Khoa công nghệ thông tin



tải về 1.53 Mb.
trang12/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22

3. Kết luận và kiến nghị:

Chỉ ra được một số tồn tại, hạn chế để khuyến khích các nhà thầu thi công, chủ đầu tư lưu ý khi áp dụng định mức xây dựng công trình phần xây lắp (Định mức 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng).



12. NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG TÍNH CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN NHO QUẾ 2, TỈNH HÀ GIANG

SVTH:

Nguyễn Thùy Vân Anh - 55QLXD1




Vũ Thị Diệu Linh - 55QLXD1




Phạm Thị Trang - 55QLXD2

GVHD:

ThS Nguyễn Văn Phương

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nhằm định hướng giúp các em sinh viên năm thứ 3 bắt đầu bước vào chuyên ngành hình dung được các phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, các thành phần chi phí trong chi phí đầu tư xây dựng công trình.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu các phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.



Nghiên cứu các thành phần của tổng mức đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu thành phần chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán chi phí xây dựng để tìm ra cách điều chỉnh khi có những biến động về tiền lương cũng như các loại phụ cấp.

Trên cơ sở những nghiên cứu trên áp dụng vào tính chi phí xây dựng cho một hạng mục của công trình thủy điện Nho Quế 2 trong điều kiện biến đổi về chi phí tiền lương.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nêu được cách điều chỉnh chi phí nhân công phù hợp trong trường hợp thay đổi tiền lương, kết quả áp dụng vào thực tế.



13. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN CỐT SỢI THÉP THEO CÁC KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU CHO CÁC DỰ ÁN KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG

SVTH:

Đỗ Thị Thúy Hiền - 54QLXD1




Phạm Thị Thanh Huyền - 54QLXD2




Phạm Thị Ngọc Lan - 54QLXD1

GVHD:

ThS Đỗ Văn Quang

1. Mục tiêu đề tài:

Xây dựng phương pháp để điều chỉnh định mức dự toán kênh bê tông đúc sẵn kết cấu cốt sợi thép đối với nhiều có kích thức khác nhau từ một định mức có kích thước cố định đã công bố phục vụ cho các dự án kiên cố hoá kênh mương nội đồng hiện nay.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan về các cấu kiện đúc sẵn kết cấu cốt sợi thép ở Việt Nam và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Xây dựng phương pháp điều chỉnh định mức dự toán cho nhiều kích thức khác nhau từ định mức đã công bố về kênh bê tông đúc sẵn cốt sợi thép.

3. Kết luận và kiến nghị:

+ Đề tài đã đưa ra các hệ số điều chỉnh định mức dự toán cho kênh bê tông đúc sẵn cốt sợi thép cho nhiều loại kích thước một cách cơ sơ sở khoa học và thực tiễn.

+ Kiến nghị các cơ quan lập, thẩm định và ban hành định mức dự toán trong xây dựng cần phải bổ sung tính toán các hệ số điều chỉnh khi có kích thước hoặc các yếu khác thay đổi để thuận tiện khi áp dụng.

14. NGHIÊN CỨU XẾP HẠNG CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


SVTH:

Bùi Diệu Anh - 55QLXD2




Nguyễn Xuân Hải - 55QLXD2




Đào Thị Thanh Nga - 55QLXD2

GVHD:

PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân

1. Mục tiêu đề tài: 

Dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn các cán bộ quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn xây dựng công trình và các bên liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu để từ đó thống kê đưa ra xếp hạng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp các công trình và đề suất ra phương pháp chấm điểm lựa chọn nhà thầu xây lắp.



2. Nội dung nghiên cứu:

Thông qua cơ sở lý luận về đấu thầu và các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp và xếp hạng chúng theo mức độ quan trọng. Các tiêu chí được xem xét dưới góc nhìn khác nhau ở các bên liên quan trong dự án như: Chủ đâu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn và tổng hợp chung tất cả.

Qua thu thập tài liệu, đưa ra các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình. Tiếp theo các nhân tố này được kiểm chứng và xem xét mức độ ảnh hưởng thông qua kết quả khảo sát điều tra trên các đối tượng liên quan trong quá trình đấu thầu, kết hợp với phương pháp xử lý số liệu thống kê.

Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu: Nhóm tiêu chí tài chính: Doanh thu của nhà thầu; Nhóm tiêu chí kỹ thuật - công nghệ: các biện pháp kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, các trang thiết bị máy móc của nhà thầu; Nhóm tiêu chí năng lực - kinh nghiệm: độ uy tín qua các công trình tương tự đã thực hiện, các giải thưởng nhà thầu nhận được, mức lương cơ bản của người lao động.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả khảo sát điều tra về các tiêu chí lựa chọn nhà thầu cho thấy các tiêu chí về kỹ thuật được đánh giá cao trong đó tiêu chí công nghệ thi công xây dựng công trình được đánh giá cao nhất, các tiêu chí về năng lực kinh nghiệm được đánh giá ở mứa vừa, trong đó tiêu chí tỷ trọng giá trị đầu tư vào tài sản cố định được đánh giá thấp. Trên cơ sở xếp hạng các tiêu chí này, nhóm nghiên cứu đề xuất áp dụng vào quá trình lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình trong quá trình chấm thầu.



15. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

SVTH:

Nguyễn Thị Vân Anh - 54QLXD2




Đinh Quang Anh - 54QLXD1

GVHD:

Nguyễn Thiện Dũng

1. Mục tiêu đề tài:

Chi phí, tiến độ và chất lượng là các tiêu chí hàng đầu được đặt ra khi đánh giá sự thành công của dự án xây dựng. Ngành xây dựng lại được xem như là một ngành đầu tư có nhiều rủi ro liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng, nếu không có biện pháp quản lý tốt thì rất dễ phải đối mặt với việc chênh lệch chi phí rất lớn so với dự toán ban đầu. Nhóm nghiên cứu với mong muốn thông qua điều tra, khảo sát và phân tích số liệu để chỉ ra được các thành phần, các nhóm nhân tố có tác động, ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây, từ đó có đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu biến động của chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tiến hành khảo sát ý kiến của chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu đã và đang tham gia xây dựng các công trình trên địa bàn Hà Nội thông qua bảng câu hỏi liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn Hà Nội. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân loại và xắp xêp các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng. Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chi phí đầu tư xây dựng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu xây dựng và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Hà Nội, và đây là cơ sở cho một nghiên cứu cao hơn về phân loại và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nói riêng và quản lý dự án nói chung, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quản lý đầu tư xây dựng.



16. PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỦY ĐIỆN ĐĂKBLA, KOM TUM

SVTH:

Trần Văn Toàn - 54QLXD1




Nguyễn Xuân Dương - 54QLXD1




Ngô Mạnh Cường - 54QLXD1

GVHD:

ThS Đỗ Văn Chính




KS Phùng Duy Hảo



  1. Mục tiêu đề tài:

Nhằm tăng cường bổ sung cho sinh viên những kiến thức thực tế và kiến thức bổ trợ cho các môn học chuyên ngành đã, đang và sắp tới học.

Nghiên cứu, phân tích thêm về vấn đề kinh tế - tài chính đối với các dự án về thủy điện.



  1. Nội dung nghiên cứu:

Khi thực hiện dự án thì yếu tố hiệu quả của dự án luôn được chú trọng nhất. Với dự án thủy điện có tác dụng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, dân sinh trong khu vực xây dựng. Đề tài phân tích các chỉ tiêu có thể ảnh hướng đến chi phí và thu nhập của dự án. Nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục những rủi ro khi thực hiện dự án và những giải pháp nâng cao tính hiệu quả của dự án.

  1. Kết quả đạt được:

Tìm hiểu các khoản thu, chi của dự án thủy điện.

Nắm được các chỉ tiêu và phương pháp tính toán khi phân tích đánh giá về kinh tế - xã hội của một dự án thủy điện nói riêng và một dự án đầu tư xây dựng nói chung.



17. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU CỦA TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHI TÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 32/2015/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 112/2009/NĐ-CP

SVTH:

Cao Thị Kim Oanh - 55QLXD1




Hoàng Thị Lý - 55QLXD2




Đỗ Thị Hương Nhài - 55QLXD1

GVHD:

ThS Trần Thị Hồng Phúc

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng công trình khi tính theo thông tư 04/2010 thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng nghị định 112/2009 và tính theo thông tư dự thảo hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng nghị định 32/2015. Từ đó tìm ra những điểm mới và sự hợp lý của nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tính toán các thành phần chi phí thuộc tổng mức đầu tư tính theo nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Tính toán các thành phần chi phí thuộc tổng mức đầu tư tính theo nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

So sánh sự chênh lệch của tổng mức đầu tư khi áp dụng hai nghị định trên.



3. Kết luận và kiến nghị:

Trước tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các dự án đầu tư xây dựng nói chung và các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi nói riêng đang đứng trước những thách thức lớn trong việc triển khai đầu tư. Do vậy đề tài đã tìm ra sự hợp lý về tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư khi lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình theo nghị định 32/2015, nhóm tác giả xin kiến nghị Bộ xây dựng sớm ban hành thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng để áp dụng nghị định 32/2015/NĐ-CP.



18. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KẺ SẶT TỈNH NGHỆ AN

SVTH:

Vũ Công Chức - 55QLXD1




Phan Thị Ngọc Nữ - 55QLXD1

GVHD:

ThS Trần Thị Hồng Phúc

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng thủy lợi từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức thực tế phục vụ cho các môn học cũng như công việc sau khi ra trường.



2. Nội dung nghiên cứu:

Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8213/2009 về tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Kẻ Sặt tỉnh Nghệ An.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án góp phần quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình với mục đích phục vụ đảm bảo đủ nước tưới cho khu vực hưởng lợi từ dự án.

3. Kết luận và kiến nghị:

Dự án hồ chứa nước Kẻ Sặt có nhiệm vụ tưới cho hơn 200 ha lúa mỗi vụ do đó việc đầu tư dự án làm tăng năng suất cây trồng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất cây trồng trong các mùa vụ. Ngoài ra khi xây dựng hồ chứa nước thủy lợi nên kết hợp nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện cung cấp lương thực cho khu vực cũng như các khu vực lân cận để nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.



19. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGẦM HÓA KÊNH CỐNG THÔN ĐOẠN TỪ CỐNG BAZAN ĐẾN CỐNG THIỀM LONG, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO HÌNH THỨC BOT

SVTH:

Trần Thị Bình – 54QLXD2




Vũ Thị Duyên - 54QLXD2




Trịnh Thị Trang - 54QLXD1




Ngô Thảo Linh – 55QLXD2

GVHD:

Đỗ Văn Chính




Nguyễn Thị Thủy

  1. Mục tiêu đề tài:

  • Nhằm tăng cường, bổ sung cho sinh viên những kiến thức thực tế và những kiến thức bổ trợ cho các môn học chuyên ngành đang học và sắp tới học;

  • Đề tài nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư ngầm hóa cống thôn đoạn từ Bazan đến cống Thiềm Long, Từ Sơn, Bắc Ninh theo hình thức BOT từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt để dự án sớm được triển khai.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Trên cơ sở các tài liệu thu thập được của vùng xây dựng công trình báo cáo đã nêu được một cách tổng quan về dự án xây dựng, thuận lợi và khó khăn của vùng dự án.

  • Báo cáo đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường dự án từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt dự án sớm đưa vào triển khai.

  1. Kết quả đạt được:

  • Đảm bảo truyền tải đủ lưu lượng tưới cho 300ha của đất nông nghiệp xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và các xã lân cận thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh;

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông qua lại giữa hai bờ kênh;

  • Tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp góp phần gìn giữ môi trường sống đảm bảo cho người dân sống trong lưu vực;

  • Nâng cao đời sống, kinh tế tăng sự ổn định xã hội trong vùng;

  • Kiến nghị với chính quyền có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để dự án sớm được triển khai và phát huy hiệu quả kinh tế.

20. ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE VÀO PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH MÌ MINH NHẬT

SVTH:

Nguyễn Thị Huế - 56 QTDN




Nguyễn Thị Minh Phương - 56 QTDN

GVHD:

ThS Hoàng Thị Ba

1. Mục tiêu đề tài:

Theo thống kê Comscore gần đây về thị trường, trung bình người Việt Nam dành 194 phút để đọc tin tức mỗi ngày và cứ 100 người dùng internet thì có tới 88 người ghé qua các trang mạng xã hội. Thống kê của Comscore cũng cho thấy người Việt Nam thích thú với các hình ảnh trên internet, thích mua sắm trực tuyến. Đây chính là môi trường lý tưởng và quan trọng để các đoanh nghiệp và của hàng phát triển thương hiệu trực tuyến. Vậy làm sao để phát triển thương hiệu qua môi trường này. Đề tài tập trung đi tìm những giải pháp và đề xuất những giải pháp ứng dụng marketing online để phát triển nâng cao thương hiệu bánh mì Minh Nhật, hướng tới sự hài lòng và trung thành của khách hàng.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài được thiết kế gồm 5 chương:

- Chương 1: Giới thiệu về cửa hàng bánh mì Minh Nhật Master Chef

- Chương 2: Tổng quan đề tài

- Chương 3:Thực hiện khảo sát và đặt yêu cầu

- Chương 4: Các công cụ thực hiện Marketing online

- Chương 5: Quy trình thực hiện

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm chúng tôi đã tìm ra được một số giải pháp ứng dụng marketing online để phát triển thương hiện bánh mì Minh Nhật trong nước và ngoài nước. Trên cơ sở đó, nhóm chúng tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp ứng dụng marketing online cho cửa hàng bánh mì Minh Nhật một cách triệt để nhất.



21. NGHIÊN CỨU VỀ LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CẠNH TRANH HỘI NHẬP

SVTH:

Phan Duy Bình - 56QTTH




Nguyễn Hồng Tiến-56QTTH




Nguyễn Thị Kiều Trang - 56QTTH

GVHD:

ThS Đàm Thị Thủy

1. Mục tiêu đề tài:

Theo nghiên cứu hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống phản hồi khách hàng hiệu quả dựa trên nền tảng của các phương pháp và nguyên tắc điều tra không vững chắc. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài hiểu rất rõ và có được sự tăng trưởng bền vững dựa vào việc đánh giá lòng trung thành khách hàng. Nguyên nhân là do đâu? Đề tài tập trung đi tìm hiểu thực trạng đánh giá lòng trung thành khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh hội nhập.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu trên và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài được thiết kế gồm 3 chương :



  • Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá lòng trung thành khách hàng.

  • Thực trạng đánh giá lòng trung thành khách hàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh hội nhập.

  • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh hội nhập.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã tìm ra được một số nguyên nhân, lý do dẫn đến việc hạn chế trong đánh giá lòng trung thành khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao lòng trung thành khách hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh hội nhập.



22. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM MINH HIỀN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

SVTH:

Nguyễn Thị Thạch Thảo - 57QT2




Vũ Tú Anh -57QT2




Nguyễn Cẩm Tú - 57QT2

GVHD:

TS Trần Quốc Hưng

1. Mục tiêu đề tài:

Lợi nhuận chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? Chiến lược kinh doanh là một công cụ hỗ trợ giúp đắc lực để doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao trong kinh doanh. Có thể nói chiến lược kinh doanh chiếm 90% sự thành bại của một doanh nghiệp. Như vậy xây dựng chiến lược kinh doanh là một vấn đề mà mọi nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Đề tài đi vào nghiên cứu xây dựng chiến lược giúp phát triển công ty giai đoạn 2016-2020.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu trên và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài được thiết kế gồm 3 chương :

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh

- Chương 2: Thực trạng tình hình kinh doanh và các tồn tại của công ty TNHH Thực Phẩm Minh Hiền

- Chương 3: Đề xuất ý kiến, giải pháp khắc phục tồn tại

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau quá trình nghiên cứu nhóm đã tìm ra được một số tồn tại làm chậm quá trình phát triển của công ty. Nhóm xin đưa ra một số giải pháp giúp khắc phục và để công ty phát triển tốt hơn.



23. ĐỊNH VỊ BẢN THÂN ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

SVTH:

Trịnh Thanh Huyền - 55QTDN

GVHD:

ThS Phạm Phương Thảo

ThS Nguyễn Thị Huyền

1. Mục tiêu đề tài:

Định vị bản thân là vấn đề rất quan trọng đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành quản trị kinh doanh bởi đây là một ngành học khá rộng với sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Do đó, đề tài hướng tới việc cung cấp thông tin tổng quan về định vị bản thân, thông qua khảo sát để phân tích thực trạng định vị bản thân của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh từ đó đề xuất giải pháp giúp sinh viên định vị bản thân nâng cao khả năng cạnh tranh phù hợp với đòi hỏi bối cảnh xã hội đương thời.



  1. Nội dung nghiên cứu:

Đề tài đi từ nội dung cơ bản về định vị và định vị bản thân, trên cơ sở đó thực hiện thu thập bảng hỏi để phân tích về nhận thức cũng như thực tế về định vị bản thân của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cũng giúp tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên định vị tốt hơn trong thời đại hội nhập hiện nay. Việc làm này sẽ nâng cao cơ hội cạnh tranh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh của trường Đại học Thủy lợi nói riêng và sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói chung.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được một số nguyên nhân, lý do dẫn đến việc sinh viên định vị bản thân chưa hiệu quả hoặc chưa từng định vị bản thân. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp hỗ trợ sinh viên định vị bản thân nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.



24. MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI CỦA CEO HEALTH - ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO KIM LAI

SVTH:

Vũ Trọng Long - 55QTTH




Lương Thị Minh Huệ - 55QTTH




Đặng Thanh Hương - 55QTTH

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Huyền



  1. Mục tiêu đề tài:

Nhằm quảng bá cho dòng thực phẩm chức năng Đông trùng hạ thảo Kim Lai - Một sản phẩm cao cấp của người Việt và do người Việt nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp marketing hiệu quả để đông đảo khách hàng có thể nhận biết và tiếp cận sản phẩm.

2. Nội dung nghiên cứu:

Thị trường thực phẩm chức năng ngày càng trở nên nhộn nhịp và có sự tham gia của rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Giữa bối cảnh đó, sản phẩm Đông trùng hạ thảo Kim Lai ra đời thực sự đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam, sản phẩm chất lượng cao với giá cả rẻ hơn nhiều so với sản phẩm ngoại nhập. Vì vậy, nhóm tập trung lập kế hoạch marketing với chiến lược marketing mix hiệu quả nhằm hỗ trợ công ty CEO Health đạt được mục tiêu trong năm 2016.



3. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài đưa ra những thông tin bổ ích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty khi cung cấp sản phẩm Đông trùng hạ thảo Kim Lai đồng thời đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng kế hoạch marketing đảm bảo tính khả thi để doanh nghiệp có thể triển khai trong thời gian tới.



25. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

SVTH:

Phạm Đức Chính - 55QTDN




Nguyễn Thế Hiển -55QTDN




Nguyễn Thị Như Ngọc - 55QTDN

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Huyền



  1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu nhằm đưa ra các yếu tố tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với biến độc lập là các yếu tố được đề cập ở mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là “ý định mua thực phẩm” sẽ cho thấy đâu là yếu tố chính tác động đến ý định mua và yếu tố nào là quan trọng. Từ đó đưa ra một số những gợi ý về chính sách cho các công ty kinh doanh thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn.

2. Nội dung nghiên cứu:

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm về chất lượng của thực phẩm mà họ tiêu thụ hàng ngày bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Xuất phát từ nhu cầu của người dân, thực phẩm hữu cơ - là cụm từ được nhắc đến nhiều hơn và được các nhà sản xuất thực phẩm chú ý. Tuy vậy, hiện nay nhu cầu về thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam vì nhiều nguyên nhân vẫn chưa phát triển mạnh như tiềm năng thực sự của nó. Do đó, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng là một vấn đề quan trọng. Đề tài tập trung đi tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ trên địa bàn thành.



3. Kết luận và kiến nghị:

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã tìm ra được một số nguyên nhân, lý do ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao ý định sự dụng thực phẩm hữu cơ của người dân Việt Nam.



26. ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC DỊCH VỤ DÀNH CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

SVTH:

Đậu Thị Thu Hà - 56QTDN

Đỗ Văn Truyển - 56QTDN

Phạm Văn Lịch - 56QTDN

GVHD:

ThS Mai Thị Phượng

1. Mục tiêu đề tài:

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ tại Kí túc xá.

- Đề xuất một số biện pháp để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của sinh viên, từ đó giúp sinh viên yêu quý, gắn bó với trường học và yên tâm học tập hơn.

2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu trên và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài đi từ phân tích các dữ liệu định tính và các nghiên cứu trước đây được thực hiện đối với sinh viên các trường trên cả nước về dịch vụ trong trường học. Từ đó, rút ra các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi sử dụng dịch vụ trong trường học để xây dựng bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu từ chính sinh viên trường Đại học Thủy lợi. Phần kết của nghiên cứu cũng chỉ ra định hướng và kiến nghị của nhóm tác giả nhằm hỗ trợ nhà trường đưa ra các chính sách, những thay đổi phù hợp hơn để làm hài lòng nhóm khách hàng - sinh viên.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên nội trú khi sử dụng dịch vụ của nhà trường. Trên cơ sở đó, nhóm đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng sự hài lòng của sinh viên trong thời gian tới.



27. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

SVTH:

Nguyễn Tuấn Anh - 56QTTH




Trần Thu Thủy-56QTTH




Nguyễn Thị Quyên - 56QTTH

GVHD:

ThS Đặng Minh Thùy

1. Mục tiêu đề tài:

Mạng xã hội hiện nay đang là trào lưu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, số người sử dụng mạng xã hội đang không ngừng tăng trưởng. Những người sử dụng không giới hạn độ tuổi, ngành nghề, địa vị hay tầng lớp xã hội. Họ có thể là bất cứ ai, làm bất kỳ ngành nghề gì, có xuất thân như thế nào, còn trẻ hay đã có tuổi... Và sinh viên có lẽ là đối tượng nhanh chóng bắt kịp với xu hướng này nhất. Sinh Viên khoa Kinh tế quản lý - Trường Đại học Thủy lợi cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Vậy mạng xã hội sẽ có tác động thế nào đến đời sống, cũng như công việc học tập của nhóm đổi tượng sinh viên này? Để trả lời cho câu hỏi này, đề tài tập trung đi tìm hiểu thực trạng việc sử dụng mạng xã hội và những tác động của nó đến của sinh viên Khoa kinh tế và quản lý - Trường Đại học Thủy lợi; đồng thời, đề xuất một số giải pháp để sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích nhất cho sinh viên.



2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài được thiết kế gồm 3 chương :



  • Chương 1: Cơ sở lý luận – Phương pháp nghiên cứu

  • Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoa kinh tế quản lý

  • Chương 3: Giải pháp để sử dụng mạng xã hội vào việc học tập và làm việc tốt hơn

3. Kết luận và kiến nghị

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã tìm ra được một số nguyên nhân, lý do dẫn đến ảnh hưởng của mạng xã hội đối với cuộc sống cũng như học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản lý, trường Đại học Thủy lợi. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp để sử dụng mạng xã hội vào cuộc sống cũng như học tập hiệu quả nhất.



28. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI NHẰM XÁC ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÁC HÃNG TRONG

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

SVTH:

Bùi Thị Phương Thảo - 55QTTH

GVHD:

ThS Triệu Đình Phương

ThS Lê Phương Thảo

1. Mục tiêu đề tài:

Thị trường viễn thông di động của Việt Nam với bản chất thị trường độc quyền nhóm hiện đang rất sôi động với các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Các cuộc cạnh tranh đó đôi khi diễn ra nóng bỏng đến mức không cần thiết, dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc của cả thị trường.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích lại các cuộc chiến về sản phẩm mới, giá cước, khuyến mại trong những năm gần đây, nhìn lại những thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong Ngành. Từ đó đưa ra hàm ý chiến lược cho các hãng.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài được thiết kế gồm 3 chương:



  • Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết trò chơi

  • Chương 2: Thực trạng thị trường viễn thông di động tại Việt Nam

  • Chương 3: Vận dụng lý thuyết trò chơi xác định chiến lược kinh doanh cho các hãng trong Ngành

3. Kết luận và kiến nghị:

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu cuộc chiến về sản phẩm mới, giá cước, khuyến mại trong thị trường viễn thông di động của Việt Nam, tác giả đã xác định được cân bằng Nash tối ưu cho mỗi cuộc chiến. Từ đó, đưa ra được một số các hàm ý chiến lược cho các hãng nhằm tối đa hóa lợi ích của tất cả các hãng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của toàn thị trường.



29. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI “CLICK’ VÀO QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SVTH:

Đinh Hà Thu - 55QTDN




Nguyễn Thị Linh -55QTDN

GVHD:

ThS Triệu Đình Phương

1. Mục tiêu đề tài:

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet trên toàn cầu, e-marketing (internet marketing hay online marketing) đã ra đời và mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như nhanh chóng tiếp thị sản phẩm đến khách hàng với chi phí thấp, rút ngắn khoảng cách quảng bá sản phẩm… Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang rất tích cực triển khai các hoạt động online marketing trong đó có quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên một vấn đề rất cần được quan tâm, phản ứng của người tiêu dùng trước những quảng cáo này như thế nào? Liệu chúng đã đủ thu hút khiến người tiêu dùng “click” để tìm kiếm thông tin hoặc ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ? Hay lý do thực sự khiến người tiêu dùng “click” là gì? Đề tài này tập trung đi trả lời, làm rõ các câu hỏi trên.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu trên và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài được thiết kế gồm 3 chương :



  • Chương 1: Cơ sở lý luận – Mô hình nghiên cứu

  • Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

  • Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau quá trình nghiên cứu, phân tích, nhóm tác giả đã tìm ra được một số các nhân tố tác động đến hành vi “click” vào các quảng cáo trực tuyến của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó đã rút ra các kết luận và một vài hàm ý cho các doanh nghiệp nhằm triển khai các hoạt động internet marketing đặc biệt là quảng cáo trực tuyến hiệu quả hơn.



30. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC HÃNG TRONG NGÀNH DA GIẦY DỰA TRÊN PHẦN MỀM MÔ PHỎNG BUSINESS STRATEGY GAME (BSG)

SVTH:

Phạm Huy Đức - 55QTDN




Nguyễn Kim Cương - 55QTTH

GVHD:

ThS Triệu Đình Phương

1. Mục tiêu đề tài:

Một khó khăn rất lớn trong việc học tập và giảng dạy về chiến lược kinh doanh, kinh doanh quốc tế ở Việt Nam hiện nay là không có điều kiện cho sinh viên, học viên trải nghiệm thực tế qua đó học hỏi, thử nghiệm, đúc rút những bài học qua các trải nghiệm thành công hay thất bại. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích thử nghiệm các quyết định quản lý, kinh doanh và cạnh tranh, trải nghiệm ra các quyết định trong các tình huống “động”, học hỏi thông qua trải nghiệm những thành công cũng như thất bại trong môi trường mô phỏng từ đó tích lũy được kiến thức, năng lực và khả năng ra quyết định tốt hơn nhờ có được phản hồi cũng như kết quả từ các quyết định trên phần mềm mô phỏng.



2. Nội dung nghiên cứu:

Để thực hiện được mục tiêu trên và trả lời các câu hỏi đặt ra, đề tài được thiết kế gồm 3 chương :



  • Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và lý thuyết trò chơi

  • Giới thiệu về phần mềm mô phỏng Business Strategy Game(BSG)

  • Phân tích chiến lược kinh doanh của các hãng trong Ngành da giày dựa trên phần mềm mô phỏng BSG

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã được thực hành các vấn đề nòng cốt của quản trị kinh doanh nói chung, quản trị chiến lược, quản trị sản xuất và marketing… nói riêng khi được đặt mình vào vị trí các nhà quản lý của doanh nghệp phân tích tình huống và đưa ra các quyết định để giải quyết những vấn đề quản lý và kinh doanh mà họ phải đối mặt. Qua đó, nhóm tác giả đã tích lũy được rất nhiều kiến thức kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng của bản thân, khả năng ra quyết định nhanh, làm cho người tham gia chủ động hơn trong học tập. Nếu phần mềm được triển khai ứng dụng trong thực tế đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò trường Đại học Thủy lợi.



KHOA KỸ THUẬT BIỂN

1. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ

GÂY BỒI LẤP CỬA ĐỀ GI TỈNH BÌNH ĐỊNH BẰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN MIKE21 FM

SVTH:

Trần Thị Nguyệt - 53B2




Vũ Cao Lâm - 52B1

GVHD:

PGS.TS Trần Thanh Tùng

Cửa Đề Gi nằm ở phía nam tỉnh Bình Định, là nơi neo trú và tránh bão thường xuyên của hơn 1.000 tàu đánh cá, là cửa thoát lũ của hệ thống sông La Tinh với diện tích lưu vực 719 km2. Đây cũng là nơi trao đổi nước biển với đầm Nước Ngọt, có vai trò quan trọng đối với việc nuôi trồng thủy hải sản trong vùng.

Vào thời kì gió mùa Đông Bắc, khu vực cửa hình thành dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Dòng chảy dọc bờ mang bùn cát do sóng đào xói ở bãi biển phía Bắc xuống bồi lấp ở khu vực cửa và ở bãi biển phía Nam. Các sóng hướng Đông và Đông Bắc trong thời kỳ này còn vận chuyển bùn cát theo hướng ngang bờ, gây bồi lấp và thu hẹp cửa vào. Hiện tượng này xảy ra càng rõ rệt sau khi xây dựng đập chắn bùn cát ở bờ nam năm 2006. Khu vực cửa và luồng ra vào cửa Đề Gi thường xuyên bị bồi lấp đã và đang gây nhiều thiệt hại cho ngành thủy sản và hoạt động của các tàu thuyền đánh cá neo đậu trong cửa.

Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu quá trình diễn biến cửa Đề Gi từ các tư liệu ảnh viễn thám, bản đồ địa hình và phân tích các nguyên nhân, cơ chế gây bồi lấp cửa. Nghiên cứu cũng ứng dụng mô hình MIKE 21 FM để tính toán, phân tích cơ chế vận chuyển bùn cát gây bồi lấp cửa Đề Gi góp phần đề xuất các phương án chống bồi lấp, chỉnh trị cửa Đề Gi trong tương lai.

2. MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN NƯỚC DÂNG DO BÃO VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN


SVTH:

Đoàn Thị Giang -53B




Trương Thị Thu Hương -53B2

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát



  1. Mục tiêu đề tài:

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, là khu vực thường ít xảy ra các thiên tai. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ, nước dâng và hạn hán có xu thế ngày càng phức tạp và vô cùng nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã triển khai đề tài nghiên cứu: “Mô phỏng và tính toán nước dâng do bão vùng ven biển tỉnh Bình Thuận” nhằm mô phỏng, đánh giá định lượng mức ngập lụt do nước dâng trong bão cho khu vực nghiên cứu làm căn cứ đánh giá thiệt hại và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại, ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội.

2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu đã sử dụng mô hình MIKE21 để mô phỏng nước dâng do bão theo 3 kịch bản (i) Bão cấp 10 tổ hợp triều trung bình, (ii) Bão cấp 10 tổ hợp với đỉnh triều và (bão cấp 13 tổ hợp với đỉnh triều) và xác định được mực nước cao nhất, vận tốc dòng chảy khi bão đổ bộ vào vùng nghiên cứu. Các nội dung và kết quả chính của nghiên cứu bao gồm:

(1) Giới thiệu tóm tắt đặc điểm chính của vùng nghiên cứu

(2) Xây dựng tóm tắt cơ sở lý thuyết của mô hình

(3) Thu thập, phân tích và chỉnh lý các tài liệu, trong đó tài liệu địa hình chi tiết vùng khô và địa hình đáy biển vùng nghiên cứu và các tài liệu biên của mô hình

(4) Xây dựng miền tính và lưới tính: Miền tính được chia thành miền tính lớn để mô phỏng các yếu tố thủy động lực và sau đó kết quả được lấy làm biên cho miền tính chi tiết hơn ở vùng sát bờ và dải đất ven biển. Trước khi mô phỏng, việc hiệu chỉnh đường đi của bão để nó đổ bộ và gây nước dâng lớn nhất tại vùng mong muốn và đồng thời điều chỉnh để được 3 kịch bản như yêu cầu. Tiến hành mô phỏng và xác định được nước dâng theo các kịch bản.



3. Kết luận và kiến nghị:

- Theo các kịch bản lựa chọn, nước dâng ở khu vực nghiên cứu theo các kịch bản như sau:



    • KB1: Nước dâng cao nhất sau bão cấp 13 kết hợp triều cường là 2.80 m

    • KB2: Nước dâng cao nhất sau bão cấp 10 kết hợp triều cường là 1.93 m

    • KB3: Nước dâng cao nhất của bão cấp 10 kết hợp triều trung bình là 1.14m

- Kết quả tính toán nước dâng làm cơ sở cho nghiên cứu rủi ro và thiệt hại của khu vực do nước dâng trong bão gây ra.

- Trong thực tế, tình trạng ngập úng ở khu vực ven biển là tổ hợp của thủy triều, bão từ biển, dòng chảy từ trong sông và mưa nội đồng. Bài toán nghiên cứu mới xét tới bão và nước dâng từ biển.



3. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TUYẾN CÔNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ TÔN TẠO BÃI BIỂN DU LỊCH CHO ĐOẠN BỜ BIỂN PHÍA BẮC ĐẢO LÝ SƠN - QUẢNG NGÃI

SVTH:

Nguyễn Minh Phú -53B2




Nguyễn Thị Thúy -53B1

GVHD:

PGS.TS Trần Thanh Tùng

Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển biển đảo của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới. Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Bắc đảo Lý Sơn, từ chân núi Thới Lới đến mũi đất phía bắc trạm Hải đăng Lý Sơn là vùng có bãi biển tự nhiên, rất có tiềm năng phát triển du lịch do có cảnh quan rất đẹp. Tuy nhiên bờ biển tại khu vực này liên tục thay đổi do tác động của các yếu tố động lực biểnchịu sự chi phối mạnh mẽ của chế độ gió mùa. Bên cạnh đó, do thềm bãi có cấu tạo hoàn toàn là san hô chết, nên chưa thể khai thác sử dụng cho hoạt động phát triển du lịch.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển du lịch cho khu vực phía bắc đảo Lý Sơn, nghiên cứu này đã tiến hành mô hình hóa, phân tích các tác động của sóng, dòng chảy bằng mô hình toán thủy động lực 2 chiều MIKE 21 FM. Kết quả mô phỏng cho thấy bãi biển được che chắn khá tốt đối với các sóng có hướng Đông Nam và hướng Đông nhưng lại chịu tác động mạnh của sóng có hướng Đông Bắc. Do vậy, cần lựa chọn giải pháp và tuyến công trình cho khu vực này nhằm giảm sóng, bảo vệ và tôn tạo bãi biển du lịch, góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ - du lịch phát triển mạnh mẽ. Các kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế, bảo vệ, tôn tạo bãi biển du lịch phía bắc đảo Lý Sơn trong tương lai.



4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGẬP LỤT DO SIÊU BÃO VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHO KHU VỰC BẮC BÌNH THUẬN

SVTH:

Phạm Thị Lan Hương - 53B2

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát

1. Mục tiêu đề tài:

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và đã và đang có những thành tựu khá toàn diện và to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ, nước dâng và hạn hán ngày càng phức tạp và vô cùng nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu: “Đánh giá rủi ro ngập lụt do siêu bão và đề xuất các giải pháp giảm thiểu cho khu vực Bắc Bình Thuận nhằm mô phỏng, đánh giá tình trạng ngập lụt cho khu vực nghiên cứu làm căn cứ đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại, ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội.



2. Nội dung nghiên cứu:

Các nội dung và kết quả chính của nghiên cứu bao gồm:

(1) Sử dụng mô hình MIKE21, mô phỏng nước dâng do bão theo 3 kịch bản (i) Bão cấp 10 tổ hợp triều trung bình, (2) Bão cấp 10 tổ hợp với đỉnh triều và (bão câp 13 tổ hợp với đỉnh triều và xác định được mực nước cao nhất, vận tốc dòng chảy khi bão đổ bộ vào vùng nghiên cứu. Trong báo cáo này chỉ sử dụng kết quả mô phỏng nước dâng lớn nhất, mà không trình bày chi tiết việc tính toán nội dung này.

(2) Sử dụng Arcview GIS tích hợp bản đồ địa hình xác định được độ sâu ngập ứng với 3 kịch bản tính toán trình bày ở trên và xác định được mực ngập của các kịch bản là 2m, 3m và 4m tương ứng.

(3) Sử dụng Arcview GIS tích hợp các bản đồ thuộc tính gồm nhà ở, đường xá, đất nông nghiệp để xác định diện tích ngập của mỗi đối tượng trên.

(4) Phương pháp lượng giá tổn thất do Trung tâm quốc tế Địa tai biến, Viện Địa kỹ thuật Na Uy đã phát triển công thức xác định tổn thất của mỗi đối tượng, theo đó khả năng tổn thất do một hoặc nhiều loại tai biến tự nhiên có thể tính bằng công thức sau: R = H × V × E, trong đó: R là do tai biến gây ra; H là khả năng xảy ra tai biến; V là khả năng gây tổn thất (tổn thương) đến con người, môi trường và E là giá trị của các yếu tố có thể bị tổn thất. Trên cơ sở này, tiến hành tính toán chi tiết các tổn thất của kịch bản trên.

(5) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công trình bao gồm qui hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để tránh trú bão, nước dâng khi bị ngập; các công trình bảo vệ bờ biển như kè bảo vệ bờ, trồng rừng phòng hộ và các một số giải pháp phi công trình;

3. Kết luận và kiến nghị:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến đánh giá được mức độ ngập lụt ứng với các kịch bản.

- Định lượng được thiệt hại do bão và nước dâng gây ra cho khu vực nghiên cứu.

- Tuy nhiên, do không đủ thông tin nên chưa đánh giá được đầy đủ các thiệt hại của các cơ sở hạ tầng khác, do gió lớn trong bão và nước mặn tràn vào.



5. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TUYẾN LUỒNG CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ CỬA ĐỀ GI - BÌNH ĐỊNH

SVTH:

Trịnh Thị Hằng - 53B2




Nguyễn Thị Lan Hương - 53B2

GVHD:

PGS.TS Trần Thanh Tùng

Cửa Đề Gi nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định thuộc xã Cát Khánh, Phù Cát, Bình Định. Đây là vùng hạ lưu, cửa biển của hệ thống sông La Tinh và nằm cách quốc lộ 1A khoảng 21km theo tỉnh lộ 503. Đây là nơi neo trú và tránh bão thường xuyên của hơn 1000 tàu đánh cá. Tuy nhiên luồng ra vào cửa Đề Gi thường xuyên bị bồi lấp gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của tàu thuyền đánh cá. Nhằm giải quyết vấn đề bồi lấp cửa và thu hẹp luồng, năm 2006, Bộ NN&PTNT đã đầu tư xây dựng bến cảng và đê chắn cát dài 400m bờ Nam kết hợp với nạo vét, khơi thông luồng tàu. Mặc dù đã được đầu tư xây dựng công trình nhưng hiện tượng bồi lấp tại cửa vẫn tiếp tục diễn ra gây nhiều khó khăn cho độ tàu đánh cá của huyện Phù Cát nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung.

Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn tuyến công trình chỉnh trị phía bắc cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định thông qua các mô phỏng sóng và dòng chảy trên mô hình toán thủy động lực 2 chiều MIKE 21. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khắc phục hiện tượng bồi lấp, gây mất ổn định cửa Đề Gi trong tương lai.



6. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC CỦA THÙNG CHÌM DỰA TRÊN TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH TRƯỢT LẬT KẾT CẤU CỦA ĐÊ CHẮN SÓNG BẢO VỆ CẢNG VŨNG ÁNG - HÀ TĨNH

SVTH:

Nguyễn Thị Phương - 53B1

GVHD:

ThS Vũ Minh Anh

Cảng Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh ,tỉnh Hà Tĩnh đi vào hoạt động đã tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển kinh tế hàng hải, phục vụ tích cực sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ; đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác với nước bạn Lào, Thái Lan. Để đảm bảo điều kiện lặng sóng trong bể cảng cho tàu thuyền hoạt động an toàn và duy trình cao trình tuyến luồng, giảm chi phí nạo vét hàng năm thì việc xây dựng đê chắn sóng để bảo vệ khu cảng là rất cần thiết .

Cảng Vũng Áng là một cảng nước sâu, địa chất nền tương đối.Việc xây dựng đê chắn sóng để bảo vệ khu cảng bằng kết cấu thùng chìm rất hợp lý. Kết cấu thùng chìm với hình dáng gọn nhẹ không những có tác dụng giảm được khối lượng các vật liệu xây dựng khác như đá đổ bê tông và cho thấy tính kinh tế cao hơn so với dạng công trình đá đổ mái nghiêng trong công tác thiết kế và thi công mà còn có chức năng làm giảm xói chân công trình. Ổn định kết cấu thùng chìm phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của thùng chìm. Nghiên cứu này tiến hành thiết lập phương trình tính toán ổn định kết cấu để lựa chọn kích thước thùng chìm hợp lý về kinh tế và đảm bảo ổn định. Từ kết quả của nghiên cứu ta có hai phương trình ổn định trượt và lật phụ thuộc vào bề rộng thùng chìm phục vụ cho công tá thiết kế kết cấu bảo vệ của đê chắn sóng Cảng Vũng Áng trong tương lai.



7. NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ CỬA LẠCH GHÉP BẰNG MÔ HÌNH ĐƯỜNG ĐƠN

SVTH:

Nguyễn Văn Văn - 53B1

GVHD:

TS Nguyễn Quang Chiến

1. Mục tiêu đề tài:

Từ số liệu sóng nhiều năm của trạm đo Bạch Long Vỹ và các đăc điểm hình thái của đường bờ thu được từ phần mềm Google Earth, sinh viên đã sử dụng mô hình đường đơn Generic Coastline Model (Roelvink và Reniers 2011) để mô tả diễn biến của đường bờ lân cận khu vực cửa Lạch Ghép, Thanh Hóa.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Xử lý số liệu sóng khí hậu trong nhiều năm;

  • Ứng dụng mô hình đường đơn mô phỏng diễn biến đường bờ trong tương lai;

  • Xem xét ảnh hưởng lượng bùn cát trong sông đối với diễn biến bờ biển.

3. Kết quả và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu đã cho các kết quả: đường bờ tại khu vực nghiên cứu có xu hướng bị xói, lượng vận chuyển bùn cát chủ yếu theo hướng Bắc - Nam, hướng sóng chủ đạo là hướng Đông - Bắc, cửa sông có thể bị bồi lấp do lượng vận chuyển bùn cát từ sông do đó hình thành doi cát gây cản trở giao thông thủy của người dân tại khu vực.

Việc xây dựng đập hướng dòng (Jetty) tại cửa sông có thể làm chắn dòng bùn cát từ sông mang xuống và ngăn cản sự hình thành doi cát; mặc dù mô hình hiện thời chưa biểu diễn những thay đổi địa hình đáy biển vùng cửa sông. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong việc nghiên cứu diễn biến bờ biển, làm cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm ổn định đường bờ.

8. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐỀ XUẤT KẾT CẤU BẢO VỆ CHÂN KÈ, KẾT CẤU CHỐNG XÓI, TƯỜNG ĐỈNH CỦA ĐÊ BIỂN NHẮM TĂNG TUỔI THỌ, HẠ GIÁ THÀNH, THUN LỢI TRONG THI CÔNG, DUY TU BẢO DƯỠNG


SVTH:

Nguyễn Thành Lâm -53B1

GVHD:

PGS.TS Lê Xuân Roanh



  1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào các kết cấu chân kè, kết cấu chống xói, tường đỉnh của đê biển nhằm tăng tuổi thọ, hạ giá thành, thuận lợi trong thi công và duy tu bảo dưỡng.

2. Nội dung nghiên cứu:

Giới thiệu công nghệ bê tông đúc sẵn thành mỏng, bê tông cốt sợi.

Chi tiết thông số của một số kết cấu bảo vệ chân kè, kết cấu chống xói, tường đỉnh, ưu điểm của các kết cấu mới này khi sản xuất cũng như thi công công trình đê biển so với giải pháp truyền thống.

Tính toán đảm bảo khả năng chống trượt của cấu kiện bảo vệ chân kè, tính toán ổn định công trình đê biển sử dụng kết cấu cải tiến bằng phần mềm tính toán ổn định PLAXIS.

Tham khảo giá trị dự toán, khả năng giảm chi phí khi xây dựng đê biển dùng kết cấu bê tông đúc sẵn.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ, các cấu kiện lắp ghép cải tiến dùng cho các công trình đê biển đem lại nhiều ưu việt, thuận lợi như là: khối lượng thi công sẽ giảm, tăng tiến độ, dùng cấu kiện mới lắp ghép chủ yếu nên dễ dàng quản lý, giá thành giảm, dễ dàng thay đổi nếu cấu kiện hư hỏng, hay thay đổi theo dự án, giảm ô nhiêm môi trường, đảm bảo hơn về an toàn lao động do quá trình thi công chủ yếu là lắp ghép, cơ giới hóa, mỹ quan đẹp, đặc biệt nếu kết hợp tuyến đê với du lịch ven biển sẽ đem lại hiệu quả tốt về kinh tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nước biển dâng.

Kiến nghị: Giải pháp kết cấu mới này đem lại rất nhiều lợi ích, có nhiều điểm ưu việt, tuy nhiên báo cáo chưa giải quyết triệt để được toàn bộ các vấn đề khi thiết kế và thi công. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để cải tiến kết cấu, nghiên cứu thêm kết cấu mới và từ đó áp dụng rộng rãi hơn giải pháp này trong thiết kế đê biển ở nước ta.

9. XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TỈNH NAM ĐỊNH


SVTH:

Đoàn Thị Nga - 53B2




Vũ Thị Nha Trang - 53B2

GVHD:

PGS.TS Vũ Minh Cát

1. Mục tiêu đề tài:

Vùng ven biển Nam Định là nơi có hệ sinh thái phong phú, là cửa ngõ nối với quốc tế bằng đường biển, vùng phát triển kinh tế năng động của đồng bằng sông Hồng với các hoạt động kinh tế xã hội sôi động. Bên cạnh những thuận lợi về tài nguyên và môi trường thì nhiều mâu thuẫn cũng xuất hiện. Đó là xung đột lợi ích giữa các sử dụng tài nguyên, sự suy giảm tài nguyên, tình trạng ô nhiễm tăng nhanh và các thảm họa tự nhiên như bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn.

Với mục tiêu phát triển bền vững, thì viêc đánh giá thực trạng tài nguyên dựa trên bộ tiêu chí xác định để phục vụ cho quản lý tài nguyên, môi trường là công việc rất cấp thiết. Đây chính là lý do để nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tài nguyên môi trường phục vụ quản lý tổng hợp Tỉnh Nam Định”. Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày ở dưới đây.

2. Nội dung nghiên cứu:

Các nội dung và kết quả chính của nghiên cứu bao gồm:

(1) Đánh giá tổng quan về tài nguyên môi trường tỉnh Nam Định

(2) Trên cơ sở thực tế lựa chọn 9 tiêu chí cơ bản phản ánh những nét cơ bản về tài nguyên, môi trường, hoạt động kinh tế xã hội và các tai biến điển hình trên địa bàn nghiên cứu.

(3) Trên cơ sở 9 tiêu chí lựa chọn, tiến hành đánh giá thực trạng chất lượng môi trường, tình hình tài nguyên, mức độ ô nhiễm cũng như mức độ ảnh hưởng của các tai biến như nhiễm mặn, xói lở, suy giảm da dạng sinh học trong phạm vi Nam Định.

(4) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp nhằm sử dụng, khai thác tài nguyên một cách bền vững, giảm thiểu các tác động của tự nhiên và cải thiện môi trường.



3. Kết luận và kiến nghị:

- Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng tài nguyên môi trường tỉnh Nam Định trên cơ sở xây dựng được bộ tiêu chí.

- Định lượng được tình trạng tài nguyên, môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn của mỗi đặc trưng đã được nhà nước ban hành.

- Tuy nhiên, do không đủ thông tin nên số lượng các chỉ tiêu cần đánh giá chưa đầy đủ. Đây chỉ là định hướng cho công tác kiểm soát, đánh giá và phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên, điều phối các hoạt động theo hướng khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.



10. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÔ HÌNH GENESIS MÔ PHỎNG DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ KHI XÂY DỰNG ĐẬP MỎ HÀN Ở TUYẾN ĐÊ 1 - XÃ NGỌC XUYÊN - ĐỒ SƠN - TP HẢI PHÒNG

SVTH:

Bùi Quang Vũ - 53B1

GVHD:

ThS Vũ Minh Anh

Đồ Sơn - Hải Phòng là nơi có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tuy nhiên đây cũnglà khu vực phải chịu rất nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ. Bảo vệ đường bờ và ổn định đường bờ là những nhiệm vụ trung tâm trong lĩnh vực kỹ thuật bờ biển. Sự biến đổi bãi biển bị chi phối bởi các yếu tố gió, sóng, dòng chảy, mực nước, đặc trưng bùn cát và nguồn cung cấp. Để dự báo diễn biến bờ biển gây ra bởi một quá trình phức tạp như vậy, rất cần một công cụ hữu ích như mô hình toán. Không những nó cho kết quả khách quan mà còn là công cụ hỗ trợ tính toán cho những kịch bản khác nhau trong các dự án phát triển.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển du lịch, bảo vệ đường bờ và tạo bãi trồng rừng ngập mặn cho khu vực tuyến đê biển 1 - Đồ Sơn - Hải Phòng, nghiên cứu này đã tiến hành mô phỏng diễn biến đường bờ sau 1 năm khi xây dựng đập mỏ hàn phía trước đê bằng mô hình genesis. Kết quả mô phỏng cho thấy bãi biển được bồi tụ khá tốt, tạo bãi có thể trồng rừng ngập mặn nhằm giảm sóng, bảo vệ và tôn tạo bãi biển du lịch, góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ - du lịch phát triển mạnh mẽ. Các kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác tư vấn thiết kế, bảo vệ, tôn tạo bãi biển du lịch Đồ Sơn trong tương lai.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương