Khoa công nghệ thông tin



tải về 1.53 Mb.
trang11/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22

















KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ


1. CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ 2009 ĐẾN 2015 - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

SVTH:

Ngô Thị Hồng - 55KTDN1




Nguyễn Thị Hoa - 55KTDN1




Lương Thị Giang - 55KTDN1

GVHD:

ThS Bùi Văn Vịnh

1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thuế TNDN, thực trạng và các kết quả của việc thực hiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra một số tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 2 phần chính:

Phần một: Cơ sở lý luận chung về thuế và thuế TNDN.

Phần hai: Thực trạng thực hiện chính sách thuế TNDN giai đoạn 2009 - 2015 gồm 3 phần nhỏ:



Thứ nhất, những kết quả chính sách thuế TNDN đã đạt được giai đoạn 2009 – 2015.

Thứ hai, những hạn chế còn tồn tại trong chính sách thuế TNDN giai đoạn 2009 – 2015.

Thứ ba, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách thuế TNDN giai đoạn 2009 – 2015.

3. Kết luận và kiến nghị:

Bài nghiên cứu đã trình bày được một phần nào về các khía cạnh cũng như thực trạng hiện nay của chính sách thuế TNDN, để từ đó chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về thuế TNDN.



2. HỘI NHẬP TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

SVTH:

Trần Thị Thùy Ninh - 56KT1




Nguyễn Hải Ninh - 56KT1

Nguyễn Thị Hồng Thắm - 56KT1

GVHD:

Vũ Thị Thu Phương



  1. Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng sâu rộng của TPP đến triển vọng phát triển ngành Kiểm toán của Việt Nam trong tương lai.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Phân tích thực trạng ngành kiểm toán Việt Nam hiện nay trước khi gia nhập TPP.

- Phân tích những tác động của việc hội nhập TPP đối với triển vọng phát triển ngành Kiểm toán Việt Nam. Việc nhìn nhận của nhóm tác giả dựa trên việc đánh giá thời cơ và thách thức mà TPP sẽ mang lại cho ngành trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. 3. Kết luận và kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu: nhóm tác giả đã chỉ ra được rất nhiều thuận lợi và cơ hội mà ngành Kiểm toán Việt Nam sẽ thu được từ việc gia nhập vào TPP. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra những kiến nghị mang tính thực tiễn nhằm nêu lên những giải pháp để ngành kiểm toán Việt Nam có thể vượt qua được những thách thức, nắm bắt tốt cơ hội trong sân chơi hội nhập này.

3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2013 TẠI VIỆT NAM


SVTH:

Đặng Hoàng Anh - 54KTDN2




Nguyễn Thị Phương Thảo - 54KTDN1

GVHD:

ThS Phạm Thị Thanh Thủy



  1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tổng quan về thuế, thuế thu nhập cá nhân, và các thông tư ban hành hướng dẫn thi hành luật thuế này. Đề tài của nhóm nghiên cứu về các văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm sửa đổi Luật thuế TNCN số 04/2007 từ đó xem xét tính cấp thiết của việc thay đổi có ảnh hưởng đến lợi ích của toàn thể các bộ phận trong xã hội và có những kiến nghị và giải pháp cần thiết để nâng cao, hoàn thiện Luật thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay.

2. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung quan trọng được triển khai là nghiên cứu hệ thống các văn bản liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, làm rõ và phân tích những vấn đề cốt yếu trong việc thay đổi và bổ sung từ luật thuế TNCN số 04/2007 và dựa vào thực tế đã diễn ra cũng như các dự báo kinh tế để có hướng khắc phục những hạn chế còn tồn tại sau sửa đổi của luật thuế TNCN đang được áp dụng tại thời điểm hiện tại.



3. Kết luận và kiến nghị:

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số sự thay đổi của hệ thống các văn bản liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, những ưu điểm và hạn chế của sự thay đổi đó khi áp dụng vào thực tiễn. Qua đó, nhóm cũng đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay.



4. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

SVTH:

Cao Thị Thủy - 55KTDN2




Nguyễn Thị Phương - 55KTDN2

GVHD:

ThS Vũ Thị Phương Thảo

  1. Mục tiêu đề tài:

Một trong những nút thắt lớn của nền kinh tế hiện nay là vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại. Giải quyết được vấn đề này mới có thể khai thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế. Vậy nên mục tiêu của đề tài là thể hiện được nguyên nhân, thực trạng của tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và đưa ra được một vài kiến nghị để ngăn ngừa và xử lý vấn đề đó.

2. Nội dung nghiên cứu:

Từ việc tìm hiểu nguyên nhân xảy ra nợ xấu, đề tài đã phân tích rõ được thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam dựa trênbáo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam. Thực trạng nợ xấu hiện nay được thể hiện rõ thông qua việc phân tích các con số ở các chỉ tiêu: Đối tượng cho vay, chất lượng khoản vay và một số ngành nghề có dư nợ lớn trong 3 năm gần đây giai đoạn 2012- 2014.



3. Kết luận và kiến nghị:

Từ thực trạng nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị nhằm xử lý các khoản nợ xấu như minh bạch hóa báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ và quản lý nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng.



5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: TIẾP CẬN VAR

SVTH:

Nguyễn Thị Bình - 55K1




Vũ Thị Hạnh - 55K1




Lê Thị Thanh Hải - 56K1

GVHD:

ThS Nguyễn Ánh Tuyết




ThS Phùng Mai Lan

1. Mục tiêu đề tài:

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình toàn cầu hoá, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở nên ngày càng quan trọng đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Kết hợp với đầu tư trong nước, FDI như một nguồn vốn quan trọng với kỳ vọng sẽ mang đến nhiều nguồn lực mới, công nghệ mới và nhiều cơ hội việc làm mới ở nước nhận đầu tư trong đó có Việt Nam. Sự tăng nhanh của FDI đã khuấy động nhiều nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu ở cấp độ doanh nghiệp để phân tích. Nghiên cứu này là một hướng đi khá mới đó là đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam bằng tiếp cận mô hình VAR.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ VAR với các biến số được đưa vào mô hình bao gồm: tốc độ tăng đầu tư nước ngoài gFDI, tích luỹ tài sản theo sản phẩm gFCFP, chỉ số giá tiêu dùng gCPI, tổng sản phẩm quốc nội gGDP, lao động gL, giá trị nhập khẩu gNK, giá trị xuất khẩu gXK, dân số gPOP, tỷ giá gTG, thu nhập lao động gWAG. Nguồn dữ liệu chúng tôi sử dụng là dữ liệu hằng năm trên thời kỳ 2000Q1-2014Q4 của Tổng Cục Thống kê.

Trước hết, nghiên cứu thực hiện kiểm định tính dừng của tất cả các biến thông qua kiểm định Dickey Fuller để xác định có tồn tại một nghiệm đơn vị trong các chuỗi hay không. Ở các bước tiếp theo, nghiên cứu thực hiện các thủ tục ước lượng mô hình VAR dưới dạng ma trận, kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger Cause giữa các biến số, phân tích phản ứng sốc, phân rã phương sai để đánh giá mối quan hệ tác động giữa FDI và các biến số kinh tế vĩ mô và từ đó đưa ra các kết quả dự báo.

3. Kết luận và kiến nghị:

Chúng tôi sử dụng bậc hồi quy tối ưu là 4 để ước lượng mô hình VAR. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các cú sốc trong nền kinh tế thường có ảnh hưởng sau một thời kỳ đến FDI trong khi cú sốc FDI thường có tác động tức thời tới các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó tác động lớn nhất tới các biến gGDP, gCPI. Điều này cho thấy hiệu quả nhanh chóng của vốn đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế.



6. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN KHÓA K57 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

SVTH:

Mai Thị Duyên - 56K1




Nguyễn Thị Dung- 56K1

GVHD:

ThS Trương Thị Hương




ThS Phạm Phương Thảo

1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về thư điện tử, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thư điện tử của sinh viên khóa 57 trường Đại học Thủy lợi. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng thư điên tử của sinh viên.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thư điện tử. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về việc sử dụng thư điện tử của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Thủy lợi. Đề xuất một số giải nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng thư điên tử của sinh viên.



3. Kết luận và kiến nghị:

Đa số sinh viên năm thứ nhất đã thấy được tầm quan trọng của hệ thống thư điện tử nội bộ. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ sinh viên chưa biết cách tận dụng một cách tối đa các tính năng ưu việt của thư điện tử. Nhà trường cần phổ biến lợi ích của việc sử dụng thư điện tử và hướng dẫn cách sử dụng cho sinh viên. Nhà trường cần hoàn thiện phần mềm hệ thống thư điện tử giúp sinh viên tiếp cận thư điện tử một cách dễ dàng và sử dụng hộp thư điện tử một cách tối ưu.



7. BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TỰ HỌC THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI




SVTH:

Hoàng Thị Hà - 57K2







Nguyễn Thị Hoa - 57K2




Nguyễn Thị Giang - 57K2




GVHD:

ThS Trương Thị Hương







ThS Phạm Phương Thảo

1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề tự học, thực trạng tự học của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý theo phương thức đào tạo tín chỉ, đề tài đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích tự học của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý theo phương thức đào tạo tín chỉ.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý. Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý. Từ đó đề xuất một số số biện pháp phát huy tính tích cực tự học của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý theo phương thức đào tạo tín chỉ.



3. Kết luận và kiến nghị:

Sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy lợi chưa nhận thức được vai trò của việc tự học theo phương thức đào tạo tín chỉ. Cho nên hầu hết sinh viên chưa dành thời gian thích hợp cho việc tự học cũng như chưa có kỹ năng tự học hiệu quả. Vì vậy, nhà trường cần có một số biện pháp giúp sinh viên cải thiện kỹ năng tự học theo phương thức đào tạo tín chỉ.

Đề cương chi tiết của mỗi môn học cần thể hiện đầy đủ, rõ ràng nội dung sinh viên phải tự nghiên cứu, các tiêu chí và hình thức đánh giá sản phẩm tự nghiên cứu, giới thiệu giáo trình chính và tài liệu tham khảo cho nội dung tự nghiên cứu.

8. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP


SVTH:

Nguyễn Thị Phấn - 56K2




Nguyễn Thị Bích Liên- 56K2

GVHD:

PGS.TS Đặng Tùng Hoa




ThS Bùi Thị Phương Thảo

1. Mục tiêu đề tài:

  • Tìm hiểu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Thủy lợi.

  • Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ năng mềm.

- Đưa ra một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu những kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho sinh viên.

- Tìm hiểu thực trạng về kỹ năng của sinh viên qua điều tra bảng hỏi sinh viên trường Đại học Thủy lợi.

- Phân tích nguyên nhân sinh viên hạn chế về kỹ năng mềm.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.



3. Kết luận và kiến nghị:

  • Sự hiểu biết về kỹ năng mềm của sinh viên khá tốt, tuy nhiên sinh viên còn hạn chế về kỹ năng do chưa có điều kiện rèn luyện.

  • Sinh viên thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với bản thân.

  • Sinh viên có nhu cầu muốn được nâng cao các kỹ năng mềm để có nhiều cơ hội và đáp ứng nhu cầu hội nhập.

  • Nhà trường nên đẩy mạnh quan tâm về vấn đề giáo dục nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, hợp tác với bên ngoài, liên kết với các doanh nghiệp để sinh viên có thể thực tập giúp rèn luyện, nâng cao các kỹ năng mềm.

  • Sinh viên cần chủ động học tập rèn luyện kỹ năng mềm thường xuyên và liên tục.

9. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CÔNG TÁC ĐẮP ĐẬP ĐẤT DỰ ÁN KRÔNG BUK HẠ TỈNH ĐĂKLĂK

SVTH:

Trần Trọng Kiều - 54QLXD1




Nguyễn Nhật Minh -54QLXD1




Nguyễn Thanh Hải - 54QLXD1

GVHD:

ThS Vũ Ngọc Luân




ThS Đỗ Văn Chính




ThS Nguyễn Phương Lan


1. Mục tiêu đề tài:

Do sự khác biệt về địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước nên công tác đắp đập đất ở vùng này cũng khác với các vùng khác. Một thực tế khác mà các đơn vị gặp phải là trong định mức hiện hành của Nhà nước (do Bộ Xây dựng công bố), công tác đắp đập đều sử dụng chỉ tiêu dụng trọng đất (γ) để tính toán, phân loại các định mức. Trong khi đó đối với công tác đắp đập hồ chứa thủy lợi, chỉ tiêu hệ số đầm nén (K) của đất đắp đóng vai trò rất quan trọng trọng việc ổn định của công trình cũng như giá thành của công trình. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng định mức dự toán cho công tác đắp đập đất khu vực miền Trung - Tây Nguyên tạo cơ sở căn cứ cho chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, công tác nghiệm thu thanh toán.



2. Nội dung nghiên cứu:

Công tác xây dựng định mức dự toán công tác đắp đập đất dự án Krông Buk Hạ (định mức đắp đập) được nghiên cứu trên các cơ sở: hồ sơ thiết kế thi công; biện pháp thi công, tình hình trang thiết bị máy móc thực tế tại hiện trường, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật thiết kế thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, kết hợp các phương pháp xây dựng định mức.



3. Kết luận và kiến nghị:

Xây dựng được định mức dự toán cho công tác đắp đập bằng tổ hợp máy đầm 25T và máy ủi 110CV với các hệ số đầm nén K=0,95; K=0,97; K=0,98.



10. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ NƯỚC HAI TỈNH THÁI NGUYÊN

SVTH:

Hoàng Văn Dũng - 55QLXD1




Lâm Ánh Nguyệt - 55QLXD1




Lê Thị Sâm - 55QLXD1




Trịnh Bá Tùng - 55QLXD1

GVHD:

ThS Nguyễn Văn Phương


1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nhằm đinh hướng giúp các em sinh viên năm thứ 3 bắt đầu bước vào chuyên ngành hình dung được các phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, các thành phần chi phí trong chi phí đầu tư xây dựng công trình.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu các phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.

Nghiên cứu các thành phần của tổng mức đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu thành phần chi phí dự phòng trong chi phí xây dựng để tìm ra phương pháp tính toán.

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, áp dụng vào tính chi phí dự phòng cho dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hồ Nước Hai, tỉnh Thái Nguyên.



3. Kết luận và kiến nghị:

Nêu lên được cách xác định chi phí dự phòng, kết quả tính toán chi phí dự phòng đã đúng và phù hợp với thực tế hay chưa và đưa ra kết luận.



11. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - PHẦN XÂY DỰNG BAN HÀNH KÈM THEO VĂN BẢN SỐ 1776/BXD-VP NGÀY 16/8/2007 CỦA BỘ XÂY DỰNG, ÁP DỤNG CHO HẠNG MỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG - CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN NHO QUẾ 3, TỈNH HÀ GIANG

SVTH:

Nguyễn Thị Quyên - 55QLXD2




Nguyễn Đức Quyết - 55QLXD1




Lê Thị Thúy Quỳnh - 55QLXD1

GVHD:

ThS Nguyễn Văn Phương

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nhằm định hướng giúp các em sinh viên năm thứ 3 bắt đầu bước vào chuyên ngành làm quen với định mức xây dựng phục vụ cho quá trình học tập các môn học chuyên ngành Quản lý xây dựng.



  1. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu khái quát về định mức, định mức xây dựng, định mức xây dựng công trình phần xây lắp (ban hành kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng).

Nghiên cứu, chỉ ra một số tồn tại hạn chế của định mức xây dựng công trình phần xây lắp (ban hành kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng).

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, áp dụng vào tính chi phí xây dựng cho một hạng mục đường giao thông của công trình thủy điện Nho Quế 3, tỉnh Hà Giang để thấy rõ được những tồn tại hạn chế đó.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương