứng dụng của PIC16F877A trong nghiên cứu, trong thực tế đời sống.

20. ĐIỀU KHIỂN CỬA VAN SỬ DỤNG PLC KẾT HỢP VỚI ĐIỀU KHIỂN XA BẰNG TIA HỒNG NGOẠI

SVTH:

Nguyễn Minh Tiến - 54KTĐ




Đào Mạnh Tùng - 54KTĐ

GVHD:

ThS Phan Thanh Tùng




TS Vũ Minh Quang



  1. Mục tiêu đề tài:

Trong giải pháp điều khiển tự động nhiều trường hợp yều cầu kết nối không dây nhằm đảo bảo thuận tiện trong điều khiển cũng như yêu cầu thẩm mĩ. Hệ thống PLC S7-200 đã và đang được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. Từ ý tưởng đó nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc sử dụng PLC kết hợp hồng ngoại để điều khiển tự động các hệ thống tự động hóa và ứng dụng cho hệ thống cửa van.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu về kĩ thuật điều khiển xa bằng hồng ngoại

  • Nghiên cứu hệ điều khiển PLC S7-200 và kết nối

  • Mô phỏng và lắp đặt mô hình diều khiển cửa van theo 3 mức chạy thử.

  1. Kết luận:

Đề tài bước đầu đã lắp đặt thành công mạch thu nhận sóng hồng ngoại để điều khiển từ xa hệ thống PLC S7-200 điều khiển động cơ để đóng mở của van theo 3 mức. Sau quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu thấy rằng việc ứng dụng vào thực tiễn là rất khả quan có thể sử dụng để điều khiển từ xa hệ thống PLC trong các nhà máy, tuy nhiên sóng hồng ngoại chỉ điều khiển được trong khoảng cách ngắn và không xuyên qua vật thể nên trong tương lai cần nghiên cứu để nâng cao khoảng cách truyền sóng.

21. NGHIÊN CỨU NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

SVTH:

Mai Thanh Hải - 54KTĐ-TĐH




Vũ Việt Trung - 54KTĐ-TĐH




Nguyễn Đăng Khánh -54KTĐ-TĐH




Trần Văn Hiệp - 55KTĐ




Lê Văn Minh - 55KTĐ

GVHD:

ThS Phan Thanh Tùng

1. Mở đầu:

Năng lượng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết cho nhân loại. Các năng lượng hóa thạch, dầu khí… đang ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, càng làm cho cuộc sống con người càng khó khăn, nhiều hiểm nguy. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch giúp đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Chính vì thế các tác giả đi vào nghiên cứu năng lượng tái tạo, nghiên cứu hệ thống điện được tạo ra từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió.



2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được:

Giới thiệu về an ninh năng lượng của thế giới, vấn đề năng lượng trong nước.

Giới thiệu về năng lượng tái tạo, giới thiệu về năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… và sự phát triển năng lượng tái tạo này của thế giới.

Nghiên cứu sâu về năng lượng mặt trời, các cách thu năng lượng mặt trời, khả năng tích trữ, hiệu suất, hiệu quả của năng lượng này. Làm rõ việc thu năng lượng mặt trời dưới dạng điện năng, tính khả thi khi truyền tải vào hệ thống, ngoài ra còn có các cách thu năng lượng dưới dạng khác như nhiệt năng…

Nghiên cứu tiếp về năng lượng gió, hiệu suất, tính khả thi khi đưa vào hệ thống điện. Nghiên cứu về tiềm năng phát triển trong nước, vùng nào có thể xây dựng được năng lượng này.

Kết hợp 2 hệ thống năng lượng mặt trời và năng lượng gió lại để tạo thành một nhà máy điện, tính toán về kinh tế, tính khả thi đưa vào thực tiễn.



3. Kết luận và kiến nghị:

Năng lượng tái tạo đã và đang là cái mà con người hướng đến, nhằm cải thiện môi trường sống, bảo vệ môi trường. Đề tài mong được phát triển, nghiên cứu sâu hơn nữa, sớm đi vào thực tiễn.



22. ĐIỀU KHIỂN ROBOT THỦY LỢI BẰNG VI ĐIỀU KHIỂN

SVTH:

Mai Thanh Hải - 54KTĐ-TĐH




Bùi Văn Thịnh - 51 KTĐ

GVHD:

ThS Bùi Văn Đại




TS Vũ Minh Quang



  1. Mở đầu:

Robot nói chung và Robot Thủy lợi nói riêng đang ngày càng phát triển, việc điều khiển robot ngày càng tinh vi, hiệu quả và chính xác. Mỗi môi trường, nhu cầu lại có một cách điều khiển. Để tiếp tục phát triển Robot Thủy lợi trong tương lai, các tác giả đã chọn cách điều khiển robot bằng vi xử lý.

  1. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được:

1. Giới thiệu sơ qua về robot thủy lợi.

2. Giới thiệu về điều khiển bằng vi xử lý, giới thiệu về PIC và 8051.

3. Các cách điều chế xung PWM và lý do vì sao chọn điều chế bằng vi xử lý.

4. Mạch cầu H và động cơ điện 1 chiều.

5. Mạch thực tế và mô phỏng.

6. Sản phẩm hoàn thành và thử nghiệm.

7. Kết luận, định hướng, rút kinh nghiệm.


  1. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô, các bạn. Đề tài còn là tiền đề, khích lệ sự sáng tạo của các bạn sinh viên.

Ngoài ra đề tài mong được phát triển, nghiên cứu, đầu tư hơn nữa để hoàn thiện một cách tốt nhất có thể, tiếp tục phát triển ứng dụng của vi xử lý vào đời sống phục vụ nhu cầu của con người, công nghiệp.



23. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM

SVTH:

Đặng Thái Sơn -54KTĐ-HTĐ




Lương Tiến Đạt - 54KTĐ-HTĐ




Cao Văn Đài - 54KTĐ-HTĐ

GVHD:

ThS Khương Văn Hải

1. Mở đầu:

Liên quan mật thiết đến an ninh năng lượng, ngành điện có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Đặc thù của sản phẩm khiến ngành điện dường như chậm và khó thay đổi hơn so với bất kỳ các ngành công nghiệp nào khác. Tuy nhiên, mỗi quyết định lại thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận cũng như người dân. Nước ta đang ở những nấc thang đầu tiên trên công cuộc chuyển đổi ngành điện từ độc quyền sang cơ chế thị trường.

Các tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Định hướng phát triển của thị trường điện Việt Nam” để cung cấp thêm thông tin cho mọi người có thể nắm rõ hơn về thị trường điện Việt Nam từ khi hình thành và trong các năm tới.


  1. Nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được:

Tìm hiểu quá trình hình thành ngành Điện và định hướng phát triển của thị trường điện Việt Nam.

Yêu cầu của đề tài: Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam, chuỗi giá trị của thị trường điện, cơ cấu quản lý ngành điện và xu hướng phát triển nguồn điện và sự hình thành thị trường điện cạnh tranh Việt Nam.



3. Kết luận:

Hiện nay, Việt Nam với sự tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế. Cùng với đó là sự thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế ở trong nước. Vậy nên, ngành Điện là một mắt xích quan trọng trọng với đặc thù và sự ảnh hưởng của mình đế nền kinh tế cũng không nằm ngoài xu hướng đó, việc tái cơ cấu ngành điện đang diễn ra theo đúng lộ trình chính phủ đặt ra. Trong tương lai, chúng ta hoàn toàn tin tưởng được cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng cao.



24. THIẾT KẾ LED MATRIX 8X32

SVTH:

Dương Tuấn Định - 53KTĐ




Lê Hoàng Luân - 53KTĐ

GVHD:

ThS Bùi Văn Đại




TS Phạm Đức Đại



  1. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực Điện tử - Tin học - Viễn thông, việc đưa thông tin quảng cáo đến với người tiêu dùng, đến với xã hội trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Thông qua nhiều hình thức quảng cáo khác nhau mà các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến mọi người. Trong nhiều hình thức quảng cáo như sử dụng báo, đài, tivi, áp phích thì việc sử dụng bảng thông tin điện tử - Led Matrix là một cách đơn giản và hiệu quả để quảng cáo.

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Led Matrix, các tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Thiết kế mạch Led Matrix 8x32”



  1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:

  • Tìm hiểu và nghiên cứu về mạch Led Matrix 8x32

  • Tìm hiểu tổng quan về Led Matrix

  • Nghiên cứu, thiết kế mạch Led Matrix 8x32

  1. Kết luận:

Qua đề tài này chúng ta có thêm kiến thức về Led Matrix và ứng dụng của Led Matrix trong nghiên cứu, trong thực tế đời sống.

25. ỨNG DỤNG MATLAB MÔ PHỎNG CÁNH TAY ROBOT

SVTH:

Trần Quang Dư - 54KTĐ- HTĐ




Hoàng Mạnh Hùng - 55KTĐ




Vũ Hữu Tỉnh -55KTĐ

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Thanh




TS Vũ Minh Quang



  1. Mục tiêu đề tài:

Tính hiệu quả khi sử dụng máy móc hay những cánh ta robot này là rất cao. Ngày nay, ở nước ta những cánh tay robot trong những nhà máy chưa thực sự phổ biến, do vậy cần có những nghiên cứu để chế tạo ra những cách tay robot thực sự đem lại hiệu quả sản xuất mà giá thành vừa phải.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Giới thiệu Matlab, ứng dụng Simulink mô phỏng cánh tay robot

  • Cánh tay Robot

  • Mô phỏng chuyển động cánh tay robot

  1. Kết luận và kiến nghị:

Quá trình thực hiện mô phỏng chuyển động của cánh tay robot trong Matlab khá thuận lợi,chính xác, đúng trực quan thực tế. Nhóm nghiên cứu đề xuất tiếp tục nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm bước đầu là những cảnh tay robot hiệu quả mà giá thành rẻ.

26. ỨNG DỤNG MATLAB MÔ PHỎNG SÓNG MANG TRONG TRUYỀN THÔNG

SVTH:

Vũ Hữu Tỉnh - 55KTĐ




Trần Quang Dư - 54KTĐ

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Thanh




ThS Trần Nhật Nam



  1. Mục tiêu đề tài:

OFDM đã được sử dụng trong phát thanh truyền hình số, đường dây thuê bao số không đối xứng, mạng cục bộ không dây. Đề tài sử dụng Matlab để mô phỏng hình ảnh trực quan của hệ thống truyền thông tin với OFDM.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Giới thiệu tổng quan về Matlab

  • Giới thiệu tổng quan về OFDM

  • Ứng dụng của OFDM

  • Chương trình mô phỏng hệ thống OFDM

  1. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả mô phỏng rõ nét. Ta thấy rằng OFDM là công nghệ ghép kênh phân chia theo tần số trực giao, ứng dụng hiệu quả cho truyển thông trong tương lai. Ngoài ra, Kết hợp OFDM với các công nghệ khác như FDMA, TDMA và CDMA để tạo thành các kỹ thuật đa truy cập trong thông tin di động.

27. NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO ROBOT TRONG ĐƯỜNG ỐNG THỦY LỢI

SVTH:

Vũ Việt Trung - 54 KTĐ-TĐH




Mai Thanh Hải - 54 KTĐ-TĐH




Đỗ Ngọc Toán - 54 KTĐ-TĐH




Trần Văn Việt - 54 KTĐ-TĐH

GVHD:

PGS.TS Lê Công Thành




TS Vũ Minh Quang



  1. Mục tiêu đề tài:

Hiện nay, các công trình về đường ống thủy lợi rất đa dạng, phong phú và được xã hội rất quan tâm vì nhu cầu cần thiết trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, mục tiêu đề tài nghiên cứu chế tạo robot thay thế con người đi trong đường ống thủy lợi khảo sát để phát hiện lỗi và sự cố trong đường ống thủy lợi trong điều kiện tối, ẩm ướt có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. Góp phần trong việc bảo vệ an toàn và nâng cao chất lượng vận hành các công trình thủy lợi.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Thiết kế và chế tạo phần cơ khí của robot.

  • Thiết kế và chế tạo lắp đạt mạch lực, mạch điều khiển của robot.

  • Thiết kế lắp đặt panel điều khiển.

  • Mô phỏng

  • Vận hành chạy thử

  1. Kết luận:

Nhóm sinh viên đã tiến hành nghiên cứu chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm bước đầu tương đối thành công robot với phiên bản đầu tiên vận hành đạt yêu cầu đề ra, làm tiền đề cho hướng phát triển robot trong tương lai được tốt hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội.

28. THIẾT KẾ CHẾ TẠO MẠCH ĐIỀU KHIỂN TƯỚI CÂY TỪ XA BẰNG SÓNG ĐIỆN THOẠI

SVTH:

Nguyễn Văn Quang - 54KTĐ-TĐH




Phạm Quang Hưng - 54KTĐ-TĐH

GVHD:

TS Vũ Minh Quang




ThS Nguyễn Thị Huyền Phương



  1. Mục tiêu đề tài:

Hiện nay kỹ thuật điều khiển không dây đang phát triển rất mạnh như sử dụng tia hồng ngoại, sóng radio… và việc sử dụng sóng điện thoại được áp dụng rộng rãi. Trong thực tế cuộc sống có nhiều trường hợp cần bật tắt các thiết bị điện ở nhà trong lúc đang có công việc bận ở ngoài. Do vậy xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhóm tác giả đã nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt thiết bị điều khiển tưới cây từ xa thông qua sóng điện thoại.

  1. Nội dung nghiên cứu:

- Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu chế tạo thiết bị thu tín hiệu DTMF từ điện thoại đi động và giải mã, đưa ra tín hiệu bật tắt máy bơm như mong muốn

- Tiến hành lắp đặt mô hình thực tế

- Chạy thử và hiệu chinh mô hình thực tế


  1. Kết luận:

Đề tài này có ý nghĩa lớn, có thể áp dụng điều khiển nhiều thiết bị khác nhau, ở khoảng cách rất xa và có thể kết hợp với việc giám sát hình ảnh để nâng cao hiệu quả làm việc. Thiết bị được chế tạo đơn giản, giá thành thấp nên có hiệu quả kinh tế cao. Việc lắp đặt mô hình và thử nghiệm thiết bị đã thu được kết quả tốt.

29. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÈN CHUÔNG CHO GAMESHOW

SVTH:

Dương Tuấn Định - 53KTĐ




Lê Hoàng Luân - 53KTĐ

GVHD:

ThS Bùi Văn Đại




ThS Đỗ Duy Hiệp

  1. Lý do chọn đề tài:

Xã hội ngày một văn minh hiện đại, con người làm việc mệt nhọc và căng thẳng luôn luôn cần những dịch vụ giải trí để giảm bớt stress. Do đó, các trò chơi, chương trình giải trí ngày càng có nhiều và diễn ra dưới nhiều hình thức. Yếu tố không thể thiếu trong mọi chương trình là sự cuốn hút người chơi bởi vậy các tác giả đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống đèn chuông cho gameshow” nhằm thu hút và hấp dẫn được người chơi.

  1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống chuông đèn cho gameshow

Tìm hiểu tổng quan về 8051

Nghiên cứu, thiết kế mạch chuông, đèn báo cho gameshow


  1. Kết luận:

Qua đề tài này chúng ta có thêm kiến thức về 8051 và ứng dụng của vi điều khiển 8051 trong nghiên cứu, trong thực tế đời sống.

30. TÌM HIỂU NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TỪ BIỂN CỦA VIỆT NAM

SVTH:

Hoàng Mạnh Hùng - 55KTĐ




Vũ Hữu Tỉnh - 55KTĐ

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Thanh




ThS Nguyễn Gia Quân

  1. Mục tiêu đề tài:

Ngày nay, năng lượng sạch là một hướng đi mới của ngành năng lượng. Tiềm năng của năng lượng thủy triều là rất lớn. Việc nghiên cứu tiềm năng năng lượng điện từ biển có khả năng áp dụng được ở VN là điều cần thiết.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Giới thiệu các loại năng lượng

  • Năng lượng tại biển Việt Nam

    • Các nguồn năng lượng có thể khai thác từ nước biển

    • Năng lượng từ thủy triều

  1. Kết luận và kiến nghị:

Qua việc tìm hiểu, nhóm nghiên cứu thấy rằng với điều kiện địa lý của Việt Nam thì khai thác năng lượng thủy triều có tiềm năng lớn, phát triển bền vững.Vì vậy, có thể phát triển nghiên cứu theo hướng kết hợp khai thác năng lượng gió, năng lượng bức xạ mặt trời,... cũng như nhiều nguồn năng lượng khác tại các công trình sản xuất điện năng lượng thủy triều.

31. VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÔNG NGHIỆP

SVTH:

Vũ Văn Trung - 57KTĐ1




Hồ Thành Đạt - 54KTĐ-TĐH

GVHD:

ThS Đỗ Duy Hiệp

1. Mục tiêu đề tài:

Năng lượng là cốt lõi của các ngành công nghiệp và thứ không thể thiếu trong quá trình phát triển xã hội. Song song với nó thì vấn đề thiếu hụt năng lượng cũng đang là một vấn đề đang được con người chú ý đến. Do khủng hoảng năng lượng toàn cầu, các nguồn năng lượng không tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt đã dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm; trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng đã và đang xảy ra ở mức đáng báo động ở nhiều quốc gia. Nếu mỗi người dân, mỗi quốc gia không tự có những biện pháp và động thái tích cực thì chắc chắn tỏng tương lai không xa, vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ trở nên trầm trọng.

Ở ngay chính Việt Nam ta, vấn đề thiếu hụt năng lượng, đặc biệt là điện năng cũng đang là vấn đề cấp bách trong xã hội. Hàng năm, việc thiếu điện dẫn đến cắt điện luân phiên, cắt điện toàn vùng gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân và công việc sản xuất của các doanh nghiệp.

Vì vậy, bản báo cáo nghiên cứu khoa học này, các tác giả xin trình bày những nguyên nhân có thể gây ra việc lãng phí điện năng trong công nghiệp và các biện pháp để có thể tiết kiệm, hạn chế thất thoát gẫy lãng phí điện năng trong công nghiệp.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Việc sử dụng năng lượng trong công nghiệp.

  • Kiểm toán năng lượng trong công nghiệp.

  • Các chiến lược tiết kiệm điện trong công nghiệp.

3. Kết luận và kiến nghị:

Qua việc tìm hiểu, nhóm nghiên cứu hi vọng rằng chúng ta có thể áp dụng triệt để và hiệu quả các giải phát tiết kiệm điện trong công nghiệp, góp phần tiết kiệm năng lượng cho đất nước và chiến lược tiết kiệm năng lượng chung của toàn thế giới trong bối cảnh thiếu hụt nguồn năng lượng như hiện nay.



32. TÌM HIỂU VỀ MẠCH CẦU VÀ ỨNG DỤNG

SVTH:

Đặng Tiến Lộc - 56KTĐ2




Lê Công Tuấn - 56KTĐ2

GVHD:

ThS Đỗ Duy Hiệp



  1. Mục tiêu đề tài:

Mạch cầu tuy không phức tạp về mặt cấu tạo nhưng lại có một vị trí đặc biệt trong lý thuyết mạch và đo lường điện. Trong thực tế và lý thuyết có nhiều loại mạch cầu với các ứng dụng rất phong phú. Tuy nhiên hiện nay các nội dung viết về các loại mạch cầu còn rải rác trong nhiều tài liệu khác nhau tùy theo mục đích mà giáo trình hay bài báo cáo đó hướng đến. Vì vậy, báo cáo này nhằm đưa ra một cái nhìn tập trung, tổng quát về các loại mạch cầu và ứng dụng của chúng trong thực tế.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Cấu tạo chung của mạch cầu

  • Ứng dụng của mạch cầu

  • Một số mạch cầu thực tế và ứng dụng

Hiện nay có rất nhiều mạch cầu đã được phát minh trên thế giới, bài báo cáo này chỉ tập chung tìm hiểu về chín loại mạch cầu đơn giản mà có ứng dụng rất thực tế đối với chúng ta: Mạch cầu Wheastone; Mạch cầu Wien; Maxwell; Mạch cầu H; Mạch cầu Fontana; Mạch cầu chỉnh lưu; Mạch cầu Kelvin; Mạch cầu Carey Foster; Mạch cầu Heaviside.

  1. Kết luận và kiến nghị:

Báo cáo đã tìm hiểu được một số loại mạch cầu chính trong thực tế và ứng dụng của chúng. Tuy nhiên vẫn còn một số loại mạch cầu thứ yếu nữa cũng vẫn đang tồn tại mà chưa được đề cập tới trong phạm vi báo cáo này, cần được tìm hiểu thêm.

33. ỨNG DỤNG MATLAB GIẢI TÍCH LƯỚI ĐIỆN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NEWTON-RAPHSON

SVTH:

Trần Quang Dư - 54 KTĐ-HTĐ




Nguyễn Huy Vũ - 54 KTĐ-HTĐ

GVHD:

ThS Trần Thị Kim Hồng

1. Mở đầu:

Việc xác định các thông số chế độ của mạng điện phân phối như dòng, áp, công suất rất có ý nghĩa trong công tác thiết kế, vận hành, điều khiển mạng điện.

Tính toán trào lưu công suất sẽ tìm được tổn thất công suất trên các nhánh rẽ và của toàn mạng, từ đó xác định được tổn thất điện năng, làm cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

Tính toán trào lưu công suất còn xác định được khả năng đáp ứng công suất của nguồn cho phụ tải, khả năng tải của máy biến áp trung gian hoặc lưới truyền tải. Từ đó có các phương án cung cấp điện, vận hành thích hợp.

Tính toán phân bố điện áp tại các nút của mạng điện phân phối, sẽ xác định được tổn thất điện áp trên các nhánh và điện áp tại các nút tải. Kết quả tính toán nhằm phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế và vận hành mạng điện.

2. Nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được:

Xây dựng chương trình Matlab tính phân bố công suất và điện áp cho mạng điện phân phối. Chương trình được xây dựng với mục tiêu chính: hướng đến khả năng ứng dụng trong tính toán thực tế.

Quá trình thực hiện chương trình chú trọng các vấn đề sau:


  • Có thể thực hiện tính toán cho mạng điện phân phối có n nút.

  • Đơn giản hóa khâu nhập dữ liệu, rút ngắn các bước tính tay để giảm thiểu sai số, kết quả tính toán đảm bảo yêu cầu chính xác.

  • Dễ dàng sử dụng.

3. Kết luận:

Việc ứng dụng các phần mềm tính toán vào sản xuất đã góp phần rút ngắn thời gian tính toán và tăng độ chính xác.

Chương trình được viết theo phương pháp Newton – Rapshon, là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong lập trình, kết quả tính toán đảm bảo độ chính xác, tính ổn định cao.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương