Khoa công nghệ thông tin



tải về 1.53 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

KHOA MÔI TRƯỜNG


1. NGHIÊN CỨU DƯ LƯỢNG NO3- VÀ CÁC KIM LOẠI NẶNG CU, CD VÀ PB TRONG RAU CẢI XANH VÀ RAU XÀ LÁCH TRỒNG TẠI XÃ VÂN NỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVTH:

Nguyễn Thị Trang - 55MT1




Nguyễn Bích Hoàn - 55MT1




Nguyễn Thị Yến -55MT1




Hồ Thị Hoài - 55MT1

GVHD:

ThS Hà Thị Hiền



  1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nghiên cứu sẽ phân tích, tích toán, so sánh hàm lượng NO3- và kim loại nặng Cu, Cd, Pb trong các mẫu rau để đánh giá độ nhiễm kim loại nặng và hàm lượng NO3- trong rau. Từ kết quả phân tích được, đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ an toàn khi sử dụng rau, hướng tới một nền rau “sạch”.

2. Nội dung nghiên cứu:

Mẫu rau được lấy trực tiếp ở địa điểm trồng tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Mẫu được vận chuyển về Phòng thí nghiệm Hóa học - Môi trường và phân tích hàm lượng các ion NO3- và các kim loại nặng Cu, Pb Cd theo các phương pháp sau:



  • Phân tích NO3- bằng phương pháp so màu bằng axit disunfophenic.

  • Phân tích các kim loại nặng bằng phương pháp cực phổ, với chế độ phân tích Volt - Amper - Stripping.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Từ kết quả phân tích được về hàm lượng NO3- và kim loại nặng trong rau, đưa ra các đánh giá về chất lượng rau theo các chỉ tiêu; so sánh nồng đô thu được với giới hạn tối đa cho phép theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN.

Kiến nghị: Cần tăng cường sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp các ngành tại địa phương trong việc quản lý và sử dụng các loại phân bón thích hợp. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất rau, khuyến cáo người dân thực hiện canh tác và bảo vệ cây trồng theo hướng an toàn.

2. SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ GIỮA 3 LOÀI THỰC VẬT: HOA SÚNG, BÈO LỤC BÌNH, RONG NƯỚC ĐỐI VỚI HỒ BÁN NGUYỆT, TÂY SƠN, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

SVTH:

Chu Thị Trầm - 55MT1




Phạm Thị Ngọc Trâm - 55MT1




Phạm Thị Thơ - 55MT1




Nguyễn Văn Vinh - 55MT1

GVHD:

ThS Đinh Thị Lan Phương




ThS Trần Thị Mai Hoa

1. Mục tiêu của đề tài:

Trồng các loài thực vật nước không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn làm sạch nước hồ đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và ở một số hồ ở Hà Nội. Sự đô thị hóa cùng với bùng nổ dân số đã làm rất nhiều hồ ở Hà Nội trở nên ô nhiễm. Hồ Bán Nguyệt (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) cũng đang bị người dân nơi đây làm ô nhiễm bởi các loại rác thải, nước thải từ chợ họp quanh hồ vào lúc sáng sớm và từ rất nhiều quán ăn sáng, quán ăn trưa nằm xung quanh hồ. Rác thải, nước thải từ các xô chậu rửa thực phẩm, bát đĩa của các hàng quán đổ thẳng xuống hồ khiến lòng hồ chứa đầy túi nilon, rác thải... Nghiên cứu này sẽ làm rõ hiệu quả xử lí chất hữu cơ trong nước hồ Bán Nguyệt giữa 3 loài thực vật: hoa súng, bèo lục bình, rong nước, từ đó đề xuất giải pháp để làm giảm thiểu ô nhiễm nước trong hồ Bán Nguyệt.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Phân tích hàm lượng BOD, COD và một số chỉ tiêu PO43-, NH4+, NO2_, NO3-... trong nước hồ để đánh giá mức độ ô nhiễm.

- Phân tích các chỉ tiêu BOD, COD, PO43-, NH4+, NO2_, NO3- trong nước hồ đã nuôi cấy thực vật sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày.

- So sánh, đánh giá hiệu quả xử lí chất ô nhiễm giữa các loài thực vật nước và đề xuất giải pháp làm sạch hồ.



3. Kết luận và kiến nghị:

- Bèo lục bình, rong nước, hoa súng đều làm sạch nước hồ, tuy nhiên bèo lục bình, rong nước làm sạch hiệu quả hơn hoa súng.

- Sử dụng kết hợp các loài thực vật nước như hoa súng, thủy trúc, rong nước... để lọc sạch nước hồ là phương pháp dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và còn tạo cảnh quan đẹp cho hồ.

3. BƯỚC ĐẦU XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI NƯỚC THẢI PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BẰNG NaOH, PAC, THAN CỦI, ĐÁ ONG, ĐẤT SÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


SVTH:

Chu Thị Ngọc Ngà - 55MT2




Trương Thị Thùy Dương - 55MT2




Phan Thị Hằng - 55MT2




Phạm Thị Tình - 55MT2

GVHD:

ThS Đinh Thị Lan Phương




Nguyễn Thị Liên

1. Mục tiêu của đề tài:

Xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường là khâu rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhưng cũng là vấn đề khó khăn đối với nhiều phòng thí nghiệm. Xử lí nước thải đòi hỏi phải lắp đặt hệ thống với chi phí không hề rẻ, xử lí sơ bộ nước thải thí nghiệm bằng các vật liệu rẻ tiền sẽ là giải pháp tối ưu trong điều kiện trang thiết bị và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm hóa học (PTN HH) còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Sử dụng các vật liệu rẻ tiền để xử lí nước thải PTN HH trước khi xả thải để giảm thiểu tác động ô nhiễm đến môi trường. Nghiên cứu này vừa góp phần bảo vệ nguồn nước, vừa tiết kiệm chi phí lắp đặt hệ thống xử lí nước thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho tất cả sinh viên thực hành các môn thí nghiệm Hóa tại PTN HH.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm giá trị pH tối ưu để chất trợ lắng PAC đạt hiệu quả lắng tốt nhất. Khảo sát lượng PAC cần thiết để trợ lắng.

- Phân loại nước thải trước khi xử lí

- Tạo vật liệu lọc nước thải bằng cát, đất sét, đá ong và than củi.

- Phân tích COD nước thải đầu vào và đầu ra, phân tích hàm lượng một số kim loại nặng nước thải đầu ra.

- Đề xuất giải pháp thu gom, xử lí nước thải PTN HH.



3. Kết luận và kiến nghị:

- Bằng các vật liệu rẻ tiền, nước thải PTN đã được lọc tương đối sạch hóa chất. COD của nước thải đầu ra có giá tri rất thấp. Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn đã được lọc sạch.



- Sau mỗi buổi thí nghiệm, sinh viên đổ hóa chất vào các can chứa nước thải riêng biệt, cuối đợt thí nghiệm nước thải thí nghiệm sẽ phải xử lí theo hướng dẫn.

4. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN - NINH BÌNH

SVTH:

Đỗ Thị Phương Liên - 53MT

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

1. Mục tiêu nghiên cứu :

Vùng cửa sông ven biển huyện Kim Sơn - Ninh Bình được xem là nơi lưu lại dấu tích của mọi biến động về môi trường, tuy nhiên do diễn biến phức tạp của khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn vẫn ngày càng gia tăng. Như vậy, nhằm ứng phó với những biến đổi khí hậu và kiểm soát tối đa ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, bài nghiên cứu sử dụng mô hình MIKE 21 để mô phỏng xâm nhập mặn sẽ đưa ra những dự báo chân thực nhất, đồng thời đề xuất biện pháp phù hợp cho công cuộc bảo vệ đa dạng sinh thái vùng cửa sông ven biển huyện Kim Sơn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của người dân nơi đây.

2. Nội dung nghiên cứu:

  • Khảo sát, thu thập, đánh giá chất lượng môi trường vùng cửa sông ven biển huyện Kim Sơn nói chung và hiện trạng xâm nhập mặn của khu vực nghiên cứu.

  • Phân tích, lựa chọn mô hình; thiết lập mô hình MIKE 21 cho điều kiện cụ thể của khu vực nghiên cứu với các kịch bản mô phỏng và đề xuất giải pháp để duy trì đa dạng hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, kiểm soát tối đa xâm nhập mặn.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Trong các điều kiện có gió và nước biển dâng, diện tích vùng nước lợ có nồng độ < 6psu tăng ít nhất 12.5km2 trở lên so với bài toán chưa xét các yếu tố môi trường. Gió Đông Nam làm tăng diện tích nhiễm mặn mạnh mẽ hơn gió Đông Bắc. Ảnh hưởng của nước biển dâng lên khu vực nghiên cứu là không lớn và giải pháp công trình đập ngăn mặn giúp độ mặn tại điểm B giảm tối thiểu 3 lần so với KB1- hoàn toàn khả thi.

Kiến nghị: Nghiên cứu sâu hơn với mô hình 3 chiều để đưa ra kết luận chi tiết và tin cậy hơn.

5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ DẦU LOANG BẰNG VẬT LIỆU TỰ NHIÊN CHI PHÍ THẤP

SVTH:

Lê Thị Trang - 53MT




Nguyễn Thị Ngọc - 54MT




Nguyễn Thị Hoa - 54MT

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

1. Mục đích của đề tài:

Đánh giá khả năng xử lý dầu loang của bèo tây và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nhằm tìm ra vật liệu mới thay thế các vật liệu ứng cứu các sự cố tràn dầu hiện đang được sử dụng.



2. Nội dung:

- So sánh khả năng xử lý dầu loang của bèo tây với các vật liệu hấp phụ tự nhiên khác.

- Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố hình dạng, độ ẩm, mật độ vật liệu đến khả năng xử lý dầu của bèo tây.

- Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu.

- Triển khai mô hình pilot.

3. Kết luận và kiến nghị


  • Kết luận

  • Bèo tây là vật liệu có khả năng xử lý dầu loang tốt nhất so với các vật liệu khác.

  • Các yếu tố về hình dạng vật liệu, độ ẩm, mật độ vật liệu và nồng độ dầu ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý dầu loang.

  • Kiến nghị

  • Cần tiến hành đo diện tích bề mặt riêng và chụp ảnh cấu trúc của bèo tây.

  • Đánh giá lượng nhiệt sau khi sử dụng bèo tây đã xử lý dầu làm nhiên liệu đốt.

  • Tính toán giá trị kinh tế.



6. NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP TÁI SỬ DỤNG VẢI PHẾ THẢI TRÊN NỀN NHỰA POLYESTE THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP THỦY LỰC

SVTH:

Lại Minh Thái- 52MT

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

1. Mục tiêu đề tài:

Cải tiến phương pháp tái sử dụng vải phế thải thành các sản phẩm dân dụng và công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường bằng phương pháp ép thủy lực trên nền nhựa polyeste. Đồng thời giảm thiểu tác hại trong quá trình sản xuất đến sức khỏe người lao động.

Sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm dân dụng và công nghiệp.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vải phế thải đến tính chất của vật liệu polyme composite cốt vải phế thải.

- Nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng phương pháp ép thủy lực vào việc tái chế vải phế thải dạng vải xay.

- Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm ứng dụng bao gồm: tấm cốp pha xây dựng, tấm ván sàn nhà, tấm vách ngăn, tấm phẳng đa dụng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Vật liệu polyme composite cốt vải phế thải được sản xuất với lực ép tối đa 11.25kg/m2; tỷ lệ nhựa/vải tối ưu 1.35; mật độ vật liệu tối thiểu 8.81kg/m2.

Kết quả đo các tính chất cơ lý: độ bền uốn 26,31(Mpa); modul uốn 1410,81(Mpa); khối lượng thể tích 1115(kg/m3); độ ẩm 0.5(%); độ trương nở chiều dày 5,10(%).

Khả năng ứng dụng vào thực tế cao.

Phương pháp xử lý vải phế thải thân thiện hơn với môi trường .

Cải tiến được công nghệ sản xuất thân thiện hơn với người lao động.



7. KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THAN HOẠT TÍNH CHẾ TẠO TỪ CÁC PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ỨNG DỤNG XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC

SVTH:

Dương Thị Huyền - 53MT




Vũ Thị Thùy - 54MT

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

1. Mục tiêu của đề tài:

Theo ước tính của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm nông nghiệp trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản còn đọng lại vấn đề về các bãi chứa, đầu ra cho các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rơm rạ, vỏ trấu, thân cây chuối, vỏ lạc, thân cây sắn… Sản lượng lạc và sắn chỉ đạt 1-16% trong tổng sản lượng nông sản của cả nước, tuy nhiên lượng thải bỏ của các phế phẩm của ngành trồng sắn và lạc vô cùng lớn. Xét về mặt môi trường vỏ lạc và thân cây sắn được coi là một loại rác, nhưng xét ở một góc độ khác chúng được coi là một nguồn tài nguyên nếu như con người biết thu hồi và tận dụng và trong tuơng lai không xa sẽ ứng dụng và khai thác với nhiều ưu tiên hơn là các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt.

Xuất phát từ những lí do trên, trong nghiên cứu này em đã chọn đề tài: “Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng than hoạt tính chế tạo từ các phế phẩm nông nghiệp và ứng dụng xử lý amoni trong nước” để tập trung nghiên cứu.

2. Nội dung nghiên cứu:


  • Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo than họat tính như hóa chất, nồng độ hóa chất biến tính, thời gian và nhiệt độ… ảnh hưởng đến mẫu than vỏ lạc và thân cây sắn.

  • Xác định các thông số đặc trưng của than hoạt tính.

  • Ứng dụng xử lý amoni trong nước.

3. Kết luận:

- Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng than hoạt tính tạo thành từ vỏ lạc và thân cây sắn, từ đó xác định được điều kiện tối ưu nhất trong quá trình chế tạo than về hóa chất, nồng độ, thời gian và nhiệt độ.



  • Đánh giá khả năng xử lý amoni của mẫu than hoạt tính tạo thành.

8. KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ VÀ ĐỘ MÀU TRONG NƯỚC RỈ RÁC BẰNG CÁC TÁC NHÂN OXI HÓA NÂNG CAO TRONG HỆ OZONE/HYDROGEN PEROXIDE/HYPOCLORITE

SVTH:

Trần Thị Kim Tuyến - 53MT




Lê Thị Mỹ Hạnh - 54MT




Nguyễn Mạnh Cường - 54MT

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

1. Mục tiêu đề tài:

Nước rỉ rác là một trong những loại nước thải cứng đầu và khó xử lý nhất, trong đó thành phần COD và độ màu luôn là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến môi trường, do khả năng chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử chứa halogen. Đề tài nhằm nghiên cứu khả năng xử lý các thành phần chất hữu cơ COD và độ màu trong nước rỉ rác bằng các tác nhân oxi hóa nâng cao trong hệ O3/H2O2/ClO - áp dụng xử lý nước rác tại bãi chôn lấp Vân Đình.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tổng quan về nước rỉ rác và các phương pháp áp dụng để xử lý

Tiến hành thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm và thảo luận



3. Kết luận và kiến nghị:

Hiệu quả xử lý COD đạt 99,27% giảm xuống còn 230 mg/l đạt QCVN 25:20009/BTNMT và độ màu đạt 99,44% (48 PtCo) với các điều kiện tối ưu như pH = 8 – 9, hàm lượng ozone sục vào 116,67 mg/l.h, hàm lượng muối NaCl là 9g/l, điện cực sử dụng là graphit và thép silic, khoảng các điện cực là 2cm, mật độ dòng điện là 25 A/dm2, lượng H2O2 tạo ra trong hệ là 170 mg/l, thời gian lưu trong hệ là 130 phút. Hàm lượng cặn tạo ra sau xử lý là 0,314 g/l.

Kiến nghị: cần có thời gian và điều kiện nghiên cứu thêm về vật liệu điện cực khác và sử dụng các thiết bị có tính tự động hóa cao hơn để tăng hiệu quả phản ứng.

9. NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ RÁC THẢI XÂY DỰNG VÀ RÁC SÂN VƯỜN THÀNH GẠCH KHÔNG NUNG THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG


SVTH:

Nguyễn Đức Đạt - 53MT




Nguyễn Song Toàn - 55MT2

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

1. Mục tiêu đề tài:

- Tận dụng phế thải xây dựng và rác sân vườn để tái chế thành gạch không nung.

- Nghiên cứu ứng dụng để triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu về thực trạng phát sinh, thu gom và xử lý, tính chất phế thải xây dựng và rác sân vườn ở Việt Nam hiện nay.

- Từ đó, khảo sát tỷ lệ phối trộn, kích cỡ cốt liệu và ảnh hưởng của chất phụ gia để tạo ra gạch không nung phế thải đạt tiêu chuẩn gạch xây dựng trên quy mô phòng thí nghiệm.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường của gạch không nung phế thải và đề ra các biện pháp khắc phục những nhược điểm, phát triển các ứng dụng của gạch không nung phế thải.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu cho thấy gạch không nung từ phế thải xây dựng và rác sân vườn đạt Tiêu chuẩn quốc gia 6477-2011 về gạch xây dựng (độ bền nén và độ hút nước) và hoàn toàn có thể được sử dụng trong thực tế.

Cần nghiên cứu thêm về độ mài mòn của gạch không nung làm từ phế thải XD và rác thải sân vườn.

10. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA CÂY THỦY TRÚC VÀ DONG RIỀNG TRONG BÃI LỌC TRỒNG CÂY DÒNG CHẢY ĐỨNG


SVTH:

Bùi Thị Khánh Vân- 53MT




Trần Thị Phương Thảo - 55NKC




Nguyễn Đình Đông - 54MT

GVHD:

TS Phạm Thị Ngọc Lan

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Với sự phát triển của công nghệ xanh, phương pháp ứng dụng để xử lý nước thải ngày càng trở nên đa dạng. Trong đó, phương pháp được sử dụng ưa chuộng nhất hiện nay là phương pháp sinh học, do đây là phương pháp đơn giản, chi phí vận hành thấp và hiệu quả xử lý cao. Nổi bật nhất là công nghệ mới xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng thực vật dòng chảy đứng. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương.Mô hình bãi lọcsẽ trở nên dễ dàng thực hiện hơn khi sử dụng mô hình thủy trúc và dong riềng. Vì vậy, nhóm lựa chọn đề tài Nghiên cứu khả năng xử lí nước thải sinh hoạt của cây thủy trúc và dong riềng trong bãi lọc trồng cây dòng chảy đứng’’.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Đợt thí nghiệm 1: Khảo sát tìm hiệu suất cao nhất xử lý chất ô nhiễm hữu cơ của 2 mô hình bãi lọc trồng cây dong riềng và mô hình bãi lọc trồng cây thủy trúc đối với nước thải nhân tạo.

- Đợt thí nghiệm 2: Khảo sát tải trọng tối ưu của mô hình bãi lọc ở đợt TN1 cho hiệu suất cao nhất có thể chịu được đối với nước thải thực.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: MHBL cây dong riềng có hiệu xuất xử lý nước thải giàu chất hữu cơ cao hơn MHBL cây thủy trúc. MHBL dong riềng xử lý nước thải sinh hoạt với tải trọng tối ưu dòng vào ~ 1000l/m2/ngđ.

Kiến nghị: Cần có thời gian để tiếp tục nghiên cứu đánh giá nhiều thông số ô nhiễm khác. Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các loài thực vật xử lý nước thải sinh hoạt trong bãi lọc trồng cây dòng chảy đứng.



11. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VẬT LIỆU BIẾN TÍNH TỪ TRO BAY TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM KIM LOẠI TẠI THÔN ĐÔNG MAI - HƯNG YÊN

SVTH:

Bùi Thị Mai Hương - 53MT




Đỗ Thị Phương Liên - 53MT




Phạm Thị Quý - 53MT

GVHD:

ThS Phạm Thị Hồng




KS Nguyễn Đức Long



  1. Mục tiêu nghiên cứu

Chế tạo vật liệu phế thải nhà máy nhiệt điện (tro bay) trở thành vật liệu có ích xử lý ô nhiễm môi trường.

  1. Nội dung nghiên cứu

  • Chế tạo tro bay thành vật liệu có khả năng xử lí ô nhiễm kim loại.

  • Đánh giá khả năng hấp phụ kim loại của vật liệu mới đối với nước thải ô nhiễm kim loại.

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghề cứu

Chương 2: Nghiên cứu vật liệu biến tính từ cho bay

Chương 3: Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu biến tinh từ tro bay


  1. Kết quả:

Đã chế tạo thành công vật liệu tro bay thành vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại.

  1. Kiến nghị

Cần nghiên cứu thêm về hiệu quả xử lí kim loại của vật liệu chế tạo định hình, phân loại dạng vật liệu.

12. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG KEO TỤ KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ VÀ OXI HÓA NÂNG CAO

SVTH:

Lê Minh Đức - 54MT




Phạm Thị Loan - 54MT




Đoàn Hà Uyên - 54MT

GVHD:

Nguyễn Đức Long

1. Mục tiêu đề tài:

Tiến hành các thí nghiệm thực nghiệm thực tế để đi đến xác định các yếu tố tối ưu để xử lý nước thải dệt nhuộm một cách hiệu quả về mặt phương pháp và kinh tế.

2. Nội dung nghiên cứu

Tiến hành các thí nghiệm với nước thải thực tế nhằm xác định giá trị pH, hàm lượng PAC, hàm lượng H2O2, hàm lượng than hoạt tính… để xác định điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ và oxi hóa nâng cao trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm.

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Giới thiệu về các phương pháp thực nghiệm

Chương 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm

Chương 4: Kết quả và thảo luận



13. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HẠT CHÙM NGÂY NHƯ CHẤT KEO TỤ TRONG XỬ LÝ NƯỚC

SVTH:

Trịnh Thị Hằng - 54MT




Nguyễn Thị Nhài - 54MT




Đặng Kiều Trang -54MT

GVHD:

ThS Nguyễn Thanh Hòa

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu sử dụng hạt chùm ngây như chất keo tụ trong xử lý nước.



2. Nội dung nghiên cứu:

Đánh giá hiệu quả làm trong nước tự nhiên và nước đục nhân tạo của hạt chùm ngây trên mô hình Jatest thông qua hai chỉ tiêu TSS và độ màu.

Xác định pH, hàm lượng tối ưu của quá trình xử lý bằng thí nghiệm trên Jatest.

Khảo sát khả năng xử lý ô nhiễm vi sinh của hạt chùm ngây đối với nước tự nhiên.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận:

Hạt chùm ngây được chứng minh đạt hiểu quả cao đối với nước có độ đục vừa và cao. Khả năng thay thế các chất keo tụ truyền thống là cao vì vừa rẻ tiền, phổ biến, không tạo độc hại sau xử lý.

Hiệu quả làm trong nước tương đối cao đặc biệt nước có độ đục cao lên tới 100%.

Trong quá trình keo tụ bằng hạt chùm ngây pH của nước không thay đổi. Đây là ưu điểm so với chất keo tụ truyền thống, giúp giảm chi phí.

Liều lượng tối ưu của hạt chùm ngây (thu hoạch ở Gia Lâm - Hà Nội) là 200-300mg/l.

Đánh giá sơ bộ, keo tụ bằng hạt chùm ngây giúp giảm ô nhiễm vi sinh tổng coliform ở hai mẫu nước sông giảm đến 91%.



Kiến nghị:

Nghiên cứu thêm về sự ảnh hưởng của địa phương sinh trưởng đến chất lượng hạt chùm ngây và hiệu quả giảm độ đục trong nước.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố như tốc độ khuấy, thời gian khuấy, thời gian lắng đến hiệu quả xử lý.

Nghiên cứu áp dụng thực tế,đặc biệt xử lý nước cấp ở vùng lũ.



14. NGHIÊN CỨU LOẠI BỎ PB2+ TRONG NƯỚC THẢI BẰNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHI PHÍ THẤP

SVTH:

Bùi Thúy Phương -54MT




Mai Thị Thùy - 55MT1




Phạm Thị Hương -53MT

GVHD:

ThS Nguyễn Thanh Hòa

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phụ phẩm nông nghiệp: trấu, vỏ lạc.

Đánh giá khả năng hấp phụ Pb 2+ trên các vật liệu hấp phụ chế tạo được bằng phương pháp hấp phụ tĩnh.

Khảo sát Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Pb 2 +

Vật liệu chế tạo bằng phương pháp hấp phụ tĩnh.

2. Nội dung nghiên cứu:

Ứng dụng xử lý nước thải ô nhiễm Pb 2+ bằng các mô hình cột lọc. So sánh hiệu quả hấp phụ các vật liệu hấp phụ thông dụng.

Nội dung nghiên cứu.

Chế tạo vật liệu hấp phụ từ vỏ trấu, vỏ lạc bằng phương pháp cacbon hóa.

Đánh giá khả năng hấp phụ Pb 2+ của vật liệu hấp phụ tạo thành bằng cách xác định phương trình Langmuir, chụp ảnh SEM của vật liệu hấp phụ.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Pb 2+ của các vật liệu hấp phụ: thời gian, pH, khối lượng vật liệu hấp phụ trong nước thải.

Sử dụng mô hình cột lọc để khảo sát hiệu quả xử lý Pb 2+ trong nước thải của các vật liệu hấp phụ và so sánh hiệu quả xử lý của than gáo dừa.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Tải trọng hấp phụ tối đa của vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ trấu (tro trấu) là 60,24 kg trong khi đó vật liệu hấp phụ từ vỏ lạc hấp phụ tôi đa Pb2+ chỉ 45,5 mg/g. Ảnh chụp bề mặt SEM của hai vật liệu hấp phụ cùng khẳng định vật liệu hấp phụ từ trấu hấp phụ tốt hơn vật liệu hấp phụ từ vỏ lạc.

Qua khảo sát quá trình hấp phụ Pb 2+ của hai vật liệu hấp phụ đạt tối đa khi pH=5 thời gian hấp phụ 40 phút và khôi lượng hấp phụ là 1g.

Khảo sát mô hình cột lọc trong ba vật liệu hấp phụ là tro trấu,tro lạc và than gáo dừa thì tro trấu đạt hiệu suất cao nhất 55,4 % tiếp theo là than gáo dừa 31% cuối cùng là tro lạc 21%.

Khả năng ứng dụng tro trấu vào việc xử lý Pb2+ cao, mang lại hiệu quả kinh tế.



Kiến nghị: Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng vận tốc khối lượng vật liệu hấp phụ trong mô hình cột lọc .

Nghiên cứu về hiện tượng giải hấp và xử lý vật liệu hấp phụ sau khi đã bão hòa.



15. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XỬ LÝ KHÍ THẢI ĐỐT BẰNG MÔ HÌNH NUÔI TẢO SPIRULINA PLANTENSIS VÀ ĐỀ XUẤT PT TRIỂN MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CHO HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG BẾP GAS

SVTH:

Bùi Mai Hương - 53MT

Dương Thị Thu Huyền - 54MT

Đào Thị Thanh Vân - 54MT

Bùi Quốc Đại - 55MT1

GVHD:

ThS Phạm Thị Hồng

Nguyễn Đức Long

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương